ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
NGUYỄN MINH CÔNG
THỰC TRẠNG TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS VÀ CÁC YẾU
TỐ LIÊN QUAN TRÊN NHÂN VIÊN Y TẾ THAM GIA
CHỐNG DỊCH COVID - 19 TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN
KHU KÍ TÚC XÁ CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG TỈNH ĐỒNG
THÁP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Y ĐA KHOA
Hà Nội - 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
Người thực hiện: NGUYỄN MINH CÔNG
THỰC TRẠNG TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS VÀ CÁC YẾU
TỐ LIÊN QUAN TRÊN NHÂN VIÊN Y TẾ THAM GIA
CHỐNG DỊCH COVID 19 TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN KHU
KÍ TÚC XÁ CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG TỈNH ĐỒNG THÁP
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Y ĐA KHOA
Khóa: QH.2016.Y
Người hướng dẫn: TS. BS. NGUYỄN HỮU CHIẾN
Ths. BS. NGUYỄN VIẾT CHUNG
Hà Nội - 2022
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khố luận này, em
đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cơ và bạn bè. Với lịng biết ơn sâu
sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
Ban Chủ nhiệm Khoa Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội, thầy cô
giảng viên Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi
giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu để em có thể hồn thành
khố luận này.
Em xin bày tỏ sự kính trọng, lịng biết ơn chân thành tới TS.BS.Nguyễn
Hữu Chiến, Ths.BS.Nguyễn Viết Chung – những người thầy đã trực tiếp
hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian thực
hiện và hoàn thành khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên bệnh viện
dã chiến khu kí túc xá Cao đẳng Cộng Đồng tỉnh Đồng Tháp đã tạo điều kiện
cho em trong quá trình học tập và thu thập số liệu cho nghiên cứu này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giảng viên Khoa
Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã dạy dỗ, trang bị kiến thức cho em
trong suốt 6 năm theo học tại trường.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia
đình, những người bạn thân thiết của em, những người đã cùng chia sẻ khó
khăn, dành cho em những lời động viên, chia sẻ quý báu trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2022
Nguyễn Minh Công
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN ................................................................................ 3
1.1. Đại cương về trầm cảm, lo âu và stress ................................................... 3
1.1.1. Trầm cảm ................................................................................................ 3
1.1.2. Lo âu ........................................................................................................ 6
1.1.3. Stress ........................................................................................................ 6
1.1.4. Đặc điểm SAR – COV – 2 ...................................................................... 9
1.2. Đặc điểm trầm cảm, lo âu, stress ở nhân viên y tế ................................. 9
1.3. Giới thiệu về thang đo lường DASS 21 của Syd Lovibond và Peter
Lovibond .......................................................................................................... 10
1.4. Các nghiên cứu về trầm cảm, lo âu, stress ở nhân viên y tế ................ 11
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 15
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn ............................................................................. 15
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................... 15
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 15
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:............................................................................. 15
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu .............................................................................. 15
2.3.3. Các chỉ số và biến số nghiên cứu ......................................................... 15
2.4. Công cụ nghiên cứu ................................................................................. 17
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 19
2.6. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 19
2.7. Các sai số và cách khắc phục.................................................................. 19
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ...................................................................... 20
2.9. Hạn chế của nghiên cứu .......................................................................... 20
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 21
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................... 21
3.1.1. Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu ..................................... 21
3.1.2. Đặc điểm công việc của đối tượng nghiên cứu................................... 22
3.2. Tỉ lệ trầm cảm, lo âu, stress trên nhân viên y tế ................................... 25
3.3. Xác định 1 số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress trên nhân
viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc SARS – CoV – 2 ............................... 27
3.3.1. Phân độ mức độ rối loạn tâm thần của nhân viên y tế theo đặc điểm
cá nhân ............................................................................................................. 27
3.3.2. Phân độ mức độ rối loạn tâm thần của nhân viên y tế theo đặc điểm
công việc........................................................................................................... 29
Chương 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 33
4.1. Đặc điểm của nhân viên y tế tham gia chống dịch tại khu kí túc xá
Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Đồng Tháp .......................................................... 33
4.2. Mơ tả thực trạng về trình trạng trầm cảm, lo âu, stress của nhân viên
y tế tham gia chống dịch tại khu kí túc xá Cao đẳng Cộng Đồng tỉnh Đồng
Tháp ................................................................................................................. 34
4.2.2. Thực trạng trầm cảm ........................................................................... 34
4.2.3. Thực trạng lo âu ................................................................................... 36
4.2.4. Thực trạng stress .................................................................................. 38
4.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress của nhân viên y tế
tham gia chống dịch tại khu kí túc xá Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Đồng
Tháp ................................................................................................................. 40
4.3.1. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với tình trạng trầm cảm, lo
âu, stress .......................................................................................................... 40
4.3.2. Mối liên quan giữa các đặc điểm công việc với tình trạng trầm cảm,
lo âu, stress ...................................................................................................... 42
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 46
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................
