Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Tích Hợp Giá Trị Văn Hóa, Lịch Sử Các Di Tích Quốc Gia Đặc Biệt Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh Vào Giảng Dạy Các Môn Khxh Và Nv Tại Trường Đại Học Hạ Long.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 80 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG

BÁO CÁO TỔNG HỢP
NHIỆM VỤ KHOA HỌC CẤP TỈNH

TÍCH HỢP GIÁ TRỊ VĂN HĨA, LỊCH SỬ
CÁC DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH VÀO GIẢNG DẠY
CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG

Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Hạ Long
Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Hoàng Thị Thu Giang

QUẢNG NINH - 2019


UBND TỈNH QUẢNG NINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG

BÁO CÁO TỔNG HỢP
NHIỆM VỤ KHOA HỌC CẤP TỈNH
TÍCH HỢP GIÁ TRỊ VĂN HĨA, LỊCH SỬ CÁC DI TÍCH
QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
VÀO GIẢNG DẠY CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG
Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Hoàng Thị Thu Giang
Các cá nhân tham gia nhiệm vụ:
- TS. Phan Thị Huệ
- ThS. Phạm Bình Quảng


- ThS. Nguyễn Thị Xứng
- ThS. Nguyễn Quỳnh Nga
- ThS. Nguyễn Duy Cường
- ThS. Bùi Thị Lan Hương
- ThS. Nguyễn Thị Thùy Dương
- ThS. Khổng Thị Thu Trang
- ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng
- ThS. Phạm Thị Minh Lương

Chủ nhiệm nhiệm vụ

Đại diện cơ quan chủ trì

Hồng Thị Thu Giang

Trần Trung Vỹ

QUẢNG NINH - 2019


MỤC LỤC

Trang
MỤC LỤC .............................................................................................................. i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................... 4
2.1. Tổng quan nghiên cứu về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và giá trị

của lịch sử, văn hóa dân tộc.................................................................................. 4
2.2. Tổng quan nghiên cứu về giá trị văn hoá, lịch sử của các di tích quốc gia
đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.................................................................. 8
2.3. Tổng quan nghiên cứu về dạy học tích hợp ................................................. 12
2.4. Tổng quan tình nghiên cứu về dạy học tích hợp giáo dục giá trị lịch sử, văn
hóa truyền thống dân tộc Việt Nam..................................................................... 19
3. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 22
3.1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 22
3.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 22
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 22
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 22
4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 23
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 23
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu...................................................................... 23
5.2. Phương pháp chuyên gia.............................................................................. 24
5.3. Phương pháp thống kê ................................................................................. 24
5.4. Phương pháp phân tích SWOT..................................................................... 24
5.5. Phương pháp nghiên cứu liên ngành ........................................................... 25
6. Kết cấu của báo cáo....................................................................................... 25

i


Chương 1. Cơ sở lý luận của việc tích hợp giá trị văn hố, lịch sử các di tích
Quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vào dạy học các môn khoa
học xã hội và nhân văn tại Trường Đại học Hạ Long ...................................... 26
1.1. Dạy học tích hợp............................................................................................ 26
1.1.1. Khái niệm dạy học tích hợp....................................................................... 26
1.1.2. Sự cần thiết phải tích hợp trong dạy học................................................... 28
1.1.3. Phân biệt dạy học tích hợp và dạy học lồng ghép ..................................... 30

1.1.4. Các dạng dạy học tích hợp ........................................................................ 31
1.2. Tích hợp giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc trong dạy học ................................. 36
1.2.1. Sự cần thiết của việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc
đối với thế hệ trẻ .................................................................................................. 36
1.2.2. Định hướng ở cấp độ vĩ mô đối với công tác giáo dục truyền thống lịch
sử, văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ ....................................................................... 38
1.3. Tích hợp giá trị lịch sử, văn hóa địa phương, dân tộc trong giảng dạy các mơn
khoa học xã hội và nhân văn tại Trường Đại học Hạ Long .................................. 42
1.3.1. Ý nghĩa của việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương cho
học sinh, sinh viên ............................................................................................... 42
1.3.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng và định hướng giáo dục truyền thống lịch sử, văn
hóa địa phương, dân tộc thông qua khai thác giá trị lịch sử, văn hóa các di tích
quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giảng dạy cho sinh viên
Trường Đại học Hạ Long .................................................................................... 43
Chương 2. Thực trạng dạy học tích hợp giá trị lịch sử, văn hố truyền
thống của địa phương, dân tộc vào dạy học các môn khoa học xã hội và
nhân văn tại Trường Đại học Hạ Long ........................................................... 51
2.1. Bức tranh tổng thể công tác giáo dục giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống
dân tộc cho học sinh, sinh viên hiện nay............................................................. 51
2.1.1. Trên phạm vi cả nước................................................................................ 51
2.1.2. Ở Quảng Ninh ........................................................................................... 53
2.1.3. Tại Trường Đại học Hạ Long .................................................................... 55
2.2. Nhận thức về ý nghĩa của việc dạy học tích hợp giá trị lịch sử, văn hóa các di
tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và tình hình tổ chức dạy học
tích hợp nội dung này tại Trường Đại học Hạ Long ............................................ 58
2.3. Xác định nguyên nhân của thực trạng............................................................ 74

ii



Chương 3. Giải pháp tích hợp giá trị văn hố, lịch sử các di tích Quốc gia
đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vào dạy học các môn khoa học xã hội
và nhân văn tại Trường Đại học Hạ Long ...................................................... 82
3.1. Quan điểm đề xuất giải pháp ....................................................................... 82
3.1.1. Đảm bảo các nguyên tắc của dạy học tích hợp ......................................... 82
3.1.2. Đảm bảo các yêu cầu của giáo dục giá trị truyền thống dân tộc ............... 84
3.2. Mục tiêu ........................................................................................................ 88
3.2.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................... 88
3.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 88
3.3. Các giải pháp triển khai nhiệm vụ tích hợp giá trị văn hóa lịch sử các di tích
quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giảng dạy các môn khoa
học xã hội và nhân văn tại trường Đại học Hạ Long ......................................... 94
3.3.1. Xây dựng, kiện tồn chương trình đào tạo theo hướng phát triển con người
toàn diện............................................................................................................... 94
3.3.2. Minh định, hệ thống hóa địa chỉ tích hợp, mức độ tích hợp, hướng tích hợp
hợp giá trị văn hóa, lịch sử các di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh vào dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ...................................... 95
3.3.3. Phát triển học liệu phục vụ tích hợp giá trị văn hóa, lịch sử các di tích quốc
gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vào dạy học các môn khoa học xã hội và
nhân văn ............................................................................................................... 95
3.3.4. Tổ chức dạy học và rút kinh nghiệm dạy học tích hợp giá trị văn hóa, lịch
sử các di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ............................... 98
Chương 4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ tích hợp giá trị văn hố, lịch sử các
di tích Quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vào dạy học các môn
khoa học xã hội và nhân văn tại Trường Đại học Hạ Long ........................ 100
4.1. Những khó khăn, thách thức, thuận lợi và cơ hội khi thực hiện nhiệm vụ
........................................................................................................................... 100
4.1.1. Những khó khăn, thách thức ................................................................... 100
4.1.2. Những thuận lợi, cơ hội........................................................................... 102
4.2. Những nội dung đã nghiên cứu .................................................................. 103

