Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây yến bạch (chromolaena odorata l )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 50 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

TĂNG THỊ MỸ UYÊN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
CÂY YẾN BẠCH
(Chromolaena odorata L.)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

Hà Nội – 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

TĂNG THỊ MỸ UYÊN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
CÂY YẾN BẠCH
(Chromolaena odorata L.)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
(DƯỢC HỌC)

Khóa: QH.2017.Y
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Vũ Đức Lợi
2. Ths. Nguyễn Thúc Thu Hương

Hà Nội – 2022




LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành tốt khóa luận này, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc tới PGS.TS. Vũ Đức Lợi, Chủ nhiệm Bộ môn Dược liệu và Dược cổ truyền và
ThS. Nguyễn Thúc Thu Hương, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội;
hai người thầy cơ đã tận tâm hướng dẫn, hết lịng chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp
đỡ tôi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khố luận này.
Bên cạnh đó, tơi cũng chân thành cảm ơn Bộ mơn Dược liệu – Dược cổ truyền,
Hóa dược và Kiểm nghiệm thuốc đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiện hồn thiện
khóa luận này.
Tiếp theo, tơi muốn gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Trường, các thầy cô
giảng viên của trường cũng như các giảng viên, bác sĩ được thỉnh giảng, đã trang bị
cho tôi các kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả các bạn bè, người
thân quen đã ở bên tôi, giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập cũng như làm khóa
luận.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ quý báu đó!

Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2022
Sinh viên

Tăng Thị Mỹ Uyên


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1.

CC


Sắc ký cột

2.

CTPT

Công thức phân tử

3.

GC-MS

Phổ khối

4.

EtOAc

Etylacetat

5.

EtOH

Etanol

6.

MeOH


Metanol

7.

NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

8.

pTLC

Sắc ký lớp mỏng điều chế

9.

TLC

Sắc ký lớp mỏng


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình vẽ

Tên hình vẽ

Hình 1.1

Một số lồi thuộc chi Chromolaena.


3

Hình 1.2

Các flavonoid được phân lập từ C.hirusta và C.squalida

4

Hình 1.3

Hình vẽ mơ tả Chromolaena odorata L.

5

Hình 1.4

Hình thái (a), hoa (b), lá (c) và hạt (d) của C.odorata

6

Hình 1.5

Bản đồ phân bố của Chromolaena odorata L.

6

Hình 1.6

Hai hợp chất flavonoid mới phát hiện cùng 11 hợp chất đã
biết.


8

Hình 1.7

Các diterpenoid loại Kauren có trong chiết xuất của C.odorata

9

Hình 1.8

Heiss và cộng sự đã phân lập được 5 axit chromomoric từ
chiết xuất lá khô của C.odorata

10

Hình 1.9

Sơ đồ thể hiện hoạt động chống viêm của C.odorata

13

Hình 1.10 Sơ đồ cơ chế cầm máu của C.odorata

Trang

16

Hình 3.1


Đặc điểm hình thái của C.odorata

23

Hình 3.2

Hoa của C.odorata

24

Hình 3.3

Vi phẫu mặt cắt ngang lá C.odorata (10x)

25

Hình 3.4

Vi phẫu mặt cắt ngang phiến lá C.Odorata ở vật kính 40x

26

Hình 3.5

Bột dược liệu lá C.odorata soi dưới vật kính 40x

27

Hình 3.6


Sơ đồ chiết xuất phân lập hợp chất từ cây yến bạch

29

Hình 3.7

Cấu trúc hóa học của hợp chất YB1

31

Hình 3.8

Cấu trúc hóa học của hợp chất YB2

33


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Tên thường gọi của C.odorata ở một số quốc gia/khu vực.

Bảng 1.2


Các thành phần hóa học có trong tinh dầu của C.odorata

7

Bảng 1.3

Kiểm tra sự có mặt của các thành phần hóa học có trong
chiết xuất nước và cồn của C.odorata

9,10

Pyrrolizidin alcaloid đã được phân lập từ chiết xuất của
Bảng 1.4

C.odorata và tỷ lệ phần trăm trong tổng hàm lượng alcaloid
Các hợp chất phenolic và flavonoid được phân lập từ dịch

4,5

10

Bảng 1.5

chiết lá đã sấy khô của C.odorata

11

Bảng 1.6

Tác dụng kháng khuẩn của axit 16-kauren-19-oic in vitro


14

Bảng 3.1

Số liệu phổ NMR của hợp chất YB1 và chất tham khảo.

30

Bảng 3.2

Số liệu phổ NMR của hợp chất YB2 và chất tham khảo.

