Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

trắc nghiệm bảo hiểm có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.66 KB, 11 trang )

Thư viện điện tử khoa Ngân hàng – ĐH Kinh Tế TP.HCM
Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo
Chương 1:
1. Ý niệm bảo hiểm bắt nguồn:
a) Từ thời kỳ cổ đại
b) Từ sự đoàn kết tương hỗ
c) Từ ý tưởng “Không để trứng trong cùng một giỏ”
d) Tất cả các câu trên đều đúng (tr 107 sách)
2. Hoạt động bảo hiểm ra đời từ:
a) Từ thời cở đại ở Ai Cập
b) Từ thế kỷ thứ 17 tại SCN lại Lloyd’s Coffee House (London – UK)
c) Thế kỷ 14 tại Genes – Ý ( tr 107 sách)
d) Thế kỷ thứ 14 tại Pháp
* Hoạt động kinh doanh BH ra đời TK 17 liên quan đến sắc luật của Nữ hoàng Anh
LƯU Ý: ko nhầm lẫn giữa ý niệm BH, hoạt động BH với hoạt động KDBH
3. <<Lloyd’s – London>> ngày nay là danh từ dùng để chỉ:
a) Một công ty bảo hiểm danh tiếng ở Anh Quốc
b) Một quán cà phê nổi tiếng của Anh Quốc
c) Một thị trường bảo hiểm bao gồm nhiều thể nhân và pháp nhân người bảo hiểm (tr9 tài liệu)
d) Trụ sở của một tồ báo nổi tiếng trong lĩnh vực hàng hải
4. Loại bảo hiểm được coi là loại hình được kinh doanh đầu tiên của ngành bảo hiểm là:
a) Bảo hiểm hỏa hoạn
b) Bảo hiểm nhân thọ
c) Bảo hiểm hàng hải (tr107 sách)
d) Bảo hiểm y tế
5. “Society of Lloyd’s” là tên gọi của:
a) Một công ty bảo hiểm hàng hài đầu tiên ở Anh Quốc
b) Một tổ chức dân sự thu xếp địa diểm giao dịch bảo hiểm cho các nhà khai thác bảo hiểm
hàng hải (cuối tr11 tài liệu)
c) Một tổ chức dân sự của các hãng tàu biển ở Luân Đôn – Anh Quốc
d) Một quán cà phê ở Luân Đôn – Anh Quốc


6. Đây là 5 quốc gia nằm trong top 5 có thị trường bảo hiểm lớn nhất thế giới xét về tổng doanh thu bảo
hiểm (nhân thọ và phi nhân thọ):
a) Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore
b) Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc
c) Anh, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore
d) Anh, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp
7. Trong giai đoạn 2001 – 2006, hàng năm, doanh thu phí bảo hiểm toàn thế giới chiếm tỷ trọng
trongGDP là:
a) Từ 1% - 3%
b) Từ 3% - 6%
c) Từ 6% - 9% (7.46%)
d) Từ 9% - 12%
Thư viện điện tử khoa Ngân hàng – ĐH Kinh Tế TP.HCM
Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo
8. Số liệu nào dưới đây là của thị trường bảo hiểm thế giới năm 2006
a) 1,275,616 triệu USD (BHPNT); 1,682,743 triệu USD (BHNT)
b) 1,514,094 triệu USD(BHPNT); 2,209,317 triệu USD (BHNT) (tr193-194 sách)
c) 1,397,522 triệu USD (BHPNT); 1,866,636 triệu USD (BHNT)
d) 1,442,258 triệu USD (BHPNT); 2,003,557 triệu USD (BHNT)
9. Hiện nay, quốc gia có phí bảo hiểm bình quân đầu người cao nhất thế giới là: (2006)
a) Hoa Kỳ
b) Anh Quốc
c) Nhật Bản
d) Thụy Sĩ
10. Thông tin nào dưới đây là chính xác nhất
a) Tính đến nay (2007), có 7 công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài từng được cấp giấy phép hoạt
động ở Việt Nam
b) Tính đến nay (2007), có 7 công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam
c) Tính đến nay (2007), có 6 công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài từng được cấp giấy phép hoạt
động ở Việt Nam