4.3. Các kết quả đạt được.................................................................................. 106
4.3.1. Xây dựng, hoàn thiện 04 đề cương chi tiết học phần.........................106

iii


4.3.2. Xác định được hệ thống địa chỉ tích hợp, mức độ tích hợp, hướng tích hợp
hợp giá trị văn hóa, lịch sử các di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh vào dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn .................................... 110
4.3.3. Phát triển nguồn học hiệu phục vụ dạy học tích hợp .............................. 113
4.3.4. Triển khai dạy học tích hợp giá trị văn hóa, lịch sử các di tích quốc gia đặc
biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vào dạy học các môn khoa học xã hội và nhân
văn…………………………………………………………………………….134
4.3.5. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm dạy học tích hợp giá trị văn hóa, lịch
sử các di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vào dạy học các môn
khoa học xã hội và nhân văn............................................................................... 138
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 141
1. Kết luận ........................................................................................................ 141
2. Kiến nghị ...................................................................................................... 142
2.1. Đối với Trường Đại học Hạ Long ........................................................... 142
2.2. Đối với ngành giáo dục Quảng Ninh ........ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 144

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
THCS
THPT

PGD
PPDH
GD&ĐT

Trung học cơ sở
Trung học phổ thơng
Phịng Giáo dục và Đào tạo
Phương pháp dạy học
Giáo dục và đào tạo
DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 1. Mơ hình phân tích ma trận SWOT ..................................................................24
Bảng 2. So sánh giữa dạy học từng môn học đơn lẻ với dạy học tích hợp ...................29
Bảng 3. Ý nghĩa của việc giáo dục giá trị văn hóa và lịch sử di tích ............................61
Bảng 4. Các hình thức giáo dục giá trị văn hóa, lịch sử các di tích ..............................62
Bảng 5. Hình thức, mức độ dạy học giá trị văn hóa lịch sử các di tích quốc gia đặc biệt
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................66
Bảng 6. Mức độ tích hợp giáo dục giá trị văn hóa lịch sử .............................................68
Bảng 7. Các phương pháp dạy học đã được sử dụng ....................................................70
Bảng 8. Kĩ thuật dạy học ...............................................................................................71
Bảng 9. Hiệu quả hoạt động tích hợp giáo dục giá trị văn hóa .....................................72
Bảng 10. Ý kiến của cán bộ quản lí về những thuận lợi và khó khăn khi triển khai tích
hợp giáo dục giá trị văn hóa, lịch sử các di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh....................................................................................................................75
Bảng 11. Tổng hợp số ngành, số học phần, số tiết dạy học tích hợp giáo dục giá trị văn hóa,
lịch sử các di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh của Trường Đại học Hạ
Long .............................................................................................................................112
Bảng 12. Chương trình ngoại khóa tích hợp giáo dục giá trị văn hóa, lịch sử các di
tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh của Trường Đại học Hạ Long

.....................................................................................................................................113

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1. Biểu đồ khảo sát nhận thức của cán bộ quản lí về các hình thức giáo dục giá
trị văn hố, lịch sử các di tích quốc gia đặc biệt............................................................65
Hình 2. Biểu đồ khảo sát đánh giá của cán bộ quản lí về thực trạng ............................65

v


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các giá trị văn hoá, lịch sử đang ngày càng chứng minh vai trò quan
trọng trong việc phát triển bền vững đối với mỗi quốc gia, vùng miền. Văn
hố, lịch sử có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, ổn định xã hội, vận mệnh
của mỗi quốc gia, dân tộc. Đã có những quốc gia, trong một giai đoạn, chú
trọng phát triển kinh tế mà coi nhẹ phát triển, gìn giữ các giá trị văn hoá, lịch
sử đã phải trả giá cho một số thành tựu kinh tế trước mắt bằng sự bất ổn, xung
đột xã hội, chính trị, suy thối đạo đức dẫn tới khủng hoảng, kinh tế bị kéo
chậm lại, phá sản các chương trình phát triển kinh tế.
Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của giá trị văn hố, lịch sử trong
q trình phát triển, Đảng ta xác định tiến hành đồng bộ và gắn kết chặt chẽ
ba lĩnh vực: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng, chỉnh đốn
Đảng là nhiệm vụ then chốt cùng với việc xây dựng văn hóa, nền tảng tinh
thần của xã hội nhằm tạo nên sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của
đất nước. Trong đó, nội dung xây dựng văn hóa được xác định: “Xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, một định hướng
quan trọng để đất nước phát triển bền vững. Thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa
VIII về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản

sắc dân tộc”, Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội nghị Trung ương 9 khóa XI,
những năm gần đây tồn xã hội đã và đang tích cực xây dựng, phát triển
những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Các địa phương, các ngành có các
Chương trình hành động, Nghị quyết thực hiện phù hợp với tình hình, đặc
điểm của địa phương, phù hợp với đặc trưng chun mơn của các ngành.
Chủ trương, chính sách đúng đắn và sự ủng hộ tích cực của tồn hệ
thống chính trị, xã hội đã mang lại những kết quả đáng khích lệ: Xã hội ổn
định, kinh tế phát triển, các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc được đề cao,
các tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế được hạn
chế. Tuy nhiên, trong thời kì cách mạng cơng nghệ, bùng nổ thơng tin như
hiện nay, nhân dân Việt Nam nói chung và giới trẻ nói riêng đang ngày ngày
tiếp xúc với rất nhiều nguồn thông tin về những sự việc không tốt đẹp, cổ suý
những lối sống không lành mạnh, thậm chí những luận điệu xun tạc, chống
phá và đã có những bộ phận khơng nhỏ bị tha hố, bị tiêm nhiễm những liều

1


văn hố độc hại trở thành những người khơng có ích, cá biệt cịn có hại cho xã
hội. Vì vậy, vai trị của văn hố, lịch sử càng cần được tuyên truyền, đề cao và
phát triển nhằm đề cao những giá trị tốt đẹp của truyền thống, con người Việt
Nam và hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình hội nhập, của kinh tế
thị trường.
Dân tộc Việt Nam có nền văn hố truyền thống tiên tiến, tốt đẹp. Nền
văn hố đó đã hướng dẫn và cổ vũ một lối sống hòa hợp, hài hòa với thiên
nhiên, đưa ra mơ hình ứng xử có văn hóa của con người đối với thiên nhiên,
vì sự phát triển bền vững của thế hệ hiện nay và các thế hệ con cháu mai sau.
Hơn nữa, lịch sử Việt Nam là một lịch sử hào hùng của một dân tộc dũng
cảm, đoàn kết dựa trên tinh thần yêu nước, lòng nhân ái và u chuộng hồ
bình. Những giá trị văn hố, lịch sử trên được lưu giữ lại qua hệ thống các di

tích lịch sử, văn hoá cần được bảo tồn, khai thác và phát triển.
Quảng Ninh, được ví như hình ảnh của một “nước Việt Nam thu nhỏ”
đang có những chuyển biến đột phá về phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, cải
cách hành chính, phát triển các giá trị văn hoá, bản sắc người Quảng Ninh.
“Tuy nhiên, trong bối cảnh tồn cầu hố và mở rộng hội nhập quốc tế, cơng
tác xây dựng và phát triển văn hố, con người Quảng Ninh vẫn còn một số
hạn chế, khuyết điểm: (1) Việc khai thác và phát huy các nguồn lực văn hoá,
con người hiệu quả chưa cao. Văn hoá chưa thực sự trở thành nền tảng tinh
thần vững chắc của xã hội. (2) Việc dạy cho thế hệ trẻ tiếp nối, giữ gìn và
phát huy văn hố truyền thống chưa được quan tâm đúng mức. (3) Một bộ
phận nhân dân, cán bộ, đảng viên có biểu hiện giảm sút niềm tin, phai nhạt lý
tưởng cách mạng, sống thực dụng, vô cảm. (4) Mơi trường văn hố có mặt bị
đe doạ do ảnh hưởng bởi hội nhập thiếu chọn lọc; một số giá trị truyền thống
bị mai một. (5) Hệ giá trị nhân cách với các chuẩn mực về đạo đức, lối sống
con người Quảng Ninh trong thời kì mới chưa được hình thành rõ nét.” –
Trích Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 09/3/2018 của Ban chấp hành Đảng Bộ
tỉnh về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững (Nghị quyết 11). Nghị quyết 11 cũng chỉ rõ một trong
các mục tiêu cần đạt được là đến năm 2021 có 100% thanh thiếu nhi trong các
trường học được giáo dục về giá trị lịch sử - văn hoá truyền thống Quảng
Ninh, kỹ năng sống, giao tiếp, ứng xử. Một trong những nhiệm vụ giải pháp là