PHỤ LỤC ............................................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DASS – 21
Sar – CoV – 2
POR
KTC
depression, anxiety and stress scale – 21
Severe acute respitatory syndrome – Corona
virus – 2
Prevalence odds ratio
Khoảng tin cậy
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các chỉ số và biến số nghiên cứu ................................................... 15
Bảng 2.2. Bộ 21 câu hỏi theo thang DASS 21 ................................................ 17
Bảng 2.3. Mức độ trầm cảm, lo âu, stress theo thang điểm DASS 21 ............ 19
Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu ................................ 21
Bảng 3.2. Phân bố tỉ lệ giới tính của đối tượng nghiên cứu ........................... 21
Bảng 3.3. Đặc điểm về dân tộc, tôn giáo của đối tượng nghiên cứu .............. 21
Bảng 3.4. Đặc điểm tình trạng hơn nhân của đối tượng nghiên cứu .............. 22
Bảng 3.5. Đặc điểm chuyên môn của đối tượng nghiên cứu .......................... 22
Bảng 3.6. Đặc điểm về thời gian tham gia chống dịch của đối tượng nghiên
cứu ................................................................................................................... 23
Bảng 3.7. Đặc điểm về thời gian làm việc mỗi ngày của đối tương nghiên cứu
......................................................................................................................... 23
Bảng 3.8. Đặc điểm về giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu ........................... 23
Bảng 3.9. Tỉ lệ sợ nhiễm bệnh của đối tượng nghiên cứu .............................. 24
Bảng 3.10. Tỉ lệ trầm cảm của nhân viên y tế theo đặc điểm cá nhân ............ 27
Bảng 3.11. Tỉ lệ lo âu của nhân viên y tế theo đặc điểm cá nhân ................... 28
Bảng 3.12 Tỉ lệ stress của nhân viên y tế theo đặc điểm cá nhân ................... 29
Bảng 3.13 Tỉ lệ trầm cảm của nhân viên y tế theo đặc điểm công việc ......... 29
Bảng 3.14. Tỉ lệ lo âu của nhân viên y tế theo đặc điểm công việc ................ 30
Bảng 3.15. Tỉ lệ stress của nhân viên y tế theo đặc điểm công việc............... 31
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ các mức độ trầm cảm theo thàng điểm DASS 21 của đối
tượng nghiên cứu............................................................................................ 25
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ các mức độ lo âu theo thàng điểm DASS 21 của đối tượng
nghiên cứu ...................................................................................................... 26
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ các mức độ Stress theo thang điểm DASS 21 của đối tượng
nghiên cứu ...................................................................................................... 27
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới về sức khỏe năm 1948: “sức
khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, và
không chỉ đơn thuần là sự vắng mặt của bệnh tật hay suy yếu về sức khỏe” Từ
định nghĩa về sức khỏe cho thấy rằng từ những thập kỉ 40 của thế kỉ 20 sức
khỏe tâm thần đã được tổ chức Y tế thế giới đánh giá có vai trị rất quan trọng,
ngang hang với sức khỏe thể chất và sức khỏe xã hội. [1]Thực tế cho thấy sức
khoẻ tâm thần có mối liên quan mật thiết với tâm lý xã hội và sức khỏe thể
chất, khơng có bất kì biến cố bất lợi nào trong xã hội mà không ảnh hưởng
đến tâm lý, và cũng khơng có bất kì bệnh lý cơ thể nào lại không ảnh hưởng
đến tâm lý.
Theo liên hợp quốc, Đại dịch Covid-19 đang khiến cho thế giới rơi vào
khủng hoảng sức khỏe tinh thần toàn cầu. Ngoài ra Tổng thư ký liên Hợp
Quốc Guterres nhất mạnh trong một tin nhắn video rằng điều quan trọng nhất
là các rủi ro đối với nhân viên y tế, người già, thanh niên và trẻ vị thành niên.
Đây là những đối tượng có ảnh hưởng tâm lý mạnh mẽ nhất từ trước và đang
bị cuốn vào xung đột cũng như khủng hoảng. Chúng ta phải giúp họ cũng như
sát cánh bên họ. [2]
Đối với ngành y tế, nhiều nghiên cứu cho thấy nhân viên y tế có tỉ lệ
lạm dụng thuốc và tự tử cao hơn các ngành nghề khác, có tỉ lệ cao stress, lo
âu, trầm cảm liên quan đến công việc căng thẳng. Các rối loạn tâm thần của
nhân viên y tế góp phần đưa đến các hậu quả như kiệt sức, vắng mặt, nhân
viên có ý định chuyển cơng tác, giảm sự hài lòng của người bệnh và mắc
nhiều lỗi trong quá trình chẩn đốn, điều trị, chăm sóc. [3] Vì vậy việc xác
định, đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần hiện nay của nhân viên y tế tham
gia chống dịch COVID 19 để trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp dự phịng
cho tình trạng này là hết sức cần thiết.
Từ những lý do trên, em tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng trầm
cảm, lo âu, stress và các yếu tố liên quan trên nhân viên y tế tham gia
chống dịch covid – 19 tại bệnh viện dã chiến khu kí túc xá Cao đẳng
Cộng Đồng tỉnh Đồng Tháp” với 2 mục tiêu:
1
1. Xác định tỉ lệ trầm cảm, lo âu, stress trên nhân viên y tế điều trị cho
bệnh nhân mắc SARS – CoV – 2 tại bệnh viện dã chiến khu kí túc xá
Cao đẳng Cộng Đồng tỉnh Đồng Tháp.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm, lo âu, stress
trên nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc SARS – CoV – 2 tại
bệnh viện dã chiến khu kí túc xá Cao đẳng Cộng Đồng tỉnh Đồng Tháp.
