1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục là chìa khóa mở cánh cửa hướng đến tương lai. Bởi thế, đổi mới
giáo dục, từ nền giáo dục hàn lâm, nặng lí thuyết, đến nền giáo dục chú trọng phát
triển năng lực, phẩm chất người học là chuyện cần làm và phải làm một cách đồng
bộ, kịp thời ở tất cả các cấp học. Nghị quyết Nghị Hội nghị Trung ương 8 khóa XI
về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo cũng đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi
mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ,
khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ
năng, phát triển năng lực. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy và học”. Thực tiễn cho thấy, những năm qua, việc đổi mới phương pháp
dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã có nhiều khởi sắc. Đây là
nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nhân lực, tạo nền tảng vững chắc
cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Danh thơm của Thạch Lam tỏa sáng trên văn đàn dân tộc từ những năm 30
của thế kỉ XX. Hơn ba mươi tuổi đời, vẻn vẹn sáu năm cầm bút, những truyện ngắn
giàu chất thơ của ông mang vẻ đẹp riêng, lãng mạn mà vẫn rất đời, chan chứa niềm
thương. Dõi theo những thiên truyện của cây bút biệt tài, người ta mến yêu “Sợi
tóc”; cảm phục “Gió lạnh đầu mùa”; say mê “Dưới bóng hồng lan”; cảm kích với
“Cơ hàng xén”...Với tơi, mỗi truyện đều có dư vị riêng, song ấn tượng vẫn là “Hai
đứa trẻ”, tác phẩm in đậm phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam với sự
hòa quyện hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình. Câu chuyện về những kiếp
người nghèo khổ lắt lay ở một phố huyện đầy bóng tối trước cách mạng luôn đọng
lại trong ta thật nhiều suy nghĩ. Có thể nói, trong chương trình Ngữ văn 11, “Hai
đứa trẻ” là một truyện ngắn hay, hấp dẫn, có ý nghĩa giáo dục lớn đối với học trò.
Vậy nên, trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản, tìm hiểu giá trị tác
phẩm, phát huy năng lực phẩm chất, thầy cô giáo cần biết cách sử dụng hệ thống
phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp, sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất. Sau
nhiều năm trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi đã thử nghiệp nhiều cách tiếp cận bài
học với mục đích nâng cao năng lực học sinh và đã thu được những kết quả đáng
khích lệ. Đó là năng lực cảm thụ, đọc hiểu, tiếp nhận văn chương; năng lực vận
dụng kiến thức văn học để viết bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn
xi; năng lực ứng phó với cuộc sống, cách quan sát nhìn nhận sự việc xung quanh;
năng lực giao tiếp, giải quyết tình huống... Với những lí do trên xin được chia se đề
tài: Biện pháp dạy học truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam ( Tiết 2)
theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề liên qua đến dạy học phát triển năng lực học sinh ở môn
1
skkn
Ngữ văn nói chung và phân mơn Đọc văn nói riêng.
- Nghiên cứu các biện pháp cụ thể nhằm dạy học phát triển năng lực học sinh.
- Giúp học sinh rèn luyện nâng cao năng lực giao tiếp tiếng Việt; năng lực tiếp
nhận văn bản; năng lực tạo lập văn bản; năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
- Từ một tiết học cụ thể, vận dụng linh hoạt ở nhiều tiết học khác.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là nội dung bài học (tiết 2) truyện ngắn truyện ngắn “Hai
đứa trẻ” của Thạch Lam trong Sách giáo khoa Ngữ văn 11 (Cơ bản)
- Là học sinh lớp 11A6, 11A10 và 11A11 năm học 2021 - 2022 của trường THPT
Hậu Lộc 4, Hậu Lộc, Thanh Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp như: Khảo
sát phân loại; thực nghiệm trên lớp; phân tích, phân loại; thống kê, so sánh, đối
chiếu; điều tra tìm hiểu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng
được cái gì qua việc học. Với mơn Ngữ văn, năng lực cũng cần được hướng đến khi
triển khai các nội dung dạy học của bộ môn, do tính ứng dụng thực tiễn và quy
trình hình thành năng lực có thể gắn với các bối cảnh học tập của mơn học, khi nảy
sinh những tình huống có vấn đề. Với một số nội dung dạy học trong môn Ngữ văn
như: xây dựng kế hoạch cho một hoạt động tập thể, tiếp nhận một thể loại văn học
mới, viết một kiểu loại văn bản, lí giải các hiện tượng đời sống được thể hiện qua
văn bản, thể hiện quan điểm của cá nhân khi đánh giá các hiện tượng văn học,…
Quá trình học tập các nội dung trên là quá trình giải quyết vấn đề theo quy trình đã
xác định. Q trình giải quyết vấn đề trong mơn Ngữ văn có thể được vận dụng
trong một tình huống dạy học cụ thể hoặc trong một chủ đề dạy học. Thông thường,
khi dạy học môn Ngữ văn, giáo viên cần hướng đến phát triển các năng lực cụ thể
cho học sinh như sau: Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực hợp
tác; Năng lực tự quản bản thân; Năng lực giao tiếp tiếng Việt; Năng lực thưởng
thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ.
Từ việc tiếp xúc với các văn bản văn học, học sinh sẽ biết rung động trước cái
đẹp, biết sống và hành động vì cái đẹp, nhận ra cái xấu và phê phán những hình
tượng, biểu hiện không đẹp trong cuộc sống, biết đam mê và mơ ước cho cuộc sống
tốt đẹp hơn. Như vậy, quá trình dạy học Ngữ văn đồng thời giúp học sinh hình
thành và phát triển các năng lực đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội, thông
qua việc rèn luyện và phát triển các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói. Trong q trình
2
skkn
hướng dẫn HS tiếp xúc với văn bản, môn Ngữ văn cịn giúp học sinh từng bước
hình thành và nâng cao các năng lực học tập của môn học, cụ thể là năng lực tiếp
nhận văn bản và năng lực tạo lập văn bản. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, thầy cơ
giáo cần đa dạng hóa các hình thức dạy học văn bản, vận dụng kĩ thuật dạy học tích
cực nhằm phát huy năng lực học sinh.
