Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện thống nhất giai đoạn 2014 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.35 KB, 27 trang )

lOMoARcPSD|17160101

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÀNH CƠNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG
NHẤT GIAI ĐOẠN 2014 – 2020

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2022


lOMoARcPSD|17160101

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÀNH CƠNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN


THỐNG NHẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI
ĐOẠN 2014 - 2020

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. PHẠM ĐÌNH LUYẾN

TP. HỒ CHÍ MINH – 2022


lOMoARcPSD|17160101

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................2
1.1. KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU .....2
1.1.1. Thuốc, số đăng ký thuốc ............................................................................2
1.1.2. Dạng bào chế ..............................................................................................3
1.1.3. Mã Bệnh học – điều trị - hóa học (ATC code) .........................................4
1.2. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC TRONG BỆNH
VIỆN .......................................................................................................................6
1.2.1. Vấn đề liên quan đến thuốc trong bệnh viện ............................................6
1.2.2. Phương pháp phân tích được áp dụng để phát hiện các vấn đề sử dụng
thuốc tại bệnh viện ................................................................................................6
1.3. HOẠT ĐỘNG KÊ ĐƠN TRONG CHU TRÌNH SỬ DỤNG THUỐC....10
1.3.1. Hoạt động kê đơn trong chu trình sử dụng thuốc .................................10
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kê đơn thuốc và hậu quả của việc sử dụng
thuốc không hợp lý..............................................................................................10
1.3.2. Quy định về kê đơn ngoại trú tại bệnh viện ...........................................12
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .....................................................12

1.5. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT ......................................13
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................14
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................14
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................14
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................14
2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................14
2.3.2. Phân tích tình sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú BN qua các năm
từ 2014 - 2020.......................................................................................................15
2.3.3. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện Thống Nhất thơng qua
phương pháp phân tích DDD .............................................................................16
2.3.4. Phân tích thống kê ....................................................................................17
CHƯƠNG III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ...........................................................18
3.1. NƠI THỰC HIỆN ........................................................................................18
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................18
3.1.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................18
3.1.3. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................18
3.2. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ..........................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................21

iii


lOMoARcPSD|17160101

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Vấn đề liên quan đến thuốc trong bệnh viện ..............................................6
Bảng 1.2. Cách tính liều xác định hằng ngày (DDD) [5] ...........................................9
Bảng 1.3. Một số nghiên cứu trên thế giới liên quan đến đánh giá việc sử dụng thuốc
trong bệnh viện ..........................................................................................................13
Bảng 2.4. Các thông tin được thu thập từ hồ sơ bệnh án điện tử .............................14

Bảng 2.5. Biến số, mô tả biến số và cách thu thập dữ liệu trong nghiên cứu...........15
Bảng 2.6. Các chỉ số sử dụng thuốc và cách tính tốn .............................................16
Bảng 2.7. Các bước để phân tích DDD theo DU 90% .............................................17
Bảng 3.8. Tiến trình thực hiện nghiên cứu ...............................................................18

iv


lOMoARcPSD|17160101

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Chu trình sử dụng thuốc ...........................................................................10
Hình 1.2. Hậu quả có thể xảy ra do sử dụng thuốc khơng hợp lí .............................11
Hình 3.3. Tóm tắt nội dung nghiên cứu....................................................................19
Hình 3.4. Tiến trình thực hiện nghiên cứu ...............................................................20

v


lOMoARcPSD|17160101

Đề cương nghiên cứu khoa học

Đặt vấn đề

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuốc là hàng hóa đặc biệt, là một trong những phương tiện chủ yếu để bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe. Thuốc đóng vai trị quan trọng trong việc điều trị bệnh [1]. Tuy
nhiên nếu sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như kéo dài

thời gian điều trị, gia tăng tỉ lệ tử vong của người bệnh, tăng chi phí điều trị, đặc biệt
là gia tăng tình trạng lệ thuộc thuốc nói chung và đề kháng kháng sinh nói riêng [2] .
Năm 2006, WHO khuyến cáo về thực trạng kê đơn đáng lo ngại trên toàn cầu: khoảng
30-60% bệnh nhân tại các cơ sở y tế có kê kháng sinh, tỷ lệ này cao gấp đôi so với
nhu cầu lâm sàng, khoảng 60-90% bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh không phù hợp,
khoảng 50% bệnh nhân được kê đơn dùng thuốc tiêm tại các cơ sở y tế và có tới 90%
số ca là khơng cần thiết. Việc tiến hành phân tích, đánh giá việc kê đơn thuốc tại bệnh
viện nhằm chỉ ra những tồn tại để khắc phục thực trạng trên là điều cần thiết.
Bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện tuyến Trung ương với
đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao. Một trong những nhiệm vụ của Bệnh viện Thống
Nhất là phụ trách tầm soát, điều trị cho các cán bộ, lãnh đạo trung – cao cấp của Đảng
và Nhà nước. Bên cạnh đó, Bệnh viện cũng tập trung, đẩy mạnh việc điều trị cho tất
cả các bệnh nhân trên cả nước, có khu vực khám bệnh có BHYT và khám bệnh dịch
vụ nhằm đáp ứng nhu cầu khám, điều trị cho mọi đối tượng. Với mục tiêu đảm bảo
sử dụng thuốc hiệu quả an toàn hợp lý và chỉ định thuốc điều trị ngoại trú đúng là
một trong những chỉ tiêu đánh giá tổng thể hoạt động sử dụng thuốc bệnh viện. Trong
những năm gần đây bệnh viện thường xun có các hoạt động nâng cao trình độ
chuyên môn và nhận thức của cán bộ y tế về sử dụng thuốc. Bên cạnh những kết quả
đã đạt được trong cơng tác sử dụng thuốc, vẫn có một số tồn tại như việc thực hiện
các quy định trong kê đơn điều trị ngoại trú cịn thiếu sót, việc sử dụng thuốc không
hợp lý và hiệu quả… Đặc biệt những năm gần đây chưa có nghiên cứu, đánh giá cụ
thể nào về công tác quản lý, sử dụng thuốc tại Bệnh viện Thống Nhất, đặc biệt là
trong điều trị ngoại trú. Do đó, với mong muốn tìm ra những vấn đề tồn tại từ đó có
những khuyến nghị để góp phần tăng cường trong việc sử dụng thuốc an tồn và hợp
lý, đề tài “Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện
Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2020” với các mục tiêu:
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệnh
viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2020.
Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình và xu hướng sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú tại