2


“Bảo tồn và phát huy tốt giá trị các di tích lịch sử văn hố. Bảo tồn, khơi phục
làng nghề truyền thống, đặc biệt là di sản văn hoá của cộng đồng các dân tộc
Quảng Ninh đang có nguy cơ mai một ...”. Như vậy, Quảng Ninh cũng đang
đứng trước thách thức phải giải bài toán cân bằng giữa phát triển kinh tế với
phát triển văn hoá, xã hội và con người. Bài tốn này địi hỏi sự vào cuộc của

các lực lượng chính trị, xã hội đặc biệt là vai trò của giáo dục và đào tạo.
Trường Đại học Hạ Long (được thành lập theo Quyết định số 1869/TTg
ngày 13/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở hai trường Cao đẳng Sư
phạm Quảng Ninh và Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long) là
trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, đặc biệt, có hệ thống ngành đào tạo
nguồn nhân lực lớn hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, du lịch,
giáo dục đào tạo, … cho Quảng Ninh và các tỉnh lân cận. Là trường đại học
tại địa phương được thành lập trên cơ sở hai trường cao đẳng giàu truyền
thống và có uy tín, được nhân dân Quảng Ninh thừa nhận và tin tưởng nên
hiện nay sinh viên là người Quảng Ninh theo học tại Trường Đại học Hạ Long
chiếm tỉ lệ lớn (trên 90%) vì vậy việc lựa chọn tích hợp các giá trị văn hóa,
lịch sử các di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vào giảng
dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn tại trường Đại học Hạ Long là một
hướng tiếp cận tự nhiên, thuận lợi và gần gũi với sinh viên và đảm bảo tính
tồn diện trong mục tiêu giáo dục của nhà trường, phù hợp với yêu cầu phát
triển các giá trị văn hoá, lịch sử của địa phương và đất nước.
Xuất phát từ những lí do trên, Trường Đại học Hạ Long đăng kí thực
hiện nhiệm vụ khoa học: “Tích hợp giá trị văn hóa, lịch sử các di tích Quốc
gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vào giảng dạy các môn khoa học
xã hội và nhân văn tại trường Đại học Hạ Long” nhằm nghiên cứu các nội
dung, biện pháp khai thác có hiệu quả các giá trị văn hố, lịch sử của các di
tích Quốc gia tại Quảng Ninh tích hợp một cách khoa học vào chương trình
đào tạo để khắc sâu cho sinh viên các giá trị văn hoá, tinh thần tự hào dân tộc
từ đó phát huy các giá trị tốt đẹp, đấu tranh với các biểu hiện không lành
mạnh, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo "Di sản văn hóa là
trục định vị của mỗi quốc gia trong đại dương của tồn cầu hóa" (Nguyễn
Khoa Điềm - ngun Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng
ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương).

3



2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tổng quan nghiên cứu về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và giá
trị của lịch sử, văn hóa dân tộc
Truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và giá trị của lịch sử, văn hóa
dân tộc là vấn đề có sức hút lớn với các học giả trên thế giới cũng như ở Việt
Nam. Dù là với phương Tây hay phương Đơng, những yếu tố đó đều được
xác định là “di tồn văn hóa, xã hội”. Dù nội hàm của các vấn đề nêu trên có
thể khác nhau ít nhiều, nhưng hội tụ lại ở những nét nghĩa chính sau:
2.1.1. Truyền thống
Trong từ điển Hán Việt, "truyền thống" có nghĩa là: Sự "chuyển giao",
"trao cho" (truyền) từ "đời này sang đời khác" (thống). Trong tiếng Anh và
tiếng Pháp, từ này có chung hình thức chữ viết (tradition), có gốc từ tiếng
Latinh (traditio), xuất phát từ động từ tradere có nghĩa là "trao cho", "truyền
lại", "để lại". Hiểu một cách chung nhất, "truyền thống" là sự kế thừa di sản
xã hội có giá trị được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo GS. Trần
Văn Giàu, “truyền thống là những đức tính hay những thói tục kéo dài nhiều
thế hệ, nhiều thời kỳ lịch sử và hiện có nhiều tác dụng, tác dụng đó có thể tích
cực, cũng có thể tiêu cực”1. Với cách tiếp cận tổng quát, GS. TS. Nguyễn
Trọng Chuẩn cho rằng: "Theo nghĩa tổng quát nhất, truyền thống - đó là
những yếu tố của di tồn văn hóa, xã hội thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư
tưởng, phong tục, tập quán, thói quen, lối sống và cách ứng xử của một cộng
đồng người được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được truyền
từ đời này sang đời khác và được lưu giữ lâu dài". Tiếp cận ở một góc độ
khác, R. Aileau cho rằng: Truyền thống không tự giới hạn ở sự bảo tồn cũng
như ở sự truyền giao nguyên bản những cái đã hình thành trước đó. Trên
dịng đi của lịch sử, truyền thống tích hợp các hiện thể mới (existants
nouveaux) bằng cách thích nghi chúng với các hiện thể cũ.
"Truyền thống" tồn tại với tính hai mặt của nó. Trong các di sản truyền

thống, bên cạnh mặt tích cực cũng hàm chứa mặt hạn chế, những phản giá trị.
GS. Trần Văn Giàu đã khẳng định: “Truyền thống thì có cái tốt cái xấu;
nhưng khi chúng ta nói "giá trị truyền thống" thì ở đây chỉ có cái tốt mà thơi,
Trần Văn Giàu (2011): Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, H, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự
thật, tr.91.
1

4


bởi vì chỉ có những cái tốt phổ biến, cơ bản, có nhiều tác dụng tích cực hướng
dẫn sự nhận định và hướng dẫn hành động, thì mới mang danh là giá trị
truyền thống”2.
Như vậy, khi nói đến giá trị truyền thống là nói đến những giá trị đã được
thừa nhận, đánh giá, thẩm định nghiêm ngặt của thời gian, nó được cộng đồng
lựa chọn, thừa nhận và chuyển giao qua những giai đoạn lịch sử. Sự thẩm định
đó khơng phải là ý kiến chủ quan một hay một vài cá nhân mà dựa trên sự đánh
giá khách quan của cả cộng đồng. Chính những giá trị này tạo nên bản sắc của
từng dân tộc, nó được truyền lại cho thế hệ sau và sẽ được bảo vệ, duy trì, bổ
sung và phát triển.
2.1.2. Lịch sử
Hiểu một cách đơn giản và phổ quát nhất, "lịch sử" (tiếng Anh: history) là
những sự kiện đã trải qua, đã thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người.
Đối với các nhà khoa học sử, có ba cách hiểu cơ bản về lịch sử:
- Lịch sử là việc đã diễn ra trong quá khứ: Những sự kiện (biến cố/
event) diễn ra trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại, không thể thay đổi
được, cố định trong không gian và thời gian, mang tính chất tuyệt đối và
khách quan.
- Lịch sử là sự ghi lại những việc diễn ra trong quá khứ: Con người
muốn nắm bắt quá khứ, diễn đạt sự kiện và giải thích ý nghĩa của sự kiện

bằng những câu chuyện kể mang tính chất khách quan tương đối và có dấu ấn
chủ quan của người ghi lại.
- Lịch sử là sự tập hợp tài liệu của việc diễn ra trong quá khứ: Đây là
quá trình tập hợp những tài liệu đã có về những sự kiện lịch sử, từ đó đưa ra,
cung cấp những cứ liệu (có thể khác nhau, trái chiều nhau) xung quanh các sự
kiện lịch sử và không kèm theo bất cứ quan điểm cá nhân nào.
Những thông tin, sự kiện, câu chuyện của lịch sử dân tộc, dù thuộc loại
nào trong ba dạng lịch sử nêu trên thì đều có khả năng mang lại ý nghĩa, giá
trị nhận thức cho con người đương đại. Ý nghĩa của lịch sử dân tộc có thể tóm
gọn vào ba điểm chính sau: (1) Thứ nhất, với ý nghĩa lịch sử là chuyện quá
khứ, việc biết, hiểu, nắm bắt được những chuyện trong quá khứ giúp con
Trần Văn Giàu (2011): Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, H, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự
thật, tr.93.
2