2
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về trầm cảm, lo âu và stress
1.1.1. Trầm cảm
1.1.1.1. Khái niệm
Trầm cảm là 1 trạng thái bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng q trình
ức chế tồn bộ các hoạt động tâm thần: chủ yếu ức chế cảm xúc, cức chế tư
duy, ức chế vận động. Theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10, trầm cảm điển
hình thường được biểu hiện bằng khí sắc trầm, mất mọi quan tâm hay thích
thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, các triệu
chứng tồn tại trong khoảng thời gian ít nhất 2 tuần. Ngồi ra, cịn có thể có
các triệu chứng khác như giảm sự tập trung chú ý, giảm tính tự trọng và long
tự tin, ý tưởng bị tội và khơng xức đáng, nhìn vào tương lai ảm đạm bi quan,
ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn ít ngon
miệng… [4]
1.1.1.2. Bệnh nguyên
Trầm cảm do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng có ba nhóm ngun
nhân chính:
-Ngun nhân nội sinh: ngun nhân chưa rõ ràng có thể do di truyền,
miễn dịch, biến đổi chuyển hóa, cấu tạo thể chất…;
-Do căn nguyên tâm lý: do các sang chấn tâm lý như mâu thuần gia
đình, bạn bè, cơng việc, các quan hệ xã hội. Hoặc do bị bệnh nặng, nan y (ung
thư, HIV/AIDS…).
-Do căn nguyên thực tổn: các bệnh tại não như chấn thương sọ não, tai
biến mạch máu não, u não, động kinh, parkinson…; các bệnh cơ thể mạn tính
như luput, tiểu đường, tim mạch…; do sử dụng chất rượu, ma túy.
1.1.1.3. Sinh bệnh học
Các amin sinh học: có bằng chứng cho thấy các đơn aicid amin vận
chuyển đều tham gia vào quá trình bệnh lý của trầm cảm:
Norepinephrine: sự giảm độ tập trung hoặc tính nhạy cảm của các
receptor β- adrenergic dẫn đến giảm giải phóng norepinephrine ở các receptor
trước synap. Điều này thể hiện hiện vai trò của noradrenergic trong rối loạn
trầm cảm.
3
Serotonin: là một trong các chất dẫn truyền chính liên quan đến rối loạn
trầm cảm liên quan trực tiếp đến sự giảm nồng độ serotonin (5- HT) ở khe
synap.
Dopamin: các giả thuyết gần đây cho rằng nguyên nhân làm mất chức
năng chuyển hóa dopamin hoặc thụ thể dopamin D1 có thể gây giảm hoạt
động trong trầm cảm.
Các chất nội tiết chuyển hóa: rối loạn trục dưới đồi- tuyến yên- tuyến
thượng thận gây bất thường các hormon là một trong nguyên nhân gây trầm
cảm. [5]
1.1.1.4. Triệu chứng lâm sàng của trầm cảm
- Ba triệu chứng chính
+ Khí sắc trầm: Khí sắc thay đổi ít từ ngày này sang ngày khác và thường
khơng tương xứng với hồn cảnh, được duy trì trong ít nhất hai tuần. trong
một số trường hợp, lo âu, buồn phiền, kích động có thể nổi bật. sự thay đổi
cảm xúc có thể bị che lấp bởi sự cau có lạm dụng rượu, tác phong kịch tính và
các triệu chứng ám ảnh sợ khác
+ Mất mọi quan tâm thích thú trong các hoạt động
+ Giảm năng lượng và tang sự mệt mỏi
- Bảy triệu chứng phổ biến
+ Giảm sự tập trung chu ý
+ Giảm tính tự trọng và long tự tin, khó khăn trong việc quyết định
+ Ý tưởng bị tội và khơng sứng đáng
+ Nhìn vào tương lai ảm đạm bi quan
+ Ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát
+ Rối loạn giấc ngủ
+ Thay đổi cảm giác ngon miệng với sự thay đổi trọng lượng cơ thể tương
ứng
- Các triệu chứng cơ thể của trầm cảm
+ Mất những quan tâm thích thú trong hoạt động thường ngày gây thích thú
+ Mất những phản ứng cảm xúc với những sự kiện và môi trường xung quanh
thường làm vui thích
+ Buổi sáng thức giấc sớm hơn 2 giờ so với ngày thường
4
+ Trạng thái trầm nặng hơn vào buổi sáng
+ Có bằng chứng khách quan về sự chậm chạp tâm thân vận động hoặc kích
động được người khác nhận thấy hoặc kể lại
+ Giảm cảm giác ngon miệng
+ Sút cân
+ Mất hoặc giảm hung phấn tình dục rõ rệt[4,5]
1.1.1.5. Chẩn đốn trầm cảm
- Chẩn đoán xác định
+ Lần đầu tiên xuất hiện các triệu chứng lâm sàng
+ Giai đoạn trầm cảm kéo dài ít nhất 2 tuần
+ Khơng có đủ các triệu chứng đáp ứng các tiêu chuẩn của gia đoạn hưng
cảm ở bất kì thời điểm nào trong đời
+ Giai đoạn này không gắn với việc sử dụng chất tác động tâm thần hoăc bất
cứ rối loạn thực tổn nào
- Chẩn đoán các thể lâm sàng
+ Giai đoạn trầm cảm nhẹ
Ít nhất có 2 trong 3 triệu chứng chính
Kèm theo ít nhất 2 trong số 7 triệu chứng phổ biến khác
Bệnh nhân giai đoạn trầm cảm nhẹ thường buồn chán với các triệu
chứng đó, khó tiếp tục cơng việc thường ngày và hoạt động xã hội nhưng có
khả năng khơng dừng hoạt động hồn tồn.
