Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giảng dạy chương trình địa phương gắn với di sản văn hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn lịch sử 8 ở trường THCS ba đình nga sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.73 KB, 22 trang )

MỤC LỤC

Trang

I. MỞ ĐẦU

2
2
3
3
3
4
4
5
6

1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2. Thực trạng của vấn đề
3. Một số biện pháp “Giảng dạy chương trình địa phương gắn với
di sản văn hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong
môn Lịch sử 8 ở trường THCS Ba Đình – Nga Sơn”
3.1. Giáo viên khai thác tài liệu về di sản để tiến hành dạy tiết 44:
Lịch sử địa phương, lịch sử lớp 8
3.2. Tiến hành tham quan ngoại khóa, trải nghiệm di sản tại phòng
truyền thống huyện Nga Sơn (nội dung chính đề cập đến khởi nghĩa
Ba Đình)


3.3. Tổ chức học tập tại nơi có di sản: tại nhà truyền thống xã Ba
Đình – huyện Nga Sơn
3.4. Tiến hành bài học tại nơi có di sản: Bài học tại thực địa (tại núi
Thúc).
4. Hiệu quả trong việc tổ chức “Giảng dạy chương trình địa
phương gắn với di sản văn hóa theo hướng phát triển năng lực
học sinh trong môn Lịch sử 8 ở trường THCS Ba Đình – Nga
Sơn”.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị

7
8
9
15
16

19
19
19

0


I. MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài:
Có thể nói, công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục cơ sở
phải đào tạo những con người phát triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi môn học ở nhà trường với đặc trưng của mình đều

phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ, trong đó có Lịch sử. Bởi lẽ, lịch sử là một môn
học rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người.
Việc học tập môn Lịch sử không những cung cấp cho học sinh những kiến thức
về khoa học cơ bản mà còn giáo dục các em về lòng yêu nước và ý thức dân tộc.
Để thực hiện được nhiệm vụ trên Bộ GD&ĐT đã thí điểm sử dụng di sản trong
dạy học ở trường phổ thông.
Trong những năm học qua, việc sử dụng di sản trong dạy học Lịch sử ở
trường THCS Ba Đình đã và đang được khuyến khích ...
Thực tế trong chương trình lịch sử ở trường THCS, bên cạnh những kiến
thức trong sách giáo khoa, giáo viên cần cung cấp cho học sinh kiến thức từ
những nguồn tài liệu tham khảo liên quan đến môn học. Một trong những nguồn
kiến thức vô cùng quý giá đối với học sinh đó là tài liệu di sản văn hóa ngay tại
chính địa phương. Nguồn kiến thức từ tài liệu di sản văn hóa địa phương là biểu
hiện cụ thể của lịch sử dân tộc. Nó chứng minh cho sự phát triển hợp quy luật
của các địa phương trong sự phát triển chung của đất nước. Nó ghi lại những
thành quả lao động, những chiến công oanh liệt của nhân dân địa phương trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ dân tộc, quốc gia. Việc sử dụng tài liệu di sản văn
hóa địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với
học sinh.
Di sản có vai trò to lớn trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc
dân tộc. Đưa di sản vào giảng dạy giúp bài học thêm sinh động, cảm xúc, có ý
nghĩa và hướng học sinh đến những giá trị về chân, thiện, mỹ đang được Bộ
GD-ĐT khuyến khích các trường học sử dụng. Di sản văn hóa, dù dưới dạng vật
thể hay phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình dạy học dưới hình thức tạo
môi trường, công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung bài
học. Khi thầy cô giáo đưa di sản với vai trò là một phương tiện trực quan trong
giảng dạy. Điều này sẽ làm bài giảng sinh động, giúp học sinh dễ tiếp thu, liên
hệ thực tiễn, phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển trí tuệ
và kỹ năng sống. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên Lịch sử
trường THCS Ba Đình - Nga Sơn đã và đang tiến hành một số phương pháp dạy

học tích cực sử dụng di sản; các hình thức dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục
với di sản như: khai thác sử dụng tài liệu về di sản để tiến hành bài học, tiến
hành bài học nơi có di sản, tổ chức tham quan học tập nơi có di sản, tổ chức
tham quan ngoại khóa trải nghiệm di sản… Xã Ba Đình - huyện Nga Sơn là xã
đồng bằng chiêm trũng, nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Ba Đình trong phong trào
Cần Vương chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX. Trong dòng chảy lịch sử hào
hùng của dân tộc, căn cứ khởi nghĩa Ba Đình, xã Ba Đình (Nga Sơn) được biết
đến như một biểu tượng cho tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của tình
đoàn kết làm nên sức mạnh quật khởi chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai, góp
phần cùng quân và dân cả nước giành độc lập dân tộc. Đó là nguồn tài liệu quan
1


trọng để liên hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương trong quá trình dạy
học lịch sử dân tộc ở trường THCS.
Việc sử dụng di sản trong dạy học góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt
động nhận thức, kích thích hứng thú, giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự
chiếm lĩnh kiến thức.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Giảng dạy
chương trình địa phương gắn với di sản văn hóa theo hướng phát triển
năng lực học sinh trong môn Lịch sử 8 ở trường THCS Ba Đình – Nga Sơn”
nhằm đổi mới phương pháp dạy học lịch sử.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Điều tra hứng thú học tập lịch sử và hiệu quả học tập lịch sử qua việc sử dụng
di sản để học tập lịch sử của học sinh lớp 8 qua các năm học ở trường THCS Ba
Đình - Nga Sơn nhằm theo dõi hiệu lực học tập của học sinh để có giải pháp và
biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các dạng bài học lịch sử khác nhau.
- Tăng khả năng áp dụng phương pháp mới, công nghệ mới trong dạy học lịch
sử cấp THCS của giáo viên.
- Đưa ra các biện pháp khác nhau để học sinh nắm vững kiến thức lịch sử và

tăng hứng thú học tập lịch sử cả trong và ngoài nhà trường. Giúp học sinh có
được kỹ năng vận dụng kiến thức lịch sử đã học để giải quyết các các tình huống
thực tiễn, qua đó phát triển tư duy cho học sinh.
- Góp phần vào việc bảo tồn văn hóa dân tộc, văn hóa địa phương.
- Tìm ra cách thức tối ưu để soạn các tiết Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học
lịch sử trong chương trình THCS.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 8 ở trường THCS Ba Đình - Nga
Sơn phát triển năng lực học sinh qua việc giảng dạy chương trình địa phương
gắn với di sản văn hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát thái độ học tập của học sinh và dự giờ lịch sử của đồng
nghiệp. Đồng thời thực nghiệm giảng dạy....
- Trắc nghiệm tâm lí về hứng thú học tập lịch sử của học sinh (qua phiếu trắc
nghiệm).
- Trắc nghiệm hứng thú học tập lịch sử và hiệu quả học tập lịch sử qua 2 nhóm
lớp: nhóm lớp sử dụng di sản bằng tranh ảnh và nhóm lớp sử dụng di sản tại
thực địa. Thực hiện đánh giá, phân tích sau khi đã trắc nghiệm và dạy thực
nghiệm.
- Thu thập thông tin qua: Internet, báo chí, thư viện, qua chuyện kể của lão thành
cánh mạng

