Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Luận án quản lý phát triển đô thị gắn với tăng trưởng xanh tại tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 192 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, khi tiến hành đánh giá toàn diện hiệu quả của quá trình đơ thị hóa (ĐTH) và
phát triển đơ thị (PTĐT) thời gian qua, các quốc gia trên thế giới đã nhận ra nhiều bất cập.
Trong đó, các quốc gia phát hiện thực trạng về mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa tăng trưởng
đơ thị theo mơ hình ĐTH thiếu bền vững với các vấn đề về suy thối mơi trường và hệ sinh
thái cũng như phát sinh các rủi ro không báo trước. Các đô thị và các hoạt động của đô thị
(giao thông đô thị, sản xuất đô thị…) có liên quan đến các vấn đề về mơi trường sinh thái
suy giảm, các thiệt hại về nguồn tài nguyên, sự nóng lên của trái đất, nước biển dâng, những
hiểm họa thiên tai đe dọa cuộc sống… [119, 125, 143, 146]. Đại dịch Covid-19 đã và đang
xảy ra thời gian qua đã một lần nữa cho thấy trách nhiệm và vai trị quan trọng của đơ thị
trong việc giải quyết các cú sốc và rủi ro trong khu vực định cư quan trọng nhất của con
người là đô thị. Xu hướng PTĐT theo mơ hình tăng trưởng xanh (TTX) đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng ở nhiều quốc gia, đô thị như Singapore, Hàn Quốc, Đức, Thẩm QuyếnTrung Quốc… giúp gia tăng mức độ và tốc độ tăng trưởng, khả năng cạnh tranh đô thị và
đang được xem là chiến lược đơ thị, quốc gia và tồn cầu cùng đồng thuận để hoàn thành
mục tiêu phát triển bền vững nhanh hơn [108,146].
Trải qua 35 năm sau đổi mới đất nước (từ sau 1986), Việt Nam đã ghi nhận những thành
công trong việc thay đổi đáng kể bộ mặt đô thị theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng
cuộc sống đô thị và tăng GDP quốc gia, hệ thống đô thị Việt Nam có những bước phát triển
nhanh về số lượng và chất lượng. Giai đoạn 2016-2020, mỗi năm tỷ lệ ĐTH của Việt Nam
tăng thêm từ 0,9 - 1%, dân số đô thị bổ sung thêm khoảng 1,2 triệu người. Đến hết năm
2020, ước thực hiện tỷ lệ ĐTH đạt khoảng 40% [17, 31, 63] với tốc độ tăng trung bình
2,8% mỗi năm, tỷ lệ ĐTH ở Việt Nam được đánh giá là nhanh, mạnh mẽ. Cùng với tốc độ
tăng trưởng này là hệ thống đô thị Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức
và yêu cầu chuyển đổi mơ hình phát triển mới. Việc chuyển đổi phát triển đô thị gắn với
TTX đã là một chiến lược rất rõ ràng của Chính phủ Việt Nam: Năm 2012, Chính phủ Việt
Nam đã ban hành Chiến lược TTX và kế đó đề ra Chương trình hành động TTX vào năm
2014. Năm 2021, Chiến lược TTX quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 [65, 66]
một lần nữa khẳng định ưu tiên chiến lược và cam kết của Việt Nam theo hướng TTX trong
giai đoạn tiếp theo.


Quảng Ninh là một tỉnh có lịch sử phát triển lâu đời, không chỉ gắn với nhiều cuộc chiến
tranh bảo vệ đất nước mà cịn ln duy trì là một trung tâm phát triển, động lực tăng trưởng
mọi mặt của đất nước khi thời bình. Hiện tỉnh vẫn giữ vị trí chiến lược quan trọng, là cửa


2
ngõ yết hầu của đất nước và có vai trị trong việc xây dựng và bảo vệ các vùng biển đảo, che
chắn cho thủ đô Hà Nội và là điểm sáng tăng trưởng. Tỉnh có tốc độ ĐTH nhanh và mạnh,
phát triển đô thị sôi động với rất nhiều dự án phát triển trong giai đoạn gần đây. Tỉnh Quảng
Ninh với địa hình tự nhiên và hệ thống đơ thị mang nhiều đặc thù nổi bật có thể được xem
như một Việt Nam thu nhỏ, có tính đại diện cao. Với 4 thành phố trực thuộc tỉnh và động
lực phát triển kinh tế mạnh mẽ từ các khu kinh tế đa dạng, tỉnh đã và đang thu hút sự quan
tâm đầu tư trong và ngoài nước giúp tỉnh Quảng Ninh vươn lên như một vùng đất nhiều tiềm
năng, cơ hội phát triển con người, phát triển đô thị, kinh tế và chất lượng môi trường sống.
Tuy vậy, các hoạt động phát triển kinh tế lớn mạnh của hệ thống đô thị tỉnh chủ yếu gắn với
khai thác tài nguyên tự nhiên như khai khoảng, phát triển du lịch dựa trên hệ thống cảnh
quan di sản thiên nhiên vùng vịnh Hạ Long và các khu vực lịch sử quan trọng. Nhiều dự án
phát triển đô thị đang dần tạo nên sức hút phát triển của tỉnh trong khi công tác quản lý phát
triển đô thị chưa thực sự quan tâm đến mục tiêu dài hạn, vẫn cịn phát triển nóng, chạy theo
nhu cầu và lợi ích kinh tế là khá phổ biến. Do đặc thù địa hình, khu vực đất đai dành cho
phát triển đơ thị ít, trong khi phát triển nóng dàn trải khiến việc sử dụng quỹ đất chưa hợp lý
thiếu hiệu quả. Hiện tượng san lấp núi để xây dựng đô thị ảnh hưởng đến cảnh quan chung
trong khi đơ thị lấn biển có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường biển và rủi ro
BĐKH; Tốc độ ĐTH nhanh cũng làm tăng thêm các rủi ro trong phát triển và các mâu thuẫn
cần giải quyết. Tài nguyên nước mặt và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh phong phú, nhưng
cùng với việc phát triển đô thị nhanh đi kèm với việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước
còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng thiếu nước cục bộ tại một số nơi và một số thời điểm.
Suy thối tài ngun đang có chiều hướng gia tăng, dẫn đến việc đất đai bị thối hố, chất
lượng đất giảm dần, mơi trường đất bị ô nhiễm đang là thách thức về nguồn lực và môi
trường sống mà hệ thống đô thị tỉnh Quảng Ninh phải đối mặt bên cạnh sự tăng trưởng [4,

90]. Một số loại tài nguyên tái tạo có tiềm năng cao ở tỉnh Quảng Ninh như tài nguyên năng
lượng tái tạo (gió, thủy triều, năng lượng mặt trời) chưa được nghiên cứu phát triển cho phù
hợp và tương xứng với sự chuyển đổi nền kinh tế "nâu sang xanh"; Tài nguyên cảnh quan
và du lịch là một lợi thế giúp cho tỉnh Quảng Ninh phát triển kinh tế nhưng tốc độ tăng
trưởng của khu vực du lịch, dịch vụ nhiều nơi còn chậm, chưa được quy hoạch để phát triển
cho tương xứng với tiềm năng; Nhiều loại chất thải sinh ra từ hoạt động kinh tế, phát triển
đô thị và đặc biệt từ du lịch vùng vịnh Hạ Long và không gian du lịch biển đi vào môi trường
mà chưa được thu gom, tái chế và tái sử dụng tạo ra những tác động tiêu cực đến thương
hiệu du lịch [90]. Quảng Ninh cũng là một trong 28 tỉnh ven biển phải đối mặt với những
ảnh hưởng nặng nề từ BĐKH và nước biển dâng. Các hạ tầng đô thị của các đô thị trong tỉnh
vẫn tập trung vào phát triển hạ tầng xám đáp ứng nhu cầu phát triển cấp bách tức thời vẫn


3
chưa thực sự tính đến các vấn đề ứng phó và tăng khả năng thích ứng cũng như khả năng
hồi phục trước những ảnh hưởng của thiên tai và cả những cú sốc do ảnh hưởng từ BĐKH
và rủi ro khác. Những chỉ tiêu phát triển hạ tầng đô thị của tỉnh còn nhiều chỉ tiêu chưa đạt
so với điều kiện tiêu chuẩn về quản lý chất lượng đô thị cơ bản. Trong bối cảnh như trên, để
tỉnh Quảng Ninh có thể phát triển nhanh, mạnh và bền vững hơn nữa trong thời gian tới, tỉnh
Quảng Ninh cần quan tâm đến lĩnh vực phát triển đô thị nhiều hơn nữa, phát huy vai trị của
khu vực đơ thị cũng như trách nhiệm của khu vực này đối với sự phát triển về kinh tế - xã
hội - môi trường của hệ thống đơ thị và của tỉnh, góp phần hiện thực và cụ thể hóa các chiến
lược và mục tiêu quốc gia, giúp các đô thị trong tỉnh xây dựng chính sách phát triển và kế
hoạch tăng trưởng đơ thị đảm bảo môi trường đô thị đáng sống cho các cư dân và cả cho các
thế hệ mai sau. Đồng thời, Quảng Ninh là tỉnh có nhiều đơ thị đặc thù trung du, miền núi,
ven biển, hải đảo nên hệ thống đơ thị này có khả năng đại diện cho nhiều đơ thị Việt Nam,
những giải pháp hồn thiện QLPTĐT của tỉnh gắn với TTX cũng có thể nhân rộng cho các
tỉnh khác, đô thị khác trong hệ thống đô thị Việt Nam. Do vậy, luận án “Quản lý phát triển
đô thị gắn với tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Ninh” là hết sức cần thiết, giúp UBND
tỉnh và chính quyền đơ thị địa phương có thể xác định rõ các nội dung, nội hàm quan trọng

