Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Skkn giải pháp chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.01 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI LỘC

Người thực hiện: Lê Thị Thu Hằng
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hải Lộc
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Quản lý

THANH HĨA, NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
TT

Nội dung

1

MỞ ĐẦU

Trang
1



1.1.

Lí do chọn đề tài.

1

1.2.

Mục đích nghiên cứu:

1

1.3.

Đối tượng nghiên cứu:

1.4.

Phương pháp nghiên cứu:

2

1

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2
2


2.1.

Cơ sở lí luận

2

2.2.

Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN:

3

2.3.

Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

2.4

Hiệu quả của các giải pháp
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

3

6
17
19

3.1

Kết luận


19

3.2

Kiến nghị

19

skkn


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói chung và
học sinh Tiểu học nói riêng đưa vào chương trình dạy học, được Bộ Giáo dục và
Đào tạo chú trọng, các nhà quản lý giáo dục và các thầy cô giáo quan tâm. Bởi
việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tiểu học nói riêng, tuổi trẻ học đường
trong giai đoạn hiện nay nói chung là một yêu cầu cấp thiết và còn đặc biệt hơn
là trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế; trước bối cảnh toàn cầu đang
phải đối mặt trước đại dịch covid-19, của thời tiết khắc nghiệt bởi biến đổi của
khí hậu, mơi trường…Phát huy hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh sẽ
giúp các em có kĩ năng thích ứng với điều kiện sống, tự tin, mạnh dạn, sáng tạo
trong vui chơi, hoạt động, học tập, giao tiếp, hoà nhập và ứng xử thân thiện
trong mọi tình huống, trong mọi hoàn cảnh.
Hơn thế nữa, việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là rất cần
thiết đối với mỗi gia đình, xã hội phát triển và trong điều kiện bùng phát dịch
covid-19 khi các trường học trên toàn quốc mở của trở lại. Vì vậy, cần trang bị
cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết để trẻ tự tin hơn trong rèn luyện, học tập,
giao tiếp, biết chăm sóc và bảo vệ bản thân, người thân và cộng đồng…. Sống

có trách nhiệm với bản thân, gia đình và bạn bè, có tư duy tồn diện để sẵn sàng
hịa nhập với mơi trường mới, suy nghĩ tích cực trong cuộc sống.
Xuất phát từ lí do quan trọng trên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công
tác giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh trong nhà trường, tôi đưa ra một
số giải pháp nhằm chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh tiểu học thông qua các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, đó chính là đề
tài tơi thực hiện:
“Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, thông qua một số
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường tiểu học Hải Lộc - Hậu Lộc Thanh Hóa”. Trong phạm vi hạn hẹp tôi chỉ đưa ra một số hoạt động cụ thể giáo
dục kĩ năng sống nhằm duy trì hiệu quả giáo dục toàn diện cho các em học sinh
của nhà trường Hải Lộc - Hậu Lộc.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá, thực trạng việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
của đội ngũ giáo viên.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp, biện pháp cụ thể giúp giáo
viên chủ nhiệm tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt
động giáo dục ngồi giờ lên lớp của lớp mình phụ trách trong năm học.
Từ kinh nghiệm bản thân xây dựng thành giải pháp để chỉ đạo đội ngũ giáo
viên thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động cụ
thể dể đạt hiệu quả cao trong giáo dục toàn diện cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.

skkn


2

3.1. Nhận thức, quan điểm của giáo viên và học sinh về tầm quan trọng và
các nội dung liên quan đến công tác giáo dục kĩ năng sống
3.2. Nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục

kỹ năng sống của giáo viên tại trường tiểu học Hải Lộc - Hậu Lộc .
3.3. Công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường đối với các hoạt động
giáo dục kĩ năng sống giúp cho đội ngũ giáo viên nắm vững kiến thức, kĩ năng
và rèn những thói quen tốt nhằm hình thành ý thức kỉ luật, tính tự giác… nâng
cao chất lượng dạy học hiệu quả.
1.4.Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích, tổng hợp các biện pháp
giáo dục của giáo viên chủ nhiệm, của nhà trường và của gia đình.
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học tập, quan sát hoạt động
vui chơi, hoạt động giao tiếp với mọi người xung quanh của học sinh.
- Phương pháp thực hành: Thông qua các hoạt động giáo dục kĩ năng sống
giúp đội ngũ giáo viên hướng học sinh vào các hoạt động trải nghiệm, tự đánh
giá nhận xét hành vi…Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
2.1 . Cơ sở lí luận.
Trong chương trình tiểu học, thời lượng dành cho các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp chiếm thời lượng tương đối trong chương trình dạy học; phần
hoạt động trải nghiệm khối 1,2 là 3 tiết/tuần; Khối 3,4,5 cũng dành 3 tiết/tuần,
đó là sinh hoạt dưới cờ (chào cờ), hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và sinh
hoạt lớp.
Nội dung của giáo dục ngoài giờ lên lớp rất phong phú và đa dạng: Ngoài
các bài học về kĩ năng sống “Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống”, các
khối lớp cịn có 5 bài An tồn giao thơng dạy vào các tiết chào cờ hoặc sinh
hoạt lớp; Dạy tích hợp trong các môn học; hoạt động giáo dục theo chủ điểm...
Nhờ đó các kiến thức học sinh tiếp thu ở trên lớp có cơ hội được bổ sung, áp
dụng, mở rộng thêm trên thực tế, đồng thời có tác dụng nâng cao hứng thú học
tập nội khóa.
Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo
chủ trương xem kĩ năng sống là một trong những tiêu chí đánh giá “Trường học
thân thiện, học sinh tích cực”. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với