+ Giai đoạn trầm cảm vừa
Có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng chính
Cộng them ít nhất 3 trong số 7 triệu chứng phổ biến khác
Bệnh nhân giai đoạn trầm cảm vừa thường có nhiều khó khăn để tiếp
tục hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc cơng việc gia đình
+ Giai đoạn trầm cảm nặng, khơng có các triệu chứng loạn thần
Có tất cả 3 triệu chứng chính
Kèm theo ít nhất 4 trong 7 triệu chứng phổ biến khác và một số phải
đặc biệt nặng
Người bệnh ít khả năng tiếp tục công việc xã hội, nghề nghiệp hoặc
cơng việc gia đình, trừ khi ở phạm vi rất hạn chế
5
+ Giai đoạn trầm cảm nặng kèm theo các triệu chứng loạn thần
1 giai đoạn trầm cảm nặng thỏa mãn các tiêu chuẩn đã nêu ra trong giai
đoạn trầm cảm nặng, khơng có các triệu chứng loạn thần
Kèm theo trong đó có các hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ trầm cảm
+ Các giai đoạn trầm cảm khác[4,5]
1.1.2. Lo âu
1.1.2.1. Khái niệm lo âu
Lo âu là hiện tượng phản ứng của con người trước những khó khăn và
các mối đe dọa tự nhiêm xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua và tồn
tại. Lo lâu là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xảy đến,
cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe dọa
Khi lo âu quá mức hoặc dai dẳng không tương xứng với sự đe dọa được
cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh, có thể kèm theo nhứng ý
nghĩ hay hành động có vẻ như q mức hay vơ lý thì lo âu trở thành bệnh lý
[4]
1.1.2.2. Những Dấu hiệu của lo âu
Triệu chứng nhận thức: Sợ mất kiểm soát, sợ tổn thương cơ thể hoặc tử
vong, sợ bị phát điên, sợ bị người khác đánh giá xấu, có những suy nghĩ về
hình ảnh hay kí ức đáng sợ, có nhận thức khơng thực tế hoặc không liên quan,
kém tậm trung, hay nhầm lẫn, giảm sự chú ý, khó để nói
Triệu chứng sinh lý: Tăng nhịp tim, hồi hộp trống ngực, khó thở, thở
nhanh, đau ngực hoặc nặng ngực, cảm giác bóp nghẹn, chóng mặt, đổ mồ hơi,
bốc hỏa, ớn lạnh, buồn nơn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, run rẩy, dị cảm, tê bì
tay chân, cảm thấy mất sức lực, căng mỏi cơ, khơ miệng
Triệu chứng hành vi: tránh các tình huống đe dọa, theo đuổi sự an tồn,
bồn chồn kích động, thở gấp, ít vận động, khó để nói
Triệu chứng cảm xúc: lo lắng, sợ hãi, bồn chồn, thiếu kiên nhẫn, hay
tức giận. [6]
1.1.3. Stress
1.1.3.1. Khái niệm stress
Stress là một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong lĩnh
vực tâm thần học.
6
Stress được chỉ như là nguyên nhân gây bệnh, nhưng đơi khi nó lại là
hậu quả cảu tác nhân cơng kích đối với các cá thể chịu stress
Thuật ngữ stress được xuất hiện lần đầu từ thế kỉ 15. Ban đầu được
dùng trong vật lý học để chỉ sức nén mà vật liệu phải chịu . Đến thế kỉ thứ 17
thuật ngữ này được dùng chỉ sức ép trên tâm lý con người khi con người phải
trải qua thử thách gay go, tai họa hoặc nỗi đau buồn. Sau đó năm 1914,
Walter Cannon sử dụng thuật ngữ stress trong sinh lý học. Tới năm 1935,
trong một cơng trình nghiên cứu về duy trì cân bằng nội mơi ở các độg vật có
vú trong các tình huống bị gị bó, ơng đã mô tả stress là một phản ứng sinh lý
tấn cơng hoặc bỏ chạy trước hồn cảnh khẩn cấp có liên quan đến tang tiết
Adrenaline của tủy thượng thận
Từ Hàng loạt các kích thích cấp tính trên súc vật, Hans Sylye (1936) đã
nhận thấy các đáp ứng không đặc hiệu mà ơng gọi là hội chứng thích nghi với
ba giai đoạn có liên quan đến tang bài tiết Glucocorticoid ở vỏ thượng thận.