2


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở tâm lí luận của vấn đề.
1.1. Cơ sở tâm lí trong dạy và học lịch sử:
Bước vào cấp học THCS, học sinh bắt đầu phải bắt đầu tiếp cận và tiếp
nhận một lượng tri thức lớn (so với bậc Tiểu học) ở các môn học. Với nhiều giáo

viên dạy các môn học khác nhau đã tạo cho học sinh tiếp cận và tiếp nhận tri
thức bằng nhiều cách thức và phương pháp khác nhau. Đồng thời qua nhiều cách
thức và phương pháp truyền tải tri thức của giáo viên đã tác động tới hứng thú
học tập và sự lựa chọn của học sinh. Sự thay đổi về tâm lí học sinh (theo lứa
tuổi) cũng phải được giáo viên tính đến trong việc tạo hứng thú học tập lịch sử
cho học sinh. Việc tạo được sự chú ý, gây được hứng thú học tập cho học sinh
lại nằm ở khâu quan trọng của việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học.
1.2. Cơ sở sử học trong dạy học lịch sử:
Lịch sử là môn khoa học mà người học có thể tiếp nhận tri thức thông qua
các hình thức học tập ở mọi thời điểm, địa điểm khác nhau: ở trường (qua bài
học), ở nhà (qua các câu chuyện kể của ông bà, cha, mẹ….)….Dạy học lịch sử
gắn liền với di sản văn hóa đang là khâu quan trọng, đột phá trong đổi mới
phương pháp dạy học. Hơn nữa nó đảm bảo tính thực tế, tính lịch sử hơn, nhất là
hiện nay rất hiều địa phương có nhiều di sản để tiến hành tổ chức dạy học...
Trong dạy học lịch sử gắn liền với di sản tại thực địa không thể tách rời
với không gian lịch sử và địa điểm lịch sử. Nên giáo viên cần lưu ý:
- Ở cấp học Tiểu học: đó là phân môn Lịch sử và địa lí. Điều đó cho thấy sự gắn
kết giữa hai môn học về tri thức. Việc tìm hiểu kiến thức lịch sử cụ thể không
thể tách rời một địa điểm cụ thể hay không gian địa lí cụ thể.
- Lên cấp học THCS: môn học lịch sử trở thành môn học nằm trong hệ thống
giáo dục toàn diện cấp THCS. Cả người dạy và người học phải thực hiện
phương pháp dạy và phương pháp học hoàn toàn mới mà phải đảm bảo được
việc người học nắm được tri thức lịch sử, có khả năng làm việc độc lập mà
người dạy đưa ra, có kỹ năng thực hành, kỹ năng liên hệ thực tế và bộc lộ thái
độ, tình cảm, lòng yêu nước, yêu quê hương….
- Cơ sở nghiên cứu và tiếp cận tri thức lịch sử: ngay trong bài học 1 (lịch sử lớp
6) - Sơ lược về môn lịch sử - người dạy và người học phải tìm hiểu, truyền tải,
tiếp nhận tri thức lịch sử thông qua các tư liệu (trong đó có di sản): tư liệu truyền
miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết. Tất cả các sự kiện lịch sử, biến cố lịch

sử…qua các nguồn tư liệu, các di sản đó đều là nguồn sử liệu quan trọng. Ví dụ:
Nơi xây dựng khu di tích Bà Triệu, thuộc địa phận xã Triệu Lộc, huyện Hậu
Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Đây được là một trong những công trình văn hóa, lịch sử
lớn và lâu đời ở Thanh Hóa. Bà Triệu đã anh dũng hi sinh trong khi chiến đấu
chống giặc Ngô (năm 248). Để tưởng nhớ công ơn bà, nhân dân đã lập đền thờ
bà. Khu di tích Bà Triệu không chỉ là nơi chứng tích lịch sử, văn hóa mà còn là
nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm, một kho tàng các sự tích huyền thoại, ca
dao, tục ngữ của đất nước ta trải dài hàng trăm năm nay. Hoặc khu di tích khởi
nghĩa Ba Đình, thuộc xã Ba Đình - nơi diễn ra cuộc chiến ác liệt của quân dân
Ba Đình chống lại thực dân Pháp (tháng 12 -1886 đến tháng 1 - năm 1887).
3


Vì vậy, tái hiện lại lịch sử một cách sinh động không những rèn luyện cho
học sinh tư duy lịch sử mà còn giúp học sinh dễ tiếp thu, liên hệ thực tiễn, phát
triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển trí tuệ và kỹ năng sống.
2. Thực trạng của vấn đề.
2.1. Thuận lợi:
Sự phát triển của khoa học kĩ thuật, phương tiện thông tin đại chúng là
nguồn tư liệu phong phú và quý giá giúp giáo viên có nhiều hình ảnh cụ thể,
sống động, nhiều câu chuyện để đưa vào dạy học. Thời gian gần đây học tập mô
hình giáo dục tại Bảo tàng đã được chú trọng (các trường học tổ chức những
buổi triển lãm, dạy học môn Lịch sử ở tại Bảo tàng). Bên cạnh đó được sự quan
tâm của xã hội cũng như các cấp lãnh đạo giáo viên dạy bộ môn Sử được nhiều
động viên khích lệ và tổ chức nhiều buổi chuyên đề trao đổi thảo luận những
phương pháp dạy học mới, để dạy học hiệu quả môn Lịch sử.
Chiến khu Ba Đình, hiện đã được chính phủ quy hoạch thành di tích lịch
sử. Mô hình, sa bàn khởi nghĩa Ba Đình đang được đặt tại Nhà truyền thống của
UBND xã, nên rất thuận lợi cho việc học tập lịch sử địa phương (dạy học tại
thực địa) của học sinh trường THCS Ba Đình nói riêng và học sinh các trường