2.1.2. Bám sát nguyên tắc dạy đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
Dạy đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại là nguyên tắc hàng đầu mà bất cứ
người giáo viên dạy văn nào cũng cần phải tuân theo. Trong chương trình THPT,
số lượng các tác phẩm truyện chiếm số lượng khá nhiều. Bên cạnh các văn bản
truyện dân gian, truyện trung đại, các tác phẩm truyện hiện đại xuất hiện nhiều
nhất. Ở đó mỗi tác phẩm đề có vẻ đẹp riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc
đáo của nhà văn. Tuy nhiên, tựu chung lại, khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn
bản văn học thuộc thể loại truyện, nhất thiết giáo viên cần nắm vững đặc trưng
riêng của thể loại văn học thú vị này. Theo quan niệm của chúng tôi, bước đầu tiên
khá quan trọng là thầy cơ giáo cần giúp học sinh tìm hiểu bối cảnh xã hội, hồn
cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận các tầng lớp nội dung và hiểu ý nghĩa của câu
chuyện. Sở dĩ cần làm tốt điều này bởi văn học và đời sống ln gắn bó mật thiết,
đặc biệt truyện ln phản ánh đời sống trong tính khách quan, “mỗi trang văn đều
soi bóng thời đại mà nó ra đời” (Tơ Hồi). Bước thứ hai, định hướng học sinh tìm
hiểu diễn biến cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động, kết thúc với các tình tiết,
sự kiện biến cố cụ thể. Làm rõ giá trị của các yếu tố đó trong việc phản ánh hiện
thực đời sống và khắc họa bản chất, tính cách các nhân vật. Chú ý tới nghệ thuật tự
sự, sáng tạo tình huống truyện của nhà văn. Bước thứ ba, đây là khâu quan trọng
nhất khi đọc hiểu văn bản truyện. Đó là phân tích các nhân vật trong dịng lưu
chuyển của cốt truyện. Tập hợp thành hệ thống và làm rõ ý nghĩa của các chi tiết
miêu tả nhân vật về ngoại hình, hành động, nội tâm, ngơn ngữ. Tìm hiểu mối quan
hệ nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hồn cảnh xung quanh. Từ đó,
cần hướng đến khái quát đặc điểm tính cách, vẻ đẹp của nhân vật trong truyện.
Khái quát những nội dung tư tưởng, ý nghĩa nhân sinh sâu sắc mà nhà văn gửi gắm
trong truyện. Về cơ bản, dạy học truyện ngăn cần bám sát đặc trưng thể loại. Song
với truyện ngắn không có cốt truyện, nghiêng về miêu tả thế giới nội tâm nhân vật
như truyện “Hai đứa trẻ”, phải có những phương án tiếp cận riêng, giúp học sinh
hiểu văn bản, nắm vững phong cách truyện ngắn của Thạch Lam.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng
Hiện nay, nhiều học sinh thờ ơ với việc học văn. Do đó việc đọc chuẩn bị bài
ở nhà chu đáo quả rất ít. Vì vậy trong giờ Đọc hiểu, nhiều em cảm thấy xa lạ với
văn bản, nhiều tác phẩm tự sự, học sinh không biết tên nhân vật, diễn biến cốt
truyện, việc phát huy năng lực phẩm chất chưa đạt được như kì vọng. Việc dạy học
tác phẩm Hai đứa trẻ đang gặp rất nhiều khó khăn, giáo viên đang còn lúng túng
3
skkn
trong việc tìm ra câu hỏi, phương pháp phù hợp nhất để phát huy tính tự học cho
học sinh. Từ trước đến nay hầu như giáo viên còn sử dụng phương pháp truyền
thống, các câu hỏi đưa ra chưa có tính gợi mở nhiều, thậm chí có những câu hỏi
khó, u cầu q cao, gây khơng ít trở ngại cho học trị... Chính vì vậy tơi đã mạnh
dạn lựa chọn đề tài này cho phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm tạo sự hứng
thú hấp dẫn để từ đó các em u thích mơn học, phát huy được năng lực bản thân.
2.2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên
Giáo viên khó khăn trong việc lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp cung cấp cho
học sinh qua bài học, chưa hứng thú say mê với bài dạy vì học sinh khơng chun
tâm. Học sinh học thụ động, thiếu sáng tạo, tính chất thụ động thể hiện ở việc học
thiếu hứng thú, học đối phó, và về nhà chỉ còn biết học thuộc các ý trong vở để
kiểm tra. Cách học đó tất nhiên cũng khơng có điều kiện tìm tịi, suy nghĩ, sáng tạo,
cũng khơng được khuyến khích sáng tạo dẫn đến khơng nắm được chiều sâu kiến
thức. Kết quả kiểm tra đánh giá nhìn chung kết quả thu được còn thấp. Số lượng
bài viết đạt điểm khá, giỏi hạn chế, bài viết điểm yếu, kém còn nhiều.
Từ thực trạng trên, chúng tôi đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, sử
dụng kĩ thuật dạy học tích cực, các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại, vận dụng
tích hợp kiến thức liên mơn... từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Cụ thể
như sau:
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động Khởi động
- Nhiệm vụ của hoạt động khởi động là khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn
thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình u lâu bền đối với mơn
học. Bởi vậy, người thầy trước hết phải là người “thắp lửa đam mê”. Đặc biệt đối
với môn học Ngữ văn, chỉ có niềm đam mê mới đưa các em khám phá đến tận
cùng vẻ đẹp của những tác phẩm văn chương.