phục vụ công tác QLPTĐT gắn với TTX trong giai đoạn tới để định hướng các chính sách,
kế hoạch, các nội dung cần kiểm sốt quản lý, góp phần xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển
trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng cơng tác QLPTĐT của tỉnh, nhanh chóng đạt
được mục tiêu TTX tồn diện trên địa bàn tỉnh nói riêng, đóng góp vào mục tiêu PTĐT gắn
với TTX tại Việt Nam nói chung.
2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Quản lý phát triển đơ thị gắn với TTX tại tỉnh Quảng Ninh nhằm tìm cơ sở, giải pháp để
quản lý phát triển đô thị gắn với mục tiêu TTX cho hệ thống đô thị tại tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận, kinh nghiệm các nội dung của công tác QLPTĐT gắn với TTX;
- Làm rõ thực trạng QLPTĐT gắn với TTX tại tỉnh Quảng Ninh;
- Nhận diện các thách thức cần giải quyết trên cơ sở các nội dung QLPTĐT (các nhóm
tiêu chí có vai trị định hướng - thực hiện - đánh giá PTĐT gắn với TTX và các tiêu chí cụ
thể hóa), là đề bài cho khảo sát và đề xuất giải pháp QLPTĐT gắn với TTX tại tỉnh;
- Đề xuất giải pháp để QLPTĐT gắn với TTX, trong đó làm rõ các nhóm giải pháp chung,
giải pháp cụ thể, tổ chức thực hiện và các ưu tiên thực hiện để có lộ trình QLPTĐT gắn với
TTX hiệu quả, đảm bảo tính hệ thống trong quản lý và tính bao trùm của mục tiêu phát triển
TTX.


4
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác QLPTĐT gắn với TTX tại tỉnh Quảng Ninh, trong đó tập trung vào các nội
dung chính của QLPTĐT gắn với TTX gồm các nhóm tiêu chí có vai trị định hướng- thực
hiện- đánh giá; các tiêu chí cụ thể hóa các nội dung và phục vụ QLPTĐT gắn với TTX.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung quan trọng mà công tác QLPTĐT gắn với TTX của tỉnh Quảng Ninh cần
hướng đến (tập trung vào các nhóm tiêu chí có vai trị định hướng- thực hiện- đánh giá và

hệ thống các tiêu chí cụ thể hóa), đặt trong bối cảnh QLPTĐT những năm gần đây của
Việt Nam, nghiên cứu cho giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6/2021 và tầm nhìn đến 2045.
- Chủ thể QLPTĐT: Cơ quan quản lý nhà nước về quản lý đô thị, UBND tỉnh cùng các
cấp chính quyền đơ thị và hệ thống cơ quan liên quan.
4. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU
Để giải quyết vấn đề cần nghiên cứu, luận án đã sử dụng các cơ sở khoa học sau:
- Cơ sở lý luận về đô thị, quản lý đô thị, QLPTĐT, TTX: Dựa trên tổng hợp các cơng
trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, nghiên cứu sinh hệ thống hóa các cơ sở lý luận, làm
rõ khái niệm, định nghĩa, các quan điểm của các nhà khoa học khác nhau, các nhóm tiêu
chí có vai trị định hướng - thực hiện - đánh giá phục vụ công tác QLPTĐT gắn với mục
tiêu TTX
- Cơ sở pháp lý: Đây là một nền tảng quan trọng làm căn cứ để tổ chức, triển khai công
tác QLPTĐT gắn với TTX và là cơ sở để đề xuất giải pháp trong bối cảnh pháp lý tại Việt
Nam và tại tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
- Cơ sở thực tiễn: Thông qua đánh giá thực tiễn tổ chức, triển khai công tác QLPTĐT
gắn với TTX trên thế giới, khu vực và của Việt Nam nói chung (kinh nghiệm và thực tiễn),
tập trung vào nghiên cứu cho tỉnh Quảng Ninh (qua các số liệu báo cáo của Bộ Xây dựng,
UBND tỉnh Quảng Ninh và số liệu khảo sát thực tế), nghiên cứu sinh nhận diện các vướng
mắc, khó khăn và xác định được các nhóm yếu tố, tiêu chí để định hướng, thực hiện, đánh
giá các công tác PTĐT trên địa bàn nhằm đạt mục tiêu QLPTĐT gắn với TTX. Từ đó,
luận án đề xuất giải pháp QLPTĐT gắn với TTX tại tỉnh Quảng Ninh
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài luận án, nghiên cứu sinh thực hiện phương
pháp luận nghiên cứu gồm phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích hệ
thống và khảo sát thực tiễn. Cụ thể là phương pháp tổng hợp - so sánh - phân tích, phương


5
pháp nghiên cứu định tính và định lượng (thơng qua điều tra xã hội học, phỏng vấn chuyên
gia, kế thừa và dự báo, lồng ghép).

- Phương pháp kế thừa, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phân tích:
Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp này để tổng hợp các nghiên cứu, quan điểm khoa
học, các tài liệu lý thuyết, các kết quả nghiên cứu lý luận và vấn đề thực tiễn trong QLPTĐT
gắn với TTX; Phân tích, đánh giá, so sánh và phát hiện các vấn đề của thực trạng, lý giải các
hiện tượng trong sự so sánh với các góc nhìn lý luận... nhằm mục đích tìm ra và nhận diện
các vấn đề một cách tổng thể, cốt lõi, bản chất từ đó giúp định hướng nghiên cứu cụ thể.
- Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp chuyên gia:
Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp này để xác định các nội dung mà QLPTĐT cần
phải hướng đến, thiết lập bảng hỏi khảo sát đồng thời các mơ hình phân tích phù hợp, các mức
độ đánh giá trọng số, xác định và phân loại các nhóm tiêu chí có vai trò định hướng - thực hiện
- đánh giá ảnh hưởng trong mơ hình phân tích nhóm tiêu chí có vai trò định hướng - thực hiện
- đánh giá khám phá (EFA) và hồi quy đa bội khi xác định các nhóm tiêu chí có vai trị định
hướng - thực hiện - đánh giá ảnh hưởng đến công tác QLPTĐT gắn với TTX tại tỉnh Quảng Ninh.
- Phương pháp điều tra khảo sát và nghiên cứu định lượng:
Phương pháp này được thực hiện nhằm kiểm định và nhận diện các nhóm tiêu chí có
vai trị định hướng - thực hiện - đánh giá; các tiêu chí cụ thể hóa thơng qua các điều tra
diện rộng, mơ hình phân tích thống kê, mơ hình phân tích về các giá trị, độ tin cậy và mức
độ phù hợp của các thang đo.
6. KẾT CẤU LUẬN ÁN
Luận án được chia làm 5 chương, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến quản lý phát triển đô thị gắn với
tăng trưởng xanh
Chương 2: Cơ sở lý luận, pháp lý và kinh nghiệm về quản lý phát triển đô thị gắn với
tăng trưởng xanh
Chương 3: Thực trạng quản lý phát triển đô thị Việt Nam và quản lý phát triển đô thị
gắn với tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Ninh
Chương 4: Phân nhóm tiêu chí có vai trị định hướng - thực hiện - đánh giá và xếp hạng
các tiêu chí cụ thể hóa phục vụ quản lý phát triển đơ thị gắn với tăng trưởng xanh tại tỉnh
Quảng Ninh
Chương 5: Giải pháp quản lý phát triển đô thị gắn với tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng

Ninh


6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN
LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.1.1. Sách và giáo trình
Tác giả Võ Kim Cương trong “Quản lý phát triển đô thị - Ý tưởng và trải nghiệm” cho
rằng công tác quản lý phát triển đô thị (QLPTĐT) là một công việc mới. Mới vì đất nước
ta mới bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa, cũng là bước vào q trình ĐTH chưa bao lâu.
Tác phẩm đã trình bày rõ ràng các nội dung về QLPTĐT; đánh giá quá trình ĐTH tại Việt
Nam; đồng thời đưa ra các nội dung về quy hoạch đô thị (QHĐT), QLPTĐT; các nội dung
quản lý đất đai và nhà ở, hạ tầng và dịch vụ đô thị [27].
Với các tác phẩm cùng tên “Quản lý đơ thị”, các tác giả Nguyễn Đình Hương với [43],
Nguyễn Ngọc Châu [15] và Phạm Trọng Mạnh [45] đã cùng phân tích lịch sử phát triển
đơ thị và từ đó trình bày cách thức quản lý PTĐT qua các giai đoạn, thời kỳ. Mỗi thời kỳ
cho thấy có cách tiếp cận khác nhau để quản lý đô thị. Các tác phẩm đều nhấn mạnh vai
trò của nhà nước trong quá trình chuyển hướng và cải cách các dịch vụ ở đơ thị và thực
hiện các chính sách làm cơ sở để quản lý đô thị ở các phạm vi, lĩnh vực khác nhau như:
quản lý phát triển hệ thống đô thị quốc gia; quy hoạch và quản lý các dịch vụ công cộng ở
đô thị; quản lý QHXD đô thị; quản lý giao thông và vận tải đô thị; quản lý ngành cấp và
thốt nước ở đơ thị; quản lý môi trường và chất thải rắn (CTR) ở đô thị; quản lý bất động
sản và nhà cửa ở đô thị; quản lý các lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở đơ thị; tài chính đơ thị; đồng
thời làm rõ nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp chính quyền trong quản lý nhà nước về
các nội dung QLPTĐT.
Nguyễn Thế Bá với “Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị” [5], Nguyễn Đăng Sơn
trong “Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch và quản lý đô thị” [61] đều cho rằng có
mối quan hệ khơng thể tách rời giữa quy hoạch và công tác quản lý đô thị và khẳng định
các chính quyền đơ thị cần có cơng cụ để thực hiện quản lý mọi hoạt đọng diễn ra hàng

ngày ở đô thị. Quản lý đô thị hiện đại cần quan tâm đến việc quản lý theo kết quả thay vì
quản lý theo các nhiệm vụ đầu vào. Theo đó, cơng tác quản lý đô thị cần thực hiện một
loạt các bước để đảm bảo tính hệ thống gồm: xác định mục tiêu chiến lược, phân tích vấn
đề, xác định các mục tiêu cụ thể, xác định các chỉ số đánh giá mục tiêu, sản phẩm đầu ra,
xác định chỉ số đánh gia sđầu ra, kế hoạch hành động, nguồn lực thực hiện. Điều này có