Stress tâm lý trong tâm thần học với ý nghĩa sang chấn tâm thần đó là
tất các những sự việc, những hoàn cảnh trong các điều kiện sinh hoạt xã hội,
trong mối liên quan phức tạp giữa người với người, tác động vào tâm thần gây
ra những cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu cực: sợ hãi, lo lắng, buồn dầu, tức
giận, ghen tuông, thất vọng … [7]
1.1.3.2. Cơ chế gây bệnh của stress
Hàng ngày hàng giờ mỗi cá nhân trong xã hội phải chịu tác động của
nhiều loại stress. Ví dụ: điều kiện sống khó khăn, làm việc quá tải và căng
thẳng, thất vọng trong sự nghiệp, mâu thuẫn trong gia đình, vợ chồng con cái,
mâu thuẫn với hàng xóm, đồng nghiệp…
Tuy nhiên stress gây bệnh hay khơng phụ thuộc vào nhiều nhân tố phức
tạp. Có hai nhân tố chính là đặc điểm gây bệnh của stress và sức chống đỡ của
nhân cách.
- Đặc điểm gây bệnh của stress
Stress gây bệnh thường là những stress mạnh và cấp diễn (người thân
chết đột ngột, tổn thất về kinh tế nặng nề, thảm họa do chiến tranh…). Có
những stress tuy không mạnh và cấp diễn nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần gây
căng thằng nội tâm cũng có khả năng gây bệnh.
7
Thành phần gây bệnh của stress là ý nghĩa thông tin chứ không phải là
cường độ của stress (như ý nghĩa gây bệnh của đám cháy không phải là cường
độ ngọn lửa mà là giá trị của tài sản bị thiêu hủy cụ thể đối với mỗi cá nhân).
Những stress gây xung đột nội tâm làm cho cá nhân không tìm được lối
thốt cũng thường gây bệnh (mâu thuẫn vợ chồng nhưng khơng thể giải thốt
cho nhau được vì cịn nghĩa vụ với con cái…).
Stress tác động vào cá nhân thường gây bệnh nhiều hơn stress đập vào
một cộng đồng (cơ chế chia sẻ gánh nặng, nỗi buồn).
- Vai trò của nhân cách
Nếu đối tượng nhận thức tình huống stress khơng nguy hiểm và có thể
chống đỡ được thì sẽ có một phản ứng thich hợp bình thường. Ngược lại nếu
đối tượng nhận thức tình huống là nguy hiểm và khơng thể chống đỡ được thì
sẽ xuất hiện một phản ứng bệnh lý.
Những nét nhân cách cảm xúc không ổn định, lo âu, căng thẳng, né
tránh là nhân cách dễ bị tổn thương.
Cùng bị tác động bởi một stress nhưng tùy theo phương thức phản ứng
mà gây lên những rối loạn khác nhau: lo âu, trầm cảm, các triệu chứng dạng
cơ thể, như khó thở, rối loạn tiêu hóa, cao huyết áp…
Những nét nhân cách sau dễ bị tổn thương: dễ xúc động, khó làm chủ
bản thân, bi thảm hóa các tình huống stress, đánh giá thấp bản thân minh,
đánh giá cao các khó khăn.
Những nét nhân cách sau có sức chống đỡ với stress: sớm làm chủ
được tình huống stress, có ý chí, có tinh thần trách nhiệm, có khả năng thích
nghi, mềm dẻo.
- Mơi trường và nhân cách
Tác động qua lại cảm ứng lẫn nhau rất mật thiết, khi cảm ứng những
nét tiêu cực có thể gây ra trạng thái bệnh lý tập thể, khi cảm ứng những nét
tích cực thì mỗi nhân cách trong tập thể lại được tăng thêm sức mạnh để
chống đỡ stress.
- Sức khỏe thể chất
8
Cơ thể khỏe mạnh hỗ trợ cho nhân cách chống đỡ được các stress có
hại. Nếu cơ thể ốm yếu, suy nhược là yếu tố thúc đẩy các rối loạn khi bị
stress. [5]
1.1.4. Đặc điểm SAR – COV – 2
SARS – COV 2 là một thành viên của họ coronavirus là họ virus có vỏ,
cảm giác tích cực ARN sợi đơn có thể lây nhiễm cho phần lớn các lồi động
vạt có xương sống. SAR – COV 2 là virus gây nên bệnh COVID – 19 bắt đầu
như một dịch bệnh ở Vũ Hán vào năm 2019, và kể từ đó đã trở thành đại dịch
gây ảnh hưởng tồn cầu. [8]
Bệnh COVID 19 là một đại dịch cũng có thể định nghĩa là một thảm
họa, vì nó là một sự kiện bất ngờ, quy mô lớn làm gián đoạn cuộc sống, thói
quen hằng ngày và sự phát triển kinh tế xã hội. COVID 19 đe doạ gây hại
hoặc tử vong cho một nhóm lớn mọi người, ảnh hưởng đến các quá trình xã
hội và liên quan đến kết quả sức khỏe tinh thần và thể chất. [9]