- Khi dạy tiết 2, truyện “Hai đứa trẻ”, tơi cho học sinh khởi động bằng hình thức trị
chơi: Ai nhanh, có thưởng. Đây là hoạt đợng được các học sinh thích thú tham
gia.
Hình ảnh trị chơi từ Slide trình chiếu
4
skkn
Cụ thể, tôi cho học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, em nào trả lời nhanh chính
xác nhất sẽ nhận được một phần quà động viên. Sau đây là những câu hỏi tôi dự
kiến sử dụng trong phần trò chơi này:
Câu 1: Điều ấn tượng nhất về con người Thạch Lam là gì?
Đáp án: Đơn hậu và rất đỗi tinh tế
Câu 2: Điền từ còn thiếu vào câu sau: “ Văn chương là thứ khí giới … mà chúng ta
có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người
thêm trong sạch và phong phú hơn”?
Đáp án: Thanh cao và đắc lực
Câu 3: Thạch Lam là cây bút biệt tài về thể loại văn học nào?
Đáp án : Truyện ngắn
Câu 4: Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” rút từ tập truyện nào sau đây của Thạch Lam?
Đáp án: Nắng trong vườn
Câu 5: Yếu tố nào sau đây không xuất hiện trong bức tranh thiên nhiên phố huyện
lúc chiều tàn?
Đáp án: Tiếng sáo diều vi vu
Hoạt động Khởi động theo hình thức trị chơi như trên khơng khó để thực
hiện, tuy nhiên hiệu quả mang lại rất tốt. Học sinh được ôn lại kiến thức đã học, vừa
có tâm thế hào hứng để tìm hiểu bài mới. Hình thức tổ chức trị chơi trong hoạt động
khởi động rất đa dạng, tùy theo mức độ kiến thức của từng bài. Tuy nhiên tổ chức
như thế nào để vừa đảm bảo dung lượng kiến thức giờ học, vừa khơng làm mất đi
tính hấp dẫn thú vị của trò chơi buộc người tổ chức phải khôn khéo chọn được kiến
thức trọng tâm, đắt giá, người thực hiện trị chơi cũng phải tinh ý tìm ra kiến thức
trong hoạt động này. Sau khi Khởi động xong, giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài
mới, tìm hiểu bức tranh đời sống phố huyện lúc chiều tàn. Ở đó, học sinh sẽ tìm hiểu
cảnh chợ tàn buồn vắng, những kiếp người nghèo khổ lắt lay, chìm nghỉm trong
bóng tối. Ẩn sau những trang văn là niềm thương cảm xót xa của người cầm bút.
2.3.2. Phát triển năng lực học sinh qua việc xây dựng hệ thống câu hỏi
Văn chương vốn đa nghĩa, giúp học sinh hiểu đúng cái hay, vẻ đẹp của tác
phẩm, phát triển năng lực tư duy, nhận biết, phát hiện vấn đề, năng lực cảm thụ
thẩm mĩ của các em là nhiệm vụ khó khăn. Bởi vậy, thầy cô giáo cần xây dựng
được hệ thống câu hỏi ở nhiều mức độ khác nhau trong quá trình thiết kế giáo án.
Câu hỏi phát huy năng lực học sinh trong bài học phải thuộc hệ thống hoàn hảo,
bao hàm nhiều mức độ từ nhận biết đến thông hiểu, vận dụng, có những câu hỏi
chính và câu hỏi phụ dẫn dắt gợi ý trả lời. Muốn thực hiện tốt, giáo viên nhất thiết
phải nắm vũng bài giảng, hình dung kịch bản giờ học, lường trước được ý nghĩ học
sinh, phương án các em sẽ trả lời. Khi dạy tiết 2 truyện “Hai đứa trẻ”, tôi xây dựng
hệ thống các câu hỏi như sau:
- Câu hỏi phát hiện: Đây là dạng câu hỏi nhật biết trong quá trình tư duy. Ví dụ
các câu hỏi sau:
5
skkn
? Bức tranh cuộc sống phố huyện lúc chiều tàn gồm những cảnh nào?
? Cảnh chợ tàn được nhà văn miêu tả qua các chi tiết nào?
?Diễn biến tâm trạng của Liên khi chiều tàn được nhà văn miêu tả qua các chi
tiết nào?
- Câu hỏi yêu cầu giải thích, phân tích: Đây là câu hỏi ở mức độ tư duy cao.
Dạng câu hỏi này sẽ dành cho những học sinh trung bình khá trở lên. Giáo viên
khích lệ, động viên các em trả lời. Ví dụ như các câu hỏi sau:
?Qua các chi tiết về cảnh chợ tàn, chia sẻ cảm nhận về cuộc sống nơi đây?
?Qua diễn biến tâm trạng, em cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Liên như
thế nào?
- Câu hỏi khái quát, tổng hợp: Đây là câu hỏi ở mức độ cao, đòi hỏi học sinh phải
tư suy sáng tạo, hiểu, thâu tóm được vấn đề, có khả năng khái quát tổng hợp kiến
thức. Ví dụ như câu hỏi sau:
?Qua bức tranh thiên nhiên, cuộc sống nơi phố huyện lúc chiều tàn, em có nhận
xét gì về tài năng và tấm lịng của nhà văn Thạch Lam?
Việc xây dựng hệ thống câu hỏi cho bài học có vai trị quan trọng phát huy
năng lực tư duy của học sinh. Để hiệu quả trong thực hiện, giáo viên cần linh hoạt
ở khâu tổ chức, cách dẫn dắt nêu câu hỏi, gợi mở kích thích suy nghĩ của học trị.
Ngồi ra, có thể thay đổi, bổ sung câu hỏi khác trong tình huống sư phạm nhất
định. Các câu hỏi trọng tâm có thể trình chiếu trên Slide giúp học sinh tiện theo dõi.