Bệnh viện Thống Nhất giai đoạn 2014 - 2020
Mục tiêu 2: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ngoại trú tại bệnh viện Thống Nhất
thông qua phương pháp phân tích DDD
1


lOMoARcPSD|17160101

Đề cương nghiên cứu khoa học

Tổng quan tài liệu

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
1.1.1. Thuốc, số đăng ký thuốc
Trong Luật Dược số 105/2016/QH13 ban hành ngày 6/4/2016 quy định các khái niệm
như sau [3]:
Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích
phịng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh
chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ
truyền, vắc xin và sinh phẩm.
Dược chất (còn gọi là hoạt chất) là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng để sản xuất
thuốc, có tác dụng dược lý hoặc tác dụng trực tiếp trong phịng bệnh, chẩn đốn bệnh,
chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người.
Thuốc hóa dược là thuốc có chứa dược chất đã được xác định thành phần, công thức,
độ tinh khiết và đạt tiêu chuẩn làm thuốc bao gồm cả thuốc tiêm được chiết xuất từ
dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu đã được chứng minh về tính
an tồn và hiệu quả.
Thuốc dược liệu là thuốc có thành phần từ dược liệu và có tác dụng dựa trên bằng
chứng khoa học, trừ thuốc cổ truyền.

Thuốc cổ truyền (bao gồm cả vị thuốc cổ truyền) là thuốc có thành phần dược liệu
được chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ
truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống
hoặc hiện đại.
Sinh phẩm (còn gọi là thuốc sinh học) là thuốc được sản xuất bằng cơng nghệ hoặc
q trình sinh học từ chất hoặc hỗn hợp các chất cao phân tử có nguồn gốc sinh học
bao gồm cả dẫn xuất của máu và huyết tương người.
Sinh phẩm không bao gồm kháng sinh, chất có nguồn gốc sinh học có phân tử lượng
thấp có thể phân lập thành những chất tinh khiết và sinh phẩm chẩn đoán in vitro.
Vắc xin là thuốc chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch được
dùng với mục đích phịng bệnh, chữa bệnh.
Thuốc thiết yếu là thuốc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đa số Nhân dân
thuộc Danh Mục thuốc thiết yếu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Khái niệm số đăng ký (SĐK) được đề cập đến trong Thông tư 06/2016/TT-BYT “Quy
định về ghi nhãn thuốc” là: ký hiệu bao gồm các chữ và số được các đơn vị chức năng
của Bộ Y tế quy định cho một thuốc hoặc sinh phẩm chẩn đoán in vitro để chứng
nhận thuốc hoặc sinh phẩm chẩn đốn in vitro đó đã được phép lưu hành tại Việt Nam
(Thông tư này hiện đã được thay thế bằng Thông tư số 01/2018/TT-BYT “Quy định
ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc”) [4].
2


lOMoARcPSD|17160101

Đề cương nghiên cứu khoa học

Tổng quan tài liệu

1.1.2. Dạng bào chế
Một số khái niệm về dạng bào chế trong nghiên cứu được lấy chủ yếu từ Dược điển

Việt Nam V.
Dung dịch thuốc là những chế phẩm lỏng trong suốt chứa một hoặc nhiều dược chất
hòa tan trong một dung mơi hay hỗn hợp dung mơi thích hợp.
Sirơ thuốc là chế phẩm thuốc lỏng hay hỗn dịch dùng đường uống, có vị ngọt, chứa
nồng độ cao đường trắng (sucrose) hay chất tạo ngọt khác và dược chất hoặc các
dịch chiết từ dược liệu.
Hỗn dịch thuốc là dạng thuốc lỏng để uống, tiêm hoặc dùng ngồi, chứa ít nhất một
dược chất rắn khơng hịa tan được phân tán đều dưới dạng tiểu phân mịn hoặc cực
mịn trong chất dẫn là nước hoặc dầu.
Nhũ tương thuốc là dạng thuốc lỏng hoặc mềm để uống, tiêm hoặc dùng ngoài, được
điều chế bằng cách sử dụng các chất nhũ hóa để trộn đều hai chất lỏng không đồng
tan được gọi theo quy ước là: Dầu (bao gồm các dầu, mỡ, sáp, tinh dầu, chất nhựa và
những dược chất không tan trong nước) và Nước (bao gồm nước cất, nước thơm,
nước sắc, nước hãm hoặc các dung dịch nước của các dược chất,..).
Thuốc bột là dạng thuốc rắn, gồm các hạt nhỏ, khơ tơi, có độ mịn xác định, có chứa
một hay nhiều loại dược chất. Ngồi dược chất, thuốc bột cịn có thể thêm các tá dược
như tá dược độn, tá dược hút, tá dược màu, tá dược điều hương, vị,….
Thuốc cốm hay thuốc hạt là dạng thuốc rắn có dạng hạt nhỏ xốp hay sợi ngắn xốp,
thường dùng để uống với một ít nước hay một chất lỏng thích hợp, hoặc pha thành
dung dịch, hỗn dịch hay sirô.
Thuốc dán thấm qua da là những chế phẩm bán rắn, giải phóng dược chất có kiểm
soát, được dán trên vùng da nguyên vẹn nhằm đưa dược chất thấm qua da vào hệ tuần
hoàn để gây tác dụng tại chỗ hoặc toàn thân.
Thuốc đặt là dạng thuốc rắn, chứa một hoặc nhiều dược chất, dùng để đặt vào các hốc
tự nhiên của cơ thể. Thuốc có thể có tác dụng tại chỗ hoặc tồn thân.
Thuốc nang là dạng thuốc uống chứa một hay nhiều dược chất trong vỏ nang với
nhiều hình dạng và kích thước khác nhau.
Thuốc nhỏ mắt là dung dịch nước, dung dịch dầu hoặc hỗn dịch vô khuẩn của một
hay nhiều hoạt chất, dùng để nhỏ vào mắt
Thuốc nhỏ mũi và thuốc xịt mũi dạng lỏng là các dung dịch, nhũ tương hay hỗn dịch

dùng để nhỏ hoặc bơm xịt vào trong hốc mũi để gây tác dụng tại chỗ hay toàn thân.
Thuốc nhỏ tai và thuốc xịt vào tai là các dung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương của một
hoặc nhiều dược chất trong các chất lỏng thích hợp (như nước, các glycol hoặc dầu
béo) để đưa vào trong hốc tai nhưng khơng được gây ra áp lực có hại lên màng nhĩ.

