Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Skkn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trong môn lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO HỌC SINH TRONG MÔN LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Người thực hiện: Lê Thị Thanh Hà
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị cơng tác: Trường THCS Hoằng Trường
SKKN thuộc lĩnh mực (mơn): Lịch sử

THANH HỐ NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
Nội dung

Trang
1

1. Mở đầu
1.1.

Lý do chọn đề tài


1

1.2.

Mục đích nghiên cứu

2

1.3.

Đối tượng nghiên cứu

2

1.4.

Phương pháp nghiên cứu

2

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

3

2.1.

Cơ sở lý luận của sáng kiến

3


2.2.

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến

3

2.3.

Các giải pháp đã sử dụng

7

2.4.

Hiệu quả của sáng kiến

15
18

3. Kết luận và kiến nghị

skkn


1. MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do chọn đề tài

Môi trường sống của con người đã và đang bị ô nhiễm là vấn đề cấp bách

đối với bất kì quốc gia nào. Ơ nhiễm mơi trường gây ra sự biến đổi khí hậu, suy
thoái đa dạng sinh học, hoang mạc hoá đất đai…. cùng những thảm hoạ thiên tai
khủng khiếp. Đó đang là thách thức lớn đối với sự sống cịn của lồi người.
Đứng trước những thách thức ấy, nhiều Hội nghị quốc tế bàn và tìm các
giải pháp cho vấn đề mơi trường đã diễn ra: Chương trình Mơi trường Liên hợp
quốc (1972); Nghị định thư Tokio về biến đổi khí hâu (có hiệu lực từ
16/2/2005); Gần đây hơn là Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp quốc về biến đổi
khí hậu 2011 (COP 17) với sự tham gia của 194 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm
thống nhất về văn bản mang tính ràng buộc pháp lí mới thay thế cho Nghị định
thư Tokio. Hội nghị đã thành công tốt đẹp, song các nhà khoa học và các tổ chức
cảnh báo rằng: thoả thuận đó khơng đủ để ngăn chặn hiện tượng nóng lên tồn
cầu và “cần những hành động khẩn thiết hơn”.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN tháng 10 năm 2021 (Hội
nghị AMME, tổ chức 2 năm 1 lần) thứ trưởng Võ Tuấn Nhân khẳng định:
“Chúng ta cần nỗ lực hơn nữa…tiếp tục chung sức để giải quyết các vấn đề cấp
bách về ơ nhiễm nguồn nước, khơng khí, rác thải nhựa đại dương, bảo tồn thiên
nhiên và đa dạng sinh học; mang lại mơi trường sống an tồn hơn cho các thế hệ
người dân ASEAN của hôm nay và mai sau..”

Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng là vấn đề đang được quan tâm sâu sắc.
Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng chính phủ về việc
phê duyệt đề án “đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục
1

skkn


quốc dân”; Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày
02/12/2003 về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15/11/2004

của Bộ Chính Trị về Bảo vệ mơi trường trong thời kì đẩy mạnh Cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước… đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực
quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển tương lai bền vững.
Ngày 31 tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ra chỉ thị số
02/2005/CT- BGD&ĐT về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ mơi trường
nhằm cụ thể hố và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà
nước…
Tất cả các văn bản trên cho thấy, Đảng và Nhà nước đánh giá cao vai trị
của cơng tác giáo dục bảo vệ môi trường trong sự nghiệp phát triển bền vững
quốc gia, nâng cao đời sống của nhân dân. Đồng thời qua đó cũng thấy được
tầm quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức, ý
thức về môi trường và bảo vệ môi trường cho học sinh.
Tuy nhiên, Giáo dục bảo vệ môi trường chưa phải là một môn học riêng
mà chỉ là một nội dung trong mục tiêu của dạy học tích hợp.
Phó vụ trưởng vụ Giáo dục trung học – Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn
Xuân Thành nêu rõ: “Dạy học tích hợp .. là đưa những nội dung giáo dục có liên
quan vào q trình dạy học các mơn học như: tích hợp giáo dục đạo đức lối
sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo;
giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ mơi trường; an tồn
giao thơng..” (nguồn VietnamNet- Phó vụ trưởng gỡ rối “tích hợp, liên mơn”).
Lịch sử cũng như nhiều mơn học khác có ưu thế trong việc giáo dục bảo
vệ môi trường cho học sinh phổ thơng. Tuy nhiên, trong thực tế chương trình
học của học sinh đang thực hiện giảm tải, lại tích hợp thêm nội dung giáo dục
mơi trường liệu có gây thêm sự quá tải cho chương trình và làm thế nào để tích
hợp giáo dục bảo vệ mơi trường một cách tự nhiên, đơn giản nhất mà vẫn mang
lại hiệu quả giáo dục?
Trên cơ sở nhận thức những vấn đề nêu trên, cũng như kinh nghiệm thực
tiễn của bản thân trong quá trình dạy học, tơi mạnh dạn thực hiện sáng kiến
“Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trong mơn Lịch sử”.
1.2.