31,32


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN .............................................................................................2
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI CHROMOLAENA .................................................................................. 2
1.1.1. Vị trí phân loại chi Chromolaena ............................................................................. 2
1.1.2. Đặc điểm thực vật, phân bố của chi Chromolaena .................................................. 2
1.1.3. Thành phần hóa học của chi Chromolaena .............................................................. 3
1.2. TỔNG QUAN VỀ LOÀI CHROMOLAENA ODORATA L. ............................................................ 4
1.2.1. Giới thiệu thực vật .................................................................................................... 4
1.2.2. Đặc điểm thực vật ..................................................................................................... 5
1.2.3. Phân bố ..................................................................................................................... 6
1.2.4. Thành phần hóa học ................................................................................................. 7
1.2.5. Tác dụng sinh học và độc tính ................................................................................ 12

1.2.6. Tác dụng và cơng dụng theo y học cổ truyền ......................................................... 17
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................19
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................................................. 19
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 20
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật ................................................................................ 20
2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học ............................................................................. 20
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 20
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái ............................................................................... 20
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm vi học.................................................................................... 20
2.3.3. Phương pháp chiết xuất, phân lập và nhận dạng cấu trúc ..................................... 21
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................23
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT .................................................................. 23
3.1.1. Mơ tả đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu....................................................... 23
3.1.2. Đặc điểm vi phẫu lá ................................................................................................ 24
3.1.3. Đặc điểm bột dược liệu lá....................................................................................... 26
3.2. KẾT QUẢ CHIẾT XUẤT PHÂN LẬP XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC HỢP CHẤT .................................. 27
3.2.1. Kết quả chiết xuất phân lập .................................................................................... 27
3.2.2. Kết quả xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được................................... 30
3.3. BÀN LUẬN ....................................................................................................................... 33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................................36

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, với hệ sinh thái vô cùng phong phú
và dồi dào. Thảm thực vật đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nghiên
cứu cũng như sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. Dân gian ta đã rút ra
nhiều kinh nghiệm chữa bệnh từ cây cỏ, chế tạo ra những bài thuốc cổ truyền hữu

ích, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu dược liệu hiện đại sau này. Với khuynh hướng
sử dụng thuốc có nguồn gốc thiên nhiên để phòng bệnh và chữa bệnh thay cho thuốc
tân dược nhiều tác dụng phụ, việc nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học cũng
như tác dụng sinh học của các loài dược liệu ngày càng được chú trọng.
Yến bạch (Chromolaena odorata L.), hay còn được gọi là cây Cộng sản, Bớp
bớp..., là một loài cỏ dại mọc hoang, sinh trưởng nhanh, khỏe và phân bố khắp các
vùng miền trên cả nước. Lá cây Yến bạch thường được sử dụng như một loại dược
liệu để cầm máu, giúp mau lành vết thương. Yến bạch có hình dáng bên ngoài rất dễ
nhầm lẫn với các cây cùng họ Cúc (Asteraceae) nhưng các sản phẩm từ cây Yến bạch
cũng như các cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam cịn rất ít và chưa chuyên sâu. Để
góp phần cung cấp những cơ sở tiền đề cho việc sử dụng, bảo tồn và phát triển loài
Yến bạch làm thuốc ở Việt Nam, đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành
phần hóa học của cây Yến bạch (Chromolaena odorata L.)” được thực hiện nhằm
mục tiêu như sau:
 Nghiên cứu các đặc điểm thực vật của cây Yến bạch.
 Chiết xuất, phân lập, xác định cấu trúc một số chất từ cây Yến bạch.

1


CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chi Chromolaena
1.1.1. Vị trí phân loại chi Chromolaena
Theo hệ thống phân loại thực vật APG III (2009), vị trí phân loại chi
Chromolaena được tóm tắt như sau:
Giới Thực vật (Plantae)
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Cúc (Asteridae)
Bộ Cúc (Asterales)

Họ Cúc (Asteraceae)
Chi Chromolaena
1.1.2. Đặc điểm thực vật, phân bố của chi Chromolaena
1.1.2.1. Đặc điểm thực vật
Các loài thuộc chi Chromolaena thường là cây lâu năm hoặc cây bụi , cao 20–
250 cm, rễ dạng sợi. Thân mọc thẳng hoặc mọc um tùm (đơi khi có rãnh), phân nhánh
từ thưa đến dày đặc. Lá mọc đối, nhiều hình dạng khác nhau từ hình mũi mác đến
hình trứng; thường có 3 gân chính nổi rõ từ gốc lá. Có cuống hoặc khơng cuống. Mép
lá có khía lõm hoặc hình thùy, mặt nhẵn hoặc có lơng, đơi khi có chấm tuyến. Cụm
hoa hình đĩa, ở dạng ngù đến mảng vảy. Mỗi cụm có 15-40 hoa, hoa màu trăng hoặc
tím đến xanh lam, đài hình trụ. Lá bắc thường dễ rụng, dài 2-7mm, hình trứng thn
hoặc hình mác. Quả khơ hình lăng trụ, 3-5 gân, có vảy, cũng thường có các chấm
tuyến. Hạt có chùm lông ở đầu, khi khô màu nâu [61].