3


lOMoARcPSD|17160101

Đề cương nghiên cứu khoa học

Tổng quan tài liệu

Thuốc hít là dạng bào chế rắn hoặc lỏng, đóng gói kín, khi dùng thuốc sẽ bay hơi,
thăng hoa trong khơng khí hoặc do khí đẩy tạo ra những hạt thuốc mịn phân tán trong
khí để hít vào đường hơ hấp, có tác dụng tại chỗ hoặc toàn thân.
Thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền là những chế phẩm thuốc vô khuẩn dùng để tiêm hoặc
tiêm truyền vào cơ thể.
Thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền được phân thành 3 loại:
- Thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương).
- Thuốc tiêm truyền (dung dịch nước hay nhũ tương dầu trong nước).
- Bột pha tiêm hoặc dung dịch đậm đặc để pha thuốc tiêm hay thuốc tiêm truyền.
Thuốc viên nén là dạng thuốc rắn, mỗi viên là một đơn vị phân liều, dùng để uống,
nhai, ngậm, đặt hoặc hòa với nước để uống, để súc miệng, để rửa…
Dung dịch rửa vết thương là những dung dịch nước vơ khuẩn với dung tích lớn, được
sử dụng để rửa các khoang cơ thể, các vết thương hở và bề mặt tiếp xúc trong quá
trình phẫu thuật.
1.1.3. Mã Bệnh học – điều trị - hóa học (ATC code)
Định nghĩa

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical Code) là một mã số đặt cho từng loại
thuốc (theo tên chung quốc tế), được cấu tạo bởi 5 nhóm ký hiệu.
Với quan điểm thống nhất mã thuốc phục vụ cho công tác thống kê báo cáo và nhằm
đánh giá thị trường tiêu dùng thuốc, từ năm 1981 Tổ chức Y tế Thế giới đã xây dựng
hệ thống phân loại thuốc theo hệ thống Giải phẫu – Điều trị - Hóa học (gọi tắt là hệ
thống phân loại theo mã ATC) cho những thuốc đã được Tổ chức Thế giới cơng nhận
và khuyến khích các nước trên thế giới cùng sử dụng.
Theo hệ thống phân loại theo mã ATC, thuốc được phân loại theo các nhóm khác
nhau dựa trên các đặc trưng: Bộ phận cơ thể hoặc hệ thống cơ quan trong đó thuốc
có tác dụng, đặc tính điều trị của thuốc và nhóm cơng thức hóa học của thuốc.
Ý nghĩa
Mã ATC giúp cho các bác sĩ, dược sĩ trước khi chỉ định hoặc phân phối thuốc hiểu
một cách tổng quát tác dụng của thuốc tác động vào hệ thống cơ quan trong cơ thể,
tác dụng điều trị và nhóm cơng thức hóa học của thuốc để định hướng việc sử dụng
thuốc trong điều trị cho người bệnh, tăng cường hiệu quả và tránh nhầm lẫn.
Nguyên tắc phân loại và cấu trúc mã ATC
Nguyên tắc phân loại đơn chất
Dựa trên tác dụng điều trị chính của hoạt chất (bao gồm hỗn hợp các đồng phân lập
thể), trên nguyên tắc cơ bản là mỗi công thức thuốc chỉ có một mã ATC. Các chế
phẩm thuốc mà ngồi hoạt chất cịn có những chất bổ trợ khác được thêm vào cũng
được coi là những chế phẩm đơn giản. Một thuốc có thể có nhiều mã ATC nếu thuốc

4


lOMoARcPSD|17160101

Đề cương nghiên cứu khoa học

Tổng quan tài liệu


đó có nhiều chỉ định điều trị khác nhau, có các nồng độ, các công thức điều chế với
những tác dụng điều trị khác nhau rõ.
Nguyên tắc phân loại dạng thuốc phối hợp
Các dạng phối hợp chứa hai hay nhiều hoạt chất cùng mức phân loại thứ tự thường
có mã 20 hay 30 trong mức phân loại thứ 5. Các dạng thuốc phối hợp chứa hai hay
nhiều hoạt chất không cùng mức phân loại thứ tự có các mã từ 50 trở đi. Các dạng
phối hợp có chứa thuốc hướng tâm thần mà không được phân loại theo mã N05 psycholeptics (thuốc tâm thần) hay N06 - psycholeptics (thuốc hướng thần) được
phân loại theo mức thứ 5 có mã từ 70 trở lên.
Mã ATC là mã số đặt cho từng loại thuốc (theo tên chung quốc tế) được cấu tạo bởi
5 nhóm ký hiệu, ví dụ Paracetamol được mã hóa là N02BE01.
Nhóm kí hiệu đầu tiên
Cịn gọi là nhóm kí hiệu giải phẫu, để chỉ cơ quan trong cơ thể mà thuốc sẽ tác dụng,
gồm 14 nhóm giải phẫu, mỗi nhóm được kí hiệu bằng một chữ cái tiếng Anh.
Nhóm kí hiệu thứ hai
Là một nhóm hai chữ số, bắt đầu từ số 01 nhằm để chỉ chi tiết hơn về giải phẫu và
định hướng một phần về điều trị.
Nhóm kí hiệu thứ ba
Là chữ cái bắt đầu từ chữ A, phân nhóm tác dụng điều trị / dược lí của thuốc.
Nhóm kí hiệu thứ tư
Là một chữ cái bắt đầu bằng chữ A, phân nhóm điều trị / dược lí / hóa học của thuốc.
Nhóm kí hiệu thứ năm
Là nhóm gồm hai chữ số bắt đầu từ 01, nhằm chỉ tên thuốc cụ thể ứng với cơng thức
hóa học, tác dụng điều trị đối với hệ thống cơ quan cụ thể trong cơ thể.
Nguyên tắc phân loại
Các dược phẩm được phân loại dựa trên tác dụng điều trị chính của hoạt chất, trên
nguyên tắc cơ bản là chỉ có một mã ATC cho mỗi cơng thức thuốc.
Vì mã ATC được xếp theo tác dụng điều trị và cơ quan thuốc tác động, nên một thuốc
có thể có nhiều mã ATC nếu thuốc đó có nhiều chỉ định điều trị khác nhau, hoặc có
các nồng độ, các cơng thức điều chế với những tác dụng điều trị khác nhau rõ. Ví dụ,