1.2. Đặc điểm trầm cảm, lo âu, stress ở nhân viên y tế
1.2.1. Khái niệm nhân viên y tế
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, nhân viên y tế bao gồm những người
hoạt động trong lĩnh vực y tế như bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, dược sĩ … là
thành phần quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng, hướng
tới bao phủ chăm sóc sức khỏe tồn dân và đạt được các mục tiêu phát triển
bền vững liên quan đến sức khỏe. [10]
1.2.2. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress ở nhân viên y tế
Theo viện quốc gia về an toàn nghề nghiệp và sức khỏe đĩnh nghĩa tằng
stress trong nghê nghiệp là một phản ứng có hại về thể chất và cảm xúc mà
xảy ra khi những yêu cầu về nghề nghiệp không phù hợp với khả năng, nguồn
lực và nhu cầu của nguời lao động
Những yếu tố nơi làm việc sau đây có thể gây ra các rối loạn tâm thần
-Yêu cầu công việc và nhiệm vụ
-Các yếu tố tổ chức
-Các yếu tố tài chính và kinh tế
-Xung đột giữa vai trị và trách nhiệm của cơng việc và gia đình
-Cơ hội phát triển hoặc thăng tiến
9
-Môi trường tổ chức kém
Một số yếu tố liên quan đến rối loạn tâm thần trên nhân viên y tế
-Quá tải công việc
-Áp lực thời gian
-Thiếu những hỗ trợ trong công việc
-Tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm
-Chấn thương co dụng cụ y tế
-Đối mặt với bạo lực và đe dọa trong cơng việc
-Thiếu ngủ
-Mơ hồ về vai trị trong cơng việc và những xung đột
-Thiếu nhân lực
-Vấn đề thăng tiến trong sự nghiệp
-Đối mặt với những bệnh nhân khó hoặc rất nặng [3]
1.3. Giới thiệu về thang đo lường DASS 21 của Syd Lovibond và Peter
Lovibond
Thang đo DASS ban đầu gồm 42 mục dùng để đo lường 3 vấn đề của
trạng thái cảm xúc tiêu cực: trầm cảm, lo âu và stress. Trầm cảm đề cập đến
mức độ thấp của những ảnh hưởng tích cực như vơ vọng, thiếu năng lượng
trong khi đó lo lắng đề cập đến một hỗn hợp của đau khổ nói chung như khó
chịu, kích động, khó thư giãn và thiếu kiên nhẫn. yếu tốc thứ 3 xuất hiện trong
q trình phân tích, được gọi là stress. Sau này, phiên bản ngắn hơn của thang
đo DASS, được gọi là DASS 21 được phát triển bởi Syd Lovibond và Peter
Lovibond đã giúp giảm thời gian đánh giá và được dùng rộng rãi trên lâm
sàng để đánh giá các triệu chứng ở các mức độ khác nhau của trầm cảm, lo âu
và stress. Thang đo DASS 21 được sử dụng bởi các nhà tâm lý học và các bác
sĩ thông qua trả lời câu hỏi trên giấy hoặc trả lời những câu hỏi theo cấu trúc
sẵn có. Từ năm 1995, khi thang đo DASS 21 được công bố, nó được dùng
trong rất nhiều loại nghiên cứu.
Thang đo DASS 21 được thiết kế để đo lường những cảm xúc tiêu cực
bao gồm trầm cảm, lo âu, stress. Nó là bảng câu hỏi tự đánh giá gồm 21 câu
hỏi với 7 câu hỏi cho mỗi loại cảm xúc tiêu cực dựa trên thang đo 4 điểm từ 0
đến 3. Để tính điểm tương đương với thang đo DASS đầy đủ, mỗi thang điểm
10
đánh giá từng loại cảm xúc được nhân với 2. Khi điểm thang đo càng cao,
nghĩa là người làm đánh giá có mức độ nghiêm trọng về sự đau khổ trong cảm
xúc càng lớn. [11]
Có bằng chứng về tính hợp lệ của thang đo DASS để sử dụng trong cả
môi trường và cộng đồng ở các quốc gia nói tiếng anh như ÚC, Hoa Kỳ,
Canada… Công cụ này đã được dịch và xác nhận bằng các ngôn ngữ khác
bao gồm tiếng Trung, Ý, Tây Ban Nha, Việt Nam … Cả phiên bản tiếng anh
và khơng tiếng anh đều có tính nhất quán nội bộ cao ( điểm Cronbach’s alpha
> 0.7). Các cuộc nghiên cứu trước đây ở cả các quốc gia nói tiếng anh và
khơng nói tiếng anh đều chỉ ra mối tương quan giữa thang đo DASS và các
thang đo khác bao gồm thang lo âu, trầm cảm Beck, thang đo ảnh hưởng tích
cực và tiêu cực … [12]
Từ những lí do trên, em đã chọn thang đo DASS – 21 để sự dụng cho
nghiên cứu của mình.