THCS trong huyện Nga Sơn nói chung.
Theo phân phối chương trình trung học cơ sở, ban hành tháng 10 năm
2011 của Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa, thì tiết Lịch sử địa phương lớp 8
(tiết 44) được được cấu trúc sau khi học xong nội dung kiến thức trong Phong
trào Cần Vương, đó là cơ sở để giáo viên soạn giảng tiết lịch sử địa phương. Đối
với giáo viên đang công tác trên địa bàn huyện Nga Sơn lại càng thuận lợi hơn
khi thực hiện soạn giảng nội dung Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887)
2.2. Khó khăn:
Dư âm của nhiều năm, vẫn coi Lịch sử là môn phụ, môn học thuộc nên
đôi lúc chưa được sự quan tâm thích đáng của phụ huynh. Ở trường THCS Ba
Đình còn nhiều giáo viên dạy trái môn do vậy chưa có sự đầu tư thích đáng vào
bộ môn.
Đối với học sinh: Hầu hết các em học sinh ở độ tuổi THCS rất yêu thích
Lịch sử, các em luôn thấy bổ ích và hứng thú trong các tiết học tuy nhiên không
phải giáo viên nào cũng làm được điều đó. Càng ở lớp cao, định hướng nghề
nghiệp từ phía gia đình càng lớn do vậy năm học cuối cấp các em thường đầu tư
thời gian vào môn đi thi, chểnh mảng môn Sử (chỉ có một số em theo các lớp bồi
dưỡng Học sinh giỏi vẫn còn đam mê).
Với những thuận lợi và khó khăn tôi đã nhận thức được và tích cực đưa
di sản vào dạy học để bài học thêm phong phú, hấp dẫn.
2.3. Kết quả thực trạng:
Từ thực tế giảng dạy của bản thân trong 2 năm (từ năm học 2015- 2016,
2016 - 2017) việc dạy và học Lịch sử ở trường THCS Ba Đình - Nga Sơn, đặc
biệt với những tiết có sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử lớp 8 đã và
đang thu được kết quả tích cực, cụ thể:
4


a. Hứng thú học tập lịch sử:
Lớp đối chứng: 8A

Lớp thực nghiệm: 8B
(Dạy học gắn liền với di sản)
Năm học
Sĩ số
Tỷ lệ đạt yêu cầu
Sĩ số
Tỷ lệ đạt yêu cầu
SL
SL
(%)
(%)
23
28
33
35
80
2015 - 2016
70
33
30
38
86.8
37
81
2016 - 2017
b. Các kĩ năng: sưu tầm tài liệu, quan sát để trả lời, đánh giá...
Lớp đối chứng: 8A
Lớp thực nghiệm: 8B
(Dạy học gắn liền với di sản)
Năm học

Sĩ số
Tỷ lệ đạt yêu cầu
Sĩ số
Tỷ lệ đạt yêu cầu
SL
SL
(%)
(%)
22
29
33
35
83
2015 - 2016
66.7
32
32
38
84.2
37
86.4
2016 - 2017
c. Kết quả học tập (thu được qua phiếu học tập sau khi tiến hành dạy nội
dung: giảng dạy chương trình địa phương gắn liền với di sản văn hóa…):
Lớp đối chứng: 8A
Lớp thực nghiệm: 8B
(Dạy học gắn liền với di sản)
Năm học
Sĩ số
Tỷ lệ đạt yêu cầu

Sĩ số
Tỷ lệ đạt yêu cầu
SL
SL
(%)
(%)
29
32
33
35
91.4
2015 - 2016
87
34
34
38
89.5
37
91.9
2016 - 2017
Từ kết quả thu được như trên, tôi tiếp tục áp dụng những đổi mới trong
dạy học và tiếp tục tổ chức “Giảng dạy chương trình địa phương gắn với di
sản văn hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Lịch sử 8 ở
trường THCS Ba Đình – Nga Sơn” trong năm học 2017- 2018, nhằm tiếp tục
nâng cao chất lượng dạy học lịch sử.
3. Một số biện pháp “Giảng dạy chương trình địa phương gắn với di sản
văn hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Lịch sử 8 ở
trường THCS Ba Đình – Nga Sơn”
Nội dung tiết 44: Phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa
* Trọng tâm kiến thức:

- Khái quát về Khởi nghĩa Ba Đình - Nga Sơn (1886 - 1887) do Phạm Bành và
Đinh Công Tráng lãnh đạo; Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886 - 1892) do Tống Duy
Tân lãnh đạo; Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi (7/1885 - 11/1887)
do Hà Văn Mao lãnh đạo; Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi (1885
-13/5/1895) do Cầm Bá Thước lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa diễn ra chủ ở Tổng
Trịnh Vạn, huyện Thường Xuân sau lan rộng sang huyện Ngọc Lặc, Như Xuân,
Quan Hoá, Quỳ Châu (Nghệ An).
- Đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của Phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa.
* Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng quan sát, đánh giá, tổng hợp, phân tích...
* Tư tưởng – thái độ: Bồi dưỡng ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức về
truyền thống đấu tranh ngoại xâm của nhân dân. Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự
cường dân tộc... Giúp học sinh có ý thức bảo vệ những giá trị văn hóa của dân
5


tộc, của quê hương...
3.1. Giáo viên khai thác tài liệu về di sản để tiến hành dạy tiết 44: Lịch sử địa
phương, lịch sử lớp 8.
- Cầm Bá Thước (1859 - 1895): Lãnh đạo phong trào chống Pháp ở Thường
Xuân,... Sau khi ông mất, người dân đã lập đền thờ ông ở Cửa Đạt, thị trấn
Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Trong đền có câu đối khen ngợi ông như sau:
Nghĩa là:
Bất tử đại danh thùy vũ trụ
Danh thơm chẳng mất cùng trời đất
Như sinh chính khí tạc sơn hà.
Tiếng tốt còn bền với núi sông.
Sau tổng khởi nghĩa năm 1945, nhà cầm quyền lúc bấy giờ đã đổi tên
châu Tân Hóa thành huyện Bá Thước để tôn vinh ông. Hiện tại, tên của ông
cũng được dùng để đặt tên cho nhiều đường phố và trường học tại Việt Nam.
- Hà Văn Mao (? – 1887): Ông quê ở xã Điền Lư, châu Quan Hóa (nay thuộc