Mục đích nghiên cứu:

Qua nội dung nghiên cứu này, tôi muốn thử nghiệm, kiểm chứng về vai trị
của vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường để góp phần nâng cao nhận thức
của học sinh. Từ đó định hướng cho các em có những thái độ, hành động và ứng
xử phù hợp đối với vấn đề bảo vệ mơi trường sống của chính mình
1.3.

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng tôi chọn trong đề tài này là các em học sinh lớp 9A,9E trường
THCS Hoằng Trường, năm học 2021-2022.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu:
2

skkn


Tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu về vấn đề bảo vệ môi trường,
các văn bản pháp lý quốc tế, khu vực, các nghị quyết, quyết định của quốc gia
về vấn đề mơi trường; phương pháp tìm hiểu tài liệu Lịch sử, tổng hợp số liệu;
thiết kế nội dung tích hợp; thiết kế nội dung kiểm chứng theo hướng mở…
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm


Điều 3, luật bảo vệ môi trường năm 2011 nêu định nghĩa: “Môi trường
bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh
hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật”.
Như vậy môi trường sống của con người bao gồm hai yếu tố: Tự nhiên và Xã
hội.
- Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lí, hố học, sinh
học (ánh sáng, núi sơng, biển cả, khí hậu, động thực vật, tài ngun…), tồn tại
ngồi ý muốn của con người nhưng luôn chịu tác động của con người.
- Môi trường xã hội: là tổng thể mối quan hệ giữa con người với con người
thông qua các mối quan hệ xã hội, định chế pháp luật, ứng xử, hành vi..
Lịch sử xã hội là một bộ phận của thế giới tự nhiên. Con người và xã hội
gắn bó mật thiết, hữu cơ với mơi trường sinh sống: chịu tác động của môi trường
và ngược lại, tác động đến mơi trường. Mơi trường có ảnh hưởng to lớn đến sự
hình thành và phát triển của xã hội lồi người đến q trình hình thành và phát
triển văn hoá, văn minh của từng cộng đồng xã hội. Mặt khác, tiến trình phát
triển của lịch sử xã hội là q trình con người tác động, cải tạo mơi trường tự
nhiên. Vì vậy, tìm hiểu lịch sử xã hội lồi người khơng thể khơng tìm hiểu
những điều kiện tự nhiên mà con người tồn tại và phát triển. Môn Lịch sử trang
bị cho học sinh những kiến thức về sự phát triển của xã hội lồi người. Q trình
phát triển của xã hội lồi người là q trình con người, xã hội lồi người chịu tác
động, ảnh hưởng của mơi trường, đồng thời là quá trình con người tác động vào
thế giới tự nhiên từ thời nguyên thuỷ đến nay. Mặt khác, môn Lịch sử giúp cho
học sinh hiểu được sự tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành và
phát triển của xã hội lồi người, sự tác động của con người vào môi trường tự
nhiên cũng như những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến mơi trường tự nhiên,
qua đó, góp phần dự báo những con đường tiếp theo của con người với thế giới
tự nhiên và những hướng thay đổi tích cực đối với mơi trường.
Bên cạnh đó, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong lịch sử giúp học
sinh hiểu sâu hơn q trình phát triển của xã hội lồi người. Học sinh hiểu được
điều kiện tự nhiên đã tác động tới đặc điểm văn hoá, văn minh nhân loại ở thời

cổ đại như thế nào; trình độ văn minh của con người qua các thời kì lịch sử đã
được đánh dấu ở những sự kiện nào liên quan đến điều kiện tự nhiên…
Với những ý nghĩa như vậy, môn Lịch sử có khả năng giáo dục bảo vệ
mơi trường cho học sinh.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3

skkn


2.2.1. Thực trạng ơ nhiễm mơi trường
a. Thực trạng:
Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh
hoạt của con người gây ra là vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận. Vấn
đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền
vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.
- Ơ nhiễm nguồn khơng khí: Các nhà máy đã và đang thải ra bầu khơng khí một
nguồn khí cácbonic khổng lồ; các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính,
khói bụi xe hơi, khói bụi của các phương tiện giao thơng khác…
- Ơ nhiễm nguồn nước: tình trạng ơ nhiễm do chất thải cơng nghiệp, rác thải,
các loại thuốc trừ sâu.. đe doạ nghiêm trọng đến nguồn nước ngầm, nguy cơ
thiếu nước sinh hoạt và nước sạch ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu người
dân Việt Nam.
- Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thối hố, bị rửa trơi, bị các loại rác
thải (rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện..) làm cho tài
nguyên đất trở nên eo hẹp cả về chất và lượng..
- Ô nhiễm về ánh sáng, âm thanh tiếng ồn tại các thành thị cũng ảnh hưởng
khơng ít đến đời sống của con người…

Khói bụi cơng nghiệp và khói bụi do các phương tiện giao thơng


b. Ngun nhân của tình trạng trên:
Chúng ta có thể nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan
dẫn tới tình trạng trên nhưng chủ yếu là do những nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ
môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo thống kê
của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng gần 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi
trường. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn cịn chưa hồn thiện, thiếu
đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định khơng cao, tình trạng văn bản mới được ban
hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu
4

skkn


quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong
việc bảo vệ môi trường.