thầy cơ giáo, với học sinh, nhằm hình thành nhân cách tồn diện cho các em.
Theo UNESCO, ta có thể phân loại kĩ năng sống như sau:
a. Dựa vào môi trường sống: Gồm có các nhóm sau:
* Kĩ năng sống tại trường học.
* Kĩ năng sống tại gia đình.
* Kĩ năng sống ngoài xã hội.
b. Dựa vào các lĩnh vực tâm lý, sức khoẻ: Dựa vào các lĩnh vực tâm lý, sức
khoẻ, ta có thể phân kỹ năng sống thành 3 nhóm:
* Kĩ năng nhận thức: Gồm có kĩ năng cơ bản và kĩ năng nâng cao.

skkn


3

- Kĩ năng cơ bản gồm: Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng,
chạy, nhảy, v.v…
- Kĩ năng nâng cao là sự kế thừa và phát triển các kĩ năng cơ bản dưới một
dạng thức lới hơn. Nó bao gồm: Các kĩ năng tư duy logic, tư duy phê phán, giải
quyết vấn đề, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu
khái niệm, đặt câu hỏi, xác định giá trị, v.v…
* Kĩ năng đương đầu với cảm xúc: Bao gồm động cơ, ý thức trách nhiệm,
cam kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lý, tự giám sát
và tự điều chỉnh.
* Kĩ năng xã hội hay kĩ năng tương tác: Bao gồm kĩ năng giao tiếp; tính
quyết đốn, kĩ năng thương thuyết/từ chối, lắng nghe tích cực, hợp tác, sự thông
cảm, nhận biết sự thiện cảm của người khác.v.v…
Ở Tiểu học, đối với các lớp đầu cấp (lớp 1,2, 3), kĩ năng cơ bản được xem
trọng,  còn các lớp cuối cấp (lớp 4, 5) nâng dần cho các em về kĩ năng nâng cao.
Theo đó, chúng ta cần tập trung rèn luyện cho các em hai nhóm kĩ năng sống sau

đây:
+ Nhóm kĩ năng giao tiếp - hịa nhập cuộc sống.
+ Nhóm kĩ năng trong học tập, lao động - vui chơi, giải trí.
- Kĩ năng Kỹ năng giao tiếp - hòa nhập cuộc sống:
+ Các em biết giới thiệu về bản thân, về gia đình, về trường lớp học và bạn
bè thầy cô giáo.
+ Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng.
+ Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.
+ Biết phân biệt hành vi đúng sai, phòng tránh tai nạn. Đây là kỹ năng quan
trọng mà không phải em nào cũng xử lý được. Nếu chúng ta không rèn luyện
thường ngày.
- Kỹ năng trong học tập, lao động - vui chơi giải trí:
+ Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, kỹ năng quan sát, kỹ năng đưa ra ý kiến
chia sẻ trong nhóm.
+ Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung.
+ Kỹ năng kiểm sốt tình cảm - kỹ năng kìm chế thói hư tật xấu sở thích cá
nhân có hại cho bản thân và người khác.
+ Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập vui chơi và lao động
+ Kỹ năng xây dựng sự tự tin, nói trước đám đơng…
Bằng các hình thức phong phú như tổ chức trò chơi, các hoạt động, các
câu lạc bộ, lao động… theo chủ đề, chủ điểm từng tháng, thu hút đông đảo học
sinh tham gia sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí các em. Giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng thơng qua hoạt động
này sẽ giúp các em khắc sâu và ghi nhớ lâu, tạo thành thói quen tốt, trưởng
thành
nhanh chóng hơn so với các hình thức khác.