5


người có thể hiểu rõ và sâu hơn về đất nước và xã hội xung quanh, từ đó có
thể giải thích được các biến động chính trị và xã hội đã, đang diễn ra, có thể
dự đốn con đường đi của lịch sử trong tương lai. (2) Thứ hai, lịch sử dân tộc
có khả năng hun đúc đạo đức của con người. Qua việc nghiên cứu lịch sử, ta
nhận ra được quy luật cuộc sống, rút ra được những kinh nghiệm, bài học lịch
sử, phân biệt được cái tốt - cái xấu, cái đúng - cái sai, cái hay - cái dở, sự cao
thượng - sự thấp hèn, từ đó, biết cư xử, hành động đúng. Nói cách khác, lịch
sử có khả năng tạo nên những cơng dân tốt. (3) Thứ ba, như là hệ quả tất yếu
của ý nghĩa thứ hai, lịch sử dân tộc góp phần định hình bản sắc của cả dân
tộc, đất nước. Như vai trò của trái tim đối với cơ thể, lịch sử truyền cho con
người dòng máu oai hùng của thế hệ cha anh cho thế hệ hôm nay, để ta biết
yêu quý và tự hào về đất nước, để khi cần, sẵn sàng hy sinh cho đất nước.

2.1.3. Văn hóa
Văn hóa là “tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người
đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại. Qua bao thế kỷ,
các hoạt động sáng tạo ấy đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền
thống thị hiếu thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc khẳng định
bản sắc riêng của mình”3. Đó chính là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy thơng qua hoạt động thực
tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong
từng thời kỳ lịch sử nhất định.
Hồ Chí Minh đã từng viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,
pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Tồn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hố”4. Theo quan niệm của Người, văn
hóa chính là biểu hiện của sự hiểu biết, tài năng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, tâm
hồn, ... của con người và của mỗi cộng đồng dân tộc trong mối quan hệ với xã
hội và tự nhiên. Như vậy, văn hóa khơng đơn thuần chỉ là đời sống tinh thần
của con người - xã hội mà từ trong bản chất của mình: Văn hóa chính là linh

3
4

Thành Lê (2001), Văn hóa và lối sống, Nxb.Thanh niên, H, tr.5
Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia-Sự Thật, xuất bản lần thứ 3, H, tr. 458

6


hồn của một xã hội, là sức mạnh trường tồn của một dân tộc, là sức sống vươn
lên của thời đại.

2.1.4. Giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa
Giá trị là phạm trù riêng có của lồi người, liên quan đến lợi ích vật
chất cũng như tinh thần của con người. Bản chất và ý nghĩa bao quát của giá
trị là tính nhân văn. Chức năng cơ bản nhất của giá trị là định hướng, đánh giá
và điều chỉnh các hoạt động của cá nhân và cộng đồng. Giá trị gắn liền với
nhu cầu con người. Những hành động của con người vì nhu cầu và thỏa mãn
nhu cầu trong quá trình tồn tại của mình ẩn chứa các giá trị văn hóa. Trí tuệ,
năng lực sáng tạo, khát vọng nhân văn của con người biểu hiện trong hoạt
động sống của cá nhân, cộng đồng, dân tộc (ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp xã
hội, giáo dục, tập quán, tín ngưỡng,...) tạo nên nét đặc trưng của giá trị văn
hóa. Nói tới giá trị văn hóa là nói tới những thành tựu của một cá nhân hay
một dân tộc đã đạt được trong quan hệ với thiên nhiên, với xã hội và trong sự
phát triển bản thân mình, là nói tới thái độ, trách nhiệm và những quy tắc ứng
xử của mỗi người trong quan hệ của bản thân với gia đình, xã hội và thiên
nhiên, cũng là nói tới những biểu tượng cho cái chân - thiện - mỹ. Các giá trị
văn hóa này có tính "di truyền xã hội", được lưu truyền trong xã hội qua các
thời kỳ lịch sử và trở thành các giá trị truyền thống, chứa đựng những tư
tưởng, biểu tượng, giá trị, chuẩn mực xã hội mà thế hệ đi trước mong muốn
gìn giữ, truyền đạt để thế hệ sau noi theo.
Nói đến giá trị văn hóa truyền thống là nói đến cái lâu dài, trải qua
nhiều thời gian thử thách mà cốt lõi bản chất của nó ln được giữ vững, có
giá trị tương đối ổn định, tốt đẹp, tiêu biểu cho dân tộc, tạo nên bản sắc cho
dân tộc đó. Do vậy, mỗi dân tộc cần bảo vệ, duy trì và phát triển các giá trị
văn hóa truyền thống, làm điểm tựa để sáng tạo các giá trị văn hóa mới và là
cơ sở để giao lưu văn hóa quốc tế. Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống dân tộc có vai trị rất quan trọng trong việc phát triển nền văn
hóa nói chung và xây dựng lối sống nói riêng. Tuy nhiên, đặt vấn đề kế thừa
và phát huy giá trị văn hóa truyền thống khơng phải để chép lại giản đơn
những việc xưa mà bàn về vấn đề tác dụng của nó đối với hiện tại cũng như
tương lai của một dân tộc.


7


Coi trọng vai trị của văn hóa trong tồn bộ đời sống xã hội, Hồ Chí
Minh khẳng định: “Trong cơng cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề chú
ý đến; cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”5.
Các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam được thử thách qua
nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, được hun đúc trong suốt quá trình đấu
tranh dựng nước và giữ nước. Các giá trị đó chính là lịng u nước nồng nàn,
ý chí tự lực tự cường, tinh thần đồn kết, lịng nhân ái, khoan dung, trọng
nghĩa tình, hiếu học, cần cù, lạc quan... Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên
cứu, các giá trị này khơng chỉ có vai trị to lớn đối với sự tồn vong mà còn
khẳng định sức sống mãnh liệt của dân tộc trong quá khứ, hiện tại và tương
lai. Ngày nay, các giá trị văn hóa truyền thống đóng một vai trị rất quan trọng
trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo nên sức mạnh
cho công cuộc phát triển đất nước và giảm bớt, loại trừ những tiêu cực phát
sinh từ mặt trái của cơ chế thị trường.
2.2. Tổng quan nghiên cứu về giá trị văn hố, lịch sử của các di tích quốc
gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Điều 29 Luật Di sản văn hoá (Luật số 28/2001/QH10): Căn cứ vào giá
trị lịch sử, văn hố, khoa học, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh
(sau đây gọi là di tích) phân loại " Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị
đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.". Điều này được sửa đổi, làm rõ tại Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa (Luật số 32/2009/QH12):
“3. Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc
gia, bao gồm:
a) Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bước
chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng
dân tộc, danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của

dân tộc;
b) Cơng trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến
trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát
triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;