2.3.3. Phát triển năng lực học sinh qua việc tổ chức học tập theo nhóm
Cốt lõi của thảo luận nhóm là q trình bàn bạc, trao đổi giữa các thành viên
trong nhóm về một vấn đề cụ thể, nhằm thu thập những ý kiến trên cơ sở tìm hiểu,
đánh giá, phân tích và xử lý vấn đề đã đưa ra. Ngày nay việc áp dụng phương pháp
thảo luận vào trong học tập đem lại những hiệu quả tích cực giúp học sinh có thể
ghi nhớ và hiểu rõ được bản chất vấn đề. Một nhóm sẽ được chia theo số lượng
người vừa phải. Và nhóm này gồm bao nhiêu người sẽ được phân công ngay trên
lớp do thầy cô giáo chỉ định. Thông thường thầy cô sẽ sắp cho các bạn ngồi gần
nhau nhất thành một nhóm để tiện cho việc bàn bạc và giải quyết vấn đề, cùng
tranh luận, tương tác, hỗ trợ nhau khám phá kiến thức.
Trong quá trình dạy học tiết 2 tác phẩm “Hai đứa trẻ”, tôi tổ chức lớp học
thành các nhóm, mỗi nhóm tầm 8 đến 10 học sinh. Các nhóm sẽ tập trung thảo
luận, tìm hiểu về những kiếp người tàn nơi phố huyện. Cụ thể: Nhóm 1: Trẻ con
nhà nghèo; Nhóm 2: Mẹ con chị Tí; Nhóm 3: Chị em Liên; Nhóm 4: Bà cụ Thi.
Học sinh làm việc theo nhóm trao đổi, tương tác, chỉ rõ các chi tiết, nêu được cơng
việc, hồn cảnh sống của từ đối tượng, chia sẻ những cảm nghĩ về kiếp người tàn
đó. Thời gian dự kiến dành cho cách nhóm thảo luận là 5 phút. Sau đó đại diện các
nhóm trình bày sản phẩm qua phiếu thảo luận trên bục giảng, các nhóm khác theo
dõi nhận xét, bổ sung, giáo viên củng cố, khắc sâu kiến thức trọng tâm như sau:
- Hoàn cảnh riêng của những kiếp người tàn:
6
skkn
+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo nhặt rác, bươn chải, nhọc nhằn cuộc sống mưu sinh
khi bóng chiều đã ngả.Tội nghiệp! Xót xa!
+ Mẹ con chị Tí, lam lũ vất vả, ngày mò cua bắt tép, tối dọn hàng nước bán mà ế
ẩm, cuộc sống lay lắt cầm cự qua ngày. Tiếng thở dài ôi chao “Sớm muộn mà có
ăn thua gì”, cùng với ngọn đèn hoa kì leo lét ám ảnh mãi trong tâm trí người đọc.
+ Chị em Liên ở Hà Nội về mà cũng nghèo khổ như ai, bố mất việc nhỏ tuổi đã
phải mưu sinh. Gian hàng tạp hóa nhỏ xíu, bn bán ế ẩm, tiếng chõng nan cót két
cũng hiển hiện cho cái túng, cái nghèo. Thật tội nghiệp xót xa!
+ Bà cụ Thị hơi điên với tiếng cười khanh khách, hành động ngửa cổ uống một hơi
cạn sạch cút rượu rồi lảm đảo đi lần vào bóng tối, cuộc đời bế tắc, cùng quẫn,
khơng lối thốt.
- Điểm chung trong cuộc sống của những kiếp người tàn:
+ Nghèo khổ, tạm bợ, lay lắt, cầm cự qua ngày
+ Nhàm chán, vô vị, nhạt nhẽo, tù đọng, hiện tại tăm tối, tương lại mờ mịt.
Hình ảnh học sinh thảo luận nhóm trong giờ học
2.3.4. Phát triển năng lực học sinh qua việc sử dụng kết hợp các phương tiện,
thiết bị dạy học
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hiện nay đang là một xu
hướng của ngành giáo dục. Đây là một hướng đi mới mang lại những hiệu quả đáng
kinh ngạc, góp phần mang nền giáo dục tiến xa hơn để hội nhập quốc tế. Dạy Đọc
- Hiểu văn bản văn học có ứng dụng công nghệ thông tin, các phương tiện thiết bị
dạy học hiện đại (ti vi, máy chiếu) là việc làm thường xuyên ở các trường học hiện
nay. Trước đây, giờ giảng văn chủ yếu chỉ bao gồm Thầy – Trò – Văn bản cùng với
phấn trắng bảng đen. Sự hấp dẫn của giờ học là những lời giảng bình của thầy. Học
sinh ít được khám phá văn bản mà phần lớn cái hay vẻ đẹp của tác phẩm đều do
thầy tìm hiểu rồi cung cấp. Cách dạy đó phần nào làm hạn chế sự chủ động tích cực
của học sinh trong tiếp nhận văn bản. Hiện nay, theo yêu cầu đổi mới phương pháp
7
skkn
dạy học, công nghệ thông tin, phương tiện thiết bị dạy học hiện đại được xem là
yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập.
Thực hiện giờ Đọc hiểu văn bản Hai đứa trẻ của Thạch Lam, chúng tôi soạn
giảng bằng giáo án điện tử PowerPoint, sử dụng máy tính, ti vi làm phương tiện hỗ
trợ cho giờ học. Với tiết học thứ 2, sau phần khởi động, tôi cho học sinh lắng nghe
file âm thanh đọc diễn cảm phần miêu tả cảnh chợ tàn, sau đó đặt câu hỏi gợi mở
để học sinh tìm hiểu, phân tích. Trong phần thảo luận nhóm, tơi khái quát kiến thức
bằng sơ đồ tư duy và trình chiếu lên màn hình ti vi giúp học sinh tiện theo dõi.