skkn



4

2.2. Thực trạng của vấn đề:
2.2.1. Đối với học sinh:
- Đa số các em đều khá chăm ngoan, biết nghe lời người lớn, thầy cô, song
khả năng tự phục vụ bản thân còn rất hạn chế, phụ thuộc nhiều vào người thân.
- Còn e dè, vụng về trong giao tiếp, các em chỉ được tiếp xúc ở môi trường
hạn hẹp trong gia đình, phạm vi từ nhà đến trường…
- Một bộ phận học sinh chưa có sự chia sẻ, hợp tác với bạn bè trong giao
tiếp, hoạt động.
2.2.2. Đối với giáo viên:
Từ năm học 2010 - 2011 đến nay, ở các trường tiểu học, nội dung giáo dục
kĩ năng sống đã được tích hợp trong các mơn Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên xã
hội (Lớp 1,2,3), Khoa học (Lớp 4,5). Mỗi mơn học ở từng khối lớp đã có nội
dung và địa chỉ giáo dục kĩ năng sống cụ thể bởi vậy rất thuận lợi cho việc giảng
dạy của giáo viên.
Thơng qua các hoạt động ngồi giờ lên lớp, hoạt động Đội - Sao, các tiết
sinh hoạt tập thể… để lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh
trong các nhà trường hiện nay là một nội dung mềm, gần như hoàn toàn phụ
thuộc vào chủ quan sự chỉ đạo của Ban giám hiệu và sự quan tâm, vào cuộc của
đội ngũ giáo viên. Song, đa số giáo viên chỉ quan tâm đến truyền tải kiến thức
môn học trong sách giáo khoa cho học sinh, ít chú trọng đến dạy học lồng ghép,
đặc biệt là kĩ năng cho học sinh.
- Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp cịn hình thức,
nghèo nàn về nội dung, chưa tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm hoạt động.
- Một bộ phận giáo viên còn hạn chế trong năng lực tổ chức hoạt động,
chưa thể hiện thường xuyên rõ nét, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hạn
chế, chưa sáng tạo trong tổ chức thực hiện hoạt động, phong trào giúp học sinh
có nhiều cơ hội bộc lộ khả năng của chính mình.
2.2.3, Đối với phụ huynh:

Một bộ phận phụ huynh học sinh chưa thực sự chú trọng đến việc giáo dục
kĩ năng sống cho con em mình.
- Do điều kiện sống cịn nhiều khó khăn, phần lớn là con em nông, ngư
nghiệp, các em ít có cơ hội được giao lưu, tiếp xúc, học hỏi bên ngoài nên khả
năng giao tiếp, ứng xử của các em rất hạn chế.
- Phụ huynh mới chỉ quan tâm đến việc con mình biết đọc, biết viết, hoặc
biết làm toán mà chưa quan tâm đến giáo dục kĩ năng sống cho các con khi đến
trường cũng như ở nhà. Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm tịi
kiến thức mà qn hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt
động xã hội và cách ứng xử trong gia đình, thậm chí làm thay, làm hộ con vì sợ
các con làm hư hỏng đồ dùng, thiết bị hoặc sợ va chạm bên ngoài, mất thời
gian...

skkn


5

Từ thực tiễn trên, tôi tiến hành khảo sát ở một số khối lớp - trường Tiểu
học Hải Lộc - Hậu Lộc.
Tìm hiểu về các chủ đề “Uống nước nhớ nguồn”; và thực hành “vệ sinh
phòng chống dịch covid - 19”; tổ chức câu lạc bộ “Chúng em với an tồn giao
thơng”. Kết quả như sau:
Kĩ năng tốt

Có hình thành kĩ
năng

Kĩ năng chưa tốt


Tổng số học
sinh

Tổng số
HS

SL

%

SL

%

SL

%

Khối 1 (1A)

35

5

14.3

10

28.6


20

57.1

36

7

19.4

12

33.3

17

47.3

Khối 3 (3A)

35

8

22.8

15

42.9


12

34.3

Khối 4 (4A)

35

12

34.3

15

42.9

8

22.8

35

15

42.9

12

34.3


8

22.8

Khối 2 (2A)

Khối 5(5A)

Tổng số học
sinh

Tổng số HS

1A

Thực hành thảo luận nhóm
Chưa biết cách lắng nghe,
Biết cách lắng nghe, hợp tác
hay tách ra khỏi nhóm

SL

%

SL

%

35


14

40.0

21

60.0

2A

36

20

55.6

16

44.4

3A

35

20

57.2

15


42.8

4A

35

22

62.9

13

37.1

5A

35

25

71.5

10

28.5

Tổng số học
sinh
1A


Tổng số
HS
35

Ứng xử tình huống trong chơi trị chơi tập thể
Biết cách ứng xử hài hòa,
HS thiếu tập trung khi chơi.
khá phù hợp