Prednisolon có mã C (tim mạch), D (ngồi da), R (hệ hô hấp), S (giác quan).
Một thuốc phối hợp với một thuốc khác cũng có mã riêng. Ví dụ, Prednisolon kết hợp
với kháng sinh để dùng ngồi da thì cũng có mã khác.
Thuốc được bào chế trong một hỗn hợp nhiều thành phần cũng có mã riêng. Ðiều đó
giúp cho cán bộ y tế có định hướng chi tiết hơn khi sử dụng.
Những thuốc hỗn hợp nhiều thành phần được mã hóa theo tác dụng chủ yếu, nhưng
mã thứ năm của thuốc thường xếp từ 50 trở đi.

5


lOMoARcPSD|17160101

Đề cương nghiên cứu khoa học

Tổng quan tài liệu

Dưới đây là một ví dụ về phân lọai cụ thể, liên quan đến thuốc acarbose, qua đó thể
hiện cấu trúc của mã.
Kí hiệu
A
A10
A10B
A10BF
A10BF01

Nhóm
Bộ máy tiêu hóa và chuyển hóa
Thuốc sử dụng trong bệnh đái tháo
đường

Thuốc làm giảm glucose máu theo
đường uống
Các thuốc ức chế men Alphaglucosidase
Acarbose

Mức
1
2
3
4
5

Phân nhóm theo
Đặc điểm giải phẫu
Tác dụng điều trị
Tác dụng dược lý
Hóa học/ tác dụng điều trị/
dược lý
Các chất hóa học

1.2. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN
Tại Điều 7 chương 2 theo Thông tư số 21/2013/TT-BYT Quy định về tổ chức và hoạt
động Hội đồng Thuốc và Điều trị tại bệnh viện quy định về việc xác định, phân tích
vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc như sau [5]:
1.2.1. Vấn đề liên quan đến thuốc trong bệnh viện
Những vấn đề liên quan đến thuốc trong bệnh viện được xác định và thể hiện trong
bảng dưới đây:
Bảng 1.1. Vấn đề liên quan đến thuốc trong bệnh viện
Giai đoạn
Vấn đề

Tình trạng trống kho do thiếu kinh phí, tồn kho do hệ thống cung
Tồn trữ thuốc
ứng yếu kém

Bảo quản thuốc

Thuốc không đảm bảo chất lượng do điều kiện bảo quản không đúng
và không đầy đủ

Kê đơn

Kê đơn thuốc khơng phù hợp với tình trạng của người bệnh; người
kê đơn không tuân thủ danh mục thuốc, không tuân thủ phác đồ,
hướng dẫn điều trị, không chú ý đến tương tác thuốc trong đơn

Cấp phát thuốc

Nhầm lẫn, không thực hiện đầy đủ 5 đúng (đúng thuốc, đúng người
bệnh, đúng liều, đúng lúc và đúng cách)

Sử dụng thuốc

Không đúng cách, không đủ liều, không đúng thời điểm dùng thuốc,
khoảng cách dùng thuốc, pha chế thuốc, tương tác thuốc; phản ứng
có hại; tương tác giữa thuốc với thuốc, thuốc với thức ăn; thuốc
khơng có tác dụng

1.2.2. Phương pháp phân tích được áp dụng để phát hiện các vấn đề sử dụng
thuốc tại bệnh viện
Hội đồng cần áp dụng ít nhất một trong các phương pháp phân tích sau để phân tích

việc sử dụng thuốc tại đơn vị:
➢ Phân tích nhóm điều trị
➢ Phân tích ABC
6


lOMoARcPSD|17160101

Đề cương nghiên cứu khoa học

Tổng quan tài liệu

➢ Phân tích VEN
➢ Phân tích theo liều xác định trong ngày – DDD
➢ Phân tích các chỉ số sử dụng thuốc
Hội đồng cần xác định vấn đề, nguyên nhân liên quan đến sử dụng thuốc và lựa chọn
các giải pháp can thiệp phù hợp.
1.2.2.1. Phương pháp phân tích sử dụng thuốc theo nhóm điều trị
Phân tích nhóm điều trị kết hợp với việc tính chi phí sử dụng thuốc giúp xác định
những nhóm điều trị có mức sử dụng thuốc cao nhất và chi phí nhiều nhất. Trên cơ
sở thơng tin về tình hình bệnh tật, phương pháp này sẽ gợi ý những vấn đề sử dụng
thuốc bất hợp lý.
Ngoài ra phương pháp này sẽ chỉ ra những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc
mà mức tiêu thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể.
Qua đây, Hội đồng Thuốc và Điều trị lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao
nhất trong đó các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế.
Từ đó, tiến hành phân tích cụ thể hơn cho mỗi nhóm điều trị chi phí cao để xác định
nhưng thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị thay thế có chi phí hiệu quả cao.
1.2.2.2. Phương pháp phân tích ABC
Phương pháp phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc

tiêu thụ hằng năm và chi phí, nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỉ lệ lớn
trong ngân sách. Đây là phương pháp tiếp cận hiệu quả để quản lý thuốc dựa trên
nguyên lý Pareto “số ít thuốc sống cịn và số nhiều ít cho ý nghĩa”.
Theo lý thuyết Pareto:
➢ 10% theo chủng loại của thuốc sử dụng 70% ngân sách thuốc (nhóm A);
➢ 20% theo theo chủng loại sử dụng 20% ngân sách (nhóm B);
➢ 70% theo chủng loại nhưng chỉ sử dụng 10% ngân sách (nhóm C).
Phân tích ABC là cơng cụ mạnh mẽ trong lựa chọn, mua, cấp phát và sử dụng thuốc
hợp lý để có được bức tranh chính xác và khách quan về sử dụng ngân sách thuốc.
1.2.2.3. Phương pháp phân tích VEN
Phân tích VEN dựa trên mức độ quan trọng của các nhóm thuốc:
➢ Nhóm V (Vital) là nhóm thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các
thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ cơng tác khám chữa bệnh tại
bệnh viện;
➢ Nhóm E (Essential) là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm trọng
hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mơ hình bệnh tật của bệnh viện;
➢ Nhóm N (Non-Essential) là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh
có thể tự khỏi, bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng
định rõ ràng hoặc giá cao khơng tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc.