Hình ảnh trình chiếu trong các Slide
Kết thúc tiết học, tơi cho học sinh lắng nghe bài thơ “Phóng tác từ truyện Hai
đứa trẻ” của tác giả Quách Lan Anh, tạo ấn tượng cảm xúc và giúp học sinh khắc
sâu kiến thức đã học. “Tôi sẽ kể em nghe/ Chuyện về hai đứa trẻ/ Đời thật là buồn
tẻ/ Ở một phố huyện nghèo/ Phiên chợ nói bao điều/ Về cái nghèo cái đói/ Có gì mà
chờ đợi/ Ở phố huyện tiêu điều/ Chị Tí nói thờ ơ/ Sớm muộn gì cũng thế/ Ơi cuộc
đời dâu bể/Cầm cự để qua ngày...”.
Có thể nói, với việc sử dụng đa dạng các phương tiện thiết bị như trên, giờ học
sẽ thực sự hấp hẫn, sinh động, lôi cuốn học sinh. Đây là nhân tố hỗ trợ quan trọng
góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Văn hiện nay. Sử dụng các phương
tiện, thiết bị dạy học là cần thiết song không lạm dụng biến giờ đọc văn thành trình
chiếu các slide chữ trên màn hình ti vi, học sinh chỉ hào hứng quan sát mà không
đọng lại kiến thức. Do vậy, khi tiến hành bài học chúng tôi sẽ sử dụng phương tiện
này khi cần thiết, có những đoạn vẫn dùng phương pháp giảng bình góp phần khắc
sâu giá trị đặc sắc của truyện, tạo ấn tượng cho người học.
2. 3.5. Phát triển năng lực học sinh qua việc vận dụng tích hợp kiến thức
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang được quan
tâm nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn giảng dạy ở nhiều mơn học. Mơn Ngữ văn
cũng vậy, ngun tắc tích hợp phải được qn triệt trong tồn bộ mơn học, từ Đọc
văn, Tiếng Việt đến Làm văn. Hơn thế nữa, việc vận dụng tích hợp kiến thức liên
8
skkn
môn không chỉ dừng lại trong bản thân môn Ngữ văn mà còn kết hợp với kiến thức
về lịch sử, hội họa, sân khấu điện ảnh. Việc tích hợp này chúng tơi đã tiến hành
hiệu quả trong q trình dạy học truyện “Hai đứa trẻ” Thạch Lam. Đây là biện
pháp quan trọng nhằm kích thích sự hứng thú, tìm tịi sáng tạo của học sinh trong
quá trình đọc hiểu khám phá văn bản, biến giờ học văn trở nên sinh động, thu hút,
đáng chờ đợi. Cụ thể, sau khi dẫn dắt học sinh tìm hiểu cảnh chợ tàn buồn vắng, tơi
tích hợp mở rộng kiến thức liên hệ tri thức văn hóa về các phiên chợ quê, đọc bài
thơ “Chợ Đồng” của Nguyễn Khuyến cuối thế kỉ XIX. “Hàng quán người về nghe
xáo xác. Nợ nần năm hết hỏi lung tung. Dăm ba ngày nữa tin xuân tới. Pháo trúc
nhà ai một tiếng đùng”. Kết thúc tiết học, tơi tích hợp kiến thức thơ ca, cho học
sinh lắng nghe bài thơ “Phóng tác về truyện Hai đứa trẻ” của tác giả Qch Lan
Anh. Việc tích hợp kiến thức văn hóa, thi ca sẽ tạo ấn tượng, mở rộng kiến thức
cho học sinh. Bên cạnh đó, tìm hiểu về cuộc sống những người dân phố huyện
nghèo, tôi liên hệ với những tác phẩm văn học hiện thực trước cách mạng, so sánh
giúp học sinh nhận thức được cách thể hiện riêng biệt, độc đáo của Thạch Lam.
2.3.6. Thiết kế giáo án sau khi vận dụng các biện pháp mới
Tiết 26 Đọc văn:
HAI ĐỨA TRẺ
-Thạch LamI. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Cảm nhận được cảnh chợ tàn, những kiếp người tàn, tâm trạng, vẻ đẹp tâm hồn
nhân vật Liên.
- Hiểu được niềm xót xa thương cảm của nhà văn trước cuộc sống quẩn quanh tù
đọng của những người lao động nghèo nơi phố huyện và sự trân trọng nâng niu
những khát vọng nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ.
- Dấu ấn phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam, hòa quện giữa yếu tố hiện
thực và lãng mạn.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích nhân vật trong tác phẩm truyện ngắn.
3. Thái độ:
- Đồng cảm với những cảnh đời quẩn quanh, bế tắc của con người.
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực hợp tác, Năng lực tự học,
Năng lực sáng tạo.
- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ, cảm thụ văn học, tạo lập
văn bản.
- Năng lực rèn luyện phương pháp đọc hiểu, phương pháp diễn dịch, qui nạp, phân
tích, phân tích- tổng hợp, tích hợp,… để khai thác vấn đề, lí giải vấn đề, giúp học
9
skkn
sinh tiếp cận văn bản từ nhiều phía và có thể vận dụng vào thực tế.
- Năng lực rèn luyện phương pháp tổng hợp: sử dụng các hình ảnh, phim, tư liệu có
sẵn trên internet kết hợp giảng dạy của bản thân, thực tế diễn ra trên lớp học và các
ý kiến đóng góp của thầy cơ.
- Năng lực rèn luyện Phương pháp thực nghiệm: thử nghiệm cách dạy qua giờ dạy
thực tế trên lớp để rút kinh nghiệm và cải tiến phù hợp cho những lớp sau.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, tài liệu tham khảo, file âm thanh đọc diễn cảm
bài thơ “Cảm tác từ “Hai đứa trẻ” - Thạch Lam của tác giả Quách Lan Anh, các
tình huống sư phạm, phiếu học tập
2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn, tài liệu tham khảo.