5

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, Tập 7, tr.246

8


c) Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển
văn hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới;
d) Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa
cảnh quan thiên nhiên với cơng trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt
của quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý,
đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.”
Cho đến trước tháng 12/20176, Quảng Ninh có 4 di tích cấp quốc gia
đặc biệt, gồm: Khu di tích nhà Trần tại thị xã Đông Triều (được xếp hạng theo
Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013), khu di tích lịch sử và danh
lam thắng cảnh thắng Yên Tử tại thành phố ng Bí (được xếp hạng theo
Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 27/09/2012), khu di tích lịch sử Bạch
Đằng tại thị xã Quảng n và thành phố ng Bí (được xếp hạng theo Quyết
định số 1419/QĐ-TTg) và Danh lam thắng cảnh vịnh Hạ Long tại thành phố
Hạ Long (được xếp hạng theo Quyết định số 1272/QĐ-TTg, ngày 12/8/2009).
Đây thực sự là những bảo tàng văn hóa lịch sử sống động cần được khai thác
và bảo tồn cho thế hệ tương lai. Các di tích này đã thu hút khá nhiều nhà
nghiên cứu, nhà khoa học, và cả người dân quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu.
Hiện nay, có nhiều tài liệu viết về các di tích trên, song tài liệu đầu tiên

phải kể đến là các hồ sơ lí lịch di tích do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Quảng Ninh (nay là Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh) và các Ban Quản lí
di tích lập để gửi Cục Di sản của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Thủ
tướng chính phủ cơng nhận và xếp hạng di tích; cùng với đó Ban Quản lí di
tích trọng điểm Quảng Ninh (nay là Ban Quản lí di tích và danh thắng Quảng
Ninh thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh) đã nghiên cứu và
phát hành các cuốn Di tích lịch sử - Văn hóa nhà Trần tại Đông Triều xuất
bản năm 2010. Nội dung các tài liệu này đi sâu vào việc khảo tả, mô tả chi tiết
hiện trạng của các di tích; tái hiện được nguồn gốc lịch sử và quá trình hình
thành - phát triển của di tích thơng qua các dấu vết nền móng, các đặc điểm
kiến trúc, điêu khắc, các dấu tích tiền sử... Qua đó người đọc có được cái nhìn
6

Ngày 25/12/2017,Chính phủ đã ra Quyết định số 2082/QĐ-TTg về việc xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

lần thứ 8 đối với đền Cửa Ông của tỉnh Quảng Ninh. Như vậy, từ năm 2018, Quảng Ninh có 5 di tích quốc
gia đặc biệt, gồm: Danh lam thắng cảnh vịnh Hạ Long (thành phố Hạ Long), khu di tích lịch sử và danh
thắng n Tử (thành phố ng Bí), khu di tích nhà Trần (thị xã Đơng Triều), khu di tích lịch sử Bạch Đằng
(thị xã Quảng Yên) và đền Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả).

9


chi tiết về các di tích, tuy nhiên lại nhưng khó cơ đọng kiến thức và cũng chưa
hiểu sâu được giá trị lịch sử, văn hóa của từng di tích.
Đối với danh lam thắng cảnh vịnh Hạ Long, có vơ vàn tài liệu viết về
danh thắng này dưới nhiều thể loại, nhiều hình thức phát hành khác nhau,
song có lẽ tài liệu tiêu biểu và đầy đủ hơn cả là cuốn Vịnh Hạ Long di sản
thiên nhiên thế giới xuất bản năm 2009 của Ban Quản lí Vịnh Hạ Long. Cuốn
sách giới thiệu về vịnh Hạ Long được viết theo hướng liệt kê các giá trị của

vịnh Hạ Long (khẳng định 4 giá trị lớn của Vịnh Hạ Long, bao gồm giá trị
thẩm mĩ, giá trị địa chất địa mạo, giá trị đa dạng sinh học và giá trị văn hóa
lịch sử). Tuy nhiên lượng thơng tin về giá trị văn hóa lịch sử tương đối khó
hấp thụ do dấu tích minh chứng khơng đầy đủ và ngun vẹn, cịn thông tin
về các giá trị khác của vịnh Hạ Long rất đầy đủ, nhưng nhìn chung khó nhớ.
Ngồi ra, có thể kể tên một số cuốn sách hấp dẫn khác như cuốn Hạ Long
những lời đánh giá và ngợi ca (2000) của Ban Quản lí Vịnh Hạ Long tổng
hợp những bài thơ, văn, câu hát, những lời nhận xét đánh giá, ngợi ca Vịnh
Hạ Long của các nhà thơ, nhà văn, những vị vua, những người nổi tiếng trong
lịch sử và đương thời của Việt Nam và thế giới cũng là một kênh thông tin
đáng giá; cuốn Non nước Hạ Long (2003) của Thi Sảnh giới thiệu về các giá
trị của vịnh Hạ Long, tiêu biểu là giá trị thẩm mĩ và địa chất địa mạo; cuốn Di
sản văn hóa làng chài Vịnh Hạ Long (2010) giới thiệu về các làng chài trên
vịnh (tiêu biểu là làng chài Cửa Vạn, Vơng Viêng) với các hoạt động văn hóa
của cư dân làng chài như tổ chức đời sống, văn hóa ở, văn nghệ (hát đúm), tổ
chức cưới hỏi, tang ma,...
Đối với Yên Tử, cội nguồn của Phật giáo Việt Nam, cũng có rất nhiều
sách, nổi bật là các cuốn Danh sơn Yên Tử (1996) của tác giả Phan Kế, giới
thiệu về các giá trị của di tích Yên Tử, chủ yếu là giá trị thẩm mĩ và văn hóa
lịch sử; cuốn Danh thắng Yên Tử: Lịch sử và truyền thuyết (1996) của
Nguyễn Sĩ Trung nghiêng nhiều về vấn đề tâm linh, một niềm tin bất diệt vào
sự hiển linh của Đức Phật Hồng Trần Nhân Tơng, người anh hùng dân tộc và
Đệ Nhất Tổ Thiền Trúc Lâm Yên Tử,…; cuốn Yên Tử truyền thuyết di tích và
lịch sử các chùa (1997) của Nguyễn Thi, đúng như tên của cuốn sách, giới
thiệu về các di tích chủ yếu là dưới dạng truyền thuyết và có gắn bó với q
trình tu hành của Trần Nhân Tông; cuốn Cõi thiền Trúc Lâm Yên Tử sơn