7


lOMoARcPSD|17160101

Đề cương nghiên cứu khoa học

Tổng quan tài liệu

Chủ yếu để thiết lập quyền ưu tiên cho việc lựa chọn, mua và sử dụng trong hệ thống

cung ứng, hướng dẫn hoạt động quản lý tồn trữ và quyết định giá thuốc phù hợp. Phân
tích VEN được sử dụng trong lựa chọn thuốc như sau: thuốc tối cần và thuốc thiết
yếu nên ưu tiên chọn, nhất là khi ngân sách thuốc hạn hẹp.
1.2.2.4. Phương pháp phân tích theo liều xác định trong ngày (DDD)
Liều xác định trong ngày (DDD - Defined Dose Daily) là liều trung bình duy trì hàng
ngày với chỉ định chính của một thuốc dành cho người lớn. Đây là phương pháp được
thừa nhận rộng rãi nhất, được thông qua bởi WHO từ những năm 1970 [6].
Phương pháp DDD được nghiên cứu về việc sử dụng thuốc giữa các quốc gia khác
nhau, đồng thời cũng là một công cụ thuận lợi để so sánh lượng tiêu thụ thuốc giữa
các khoảng thời gian khác nhau hoặc giữa các đơn vị, vùng miền khác nhau. Ngồi
ra, cịn giúp chuyển đổi chuẩn hóa các số liệu về số lượng sản phẩm hiện có như hộp,
viên, ống tiêm, chai thành ước lượng thơ về thuốc được dùng trong điều trị ví dụ số
liều dùng hằng ngày. Liều DDD thường dựa trên liều của từng phác đồ điều trị,
thường dùng trong điều trị nhiều hơn là trong dự phòng. Nếu một thuốc được dùng
với nhiều chỉ định khác nhau, DDD có thể được tính cho mỗi chỉ định. Tính DDD
chỉ dành được cho những thuốc đã có mã ATC và được định kỳ đánh giá lại.
DDD sẽ được liên kết với phân loại ATC, có sẵn website dành cho ATC/DDD để
theo dõi và nghiên cứu việc sử dụng thuốc.
Liều DDD thường dựa trên liều của từng phác đồ điều trị, thường dùng trong điều trị
nhiều hơn là trong dự phòng. Nếu một thuốc được dùng với nhiều chỉ định khác nhau,
DDD có thể được tính cho mỗi chỉ định. Tính DDD chỉ dành được cho những thuốc
đã có mã ATC và được định kỳ đánh giá lại.
Các kết quả DDD [7]
Số lượng sử dụng đối với 90% thuốc - DU 90%
DU 90% là số lượng thuốc sử dụng đối với 90% đơn thuốc, đây là một phương pháp
không tốn kém, linh hoạt và đơn giản để đánh giá chất lượng của thuốc quy định
trong chăm sóc sức khỏe định kỳ. Hay nói cách khác là đánh giá chất lượng chung
của việc kê đơn thuốc.
Số lượng sản phẩm trong phân khúc DU 90% và tuân thủ các hướng dẫn theo đơn có
thể là chỉ số chất lượng nói chung. Điều này có nghĩa là số lượng thuốc sử dụng chiếm

90% tổng số lượng sử dụng có thể bổ sung làm chỉ số về chất lượng kê đơn.
So sánh lượng tiêu thụ và chi phí theo nhóm thuốc
Trong từng nhóm thuốc so sánh chi phí cho một liệu trình điều trị của từng thuốc
Trong từng nhóm thuốc so sánh số liệu trình điều trị của từng thuốc.
Từ các so sánh chi phí của từng thuốc trong nhóm rút ra nhận xét thuốc có chi phí
thấp mà hiệu quả để tham mưu cho HĐT&ĐT. Có thể cân nhắc việc chuyển đổi liệu
trình điều trị phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí điều trị cho người bệnh.
8


lOMoARcPSD|17160101

Đề cương nghiên cứu khoa học

Tổng quan tài liệu

DDD/1000 người/ngày (áp dụng cho 1 nhóm đối tượng dân số)
Là dữ liệu về việc buôn bán hoặc kê đơn dựa trên số DDD/1000 dân cư mỗi ngày có
thể cung cấp một cái nhìn ước tính về tỉ lệ dân số nghiên cứu được điều trị mỗi ngày
với một thuốc hoặc một nhóm thuốc.
Ví dụ: 10 DDD/1000 dân nghĩa là trong một nhóm đại diện dân số là 1000 dân thì có
10 DDD của thuốc (10/1000 = 1%), tức là 1% dân số được nhận liều thuốc này mỗi
ngày trong năm đó.
Chỉ số này rất hữu ích đối với những loại thuốc điều trị bệnh mạn tính và khi có sự
tương đồng giữa liều DDD với liều dùng hàng ngày được kê đơn PDD.
Bảng 1.2. Cách tính liều xác định hằng ngày (DDD) [5]

TT

1


2

Các bước
Xác định tổng số thuốc được sử dụng hoặc
được mua trong chu kỳ phân tích theo đơn
vị số lượng tối thiểu (viên, viên nang, ống
tiêm) và hàm lượng (mg, g, IU)

Ví dụ
Số lượng methyldopa được sử dụng hằng
năm tại một bệnh viện tuyến tỉnh và các
phòng mạch lân cận cho một vùng dân cư 2
triệu người là:
25.000 viên methyldopa 250mg và
3.000 viên methyldopa 500mg