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC
GV: Trong bài “Thời gian”, nhà thơ Văn Cao viết: “Thời gian qua kẽ tay. Làm khô
những chiếc lá. Kỉ niệm trong tôi. Rơi như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn. Riêng
những câu thơ cịn xanh. Riêng những bài hát cịn xanh. Đơi mắt em như hai giếng
nước”. Đây là triết lí sâu sắc. Thời gian có thể lấy đi tất cả, song nghệ thuật và cái
đẹp mãi trường tồn. Với Thạch Lam cũng vậy, 32 năm cuộc đời, vẻn vẹn 6 năm
cầm bút, ơng vẫn để lại những câu chuyện vang bóng thời gian, để nhớ để thương
trong trái tim người đọc. Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp văn
chương Thạch Lam, bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc chiều tàn. Sau đây thầy sẽ
có một trị chơi vừa để kiểm tra bài cũ.
1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Giáo viên tổ chức trị chơi : Ai nhanh có thưởng
Câu 1: Điều ấn tượng nhất về con người Thạch Lam là gì?
Đáp án: Đơn hậu và rất đỗi tinh tế
Câu 2: Điền từ còn thiếu vào câu sau: “ Văn chương là thứ khí giới … mà chúng ta
có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người
thêm trong sạch và phong phú hơn”?
Đáp án: Thanh cao và đắc lực
Câu 3: Thạch Lam là cây bút biệt tài về thể loại văn học nào?
Đáp án : Truyện ngắn
Câu 4: Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” rút từ tập truyện nào sau đây của Thạch Lam?
Đáp án: Nắng trong vườn
Câu 5: Yếu tố nào sau đây không xuất hiện trong bức tranh thiên nhiên phố huyện
lúc chiều tàn?
Đáp án: Tiếng sáo diều vi vu
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 35 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Năng lực
cần hình
thành
10
skkn
I. TÌM HIỂU CHUNG ( Tiết 1)
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
GV gợi mở, hướng dẫn học sinh
tìm hiểu kiến thức
Thao tác 1: Tìm hiểu cảnh chợ
tàn.
CH: Bức tranh cuộc sống phố
huyện lúc chiều tàn gồm những
cảnh nào?
HS suy nghĩ, trả lời
- Cảnh chợ tàn
- Những kiếp người tàn
CH: Cảnh chợ tàn được nhà văn
miêu tả qua các chi tiết nào? Ấn
tượng về cảnh chợ này ?
- Thời điểm: Chiều tàn
- Khung cảnh: Buồn vắng
CH: Qua các chi tiết về cảnh chợ
tàn, em cảm nhận về cuộc sống
nơi đây như thế nào?
- Cuộc sống đói nghèo, túng thiếu
GV: Chợ là khơng gian văn hóa
của làng quê Việt Nam. Người đọc
ấn tượng với cảnh chợ yên vui
trong thơ Nguyễn Trãi, càng buồn
đến nao lòng khi nghĩ về phiên chợ
tàn trong truyện Thạch Lam. Cảnh
chợ tàn nơi phố huyện gợi nhắc đến
phiên “Chợ Đồng” cuối năm trong
thơ Tam Nguyên Yên Đổ ngày xưa.
“Hàng quán người về nghe xáo
xác…”
Thao tác 2: Tìm hiểu những kiếp
người tàn
- GV: Hướng dẫn học sinh thực
hiện kĩ thuật daỵ học tích cực Mảnh
ghép tri thức. Cách chia nhóm như
sau:
Nhóm 1: Trẻ con nhà nghèo
Nhóm 2: Mẹ con chị Tí
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Bức tranh phố huyện lúc
chiều tàn
a. Bức tranh thiên nhiên
b. Bức tranh đời sống
b1. Cảnh chợ tàn
- Âm thanh: Chợ họp giữa phố
đã vãn từ lâu, người về hết,
tiếng ồn ào cũng mất chỉ còn sự
trống vắng, quạnh hiu
- Hình ảnh: Trên đất chỉ còn
rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá
nhãn, lá mía những phế thải
của một phiên chợ quê nghèo.
- Mùi vị: Một mùi âm ẩm, hơi
nóng ban ngày, mùi cát bụi .
Cảm nhận bằng khứu giác mùi
vị của đất quê hương. Phải
chăng đó là mùi vị của nghèo
khổ, lầm than, cơ cực?
=>Bằng ngòi bút tả thực, cảm
nhận bằng nhiều giác quan: thị
giác, thính giác, khứu giác, và
bằng cả tâm hồn tinh tế nhạy
cảm, những chi tiết giàu sức
gợi, cảnh chợ tàn gợi bức tranh
sinh hoạt của phố huyện nghèo
nàn, xơ xác, tiêu điều.Ẩn sau
phiên chợ tàn là cuộc sống đói
nghèo, túng thiếu của người
dân
-Năng lực
phát hiện,
giải quyết
những
tình
huống đặt
ra.
Năng lực
giao tiếp
tiếng Việt
Năng lực
giải quyết
vấn đề;
Năng lực
b2. Cảnh đời tàn
sáng tạo;
- Nét riêng: Mỗi kiếp người là Năng lực
11
skkn
Nhóm 3: Chị em Liên
Nhóm 4: Bà cụ Thi
- Hs làm việc theo nhóm, chỉ rõ các
chi tiết, nêu được cơng việc, hồn
cảnh sống của từ đối tượng, chia sẻ
những cảm nghĩ về kiếp người tàn
đó.
Đại diện các nhóm trình bày sản
phẩm, các nhóm khác nhận xét, GV
củng cố, khắc sâu.
Phiếu thảo luận:
Tên nhóm………………………….
Nội dung thảo luận………………
……………………………….........
.
……………………………….........
.
……………………………….........
.
……………………………….........
.
Thao tác 3: Tìm hiểu tâm trạng
Liên
GV dẫn dắt, chuyển nội dung bài
học. Bức tranh thiên nhiên, bức
tranh đời sống được tái hiện qua cái
nhin của ai?
một số phận riêng:
+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo
nhặt rác, bươn chải, nhọc nhằn
cuộc sống mưu sinh khi bóng
chiều đã ngả. Tội nghiệp! Xót
xa!