d) Tính đến nay (2007), có 6 công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam
11. Công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép kinh doanh ở Việt
Nam là:
a) Một công ty bảo hiểm phi nhân thọ
b) Một công ty bảo hiểm nhân thọ
c) Một công ty tái bảo hiểm (Aon – 1993)
d) Một công ty môi giới bảo hiểm
12. Hiện nay, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam có những tập đoàn được cấp giấy phép kinh doanh
trong cả hai lĩnh vực: nhân thọ và phi nhân thọ. Đó là:
a) Tập đoàn ACE INA (Hoa Kỳ)
b) Tập đoàn AIG (Hoa Kỳ)
c) Tập đoàn Bảo Việt (Việt Nam)
d) Cả 3 câu trên đều đúng
e) Câu (a) và câu (c) đúng
13. Các công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài đang hoạt động trên thị trường Việt Nam dưới hình
thức pháp lý:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn (tr 112 sách)
b) Công ty cổ phần
c) Công ty hợp danh
d) Doanh nghiệp tư nhân
14. Theo cam kết gia nhập WTO, sau 05 năm, các công ty bảo hiểm nước ngoài được phép thành lập chi
nhánh hoạt động ở Việt Nam trong lĩnh vực:
a) Bảo hiểm nhân thọ
b) Bảo hiểm phi nhân thọ (đoạn 2 tr19 tài liệu)
c) Bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ
d) Không có lĩnh vực nào trên đây được phép
Thư viện điện tử khoa Ngân hàng – ĐH Kinh Tế TP.HCM
Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo
15. Theo cam kết gia nhập WTO, công ty bảo hiểm nước ngoài được cung cấp dịch vụ “qua biên giới”
vào lãnh thổ Việt Nam đối với những dịch vụ sau:

a) Dịch vụ tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, môi giới tái bảo hiểm; Dịch vụ tư vấn, tính toán, đánh
giá rủi ro và giải quyết bồi thường
b) Dịch vụ bảo hiểm cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người nước ngoài làm việc
ở Việt Nam
c) Các rủi ro liên quan đến vận tải – hàng không thương mại quốc tế và bảo hiểm hàng hóa đang
vận chuyển quá cảnh quốc tế
d) Tất cả câu trên đều đúng (tr 19 tài liệu - Về cam kết cung cấp dvụ qua biên giới)
16. Theo cam kết gia nhập WTO, vấn đề tái bảo hiểm bắt buộc cho VinaRe sẽ:
a) Tiếp tục duy trì như cũ với tỷ lệ 20%
b) Tiếp tục duy trì nhưng với tỷ lệ thấp hơn là 10%
c) Xóa bỏ chế độ tái bảo hiểm bắt buộc ngay tức khắc
d) Xóa bỏ chế độ tái bảo hiểm bắt buộc sau 01 năm kể từ ngày gia nhập (tr 21 tài liệu)
17. Theo cam kết gia nhập WTO, đối với các loại hình bảo hiểm bắt buộc thì:
a) Bảo hiểm nước ngoài không được phép kinh odanh bảo hiểm bắt buộc
b) Bảo hiểm nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm bắt buộc qua biên giới
c) Bảo hiểm nước ngoài được phép kinh doanh các loại hình bắt buộc mà không có giới hạn nào
d) Bảo hiểm nước ngoài được phép kinh doanh bảo hiểm bắt buộc sau 1 năm gia nhập và thông
qua việc thành lập công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (tr 21 tài liệu – Cam
kết liên quan đến KD các dvụ BH bắt buộc)
18. Nhà bảo hiểm nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ bảo hiểm xuyên biên giới vào Việt Nam. Điều
này thực tế xảy ra từ:
a) Trước khi nghị định 100CP ngày 18/12/1993 được ban hành (từ trước 1975 Bảo Việt đã
nhượng tái BH cho các nước Trung Quốc, Ba Lan, Bắc Triều Tiên – đoạn a2 tr109 sách)
b) Khi nghị định 100CP ngày 18/12/1993 được ban hành
c) Khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO
d) Sau 5 năm kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO
19. Câu nào dưới đây là trái với cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO:
a) Công ty bảo hiểm nước ngoài không được phép mở chi nhánh tại Việt Nam để kinh doanh bảo
hiểm phi nhân thọ trong thời gian 5 năm đầu tiên.
b) Công ty bảo hiểm nước ngoài không được cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các rủi ro liên