Nước thải cơng nghiệp chưa qua xử lí và tình trạng rác thải trên bờ biển

- Thứ hai, quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ mơi trường, nhất là của lực
lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt
động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường.
- Thứ ba, các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối
với công tác bảo vệ mơi trường, dẫn đến bng lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm
trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi
trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn
mang tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” cịn phổ biến.
- Thứ tư, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách cơng

tác bảo vệ mơi trường cịn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm
tra chưa đáp ứng được địi hỏi của thực tiễn. Do đó, trong nhiều trường hợp,
đồn kiểm tra khơng thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của doanh
nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường.
- Thứ năm, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội
còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ
chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ mơi trường.
Trong các ngun nhân trên thì ngun nhân thứ 5: “công tác tuyên
truyền, giáo dục bảo vệ môi trường” là yếu tố dễ tác động làm thay đổi nhất.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hiệu quả và có tính
bền vững để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất
nước..
Thông qua giáo dục bảo vệ môi trường, sẽ trang bị cho mọi người kiến
thức về môi trường, khả năng phát hiện và xử lí vấn đề về mơi trường. Ngồi ra,
giáo dục bảo vệ mơi trường cịn góp phần hình thành nhân cách người lao động
mới trong thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.
5

skkn


Rác mênh mông ở bãi tập kết và tràn lan cả ở những nơi cấm đổ rác
Nước ta có khoảng hơn 19 triệu học sinh mầm non và học sinh phổ thông
các cấp (năm học 2019-2020); với gần 1,5 triệu giáo viên và cán bộ quản lí giáo
dục. Việc trang bị kiến thức, kĩ năng bảo vệ môi trường cho nhóm đối tượng này
nghĩa là trang bị cho gần một phần tư dân số cả nước. Đây cũng là lực lượng
hùng hậu trong cơng tác tun truyền đến gia đình và cộng đồng dân cư. Hơn
nữa, trường học là nơi có điều kiện thuận lợi để tuyên truyền và thực thi các
chính sách của Đảng, chủ trương, pháp luật của nhà Nước.
2.1.2. Thuận lợi và khó khăn:

a. Thuận lợi:
Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường được quan tâm và coi đó là giải pháp
hữu hiệu để nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân về bảo vệ môi
trường. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản về cơng
tác giáo dục Bảo vệ môi trường:
- Nghị quyết số 41/NQ-TƯ (tháng 11/2004) về bảo vệ mơi trường trong
thời kì CNH-HĐH đất nước coi tun truyền, giáo dục nâng cao nhận thức là
một trong số 7 giải pháp bảo vệ môi trường, đồng thời chủ trương “đưa nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống quốc
dân”.
- Điều 107 - Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 qui định: cơng dân Việt
Nam được giáo dục tồn diện về mơi trường nhằm nâng cao hiểu biết tồn diện
6

skkn


về môi trường; giáo dục môi trường là nội dung của chương trình chính khố
các cấp học phổ thơng.
- Ngày 31 tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ra chỉ thị
số 02/2005/CT- BGD&ĐT về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi
trường nhằm cụ thể hoá và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà
nước đồng thời trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ
mơi trường bằng hình thức phù hợp trong các mơn học và thơng qua các hoạt
động ngoại khố, ngồi giờ lên lớp, xây dựng mơ hình nhà trường xanh – sạh –
đẹp phù hợp với các vùng miền..
- Tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử THCS của các
tác giả Phan Ngọc Liên, Phan Thị Lạc, Trần Thị Nhung, Nguyễn Xuân Trường
do NXB giáo dục phát hành đã trang bị cho giáo viên và học sinh những vấn đề
chung về môi trường và giáo dục môi trường trong môn Lịch sử.

Các văn bản, tài liệu trên là cơ sở pháp lí, là yêu cầu, nội dung để giáo
viên tiến hành lồng ghép giáo dục môi trường trong bài học Lịch sử.
b. Khó khăn:
Mặc dù có các văn bản chỉ đạo, tài liệu hướng dẫn thực hiện nhưng thực
tế việc tiến hành giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử chưa thực sự
được giáo viên và học sinh quan tâm thực hiện bởi một số lí do sau:
Thứ nhất, bản thân giáo viên, nhiều người cũng chưa nâng cao nhận thức
về giáo dục môi trường, cho rằng môn Lịch sử là giúp cho học sinh những kiến
thức về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; hình thành thế giới quan khoa học,
giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc.. bồi dưỡng năng
lực tư duy, ứng xử trong mối quan hệ với con người trong xã hội; không liên
quan đến vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường như một số môn học khác.
Thứ hai, đối với những giáo viên có nhận thức đúng đắn về giáo dục bảo
vệ môi trường, đôi khi bị áp lực về mục tiêu kiến thức bài học quá nặng, bài quá
dài nên thời gian dành cho giáo dục môi trượng bị hạn chế, hoặc bỏ qua, hoặc
thực hiện một cách hình thức. Điều này khiến cho việc tích hợp giáo dục bảo vệ
mơi trường không đạt được kết quả, tác dụng như mong muốn.
Thứ ba, tuỳ theo vùng miền, ý thức học tập của học sinh cũng tác động
không nhỏ đến việc thực hiện giờ lên lớp, nội dung giáo dục trong giáo án của
mỗi giáo viên và cũng ảnh hưởng đến nội dung giáo dục môi trường của bài học
lịch sử.
2. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2. 3.1 Giải pháp:
a. Những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Lịch sử:
Việc GDBVMT cho học sinh qua môn lịch sử ở trường phổ thông nói
chung, ở trường THCS nói riêng phải thơng qua nội dung môn học. Qua nội
7