+ Mẹ con chị Tí, lam lũ vất vả,
ngày mị cua bắt tép, tối dọn
hàng nước bán mà ế ẩm, cuộc
sống lay lắt cầm cự qua ngày.
Tiếng thở dài ơi chao “Sớm
muộn mà có ăn thua gì”, cùng
với ngọn đèn hoa kì leo lét ám
ảnh mãi trong tâm trí người
đọc.
+ Chị em Liên ở Hà Nội về mà
cũng nghèo khổ như ai, bố mất
việc nhỏ tuổi đã phải mưu
sinh. Gian hàng tạp hóa nhỏ
xíu, bn bán ế ẩm, tiếng
chõng nan cót két cũng hiển
hiện cho cái túng, cái nghèo.
Thật tội nghiệp xót xa!
+ Bà cụ Thị hơi điên với tiếng
cười khanh khách, hành động
ngửa cổ uống một hơi cạn sạch
cút rượu rồi lảm đảo đi lần vào
bóng tối, cuộc đời bế tắc, cùng
quẫn, khơng lối thoát.
- Điểm chung:
+ Nghèo khổ, tạm bợ, lay lắt,
cầm cự qua ngày
+ Nhàm chán, vô vị, nhạt nhẽo,
tù đọng, hiện tại tăm tối, tương
lại mờ mịt.
=> Gợi liên tưởng đến cuộc
sống của người dân lao động
trước Cách mạng tháng Tám
năm 1945.
c. Tâm trạng nhân vật Liên
hợp tác
- Năng lực
cảm thụ
văn học
Năng lực
giải quyết
vấn đề;
Năng lực
sáng tạo;
12
skkn
HS: Cái nhìn của Liên
CH: Diễn biến tâm trạng của
Liên khi chiều tàn được nhà văn
miêu tả qua các chi tiết nào?
GV gợi mở, HS suy nghĩ, phát hiện,
trìn bày cá nhân, tập thể theo dõi,
nhận xét bổ sung, GV chốt lại kiến
thức.
- Tâm trạng trước thiên nhiên
- Tâm trạng trước cảnh chợ tàn
- Tâm trạng trước cảnh đời tàn
CH: Quan diễn biến tâm trạng,
em cảm nhận được vẻ đẹp tâm
hồn nhân vật Liên như thế nào?
- HS trả lời: Tinh tế, nhạy cảm, giàu
lòng trắc ẩn
CH: Qua bức tranh thiên nhiên,
bức tranh cuộc sống nơi phố
huyện lúc chiều tàn, tấm lòng và
tài năng của TL được bộc lộ như
thế nào?
- HS trả lời: Nhân đạo sâu sắc
- GV khắc sâu, mở rộng: Trong
truyện “Hai đứa trẻ”, tấm lòng nhân
đạo của Thạch Lam bộc lộ qua
niềm đồng cảm xót thương vô hạn
cho những kiếp người tàn nơi phố
huyện; phát hiện, nâng niu vẻ đẹp
tâm hồn, ước mong thay đổi cuộc
sống.
-Trước cảnh thiên nhiên: Đơi
mắt bóng tối ngập đầy, lịng
buồn man mác trước thời khắc
ngày tàn.
- Trước cảnh chợ tàn: cảm nhận
mùi vị quen thuộc, tình cảm
gắn bó mến thương
- Trước cảnh đời tàn:
+ Động lòng thươn cho mấy
đứa trẻ nghèo nhặt rác, song bất
lực không thể sẻ chia, giúp đỡ.
+ Quan tâm, ân cần, cảm thơng
cho hồn cảnh bần hàn, nghèo
khổ của mẹ con chị Tí
+ Có phần sợ sệt, ái ngại và cả
sự cảm thơng, xót xa cho cảnh
ngộ bà cụ Thi.
=> Liên là một cơ gái có tâm
hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu
lòng trắc ẩn. Qua diễn biến tâm
trạng Liên khi chiều tàn, Thạch
Lam thể hiện ngòi bút miêu tả
nội tâm nhân vật đặc sắc.
Nhận xét
- Tấm lòng:
+ Yêu mến, gắn bó nặng sâu
của nhà văn với thiên nhiên, đất
nước
+ Nhân đạo sâu sắc, cao cả
- Tài năng: Nghệ thuật truyện
ngắn: kết hợp yếu tố hiện thực
và lãng mạn, miêu tả nội tâm
nhân vật tinh tế.
3.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 3 phút)
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ:
Câu 1: Nối nhân vật với hành
động, vật dụng của họ
Câu 1:
ĐÁP ÁN
- Năng lực
cảm thụ
văn học
Năng lực
cần hình
thành
Năng lực
giải quyết
vấn
đề;
13
skkn
1. Liên
2. Trẻ
nghèo
3. Chị Tí
4. Cụ thi
a. Ngọn đèn hoa
kì
b. Ngửa cổ, uống
một hơi cạn sạch
c. Cái bàn tính
d. Thanh nứa,
thanh tre
1-c
Năng lực
2-d
giao tiếp
3- a
tiếng Việt
4-b
Câu 2:
- Liên tội nghiệp nhất, cô gái
lớn, đủ thấu hiểu cuộc sống
hiện tại.
- Liên hệ đến hồn cảnh hiện
nay, quan tâm, chăm sóc trẻ
em mồ côi sau dịch Covid
19.
Câu 2: Theo em cảnh đời nào đáng
thương nhất trong phần đầu của
truyện?
- Hs lựa chọn, lí giải
- GV chia sẻ
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( HS về nhà thực hiện)
-Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) Cảm nhận về diễn biến tâm trạng Liên?
5. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG:
Học sinh tìm đọc thêm những tác phẩm của Thạch Lam.