2


Hình 1.1. Một số lồi thuộc chi Chromolaena
A. C.odorata

B. C.hirusta

C. C.hookeriana

D. C.pulchella

1.1.2.2. Phân bố
Chi Chromolaena bao gồm 165 loài thảo mộc nhỏ, cây bụi hoặc bụi phụ
phân bố chủ yếu ở châu Mỹ, một số ít ở châu Âu, châu Á và châu Phi nhiệt đới [32].
1.1.3. Thành phần hóa học của chi Chromolaena

Chiết xuất của các loài thuộc chi Chromolaena bao gồm các hợp chất
sesquiterpen, diterpen, sesquiterpen lacton, flavonoid, octadecanoid và pyrrolizidine
alcaloid. Taleb-Contini và cộng sự đã phân lập được một số flavonoid gồm 6hydroxyluteolin 7,3′-dimetyl ete (1), quercetin 3-metyl ete (2), quercetagetin 3,6,3′trimetyl ete (3) (jaceidin) , quercetagetin 3,6,7,3′-tetrametyl ete (4) (crysosplenetin)
và quercetagetin 3,6-dimetyl ete (axillarin) (5) từ hai loài thuộc chi Chromolaena
[30].

3


1. R1=H, R2=OH, R3=R4=OMe
2. R1=OMe, R2=H, R3=R4=OH
3. R1=R2=R4=OMe, R3=OH
4. R1=R2=R3=R4=OMe
5. R1=R2=OMe, R3=R4=OH

Hình 1.2. Các flavonoid được phân lập từ C.hirusta và C.squalida
Trên thực tế có rất ít nghiên cứu về thành phần hóa học của các lồi khác thuộc
chi Chromolaena. Jesus và cộng sự đã phân lập các thành phần hóa học có trong tinh
dầu của một số lồi thực vật, trong đó có Chromolaena squalida, để so sánh với nhau
về tác dụng kháng khuẩn [21].
Như vậy, C.odorata là đại diện chính cho chi Chromolaena. Các hợp chất hóa
học của C.odorata cũng khái quát nên thành phần hóa học của chi Chromolaena;
đồng thời thể hiện được các tác dụng sinh học chung của chi Chromolaena như kháng
khuẩn, chống oxy hóa....
1.2. Tổng quan về loài Chromolaena odorata L.
1.2.1. Giới thiệu thực vật

Tên khoa học: Chromolaena odorata L.

Tên thường gọi:

Bảng 1.1. Tên thường gọi của C.odorata ở một số quốc gia/khu vực [23].
Quốc gia/

Tên thường gọi

Quốc gia/

Khu vực

Tên thường gọi

Khu vực

Anh

Devil weed, Christmas bush, Indonesia
Jack in the bush, communist
weed, Siam weed

Hindi

Bagh dhoka, tivra gandha

Rumput belalang, rumput
putih, rumput golkar

Malayalam Pokok kapal terbang,
(Ấn Độ)
rumput jepun, rumput
Siam


4


Pháp

Herbe du Laos

Sanskrit

Ropani, seekhrasarpi

(tiếng
Phạn)
Đức

Siam kraut

Tây Ban
Nha

Cariaquillo Santa Maria

Guam

Kesengesil

Tagalog

Agonoi, hagonoy,

huluhagonoi

Châu Phi

Sekou toure, acheampong,

Thái Lan

Sab suea

jabinde, matapa, mighbe



Tên tiếng Việt: Cỏ Lào, Yến Bạch, Bớp bớp [5].

1.2.2. Đặc điểm thực vật
C.odorata có tuổi thọ tối thiểu 10 năm. Nó là một loại cây thân thảo lâu năm
phát triển một cách nhanh chóng [23]. Cây có thể cao tới 3m, có tán tới 7m. Thân
phân nhánh nhiều, thân thảo khi còn non, dai và bán thân gỗ khi già, hình trụ, có vân
mịn, màu vàng nhạt, ít lơng hoặc gần như bóng; cành hơi khía dọc, mọc đối. Phần
gốc của cây trở nên cứng và hóa gỗ. Bộ rễ khá bề thế, phần trên của rễ mọc ngang và
phình to, nhưng rễ củ mọc sâu và to. Trong những khu vực râm mát, nó trở nên sống
và hoạt động như một loại cây leo, mọc trên các thảm thực vật khác, nơi nó có thể
cao tới 10m. Cây có lơng, có tuyến [11].
Chú thích:
A: Cụm hoa
B: Cành hoa
C: Thân
D: Rễ củ

E: Rễ

Hình 1.3. Hình vẽ mơ tả Chromolaena odorata L. [22]
5


Lá đơn mọc đối, hình tam giác đến hình elip, có lơng tơ, mép có răng cưa. Lá
dài 4-10cm, rộng 1-5cm, khi vị nát có mùi thơm, hắc. Cuống lá dài 1-4 cm. Lá có
màu tía khi cịn non, sau chuyển sang xanh lục. Lá có ba đường gân chính rất rõ [11].
Các hoa hình ống màu trắng đến hồng nhạt nằm trong các chùy có từ 10 đến 35 hoa
xếp thành các cụm hình trứng mọc ở nách các lá phía trên; cuống dài 1-2 cm; lá bắc
hình trụ không đều, 8-10 mm x 3-4 mm, lá bắc xếp thành 5 hoặc 6 hàng, xếp khít
nhau, hình thn dài, kích thước tăng dần lên trên, màu vàng rơm đến xanh lục; tràng
hoa hình ống, dài 5 mm, 5 thùy [28]. Quả hình quả trám hẹp, hình thẳng, có góc cạnh,
dài 3 - 5 mm, màu nâu hoặc đen, có lông ngắn, màu trắng, cứng dọc theo mép. Các
hạt màu sẫm dài 4-5 mm, hẹp và thuôn, với một chùm lơng trắng hình dù sau đó
chuyển sang màu nâu khi hạt khô [28]. Chúng được phân tán chủ yếu nhờ gió, nhưng
cũng có thể bám vào lơng thú, quần áo và máy móc, tạo điều kiện cho sự phát tán ở
khoảng cách xa [11].