skkn



dung chương trình mơn Lịch sử THCS các lớp 7,8,9, mơn Lịch sử& Địa lí 6, tơi
nhận thấy những u cầu cần giáo dục cho HS là:
- Cung cấp cho HS những kiến thức về không gian xảy ra sự kiện. Điều
này hết sức quan trọng, vì mỗi nhân vật lịch sử, mỗi sự kiện, mỗi quá trình…
đều sinh ra, hình thành trong những mơi trường, điều kiện nhất định. Ví dụ:
Điều kiện tự nhiên là mơi trường đã ni sống người tối cổ- cuộc sống của
người tối cổ hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên từ ăn, ở, sinh hoạt..
- Sự tác động của môi trường đối với sự hình thành con người, xã hội lồi
người; sự hình thành và đặc điểm văn hố, văn minh nhân loại. Điều kiện tự
nhiên tác động sâu sắc đến việc hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đại.
Sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương Đơng khác với các quốc gia cổ đại
phương Tây chính là do yếu tố môi trường, điều kiện tự nhiên chi phối; Mơi
trường tự nhiên khác nhau đó đã góp phần tạo ra sự khác nhau giữa các nền văn
minh cổ đại, sự ra đời, thời gian tồn tại, đặc điểm và những thành tựu của nền
văn hố phương Đơng và phương Tây….
- Con người thích nghi với tự nhiên, khai thác, chinh phục tự nhiên như
thế nào. Việc khai thác chinh phục thế giới tự nhiên phục vụ đời sống và sự phát
triển của xã hội ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường sống. Con người
đã di chuyển vùng cư trú từ miền núi xuống trung du rồi định cư ở các đồng
bằng ven sông ven biển vì đất đai ở đây tơi xốp, màu mỡ thuận lợi cho trồng
trọt; người ta biết khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích cày cấy, đắp đê phịng
ngập lụt, nạo vét kênh ngịi, đảm bảo tưới tiêu, góp phần phát triển kinh tế, nâng
cao đời sống vật chất; Ơng cha ta cịn biết lợi dụng điều kiện mơi trường tự
nhiên để chống giặc ngoại xâm- thể hiện qua các trận chiến lịch sử trên sông
Bạch Đằng năm 938 của Ngơ Quyền, năm 1288 của nhà Trần; phịng tuyến Như
Nguyệt của Lý Thường Kiệt năm 1077; trận Rạch Gầm- Xồi Mút năm 1785
của Nguyễn Huệ; Việc dời đơ ra Đại La (Thăng Long) của Lí Cơng Uẩn cũng
căn cứ vào điều kiện của vùng đất này..; Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc
Mĩ ở Việt Nam với 80 triệu lít chất độc hố học, 13 triệu tấn bom đạn vơi 25

triệu hố bom đạn đã tàn phá nghiêm trọng đến diện tích rừng, cịn ảnh hưởng
đến tính mạng, đời sống vật chất, tinh thần của hàng triệu người dân Việt Nam
và di chứng nặng nề còn kéo dài…
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên, các nguồn năng lượng sạch: việc phát
hiện ra kim loại đầu tiên là đồng đã tạo nên bước tiến mạnh mẽ của loài người từ
xã hội nguyên thuỷ tiến lên xã hội có giai cấp và nhà nước; Ngày nay việc khai
thác những nguồn tài nguyên trong lòng đất một cách kiệt quệ làm cho môi
trường bị ảnh hưởng nặng nề và đặt ra vấn đề tìm và sử dụng hiệu quả hợp lí
những nguồn năng lượng thay thế như năng lượng gió, năng lượng mặt trời,
năng lượng thuỷ triều...
- Việc khai thác sử dụng môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của
con người cịn gắn liền với nhiệm vụ gìn giữ, bảo vệ các truyền thống tốt đẹp, di
tích lịch sử, các di tích văn hố mà ơng cha đã để lại.
8

skkn


b. Ngun tắc tích hợp bảo vệ mơi trường trong dạy học lịch sử:
Theo tơi, việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử cần
đảm bảo các ngun tắc cơ bản sau:
- Tích hợp nhưng khơng làm thay đổi nội dung bài học, không biến bài
học Lịch sử thành bài giáo dục về môi trường: Phải lấy nội dung giáo dục lịch
sử làm nội dung chính, kết hợp sử dụng các kiến thức về giáo dục bảo vệ môi
trường để giúp việc dạy học lịch sử có hiệu quả, chất lượng tốt hơn chứ khơng
làm cho bài học thêm nặng nề quá tải về kiến thức.
- Khai thác nội dung giáo dục mơi trường có chọn lọc, chỉ tiến hành ở
những bài phù hợp, đảm bảo học sinh vừa nắm vững kiến thức bộ môn, vừa có
thêm những kiến thức, kĩ năng về bảo vệ mơi trường, kể cả môi trường tự nhiên
lẫn môi trường xã hội. Không bắt buộc và không thể tiến hành ở tất cả các bài