quan đến hàng hải – hàng không thương mại quốc tế và bảo hiểm hàng hóa đang vận
chuyển quá cảnh quốc tế trong năm đầu tiên kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO
(ngay khi VN trở thành thành viên của WTO – tr 19 tài liệu)
c) Sau 5 năm gia nhập WTO, công ty bảo hiểm nước ngoài cũng không được phép mở chi nhánh tại
Việt Nam để kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
d) Công ty bảo hiểm nước ngoài không được cung cấp dịch vụ bảo hiểm bắt buộc xuyên biên giới.
Thư viện điện tử khoa Ngân hàng – ĐH Kinh Tế TP.HCM
Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo
Chương 2:
1. Ai là người đưa ra thuật ngữ “Rủi ro thuần” (Pure Risk) có ý nghĩa quan trọng đối với ngành bảo
hiểm thương mại và sự ra đời của chức năng quản trị rủi ro?
a) Wayne Snider
b) Russel Gallagher
c) Raft Blanchard (đoạn 2 phần QTRR tr12 – sách)
d) Douglas Barlow
2. Ai là người đầu tiên giới thiệu khái niệm cơ bản “Giá phí toàn bộ của rủi ro” có ý nghĩa trong việc
phát triển chức năng quản trị rủi ro không chỉ trong doanh nghiệp mà còn đối với bất kỳ tổ chức nào
a) Wayne Snider
b) Russel Gallagher
c) Raft Blanchard
d) Douglas Barlow (đoạn cuối tr12 sách)
3. Đối tượng của “quản trị rủi ro” trong một doanh nghiệp là:
a) Các rủi ro thuần
b) Các rủi ro đầu cơ
c) Cả hai câu (a) và (b) đều sai
d) Cả hai câu (a) và (b) đều đúng (đoạn 2 phần QTRR tr12 – sách)
4. Hãy chọn từ thích hợp nhất điền vào khoảng trắng của đoạn văn dưới đây:
“Từ nhiều cuộc khảo cứu đã thực hiện, người ta đã lần lượt đưa ra nhiều định nghĩa về Quản
trị …………… Có người cho rằng: “Quản trị …………… là một môn học về việc chấp nhận cuộc
sống với khả năng các biến cố trong tương lai có thể nguy hiểm” hay “Quản trị …………………….

nhẳm bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, trong điều kiện giá phí hợp lý nhất, chống lại những tổn thất có
thể tác hại đến quá trình hoạt động của một doanh nghiệp”, “Quản trị …………………… là việc quản
lý giá phí toàn bộ của các ………………. có thể bảo hiểm hay không trong một doanh nghiệp”.
a) Khủng hoảng
b) Sự thay đổi
c) Rủi ro (đoạn cuối tr13 - sách)
d) Doanh nghiệp
5. Những công việc nào dưới đây thuộc về chức năng “quản trị rủi ro” trong một doanh nghiệp?
a) Nhận dạng các rủi ro có thể có đe dọa “tài sản” của doanh nghiệp
b) Thu thập dữ liệu, xử lý thông tin nhằm đo lường, đánh giá những rủi ro đó
c) Đưa ra giải pháp xử lý rủi ro không chỉ bằng việc hoán chuyển cho nhà bảo hiểm thương mại mà
còn bằng một hệ thống các kỹ thuật xử lý đồng bộ khác
d) Cả 3 câu trên đều đúng (Quy trình QTRR trong DN tr14 – sách)
6. Tham gia vào hoạt động kinh doanh là một hành vi:
a) Tránh né rủi ro
b) Chấp nhận gánh chịu rủi ro
c) Mạo hiểm với rủi ro
d) Hoán chuyển rủi ro
7. Hoạt động bảo hiểm của bảo hiểm thương mại đã tạo ra sự:
a) An toàn cho các tài sản của nền kinh tế - xã hội
Thư viện điện tử khoa Ngân hàng – ĐH Kinh Tế TP.HCM
Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo
b) Tạo ra cơ chế hoán chuyển rủi ro giữa các chủ thể kinh tế - xã hội với nhà bảo hiểm
c) Tạo ra cơ chế hoán chuyển rủi ro giữa các chủ thể kinh tế - xã hội tham gia bảo hiểm
d) Tạo ra cơ chế hoán chuyển rủi ro và giảm thiểu rủi ro (rộng nhất  đúng nhất)
8. Giảm thiểu nguy cơ
a) Là giảm thiểu rủi ro
b) Làm giảm thiểu rủi ro
c) Là giảm thiểu mức trầm trọng của rủi ro
d) Làm giảm thiểu mức trầm trọng của rủi ro