Hình 1.4. Hình thái (a), hoa (b), lá (c) và hạt (d) của C.odorata [23]
1.2.3. Phân bố
C.odorata đã được phát
hiện ở Châu Âu bao gồm Pháp;
Thái Lan, Trung Quốc và Đơng
Dương [32]. Nó có nguồn gốc
từ Bắc Mỹ, chủ yếu được nhìn
thấy ở Florida và Texas đến
Hình 1.5. Bản đồ phân bố của Chromolaena
Mexico và Caribê [28].

odorata L.

6


1.2.4. Thành phần hóa học
Một số phân tích hóa học của C.odorata đã được thực hiện để xác định các
thành phần bao gồm monoterpen, sesquiterpen hydrocacbon, triterpen / steroid,
alcaloid và flavonoid [9, 19]. Lá khô của C.odorata chứa carbohydrat (31%), protein
thô (18%), chất xơ (15%), chất béo thô (11%), tro (11%) và độ ẩm (15%) [12]. Các
chất hóa thực vật hoạt động của nó như sau:
1.2.4.1. Tinh dầu:
Bảng 1.2. Các thành phần hóa học có trong tinh dầu của C.odorata [14, 26]
Peak Hợp chất

Nhận

%

Peak Hợp chất

diện

Nhận

%

diện

1


α – pinen

GC/MS

18.8

16

β-caryophyllen

GC/MS

10.2

2

β – pinen

GC/MS

7.2

17

Unknown

MS

0.9


3

Myrecen

GC/MS

0.8

18

α-humulen

GC/MS

2.6

4

Limonen

GC/MS

1.0

19

β-cubeben

GC/MS


13.0

5

(Z)-β-ocimen

GC/MS

1.3

20

Germacren B

GC/MS

1.8

6

Geijern
isomer

GC/MS

1.3

21


α-muurolen

GC/MS

1.9

7

Geijeren

GC/MS

7.8

22

γ-cadinen

GC/MS

0.7

8

Terpinen-4-ol

GC/MS

0.4


23

Calamenen

GC/MS

0.8

9

Unknown

MS

5.8

24

δ-cadinen

GC/MS

3.4

10

δ-elemen

GC/MS


0.7

25

Unknown

MS

1.9

11

Unknown

MS

0.4

26

Spathulenol

GC/MS

1.8

12

α-copaen


GC/MS

2.1

27

Globulol

GC/MS

0.3

13

Unknown

MS

2.7

28

Unknown

MS

0.8

14


Unknown

MS

0.7

29

δ-cadinol

GC/MS

2.1

15

Unknown

MS

4.0

30

α-cadinol

GC/MS

2.6


7


1.2.4.2. Flavonoid aglycone (flavanon, flavonol và flavon)
Nhiều hợp chất thuộc nhóm flavonoid đã được phân lập từ dịch chiết của lá
C.odrata, trong đó phải kể đến các flavonoid đóng vai trị quan trọng trong việc ngăn
chặn q trình oxy hóa [55]. Một số flavonoid lại giúp chữa lành vết thương thơng
qua tác dụng kháng viêm của nó, nổi bật là tamarixetin và kaempferid [25]. Một số
khác lại góp phần vào hoạt động chống ung thư nhờ vào khả năng gây độc tế bào.
Trần Mạnh Hùng và cộng sự đã phân lập được 2 hợp chất flavonoid glycosid mới,
bên cạnh 11 hợp chất đã biết (4- metyl ete (3), eriodictyol 7,4-dimetyl ete (4),
naringenin 4-metyl ete (5), isosakuranetin (6), quercetin 7,4- dimetyl ete (7),
kaempferid (8), acacetin (9), rhamnazin (10), quercetin 3-O-rutinosid (11),
kaempferol 3-O-rutinosid (12), and kaempferol 3-O-glucopsid (13)), với tác dụng gây
độc tế bào này [20].
R1

R2

R3

2.

H

CH3 H

Glc(2-1)Glc

3.


OH

H

CH3

4.

OH

CH3 OH

CH3

5.

H

H

CH3

1.

H

CH3 H

Glc(2-1)Rha


6.

H

CH3 H

CH3

7.

OH

OH

H

CH3

8.

H

H

H

CH3

9.


OH

CH3 OCH3 H

H

H

R4

10. OH

CH3 OCH3 CH3

11. Glc(6-1)Rha

H

OH

H

12. Glc(6-1)Rha

H

H

H


13. Glc

H

H

H

Hình 1.6. Hai hợp chất flavonoid mới phát hiện cùng 11 hợp chất đã biết.