học Lịch sử nói chung.
- Việc lồng ghép, kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường cần nhẹ nhàng, tự
nhiên, tránh gượng ép, áp đặt; đặc biệt phải áp dụng các phương pháp dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Học sinh phải là chủ
thể trong việc tìm tịi, phát hiện vấn đề và rút ra bài học cho bản thân dưới sự
hướng dẫn, điều khiển của giáo viên.
- Giáo dục bảo vệ môi trường, không chỉ thông qua các bài học chính
khố cịn có thể thực hiện tốt trong các hoạt động ngoại khoá, các bài lịch sử địa
phương, nhất là các hoạt động Ngoài giờ lên lớp.
2.3.2 Tổ chức thực hiện
Về cách thức: Như vừa nêu ở trên, việc kết hợp giáo dục bảo vệ môi
trường trong môn Lịch sử khơng chỉ tiến hành trong các bài học chính khố mà
cịn có thể thực hiện tốt trong các bài học của lịch sử địa phương, các hoạt động
giáo dục ngồi giờ lên lớp. Với các bài chính khố, đương nhiên việc học tập
được tiến hành trong lớp học; với các bài địa phương, tuỳ theo điều kiện thực tế
của từng trường, từng địa bàn có thể thực hiện trên thực địa, trong bảo tàng, ở
các di tích..; Với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo viên dạy học
Lịch sử cần có sự phối hợp với tổ chức Đoàn – Đội trong nhà trường để thực
hiện giáo dục bảo vệ môi trường một cách hiệu quả thông qua các kiến thức về
lịch sử.
Về phương pháp: việc kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn lịch
sử ở các bài học chính khố, chương trình địa phương phải được thực hiện trên
cơ sở của phương pháp dạy học môn lịch sử (thông tin, tái hiện kiến thức lịch
sử, so sánh, phân tích tìm hiểu bản chất sự kiện..). Từ đó, giáo viên khéo léo kết
hợp kiến thức lịch sử với giáo dục bảo vệ mơi trường.
Ví dụ:
- Miêu tả, tường thuật, kể chuyện, giải thích, sử dụng đồ dùng trực quan…
để tái hiện hình ảnh lịch sử.
- Trao đổi thảo luận, vấn đáp, đàm thoại, so sánh, phân tích để nhận ra bản
9


skkn


chất sự kiện lịch sử và những vấn đề có liên quan đến môi trường (môi
trường tự nhiên hoặc môi trường xã hội).
- Nêu vấn đề, đưa ra các tình huống, bài tập để các em tự tìm tịi nghiên cứu
nâng cao nhận thức và vốn hiểu biết Lịch sử; đánh giá được những ảnh
hưởng liên quan đến vấn đề mơi trường và có những nhận thức đúng đắn
về vai trị của bản thân khi ứng xử với mơi trường.
2. 3.3 Một số ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Lịch sử 8 - Bài 21- Tiết 32: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
THỨ HAI (1939-1945)
Đối với ví dụ này, ở mục I và mục II, các hoạt động dạy học tiến hành
bình thường với nội dung trọng tâm theo chuẩn kiến thức kĩ năng, đồng thời
giáo viên hướng dẫn cho học sinh lập bảng thống kê các sự kiện chính như
hướng dẫn của xây dựng PPCT Ở đây, tơi chỉ nêu ví dụ cụ thể một phần nội
dung cuối mục II – phần có thể tích hợp kiến thức về bảo vệ môi trường.
Về phương pháp: sử dụng phương pháp tường thuật, kể chuyện, sử dụng đồ
dùng trực quan để tái hiện hình ảnh Mĩ ném bom nguyên tử và hậu quả của nó;
sau đó cho học sinh trao đổi, phân tích để nhận ra bản chất sự kiện này và
những vấn đề có liên quan đến mơi trường.
Sau khi học sinh nắm nội dung sự kiện ngày 14-8-1945 phát xít Nhật đầu
hàng Đồng minh không điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc; Giáo
viên cho học sinh thảo luận để rút ra nhận xét về vai trò của các lực lượng Hồng
quân Liên Xô, quân Mĩ, Anh trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít.
Giáo viên dừng lại vào sự kiện Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai
thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki của Nhật bản để HS thấy rõ đây là một
thảm hoạ về sự huỷ diệt sự sống và mơi trường. Trên cơ sở đó, giáo viên lồng
ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào bài học.