7
nghĩa quản lý đô thị cũng cần chuyển sang quản lý đơ thị theo các chiến lược ưu tiên, tương
thích với quy hoạch chiến lược.
Có thể nói, các sách có liên quan đến lĩnh vực quản lý đô thị thời gian gần đây có tiếp
cận mới trong quản lý đơ thị. Thay vì đưa ra quy trình quản lý một cách thống, các sách
thường tập trung bàn luận nhiều hơn đến các vấn đề mà đô thị phải đối mặt như một gợi ý
cho công tác quản lý đô thị cần phải hướng đến quá trình định hướng, thực hiện, kiểm sốt
được các vấn đề này hơn. Các chính quyền đơ thị được gợi ý cần có những sáng tạo để
giải quyết các vấn đề của đơ thị mình.
Trần Ngọc Ngoạn và cộng sự với tác phẩm “Chính sách thúc đẩy TTX - Kinh nghiệm
quốc tế và thực tiễn Việt Nam“ [50] đã rà sốt và đánh giá các chính sách, quy định pháp
luật về TTX ở Việt Nam. Nghiên cứu đã đề cập tới tình hình thực hiện chính sách TTX ở
Việt Nam. Tác phẩm chưa đưa ra được các gợi ý về điều chỉnh trong việc thực hiện và
thực hiện như thế nào cho hiệu quả các chính sách thúc đẩy TTX. Tác phẩm chưa tập trung
làm rõ vấn đề về TTX tại đô thị và QLPTĐT gắn với TTX.
1.1.2. Luận án tiến sĩ
Luận án tiến sĩ “Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mở rộng quận Hà Đông
thành phố Hà Nội“ của tác giả Nguyễn Hồng Minh [47] chỉ tập trung trình bày các nội
dung về công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch thành phố Hà Nội và khu đô thị (KĐT)
mở rộng quận Hà Đông. Tác giả đã đưa ra hệ thống các giải pháp hữu hiệu để hồn thiện
cơng tác quản lý xây dựng theo quy hoạch KĐT mở rộng quận Hà Đơng. Tác giả đề xuất
kiểm sốt tiêu chí “Hệ số sử dụng đất - tầng cao trong quản lý xây dựng theo quy hoạch,
gắn các chương trình ưu đãi với quản lý không gian KĐT mở rộng quận Hà Đơng”.

Luận án tiến sĩ “Chính sách thuế với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam“
của tác giả Ngô Văn Khương [44] tập trung cho một trong các cơng cụ quản lý đơ thị dựa
trên chính sách thuế. Đây chỉ là một khía cạnh trong quản lý đô thị và chiến lược TTX
trong lĩnh vực kinh tế của nươc ta trong giai đoạn hiện nay.
Như vậy, nội dung của các luận án chỉ là một phần của vấn đề QLPTĐT, đặc biệt chưa
đề cập mục tiêu TTX.
1.1.3. Cơng trình khoa học
Các nghiên cứu “Nghiên cứu các mơ hình đơ thị xanh trên thế giới và đề xuất giải pháp
phát triển bền vững đô thị xanh trong điều kiện Việt Nam“ của Phạm Phương Anh và các
cộng sự 2017 [2], “Nghiên cứu xu hướng TTX trên thế giới và đề xuất giải pháp phát triển


8
bền vững TTX tại Việt Nam”của nhóm tác giả Trần Thị Bích, Nguyễn Thị Hồng 2017 [7]
đã trình bày các các nội dung cơ sở lý luận về TTX, đô thị xanh. Nghiên cứu đã đưa ra một
số các tiêu chí đánh giá đơ thị xanh theo các tiêu chí đánh giá của EU; tiêu chí đánh giá
của thành phố môi trường theo Hiệp định Thành phố Môi trường của Liên Hiệp Quốc2005; tiêu chí đánh giá của thành phố mơi trường của ASEAN. Các nhóm tác giả chủ yếu
đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề của một đô thị nhằm đạt được mục tiêu đô thị xanh,
chưa trực diện cho các vấn đề về QLPTĐT, gồm: hoàn thiện cơ chế chính sách về
QLPTĐT; tổ chức thực hiện, huy động và quản lý nguồn vốn để PTĐT xanh; thúc đẩy các
đô thị vừa và nhỏ hướng tới mô hình đơ thị xanh trong đó quan tâm giải pháp về mật độ
đô thị, sử dụng đất đô thị, hạ tầng kỹ thuật (HTKT) và giao thông theo hướng hạ tầng xanh,
phát triển giao thông công cộng, hạn chế phát thải khí cacbonic; tổ chức khơng gian xanh,
khơng gian mở đô thị.
Nghiên cứu “Chiến lược TTX của Việt Nam: Từ chiến lược đến hành động” của
Nguyễn Tuấn Anh 2014 [3] đã giới thiệu một cách tổng quát nhất về Chiến lược Quốc gia
về TTX năm 2012 cũng như Kế hoạch hành động quốc gia về TTX giai đoạn 2014 - 2020
với 4 nhóm chủ đề chính gồm có: Xây dựng thể chế quốc gia và kế hoạch TTX tại địa
phương; Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch; Thực
hiện xanh hóa sản xuất và thực hiện sản xuất theo công nghệ và thương thức xanh và tiêu

dùng bền vững. Tác giả nhấn mạnh rằng Chiến lược quốc gia về TTX không thể tách rời
khỏi các chiến lược và chương trình khác mà phải được lồng ghép vào chiến lược phát
triển kinh tế xã hội từ Trung ương đến địa phương. Nghiên cứu đóng góp một phần về lộ
trình xây dựng chính sách và hoạt động QLPTĐT.
Nghiên cứu với tiêu đề “Mơ hình TTX khung phân tích và lựa chọn chính sách cho Việt
Nam” [35], tác giả Nguyễn Trọng Hoài (2012) đã dựa vào khung phân tích TTX của Tổ
chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), nghiên cứu lựa chọn một số tiêu chí có khả
năng đo lường nhằm đánh giá hiện trạng TTX của Việt Nam và từ đó đưa ra một số gợi ý
chính sách cho tiếp cận mới này. Tác giả cũng đã lựa chọn một số tiêu chí có khả năng đo
lường nhằm đánh giá hiện trạng TTX của Việt Nam và những thách thức đặt ra trong việc
hướng tới mơ hình tăng trưởng này và từ đó đưa ra những gợi ý chính sách là Việt Nam
nên nhấn mạnh sự kết hợp của nhiều công cụ chính sách khác nhau, sự phối hợp hành
động của tồn xã hội, và sự hợp tác quốc tế để đạt được mục tiêu TTX.


9
Báo cáo với tiêu đề “Hướng tới TTX từ phát triển công nghiệp xanh tại Việt Nam của
UNIDO (2012) [87] đã chia sẻ một số kết quả và bài học kinh nghiệm chủ yếu từ dự án
hợp tác của UNIDO với Chính phủ Việt Nam về việc xây dựng một khung chính sách
tổng thể cho Cơng nghiệp Xanh và đánh giá cơ hội và thách thức đối với một số ngành
được chọn. Công nghiệp Xanh là một cách tiếp cận tồn diện có tác động lan tỏa rộng rãi,
bắt đầu và tập trung vào cơng nghiệp, nhưng có liên quan đến tất cả mọi mặt của xã hội.
Qua đây, UNIDO đã khẳng định rằng sáng tạo và đổi mới kỹ thuật là động lực cho các
ngành công nghiệp xanh của tương lai, và đến lượt mình cơng nghiệp xanh sẽ là tác nhân
xúc tiến việc làm xanh, tăng trưởng trong tương lai và PTBV hơn.
Chương trình hành động mơi trường đô thị tăng trưởng xanh (TTX) Việt Nam (2015)
[11], nhận định đô thị TTX là đô thị không chỉ đạt được bền vững về môi trường mà cả
các mục tiêu kinh tế, xã hội và thể chế. Báo cáo đánh giá thực trạng để xác định mức độ
áp dụng và lồng ghép các khái niệm TTX vào quá trình lập kế hoạch và quy hoạch khơng
gian. Báo cáo rà sốt các chỉ tiêu đơ thị “xanh” hiện có, sau đó xác định và kiểm thử những

chỉ tiêu phù hợp với đô thị TTX cho Việt Nam và kết luận về việc cần xây dựng bộ chỉ số
TTX toàn diện trong bối cảnh pháp luật của Việt Nam.
Trong Báo cáo chính sách đơ thị của OECD (2014) [146] đánh giá tồn diện về chính
sách đơ thị của Việt Nam, những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của đô
thị Việt Nam và đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam để có thể quản lý tốt các thành phố lớn
và vừa, từ đó góp phần đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Những đánh giá về chính
sách đô thị quốc gia của việt Nam nhận định rằng trách nhiệm không rõ ràng trong TTX
đô thị đã dẫn đến các thách thức thực hiện, khung pháp lý thiếu mạnh mẽ và bắt buộc, xây
dựng bộ chỉ số để QLPTĐT là cần thiết và hỗ trợ công QLPTĐT, như các chỉ số TTX đô
thị, chỉ số chống chịu đô thị, chỉ số đô thị xanh, chỉ số thịnh vượng đô thị… Việc công
nhận các chỉ số nghiên cứu QLPTĐT có vai trị quan trọng.
Kỷ yếu hội thảo xây dựng đô thị TTX Việt Nam 2015 [14] tập hợp các bài nghiên cứu
phân tích liên quan đến các chính sách, chiến lược thúc đẩy TTX, lộ trình TTX cho Việt
Nam, TTX từ góc độ QHĐT xanh, nhu cầu của đơ thị về hỗ trợ hợp tác trong phát triển đô
thị TTX, hệ thống đánh giá cơng trình xanh (CTX), xây dựng khả năng chống chịu ở đơ
thị. Nói chung, các bài nghiên cứu cung cấp những khía cạnh tiếp cận khác nhau liên quan
đến TTX, từ quy hoạch, cơng trình, đến phân tích một số những nội dung, chính sách đa
chiều, bài học kinh nghiệm cần chú ý để hướng đến phát triển đô thị theo hướng TTX.