8


1.2.4.3. Terpen và terpenoid
Axit 15-angeloyloxy-16,17-epoxy-19-kauronic (1), cùng với năm chất chuyển
hóa đã biết, axit 16-kauren-19-oic (2), 6′-hydroxy-2 ′, 3 ′, 4, 4′-tetramethoxychalcon
(3), isosakuranetin (4), acacetin (5), và kaempferid (6) được phân lập từ các chiết xuất
hữu cơ của rễ cây Chromoleana odorata [58].

Hình 1.7. Các diterpenoid loại Kauren có trong chiết xuất của C.odorata
1.2.4.4. Saponin và tanin
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra sự có mặt của Saponin và Tanin trong chiết xuất
của C.odorata.
Bảng 1.3. Kiểm tra sự có mặt của các thành phần hóa học có trong chiết xuất
nước và cồn của C.odorata [12]
Hợp chất
hóa học

Chiết xuất

nước

Chiết xuất
Ethanol

Hợp chất hóa Chiết xuất
học
nước

Terpenoid

-

++

Cardenolid

-

-

Tannin

+

++

Anthraquinon

-


+

Saponin

++

+

Phenol

++

+

9

Chiết xuất
Ethanol


Phlobatannin

++

-

Alcaloid

Cardiac

glycosid

-

++

Flavonoid

-

-

++ = nhiều

Volatile Oil

+ = ít

++

-

-

-

- = khơng có

1.2.4.5. Alcaloid bao gồm pyrrolizidin
Bảng 1.4. Pyrrolizidine alcaloid đã được phân lập từ chiết xuất của

C.odorata và tỷ lệ phần trăm trong tổng hàm lượng alcaloid [15, 59]
Alcaloid

Rễ (%)

Hoa (%) Alcaloid

Rễ (%)

Hoa (%)

7-angeloylretronecin

4-5

-

Supinin

-

-

9-angeloylretronecin

15-21

1-2

Lycopsamin -


-

3'-acetylrinderin

1-4

7-12

Rinderin

45-49

76-88

Intermedin

26-33

4-5

Echinatin

-

-

1.2.4.6. Hợp chất phytoprostan bao gồm axit chromomoric

Hình 1.8. Heiss và cộng sự đã phân lập được 5 axit chromomoric từ chiết xuất lá

khô của C.odorata [19]

10


1.2.4.7. Axit phenolic bao gồm axit ferulic và axit protocatechuic
Hàm lượng của các hợp chất phenolic (mg / g) trong dịch chiết cloroform được
tìm thấy là 242 mg / g dịch chiết thực vật và được biểu thị bằng đương lượng axit
gallic.
Bảng 1.5. Các hợp chất phenolic và flavonoid được phân lập từ dịch chiết lá
đã sấy khô của C.odorata [54]
Phần tinh

Thành phần

Nhóm hợp chất

Tamarixetin, Kaempferid

Flavonol

Trihydroxymonomethoxyflavanon,
Pentamethoxyflavanon

Flavanon

Dihydroxytrimethoxychalcon

Chalcon


Eupatilin; 5,6,7,4'-tetramethoxyflavon;
5-hydroxy-6,7,3',4'-tetramethoxyflavon

Flavon

Axit prococatechuic

Axit hydroxybenzoic

Axit p-coumaric; Axit ferulic

Axit hydroxycinnamic

Axit p-hydroxybenzoic; Axit vanilic

Axit hydroxybenzoic

Tetrahydroxymonomethoxyflavanon

Flavanon

Axit protocatechuic; Axit vanilic

Axit hydroxybenzoic

Axit p-coumaric

Axit hydroxycinnamic

Tetrahydroxymonomethoxyflavanon


Flavanon

Sinensetin

Flavon

Rhamnetin

Flavonol

khiết
A

B

C

Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các
thành phần hóa học có trong dịch chiết của C.odorata. Đồn Thành Ln và các cộng
sự đã nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn chloroform từ lá Cỏ lào
(Chromolaena odorata L., Asteraceae) (Năm 2020, Tạp chí Khoa học & Cơng nghệ
số 10, Đại học Nguyễn Tất Thành). Hay “Một số kết quả nghiên cứu thành phần hóa

11


học của tinh dầu và flavonoid trong cây cỏ Lào” của Ngô Quốc Luân và cộng sự đăng
tải trên Tạp chí Nghiên cứu Khoa học số 6, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2006...
Nhận xét: Các nhóm hợp chất được phân lập từ dịch chiết của lá Chromolaena