- Giáo viên giới thiệu:
Vào 8giờ15p, ngày 6/8/1945, máy bay ném bom B-29 Enola Gay đã thả
qua bom mang tên Little Boy xuống thành phố Hiroshima. Người dân thành phố
đã nghe thấy tiếng nổ kinh hoàng vang lên và ngay sau đó một đám mây hình
nấm khổng lồ xuất hiện trên bầu trời. Tồn bộ Hi-ro-si-ma chìm trong khói lửa.
Quả bom đã khiến 90.000 người chết lập tức và hàng chục ngàn người tử vong
do thương tích nặng hoặc ảnh hưởng của phóng xạ. Ước tính, 140.000 người dân
Hiroshima đã thiệt mạng bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó.
GV sử dụng tranh ảnh trong SGK (H79-Tr108) và có thể bổ sung một số
hình ảnh tư liệu sưu tầm thêm về sự kiện Mĩ ném bom nguyên tử - (GV nên sử
dụng bằng máy chiếu đa năng để có thể chiếu một đoạn video về vũ khí nguyên
tử).
10

skkn


Ngồi việc quan sát các hình ảnh, khi giới thiệu việc Mĩ ném bom nguyên tử,
giáo viên nên kết hợp cho học sinh xem một đoạn video về sự huỷ diệt của bom
nguyên tử tại địa chỉ: />feature=player_detailpage&v=RgB_b5SbWb0
Đoạn video này dài 11phút 30 giây, giáo viên nên cho học sinh xem trong
khoảng từ thời điểm phút thứ 4 đến khoảng phút thứ 7.
- Sau khi HS quan sát hoặc xem xong, GV đặt ra một số câu hỏi:
+ Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống đất nước Nhật bản nhằm vào
những mục tiêu nào? Hậu quả ra sao?
+ Vũ khí nguyên tử gây tác động như thế nào đến môi trường và sự sống
của con người?
+ Các em sẽ làm gì và làm như thế nào để ngăn chặn chiến tranh vũ khí
hạt nhân trong thời đại ngày nay?


11

skkn


Những hình ảnh của Hiroshima sau khi bị Mĩ ném bom
ngày 6/8/1945

- Sau khi học sinh trao đổi thảo luận các câu hỏi, giáo viên có thể tổng kết
lại như sau:
Chính phủ Mĩ dùng hai quả bom ngun tử đó không phải để nhằm vào các
mục tiêu quân sự mà là nhằm vào dân thường. Tại Hi-rô-si-ma, ngày 6-8, quả
bom thứ nhất đã ném vào nhà trẻ của trẻ em sơ tán, san bằng 60.000 ngôi nhà
trên vùng đất rộng 14km2, giết chết lập tức 90.000 người. Ngày 9-8, quả bom
thứ hai ném xuống Na-ga-sa-ki, giết chết 2vạn người. Người Nhật từng viết:
“những hình ảnh khủng khiếp về sự chết chóc cứ ln ám ảnh chúng tơi. Những
người nào từng nhìn thấy những con đường đầy xác chết và tử thi trơi trên sơng
Sư-mi-da-ga-oa thì khơng bao giờ qn được”.
Các quả bom ngun tử khơng có tác dụng trực tiếp chống lại bọn phát xít
Nhật, khơng trực tiếp đưa phát xít Nhật đến đầu hàng. Nhưng nó lại trực tiếp
giết hại bao người dân vơ tội. Đặc biệt, nó gây thảm hoạ về môi trường sống.
Qua mấy chục năm sau, những di cứng của chất độc hoá học vẫn ảnh hưởng
nặng nề đến sức khoẻ, sự sống của con người, đến cỏ cây, đất và nước.

12

skkn


Di chứng của bom nguyên tử đến sức khỏe của con người.


Ví dụ 2: Lịch sử 9 - Bài 12 - Tiết 14: NHỮNG THÀNH TỰ CHỦ YẾU VÀ
Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG KHKT
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.
Ở bài học này, phần nội dung thuận lợi và phù hợp nhất cho việc tích hợp
là ở mục II. “Ý nghĩa và tác động của cách mạng Khoa học - kĩ thuật”.
Về phương pháp, tôi sử dụng phương pháp phát vấn, nêu vấn đề - đưa ra
vấn đề để các em tự tìm tịi nghiên cứu nâng cao nhận thức và vốn hiểu biết
Lịch sử; đánh giá được những ảnh hưởng liên quan đến vấn đề môi trường và có
những nhận thức đúng đắn về vai trị của bản thân khi ứng xử với môi trường.
Về nội dung trọng tâm có thể tích hợp, tơi lưu ý học sinh về những tác
động tiêu cực của Cách mạng khoa học kỹ thuật.
Tác động tiêu cực:
+ Chế tạo các loại vũ khí, phương tiện qn sự có sức tàn phá và huỷ diệt
sự sống.
+ Nạn ô nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ ngun tử.
+ Tai nạn giao thơng, tai nạn lao động, những dịch bệnh mới, những đe
doạ về đạo đức, an ninh.

13

skkn


Rác thải nhựa – tử thần của các loài sinh vật biển

Giáo viên đặt vấn đề để học sinh thảo luận các câu hỏi:
- Những tác động tiêu cực nêu trên có phải do bản thân các thành tựu KHKT hay do nguyên nhân nào khác?
- Thực tế ở địa phương em, việc ứng dụng các thành tựu KH-KT có những
tác động tiêu cực nào?