Tính tổng lượng thuốc được tiêu thụ trong
một năm theo đơn vị mg/ g/ UI bằng cách
lấy số lượng (viên, viên nang, ống tiêm)
nhân với hàm lượng
Chia tổng lượng đã tính cho DDD của
thuốc

Tổng lượng tiêu thụ hằng năm của
methyldopa
= (25.000 x 250mg) + (3.000 x 500mg)
= 7.750.000 mg (7.750g)
Liều xác định trong ngày (DDD) của
methyldopa = 1g

Như vậy, số DDD methyldopa tiêu thụ =
7.750g : 1g = 7.750 DDD

Chia tổng lượng đã tính cho số lượng
người bệnh (nếu xác định được) hoặc số
dân nếu có

Lượng tiêu thụ hàng năm của methyldopa
= 7.750 DDD : 2.000.000 dân một năm
= 3,875 DDD cho 1.000 dân một năm

3

4

1.2.2.5. Phương pháp phân tích các chỉ số sử dụng thuốc
Ở Việt Nam việc chẩn đoán và chỉ định thuốc ngoại trú được Bộ Y Tế quy định thông
qua các văn bản pháp quy: Thông tư 05/2016/TT-BYT Quy định về kê đơn thuốc
trong điều trị ngoại trú; Thông tư 52/2017/TT-BYT Quy định về đơn thuốc và việc
kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú; Thông tư 21/2013/TTBYT Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh
viện, Quyết định 5631/QĐ-BYT quy định về hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng
kháng sinh trong bệnh viện [5], [8], [9].
Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 8/8/2013 Bộ Y tế đưa ra các chỉ số liên quan đến
sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế ban đầu. Từ bộ chỉ số này giúp cho Hội đồng Thuốc
và Điều trị, công tác dược lâm sàng, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu sử dụng bộ
9


lOMoARcPSD|17160101


Đề cương nghiên cứu khoa học

Tổng quan tài liệu

chỉ số này làm tiêu chí đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong bệnh viện [5]. Các chỉ
số về kê đơn và các chỉ số về sử dụng thuốc toàn diện bao gồm:
Các chỉ số kê đơn
➢ Số thuốc kê trung bình trong một đơn
➢ Tỉ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic hoặc tên chung quốc tế (INN)
➢ Tỉ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh
➢ Tỉ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm
➢ Tỉ lệ phần trăm đơn kê có vitamin
➢ Tỉ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu
Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện
➢ Tỉ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc
➢ Chi phí tiền thuốc trung bình của mỗi đơn
➢ Tỉ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh
➢ Tỉ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm
➢ Tỉ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin
➢ Tỉ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị
➢ Tỉ lệ phần trăm người bệnh hài lịng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe
➢ Tỉ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc khách quan.
1.3. HOẠT ĐỘNG KÊ ĐƠN TRONG CHU TRÌNH SỬ DỤNG THUỐC
1.3.1. Hoạt động kê đơn trong chu trình sử dụng thuốc
Một chu trình sử dụng thuốc gồm 4 khâu chính: Chẩn đốn, kê đơn, cấp phát và tuân
thủ điều trị. Hoạt động trong kê đơn trong chu trình sử dụng thuốc được sơ đồ hóa
như sau [13]:

Hình 1.1. Chu trình sử dụng thuốc


1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kê đơn thuốc và hậu quả của việc sử dụng thuốc
không hợp lý
1.3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kê đơn thuốc
Thực tế cho thấy có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc chỉ định thuốc như
kiến thức, thông tin đạo đức nghề nghiệp của người kê đơn. Bệnh nhân và gia đình
đơi khi cũng có ảnh hưởng nhất định. Bệnh nhân có bảo hiểm y tế hay không cũng là
một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thực hành kê đơn thuốc. Các chính sách quản
lý của Nhà nước ảnh hưởng thơng qua việc ban hành các danh mục thuốc, các phác
đồ hướng dẫn điều trị và các quy định khác [10]. Ngoài ra phải kể đến các tác động
10

Downloaded by Free Games Android ()


lOMoARcPSD|17160101

Đề cương nghiên cứu khoa học

Tổng quan tài liệu

của quảng cáo, chính sách marketing đen của các hãng dược phẩm. Đơi khi các cơng
ty dược phẩm vì lợi nhuận mà đưa đến các thơng tin sai lệch, thiếu chính xác và đầy
đủ về sản phẩm, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc chỉ định thuốc của bác sĩ [11].
1.3.2.2. Hậu quả việc sử dụng thuốc không hợp lý
Nếu kê đơn không hợp lý sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Kê đơn không hợp
lý là việc kê đơn và dùng thuốc không đúng với chỉ định của bệnh hay trong những
tình huống khơng cần thiết.
Một ví dụ cho trường hợp này là việc bệnh nhân được sử dụng thuốc tiêm hay các
thuốc mới đắt tiền trong khi các dạng thuốc đường uống hay các loại thuốc thơng
thường vẫn cịn hiệu quả. Ngoài ra, kê đơn quá mức là khi có một loại thuốc đắt tiền

hơn được kê đơn mặc dù có một loại thuốc khác thay thế chi phí thấp hơn, độ an toàn
hiệu quả tương đương, điều này ảnh hưởng đến tính kinh tế của bệnh nhân [12].
Việc kê đơn không tuân thủ các phác đồ hướng dẫn lâm sàng, điển hình cho tình
huống này là việc kê đơn sử dụng kháng sinh với liều thấp, không đủ liệu trình hay
sử dụng kháng sinh cho các bệnh nhân khơng có dấu hiệu nhiễm khuẩn, dẫn đến góp
phần tăng nguy cơ kháng thuốc [13].
Kê đơn nhiều thuốc (polypharmacy) cũng được xem là sử dụng thuốc không hợp lý
đối với liệu pháp có thể đạt được với số thuốc ít hơn [14]. Ngoài ảnh hưởng đến kinh
tế của người bệnh, điều này cịn có nguy cơ gia tăng phản ứng có hại của thuốc (ADR)
Kê đơn thuốc khơng hợp lý dẫn đến hậu quả không mong muốn cả về kinh tế lẫn sức
khỏe của người bệnh [15]:
➢ Làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc dẫn đến kéo dài thời gian điều trị, tăng
tỉ lệ bệnh tật và tăng nguy cơ tử vong.
➢ Khó kiểm sốt các tác dụng khơng mong muốn, các phản ứng phụ và khả năng
tương tác giữa các thuốc, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người
bệnh.
➢ Sử dụng thuốc không hợp lý làm gia tăng tình trạng kháng thuốc, nhất là đối
với thuốc kháng sinh.
Tất cả các hậu quả trên, ngoài ảnh hưởng về mặt sức khỏe đều dẫn đến việc lãng phí
nguồn lực vốn đã hạn hẹp dành cho công tác chăm sóc sức khỏe [16].