odorata thể hiện hoạt tính sinh học của nó: chống oxy hóa (acid phenolic), chống
viêm (flavonoid, chalcon), kháng khuẩn, kháng nấm (diterpenoid)....
1.2.5. Tác dụng sinh học và độc tính
1.2.5.1. Tác dụng chống viêm
Từ trước đến nay, C.odorata được sử dụng phổ biến như một chất chống viêm
tiềm năng. Owoyele và các cộng sự đã chứng minh rằng chiết xuất nước của
C.odorata có tác dụng chống viêm phụ thuộc vào liều sau khi so sánh tác dụng ức
chế quá trình viêm giữa các dịch chiết có nồng độ khác nhau và indomethacin trên
chuột Wistar [49]. Các hoạt động chống viêm được quan sát thấy trong nghiên cứu
này có thể là do một hoặc sự kết hợp của các thành phần, quan trọng nhất là
tamarixetin và kaempferid, là 4-metyl ete của quercetin và kaempferol flavonol [49].
Trong đó, quercetin và kaempferol được biết đến là những chất chống oxy hóa và
chống viêm mạnh.
Một vài nghiên cứu khác lại chỉ ra cơ chế của tác dụng chống viêm này là ức
chế các yếu tố gây viêm [51]. Phiên mã COX-2 và iNOS được kích hoạt thơng qua
con đường NF-κB. Do đó, NF-κB là yếu tố phiên mã đa năng và đóng một vai trị
quan trọng trong việc điều chỉnh phản ứng miễn dịch đối với viêm và bệnh tự miễn.
Chiết xuất methanol của bộ phận trên mặt đất của C.odorata được phân chia bằng các
dung môi khác nhau, chỉ phần butanolic ức chế vừa phải COX-1 và COX-2, phần etyl
acetat từ dịch chiết lá đã ức chế sản xuất nitric oxit (NO), và cũng ức chế hoạt động
của NF-κB trong tế bào đại thực bào RAW 264.7. Chiết xuất lá etanolic thể hiện hoạt
tính ức chế cao chống lại sự sản sinh yếu tố hoại tử khối u (TNF-α) từ
Propionibacterium acnes, một loại vi khuẩn tạo mủ gây ra mụn viêm (ức chế 470%).
Chiết xuất dichloromethane ức chế TNF-α và interleukin IL-1β gây ra bởi nội độc tố
của các dòng tế bào nguyên bào sợi nướu và monocyt của người. Hơn nữa, chiết xuất
etanol thể hiện sự ức chế mạnh mẽ trong mơ hình phù tai do tetradecanoyl phorbol
acetat gây ra. Pandith và cộng sự đã chứng minh rằng Scutellarein tetrametyl ete
(SCU) và stigmasterol trong chiết xuất của C.odorata có hoạt tính sinh học đối với
sự biểu hiện của COX-2 và protein iNOS / mRNA do nội độc tố vi khuẩn (LPS) gây


12


ra trong đại thực bào RAW 264.7 (chuột); đồng thời ức chế sản xuất NO và PGE2
thông qua ngăn chặn sự phát triển của con đường NF-κB [51].

Hình 1.9. Sơ đồ thể hiện hoạt động NF-κB được kích thích LPS bằng cách cảm
ứng biểu hiện phospho-IKK trong tế bào chất. NF-κB chuyển vị trí từ tế bào chất đến
nhân, khởi đầu sự biểu hiện của các tế bào tiền viêm, COX-2 và iNOS. Chiết xuất
C.odrata hoặc SCU có thể ức chế sự biểu hiện của phospho-IKK và phospho-IκB,
ngăn chặn sự chuyển vị NF-κB
Rana dhar và cộng sự lại phân lập được 2′,4-Dihydroxy-3′,4′,6′trimethoxychalcon với hoạt tính kháng viêm nhờ vào giảm sản xuất NO và các
cytokin tiền viêm, TNF-a, IL-1b, và IL-6 thơng qua sự ức chế các con đường tín hiệu
NF-κB và p38 MAPK [37]. Trong khi đó, các chất chuyển hóa của axit linoleic hoặc
axit linolenic đã được một nhóm nghiên cứu ở Việt Nam tìm ra cũng cho kết quả
tương tự [39]. Melatonin - một chất chống viêm tiêu chuẩn và các phân đoạn giàu
flavonoid từ Chromolaena odorata đã được chỉ định cho những con chuột mắc viêm
dạ dày do aflatoxin B1. Sau khi so sánh, nhận thấy tác dụng chống viêm dạ dày của
các phân đoạn giàu flavonoid thông qua ức chế IL-1β, TNF-α và ngăn chặn sản xuất
NO - các yếu tố gây ra viêm [35]. Như vậy, có thể thấy tác dụng chống viêm tiềm
năng của chiết xuất C.odorata qua các hợp chất có hoạt tính sinh học rõ ràng.

13


1.2.5.2. Tác dụng kháng khuẩn
C.odorata được xem xét và sử dụng theo truyền thống vì tác dụng kháng khuẩn
của nó, đã được đánh giá trong nhiều thí nghiệm bởi các nhà nghiên cứu khác nhau.
Hoạt động kháng khuẩn này đóng một vai trò quan trọng trong khả năng chữa lành
vết thương. Các chiết xuất thô diclorometanol và etanol đã được đánh giá dựa trên 22