Tìm đọc bài viết: “Nhà văn Thạch Lam, những câu chuyện vang bóng thời gian”
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Với việc mạnh dạn áp dụng những phương pháp, biện pháp trên, đặc biệt việc
tích hợp kiến thức liên môn, sử dung phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực phát
huy năng lực học sinh, ứng dụng phương tiện thiết bị dạy học hiện đại, chúng tôi
bước đầu đã thu được hiệu quả nhất định. So với trước đó, giờ học vận dụng biện
pháp trên, học sinh thích thú và hứng khởi, đa phần các em rất chú ý tham gia bài
học, tích cực thảo luận, suy nghĩ và trả lời vấn đề. Khi kiểm tra bài cũ, các em hiểu
bài, nắm được kiến thức cơ bản, hiểu nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của
truyện. Sau khi học sinh học truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, chúng tôi đã tiến
hành ra đề kiểm tra bài viết giữa học kì I ở các lớp, nhìn chung các em nắm được
14
skkn
kiến thức, làm bài đạt kết quả tốt. Kết quả điểm số các lớp trực triếp giảng dạy năm
học 2021 – 2022 như sau:
Bảng 1: Kết quả thăm dò hứng thú học tập học sinh
Rất hứng thú
Lớp
SL
Hứng thú
Bình thường
Khơng hứng thú
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
0
11A6
40
18
45
20
50
3
7,5
0
11A10
39
21
53
15
38,4
5
5,1
0
11 A11
41
20
48,7
16
39
5
12,1
0
0
- Kết quả kiểm tra đánh giá ở các lớp giảng dạy có bước tiến rõ rệt.
Bảng 2: Điểm thi khảo sát giữa học kì I
Lớp
Số lượng
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
11A6
40
10
25
25
62,5
5
12,5
0
0
11A9
39
17
43,5
20
51,2
2
5,1
0
0
11A11
41
16
39,0
22
53,6
3
7,3
0
0
So sánh kết quả kiểm tra đánh giá, chúng tôi nhận thấy sự chuyển biến rõ rệt
trong kết quả học tập của học sinh. Năm học trước, khi chưa áp dụng biện pháp
mới, kết quả bài kiểm tra của các em còn nhiều điểm yếu, kém, khơng có điểm giỏi.
Sau khi dạy theo cách mới, số điểm khá, giỏi ở các lớp chiếm tỉ lệ trên 35%. Đặc
biệt khơng cịn học sinh đạt điểm yếu, điểm kém giảm mạnh khơng cịn.
Trong năm học vừa qua, tổ chuyên môn ngữ văn chúng tôi đã thường xuyên tổ
chức sinh hoạt chuyên đề, trao đổi chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học
môn Ngữ văn tại trường THPT Hậu Lộc 4. Với đề tài trên, chúng tơi đã tiến hành
bàn bạc, xây dựng đóng góp ý kiến. Các đồng chí trong tổ rất tâm đắc, hào hứng
với các biện pháp tơi trình bày. Do đó, một số thành viên trong tổ khi dạy thể loại
truyện đã thử nghiệm các biện pháp trên và thu lại kết quả tốt. Học sinh hăng hái
học tập, tiếp thu tốt kiến thức. Năm học tới, khi lớp 10 thực hiện sách giáo khoa
mới, các biện pháp dạy học phát triển năng lực sẽ được thực hiện thường xuyên
hơn nữa với mục đích nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học.
3. Kết luận, kiến nghị
3. 1. Kết luận
15
skkn
Đổi mới phương pháp, hướng đến dạy học phát triển năng lực là một yêu cầu
có ý nghĩa đặc biệt đối với giáo dục hiện nay. Do đó, trong quá trình giảng dạy,
thầy cơ giáo cần khơng ngừng học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, vận dụng
phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại kích thích sự tìm tịi sáng tạo của học sinh
trong quá trình học tập khám phá tri thức.
Trong phạm vi đề tài này, từ việc tìm hướng dạy một văn bản cụ thể (Tiết 2
Truyện“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam), tôi thử nghiệm một số biện pháp dạy học
phát triển năng lực học sinh. Kết quả của cách làm trên đã mang lại tín hiệu khả
quan, mở ra nhiều ý tưởng. Với những biện pháp cụ thể, chúng tơi đã tạo nên sự
hứng thú, tích cực, chủ động cho học sinh khi học một tác phẩm truyện ngắn trong
chương trình. Những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ bên trên được đúc kết từ
thực tiễn dạy học của bản thân sau quá trình đứng lớp. Do vậy rất mong sự đóng
góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp gần xa.
3.2. Kiến nghị
Dạy học phát triển năng lực học sinh là xu thế tất yếu của giáo dục hiện nay.
Với môn Ngữ văn, đây là việc làm cần thiết để “kéo học trò” trở lại với văn
chương, phát huy năng lực của học sinh, tôi mong muốn Sở Giáo dục và Đào tạo
cần tổ chức nhiều các đợt tập huấn chia sẻ phương pháp, kinh nghiệm giảng dạy
môn Ngữ văn cho giáo viên các trường trong tỉnh. Đặc biệt, trong năm học 2022 2023 tới đây, ở lớp 10 chúng ta tiến hành sử dụng bộ sách giáo khoa mới, cho nên
việc tập huấn làm quen với chương trình rất cần được quan tâm triển khai.
“Dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Trong thực tế, rất
nhiều tấm gương nhà giáo mẫu mực đã cống hiến tài năng trí tuệ của mình phục vụ
cho sự nghiệp giáo dục của đất nước. Tuy nhiên một thực tế cho thấy, thu nhập của
người giáo viên vẫn cịn thấp, nhiều thầy cơ chưa n tâm cơng tác, cịn lo làm
thêm cải thiện cuộc sống. Mong rằng trong tương lai gần, Đảng, nhà nước sẽ có
những chính sách quan tâm hơn nữa đến đội ngũ nhà giáo.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 10 tháng 05 năm 2022
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác.
Nguyễn Văn Luyện
16
skkn