huyện Bá Thước), tỉnh Thanh Hóa. Sau cuộc hội kiến với Tôn Thất Thuyết, Hà
Văn Mao đồng ý tham gia phong trào chống Pháp và được Tôn Thất Thuyết
phong làm Tán lý, chỉ huy nghĩa quân ... Hà Văn Mao được người dân địa
phương kính trọng bởi sự nghiệp kháng Pháp và khí tiết kiên trung, lẫm liệt. Tên
của ông được đặt cho tên một con đường tại phường Ba Đình, thành phố Thanh
Hóa và một trường trung học phổ thông lớn của huyện Bá Thước - Trường trung
học phổ thông Hà Văn Mao (năm 2000).
- Khởi nghĩa Hùng Lĩnh là một cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần
Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX trong lịch sử Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa
này khởi phát năm 1887 tại Hùng Lĩnh (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), ngay sau khi căn
cứ Ba Đình và Mã Cao lần lượt thất thủ. Lãnh đạo chính là Chánh sứ sơn phòng
Thanh Hóa Tống Duy Tân cùng hai cộng sự đắc lực là Đề đốc Cao Điển và tù
trưởng người Thái Cầm Bá Thước. Tháng 10 năm 1892, cuộc khởi nghĩa kết
thúc, sau khi thủ lĩnh là Tống Duy Tân bị đối phương bắt sống rồi xử chết.
- Một số hình ảnh trong khởi nghĩa Ba Đình tại nhà truyền thống xã Ba Đình:

3.2. Tổ chức thăm quan ngoại khóa, trải nghiệm di sản tại phòng truyền thống
huyện Nga Sơn.
3.2.1. Đối với hình thức này, nội dung chủ yếu của buổi tham quan là nhằm
chuẩn bị cho việc học bài mới. Đây là dịp để học sinh có điều kiện trực tiếp
quan sát, tìm hiểu các tài liệu, hiện vật liên quan đến bài học, cụ thể hoá kiến
thức và tạo những biểu tượng chân thực, chính xác. Do đó, trong buổi tham
quan, tôi tập trung vào những tài liệu, hiện vật có liên quan đến chương trình sẽ
học. Để đạt được kết quả tốt, tôi kết hợp với cán bộ hướng dẫn ở nơi có di sản
để việc trình bày, bổ sung kiến thức phù hợp với yêu cầu và trình độ nhận thức
6


của học sinh, trên cơ sở đó, gợi ý, dẫn dắt học sinh nắm vững những vấn đề
quan trọng.

3.2.2. Tiến hành thăm quan ngoại khóa, trải nghiệm di sản tại phòng truyền
thống huyện Nga Sơn (nội dung chính đề cập đến khởi nghĩa Ba Đình).
Tại phòng truyền thống huyện Nga Sơn, giáo viên và học sinh được sự
đạo. Cuộc khởi nghĩa diễn ra chủ ở Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ và Mỹ Khê
thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn
+ Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886-1892) do Tống Duy Tân lãnh đạo. Cuộc khởi
nghĩa diễn ra chủ ở Dãy núi Hùng Lĩnh, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc, Thanh
Hóa
+ Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi (7/1885-11/1887) do Hà Văn
Mao lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa diễn ra chủ ở Xã Điền Lư, huyện Bá Thước sau
mở rộng xuống huyện Thọ Xuân, Cẩm Thuỷ.
+ Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi (1885-13/5/1895) do Cầm Bá
Thước lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa diễn ra chủ ở Tổng Trịnh Vạn, huyện Thường
Xuân sau lan rộng sang huyện Ngọc Lặc, Như Xuân, Quan Hoá, Quỳ Châu
(Nghệ An).
Cuộc khởi nghĩa Ba Đình là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào
Cần Vương trên đất Thanh Hóa.
GV: Ngoài Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân, Hà Văn Mao, Cầm
Bá Thước, lãnh đạo phong trào Cần Vương còn có Nguyễn Đôn Tiết, Hoàng Bật
Đạt.
? Em biết gì về Đinh Công Tráng, Phạm Bành – lãnh đạo trong cuộc khởi nghĩa
Ba Đình.
HSTL: - Đinh Công Tráng sinh năm Nhâm
Dần (1842) tại làng Trinh Xá, huyện Thanh Liêm
(nay là xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà
Nam). Hưởng ứng, tháng 2 năm 1886, Đinh Công
Tráng cùng với các đồng đội của mình đã chọn vùng
đất thuộc ba làng là: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ
Khê (vì mỗi làng có một ngôi đình, từ làng này có
thể nhìn thấy đình của hai làng kia, nên gọi là căn cứ

Ba Đình; nay thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn,
tỉnh Thanh Hóa) làm căn cứ kháng chiến lâu dài....
Chân dung Đinh Công Tráng
- Phạm Bành quê ở làng Trương Xá (nay thuộc xã Hoà Lộc, huyện Hậu
Lộc, Thanh Hoá), đậu cử nhân khoa Giáp Tý (1864). Ông làm quan đến chức Án
sát tỉnh Nghệ An, là người nổi tiếng thanh liêm và biết quan tâm đến đời sống
nhân dân.Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông bỏ
quan về quê cùng với Hoàng Bật Đạt mộ quân khởi nghĩa. Giữa năm 1886 ông
được cử cùng với Hoàng Bật Đạt, Đinh Công Tráng và một số tướng lĩnh khác
xây dựng căn cứ Ba Đình nhằm bảo vệ cửa ngõ miền Trung Việt Nam và làm
bàn đạp đánh địch ở đồng bằng [12].
7


Hình ảnh Các văn thân, sỹ phu yêu nước
họp chọn Ba Đình làm căn cứ khởi nghĩa.

? Tại sao các tướng lĩnh trong phong trào Cần Vương lại thống nhất chọn vùng
đất Ba Đình làm căn cứ khởi nghĩa.
TL: lập căn cứ Ba Đình có thể khống chế và kiểm soát được đường số 1(là con
đường yết hầu của địch từ Bắc vào Nam), hơn nữa nơi đây rất thuận lợi cho việc
xây dựng một căn cứ phòng ngự kiên cố và từ đó nghĩa quân có thể tỏa ra ngăn
chặn địch ở khu vực giữa Ninh Bình và Thanh Hóa.
? Quan sát hình ảnh sau, các tướng lĩnh
đã chỉ đạo nhân dân xây dựng căn cứ Ba
Đình như thế nào.
TL: Dựa vào điều kiện tự nhiên, nhân dân
đã đào đất đắp lũy... Phía Đông Nam
thành lũy có núi Thúc và núi Giá (thuộc
xã Ba Đình), núi Sến (thuộc xã Nga