- Theo em, cần có những biện pháp gì để hạn chế những tác động tiêu cực
đó?
- Với những câu hỏi này, học sinh suy nghĩ thảo luận để nhận ra được:
+ Thứ nhất, bản thân các thành tựu KH-KT không mang yếu tố tiêu cực, những
tác động tiêu cực của nó đều do ý thức sử dụng của con người mà ra.
+ Thứ hai, địa phương Hoằng Trường là một xã ven biển, nhân dân với hai nghề
chính là nơng nghiệp và ngư nghiệp thì những tác động tiêu cực như ô nhiễm
môi trường, tai nạn giao thông là điều các em dễ nhận thấy.
+ Thứ ba, bản thân các em có thể góp phần hạn chế nạn ô nhiễm môi trường, tai
nạn giao thông ngay tại địa phương bằng những việc làm cụ thể hằng ngày: phân
loại rác, khơng xả rác bừa bãi, tích cực tham gia trồng và bảo vệ cây xanh, giữ
gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa và môi trường; tham gia giao thông đúng
quy định (không tụ tập trước cổng trường sau giờ tan học, không dàn hàng
ngang trên đường)..

14

skkn


Giáo viên cung cấp một số hình ảnh để học sinh quan sát thêm về tình trạng ơ
nhiễm mơi trường ở thực tế địa phương Hoằng Trường:

Rác, vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật ngay trên bờ ruộng dọc đường vào thôn 4.

Rác ngập nơi bến thuyền

15

skkn



Giáo viên kết luận vấn đề:
Bản thân các thành tựu khoa học kĩ thuật không mang tác động tiêu cực.
Những tác động tiêu cực mà nó mang lại chủ yếu do ý thức sử dụng của con
người. Con người đã sử dụng các thành tựu Khoa học – kĩ thuật vào những mục
đích khác nhau, có những mục đích tích cực nhằm phục vụ cho những nhu cầu
thiết yếu, chính đáng của cuộc sống; có những mục đích tiêu cực nhằm phục vụ
cho những tham vọng khơng chính đáng; ngồi ra nhiều khi các thành tựu được
sử dụng vào mục đích chính đáng nhưng cách sử dụng lại chưa phù hợp. Những
điều này hoặc vơ tình hoặc cố ý đã mang lại những hậu quả tiêu cực cho sự sống
và môi trường. Do vậy để hạn chế tác động tiêu cực, trên hết, mỗi người phải tự
nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân, sau đó là tuyên truyền, giáo dục cho cộng
đồng và lên án những hành vi thiếu ý thức, lên án chiến tranh với các loại vũ
khí huỷ diệt. Bản thân mỗi học sinh cũng có thể góp phần vào việc hạn chế các
tác động tiêu cực về ô nhiễm môi trường bằng những việc làm cụ thể hàng ngày
như không xả rác bừa bãi, trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, sử dụng các
phương tiện giao trông công cộng như xe bus… Các em cũng chính là những
tun truyền viên tích cực đến gia đình, cộng đồng dân cư nơi mình sinh sống để
tất cả mọi người nâng cao ý thức trách nhiệm hơn đối với môi trường chung của
chúng ta.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Để kiểm nghiệm tác dụng của việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường trong bài học Lịch sử, tôi đã so sánh tại hai lớp 9A và 9E qua bài Những
thành tựu chủ yếu và ý nghĩa của Cách mạng khoa học kỹ thuật (ví dụ nêu trên).
Với lớp 9A, tiến trình bài học thực hiện đảm bảo đầy đủ nội dung của chuẩn
kiến thức, kĩ năng. Với lớp 9E, ngoài việc đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng, tôi
lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, đặc biệt là cụ thể vào tình hình
thực tế ở địa phương Hoằng Trường. Sau khi thực hiện hai tiết dạy, tôi cho học
sinh trả lời một số câu hỏi:

Câu 1: Nêu những tác động tiêu cực của Cách mạng Khoa học – kỹ
thuật. Về môi trường, Cách mạng KH-KT tác động tiêu cực như thế nào?
Câu 2: Em có thể góp phần bảo vệ mơi trường sống của chúng ta bằng
những việc làm những việc làm cụ thể nào?
Kết quả:
- Lớp 9A: câu 1, các em chỉ nêu chung chung những kiến thức cơ bản đã
được tiếp cận trong bài học. Do đó, câu hỏi 2, các em cũng không thể nêu được
những việc làm cụ thể mà bản thân có thể thực hiện được hàng ngày để góp
phần bảo vệ mơi trường.
- Lớp 9E: Đa số học sinh lớp 9E nêu được tác động tiêu cực của cách
mạng Khoa học kỹ thuật đến môi trường:
16

skkn


+ Thuốc bảo vệ thực vật bằng chất hóa học gây ơ nhiễm mơi trường nước,
mơi trường khơng khí;
+ Túi ni-long, chai nhựa, đồ dùng một lần…khó phân hủy, ảnh hưởng đến
môi trường nước, đến sự sống của các sinh vật.
+ Khí thải của các phương tiện giao thơng, khói bụi của các nhà máy…
ảnh hưởng nghiệm trọng đến không khí…
Ngồi ra, các em cịn nhận thức được những việc làm cụ thể thường
xun của mình có thể góp phần bảo vệ môi trường:
+ Không xả rác bừa bãi,
+ Hạn chế sử dụng đồ nhựa, túi ni-lông;
+ Sử dụng các nguồn năng lượng một cách hợp lý, tránh sự lãng phí.
+ Hạn chế các phương tiện giao thơng cá nhân bằng các phương tiện công
cộng;
+ Trồng và bảo vệ cây xanh;