10
Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu hướng dẫn một số nội dung về xây
dựng đô thị tăng trưởng xanh” (2014) [18] và báo cáo Kết quả thực hiện TTX (2020) [17]
đã phân tích thực trạng phát triển đô thị của Việt Nam, các kinh nghiệm quản lý PTĐT
tăng trưởng xanh tại nhiều quốc gia trên thế giới, và đề xuất một số nội dung xây dựng đơ
thị TTX. Báo cáo nhận định xây dựng mơ hình đô thị xanh phù hợp với điều kiện Việt
Nam. Đô thị Việt Nam theo hướng TTX phải giải quyết các thách thức về kinh tế, môi
trường, năng lượng, tác động của BĐKH…, làm ảnh hưởng đến hình ảnh đơ thị, điều kiện
và môi trường sống của người dân cũng như yêu cầu phát triển bền vững. PTĐT phải theo
quy hoạch, kế hoạch. QHĐT phải đảm bảo chất lượng, tầm nhìn và có cách tiếp cận theo

hướng bền vững, đáp ứng tiêu chí đơ thị xanh, đơ thị sinh thái… Quan điểm PTĐT theo
hướng TTX phải được cụ thể hóa thơng qua ưu tiên phát triển hạ tầng đô thị xanh với hệ
thống giao thông xanh, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải; PTĐT sử dụng năng lượng
tiết kiệm, năng lượng tái tạo, đổi mới và sử dụng công nghệ, kỹ thuật, vật liệu sạch. Các
tiến bộ khoa học - công nghệ cần được tiếp cận, ứng dụng rộng rãi trong phát triển CTX,
đơ thị xanh. Ngồi ra, để phát triển hệ thống đơ thị Việt Nam theo hướng TTX thì cần phải
có giải pháp tổng thể, phù hợp để thích ứng BĐKH. chiến lược TTX đơ thị cũng như lộ
trình TTX đô thị Việt Nam cần xác định trước hết là các yếu tố TTX cần có như: Nhóm
tiêu chí về Bền vững mơi trường; Tăng trưởng kinh tế; Hịa nhập xã hội; Khả năng đáp
ứng của thể chế;
Trong “Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh thành phố Hải Phòng” 2015 [89] đã đánh
giá thách thức của thành phố Hải Phịng về vấn đề mơi trường, ơ nhiễm khơng khí, chất
lượng nước, ùn tắc, giới thiệu kinh nghiệm của thành phố Kitakyusyu - một đô thị công
nghiệp tiêu biểu Nhật Bản đã khắc phục những vấn đề tương tự trở thành một đơ thị có
mơi trường tiên tiến nhất tại Nhật Bản, giới thiệu mơ hình green port city. Báo cáo cũng
nhấn mạnh tầm quan trọng của quy hoạch thúc đẩy TTX, kế hoạch hành động cụ thể dựa
trên phân tích, nghiên cứu 8 lĩnh vực giao thơng, năng lượng, chất thải, nước sạch-nước
thải, thốt nước mưa, bảo vệ mơi trường (BVMT), sản xuất xanh và đảo Cát Bà.
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƯỚC
Bài viết“A Guide for Sustainable Urban Development in the 21st Century” (Hướng
dẫn cho phát triển đô thị bền vững ở thế kỷ 21)[151] trong cuốn Shanghai Manual (Sổ tay
Thượng Hải) (2011) đã chắt lọc những bài học kinh nghiệm và cung cấp những lời khuyên
thiết thực về các chính sách và các phương pháp hay nhất về QLPTĐT. Bài viết thừa nhận


11
tất cả các đơ thị có điều kiện phát triển khác nhau dựa trên đặc thù về cơ sở hạ tầng, thể
chế, tài sản, thách thức và mức độ tham gia của các bên liên quan. Vì vậy, khơng có một
cách thức chung để QLPTĐT mà cần căn cứ trên các điều kiện thực tiễn mà lựa chọn các
chính sách, biện pháp và các mục tiêu QLPTĐT cho phù hợp.

Trong các bài viết “Meaning of urban management” (ý nghĩa của quản lý đô thị -1994)
[138], “Urban management in less developed countries” (Quản lý đơ thị ở các nước phát
triển ít hơn -1995) [139], và “urban management in developing country” (Quản lý đô thị ở
các nước phát triển - 1998) [136], các tác giả đều cho rằng quản lý đô thị là một khái niệm
thay đổi theo mục tiêu, bối cảnh địa phương. Quản lý đô thị ngày nay cần hướng tới sử dụng
hiệu quả tài nguyên đô thị và đảm bảo ưu tiên và tập trung nguồn lực hiệu quả để có thể giải
quyết vấn đề đơ thị. Quản lý đô thị cần phải dựa trên một luật chơi để duy trì sự tham gia,
phối hợp của các bên và các nguyên tắc để sử dụng nguồn lực ưu tiên đầu tư cho các lĩnh
vực quan trọng của thành phố. Các bài báo đề cập quản lý đô thị cần dựa trên xác định các
mục tiêu cho đô thị, các tiêu chí và chỉ tiêu để phục vụ định hướng và đánh giá hiệu quả
quản lý.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới 2011 [159] và nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và
Phát triển kinh tế - OECD các năm 2011, 2016 [142-144] đã chỉ ra với các đô thị sở hữu
các nguồn tài ngun khác nhau địi hỏi có các chính sách QLPTĐT khác nhau. Các nghiên
cứu nhấn mạnh xanh hóa tăng trưởng là điều cần thiết và cần thông qua các công cụ quản
lý, xác định các mục tiêu cần hướng đến. Quản lý đô thị không hiệu quả nếu không đạt
được mục tiêu đề ra và những mục tiêu đề ra không giúp cho sự tăng trưởng kinh tế, sử
dụng hiệu quả tài nguyên, các nguồn lực đô thị và nâng cao chất lượng sống mà người dân
đơ thị đó mong muốn.
Bộ tài liệu 4 tập của UN-Habitat: Urban Patterns for Green Economy: Working With
Nature; Optimizing Infrastructure; Leveraging Density; Clustering for Competitiveness
(2012, 2013) [128, 129, 132] (Mô hình đơ thị cho nền kinh tế xanh: Thân thiện với thiên
nhiên; Tối ưu hóa cơ sở hạ tầng; Mật độ đòn bẩy; Phân cụm để cạnh tranh) gợi ý QLPTĐT
cần tập trung để hồn thiện mơ hình đơ thị cho nền kinh tế xanh (KTX), 4 tập là 4 chủ đề
định hướng phát triển cấu trúc đô thị để đạt được mục tiêu TTX gồm: Tối đa hóa khả năng
hệ sinh thái của đơ thị thơng qua cách tích hợp, phát triển, tối ưu không gian tự nhiên trong
cấu trúc đơ thị; Tối ưu hóa cơ sở hạ tầng của dô thị giúp các cộng đồng dân cư sử dụng
hiệu quả tiện ích trong khi bớt lãng phí hơn; Mơ hình thành phố nhỏ gọn có thể làm tăng



12
lợi ích của đơ thị và hạn chế phát thải; Các đô thị tận dụng lợi thế của nền kinh tế tích tụ
để đạt hiệu quả KTX thơng và từ cơ sở hạ tầng dùng chung thơng qua khuyến khích các
cụm công nghiệp cung cấp việc làm xanh. Bộ tài liệu này là một gợi ý cho công tác
QLPTĐT với lời khuyên cần tập trung vào các lĩnh vực trọng yếu để đạt được TTX kèm
theo các bài học kinh nghiệm.
Báo cáo “Cities and Green Growth: A Conceptual Framework” (Thành phố và Tăng
trưởng Xanh: Khung Khái niệm) của tác giả Hammer và các cộng sự (2011) [130]. Báo cáo
tập trung vào các chính sách và cơng cụ quản lý cho phép chuyển đổi sang nền kinh tế TTX
ở các thành phố. Báo cáo xem xét các thách thức chính để thúc đẩy một chương trình nghị
sự TTX đơ thị. Nó chỉ ra vai trò các cấp quản lý khác nhau, các công cụ giám sát và đo lường
kết quả cũng như tài chính trong việc quản lý đơ thị hướng đến phát triển xanh. Báo cáo
khuyến nghị về hoạch định chính sách quốc gia, chính sách khu vực và đơ thị như một cách
quản lý PTĐT nhằm đạt được mục tiêu thúc đẩy chương trình nghị sự TTX đơ thị.
Nghiên cứu “Sustainability indicators: A tool to generate learning and adaptation in
sustainable urban development” (Các chỉ số bền vững: Một công cụ để học hỏi và thích
ứng trong phát triển đơ thị bền vững) [156] của nhóm tác giả Umaporn Pupphachai (2017)
đã cho rằng việc theo đuổi mục tiêu PTBV giống như một q trình thích ứng dần và học
hỏi dần thông qua sử dụng các chỉ số bền vững (sustainability indicators: SIs). Nghiên cứu
đề xuất ba Nhóm tiêu chí có vai trò định hướng- thực hiện- đánh giá (three factors) để xác
định các chỉ số bền vững SIs nhằm hỗ trợ quy trình quản lý thích ứng hướng đến bền vững
đơ thị. Những Nhóm tiêu chí có vai trị định hướng- thực hiện- đánh giá gồm: thực hiện
chính sách, theo dõi xu hướng, và mối liên hệ giữa quản lý bên trong và bên ngoài. Tác
giả đi đến kết luận rằng sự thiếu công nhận các chỉ số SIs trong QLPTĐT dẫn đến sự khó
khăn trong việc thúc đẩy quá trình học hỏi và thích ứng chính sách.
Nghiên cứu của tác giả Amira Mersal (2016) với tiêu đề “Sustainable Urban Futures:
Environmental Planning for Sustainable Urban Development” (Tương lai đô thị bền
vững: Quy hoạch môi trường để phát triển đô thị bền vững) [112] nhấn mạnh QLPTĐT
thơng qua vai trị của QHĐT và kiến nghị cần chuyển tiếp cận QHĐT truyền thống sang
QHĐT sinh thái để đảm bảo thiết lập môi trường xây dựng bền vững.