10



(1998) của Trần Trương - Trưởng Ban quản lý Yên Tử (1992-2003) thực hiện
những lát cắt ngang theo từng thời kỳ lịch sử; cuốn Cõi thiêng Yên Tử (2002)
của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh (nay là Sở Văn hóa và Thể
thao Quảng Ninh), giới thiệu chủ yếu về thiền phái Trúc Lâm; Chùa Yên Tử:
Hay Cõi thiền Trúc Lâm thắng cảnh Yên Sơn (2005) của Trần Trương giới
thiệu tổng thể di tích (gần giống tài liệu lí lịch di tích) bao gồm lịch sử núi
Yên Tử, q trình tu hành của Trần Nhân Tơng, lịch sử tên gọi và các di tích
đền chùa ở Yên Tử. Năm 2011, Hội Khoa học Xã hội Việt Nam cho xuất bản
cuốn Di tích lịch sử danh thắng Yên Tử, trong đó có giới thiệu được khá bao
quát các di tích Yên Tử. Cũng trong năm 2011, tác giả Uông Triều cho xuất
bản cuốn Những pho tượng đá ở Yên Tử với những bài viết đáng chú ý như:
Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm - đệ nhất An Nam tứ đại khí, Đệ nhị tổ Trúc
Lâm Pháp Loa… có ý nghĩa như là "những lát cắt" lịch sử, là một nguồn tư
liệu tham khảo dành cho bạn bè xa gần yêu mến vùng đất Quảng Ninh.
Về di tích Bạch Đằng cũng đã có khá nhiều cuốn sách được phát hành.
Năm 1979, Phan Đại Dỗn có cuốn Đại thắng Bạch Đằng giới thiệu về 3
trận thắng giặc phương Bắc trên sông Bạch Đằng. Cuốn Chiến thắng Bạch
Đằng do Sở Văn hóa – Thông tin Quảng Ninh phát hành năm 1988, nghiêng
về việc miêu tả lịch sử các trận chiến trên sông Bạch Đằng (có bao gồm
chiến thắng Bạch Đằng thời nhà Ngơ và Tiền Lê nhưng chủ yếu là của thời
kì Trần Hưng Đạo năm 1288); Năm 1998, Sở Văn hóa – Thơng tin Quảng
Ninh cho ra mắt cuốn Lí lịch di tích bãi cọc Bạch Đằng 1288. Đúng như tên
gọi, cuốn sách nêu lịch sử di tích cùng gắn với những sự kiện trong đại của
dân tộc, tập trung vào sự kiện năm 1288. Nhà nghiên cứu Lê Đồng Sơn –
người được mệnh danh là “nhà Quảng Yên học”, trong các cơng trình Văn
hóa n Hưng, lịch sử hình thành và phát triển (2008), Văn hóa n Hưng,
di tích, văn bia, câu đối, đại tự (2008) và đặc biệt trong cuốn Chiến thắng
Bạch Đằng 1288, di tích và huyền thoại (2009) đã cung cấp những thông tin
bao quát về các trận đánh giặc trên sông Bạch Đằng, những thông tin chi tiết
về những địa danh cụ thể gắn thuộc khu di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng.

Năm 2011, Ban Quản lí các di tích trọng điểm Quảng Ninh cho ra đời cuốn
Khu di tích lịch sử chiến Bạch Đằng năm 1288 giới thiệu về tổng thể di tích
(có giá trị như tài liệu lí lịch di tích), giới thiệu lịch sử tên gọi, truyền thuyết

11


của các di tích Bạch Đằng. Năm 1982, tại Hải Phòng đã tổ chức hội thảo
khoa học về chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Còn tại Quảng Ninh, từ năm
1988 đến nay, tỉnh Quảng Ninh, thị xã Quảng Yên đã phối hợp các nhà khoa
học trong và ngoài nước tổ chức được ba cuộc hổi thảo khoa học nghiên cứu
về chiến thắng Bạch Đằng quy mô cấp quốc gia và quốc tế (lần 1, năm 1988;
lần 2, năm 2013; lần 3, năm 2018), tập trung nghiên cứu sâu về chiến thắng
Bạch Đằng 1288 – chiến thắng được đánh giá là cột mốc đánh dấu sự hoàn
thiện chiến thắng Bạch Đằng, là đỉnh cao nghệ thuật quân sự, nghệ thuật
thủy chiến của dân tộc Việt Nam với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa
học đầu ngành về lịch sử ở Việt Nam. Các Kỷ yếu hội thảo liên quan đến
Bạch Đằng đã tập trung khẳng định tài năng quân sự của Trần Hưng Đạo,
nghệ thuật quân sự trong trận chiến Bạch Đằng, và đặt ra những vấn đề
trong bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các điểm di tích.
Đối với khu di tích Nhà Trần ở Đơng Triều, trong so sánh với số lượng
tài liệu viết về các di tích Quốc gia khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, số
lượng tài liệu còn chưa nhiều. Năm 1992, UBND huyện Đông Triều cho ra
mắt cuốn Trung tâm Phật giáo Quỳnh Lâm: Kỉ yếu hội thảo. Năm 2010, Ban
Quản lí các di tích trọng điểm Quảng Ninh đã cho xuất bản cuốn Di tích lịch
sử - Văn hóa nhà Trần tại Đông Triều, Quảng Ninh giới thiệu về tổng thể di
tích (có ý nghĩa như tài liệu lí lịch di tích) bao gồm lịch sử nhà Trần, các đời
vua Trần, lịch sử tên gọi và các di tích đền chùa thuộc khu di tích nhà Trần ở
Đơng Triều.
2.3. Tổng quan nghiên cứu về dạy học tích hợp

Lý thuyết tích hợp được ứng dụng vào giáo dục trở thành một quan
điểm (một trào lưu tư tưởng) lý luận dạy học phổ biến trên thế giới hiện nay.
Xu hướng tích hợp còn được gọi là xu hướng liên hội đang được thực hiện
trên nhiều bình diện, cấp độ trong quá trình phát triển các chương trình giáo
dục. Chương trình được xây dựng theo quan điểm tích hợp, trước hết dựa trên
quan điểm giáo dục nhằm phát triển năng lực người học.
Trên thế giới đã có nhiều nhà nghiên cứu giáo dục nghiên cứu về quan
điểm tích hợp trong đó có Xavier Roegiers (1996), với cơng trình nghiên cứu
“Khoa sư phạm tích hợp hay cần làm thế nào để phát triển năng lực ở các
trường học”. Tại cơng trình nghiên cứu của mình, Roegiers đã nhấn mạnh

12


rằng cần đặt tồn bộ q trình học tập vào một tình huống có ý nghĩa đối với
sinh viên. Ơng nhấn mạnh rằng đồng thời với việc phát triển những mục tiêu
đơn lẻ, cần tích hợp các q trình học tập này trong một tình huống có ý nghĩa
với sinh viên. Những tình huống có ý nghĩa phải là những tình huống có vấn
đề, có nội dung liên mơn, liên quan đến thực tiễn, và khi sinh viên tham gia
giải quyết vấn đề đó sẽ hình thành cho mình những kỹ năng, năng lực thực
tiễn hay là cơ sở cho quá trình học tập tiếp theo. Vì thế tình huống có vấn đề
phải là tình huống tích hợp có ý nghĩa với sinh viên, chứ khơng phải cái cớ để
tích hợp. Việc tích hợp này nhằm mục đích làm cho quá trình học tập mang
lại cho học sinh/sinh viên những kỹ năng, năng lực thực tiễn nhưng các quá
trình này được tiến hành ngay trên lớp học.
Hội thảo quốc tế đón chào thế kỷ 21 có tên “Kết nối hệ thống tri thức
trong một thế giới học tập” với sự tham gia của gần 400 nhà giáo dục thuộc
18 quốc gia được tổ chức từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 12 năm 2000 tại Manila
(Philippines). Một trong những nội dung chính được bàn luận sơi nổi tại hội
thảo này là những con đường và cách thức kết nối hệ thống tri thức hướng vào

người học trong thời đại thông tin. Muốn đáp ứng được nhu cầu kết nối hệ
thống tri thức trong một thế giới học tập, đòi hỏi tư duy liên hội được thiết kế
ngay trong nội dung, phương tiện nghiên cứu và phương pháp giảng dạy. Như
thế, khi đứng trước nhu cầu giải quyết mâu thuẫn kiến thức của tình huống
học tập, người học khơng chỉ giải quyết theo hướng trực tuyến hay nội suy mà
có thể còn giải quyết bằng cách ứng dụng một cách linh hoạt khả năng liên
hội kiến thức.
Mục đích chung của việc học là hiểu sự liên kết của mọi hiện tượng, sự
vật. Tích hợp là cách tư duy trong đó các mối liên kết được tìm kiếm, do vậy,
tích hợp làm cho việc học chân chính xảy ra (Clark, 2002). Như thế, với định
nghĩa học tập là cách tìm kiếm các mối liên hệ và kết nối các kiến thức, Clark
đã khẳng định quy luật tích hợp tất yếu của tiến trình học tập chân chính. Cụ
thể, sự thâm nhập có tính chất tìm tịi khám phá của học sinh vào q trình
kiến tạo kiến thức, học tập có ý nghĩa (meaningful learning), học sâu sắc và
ứng dụng (deep learning) được xem là chủ yếu đối với việc dạy và học hiệu
quả. Và cách tiếp cận tìm tịi-khám phá này khuyến khích học sinh thơng qua
q trình tìm kiếm tích cực, sẽ kết hợp hơn là mở rộng các kiến thức rời rạc