9. Dãy phân cách được sử dụng ngăn hai tuyến giao thông ngược chiều trong giao thông đường bộ
nhằm
a) Giảm thiểu nguy cơ
b) Giảm thiểu rủi ro
c) Giảm thiểu tổn thất
d) Cả 3 câu trên đều đúng
10. Mục đích một người ốm đi khám bác sỹ là:
a) Giảm thiểu nguy cơ
b) Giảm thiếu rủi ro
c) Giảm thiểu tổn thất
d) Cả 3 câu trên đều đúng
11. Hãy chọn cụm từ thích hợp nhất điền vào khoảng trắng của đoạn văn dưới đây:
“………………… chính là việc thực hiện những lựa chọn tốt, lấy quyết định thích nghi trong cuộc
sống hàng ngày. Trên thực tế, chỉ có thể …………………… khi có thể có sự lựa chọn và trong đó việc
chấp nhận rủi ro này hay ………… kia là hợp lý hay không hợp lý.
a) Chấp nhận rủi ro
b) Tránh né rủi ro (1.8.1 - tr9 - sách)
c) Hoán chuyển rủi ro
d) Tự bảo hiểm
12. Lý do của việc “chấp nhận gánh chịu rủi ro” là:
a) Không còn cách nào khác tốt hơn và cũng không thể né tránh
b) Do chưa nhận biết rủi ro
c) Chấp nhận một rủi ro
d) Cả 3 câu trên đều đúng (1.8.2 – tr9 – sách)
13. Thuật ngữ “nguy cơ” dùng để chỉ:
a) Một điều kiện phối hợp tác động làm gia tăng khả năng phát động rủi ro gây ra tổn thất (đoạn
2 – tr8 – sách)
b) Là nguyên nhân của tổn thất
c) Là tập hợp những rủi ro cùng loại hoặc tác động lên cùng đối tượng
d) Là cách gọi khác của hiểm họa

14. Hãy chọn cụm từ thích hợp nhất điền vào khoảng trắng của đoạn văn dưới đây:
“…………… là một điều kiện làm gia tăng khả năng tổn thất. Không có …………………, rủi ro vẫn
tồn tại, có …………………., khả năng rủi ro phát động cao hơn. Do đó, để giảm thiểu ………………
chỉ có thể làm giảm khả năng xảy ra biến cố chứ không làm giảm thiểu hay triệt tiêu rủi ro.”
Thư viện điện tử khoa Ngân hàng – ĐH Kinh Tế TP.HCM
Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo
a) Hiểm họa
b) Nguy cơ (1.8.3 – tr10 – sách)
c) Tổn thất
d) Sự không chắc chắn
15. Nguy cơ là:
a) Nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất (rủi ro)
b) Một biến cố xấu chắc chắn xảy ra
c) Yếu tố tác động phối hợp làm gia tăng khả năng tổn thất
d) Cả 3 câu trên đều đúng
16. Đối với tài sản là đối tượng bảo hiểm, việc bên mua bảo hiểm có hành động trục lợi dẫn đến bị thiệt
hại, phá hủy, hành động đó gọi là:
a) Một nguy cơ đạo đức
b) Một rủi ro đạo đức
c) Một hiểm họa đạo đức
d) Cả 3 câu trên đều đúng
17. Đối với một công ty bảo hiểm, việc bên mua bảo hiểm có hành động trục lợi, hành động đó gọi là:
a) Một nguy cơ đạo đức
b) Một rủi ro đạo đức
c) Một hiểm họa đạo đức
d) Cả 3 câu trên đều đúng
18. Cá nhân và tổ chức kinh doanh đều phải đối mặt với 2 loại rủi ro. Rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ.
Theo định nghĩa, rủi ro thuần túy là rủi ro có hậu quả:
a) Chỉ liên quan đến khả năng hiểm họa
b) Chỉ liên quan đến khả năng tổn thất (rủi ro đầu cơ liên quan đến những tình huống có hay ko