+ Tham gia dọn dẹp vệ sinh bờ biển, dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ
xóm; tuyên truyền để mọi người cùng làm theo;
+ Khai thác các nguồn năng lượng sạch (gió, mặt trời, thủy triều) thay thế
những nguồn năng lượng truyền thống (đàu mỏ, khí đốt, than…)
+ Lên án việc sử dụng vũ khí huỷ diệt, lên án chiến tranh..
Kết quả trên cho thấy, việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường trong môn Lịch sử cũng góp phần vào việc nâng cao nhận thức và ý
thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Các em thấy được những việc làm nhỏ bé
của mình diễn ra hàng ngày cũng có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến mơi
trường sống xung quanh. Qua đó, các em nhận ra được vai trị trách nhiệm của
mình trong việc bảo vệ, gìn giữ để mơi trường ln xanh- sạch- đẹp.

17

skkn


Học sinh THCS Hoằng Trường tham gia dọn dẹp bờ biển

18

skkn


Trồng cây và chăm sóc cây xanh - bằng những việc làm cụ thể, nhỏ bé, các em đang
góp phần bảo vệ môi trường.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1.


Kết luận:

Việc dạy học trong các trường phổ thơng khơng chỉ có nhiệm vụ trang bị cho
học sinh những kiến thức khoa học của bộ mơn mà cịn góp phần trang bị và
hình thành cho các em tư tưởng, thái độ và những kĩ năng sống phù hợp trong
thời đại Công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đặc biệt, khi bảo vệ mơi trường khơng
cịn là vấn đề của riêng ai, mà là trách nhiệm của tồn nhân loại thì giáo dục bảo
vệ môi trường là một trong những biện pháp tối ưu để nâng cao ý thức cho mỗi
người trong việc ứng xử với mơi trường.
3.2.

Kiến nghị:

Mơn lịch sử có ưu thế trong việc giáo dục nói chung, giáo dục cho học sinh
ý thức bảo vệ, giữ gìn mơi trường nói riêng. Tuy nhiên, không chỉ một số giáo
viên, một số học sinh có thể đảm đương được vai trị to lớn ấy. Cần có sự chung
tay và ra quân của tất cả mọi người, các ngành, các cấp - mà gần nhất với chúng
tơi là các cơ quan quản lí giáo dục - có những hướng dẫn cụ thể hơn, chi tiết hơn
trong chỉ đạo dạy học tích hợp bảo vệ mơi trường để chúng tơi thực hiện có hiệu
quả tốt hơn.
Xin trân trọng cám ơn!

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hoằng Trường, ngày

tháng 5 năm 2022

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,

19

skkn


không sao chép nội dung của người khác.

Lê Thị Thanh Hà

20

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa Lịch sử 8, NXB Giáo dục Việt Nam, tháng 7 năm 2015.
2. Sách giáo khoa Lịch sử 9, NXB Giáo dục Việt Nam, tháng 3 năm 2016.
3. Sách giáo viên Lịch sử 8, Lịch sử 9, NXB ĐHQG.
4. Một số NQ, QĐ có liên quan về giáo dục bảo vệ môi trường.
5. Trang báo điện tử VietnamNet về giáo dục tích hợp.
6. Trang moet.gov.vn/thống kê (số liệu giáo dục năm học 2019-2020)

skkn


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Lê Thị Thanh Hà
Chức vụ và đơn vị công tác: PHT Trường THCS Hoằng Trường

TT

1.
2.

3.

4.

5.

6.

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Tên đề tài SKKN

Sử dụng tư liệu Lịch sử trong
một số bài học
Tổ chức trị chơi “Ơ chữ lịch
sử” tạo sự hứng thú cho học
sinh trong các giờ học
Sử dụng lược đồ trống để dạy

bài Lịch sử lớp 6-giúp học
sinh nắm chắc kiến thức ngay
trên lớp
Tích hợp kiến thức mơn Vật
lý, Hóa học, Sinh học, Địa lí
và Mĩ thuật để dạy bài 12
Lịch sử 9.
Tổ chức hoạt động nhóm và
các trị chơi trong tiết 31 –
Lịch sử 7- nâng cao hiệu quả
học tập của học sinh
Xây dựng kế hoạch dạy học
chủ đề: Xã hội nguyên thủy Lịch sử 6 - ở trường THCS
Hoằng Trường.

skkn

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Huyện

C


2008-2009

Huyện

A

2011-2012

Huyện

A

2013-2014

Huyện

A

2015-2016

Tỉnh

C

2018-2019

Huyện

B


2020-2021



×