1.4. Các nghiên cứu về trầm cảm, lo âu, stress ở nhân viên y tế
1.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của Anthony Amanfo Ofori và cộng sự đánh giá tác động
tâm lý của đại dịch COVID 19 đối với nhân viên y tế Ghana. Nghiên cứu
được thực hiện giữa các nhân viên y tế tại 3 bệnh viện vùng Ashanti của
Ghana từ ngày 11 tháng 7 năm 2020 đến ngày 12 tháng 8 năm 2020. Nghiên
cứu dùng thang đo DASS 21, kết quả nghiên cứu cho thấy 21.1% nhân viên y
tế mắc trầm cảm, 27.8% cảm thấy lo âu, và 8.2 % cảm thấy Stress. Về tỉ lệ
mắc trầm cảm, nghiên cứu cho thấy có 11.4% mắc trầm cảm mức độ nhẹ
4.4% mắc trầm cảm mức độ vừa, 4.1% mắc trầm cảm mức độ rất nặng và
1.1% trầm cảm mức độ rất nặng. Về tỉ lệ lo âu, nghiên cứu cho thấy 5.6%
nhân viên y tế tham gia nghiên cứu mắc trầm cảm mức độ nhẹ, 13.3% trầm
cảm mức độ vừa, 2.6% trầm cảm mức độ nặng và 6.3% trầm cảm mức độ rất
nặng. Về tỉ lệ Stress cho thấy có 3% stress ức độ nhẹ, 1.5% mức độ vừa và
2.2% mức độ nặng. Thái độ tích cực từ các đồng nghiệp và giảm lương miễn
thuế của chính phủ là một số yếu tố được cho là giảm tác động tâm lý trong
khi hơn một nửa số người tham gia cho biết cầu nguyện thường xuyên hơn
như các để họ đương đầu với vấn đề này. [13]
11
Nghiên cứu trên tình trạng sức khỏe tâm thần trên nhân viên y tế trong
đại dịch COVID 19 của Z P Huang và cộng sự. Nghiên cứu thực hiện trên 615
nhân viên y tế từ ngày 16 tháng 4 năm 2020. Nghiên cứu sử dụng thang đo
DASS 21, nghiên cứu cho thấy tỉ lệ lo âu ở nhân viên y tế là 25.37%, stress
13.82%. Độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi, làm việc trong các cơ sở quan trọng là yếu
tố nguy cơ gây Stress của nhân viên y tế. [14]
Nghiên cứu đa quốc gia, đa trung tâm về kết quả tâm lý và các triệu
chứng thể chất liên quan trên nhân viên y tế trong đợt bùng phát COVID 19
của Nicholas W S Chew và cộng sự. Nghiên cứu thực hiện trên các nhân viên
y tế từ 5 bệnh viện lớn từ Singapore và Ấn Độ, có 906 nhân viên y tế tham gia
nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng thang đo DASS 21, nghiên cứu cho thấy tỉ lệ
trầm cảm ở nhân viên y tế là 10.6%, lo âu là 15.7%, stress 5.2% [15]
Nghiên cứu của Yinmei Yang và cộng sự về sức khỏe tâm thần của
nhân viên y tế và các yếu tố liên quan trong đỉnh dịch Covid 19. Nghiên cứu
thực hiện trên 1208 nhân viên y tế qua khảo sát trực tuyến từ ngày 13 tháng 2
đến ngày 20 tháng 2 năm 2020 ngay sau đỉnh dịch Covid 19 ở Hồ Bắc.
Nghiên cứu sử dụng thang đo DASS 21, nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trầm cảm
37.8%, lo âu 43%, stress 38.5%. Nghiên cứu cho thấy 1 số yếu tố liên quan
như mức độ trợ cấp xã hội thấp, thời gian làm việc kéo dài, bạo lực tại nơi
làm việc, sự khan hiếm vật tư. [16]
Nghiên cứu của Shamona Maharai, Ty lees và Sara Lai về tỉ lệ và các
yếu tố nguy cơ của trầm cảm, lo âu và stress ở 1 nhóm điều dưỡng Úc.
Nghiên cứu thực hiện trên 102 điều dưỡng, nghiên cứu sử dụng thang đo
DASS 42 để đánh giá tình trạng trầm cảm, lo âu stress của các điều dưỡng.
Nghiên cứu chỉ ra rằng có 32.4% điều dưỡng mắc trầm cảm, 41.2% điều
dưỡng lo âu và stress chiếm 41.2%. Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy 1 số
yếu tố liên quan đến trầm cảm và stress là sự không hài long trong công việc.
[17]
1.4.2. Thực trạng stress, lo âu và trầm cảm của nhân viên y tế tại việt
nam
12
Tại Việt Nam, vấn đề sức khỏe tâm thần dần được quan tâm nhiều hơn,
tuy nhiên các nghiên cứu về stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế vẫn cịn
hạn chế. Có thể liệt kê một số cơng trình nghiên cứu sau đây:
Nghiên cứu của Vũ Thị Cúc và cộng sự về tình trạng căng thẳng của
nhân viên y tế tại một số bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID – 19 tại thành
phố Hồ Chí Minh năm 2021. Nghiên cứu thực hiện trên 244 nhân viên y tế.
Nghiên cứu sử dụng thang đo DASS 21, nghiên cứu cho thấy tỷ lê căng thẳng
ở nhân viên y tế là 80.3% trog đó có 17.6% căng thẳng mức độ nhẹ, 22.5%
căng thẳng mức độ vừa, 27.9% căng thẳng mức độ nặng và 12.3% căng thẳng
mức độ rất nặng. Phân tích hồi qui cho thấy có 2 yếu tố liên quan đến tình
trạng căng thảng ở nhân viên y tế bao gồm: trực tiếp tham gia điều trị bệnh
nhân COVID 19 và thường xuyên chịu áp lực từ cấp trên trong công việc.