có lợi nhuận)
c) Liên quan đến cả khả năng tổn thất và khả năng hiểm họa
d) Không có câu nào đúng
19. “Nguyên nhân ngẫu nhiên” được sử dụng trong lĩnh vực bảo hiểm thương mại nhằm
a) Chỉ một biến cố khách quan và nguồn gốc tự nhiên
b) Chỉ một biến cố chủ quan, được diễn ra dưới tác động của con người, nhưng hành động của
người đó không nhằm mục đích gây ra tổn thất
c) Chỉ một trong những điều kiện mà rủi ro có thể bảo hiểm
d) Cả 3 câu trên đều đúng (tr5 – slide)
20. Năm 1988, một tàu biển của Cảng Sài Gòn bị bốc cháy bất ngờ. Giám định đã xác định nguyên nhân
của sự cố là do chiếc đèn dây khi sử dụng liên tục trong nhiều giờ bị nổ trong hầm máy có điều kiện
thông gió kém. Theo bạn, trong vụ hỏa hoạn này, có sự tác động của:
a) Nguy cơ vật chất
b) Nguy cơ tinh thần
c) Nguy cơ vật chất và nguy cơ đạo đức
d) Nguy cơ vật chất và nguy cơ tinh thần
Thư viện điện tử khoa Ngân hàng – ĐH Kinh Tế TP.HCM
Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo
Chương 3:
1. Hoạt động của bảo hiểm thương mại đã tạo ra sự:
a) Tạo ra cơ chế hoán chuyển rủi ro và giảm thiểu rủi ro (rộng nhất  đúng nhất)
b) An toàn cho các tài sản của nền kinh tế - xã hội
c) Tạo ra cơ chế hoán chuyển rủi ro giữa các chủ thể kinh tế - xã hội với nhà bảo hiểm
d) Tạo ra cơ chế hoán chuyển rủi ro giữa các chủ thể kinh tế - xã hội tham gia bảo hiểm
2. Câu nào dưới đây là không đúng?
a) Bảo hiểm giống như là một hình thức cá cược. Phí bảo hiểm giống như tiền đặt cược vì nó
nhỏ hơn rất nhiều so với số tiền bồi thường (tương tự là khoản trưởng trúng cược)
b) Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít
c) Bảo hiểm là một phương cách hạ giảm rủi ro bằng cách kết hợp một số lượng đầy đủ các đơn vị
đối tượng để biến tổn thất cá thể thành tổn thất cộng đồng và có thể dự tính được

d) Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền
gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho một người thứ 3 trong trường
hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là
người bảo hiểm.
3. “Bảo hiểm” dùng để chỉ:
a) Việc hình thành một quỹ tiền tệ bảo hiểm
b) Một hoạt động mà ở đó có sự hoán chuyển rủi ro
c) Một hoạt động nhằm kết hợp số đông các đơn vị đối tượng riêng lẻ và độc lập, chịu cùng một rủi
ro thành một nhóm tương tác
d) Cả 3 câu trên đều đúng
4. Hãy chọn cụm từ thích hợp nhất điền vào khoảng trắng trong đoạn văn dưới đây:
“Quỹ dự trữ bảo hiểm được tạo lập trước một cách có ý thức, khắc phục hậu quả nói trên, bằng cách bù
đắp các tổn thất phát sinh nhằm tạo lập và đảm bảo tính thường xuyên liên tục của các quá trình xã hội.
Như vậy, trên phạm vi rộng, toàn bộ nền kinh tế xã hội, bảo hiểm đóng vai trò như ……………… đảm
bảo khả năng hoạt động lâu dài của mọi chủ thể dân cư và kinh tế.”
a) Một lá chắn
b) Một công cụ an toàn
c) Một công cụ dự phòng
d) Một công cụ an toàn và dự phòng (2.2.1 – tr20 – sách)
5. Hãy chọn cụm từ thích hợp nhất điền vào khoảng trắng trong đoạn văn dưới đây:
“Với việc thu phí theo “nguyên tắc ứng trước”, các tổ chức hoạt động bảo hiểm chiếm giữ một quỹ tiền
tệ rất lớn thể hiện cam kết của họ đối với khách hàng nhưng tạm thời nhàn rỗi. Các tổ chức bảo hiểm đã
trở thành những nhà đầu tư lớn, quan trọng cho các hoạt động khác của nền kinh tế quốc dân. Bảo hiểm,
do đó, không chỉ đóng vai trò của một công cụ an toàn mà còn có vai trò của ……………………., nắm
giữ phần quan trọng trong các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại lớn.
a) Một nhà đầu tư trực tiếp
b) Một trung gian tài chính (tr21-22 sách)
c) Một nhà đầu tư gián tiếp
d) Một trung gian tài chính
6. Với vai trò và chức năng của mình, bảo hiểm có tác động tích cực là tích tụ vốn đảm bảo