SL

%

SL

%

9

25.7

26

74.3

2B

36

12


33.3

24

66.7

3A

35

14

40.0

16

60.0

4E

35

15

42.8

20

57.2


5A

35

18

51.4

17

48.6

Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ học sinh kĩ năng giao tiếp còn hạn chế,
thiếu tự tin, còn khép mình chưa dám mạnh dạn…Giải pháp tơi đã thực hiện như
sau:

skkn


6

2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện:
2.3.1.Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.
Giáo dục kỹ năng sống là một nội dung rất quan trọng và thiết thực trong
chiến lược giáo dục toàn diện của nền giáo dục tiên tiến. Dẫn tới thành công
trong mọi hoat động thì trước hết phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của
giáo dục kĩ năng sống công tác chuẩn bị là một khâu hết sức quan trọng, làm thế
nào để đội ngũ giáo viên nhận thức tích cực; Tạo động lực thúc đẩy đội ngũ giáo

viên quan tâm đến công tác giáo dục kĩ năng sống và bổ sung trang thiết bị dạy
học trong nhà trường.
+ Yêu cầu giáo viên nghiên cứu kỹ tài liệu tham khảo của Bộ giáo dục và
Đào tạo (BGD&ĐT) xuất bản năm 2010 - Giáo dục kĩ năng sống trong các môn
học ở Tiểu học. Các công văn, văn bản hướng dẫn chỉ đạo thực hiện giáo dục kĩ
năng sống.
+ Tổ chức sinh hoạt chuyên đề dành riêng cho giáo viên với chủ đề Giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh nhằm tăng cường nhận thức và tầm quan trọng về
giáo duc kĩ năng sống, giúp giáo viên có trách nhiệm hơn, lịng nhiệt huyết,
đam mê tìm hiểu và chuẩn bị tốt các điều kiện dạy học kĩ năng sống cho các em
học sinh, sau đó tổ chức cho các tổ chuyên mơn thảo luận về những khó khăn và
thuận lợi khi thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Từ đó bản thân tơi
cũng nắm bắt được mong muốn của đội ngũ giáo viên. Qua đó bản thân tạo điều
kiện thuận lợi và động lực khuyến khích đội ngũ thực hiện nhiệm vụ.
2.3.2. Chỉ đạo dạy kĩ năng sống qua các tiết dạy và lồng ghép tích hợp vào
các mơn học bằng nhiều hoạt động và hình thức tổ chức dạy học phong phú.
Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả bản thân tơi đã chỉ đạo
giáo viên vận dụng vào các môn học như: Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, An
tồn giao thơng,...
Trong chương trình dạy học Tiểu học, mơn Tiếng Việt có nhiều bài học để
lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho các em, đó là các kĩ năng giao tiếp như: Tự
giới thiệu về mình trong nhóm, trước lớp; biết viết một bức thư hỏi thăm người
thân; biết nói lời cảm ơn, xin lỗi; biết nói lời mời, yêu cầu, đề nghị phù hợp với
tình huống giao tiếp đơn giản; biết hợp tác cùng bạn để kể một câu chuyện; biết
đọc theo phân vai vào các nhân vật có trong bài tập đọc…
Để hình thành những kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống cho các em thông
qua môn Tiếng Việt, tôi yêu cầu giáo viên vận dụng nhiều phương pháp dạy học
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp,
trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức


skkn


7

hoạt động nhóm, phương pháp hỏi - đáp,...Thơng qua các hoạt động học tập, các
em được phát huy, trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng
vai,... Học sinh có cơ hội rèn luyện thực hành nhiều kĩ năng sống cần thiết trong
học tập, vui chơi, rèn luyện...
Trao đổi thảo luận nhóm lớp 3A
HS lớp 3A bày tỏ ý kiến cá nhân trước lớp

Trao đổi thảo luận giữa các nhóm lớp 4A
Học sinh lớp 2A thực hành chia tay bạn

Giáo dục kĩ năng sống cho các em thơng qua hoạt động trải nghiệm chăm
sóc Nghĩa trang liệt sỹ, các em được bày tỏ sự quan tâm, lịng thành kính
“Uống nước nhớ nguồn”- một truyền thống tốt đẹp mà lớp lớp thế hệ đều lưu
truyền và gìn giữ.
Hoạt động chăm sóc Đài tưởng niệm liệt sĩ của HS khối 4,5