Thắng) làm án ngữ cho công sự Ba Đình.
? Ngoài đắp lũy lên thành, nhân dân còn làm gì để
xây dựng công sự Ba Đình.
TL: trên mặt thành xếp hàng nghìn chiếc rọ đan bằng
tre, bên trong nhồi đất trộn bùn làm bia đỡ đạn,
những khe hở làm lỗ châu mai và vị tí quan sát, sẵn
sàng chiến đấu. Phía ngoài thành, khoảng đồng trũng
được cắm cọc nhọn và chông chà sát mặt nước, tạo
thành những bãi chông lớn chống giặc tấn công.
Cách xây dựng này sẽ hạn chế được thương vong....
? Hình ảnh bên nói lên điều gì
TL:
một
khí thế
chiến
đấu
hừng
GV:...lực
lượng
nghĩa
quân
cóđang
khoảng
300hực
người được chia làm 10 cơ đội, phân
bùng
cháy,
người
thì
chuẩn

bị
chông,
người
công được chốt trên toàn tuyến phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu. Ngoài ra còn có
thì
cầmtrăm
súng,người
ngườilàm
gánh
cơm,...
ai cũng
hàng
công
tác hậu
cần khí
phục vụ. Nghĩa quân gồm cả người
thế
sẵn
sàng
ra
trận.
Mường, người Thái tham gia.
GV: Không chỉ nhân dân xã Ba Đình – Nga
Sơn mà nhân huyện Hà Trung – Thanh Hóa,
Kim Sơn – Ninh Bình cũng đã tích cực đan
8
sọt, vót chông để chuyển về xây dựng công
sự Ba Đình.



Và đây là một số hiện vật
(bát, đĩa), dấu tích (cơm
cháy) còn được người dân
lưu giữ lại.
? Bên cạnh những vũ khí tự chế thì trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình còn sử dụng
những loại vũ khí nào nữa.
HSTL: ...súng thần công, súng trường.

? Qua tìm hiểu về sự chuẩn bị của nghĩa quân và nhân dân Ba Đình, em có nhận
xét gì.
TL: Đây là sự chuẩn bị có tổ chức. Cho thấy sự sáng suốt của những người lãnh
đạo. Bên cạnh đó là sự tích cực của nhân dân xã Ba Đình và vùng lân cận.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần diễn biến:
+ GV hướng dẫn phần chú giải cho học
sinh,...
+ GV hướng dẫn học sinh trình bày
diễn biến:
? Ngày 18/12/1886, địch tấn công vào
công sự Ba Đình và bị quân ta chống
trả như thế nào.
TL: ngày 18/12/1886, địch huy động
500 quân, với gần 200 giáo dũng và
hơn một chục khẩu đại bác 81ly...
? Ngày 6/1/1887, địch tấn công vào công sự Ba Đình như thế nào.
9


L: ngày 6/1/1887, Pháp lại huy động khoảng 2.500 quân, dưới sự chỉ huy của
Đại ta Brít-xô, có pháo binh yểm trợ, bao vây căn cứ, rồi lấn dần từng bước…
GV: ngày 15 tháng 1 năm 1887, địch dùng “pháo đài nổi” tấn công vào Ba Đình

cả ngày nhưng thất bại, phải rút lui.
? Địch có từ bỏ âm mưu tiêu diệt căn cứ Ba Đình không? Vậy chúng đã tấn công
như thế nào.
TL: ngày 20/01/1987, chúng huy động tổng lực tấn công. Trước ngày tấn công,
bắn 2 vạn quả đại bác, súng cối suốt hai ngày đêm liền vào Thành. Khi tấn công,
chúng dùng vòi rồng phun dầu và chất cháy đốt hàng rào tre quanh thành...
GV: Để bảo toàn lực lượng, nghĩa quân đã tổ chức rút quân mưu lược từ cứ điểm
Ba Đình lên căn cứ Mã Cao để tiếp tục chiến đấu [11].
HÌNH ẢNH NGHĨA QUÂN BA ĐÌNH CHIẾN ĐẤU CHỐNG PHÁP
? Hình ảnh trên nói lên điều gì
PPPPPPPHÁPPHÁP
TL: ... hình ảnh cho thấy tinh thần
chiến đấu ngoan cường của nghĩa
quân và nhân dân Ba Đình, không
ngại hy sinh...

GV: Sau này, tướng Macson đã nói:

GV: Đối với Phạm Bành, ông không
chỉ là tướng lĩnh tài giỏi mà còn là
một nhà thơ, ông để lại cho đời bài
thơ Kí hữu (Gửi bạn):

? Em hãy cho biết ý nghĩa của khởi nghĩa Ba Đình.
TL: Cuộc khởi nghĩa Ba Đình năm 1886 -1887 là đỉnh cao của phong trào Cần
Vương chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỉ XIX ở Thanh Hóa. Dù thấy
bại nhưng cuộc khởi nghĩa này như một bản tráng ca bất diệt, một lần nữa khẳng
định tinh thần yêu nước nồng nàn, sức mạnh đoàn kết của người dân đất Việt trải
qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đồng thời Ba Đình còn là niềm tự
hào, nguồn cổ vũ, động viên lớn lao với các thế hệ người dân Nga Sơn, người

dân Thanh Hóa nói riêng và người dân Việt Nam nói chung di qua hai cuộc vệ
quốc vĩ đại cũng như phát triển kinh tế trong thời đại mới.
10


Chính địa danh Ba Đình được chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên cho quảng trường
Ba Đình, nơi Hồ chủ tịch đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa (2/9/1945).
Với cuộc khởi nghĩa Ba Đình, ngoài những dấu tích: bia đá, bát, súng
Thần công, núi Thúc, núi Giá,... thì còn nhiều di sản còn đọng lại, đó là di sản
gì?
TL: đó là những bài vè Ba Đình,....

HOC SINH DỌC BÀI VE
Đây là 1 trong 3 bài vè mà thầy giáo Mai
Văn Nghiên đã sưu tầm từ cụ Trịnh Ngọc
Phan (làng Thượng Thọ - Ba Đình).
Sau cuộc khởi nghĩa Ba Đình, nhân dân xã Ba Đình tiếp tục bước vào
cuộc trường chinh kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Khúc tráng ca của cuộc khởi nghĩa
Ba Đình đã được chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xếp hạng
di tích lịch sử quốc gia (tháng 12 năm
1992), đã được chính phủ quy hoạch và
xây dựng từng bước. Ngôi trường các
em đang học sẽ được di rời về địa điểm
mới.
? Vậy là học sinh em có trách nhiệm gì để góp phần việc bảo vệ di tích
lịch sử Ba Đình.
TL: - ...phải tìm hiểu và có sự hiểu biết về khởi nghĩa Ba Đình.