[18]
Nghiên cứu của Bùi Thị Thanh vân và cộng sự về thực trạng sức khỏe
tinh thần của nhân viên y tế tham gia cơng tác phịng chống dịch bệnh viêm
đường hô hấp cấp ở một số bệnh viện tại Hà Nội năm 2020. Nghiên cứu thực
hiện trên 87 nhân viên y tế từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020. Kết quả cho
thấy tỉ lệ nhân viên có biểu hiện trầm cảm là 5.7%, lo âu 19.5%, stress 8%.
Nghiên cứu chỉ ra tỉ lệ trầm cảm, lo âu, stress, có liên quan đến thời gian tham
gia phịng chống dịch. [19]
Nghiên cứu của Hồ Thị Thu Hương và Trần Kim Trang về Stress, trầm
cảm, lo âu ở điều dưỡng. Nghiên cứu được thực hiện trên 441 điều dưỡng
đang làm việc tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, bệnh viện Nguyễn Tri
Phương từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2015. Kết quả cho thất tỉ lệ điều dưỡng bị
trầm cảm, lo âu, stress lần lượt là 25.9%, 47.8%, 35.5%. Tỉ lệ trầm cảm mức
độ nhẹ là 14.1%, mức độ vừa là 7.9%, mức độ nặng là 2.7%, mức độ rất nặng
là 1.1%. Tỉ lệ lo âu mức độ nhẹ, vừa, nặng, rất nặng lần lượt là 14.7%, 23.1%,
4.1%, 5.9%. Tỉ lệ stress mức độ nhẹ, vừa , nặng, rất nặng lần lượt là 18.1%,
11.8%, 5.4%, 0.5%. [20]
Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Quân và cộng sự về Stress, trầm cảm, lo
âu của nhân viên y tế bệnh viện Trưng Vương năm 2018. Nghiên cứu thực
hiện trên 653 nhân viên y tế tham gia nghiên cứu. Kết quả cho thấy tỉ lệ Trầm
13
cảm 20.8%, lo âu 31.5% và stress 10.5%. Áp lực cơng việc có mối liên quan
đến tỉ lệ trầm cảm, lo âu, stress. [21]
Qua tìm hiểu các nghiên cứu trong nước và ngoài nước, em nhận thấy
sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế cần được quan tâm nhiều hơn. Với
mong muốn góp phần vào nghiên cứu sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên
quan trên đối tượng nhân viên y tế, chúng em thực hiện nghiên cứu này để
cung cấp them thơng tin, góp phần mơ tả bức tranh về sức khỏe tâm thần cán
bộ ngành y tế từ đó có thể đưa ra các giải pháp để tăng cường sức khỏe tâm
thần cho nhân viên y tế.
14
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những cán bộ và các sinh viên tình nguyện
đang làm việc và cơng tác tại bệnh viện dã chiến khu kí túc xá Cao đẳng Cộng
đồng tỉnh đồng tháp.
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn
Là nhân viên y tế (bao gồm bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, sinh viên tình
nguyện …) đang cơng tác tại bệnh viện dã chiến khu kí túc xá Cao đẳng Cộng
đồng tỉnh Đồng Tháp
Nhân viên y tế tham gia chống dịch ít nhất 2 tuần tại bệnh viện
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
Đối tượng vắng mạt tại thời điểm điều tra (Nghỉ phép, nghỉ do ốm đau
…)
Đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện dã chiến khu kí túc xá Cao đẳng Cộng
đồng tỉnh Đồng Tháp
Thời gian nghiên cứu: 9/9/2021 đến 27/1/2022
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Lấy mẫu tồn bộm thn tiện. Đã có 54 nhân viên y tế đồng ý và điền
thông tin vào phiếu điều tra.
2.3.3. Các chỉ số và biến số nghiên cứu
Bảng 2.1. Các chỉ số và biến số nghiên cứu
Mục tiêu
Đặc trưng cá
nhân và đặc
điểm công việc
Biến số
Định nghĩa
Phân loại biến
Tuổi dương lịch
Là giời nam hay
nữ
Định lượng
Giới tính
Tuổi
Giới tính
15
Định tính
Dân tộc
Nghề nghiệp
Tơn giáo
Tình trạng hơn
nhân
Thời gian tham
gia chống dịch
Thời gian làm
việc trong 1
ngày
Giấc ngủ trong
2 tuần qua
Lo sợ bị mắc
SARS – Cov –
2
Xác định tỉ lệ
trầm cảm, lo âu,
Mức độ trầm
cảm
16
Dân tộc của đối
tượng nghiên
cứu
Chuyên ngành
được đào tạo:
bác sĩ, điều
dưỡng, sinh viên
tình nguyện …
Tơn giáo của
đối tượng
nghiên cứu
Là chưa kết
hơn/ đã kết hơn
hay ly hơn
Thời gian tính
theo ngày từ khi
đối tượng
nghiên cứu bắt
đầu tham gia
chống dịch đến
ngày điền phiếu
điều tra
Thời gian mà
đối tuowjg
nghiên cứu phải
làm việc trong 1
ngày tính theo
giờ
Ngủ đủ giấc/
Ngủ khơng đủ
giấc hay mất
ngủ
Đối tượng
nghiên cứu có lo
lắng bị mắc
bệnh trong q
trình tham gia
chống dịch hay
khơng
Mức độ trầm
cảm của nhân
Định tính
Định tính
Định tính
Định tính
Định lượng
Định lượng
Định tính
Định tính
Định tính