chủng vi sinh vật bao gồm các vi khuẩn và nấm men Gram dương và Gram âm khác
nhau. Pisutthanan và cộng sự đã trình bày rằng tất cả các chiết xuất thơ đều có hoạt
tính chủ yếu là chống lại vi khuẩn Gram dương. Các chất chiết xuất cũng cho thấy có
hoạt tính chống lại Mycobacterium tuberculosis [27]. Dịch chiết diclorometan-nước
của cây thể hiện hoạt tính kháng virus-1 và chống sốt rét đáng kể [27]. Ling và cộng
sự phát hiện ra rằng hoạt động này đặc biệt mạnh hơn đối với tụ cầu [29]. Chiết xuất
cũng cho thấy hoạt tính kháng nấm đáng kể.
Omokhua-Uyi và cộng sự lại chỉ ra rằng các phân đoạn hexan và cloroform
cho thấy hoạt tính tốt hơn đối với hầu hết các chủng, đặc biệt là E.coli, S.aureus và
K.pneumoniae nhờ vào tác dụng kháng khuẩn của các flavon [46]. Từ đó cho thấy
tiềm năng của chiết xuất C.odorata trong chống nhiễm trùng đường tiểu. Từ chiết
xuất metanol-diclorometan của rễ cây C.odorata, Wafo và cộng sự đã phân lập được
một số hợp chất diterpenoid loại Kauren, đáng chú ý nhất là axit 16-kauren-19-oic
[58]. Kết quả kháng khuẩn của chiết xuất thô và hợp chất này chống lại sáu mầm
bệnh được trình bày trong Bảng 1.6. Qua đó cho thấy hoạt động đáng kể chống lại
E.coli và B.subtilis.
Bảng 1.6. Tác dụng kháng khuẩn của axit 16-kauren-19-oic in vitro
Vi khuẩn gây bệnh

Ức chế bằng thuốc
chuẩn (mm)

Ức chế bởi axit 16kauren-19-oic (mm)

Escherichia coli

30

20


Shigella flexnari

27

13

Staphylococus aureus

45

12

Pseudomonus aeruginosa

24

10

Salmonella typhi

25

-

Bacillus subtilis

33

20


14


-: không tác dụng, 9-12mm: không đáng kể, 13-15mm: tác dụng thấp, 1618mm: có tác dụng tốt, trên 18mm: tác dụng đáng kể.
1.2.5.3. Tác dụng chống oxy hóa
Hoạt động chống oxy hóa của cây là cơ sở cho ứng dụng của C.odorata. Phan
và cộng sự, đã đánh giá chiết xuất thực vật về tác dụng chống oxy hóa của nó bằng
cách sử dụng các phân đoạn tinh khiết trên nguyên bào sợi và tế bào sừng được ni
cấy [54]. Thí nghiệm này được đánh giá bằng cách điều tra với sự trợ giúp của phép
đo màu và xét nghiệm phóng thích lactat hydrogenase. Kết quả của thử nghiệm này
chỉ ra rằng các axit phenolic, có trong dịch chiết như p-coumaric, ferulic,
protocatechuic, p-hydroxybenzoic và axit vanillic, cũng như các hỗn hợp phức tạp
của các aglycon flavonoid kỵ nước như flavon, flavanon, chalcon và flavonol là chất
chống oxy hóa chính và mạnh. Hoạt động thu gom NO của dịch chiết C.odorata được
chứng minh bởi Alisi và cộng sự, trong đó tổng hàm lượng phenol đã định lượng cho
thấy rằng dịch chiết chứa một lượng đáng kể các hợp chất phenol và các hợp chất này
có thể chịu trách nhiệm về khả năng chống oxy hóa của dịch chiết [10].
1.2.5.4. Tác dụng làm lành vết thương
Khía cạnh được thảo luận nhiều nhất của Chromolaena là vai trị của nó trong
việc chữa lành vết thương. Ayyanar đã xác định rằng chiết xuất từ lá của C.odorata
đã được chứng minh là hữu ích cho việc điều trị vết thương [13].
Một cơ chế của tác dụng này đã được nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu này
cho thấy rằng một trong những cơ chế có thể có để tăng cường khả năng chữa lành
vết thương của C.odorata có thể là tác dụng chống oxy hóa của các chất chiết xuất
do hỗn hợp các phenol chống oxy hóa đảm nhiệm: axit protocatechuic, axit phydroxybenzoic, axit p-coumaric, axit ferulic và axit vanillic, cũng là các hợp chất
hoạt động chính của nhiều cây thuốc có khả năng chữa lành vết thương. Các tác giả
đã khẳng định, những axit được phân lập từ chiết xuất của C.odorata này được chứng
minh là chịu trách nhiệm bảo vệ các tế bào da được ni cấy chống lại tác hại của
q trình oxy hóa. Các flavonoid được xác định trong các phân đoạn khác nhau có
khả năng có tác dụng hiệp đồng [54].

Người ta phát hiện ra rằng chiết xuất nước của C.odorata ức chế sự co lại của
mạng lưới collagen bởi các nguyên bào sợi ở da bình thường. Mức độ ức chế phụ
thuộc vào nồng độ của chiết xuất và của collagen. Ở liều cao nhất của chiết xuất
C.odorata, 200 đến 400/µg/ml, sự co lại của gel collagen đã bị ngăn chặn hoàn toàn.