a) Tái sản xuất giản đơn
Thư viện điện tử khoa Ngân hàng – ĐH Kinh Tế TP.HCM
Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo
b) Tái sản xuất mở rộng
c) Cả hai câu trên đều sai
d) Cả hai câu trên đều đúng
7. Với vai trò và chức năng của mình, bảo hiểm có tác động tích cực là thúc đẩy ý thức đề phòng hạn
chế rủi ro cho
a) Bên mua bảo hiểm
b) Người được bảo hiểm
c) Các thành viên trong cộng đồng bảo hiểm
d) Mọi thành viên trong xã hội
8. Điều gì làm cho bảo hiểm thương mại ưu việt hơn trong xử lý rủi ro, tổn thất so với cứu trợ xã hội
a) Chủ động xử lý rủi ro trước khi có tổn thất phát sinh
b) Tạo tâm lý “quyền được hưởng trên hợp đồng” cho bên mua bảo hiểm, tráng tâm lý hàm ơn
c) Cả 2 câu (a), (b) đều sai
d) Cả 2 câu (a), (b) đều đúng
9. Bảo hiểm là phương thức xử lý rủi ro ưu việt nhất vì:
a) Bảo hiểm làm giảm thiểu rủi ro của toàn bộ nền kinh tế - xã hội
b) Bảo hiểm sẽ bồi thường cho các chủ thế trong nền kinh tế - xã hội khi có tổn thất xảy ra
c) Bảo hiểm tạo ra một kênh huy động vốn có hiệu quả đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển
nền kinh tế
d) Một lý do khác (viết vào)
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
10. Điểm ưu việt của bảo hiểm so với tiết kiệm là:
a) Tính kịp thời trong mục đích bảo vệ
b) Tỷ suất sinh lợi cao
c) Chất lượng dịch vụ
d) Giá trị gia tăng do các dịch vụ bổ sung