Hoạt động hướng về nguồn cội và thắp hương khu tưởng niệm
cụ Đinh Chương Dương xã Hải Lộc
Thực hành vệ sinh môi trường tạo cảnh quan trường lớp xanh - sạch - đẹp thân thiện là chủ đề thi đua trong nhà trường. Tổ chức giáo dục học sinh kĩ năng
tham gia làm sạch, đẹp trường lớp, môi trường xung quanh cũng là chủ đề luôn
được tôi quan tâm chỉ đạo thực hiện. Việc giúp các em biết tự ý thức vệ sinh cá
nhân, vệ sinh trường học, lớp học, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện
Tạo bồn cây xanh thân thiện môi trường, đẹp mát cảnh quan là nhiệm vụ của
mỗi học sinh, chính bản thân các em tự tay nhặt những chiếc lá rơi trong sân
chơi, những cọng cỏ trong bồn cây…rèn cho các em thói quen biết chăm lo cho

cộng đồng cho mình và sẽ là thói quen tốt cho chính gia đình của các em.
Học sinh thực hành chăm sóc bồn cây

Chính từ những hoạt động như lao động, sinh hoạt tập thể đã góp phần rất
lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh, giúp các em tự hoàn thiện bản
thân. Có thể nói việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các
em mối quan hệ phong phú, đa dạng một cách có mục đích, có kế hoạch. Rèn kĩ
năng thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, dịch bệnh, thực hiện thông
điệp 5K của Bộ y tế; thực hành rửa tay sau khi lao động vệ sinh, sau khi đi vệ
sinh, trước khi vào học… với 6 bước rửa tay của Bộ GD&ĐT tôi chỉ đạo thực
hiện nghiêm túc, từng giáo viên chủ nhiệm lớp, tổ chức Đội - sao thực hiện, theo
dõi, giám sát và đánh giá nghiêm ngặt. Giáo dục thông qua lồng ghép vào các
buổi đầu giờ, sinh hoạt …dần các em có thói quen tốt và thực hiện rất nghiêm túc.

Học sinh thực hành sát khuẩn tay trước khi vào lớp

skkn


8

Học sinh thực hành 6 bước rửa tay bằng xà phòng
Chuyển trạng thái học trực tiếp sang học trực tuyến; rèn kĩ năng học tập
thích ứng trong điều kiện bùng phát dịch cũng là một trong những nhiệm vụ hết
sức quan trọng. Tranh thủ “giờ vàng” “ngày vàng’’ vừa phòng dịch tốt, vừa duy
trì được chất lượng dạy và học, đảm bảo chương trình theo quy định của Bộ giáo
dục và đào tạo.
Với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, tôi chỉ đạo giáo viên dạy cho các
em kĩ năng tự bảo vệ bản thân, gia đình, cộng đồng khi tham gia học tập.
Giữ khoảng cách khi đến trường và xếp hàng ra vào lớp, tạo khoảng cách

an toàn, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang đúng cách là những thói quen đã được
thầy cô thực hiện nghiêm túc mỗi ngày:
Giáo dục An tồn giao thơng (ATGT), lồng ghép giáo dục ATGT luôn
được tôi quan tâm chú trọng. Thực hiện “Cổng trường an toàn tự quản” cũng là
một trong những hoạt động được nhà trường chú ý quan tâm chỉ đạo thực hiện
thường xuyên và đi vào nề nếp tốt. Lứa tuổi học sinh tiểu học thường rất hiếu
động, khi tan học các em ùa chạy, ít để ý đến xung quanh, mà đặc biệt trường
nằm ngay trục đường chính, mật độ dân số đông, rất nguy hiểm. Việc ùn tắc
giao thông tại các cổng trường cũng là một trong những tác nhân gây tai nạn
thương tích, bùng phát dịch…Vì vậy giáo dục ATGT không chỉ dừng lại ở việc
thực hiện của riêng nhà trường mà cịn có sự phối hợp vào cuộc của các Ban
ngành, đoàn thể như: đoàn xã, ban công an, tạo sự nghiêm túc chấp hành trong
học sinh, trong phụ huynh khi đưa đón con đến trường như kẻ vạch phân luồng,
biển báo, khoảng cách…
Phân luồng, biển báo và khẩu hiệu ATGT

Hình ảnh phối kết hợp trong thực hiện ATGT

Hình ảnh thực hiện ATGT“Cổng trường tự quản”
Mặt khác, nhằm giáo dục kĩ năng sống cho các em thơng qua dạy và học.
Các tiết dạy an tồn giao thông được giáo viên, học sinh tham gia nghiêm túc,
hiệu quả:
Học sinh lớp 5A, 4A tham gia tiết học ATGT