Theo nghiên cứu của Ali Modarres (2017) với nhan đề “Commuting, energy
consumption, and the challenge of sustainable urban development” (Đi lại, tiêu thụ năng
lượng và thách thức của phát triển đô thị bền vững) [111] đã cung cấp một cái nhìn tổng


13
quan về hiện trạng mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng với mơ hình di chuyển giao thơng.
Từ nghiên cứu mối quan hệ giữa giao thông đô thị và môi trường xây dựng, tác giả bài báo
kiến nghị rằng công tác QLPTĐT cần cân nhắc quản lý mối quan hệ giữa địa điểm định
cư, làm việc; khả năng chi trả của người dân cũng như khả năng đầu tư hạ tầng giao thông
để tránh gây ra mức độ cao trong tiêu thụ năng lượng và mất cân bằng môi trường đô thị.
Nghiên cứu “Modeling the Contribution of Existing and Potential Measures to Urban
Sustainability Using the Urban Biophysical Sustainability Index (UBSI)” (Mơ hình hóa sự
đóng góp của các biện pháp hiện có và tiềm năng đối với tính bền vững của đô thị bằng
cách sử dụng Chỉ số bền vững về vật lý sinh học đơ thị) [165] của nhóm tác giả Zeev
Stossel và cộng sự (2017) cho rằng để nâng cao tính bền vững đơ thị địi hỏi chính quyền
đô thị phải quản lý PTĐT thông qua thực hiện các biện pháp khác nhau như chính sách
mơi trường, thay đổi hành vi và phát triển công nghệ. Báo cáo đã sử dụng chỉ số bền vững
sinh-lý học đô thị (Urban Biophysical Sustainability Index) để đánh giá tính bền vững về
sinh lý học đô thị của thành phố Tel Aviv-Jaffa (Israel). Trên cơ sở dữ liệu này, các kịch
bản trong tương lai được các tác giả phát triển, xem xét tiềm năng đóng góp của các chính
sách khác nhau. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp và quy trình cơng nghệ khác nhau để
đảm bảo sự bền vững của thành phố.
Nghiên cứu “Urban sustainability assessment and ranking of cities” (Đánh giá bền
vững đô thị và xếp hạng các thành phố) [162], tác giả Yannis A. Phillis và cộng sự
(2017) đã chỉ ra rằng một trong những điều quan trọng của QLPTĐT là phải đánh giá tính
bền vững của các thành phố và tìm cách cải tiến nó một cách có hệ thống. Tính bền vững
là một thơng số phụ thuộc vào hai yêu cầu chính: sinh thái và hạnh phúc. Yêu cầu đầu vào
sinh thái phụ thuộc vào tình trạng khơng khí, đất, nước. u cầu đầu vào hạnh phúc phụ
thuộc vào tình trạng kinh tế, giáo dục, y tế và mơi trường ở của thành phố. Mỗi thành phố

có mục tiêu khác nhau sẽ xác định các yếu tố đầu vào khác nhau để hướng đến mục tiêu
bền vững. Nếu đầu vào đó được cải thiện, sự bền vững của các thành phố sẽ được cải thiện
nhanh nhất.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Diego Vazquez-Brust và cộng sự (2014) với nhan đề
“Managing the transition to critical green growth: The Green Growth State” (Quản lý
quá trình chuyển đổi sang tăng trưởng xanh quan trọng: Nhà nước tăng trưởng xanh)
[121]. Nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của Nhà nước TTX (Green Growth State (GGS))
trong việc đưa ra những thay đổi cơ bản để tạo ra những cơ hội mới trong quản lý PTĐT.


14
Các yếu tố của khái niệm Nhà nước TTX bao gồm các đặc trưng: Sự kết hợp chính sách
linh hoạt và đa dạng có tác dụng định hướng mục tiêu của công tác quản lý PTĐT, thiết
lập và xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan cũng như sự phối
hợp của các cấp quản lý, xây dựng sự tin tưởng và hợp tác của cộng đồng và thực hiện các
biện pháp phù hợp để đạt được các mục tiêu định hướng về giảm dần sử dụng nguồn lực
tự nhiên.
Nghiên cứu “Towards green growth and management: Relative efficiency and gaps of
Chinese cities” (Hướng tới tăng trưởng xanh và quản lý: Hiệu quả tương đối và khoảng
cách của các thành phố Trung Quốc) [155] của nhóm tác giả Ting Zhao, Zhenshan Yang
(2017). Bài báo đánh giá 286 thành phố tại Trung Quốc với các quy mô khác nhau, ở các
khu vực khác nhau và đánh giá những khoảng cách trong việc đạt đến các hiệu quả của
tiến trình TTX. Các yếu tố quyết định hiệu quả quản lý PTĐT bao gồm hiệu quả quản lý
về quy mô dân số và quy mô vùng, được ước lượng bằng mơ hình hồi quy (logistic
regression model). Kết quả cho thấy có hiệu quả khác nhau giữa các thành phố có quy mơ
dân số khác nhau, nên các chương trình chính sách cần có kế hoạch cụ thể cho các thành
phố với quy mô khác nhau để đạt được hiệu quả và xây dựng năng lực của thành phố.
1.3. NHẬN XÉT VỀ CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ VÀ XÁC
ĐỊNH KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU
1.3.1. Nhận xét về các cơng trình khoa học đã cơng bố theo lĩnh vực

1.3.1.1. Những cơng trình nghiên cứu trong nước
Các cơng trình khoa học trong nước đang nghiên cứu chủ yếu thiên về từng lĩnh vực
riêng rẽ (quản lý đô thị, QLPTĐT hoặc xu hướng TTX nói chung), mà chưa có hoặc có
rất ít những nghiên cứu chuyên sâu về công tác QLPTĐT gắn với xu hướng TTX:
a. Những nghiên cứu về công tác quản lý phát triển đơ thị
Các sách, giáo trình “Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị -2004“ [5], “Quản lý đô
thị” các năm 2001, 2003, 2010 [15, 43, 45], “QLPTĐT - Ý tưởng và trải nghiệm“ -2014
[27], “Môi trường và phát triển bền vững” - 2007 [37], “Chính sách thúc đẩy TTX - Kinh
nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam” -2016 [50], “Phương pháp tiếp cận mới về quy
hoạch và quản lý đô thị “ -2005 [61], “Sổ tay hành trang kinh tế xanh” [88] chủ yếu cung
cấp những lý luận mang tính chuyên ngành sâu và chỉ tập trung vào một lĩnh vực hoặc một
phần công cụ hoặc quy trình nhỏ của cơng tác QLPTĐT, gồm: quản lý quy hoạch xây
dựng đô thị, quản lý giao thông vận tải đô thị, quản lý ngành cấp và thoát nước, quản lý


15
môi trường và CTR, quản lý bất động sản và nhà cửa, quản lý lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở
đơ thị, tài chính đơ thị, các dịch vụ cơng, hệ thống đơ thị quốc gia… Bên cạnh đó, các tác
phẩm cũng bàn về các lý luận về đô thị bền vững, các mơ hình PTĐT xanh, sinh thái, đơ
thị bền vững, đô thị đáng sống… Những lý luận này cũng đề cập đến mơ hình đơ thị như
một giải pháp để giải quyết các vấn đề đô thị đang tồn tại nhiều hơn là đưa ra cách thức để
quản lý đơ thị.
Khơng có nhiều nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài QLPTĐT mà các nội dung
QLPTĐT được gián tiếp đề cập thông qua việc chỉ ra các vấn đề, nhiệm vụ, mục tiêu của
công tác phát triển đô thị để giải quyết các thách thức hiện nay, đó là các vấn đề về quản
lý và kiểm sốt quá trình ĐTH [86], lập quy hoạch xây dựng [53], thể chế thực hiện,
phương thức thực hiện [33]; chính sách thuế để PTĐT bền vững, đầu tư [32] hay một số
nghiên cứu cụ thể cho địa phương ở các nội dung đặc thù… Các nghiên cứu đều thống
nhất cho rằng QLPTĐT là một công tác quan trọng, là một hoạt động mang tính tổng hợp,
đa ngành, đa chiều của rất nhiều các vấn đề của đô thị (hạ tầng, môi trường, cơng trình,

giao thơng, đầu tư, chất lượng cuộc sống, kế hoạch phát triển…) và mang tính quy trình,
hệ thống, toàn diện (đi từ lập kế hoạch, thực hiện và vận hành). Tuy nhiên, chưa có những
nghiên cứu xem xét trực diện nội dung của QLPTĐT một cách hệ thống, toàn diện. Điều
này cho thấy khoảng trống trong nhận diện các nội dung QLPTĐT (Luật QLPTĐT cũng
chưa được phê duyệt là một khó khăn trong tiếp cận nội dung này).
Ngồi ra, phần lớn các nghiên cứu chỉ tập trung vào quản lý các vấn đề tĩnh của đô thị
(vấn đề vật thể như quản lý cơng trình, hạ tầng, các chỉ số về mật độ, độ cao v.v…) mà ít
quan tâm đến các vấn đề động (như là quản lý quá trình đầu tư xây dựng PTĐT; quản lý
sự tăng trưởng của dân số, sự thay đổi của quy mô dân số do ảnh hưởng từ các luồng dịch
cư, dân số trôi nổi; các nhu cầu, xu thế phát triển của đơ thị; các vấn đề tích hợp các yếu
tố, đối tượng của đô thị cũng như sự phối hợp giữa các đối tác tham gia quá trình PTĐT....).
Những vấn đề “động” này rất ít được tính đến như một nội dung quan trọng của QLPTĐT.
Các bản quy hoạch, quy chế quản lý phần nhiều chỉ tập trung vào các vấn đề vật thể hiện
hữu mà ít tính đến sự dự trữ, và lường trước không gian cho những công trình xen cấy
hoặc xen kẽ có thể xảy ra trong tương lai. Vấn đề “tĩnh” còn được thể hiện ở cách thức
quản lý các vấn đề đô thị dường như rất ít liên quan đến hoạt động/chương trình năng động
để kích hoạt sự phát triển và tăng trưởng của đơ thị (về xã hội, kinh tế, văn hóa) cũng như
thúc đẩy các đối tác tham gia.