15


Ở nồng độ collagen cao (1 hoặc 1,3 mg / ml), collagen co lại chậm và 100 µg /ml
chiết xuất đã ức chế hồn tồn sự co bóp cho đến ngày thứ 7 hoặc ngày thứ 9. Điều
này gợi ý rằng chiết xuất có thể có ý nghĩa điều trị trong việc giảm thiểu sự co thắt
và biến dạng sẹo sau bỏng [53].
Ngoài ức chế sự co lại của collagen, chiết xuất nước của C.odorata cịn kích
thích tăng tổng hợp collagen ở các vết thương thông qua việc tăng cường tăng sinh
nguyên bào sợi và tế bào nội mô [52].
Giúp cầm máu cũng là một khía cạnh trong tác dụng chữa lành vết thương của
chiết xuất C.odorata. Sau khi so sánh thời gian chảy máu ở chuột, Pandith và công
sự chỉ ra rằng tất cả các chất chiết xuất từ cồn, ngoại trừ chất chiết xuất từ 50% etanol,
làm giảm đáng kể thời gian chảy máu tốt hơn so với chất chiết xuất dạng nước đông
khô. Dịch chiết 70% etanol từ lá khơ được tìm thấy là dịch chiết có hoạt tính cầm
máu mạnh nhất [33]. Ở nghiên cứu khác của mình, Pandith và cộng sự đã khẳng định
được cơ chế cầm máu, góp phần chữa lành vết thương [50].

Hình 1.10. Sơ đồ cho thấy chiết xuất C.odorata kích thích hoạt động cầm máu
bằng cách kích thích thromboxan synthase - một chất gây co mạch mạnh và kết tập
tiểu cầu - và ức chế biểu hiện NMP-9 - một chất chống kết tập tiểu cầu. Nó cũng kích
hoạt các đường dẫn MEK, p38MAPK, AKT và JNK kinase đã bắt đầu biểu hiện HO-

16



1. Việc cảm ứng HO-1 sẽ ức chế tình trạng viêm và kích thích tăng sinh tế bào, do đó
tăng cường quá trình tân mạch và di chuyển tế bào giúp chữa lành vết thương.
Một sản phẩm có tên EUPOLIN làm từ Chromolaena đã được cấp phép sử
dụng tại Việt Nam để điều trị bỏng và chấn thương mô mềm [52].
1.2.5.5. Các tác dụng khác
Tác dụng trên tim mạch: Các nghiên cứu được thực hiện bởi Umukoro và cộng
sự, về tác dụng trên tim mạch của dịch chiết C.odorata cho thấy hoạt tính ổn định
màng đáng kể của nó chống lại sự tan máu cũng như đặc tính ức chế liên kết thụ thể
PAF [31].
Tác dụng cải thiện đái tháo đường: Kikiowo và cộng sự đã chỉ ra rằng
Quercetin và Ombuin từ C.odorata được phân phối bằng đường uống là chất ức chế
tương đối tốt hơn của α-amylase tuyến tụy, do đó chúng có thể là một ứng cử viên
điều trị hữu ích trong điều trị đái tháo đường typ 2 khi so sánh với acarcose [40]. Cơ
chế của tác dụng này đã được nghiên cứu bởi Omotuyi và cộng sự, 5,7-dihydroxy-64-dimethoxyflavanon và homoesperetin-7-rutinosid là những hợp chất chính của
C.odorata có ái lực cao với thụ thể bắt cặp với protein G Takeda-G-protein-receptor5. Những con chuột bình thường được cho ăn thức ăn có nguồn gốc từ C.odorata
hoặc được sử dụng chiết xuất giàu flavonoid của C.odorata cho thấy sự giải phóng
GLP-1 - có vai trị tăng tiết insulin từ tuyến tụy, làm chậm hấp thu glucose từ đường
ruột, và giảm hoạt động của glucagon giúp giảm nồng độ glucose máu so với các
nhóm đối chứng của chúng [47].
Tác dụng ức chế tích tụ mỡ: Lá của C.odorata chứa một số flavonoid; bốn
trong số đó cho thấy tác dụng chống kích ứng mỡ mạnh hơn đối với tiền tế bào 3T3L1 so với quercetin đối chứng dương tính. Các flavonoid hoạt động tập trung nhiều
hơn trong chiết xuất etyl acetat của cây. Hai trong số những flavonoid này, cụ thể là
kaempferid và 4,2'-dihydroxy-4 ', 5', 6'-trimethoxychalcon, cũng là những thành phần
chính của ngun liệu thực vật và có thể được phân lập với năng suất dồi dào.
C.odorata, thường được coi là cỏ dại mơi trường, do đó có thể là một nguồn hợp chất
tự nhiên hữu ích và dồi dào có thể ngăn chặn sự tích tụ lipid của tế bào [41].
1.2.6. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền
Siam weed được sử dụng như một loại thuốc chữa đau ruột, cảm lạnh và ho ở
vùng Caribe; ở bờ biển Ngà, để chữa lành vết thương, làm thuốc tẩy, một phương


17


thuốc chống ho, sốt rét, đậu mùa và sốt vàng da. Ở Thái Lan, Chromolaena odorata
theo truyền thống được sử dụng để cầm máu.
Trong cách sử dụng truyền thống, lá được nghiền thành bột nhão và được bôi
tại chỗ trên những nơi bị ảnh hưởng để chữa lành vết thương. Ở Việt Nam, cây này
được dùng làm thuốc trị vết cắn của tổ đỉa, vết thương mô mềm, bỏng, nhiễm trùng
da [54]. Hơn nữa, dịch chiết từ nước lá được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc trị
tiêu chảy, sốt rét và tiểu đường [16].

18


×