11. “Nguyên nhân ngẫu nhiên” được sử dụng trong lĩnh vực bảo hiểm thương mại nhằm:
a) Chỉ một biến cố khách quan có nguồn gốc tự nhiên
b) Chỉ một biến cố chủ quan, tức diễn ra dưới sự tác động của con người, nhưng hành động chủ
quan đó không nhằm mục đích gây tổn thất
c) Chỉ một trong những điều kiện mà rủi ro có thể bảo hiểm
d) Cả 3 câu trên đều đúng (tr5 – slide chương 2)
12. Để có thể được bảo hiểm, rủi ro phải có một số đặc điểm nhất định. Một trong những đặc điểm đó là:
a) Rủi ro phải có tính bất ngờ
b) Số tiền bồi thường tổn thất do rủi ro đó lớn hơn số tiền tổn thất thực tế
c) Công ty bảo hiểm phải có thể tiên đoán mọi tổn thất người yêu cầu bảo hiểm rủi ro đó sẽ gánh
chịu
d) Gây hậu quả tài chính cho cả công ty bảo hiểm và người được bảo hiểm mới được bảo hiểm
13. Hoạt động bảo hiểm hoạt động dựa trên nguyên tắc “Trung thực tuyệt đối”. Sự trung thực là yêu cầu
đặt ra đối với:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm
Thư viện điện tử khoa Ngân hàng – ĐH Kinh Tế TP.HCM
Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo
b) Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm
c) Doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm
d) Doanh nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm
14. Công ty bảo hiểm dựa vào quy luật số đông khi dự đoán tổn thất được bảo hiểm sẽ xảy ra đối với
một nhóm người được bảo hiểm trong khoảng thời gian nhất định. Theo quy luật số đông, thông
thường, càng quan sát một sự kiện nào đó nhiều lần:
a) Càng ít khả năng sự kiện đó trở thành thảm họa đối với công ty
b) Càng nhiều khả năng sự kiện đó trở thành thảm họa đối với công ty
c) Càng ít khả năng kết quả quan sát được sẽ gắn với xác suất dự kiến xảy ra sự kiện đó
d) Càng nhiều khả năng kết quả quan sát được sẽ gắn với xác suất dự kiến xảy ra sự kiện đó
(3.2.1 a – tr42 – sách)
15. Hoạt động bảo hiểm nói chung hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản:
a) Trung thực tối đa

b) Số đông
c) Quyền lợi có thể bảo hiểm
d) Cả 3 câu trên đều đúng
16. Nguyên tắc khoán được áp dụng cho
a) Tất cả các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ
b) Tất cả các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ
c) Tất cả các hợp đồng bảo hiểm con người (tr6 – slide chương 3)
d) Chỉ có hợp đồng nhân thọ
17. Một hợp đồng bảo hiểm áp dụng nguyên tắc khoán có nghĩa là trong mọi trường hợp, số tiền chi trả
cho doanh nghiệp
a) Không vượt giá trị tổn thất thực tế của đối tượng được bảo hiểm
b) Không vượt giá trị thực tế của đối tượng được bảo hiểm
c) Không vượt quá số tiền bảo hiểm mà hai bên thỏa thuận lúc giao kết hợp đồng (tr 28 – sách)
d) Không vượt quá giá trị tổn thất thực tế của đối tượng được bảo hiểm và trong phạm vi số tiền bảo
hiểm mà hai bên thỏa thuận lúc giao kết hợp đồng
18. Nguyên tắc bồi thường được áp dụng cho:
a) Tất cả các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ
b) Tất cả các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ
c) Tất cả các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
d) Chỉ có hợp đồng bảo hiểm tài sản và trách nhiệm dân sự (tr6 – slide chương 3)
19. Một hợp đồng bảo hiểm áp dụng nguyên tắc bồi thường có nghĩa là trong mọi trường hợp, số tiền bồi
thường của doanh nghiệp bảo hiểm
a) Không vượt giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm
b) Không vượt giá trị tổn thất thực tế của tài sản được bảo hiểm
c) Không vượt quá số tiền bảo hiểm mà hai bên thỏa thuận lúc giao kết hợp đồng
d) Không vượt quá giá trị tổn thất thực tế của tài sản được bảo hiểm và trong phạm vi số tiền
bảo hiểm mà hai bên thỏa thuận lúc giao kết hợp đồng (tr 28 – sách)
20. Câu nào dưới đây là sai khi nói về mục đích của chế độ bảo hiểm bắt buộc trong bảo hiểm thương
mại:
Thư viện điện tử khoa Ngân hàng – ĐH Kinh Tế TP.HCM

Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo
a) Bảo vệ lợi ích của người tham gia bảo hiểm
b) Bảo vệ lợi ích của nạn nhân trong các vụ tai nạn
c) Bảo vệ lợi ích của toàn bộ kinh tế xã hội
d) Cả 3 câu trên đều là câu trả lời sai
21. Loại nào dưới đây không thuộc chế độ bảo hiểm bắt buộc ở Việt Nam?
a) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới
b) Bảo hiểm trách nhiệm của hãng hàng không dân dụng đối với hành khách đi trên máy bay
c) Bảo hiểm cháy nổ
d) Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt (BHBB tr30 – sách)
22. Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm đảm bảo cho:
a) Tính mạng người được bảo hiểm
b) Tính mạng, thân thể, tài sản của người được bảo hiểm
c) Tính mạng, sức khỏe, trách nhiệm dân sự phát sinh của người được bảo hiểm
d) Sức khỏe, thân thể, tính mạng của người được bảo hiểm
23. Theo quy định của luật pháp của Việt Nam, đối tượng nào dưới đây không thuộc đối tượng của bảo
hiểm phi nhân thọ?
a) Thương tật con người
b) Sức khỏe con người
c) Tuổi thọ của con người
d) Tài sản
24. Điểm ưu việt của bảo hiểm nhân thọ so với tiết kiệm là:
a) Lãi suất cao
b) Chất lượng dịch vụ
c) Không chỉ cung cấp dịch vụ tiết kiệm mà còn cung cấp dịch vụ “bảo vệ” cho người được bảo
hiểm
d) Kết hợp dịch vụ cho vay theo hợp đồng
25. Bảo hiểm trùng là:
a) Hai đối tượng bảo hiểm khác nhau được bảo hiểm bởi cùng một người bảo hiểm
b) Một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi một người bảo hiểm và có tổng số tiền bảo hiểm gấp

đôi giá trị bảo hiểm
c) Một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi hơn một người bảo hiểm và có tổng số tiền bảo hiểm
bằng giá trị bảo hiểm
d) Một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi hơn một người bảo hiểm và có tổng số tiền bảo
hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm (tr98 sách)
26. Bảo hiểm trên giá là:
a) Hai đối tượng bảo hiểm khác nhau được bảo hiểm bởi cùng một người bảo hiểm
b) Một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi một người bảo hiểm và có tổng số tiền bảo hiểm
lớn hơn giá trị bảo hiểm (tr98 sách)
c) Một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi hơn một người bảo hiểm và có tổng số tiền bảo hiểm
bằng giá trị bảo hiểm
d) Một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi hơn một người bảo hiểm và có tổng số tiền bảo hiểm
lớn hơn giá trị bảo hiểm
Thư viện điện tử khoa Ngân hàng – ĐH Kinh Tế TP.HCM
Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo
27. Đồng bảo hiểm là:
a) Hai đối tượng bảo hiểm khác nhau được bảo hiểm bởi cùng một người bảo hiểm
b) Một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi một người bảo hiểm và có tổng số tiền bảo hiểm lớn
hơn giá trị bảo hiểm
c) Một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi hơn một người bảo hiểm, và có tổng số tiền bảo
hiểm bằng giá trị bảo hiểm
d) Một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi hơn một người bảo hiểm, cùng điều kiện bảo
hiểm và có tổng số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm
28. Doanh nghiệp bảo hiểm khi lựa chọn danh mục đầu tư phải đảm bảo các nguyên tắc theo thứ tự ưu
tiên trước sau:
a) An toàn, độ lỏng của khoản đầu tư, sinh lợi
b) An toàn, sinh lợi, độ lỏng của khoản đầu tư
c) Sinh lợi, độ lỏng của khoản đầu tư, an toàn
d) Sinh lợi, an toàn, độ lỏng của khoản đầu tư
29. Theo Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm (2000), người có quyền lợi có thể bảo hiểm đối với một tài sản

nào đó khi:
a) Chỉ khi người đó là chủ sở hữu của tài sản đó
b) Khi người đó được chủ sở hữu tài sản đó ủy quyền ký hợp đồng bảo hiểm
c) Khi người đó là giám đốc điều hành doanh nghiệp hoặc tổ chức mà doanh nghiệp, tổ chức đó là
chủ thể sở hữu tài sản
d) Là cá nhân hoặc pháp nhân có quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài
sản đối với tài sản đó (khoản 9 điều 3 LKDBH)
30. Điều gì khiến bảo hiểm xã hội được coi là hoạt động dựa trên một “nhóm mở”?
a) Vì bảo hiểm xã hội là một chế định pháp lý bắt buộc
b) Vì cách thu phí bảo hiểm xã hội
c) Vì bảo hiểm xã hội tạo cơ chế phân phối lại thu nhập giữa các thế hệ lao động giữa các thời kỳ
khác nhau của nền kinh tế
d) Cả 3 câu trên đều đúng

×