16
b. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến hướng tăng trưởng xanh
Nhiều cơng trình nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến hướng TTX, phần lớn đề
cập đến KTX [3, 16, 29, 35, 36, 62, 87, 89] và một số đề cập đến đô thị xanh [2, 7…]. Đối
với nghiên cứu về đô thị xanh, các tác phẩm phần lớn đưa ra các mơ hình đơ thị theo hướng
sinh thái, tăng cường các mảng xanh đô thị để đạt được hiệu quả về cảnh quan, môi trường,
mô hình đơ thị ứng dụng các cơng nghệ tiên tiến để giảm thiểu ảnh hưởng khí nhà kính,...
Tuy nhiên, các giải pháp cịn chung chung, lý thuyết, mang tính chất tham khảo. Để áp
dụng thực tế trong quản lý phát triển hệ thống đô thị gắn với TTX tại tỉnh Quảng Ninh còn
cần các nghiên cứu chuyên sâu hơn để đảm bảo sự phù hợp về đặc thù thực tế của hệ thống

đơ thị, bối cảnh pháp lý, quy trình quản lý, quy trình thực hiện, phối hợp và các nội dung
quản lý; Phần lớn các tác phẩm, nghiên cứu nói đến mơ hình chuyển đổi phát triển KTX,
tập trung vào lĩnh vực kinh tế mà chưa có nhiều bàn luận về cách thức quản lý và phát triển
đô thị để đạt được mục tiêu chung về TTX. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu đề cập đến
khó khăn, thách thức và cơ hội của Việt Nam, cũng như các giải pháp để hướng đến nền
KTX. Một số nghiên cứu [16] có chỉ ra một số giải pháp và cách quản lý PTĐT để đạt
được TTX trong đó có liên quan đến quản lý quy hoạch sử dụng đất đô thị và hạ tầng đô
thị.
Hầu hết các nghiên cứu đồng tình về sự cần thiết và cấp thiết của xu hướng TTX trong
QLPTĐT. Tuy nhiên các nghiên cứu này mới chủ yếu khơi gợi vấn đề chung chung, mà
chưa thực sự đi sâu nghiên cứu cụ thể hướng đi cho đô thị Việt Nam với những đặc điểm
hiện trạng, năng lực, thế mạnh tiềm năng của các đô thị cũng như sự khác nhau về tốc độ
phát triển của các đô thị, cách thức quản lý, phối hợp, trong bối cảnh riêng về quy trình thủ
tục pháp lý. Các nghiên cứu cũng không đi sâu vào các phương pháp tiếp cận vấn đề TTX
phù hợp với đặc thù đô thị tỉnh Quảng Ninh (mà chỉ bàn về/ gợi ý về các tiêu chí chung
của xu hướng TTX), và do đó, cũng không chỉ rõ phương thức nào để thúc đẩy QLPTĐT
gắn với TTX tại tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh PTĐT và thể chế pháp luật như hiện nay
(ví dụ như phát triển theo xu hướng nào, gắn với tiềm năng nào, và đánh giá các tiềm năng
TTX này đến đâu).
c. Nghiên cứu kết hợp quản lý phát triển đô thị gắn với tăng trưởng xanh
Nếu như phần nghiên cứu về đô thị, quản lý đô thị và TTX được thực hiện rất nhiều thì
các nghiên cứu bào hàm cả hai nội dung QLPTĐT gắn với TTX gần như rất ít được cơng
bố. Nói chung các nghiên cứu vẫn gián tiếp đề cập đến một số vấn đề, nội dung, nhiệm vụ,


17
mục tiêu, thách thức của QLPTĐT gắn với TTX mà không phải là những nghiên cứu trực
tiếp với những khẳng định nội hàm và nội dung rõ ràng. Mặc dù TTX đã được đưa vào
định hướng chiến lược, kế hoạch thực hiện quốc gia, nhưng các nghiên cứu trong bối cảnh
Việt Nam phần lớn đang tập trung ở định hình nội hàm TTX, khó khăn thách thức liên

quan đến TTX tại Việt Nam (trong đó chú trọng nhiều đến các hoạt động kinh tế đô thị).
Nội dung QLPTĐT gắn với TTX được thực hiện ở góc độ nghiên cứu để đề xuất bộ tiêu
chí xây dựng đơ thị TTX Việt Nam tại Thông tư 01/2018/TT-BXD của Bộ Xây dựng [17,
63] đã chỉ ra các nhóm tiêu chí có vai trị định hướng - thực hiện - đánh giá và các tiêu chí
để đánh giá mức độ phát triển đơ thị theo hướng TTX cho các đô thị Việt Nam. Nghiên
cứu này cũng như Thông tư 01/2018/TT-BXD chỉ nhắm đến mục tiêu để đánh giá mức độ
phát triển đô thị mà không phải nhằm mục tiêu định hướng các nội dung của công tác
QLPTĐT để đạt được mục tiêu TTX. Nghiên cứu cũng khơng hệ thống hóa các nội dung
QLPTĐT. Ngồi ra cịn có nghiên cứu [89] kết hợp vấn đề đơ thị với hướng TTX áp dụng
cho Hải Phịng có thể trở thành một nghiên cứu tham khảo cho đô thị đặc thù ven biển.
Nghiên cứu này chỉ ra 3 lĩnh vực cần được đầu tư tập trung gồm: rác thải, tài nguyên và
giao thông. Tuy vậy 3 lĩnh vực này có thể nói chưa thể hiện hết các nội hàm của TTX và
chỉ thực hiện trong giai đoạn trước mắt chưa có tính dài hạn, tổng thể.
1.3.1.2. Những cơng trình nghiên cứu của nước ngồi
Có nhiều nghiên cứu của cá nhân và tổ chức uy tín đề cập đến các vấn đề về QLPTĐT
và TTX. Về QLPTĐT: nghiên cứu [151] đã cung cấp những bài học kinh nghiệm và những
lời khuyên về chính sách và phương pháp QLPTĐT hữu dụng; nghiên cứu [156] gợi ý về
các chỉ số QLPTĐT bền vững; Về TTX, các nghiên cứu [110, 137, 147, 157] nhấn mạnh
tầm quan trọng của đô thị trong việc đạt được mục tiêu TTX và đề cập sơ bộ về một số
vấn đề liên quan, các giải pháp mang tính ngun tắc góp phần QLPTĐT đạt mục tiêu
TTX, bền vững.
Bên cạnh những nghiên cứu riêng rẽ về hai lĩnh vực trên, có nhiều nghiên cứu bắt đầu
đi sâu hơn vào mối quan hệ giữa PTĐT và TTX như là một xu hướng trên thế giới để ứng
phó với các thay đổi và thách thức phát triển mà các thành phố đang phải đối mặt. Những
nghiên cứu này đề cập đến các vấn đề liên quan giữa TTX và các khái niệm PTĐT khác
như: PTĐT bền vững, kiến trúc xanh... Nhiều nghiên cứu chỉ ra các bài học kinh nghiệm
của các nước trên thế giới về xu hướng và cách tiếp cận TTX phù hợp với đặc điểm của
địa phương. Ngồi ra cịn có các nghiên cứu của GGGI, EIU, OECD [125, 122, 130] liên