Ngoài việc giáo dục cho các em biết tham gia giao thơng an tồn, đi về lề
đường bên phải, cách phân biệt biển báo giao thơng… cịn giúp các em có thói
quen đội mũ bảo hiểm, đeo mũ bảo hiểm đúng cách khi tham gia giao thông
bằng xe mô tô khi đến trường và ra về do người thân đón đưa.

skkn



9

Học sinh thực hành đội mũ bảo hiểm chương trình “Nụ cười trẻ thơ”
Phát huy hiệu quả dạy học trực tuyến trong điều kiện bùng phát dịch
covid-19 được tôi chỉ đạo nghiêm túc, trước hết tổ chức tập huấn cho đội ngũ
tiếp cận việc thực hiện theo tinh thần của Sở giáo dục, của phịng Giáo dục và
Đào tạo.
Hình ảnh CBGV tiếp thu chuyên đề dạy học trực tuyến
Từ việc tiếp thu học tập chuyên đề về dạy học trực tuyến, cùng với Ban
giám hiệu nhà trường, tổ khối chuyên môn, xây dựng các tiết dạy thực hành, mặt
khác, trao đổi với phụ huynh học sinh trong việc tạo điều kiện máy móc, thiết bị,
rèn cho các em học sinh thích nghi với hình thức học tập mới, có thói quen tự
chủ trong việc sử dụng thiết bị học tập, chuyển thức hình thức dạy học trực tiếp
sang dạy học trực tuyến đã được thực hiện, nghiêm túc, hiệu quả.

Hình ảnh những buổi dạy học trực tuyến của thầy trò các lớp
2.3.3. Chỉ đạo hiệu quả công tác phối kết hợp thực hiện giữa nhà trườnggia đình - xã hội. Tuyên truyền đến cha mẹ học sinh việc dạy kĩ năng sống cơ
bản cho các em.
Phối kết hợp trong công tác giáo dục cho học sinh rất quan trọng. Thông
qua các Hội nghị phụ huynh học sinh, qua trao đổi liên lạc giữa thầy cô, phụ
huynh học sinh để nắm bắt, uốn nắn kịp thời trong việc thực hiện. Thầy cô phải
làm tốt công tác tuyên truyền để phụ huynh hiểu rõ, hiểu đúng, tạo điều kiện cho

skkn


10


các con học tập, rèn luyện, bởi vẫn rất nhiều quan điểm của phụ huynh mới chỉ
quan tâm đến con em học Tốn, học Tiếng Việt, đó là quan niệm hết sức phiến
diện. Chính vì thế rất cần sự tun truyền, phối hợp đồng bộ, hiêu quả trong việc
tạo điều kiện cho con em được giáo dục toàn diện.
Mặt khác, không những các em được học kĩ năng sống ở trường, ở lớp mà
giáo viên còn phải biết phối hợp, tuyên truyền cho phụ huynh học sinh nên tạo
cơ hội cho các con được trải nhiệm từ những công việc nhỏ nhất như tự vệ sinh
cá nhân, gấp chăn màn khi ngủ dậy, tự chọn trang phục khi đến lớp… biết làm
những cơng việc trong gia đình như giúp đỡ ông bà cha mẹ những công việc nhỏ
phù hợp với lứa tuổi …
Hình ảnh học sinh lớp 5 tham gia giúp đỡ gia đình
Việc tạo điều kiện tốt nhất cho các em vui chơi, học tập và rèn luyện đảm
bảo an toàn rất cần thiết. Giáo viên và cha mẹ ln khuyến khích các em nói lên
quan điểm của mình, khơng chỉ trích những quyết định của các em. Việc này sẽ
hình thành kĩ năng tự kiểm sốt bản thân, rèn luyện tính tự tin cho các em khi
tham gia các hoạt động tập thể. Ngồi ra cịn giúp các em phát triển sở thích của
mình và đảm bảo rằng người lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để các em
thực hiện những sở thích đó. Phải biết khích lệ, tin tưởng vào các em, tập cho
các em biết sẻ chia, biết yêu thương đùm bọc, biết tự mình trao yêu thương đến
bạn bè…
Hình ảnh trao quà tết cho HS nghèo nhân dịp tết Nguyên Đán 2022
Ngoài ra nhà trường còn tổ chức cho học sinh các buổi học tập về phòng tránh
tai nạn đuối nước, phòng tránh khi gặp cháy nổ…. Đây cũng là một trong những yêu
cầu vô cùng cần thiết, bởi trong thực tế cũng đã xảy ra tình trạng thương tâm đối với
các em học sinh bị đuối nước….