Hình 1.2. Hậu quả có thể xảy ra do sử dụng thuốc khơng hợp lí

11

Downloaded by Free Games Android ()


lOMoARcPSD|17160101


Đề cương nghiên cứu khoa học

Tổng quan tài liệu

1.3.2. Quy định về kê đơn ngoại trú tại bệnh viện
Theo thông tư 05/2016/TT-BYT “Quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú”
quy định một số điều trong việc kê đơn ngoại trú như sau [8]:
Nguyên tắc kê đơn thuốc
➢ Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.
➢ Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.
➢ Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị
của Bộ Y tế hoặc đủ sử dụng tối đa 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy
định tại các Điều 7, 8 và 9 Thông tư này.
➢ Y sỹ không được kê đơn thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất
gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm
thần và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất không thuộc danh
Mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
➢ Không được kê vào đơn thuốc:
a) Các thuốc, chất khơng nhằm Mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
b) Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam;
c) Thực phẩm chức năng;
d) Mỹ phẩm.
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Tại Việt Nam nghiên cứu về việc sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú qua nhiều
năm chưa được thực hiện nhiều, đa số tập trung vào khoảng thời gian nghiên cứu từ
vài tháng đến một năm.
Tại Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội năm 2013, đơn thuốc sử dụng từ 1-5 thuốc cho điều
trị ngoại trú chiếm tỷ lệ 89.93%, sử dụng từ 6-10 thuốc chiếm 10.05%, sử dụng từ
11-15 thuốc chỉ chiếm 0.02% và khơng có trường hợp nào sử dụng trên 16 thuốc
trong một đơn. Tỷ lệ kê đơn kháng sinh cho điều trị ngoại trú của Bệnh viện Bạch

Mai là 29%. Kháng sinh nhóm beta-lactam được sử dụng phổ biến nhất (44.98%)
Phần lớn kháng sinh được kê sử dụng theo đường uống (88.32%) [17].
Nghiên cứu “Phân tích thực trạng kê đơn thuốc BHYT điều trị ngoại trú tại Bệnh viện
đa khoa huyện Nghi Xuân” cho thấy số thuốc trung bình là 3.26 ± 1.05 thuốc/đơn.
Tỷ lệ kê đơn có kháng sinh và vitamin còn cao (chiếm 46.15% và 44.32%). 0.07%
đơn thuốc kê thuốc tiêm. Chi phí tiền thuốc chiếm 38.41% chi phí khám bệnh [18].
Hiện nay trên thế giới, sử dụng thuốc hợp lý đang trở thành vấn đề được cả thế giới
quan tâm. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tình trạng lạm dụng thuốc và kê
đơn bất hơp lý còn rất phổ biến, việc hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh và
người nhà còn rất hạn chế.

12

Downloaded by Free Games Android ()


lOMoARcPSD|17160101

Đề cương nghiên cứu khoa học

Tổng quan tài liệu

Bảng 1.3. Một số nghiên cứu trên thế giới liên quan đến đánh giá việc sử dụng thuốc trong
bệnh viện
Tác giả (năm) –
Đối tượng
STT
Kết quả thu được
Tên nghiên cứu
nghiên cứu


1

2

3

Ehijie F.O. Enato và
Ifeanyi E. Chima (2011)
Evaluation of drug
utilization patterns and
patient care practices [19].
Slobodan M.Jankovio,
Slavica M., Dukio
Dejanovic (2000)
Drug utilization trends in
clinical hospital hospital
center “Kragujevac” from
1997 to 1999 [10]
Xuefeng Xie, Xu Jin, Ling
Zhang, Huihui Sun, Aizong
Shen, Xiaohui Huang &
Yehuan Sun (2018)
Trends analysis for drug
utilization in county public
hospitals: a sample study of
the pilot area of health care
reform in China [20]

Các chỉ số kê đơn

thuốc và chỉ số
chăm sóc người
bệnh cho bệnh nhân
ngoại trú
Phân tích xu hướng
sử dụng thuốc của
bệnh việc từ năm
1997 – 1999 thông
qua xác định liều
hằng này DDD

+ Số thuốc kê trung bình trong đơn
là 2.94, tỉ lệ phần trăm đơn có kháng
sinh là 51.0%, 37% thuốc được kê là
generics và 82.3% thuốc được kê
nằm trong danh mục thuốc thiết yếu
+ Tổng mức sử dụng thuốc là 7134
DDD/1000PD vào năm 1997, 8597
DDD/1000PD vào năm 1998 và
6816 DDD/1000PD vào năm 1999
+ Loại thuốc được sử dụng nhiều
nhất là vitamin B12 trong cả 3 năm
được nghiên cứu
Mô tả cắt ngang:
+ Thuốc tân dược được kê thường
Phân tích chỉ số sử xuyên, chiếm 60-70%, tiếp theo là
dụng thuốc như tỉ lệ thuốc độc quyền của Trung Quốc
sử dụng thuốc thiết + Việc tiêu thụ thuốc tiêm ngày càng
yếu, kháng sinh tại tăng (χ2 = 28.428, P < 0.01)
6 bệnh viện trước + Thuốc được kê đơn nhiều nhất:

và sau khi áp dụng thuốc chống nhiễm trùng (12.92%),
quy định về DMT thuốc hệ tim mạch (11.61%), thuốc
thiết yếu
tiêu hóa (8.42%)