18
quan đến đề xuất một số bộ chỉ số để định hướng mơ hình PTĐT nhằm đạt được mục tiêu
TTX, tiết kiệm năng lượng, BVMT, tăng cường hệ sinh thái đô thị trong bền vững. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này xây dựng bộ chỉ số chung cho các quốc gia châu Á, châu Âu
hoặc đưa ra các lý luận về khung nghiên cứu chung. Các nghiên cứu này có thể được xem
như một tài liệu tham khảo vì các chỉ số nghiên cứu thuộc các nước khác nhau trên thế
giới, và chưa có nghiên cứu cụ thể trên cơ sở của điều kiện và năng lực đô thị của đô thị
tỉnh Quảng Ninh với đặc thù riêng biệt.
1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Thơng qua q trình rà sốt các tác phẩm, cơng trình có liên quan đề tài trên thế giới,
tại Việt Nam và tại tỉnh Quảng Ninh, tác giả nhận thấy có các khoảng trống trong cơng tác
QLPTĐT gắn với TTX như sau:
- Có nhiều nghiên cứu trong nước và ngồi nước có liên quan đến các vấn đề rời rạc
của đơ thị, phần lớn có đề cập đến cơng tác QLPTĐT và QLPTĐT gắn với TTX ở góc độ
gián tiếp thơng qua các phân tích mục tiêu, tầm quan trọng và một số yêu cầu cần đạt được
và cần giải quyết để nâng cao chất lượng sống và kiểm soát quá trình ĐTH; nhiều nghiên
cứu chỉ tập trung vào nghiên cứu làm rõ một vài nội dung, nội hàm của lĩnh vực QLPTĐT,
như một số vấn đề liên quan đến quản lý giao thơng, thốt nước, cấp nước, xử lý rác thải,
mơ hình quy hoạch, hoặc phân tích về các nội dung nội hàm của TTX, nguyên tắc thực
hiện quy hoạch và quản lý đô thị theo quy hoạch... Sự nghiên cứu độc lập và rời rạc này
cũng như các kiến nghị về QLPTĐT ở góc độ rời rạc chưa trực tiếp đã được đánh giá trong
một số các báo cáo chuyên ngành về QLPTĐT là chưa đủ tính hệ thống và do đó chưa đáp
ứng được mục tiêu QLPTĐT toàn diện. Đặc biệt là trong lĩnh vực QLPTĐT gắn với TTX
là một mục tiêu địi hỏi có sự tương tác, tích hợp, phối hợp, thống nhất tồn diện, liên
ngành, liên lĩnh vực mới có thể cùng giải quyết vấn đề mang tính vĩ mơ và tổng thể như
vấn đề về môi trường, bảo vệ tài nguyên, hiệu quả sử dụng đất, nâng cao năng lực của đô
thị để ứng phó và thích ứng với các vấn đề của BĐKH và nước biển dâng và những rủi ro.
Ngoài ra, nội dung công tác QLPTĐT được thể hiện khác nhau ở các trường hợp đơ thị,
chính quyền đơ thị khác nhau và qua các thời gian, bối cảnh khác nhau, cho thấy có sự liên
tục đổi mới trong việc nhìn nhận về công tác QLPTĐT và cách tiếp cận trong QLPTĐT,

đặc biệt trong bối cảnh hiện nay với nhiều hệ lụy từ phát triển đơ thị khơng được kiểm sốt
quản lý chặt chẽ trong thời kỳ trước và phải đối mặt với nhiều rủi ro không báo trước. Điều
này cho thấy, khoảng trống trong QLPTĐT gắn với TTX hiện nay là thiếu có một tổng kết


19
có tính hệ thống lý luận để có thể đánh giá và quản lý toàn diện các vấn đề, các lĩnh vực
của đô thị, quản lý đô thị gắn với TTX.
- Các nghiên cứu có liên quan được tổng kết phần lớn là những nghiên cứu có tính chất
gợi mở, tham khảo kinh nghiệm ở một số lĩnh vực có liên quan hoặc ở các đô thị mà chưa
chỉ ra các kịch bản, vấn đề, nhóm yếu tố, các tiêu chí để có thể QLPTĐT gắn với TTX
trong điều kiện pháp luật và bối cảnh thực tế phát triển đô thị tại Việt Nam giai đoạn tới
đây nói chung cũng như cho tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Ngồi ra, Chiến lược tăng trưởng
xanh quốc gia, Kế hoạch hành động TTX quốc gia cũng mới được ban hành (giai đoạn
2011-2021 và mới được tiếp tục ban hành cho giai đoạn 2021-2030) vẫn còn khá mới mẻ,
tập trung vào các vấn đề chuyển đổi kinh tế từ nâu sang xanh (kinh tế xanh) và mơi trường
nhiều hơn là khẳng định vai trị của đô thị để đạt được mục tiêu TTX cũng như chỉ ra toàn
diện các vấn đề về QLPTĐT để đạt được mục tiêu này. Do vậy, có một khoảng trống lớn
về các định hướng chính sách thực thi cơng tác QLPTĐT gắn với TTX tại Việt Nam nói
chung và đối với tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
- Có một số nghiên cứu thí điểm, đề xuất về hướng QLPTĐT theo hướng TTX đã được
thực hiện cho một số tỉnh, đô thị và Việt Nam như Đà Nẵng, Hải Phòng, Hội An, tuy nhiên
chưa có nghiên cứu dành riêng cho QLPTĐT gắn với TTX trong đó có xem xét đến các
vấn đề thách thức, cơ hội của tỉnh Quảng Ninh đặt trong bối cảnh pháp luật của Việt Nam
hiện nay. Do đó có khoảng trống về nghiên cứu trực diện và cụ thể dành cho tỉnh Quảng
Ninh trong việc xác định vấn đề, nội dung, yếu tố, tiêu chí trọng tâm để QLPTĐT gắn với
TTX trên hệ thống đô thị của tỉnh.
Như vậy, có thể tóm lược lại về khoảng trống trong QLPTĐT gắn với tăng trưởng
xanh tại tỉnh Quảng Ninh như sau:
- Thiếu hành lang pháp lý có tính chất thực thi cao để thực hiện QLPTĐT gắn với TTX

trong bối cảnh pháp lý tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Quảng Ninh nói riêng (Do đó,
cần đề xuất một hành lang pháp lý để giúp thực hiện QLPTĐT đạt được mục tiêu TTX
một cách hệ thống, toàn diện).
- Chưa xác định được mơ hình PTĐT theo hướng TTX cho hệ thống đơ thị của tỉnh
Quảng Ninh, do đó chưa có cơ sở để định hướng và hướng dẫn các nội dung thực hiện để
QLPTĐT tại tỉnh gắn với mục tiêu TTX này (Do đó, cần có đề xuất về áp dụng mơ hình
phát triển đơ thị là nền tảng để định hướng các chính sách, tiêu chí thực hiện nhằm đạt
được mục tiêu QLPTĐT gắn với TTX cho địa bàn tỉnh Quảng Ninh).


20
- Chưa xác định được các nhóm tiêu chí có vai trò quan trọng trong việc định hướng,
thực hiện và đánh giá các hoạt động QLPTĐT gắn với TTX phù hợp cho đặc thù đô thị
của tỉnh Quảng Ninh để định hướng nội dung quản lý PTĐT nhằm đạt được mục tiêu TTX
trong dài hạn. (Do đó, cần đề xuất hệ thống các nhóm tiêu chí và các tiêu chí cụ thể hóa
giúp định hướng các hoạt động, tổ chức thực hiện cũng như là cơ sở để đánh giá quá trình
thực hiện hoạt động QLPTĐT gắn với mục tiêu TTX đã đề ra).
Từ những phân tích trên, nghiên cứu sinh định hướng khung nghiên cứu như hình 1.1.
Theo đó, từ nghiên cứu tổng quan, tác giả nhận định được các vấn đề khoảng trống cần
phải thực hiện để có thể thực hiện mục tiêu của Đề tài. Từ 03 khoảng trống đã được nhận
diện (chương 1), trong 3 chương nghiên cứu tiếp theo, luận án sẽ từng bước làm rõ các lý
luận, kinh nghiệm và đánh giá thực tế QLPTĐT gắn với TTX tại tỉnh Quảng Ninh trong
bối cảnh pháp luật QLPTĐT Việt Nam và tại địa bàn. Chương 2 sẽ tập trung làm rõ cơ sở
lý luận liên quan đến nội hàm về đô thị, nội dung, yêu cầu QLPTĐT gắn với TTX, cơ sở
pháp lý, những thực tiễn kinh nghiệm QLPTĐT gắn với TTX để nhận diện bài học kinh
nghiệm về QLPTĐT đảm bảo quản lý thống nhất các nội dung PTĐT gắn với TTX.
Chương 3 - thực trạng, luận án tập trung phân tích thực trạng thực tế quy trình, pháp lý,
nội dung của QLPTĐT gắn với TTX trong bối cảnh Việt Nam và bối cảnh tỉnh Quảng
Ninh. Trên cơ sở lý luận, thực trạng tại chương 2, 3, chương 4 phân nhóm tiêu chí có vai
trò định hướng- thực hiện- đánh giá và đánh giá xếp hạng các tiêu chí cụ thể hóa từ các

nhóm tiêu chí có vai trị định hướng- thực hiện- đánh giá phục vụ QLPTĐT gắn với TTX
tại tỉnh Quảng Ninh (thông qua phương pháp chuyên gia và khảo sát xã hội học) là cơ sở
đề xuất tại chương 5. Để đảm bảo tính logic, xuyên suốt và thống nhất, trong các chương,
từ lý luận, thực trạng, nhận diện và giải pháp, tác giả bố cục các phần để nội dung các
chương đều phán ảnh nội dung, nội hàm của công tác QLPTĐT gắn với TTX, từ xác định
mơ hình PTĐT, đến các nhóm tiêu chí ảnh hưởng và hệ thống các tiêu chí cụ thể hóa các
nội dung cần quản lý. Khung định hướng nghiên cứu cho thấy xuyên suốt luận án là phân
tích về định hướng mơ hình PTĐT gắn với TTX và các nhóm tiêu chí, tiêu chí cụ thể hóa
phục vụ cơng tác QLPTĐT để đạt được mục tiêu TTX. Chương 5 tập trung vào các giải
pháp, lộ trình ưu tiên thực hiện, tổ chức thực hiện và kiến nghị để có thể QLPTĐT gắn với
TTX trên nền tảng nhóm tiêu chí và tiêu chí cụ thể hóa phục vụ QLPTĐTgắn với TTX.
Sau chương 5 là phần kết luận và tóm lược những đóng góp của luận án.
ss


21

Hình 1.1. Định hướng khung nghiên cứu của luận án
(Nguồn tác giả )