13


(Hamston & Murdoch, 1996). Nhiều nghiên cứu ứng dụng tâm lý học nhận
thức vào giáo dục đã khẳng định: mối liên hệ giữa các khái niệm đã học được
thiết lập nhằm bảo đảm cho mỗi học sinh có thể huy động một cách hiệu quả
những kiến thức và năng lực của mình để giải quyết tình huống, và có thể đối
mặt với một khó khăn bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. Nhờ đó, sinh
viên có điều kiện phát triển những kỹ năng xun mơn, những khả năng có
thể di chuyển.
Theo Drake and Burns (2004), việc định nghĩa chương trình tích hợp đã
là đề tài bàn bạc từ khi thế kỷ 20 bắt đầu. Hơn một trăm năm qua, các nhà lý

thuyết đã đưa ra ba loại cơ bản về hoạt động tích hợp. Các loại tích hợp này
được xác lập giống nhau mặc dù tên gọi của chúng thường khác nhau. Tích
hợp có vẻ như là vấn đề của phương pháp và mức độ. Từ nhìn nhận này,
Drake and Burns (2004), đề xuất các định nghĩa của mình về các định hướng
tích hợp mà theo họ, chúng tương thích với các định nghĩa đã được các nhà
giáo dục đề ra qua nhiều thập kỷ vừa rồi. Ba loại này cung cấp điểm khởi đầu
cho việc hiểu các cách tiếp cận tích hợp khác nhau: (1) Tích hợp đa
mơn (Multidisciplinary Integration); (2) Tích hợp liên mơn: Interdisciplinary
Integration; (3) Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration)
Đào tạo năng lực nghề theo diện rộng của chương trình được thể hiện
qua quan điểm nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển trong mỗi giáo
sinh một triết lý nghề nghiệp (professional philosophy), một bản sắc nghề
nghiệp cá nhân (pedagogical identity) bao gồm nhận thức, niềm tin, quan
điểm về dạy và học, về người học cùng với tập hợp các năng lực chung như
giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, thu thập-xử lý thông tin để áp dụng triết
lý dạy học vào thực tiễn lớp học. Nói khác đi, chương trình tập trung vào việc
giúp cho giáo sinh trở thành những nhà chuyên mơn sư phạm thơng qua tiến
trình kết hợp chặt chẽ và sâu sắc giữa lĩnh hội lý thuyết và trải nghiệm thực tế,
ứng dụng lý thuyết dạy học và giáo dục chung vào những lĩnh vực giảng dạy
cụ thể khác nhau, kết nối hệ thống tri thức liên ngành vào thế giới học tập. Do
vậy mặc dù chương trình thiên về đào tạo nghiệp vụ sư phạm nhưng là lối đào
tạo nghiệp vụ theo diện rộng, tạo điều kiện cho người học hình thành và phát
triển nhận thức và những năng lực tổng hợp và hiểu biết tổng quát làm nền
tảng cho sự phát triển nghiệp vụ chuyên môn về lâu dài.

14


Về mặt cấu trúc tổ chức của môn học, mỗi học phần lý luận dạy học,
đặc biệt những môn học liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu giáo dục, tâm lý

học thường hình thành “một tuyến phát triển chung tạo nên cơ sở để từ đó ngữ
cảnh hố cho việc đưa ra những nguyên tắc, những vấn đề và những tiến trình
xoay quanh việc xây dựng chương trình giáo dục đại học”. Thơng qua các
hoạt động học tập nhóm và cá nhân có hướng dẫn của trợ giảng, các bài tập
thực hành, các tiểu luận và các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm,
những học phần về lý luận và phuơng pháp dạy học mang tính tổng quát này
tạo điều kiện cho người học áp dụng vào những lĩnh vực môn học cụ thể ở
trường đại học.
Theo nhận xét của GS. Nguyễn Minh Thuyết: Định hướng dạy học tích
hợp có vẻ như chưa chạm vào cửa ngõ của các chương trình đào tạo bậc đại
học. Sở dĩ như vậy là vì chúng ta đã trải qua ba lần cải cách giáo dục, nhưng
cả ba lần đều không động đến giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
Trong báo cáo kết quả khảo sát so sánh giữa giáo dục đại học cấp cử
nhân (Bachelor of Arts hay gọi tắt là BA) ở Mỹ và ở Việt Nam hiện nay (bao
gồm chương trình học kinh tế ở Việt Nam và chương trình học khoa học cơ
bản, xã hội hoặc nhân văn (liberal arts trong đó có kinh tế, tốn, vật lý, hoá
học, văn chương, tâm lý học,… Vũ Quang Việt (2005) đã đưa ra vài kết luận
về đặc điểm của chương trình đào tạo ở bậc đại học. Theo Vũ Quang Việt,
thời gian học 4 năm ở lớp tại Việt Nam là 2183 giờ so với 1380 giờ ở Mỹ.
Như vậy chương trình ở Việt Nam dài hơn gần 60%. Với thời gian ngồi lớp
như vậy, sinh viên sẽ cịn ít thì giờ để tự học, nghiên cứu. Ở các trường đại
học Việt Nam tất cả các mơn có tính bắt buộc, học sinh khơng có quyền tự
chọn, ngược lại ở Mỹ học sinh có quyền tự chọn đến 1/3 thời gian học dù học
bất cứ ngành chính nào (như tốn, vật lý, hoá học, kinh tế, tâm lý, văn
chương, ...). Đặc biệt, tác giả Quang Việt phân tích giá trị của đường lối đào
tạo tích hợp qua hệ thống học phần tự chọn và hướng đào tạo tự học ở Mỹ.
Các học phần tự chọn rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho sinh viên
mở mang kiến thức về nhiều ngành học khác nhau có liên quan. Việc hiểu
biết liên ngành này cho phép sinh viên hợp tác nghiên cứu liên ngành, phân
tích và nhìn vấn đề khơng bị cục diện, bó hẹp vào chun mơn của mình. Sinh

viên đại học với quyền tự chọn có thể chọn hai ngành chuyên môn, hoặc một

15


ngành chính và một ngành phụ liên quan. Sau khi ra trường, họ có thể làm
việc ở nhiều chun mơn khác nhau chứ khơng bị bó vào ngành chun mơn
duy nhất mà mình học ở trường, kể cả thay đổi hoàn toàn để theo một ngành
khác. Triết lý giáo dục ở Mỹ cho phép và trang bị cho sinh viên thực hiện việc
đổi ngành mà không bị hụt hẫng.
Trong lúc đó, xu hướng đa mơn truyền thống là nét đặc trưng trong các
chương trình đào tạo đại học nói chung ở Việt Nam. Thực tế thực hiện đào tạo
giáo viên theo hướng đa môn với hàng loạt học phần liên quan đến kiến thức
môn học ở tiểu học như thế làm cho khối lượng đào tạo phình to, địi hỏi thời
lượng học tập trên lớp lớn, kiểm tra thi cử nhiều. Như vậy thời gian cho cho
việc tự học, tự nghiên cứu của giáo sinh bị hạn chế. Hơn nữa, các môn học ở
đại học cũng là các ngành nghiên cứu vốn thuờng có liên quan với nhau. Việc
học tập các môn học này một cách riêng lẻ với những giảng viên từ nhiều
khoa trường khác nhau khơng có dịp trao đổi bàn bạc về chun mơn, về tính
liên thơng giữa các môn học, không tạo ra được những bài tập/ hoạt động giúp
người học vận dụng nối kết các kiến thức liên quan. Điều này làm cho người
dạy không giúp người học nhận ra mối liên hệ có ý nghĩa giữa các ngành kiến
thức trong tương quan với môn học vốn mang tính tích hợp cao ở bậc tiểu học
Mặt khác, cách tổ chức học tập nội dung môn học theo hướng cá thể
hoá và phát huy cao độ khả năng tự học của sinh viên được hỗ trợ mạnh mẽ
bởi tính chất tích hợp của mơn học. Tên gọi bộ mơn nhìn chung khơng chính
thống, cố định (ví dụ như Tâm lý học, Lý luận dạy học, Giáo dục học…) mà
được tạo lập thành như những chủ đề/và những vấn đề liên quan trực tiếp đến
thực tiễn và lý luận dạy học mơn học ấy (ví dụ như Học tập, giảng dạy và
sáng tạo; Chuẩn bị giảng dạy”; “Giáo viên với tư cách là một nhà nghiên