1.5. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Bệnh viện Thống Nhất – Bộ Y Tế là một Bệnh viện lớn trong khu vực. Với nhiệm vụ
chính là khám chữa bệnh cho cán bộ trung cao cấp của Đảng, Nhà nước, lực lượng
vũ trang, nhân dân các tỉnh phía Nam và khu vực lân cận, đồng thời làm nhiệm vụ
bảo vệ sức khỏe Trung ương. Tiền thân của Bệnh viện Thống Nhất là Bệnh viện K71
Quân Giải phóng Miền Nam.
Hiện nay, bệnh viện đã mở rộng và phát triển với hơn 1.200 giường, trở thành một
trong những trung tâm Lão khoa lớn nhất cả nước và đã phát triển được hầu hết các
chuyên khoa ngoại theo hướng chuyên sâu thay vì chỉ có các khoa ngoại chung như
trước đây. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Bệnh viện Thống Nhất đã
không ngừng nỗ lực phấn đấu, cải tiến chất lượng điều trị, đầu tư mua sắm trang thiết
bị hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc người bệnh, cải tạo sửa chữa, nâng
cấp cơ sở vật chất… nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và tạo sự hài lòng cho
người bệnh khi đến với bệnh viện. Trải qua hơn 40 năm hoạt động, bệnh viện ngày
càng khẳng định được vai trò, vị thế đối với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe trên địa
bàn TP.HCM và khu vực miền Nam nói chung [21].

13

Downloaded by Free Games Android ()


lOMoARcPSD|17160101

Đề cương nghiên cứu khoa học


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2021 đến tháng 07/2022.
Đối tượng nghiên cứu: Thuốc được chỉ định trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện
Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2020 được ghi
nhận trong Hồ sơ bệnh án điện tử của người bệnh.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung 1: Phân tích tình hình sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện
Thống Nhất giai đoạn 2014 - 2020
Nội dung 2: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện Thống Nhất thơng qua
phương pháp phân tích DDD.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Hồi cứu dữ liệu: (i) Hồ sơ bệnh án điện tử trong khoảng thời gian từ tháng 01/2014
đến tháng 12/2020; (ii) Danh mục thuốc của Bệnh viện Thống Nhất giai đoạn 2014 –
2020. Nghiên cứu xây dựng các thông tin cần thu thập (chi tiết trong Bảng 2.6) và
gửi Bộ phận Cơng nghệ Thơng tin của bệnh viện để trích xuất từ hồ sơ bệnh án điện
tử và lưu trữ dưới dạng tập tin CSV (Comma Separated Values).
Các thông tin được thu thập từ hồ sơ bệnh án điện tử trong điều trị ngoại trú tại Bệnh
viện Thống Nhất giai đoạn 2014 – 2020 được tóm tắt thành bảng dưới đây.
Bảng 2.4. Các thông tin được thu thập từ hồ sơ bệnh án điện tử
Dữ liệu
Thông tin thu thập
- Mã y tế
- Số bệnh án

Đặc điểm
- Giới tính
- Năm sinh
- Đối tượng
- Đơn thuốc điện tử:
+ Ngày chỉ định
+ Thuốc dùng
+ Hàm lượng
Thông tin về thuốc điều trị
+ Số lượng
+ Số lần dùng/ ngày
+ Thời gian dùng thuốc

14

Downloaded by Free Games Android ()


lOMoARcPSD|17160101

Đề cương nghiên cứu khoa học

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Phân tích tình sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú BN qua các năm từ
2014 - 2020
Bao gồm 2 nội dung: (1) Cơ cấu, mơ hình sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú và
(2) một số chỉ số sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Thống Nhất từ
năm 2014 - 2020.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu dữ liệu về tình hình sử dụng thuốc tại Bệnh viện

Thống Nhất trong giai đoạn 2014 – 2020 và phân tích kết quả theo phương pháp
thống kê mơ tả (Descriptive Statistics).
2.3.2.1. Cơ cấu và mơ hình sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú
Các bước tiến hành: Nghiên cứu được tiến hành qua 03 bước: (i) Xác định các biến
số cần đánh giá và tiến hành thu thập dữ liệu; (ii) Xử lí dữ liệu và (iii) Phân tích và
trính bày kết quả.
Bước 1: Xác định các biến số cần đánh giá và tiến hành thu thập dữ liệu
Bảng 2.5. Biến số, mô tả biến số và cách thu thập dữ liệu trong nghiên cứu
Biến số
Phân tích dữ liệu
Đặc điểm thuốc sử dụng
Hồi cứu số liệu các thuốc được chỉ định trong điều trị
Số loại thuốc được sử dụng
nội trú tại Bệnh viện giai đoạn 2014-2020.
Phân loại thuốc theo dạng đơn
Phân loại dựa vào số lượng hoạt chất trong công thức
thành phần, dạng phối hợp
Phân loại theo nguồn gốc, xuất
Phân loại nguồn gốc dựa vào thông tin quốc gia sản
xứ
xuất thuốc được trích xuất trực tiếp từ bộ dữ liệu.
Phân loại đường dùng thuốc theo các loại đường dùng
Phân loại thuốc theo đường dùng
trong Thông tư số 30/2018/TT-BYT
Phân loại nhóm dược lý dựa vào thơng tin Nhóm
Dược lý được trích xuất từ bộ dữ liệu (27 nhóm lớn)
Phân loại theo nhóm dược lý
theo Thơng tư số 30/2018/TT-BYT
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Tuổi

Tuổi = Năm vào viện - Năm sinh + 1
Số lượng ca vào viện theo khoa
Dựa vào khoa vào viện
Số ca của từng loại nghề nghiệp Dựa vào dữ liệu hồ sơ bệnh án
Dựa vào dữ liệu hồ sơ bệnh án: (i) BHYT/(ii) Dịch
Số ca của từng loại đối tượng
vụ
Tình trạng xuất viện
Tổng số ca theo từng tình trạng xuất viện

Thơng tin của biến số được thu thập bằng cách hồi cứu dữ liệu. Sau khi xác định các
biến số cần đánh giá, tiến hành thu thập dữ liệu từ bộ dữ liệu tổng và đi đến bước xử
lý và phân tích dữ liệu.
Bước 2. Xử lí và phân tích dữ liệu

15

Downloaded by Free Games Android ()



×