Tóm lại: Bằng nhiều hình thức rèn kĩ năng sống khác nhau, bản thân tôi
luôn quan tâm tạo điều kiện và khuyến khích đội ngũ thực hiện nghiêm túc,
động viên kịp thời các phong trào.
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua học tập, sinh hoạt ở trường là

điều hết sức cần thiết trong hiện tại cũng như cho tương lai các em. Mặt khác
biết vận dụng và phát huy việc phối kết hợp cùng giáo dục giữa gia đình, nhà
trường, xã hội sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
Trong sinh hoạt hằng ngày, cần chú ý nâng dần kĩ năng giao tiếp, tự nhận
thức, rèn cho các em thói quen biết cách chào hỏi, xin phép, biết cảm ơn, xin
lỗi, yêu cầu. Biết thông cảm, chia sẻ buồn vui với mọi người, biết tham gia các
phong trào từ thiện, biết tham gia bảo vệ mơi trường xung quanh, thói quen tự
học, tự rèn luyện…
Một lần nữa, phải khẳng định rằng: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là
vơ cùng cần thiết, địi hỏi phải có sự quan tâm, phải có lịng nhiệt huyết, phải có

skkn


11

sự đầu tư của nhà trường, của thầy cô, phải có sự kết hợp vào cuộc của các đồn
thể, gia đình, xã hội. Điểm cốt lõi là thực hiện đúng mục tiêu giáo dục hiện hành
của Bộ giáo dục và Đào tạo, chương trình giáo dục phổ thơng 2018 và nó cịn
đặc biệt hơn là phù hợp với xu thế hoà nhập, hội nhập của thời đại, giáo dục cho
lớp trẻ có kĩ năng sống tự tin, thích ứng trong mọi điều kiện hoàn cảnh sống,
vững bước tự lập trong tương lai.
2.4. Hiệu quả của giải pháp.
Qua việc thực hiện các hoạt động trong giáo dục kĩ năng sống (trong phạm
vi có hạn tơi chỉ đưa ra một số hoạt động cơ bản), tôi nhận thấy rõ hiệu quả sau
một quá trình thực hiện trong năm học. Đa số các em đều có ý thức tốt trong
việc rèn luyện kĩ năng sống, được thể hiện rõ qua sinh hoạt, học tập hằng ngày
trên lớp, các em biết vận dụng những lời nói thân thiện vào thực tế, những lời
chào, cảm ơn hay xin lỗi, những yêu cầu, đề nghị lịch sự,... đã trở thành thói
quen được các em vận dụng hằng ngày. Các em đã biết tự học, thảo luận, chia sẻ

tích cực trong nhóm, biết thực hành bảo vệ mơi trường, phịng chống dịch
bệnh,tham gia ATGT, thực hành phịng tránh đuối nước, biết giúp đỡ người thân
khi ở nhà, thành công hơn nữa là các em mạnh dạn, tự tin và khơng cịn ngại
ngùng trước đơng người, thích tham gia hoạt động tập thể …Phụ huynh học sinh
rất vui mừng phấn khởi với kết quả này của các con. Kết quả đạt được cụ thể
như sau:
* Hình thành các kĩ năng:
Kĩ năng tốt
SL
%

Có hình thành KN
SL
%

Kĩ năng chưa tốt
SL
%

Tổng số học
sinh

Tổng số
HS

1A

35

20


53.3

12

38.1

3

8.6

2A

36

23

63.9

11

30.5

2

5.6

3A

35


26

74.3

9

25.7

0

0

4A

35

28

80.0

7

20.0

0

0

5A


35

30

85.7

5

14.3

0

0

Tổng số
học sinh

Tổng số
HS

1A
2A
3A
4A
5A

35
36
35

35
35

Thực hành thảo luận nhóm
Biết cách lắng nghe, hợp
Chưa biết cách lắng nghe,
tác
hay tách ra khỏi nhóm
SL
%
SL
%
32
91.4
3
8.6
34
94.4
2
5.6
35
100
0
0
35
100
0
0
35
100

0
0

skkn


12

Tổng số
học sinh
1A
2A
3A
4A
5A

Ứng xử tình huống trong chơi trị chơi tập thể
Tổng số
Biết cách ứng xử hài hòa, HS thiếu tập trung khi
HS
khá phù hợp
chơi.
SL
%
SL
%
35
31
88.6
4