- ...tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Ba Đình.
- ...thường xuyên tham gia vào các hoạt động bảo vệ di tích lịch sử Ba
Đình như: dọn vệ sinh khu di tích, vẽ tranh, viết bài tuyên truyền...
- ...ngoài ra các em còn phải học tập thật giỏi để góp phần vào việc
xây dựng nông thôn mới của xã nhà.
GV kết bài và hướng dẫn học sinh về nhà học: Hãy kể lại 1 việc làm thiết
thực nhất của em để bảo vệ khu căn cứ khởi nghĩa Ba Đình.
3.4. Tiến hành bài học tại nơi có di sản: Bài học tại thực địa (tại núi Thúc).
3.4.1. Những vấn đề cần và đủ để tiến hành bài học tại thực địa (áp dụng cho nội
dung Cuộc khởi nghĩa Ba Đình):
- Giáo viên xác định địa điểm tổ chức giảng dạy: khu vực núi Thúc, dấu
tích cuộc khởi nghĩa còn lại ở ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh và Mỹ Khê. Địa
thế của ba làng để xây dựng căn cứ,...
11


Đối với khu vực núi Thúc, nằm trong vị trí trường THCS Ba Đình. Vị trí
ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh và Mỹ Khê thì giáo viên phải liên lệ với trưởng
làng để mượn địa điểm Nhà văn hóa làng (trước đây là đình) nơi lưu giữ những
hiện vật của cuộc khởi nghĩa Ba Đình; cần sự phối hợp về nội dung của trưởng
làng, của các lão thành cách mạng.
- Giáo viên báo cáo với tổ chuyên môn và ban giám hiệu về kế hoạch dạy
học tại thực địa: về thời gian (trung tuần tháng 4 – theo PPCT), cần 1 đến 2 giáo
viên hỗ trợ quản lí học sinh, hỗ trợ về phương tiện (ghi chép, ghi hình,...).
- Giáo viên thực hiện khảo sát thực địa: công sự khởi nghĩa Ba Đình nay
chỉ còn dấu tích. Hiện một số địa điểm đã xây nhà, công sở và các công trình
phúc lợi.
- Giáo viên phải chuẩn bị trước cho học sinh về tư tưởng và kiến thức
chuyên môn như nêu mục đích, yêu cầu của bài học và nội dung kiến thức cơ
bản cần tìm hiểu trước ở nhà, thông báo sơ qua về địa điểm có di sản, sự kiện,

nội dung kiến thức liên quan đến di sản, yêu cầu các em sưu tầm thêm tài liệu có
liên quan; chuẩn bị đồ dùng trực quan, phương tiện dạy học cần thiết; phổ biến
nội qui học tập tại thực địa. Ngoài ra, giáo viên còn phải nhắc nhở học sinh về
việc đảm bảo phương tiện đi lại, an toàn giao thông (nếu học sinh tự đến địa
điểm tiến hành bài học), giờ giấc, vật dụng che mưa nắng…
3.4.2. Tổ chức học tập tại nơi có di sản: Dạy học tại núi Thúc, núi Giá....
GV: các em đang đứng trong khuôn viên trường THCS Ba Đình, tại phía
Đông Bắc của khuôn viên nhà trường là núi Thúc. Một địa điểm được nhắc đến
trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình.

? Vậy núi Thúc có vị trí quan trọng như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình.
TL: núi Thúc là vị trí tự nhiên rất quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình,
với phải
núi Giá,
núiđểThúc
trởdithành
án ngữ
? cùng
Các em
làm gì
bảo vệ
sản núi
Thúc,ngăn
núi chặn địch tấn công từ phía
Đông Bắc vào công sự Ba Đình.
Giá.
GV bổ
nóiđược
núi Thúc,
Giá bản

(lệch về phía Đông khoảng 100
TL: Chúng
emsung:
đã tựcóýthể
thức
trách núi
nhiệm
méttrong
so vớiviệc
núigiữ
Thúc)
phòng
ngựdikiên
thân
gìn là
di vị
sảntrílịch
sử, mà
sảncố
đóđối
lại với công sự Ba Đình. Vị trí
núi trong
Thúc, chính
núi Giá
đã được
nướcTHCS
quy hoạch
vào quần thể khu di tích căn cứ
nằm
khuôn

viênnhà
trường
Ba Đình.
khởitrong
nghĩahoạt
Ba động
Đình.Đoàn/đội, liên đội đã phân công
Nên
Núi Thúc,
núi chặt
Giá là
di tạo
sản khuôn
lịch sửviên
quanthoáng
trọng.
mỗi lớp/tuần
dọn cỏ,
cây
nhưra,
vậy,chúng
trườngemTHCS
Đình sẽ
đượcvẽ
di dời tới vị trí thuận lợi.
đãng... Và
Ngoài
cũngBa
thường
xuyên

tranh núi Thúc và một số hoạt động khác của cuộc
khởi nghĩa Ba Đình để lưu giữ trong phòng truyền
thống nhà trường. Đồng thời các em cũng cố gắng
12
học thật giỏi để xứng đáng với niềm tự hào của quê
hương xã Ba Đình.


GV: cũng tại vị trí núi Thúc, các ngày tuần của tháng, nhiều gia đình đã
đến đây thắp hương cầu cho các linh hồn đã ngã xuống trong cuộc khởi nghĩa
Ba Đình. Hàng năm, vào tối ngày 26 tháng 12 (dương lịch), Đảng ủy - UBND Hội đồng nhân dân xã Ba Đình đều tiến hành lễ cầu siêu. Đó là nét đẹp truyền
thống của dân tộc...
4. Hiệu quả trong việc tổ chức “Giảng dạy chương trình địa phương gắn với
di sản văn hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Lịch sử 8
ở trường THCS Ba Đình – Nga Sơn”.
Việc tổ chức “Giảng dạy chương trình địa phương gắn với di sản văn hóa
theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Lịch sử 8 ở trường THCS Ba
Đình – Nga Sơn” đã:
- Giúp học sinh và giáo viên có cách nhìn và tiếp cận tri thức lịch sử một cách
tổng thể có hệ thống trong cùng một vấn đề.
- Với những yêu cầu của tiết dạy, một nội dung dạy như trên đòi hỏi giáo viên
phải tìm tòi, sáng tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề. Đặc biệt
phải có sự hiểu biết về truyền thống quê hương. Trách nhiệm của giáo viên
không chỉ là thiết kế bài giảng trên cơ sở những tri thức lịch sử có sẵn trong sách
giáo khoa, trong chuẩn kiến thức kĩ năng, mà phải nghiên cứu cách thức tổ chức
dạy học có hiệu quả theo phương châm ”lấy học sinh làm trung tâm”, dạy học
gắn liền với thực tế, thực địa. Qua đó giúp giáo viên thực hiện đổi mới phương
pháp dạy học một cách triệt để.
- Với tinh thần và trách nhiệm của giáo viên đã giúp học sinh có niềm đam mê
học tập lịch sử, bản thân các em không chỉ hứng thú tập tập khi giáo viên giảng,