22
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CÁC YÊU CẦU VỀ PHÁP LÝ VÀ KINH
NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ GẮN VỚI
TĂNG TRƯỞNG XANH
2.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
2.1.1. Khái niệm đô thị và cấu trúc của đô thị
2.1.1.1. Khái niệm về đô thị
Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động
trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng

hợp (chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa) hoặc trung tâm chun ngành, có vai trị
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ,
một địa phương (tỉnh, huyện hoặc một vùng), bao gồm nội thành, ngoại thành của thành
phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn [42]. Khái niệm về đơ thị có tính tương đối do
sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế xã hội, hệ thống dân cư. Mỗi nước có quy
định riêng tùy theo yêu cầu và khả năng quản lý của mình.
Tại châu Âu, nhiều nước phát triển đã xác định các khu vực đơ thị theo tiêu chí về
sử dụng đất đơ thị (sử dụng hình ảnh vệ tinh thay vì các điều tra dân số để xác định
ranh giới của khu vực đô thị): đô thị là khu vực không cho phép bất kỳ khoảng trống
nào giữa các ngôi nhà lớn hơn 200m. Ở Hoa Kỳ, khu vực đô thị phải có từ 10.000
người trở lên với mật độ dân số ít nhất 386 người/km2 (1000 người/dặm vng). Ở
Australia (Úc), các khu vực đô thị được định nghĩa là cụm dân cư từ 1.000 người trở
lên, với mật độ ít nhất 200 người/km2. Ở Nhật Bản, các khu vực đơ thị là các khu dân
cư đơng đúc có mật độ dân số từ 4.000 người/km2. Ở nhiều nước đang phát triển, ngồi
tiêu chí về mật độ dân số và sử dụng đất, cịn có tiêu chí dân số phi nông nghiệp lớn
hơn 75% tổng dân số.
Theo Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009, điều 3 Luật Quy hoạch đơ thị 2015 (sửa
Luật quy hoạch đơ thị 2009) thì đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ
cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính
trị, hành chính, kinh tế, văn hố hoặc chun ngành, có vai trị thúc đẩy phát triển
KTXH của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành,
ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn [54, 56].
Theo Điều 8, Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 thì khu vực có quy mơ dân số
từ 4.000 người, mật độ dân số từ 1.000 người/km2 và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ
55% trở lên được gọi là đô thị [106].


23
Có 3 tiêu chuẩn cơ bản xác định đơ thị:
• Quy mô dân số

Đô thị phải là một khu vực dân cư có quan hệ chặt chẽ về mặt kinh tế với một quy
mô dân số nhất định. Ngưỡng tối thiểu về quy mô dân số của đô thị ở các nước thường
có sự khác nhau do những đặc điểm về kinh tế, địa lý, xã hội… tại Việt Nam đơ thị loại
V có quy mơ là 4000 người; loại Loại Đặc biệt >5.000.000; Loại I: 1.000.000 (TW) và
500.000 (tỉnh); Loại II: 200.000; Loại III: 100.000; Loại IV: 50.000. Đô thị là một khu
định cư của con người với CSHT và mật độ dân số cao. Các khu vực đô thị được hình
thành và phát triển bởi quá trình ĐTH và được phân loại theo hình thái là thành phố,
thị xã, thị trấn [108]. Tùy theo mục đích phân loại, các nước sử dụng các tiêu chí khác
nhau về mật độ dân số. Ví dụ ở Canada mật độ tối thiểu của cư dân vùng đô thị phải
không nhỏ hơn 400 người/km2, ở Pháp thì quy định khoảng cách giữa các cơng trình
kiến trúc trong đơ thị khơng q 200m, ở Việt Nam quy định mật độ dân số thấp nhất
cho đơ thị loại 5 là 2000 người/km2.
• Chức năng đô thị
Để một khu vực dân cư được coi là một đơ thị thì nó phải đạt được một tỷ lệ dân cư
phi nơng nghiệp nhất định nào đó. Ở Việt Nam hiện nay đang quy định mức tối thiểu
dân số phi nông nghiệp của đô thị phải là 65%, đơ thị đặc biệt đạt trên 90%.
• Tổ chức kết nối hạ tầng và không gian kiến trúc cảnh quan (môi trường đô thị)
Đô thị phải là nơi cung cấp chất lượng HTKT xã hội thuận lợi cùng các không gian
kiến trúc cảnh quan tạo ra bộ mặt và sức sống của đô thị, phục vụ chất lượng sống của
cư dân.
2.1.1.2. Cấu trúc cơ bản của một đô thị và cơ sở vận hành của đô thị
Theo Alain Bertaud, một đô thị được tạo ra trên cơ sở của một bộ khung cấu trúc,
bộ khung cấu trúc này được quyết định bởi các yếu tố gồm: i) mật độ trung bình (mật
độ dân số trung bình (người/ha hoặc người/km2) hoặc mật độ xây dựng); ii) sự phân
bố/tổ chức không gian dựa trên quy mô dân số và mật độ iii) mơ hình di chuyển hàng
ngày của cư dân và các hoạt động sản xuất trong đô thị [115, 116, 117].


24
a) Mơ hình phát

triển đơ thị chỉ có
một trung tâm
thương mại CBDcentral business
district

b) Mơ hình PTĐT
có nhiều trung
tâm - phiên bản
quan hệ ngoại vi
vào trung tâm);

c) Mơ hình PTĐT
có nhiều trung
tâm - phiên bản
tạo ra các luồng
dịch chuyển trong
đô thị tự do, ngẫu
nhiên

d) Mơ hình PTĐT
hỗn hợp gồm một
trung tâm ở giữa và
đa trung tâm ở
xung quanh - dịch
chuyển xuyên tâm
và ngẫu nhiên
Hình 2.1. Cấu trúc khơng gian đơ thị
(Nguồn [117])

Cấu trúc của một đô thị được cho là không hiệu quả khi một phần đáng kể dân số của

đô thị phải mất thời gian di chuyển quá lâu giữa khu vực chức năng này sang khu vực
chức năng khác hoặc với chi phí di chuyển khơng hợp lý. Cấu trúc đơ thị cũng được cho
là chưa hồn hảo nếu sự phân bố dân cư theo không gian và mô hình di chuyển của dân
cư và các hoạt động sản xuất trong đơ thị khơng tương thích với phương thức vận tải
chính và khơng hợp túi tiền của người nghèo. Mật độ dân số của một thành phố là một
chỉ số cho biết về hiệu quả sử dụng đất (đơn vị là số người/ha hay số người/km2). Với
đơ thị có mật độ càng thấp, điều này có nghĩa là đơ thị đó khơng xây dựng theo hướng
tích tụ dân số mà theo cách dàn trải dân số, và do đó thành phố hay đơ thị có xu hướng
xây dựng dàn trải, tăng khoảng cách đi làm và lưu thông giữa các khu vực trong đô thị,
không tối ưu về hiệu quả đầu tư cho các hạ tầng đô thị và cung cấp các tiện ích đơ thị
khác. Tuy nhiên, Alain cũng cho rằng khơng có sự "tối ưu" về mật độ cho tất cả các đô
thị, và tùy vào đặc điểm, chức năng và khả năng dung nạp của hệ thống hạ tầng và quản
trị đơ thị mà có đơ thị có các mật độ khác nhau. Và mật độ thấp thì khơng tương thích
với phương tiện giao thơng cơng cộng (do chi phí hạ tầng sẽ đắt đỏ hơn) và mật độ cao
khơng tương thích với phương tiện ơ tơ cá nhân như một phương tiện vận tải chính (do
sẽ làm kẹt xe và gây ra ô nhiễm) [116].
Cơ sở hình thành và vận hành đơ thị
Từ lý thuyết cấu trúc đơ thị này, có thể thấy việc phát triển một mơ hình đơ thị hiện
nay được quyết định bởi các nội dung gồm: mật độ dân số, bố trí các khơng gian chức
năng, sự liên kết giao thơng giữa các khơng gian chức năng đó.


KHƠNG
GIAN TĨNH

KHƠNG
GIAN
ĐỘNG

25


Những mối quan hệ
động trong đơ thị

Tổ chức khơng gian
chức năng đơ thị
Sử dụng đất
(Tiêu thụ đất)

Mơ hình luồng dịch
chuyển hàng ngày của cư
dân đô thị
Phân bố/tổ chức không
gian chức năng theo mật
độ và quy mô dân số
Xác định mật độ trung
bình về dân số và hạ tầng

Hình 2.2. Phân tích cấu trúc đơ thị của Alain và Cơ sở hình thành đơ thị vận
hành tốt
(Nguồn: Nghiên cứu sinh tổng hợp trên cơ sở tài liệu [117])
Nói cách khác, cơ sở hình thành và vận hành một đơ thị gồm có 2 phần quan trọng:
CSHT tĩnh và tổ chức các mối quan hệ động trên đó. CSHT tĩnh gồm tổ chức không gian
đô thị trên cơ sở của quy hoạch sử dụng đất đô thị hợp lý và phân bổ chức năng phù hợp;
Tổ chức mối quan hệ động biểu thị các mơ hình di chuyển, luồng phân phối của dịng
người, dịng hàng trong đơ thị để thực hiện các hoạt động sản xuất - tiêu thụ, cung - cấp.
Cả hai mối quan hệ này không tách khỏi nghiên cứu cơ sở về mật độ dân số và mật độ hạ
tầng (thể hiện sự tích tụ về vật chất- công cụ sản xuất và con người - lực lượng lao động).
2.1.2. Khái niệm về phát triển đô thị
Theo triết học Mác-Lênin, phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ

đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật. Q trình
vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế
cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi
về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như
sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn [38, 39, 41, 64].
Phát triển được hiểu là bất kỳ hoạt động hoặc quá trình làm tăng được năng lực của
con người, tổ chức hoặc môi trường để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc nâng
cao chất lượng cuộc sống, môi trường. Không thể quan niệm sự phát triển chỉ đơn thuần
là sự tích lũy về vật chất, hoặc ngược lại, chỉ là sự giàu có về mặt tinh thần. Định nghĩa
đầy đủ về phát triển bao gồm 6 yếu tố sau [41]: i, Phát triển kinh tế (tạo nên của cải, cải
thiện đời sổng vật chất); ii, Phát triển xã hội (đo được bằng phúc lợi, an ninh, nhà ở, việc
làm); iii, Khía cạnh chính trị (đảm bảo quyền lợi hợp pháp của con người); iv, Phát triển


×