11.4
36
33
91.7
3
8.3
35
34
97.1
1
2.9
35
35
100
0
0
35
35
100
0
0

Từ kết quả thu được như trên, tơi có thể khẳng định được rằng các giải
pháp mà tôi đã đưa ra thực hiện tại trường tiểu học Hải Lộc là phù hợp và sát
đúng đã thu được kết quả rất khả quan: Nhận thức của đội ngũ giáo viên về tầm
quan trọng của công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh một cách đúng dắn
và đầy đủ.
Từ nhận thức đó các đồng chí giáo viên ln có sự chủ động, sáng tạo trong
việc xây dựng kế hoạch để tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho các em.
Đối với các em học sinh, thông qua các hoạt động mà chính các em được

trải nghiệm đã giúp các em có thêm nhiều kĩ năng sống cần thiết, đây chính là
cơ sở tốt để giúp các em học sinh có được những phẩm chất và năng lực, có
được kĩ năng mềm, đáp ứng yêu cầu xã hội hiện nay.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói
riêng là một việc làm rất quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Để đạt
được mục tiêu mà chương trình giáo dục phổ thơng 2018 đã đề ra, công tác giáo
dục kĩ năng sống cho các em học sinh tiểu học lại càng quan trọng hơn bao giờ
hết.
Thiết nghĩ khơng có việc gì khó, nếu chúng ta đam mê và nhiệt huyết, ý
thức đúng về tầm quan trọng của nó, tơi tin tưởng rằng kết quả này sẽ tốt hơn
nữa cho những năm học sau, học sinh sẽ có kĩ năng sống tốt hơn, thích ứng được
với mơi trường sống hiện tại, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong
cuộc sống như vấn đề về môi trường, sức khỏe, biết phân biệt tốt xấu, tránh xa tệ
nạn xã hội,.. các em tự tin, có thể tự bảo vệ mình, chủ động không bị quá lệ
thuộc vào người lớn, đem lại điều kiện thuận lợi cho bản thân học tập, rèn luyện,
giao tiếp trong sinh hoạt, học tập và vui chơi…tạo lập kĩ năng mềm cho các em
bước vào cuộc sống tương lai.
3.2.Kiến nghị.
3.2.1. Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
Luôn đổi mới trong công tác quản lý, phải thường xuyên quan tâm đến mọi
hoạt động trong nhà trường đặc biệt là công tác chuyên môn. Luôn chăm lo đến

skkn


13

cơng tác bồi dưỡng đội ngũ, ln có những định hướng mới mẻ, đúng đắn cho

mọi hoạt động trong nhà trường. Quan tâm tạo điều kiện đầy đủ về cơ sở vật
chất, có cơ chế, chính sách phù hợp để thúc đẩy hiệu quả của các hoạt động giáo
dục.
3.2.2. Đối với đội ngũ giáo viên:
Không ngừng học hỏi, nâng cao về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư
phạm. Năng động, sáng tạo, khơng ngại khó trong việc xây dựng và thực hiện kế
hoạch hoạt động. Chủ động đề xuất với Ban giám hiệu những điều kiện cần thiết
để phục vụ cho công tác giảng dạy hằng ngày.
Trên đây là các giải pháp chỉ đạo đội ngũ giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh tại trường tiểu học Hải Lôc - Huyện Hậu Lộc -Tỉnh Thanh Hoá trong năm
học 2019-2020; 2020-2021
Những giải pháp mà tôi đưa ra như đã nêu trên mới chỉ được áp dụng tại
đơn vị trường Tiểu học Hải Lộc. Tôi hy vọng những giải pháp này sẽ được vận
dụng và mang lại hiệu quả tại nhiều trường tiểu học trong cụm, huyện… để góp
phần nâng cao kỹ năng sống cho các em học sinh nói chung và học sinh Tiểu
học nói riêng.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hậu Lộc, ngày 15 tháng 3 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Lê Thị Thu Hằng

skkn



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Hướng dẫn học Tiếng Việt 1,2,3,4,5,
NXB Giáo dục Việt Nam.
2. “GDKNS trong các môn học ở tiểu học” – Tài liệu dùng cho giáo viên
của Bộ giáo dục và Đào tạo (BGD&ĐT) xuất bản năm 2010.
3. Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo trình Giáo dục kĩ năng sống, NXB Đại
học sư phạm, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Oanh (2005), Kĩ năng sống cho tuổi vị thành niên, NXB trẻ.
5. Ngô Thị Tuyên (2010), Cẩm nang Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam.
6. Đỗ Thành Trung- Nguyễn Nguyệt Hồng (2015), Giáo dục An tồn giao
thơng lớp 2, NXB Giáo dục Việt Nam.
7. Phan Quốc Việt (2015), Thực hành kĩ năng sống dành cho học sinh tiểu
học, NXB Giáo dục Việt Nam.

skkn


2

skkn



×