khi các em quan sát mà các em được sống và tái hiện tri thức lịch sử tại thời
điểm và địa điểm cụ thể. Học sinh được làm việc với tất cả các giác quan, quan
trọng hơn là các em được thực hành, được đánh giá.... Qua đó các em có ý thức
bảo vệ những giá trị di sản (cả tinh thần và giá trị vật chất) thông qua những việc
làm thực tế như viết bài tuyên truyền, vẽ tranh, dọn vệ sinh khu di tích và sưu
tầm tài liệu....
Trong năm học 2017 - 2018, với hình thức tổ chức dạy học lịch sử gắn
liền với gắn với di sản văn hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh...tại
trường THCS Ba Đình - Nga Sơn, thầy trò đã thu được kết quả sau:
13


a. Hứng thú học tập lịch sử:
Lớp đối chứng: 8B

Lớp thực nghiệm: 8A
Năm học
(Dạy học gắn liền với di sản)
Tỷ lệ đạt yêu cầu
Tỷ lệ đạt yêu cầu
Sĩ số
Sĩ số
SL
(%)
SL
(%)
2016 - 2017
38
33
86.8

37
30
81
2017 - 2018
32
30
93.8
31
30
96.8
b. Các kĩ năng: sưu tầm tài liệu, quan sát để trả lời, đánh giá...
Lớp đối chứng: 8B

Lớp thực nghiệm: 8A
Năm học
(Dạy học gắn liền với di sản)
Tỷ lệ đạt yêu cầu
Tỷ lệ đạt yêu cầu
Sĩ số
Sĩ số
SL
(%)
SL
(%)
2016 - 2017
38
32
84.2
37
32

86.4
2017 - 2018
32
28
87.5
31
28
90.3
c. Kết quả học tập (thu được qua phiếu học tập sau khi tiến hành dạy nội
dung: giảng dạy chương trình địa phương gắn liền với di sản văn hóa…):
Lớp đối chứng: 8B

Lớp thực nghiệm: 8A
Năm học
(Dạy học gắn liền với di sản)
Tỷ lệ đạt yêu cầu
Tỷ lệ đạt yêu cầu
Sĩ số
Sĩ số
SL
(%)
SL
(%)
2016 - 2017
38
34
89.5
37
34
91.9

2017 - 2018
32
28
90.6
31
29
93.5
Từ bảng trên cho thấy, hứng thú học tập lịch sử, kết quả rèn luyện các kỹ
năng cho học sinh (sưu tầm tài liệu, tường thuật trận đánh, đánh giá...) và kết
quả học tập ở lớp thực nghiệm trong năm học 2017 - 2018 đều tăng so với năm
học 2016 - 2017, cụ thể:
+ Hứng thú học tập lịch sử của học sinh: tăng 15.8% .
+ Kết quả rèn luyện các kĩ năng: sưu tầm tài liệu, quan sát để trả lời, đánh
giá...: tăng 4.1% .
+ Kết quả học tập của học sinh: tăng 1.6% .

14


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Có thể nói rằng sử dụng di sản vào dạy học lịch sử làm một vấn đề không
mới và không khó đối với mỗi giáo viên dạy Lịch sử. Đã từ lâu rất nhiều giáo
viên tâm huyết đưa những hình ảnh, bài học sống động về Di sản vào các tiết
học làm cho tiết học phong phú, hấp dẫn, cuốn hút được học sinh và học sinh
đưa ra những vấn đề tư duy lịch sử đầy sức thuyết phục và có ứng dụng trong
cuộc sống. Trước những ảnh hưởng của sự chuyển biến của xã hội, vẫn còn
nhiều nhà trường, nhiều giáo viên còn tâm huyết với nghề. Và gần đây nhất,
điều đáng mừng rằng Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục Thanh đã đưa vấn đề dạy học di
sản không những vào bộ môn Sử mà còn rất nhiều môn khác như Nhạc, Họa…

đó cũng là động lực lớn cho những người theo nghề sử có thêm nhiệt huyết cho
bộ môn này.
2. Kiến nghị:
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng có hiệu quả
việc dạy học gắn liền với di sản trong môn lịch sử, tôi kiến nghị:
- Giáo viên lịch sử phải tăng cường đa dạng hoá các hình thức dạy học để
truyền tải tri thức lịch sử có hiệu quả trên cơ sở mục tiêu dạy học, trình độ tiếp
thu kiến thức của học....
- Giáo viên trong trường và liên trường phải thường xuyên trao đổi kinh
nghiệm về việc xây dựng giáo án ngoại khóa (vì nội dung này thường gắn liền
với di sản văn hóa).
- Ban giáo hiệu tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên bộ môn cùng học sinh
tham gia nhiều hoạt động thực tế tại nơi có di sản (dạy học tại thực địa).
- Phụ huynh học sinh ủng hộ về vật chất và tinh thần cho giáo viên và các
con tiến hành hiệu quả những bài học thực tế.
- Cấp trên nhân phổ biến và nhân rộng các điển hình ở các trường phổ
thông để cùng nhau học tập.
15