cứu”; Công việc chuyên môn của người giáo viên; Ủng hộ các nhu cầu học
tập; Khả năng đọc viết và ngôn ngữ;… Nội dung mơn học thể hiện tính chất
tích hợp, liên mơn của nhiều loại kiến thức liên quan và tính chất thực tiễn
nghiệp vụ cao. Điều này tạo một môi trường cho người học có thể tìm kiếm
nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đồng thời cho phép họ nhận ra vài lĩnh
vực mà mình quan tâm hoặc có khả năng.
Thực tế, triết lý đào tạo năng lực nghề theo định hướng giảng dạy tích
hợp đã được đưa lên bàn nghị sự của giáo dục nghề ở Việt Nam từ năm 2006.

16


Theo Phó Cục Trường Cục dạy nghề, “để có thể thực hiện có hiệu quả triết lý
đào tạo theo năng lực thực hiện thì việc trước tiên các chương trình khung
đào tạo nghề cần phải được tổ chức xây dựng (đối với chương trình mới) và
điều chỉnh (đối với chương trình cũ) theo đúng hướng tiếp cận theo năng lực
thực hiện mà bản chất là dạy nghề gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, giữa học
với hành, giữa giáo dục đào tạo gắn liền với sản xuất.”
Theo PGS .TS Đặng Thành Hưng - Một số vấn đề quản lý giáo dục và
lý luận dạy học đại học: trong học trình tổng thể, trừ những phần bắt buộc
phải tổ chức theo cấu trúc bộ mơn, bài bản có tính ổn định cao, những học vấn
còn lại được tổ chức thành những học trình tích hợp liên mơn và xun mơn.
Vai trị của tính tích hợp trong các chương trình đào tạo là giảm tải, rút gọn tài
liệu, tiết kiệm thời gian học tập, tạo thuận lợi cho việc học, đảm bảo để học có
chất lượng hơn. Có nhiều kiểu tích hợp, ví dụ: tích hợp liên mơn, xun mơn,
tích hợp ngang, tích hợp dọc trong các chương trình. Cũng như các chương
trình giáo dục khác, đặc điểm cơ bản của các chương trình đào tạo nghề hiện
nay thể hiện ở sự tích hợp các lĩnh vực mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ,
tích hợp nội dung các mơn học, tích hợp giữa lý thuyết với thực hành (Theo
Cao Văn Sâm, 2006). Tuy nhiên, cho đến nay, định hướng này vẫn chưa được

triển khai vào thực tiễn phát triển chương đào tạo của các ngành nghề bậc đại
học ở Việt Nam.
Định hướng tích hợp đã được giới thiệu vào các chương trình đào tạo
nghề bậc trung cấp và cao đẳng song có vẻ như chưa được chuyển động thành
thực tiễn thực hiện rộng lớn. Cịn chương trình và tài liệu học tập ở bậc đại
học nhìn chung vẫn chưa đi vào quỹ đạo định hướng tích hợp. Mặc dù từ năm
2014 trở đi, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, một trong những trường đại
học thuộc top đầu của cả nước về đào tạo giáo viên đã đặt ra và có nhiều
nghiên cứu về vấn đề dạy học tích hợp, nhưng con đường này lại được nghiên
cứu nhằm “khai sơn vỡ thạch” cho sinh viên sư phạm, những giáo viên tương
lai. Năm 2014, Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổ chức Hội thảo quốc gia về
Nâng cao năng lực đào tạo giáo viên dạy tích hợp mơn khoa học tự nhiên. Tại
đây, các nhà khoa học đã từng bước khai mở tư duy, phương pháp về dạy học
tích hợp. Các báo cáo Thực trạng và giải pháp dạy học tích hợp các mơn khoa
học tự nhiên ở các cấp trung học cơ sở hiện nay của tác giả Trương Thị

17


Thanh Mai, Lê Thanh Huy; Tích hợp khoa học cơ bản và phương pháp dạy
học bộ môn trong đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm của các nhà sư
phạm Đinh Quang Báo, Hà Thị Lan Hương nhận được sự quan tâm lớn của
các nhà giáo dục. Giáo sư, tiến sĩ Đinh Quang Báo là người đã dành nhiều
thời gian theo đuổi vấn đề dạy học tích hợp. Cũng năm 2014, ơng đã có bài
viết Xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thơng
(Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 59). Trong bài viết
này, dạy học tích hợp được xác định là con đường tạo sự đổi mới căn bản,
tồn diện cho giáo dục nói chung, giáo dục phổ thơng nói riêng. Năm 2015,
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm đã giới thiệu cuốn Cộng đồng học tập - Mơ
hình đổi mới tồn diện nhà trường của Manabu Sato, Masaaki Sato (người

dịch Khổng Thị Diễm Hằng). Nghiên cứu bài học vì cộng đồng học tập của
nhóm tác giả Eisuke Saito, Masatsugu Murase, Atsushi Tsukui, John Yeo
(người dịch Khổng Thị Diễm Hằng). Các nghiên cứu về dạy học tích hợp với
các nội dung khác nhau, cho các mơn học khác nhau, đối tượng người học
khác nhau, ... tuy nhiên cùng thống nhất ở quan điểm: Dạy học tích hợp là
hình thức dạy học có hiệu quả tích cực trong việc phát triển toàn diện năng
lực của người học nếu được tổ chức dạy học một cách khoa học. Từ những nỗ
lực của các nhà khoa học, các nhà sư phạm, tới thời điểm hiện tại, việc dạy
học tích hợp đã được thực hiện ở tất cả các cấp học, tuy nhiên được thực hiện
nhiều hơn ở các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, ít được chú trọng ở bậc
giáo dục đại học.
Ở giáo dục đại học hiện nay, số lượng các môn học lớn với thời gian
lên lớp nhiều nuốt gần hết năng lượng học tập của người học, không tạo điều
kiện cho họ tự học, tự nghiên cứu để mở rộng phạm vi áp dụng kiến thức liên
ngành và phát triển các năng lực cá nhân. Các mơn học của chương trình tồn
tại và được triển khai một cách độc lập với nhau. Giảng viên mỗi mơn học,
nhìn chung, chưa vượt khỏi tầm nhìn bộ môn để nhận ra mối liên quan về nội
dung kiến thức và năng lực giữa mơn học mình đảm trách với những mơn học
khác trong chương trình. Tập qn hoạt động chuyên môn riêng rẽ trong ốc
đảo của mỗi bộ môn, mỗi ngành tồn tại không chỉ về mặt quản lý- tổ chức
chuyên môn mà cả về phương diện cá nhân: niềm tin, thái độ, quan điểm, thói
quen và hành vi của người dạy và người học.

18


×