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Mai Văn Nghiên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Lịch sử THCS, nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2009.
2. Phan Ngọc Liên, Nguyễn Sĩ Quế, Nguyễn Hữu Chí (2000), bài soạn
Lịch sử 8, NXB Hà Nội năm 2000.
3. Phan Ngọc Liên, Trương Hữu Quýnh (2002), sách giáo viên Lịch sử 8,
NXB GD năm 2002.
4. Phan Ngọc Liên, Đinh Ngọc Bảo (2002), thiết kế Bài giảng Lịch sử 8,
NXB ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2002.
5. Phan Ngọc Liên, Nguyễn Hữu Chí, Nguyễn Ngọc Cơ, Nguyễn Anh
Dũng, Trịnh Đình Tùng, Trần Thị Vinh (2015), sách giáo khoa Lịch sử 8,
NXB GD năm 2015.
6. PGS - PTS Trần Kiều (2002), “Một số vấn đề đổi mới phương pháp
dạy học ở trường THCS môn Lịch sử“, Bộ GD & ĐT xuất bản năm 2002.
7. Tài liệu BDTX cho giáo viên THCS chu kì III (2004 - 2007), quyển 1,
NXB GD năm 2005.
8. Tài liệu BDTX cho giáo viên THCS chu kì III (2004 - 2007), quyển 2,
NXB GD năm 2007.
9. TS Vũ Đình Chuẩn, GS.TS Nguyễn Thị Côi,…(2013), Tài liệu tập
huấn “Sử dụng di sản trong dạy học ở trường Phổ thông”, NXB GD năm 2013.
10. Thái Vũ (1986), “Tiểu thuyết lịch sử Cờ nghĩa Ba Đình”, NXB Thanh
Hóa năm 1986.
11. Lê Xuân Đồng (Tổng Chủ biên), Lưu Đức Hạnh, Mai Quang Kiêm,
Vũ Ngọc Khôi, Lê Xuân Soan, Hoàng Minh Thanh, Nguyễn Xuân Sơn
(2006), tài liệu kiến thức địa phương Ngữ văn và Lịch sử 8, NXB Thanh Hóa
năm 2006, trang 59 – 68.
12. Trang mạng Wikipedia – Bách khoa toàn thư.
13. TS. Trần Viết Lưu (2002), nhân vật và di tích lịch sử tiêu biểu ở Thanh
Hóa, NXB Thanh Hóa tháng 7 năm 2002, trang 2-3, 22, 24
16



DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Văn Nghiên
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THCS Ba Đình

TT

Tên đề tài SKKN

Kết
Cấp đánh giá quả
Năm
học
đánh
xếp loại
đánh giá xếp
(Ngành GD cấp giá xếp
loại
loại
huyện/tỉnh; Tỉnh...)
(A,
B,
hoặc C)

1

2

3
4

Rèn luyện kĩ năng vận dụng
kỹ năng vận dụng và phát
triển tư duy cho cho học sinh
qua tiết Bài tập lịch sử lớp 6
ở trường THCS Nga Liên
Tổ chức dạy học lịch sử 6 qua
tiết Bài tập lịch sử ở trường
THCS Nga Liên – Nga Sơn
Tổ chức dạy học ngoại khóa
trong dạy học lịch sử ở
trường trung học cơ sở
Tổ chức dạy học ngoại khóa
trong dạy học lịch sử 6: Nhân
dân Nga Thiện trong cuộc

Huyện
Tỉnh

A
C

2006 - 2007
2006 - 2007

Huyện

A


2007 - 2008

Huyện

A

2008 - 2009

Huyện

A

2009 - 2010

17


5

6

7

8

9

khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Tổ chức dạy học ngoại khóa

trong dạy học lịch sử 6: Nhân
dân Nga Thiện trong cuộc
khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Định hướng xây dựng giáo án
và dạy Bài tập lịch sử lớp 6 –
tiết 23, ở trường THCS Nga
Thiện
Hướng dẫn học sinh sử dụng
lược đồ để xác định không
trong dạy học lịch sử phần 2:
Lịch sử Việt Nam – Lịch sử
lớp 6, ở trường THCS Nga
Thiện
Hướng dẫn học sinh sử dụng
lược đồ để xác định không
trong dạy học lịch sử phần 2:
Lịch sử Việt Nam – Lịch sử
lớp 6, ở trường THCS Nga
Thiện
Rèn luyện kĩ năng vận dụng
kỹ năng vận dụng và phát
triển tư duy cho cho học sinh
qua tiết Bài tập lịch sử lớp 6 –
tiết 23, ở trường THCS Nga
Thiện

Huyện

A


2010 - 2011

Huyện
Tỉnh

A
C

2011 - 2012
2011 - 2012

Huyện

A

2013 - 2014

Tỉnh

B

2014 - 2015

Huyện
Tỉnh

A
B

2015 - 2016

2015 - 2016

18


PHỤ LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG GẮN VỚI DI SẢN VĂN
HÓA THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG
MÔN LỊCH SỬ 8 Ở TRƯỜNG THCS BA ĐÌNH – NGA SƠN
11. Lê Xuân Đồng (Tổng Chủ biên), Lưu Đức Hạnh, Mai Quang Kiêm,
Vũ Ngọc Khôi, Lê Xuân Soan, Hoàng Minh Thanh, Nguyễn Xuân Sơn
(2006), Tài liệu kiến thức địa phương Ngữ văn và Lịch sử 8, NXB Thanh Hóa
năm 2006, trang 59 – 68.
- Tháng 10 năm 1886 nghĩa quân tổ chức phục kích trên quốc lộ 1 và đánh tan
hai cuộc tấn công của quân Pháp do trung tá Mét Danh Giơ và trung tá Đốt chỉ
huy.
- Tháng 12 năm 1886 đến tháng 1 năm 1887, quân Pháp tập trung một lực lượng
lớn gồm 2 488 tên do đại tá Bơ- rít- xô chỉ huy mở cuộc tấn công quy mô vào
căn cứ.
- Sáng ngày 20 năm 1887, quân Pháp tiến hành công kích giữ dội bằng pháo
binh. Trong trận này Pháp bị giết 5 sĩ quan và gần 300 lính Âu- Phi. Đêm ngày
20 tháng 1 rạng sáng ngày 21 tháng 1, nghĩa quân đánh phá vây dưới sự chỉ huy
của Nguyễn Thế, đội quân cảm tử đã mở đường máu cho nghĩa quân rút khỏi Ba
Đình.
- Suốt 34 ngày đêm cầm cự, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của giặc. Cuối cùng để
chấm dứt cuộc vây hãm quân pháp đã phun dầu thiêu chụi các luỹ tre, triệt hạ và
xoá tên 3 làng trên bản đồ hành chính. Nguyên Thế, Đinh Công Tráng hy sinh,
để giữ chọn khí tiến Phạm Bành đã tự sát.
Nghĩa quân phải mở đường náu rút lên Mã Cao (Yên Định) tiếp tục chiến

đấu thêm một thời gian dài rồi tan rã.

19


ĐĨA DVD VỀ TỔ CHỨC
GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
GẮN VỚI DI SẢN VĂN HÓA THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
TRONG MÔN LỊCH SỬ 8
Ở TRƯỜNG THCS BA ĐÌNH – NGA SƠN

20


SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA
PHÒNG GD VÀ ĐT NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
GẮN VỚI DI SẢN VĂN HÓA THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
TRONG MÔN LỊCH SỬ 8
Ở TRƯỜNG THCS BA ĐÌNH – NGA SƠN

Họ và tên: Mai Văn Nghiên
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Giáo viên trường: Trường THCS Ba Đình
SKKN thuộc môn: Lịch Sử


21
NGA SƠN, NĂM 2018



×