Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

BIỆN PHÁP sử DỤNG kĩ THUẬT dạy học để tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG học tập CHO học SINH TRONG môn LỊCH sử ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.78 KB, 73 trang )

BIỆN PHÁP SỬ DỤNG KĨ THUẬT
DẠY HỌC ĐỂ TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH
TRONG MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG
PHỔ THÔNG LỚP 11


- Một số định hướng và yêu cầu cơ bản khi sử dụng
kĩ thuật dạy học để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh
trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
- Định hướng khi sử dụng các kĩ thuật dạy học
* Giáo viên cần nghiên cứu “ 5 câu hỏi định hướng”
trước khi sử dụng một phương pháp, kĩ thuật dạy học
Có những kĩ thuật dạy học chung, có những kĩ thuật đặc
thù của từng phương pháp dạy học. Ví dụ, kĩ thuật đặt câu hỏi
trong phương pháp đàm thoại, kĩ thuật chia nhóm trong
phương pháp dạy học nhóm,… Ngày nay, trong dạy học nói
chung, dạy học tích hợp bộ môn khoa học xã hội nói riêng,
người ta chú trọng nghiên cứu và vận dụng các kĩ thuật dạy
học theo hướng phát triển năng lực học sinh (còn gọi là dạy
học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
người học) như: nhóm kĩ thuật “KWLH, XYZ, 321”, kĩ thuật
công não, kĩ thuật lược đồ tư duy, kĩ thuật tranh luận (ủng –
phản đối)…
Để vận dụng hiệu quả một kĩ thuật dạy học nào đó, giáo
viên cần linh hoạt và kết hợp với một số phương pháp, kĩ thuật


dạy học khác, không nên “tuyệt đối hóa”. Trước khi tìm hiểu và
vận dụng vào thực tiễn bất kì phương pháp, kĩ thuật dạy học
nào, giáo viên hãy tự đọc và trả lời cho 5 câu hỏi liên quan:


1.

Hiểu như thế nào về kĩ thuật dạy học này? Nó có tác dụng gì?

2.

Có thể sử dụng kĩ thuật này vào những thời điểm và trong
trường hợp nào?

3.

Các bước tiến hành kĩ thuật dạy học này như thế nào?

4.

Những ưu điểm, hạn chế của kĩ thuật dạy học này là gì?

5.

Làm gì để khắc phục được hạn chế của kĩ thuật dạy học này
như thế nào?
* Xác định đúng kĩ thuật dạy học phù hợp (tương ứng)
với mỗi nội dung kiến thức lịch sử khi tổ chức hoạt động học
tập cho học sinh.
Trong quá trình dạy học lịch sử ở trường THPT, người
GV có thể sử dụng nhiều kĩ thuật dạy học khác nhau như: kĩ
thuật công não, kĩ thuật KWLH, kĩ thuật tranh luận, kĩ thuật
lắng nghe và phản hồi tích cực,…Đây đều là kĩ thuật dạy học
tích cực, song không phải kĩ thuật nào cũng có thể sử dụng
được cho tất cả các nội dung. Khi soạn một bài giảng chúng ta



phải căn cứ vào nội dung của bài học mà xác định những kĩ
thuật phùn hợp. Nội dung nào thì tương ứng với kĩ thuật dạy
học đó có như vậy mới mang lại hiệu quả cao cho bài học.
- Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng kĩ thuật dạy học
tích cực
* Yêu cầu về tính vừa sức, phù hợp với nội dung kiến
thức và trình độ học sinh
Việc vận dụng những kĩ thuật dạy học tích cực cũng phải
đảm bảo phù hợp với trình độ, khả năng của học sinh, không
được quá khó cũng không quá dễ. Tránh đưa những nhiệm vụ
đơn giản vì sẽ không kích thích được hứng thú, trí tuệ của học
sinh, làm cho các em dễ cảm thấy nhàm chán, thờ ơ với nhiệm
vụ học tập. Ngược lại, tránh đưa ra những nhiệm vụ quá khó
khăn không phù hợp với trình độ học sinh, nếu nhiệm vụ quá
khó học sinh sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ, vì thế các
em dễ nhàm chán, không hứng thú với các hoạt động học tập
cần thực hiện.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần chú ý tới trình độ nhận
thức của học sinh giữa các lớp. Có thể kĩ thuật này được tổ


chức rất thành công ở lớp này nhưng chưa chắc với lớp khác
cũng đạt được kết quả tương tự.
Có thể nói, tính vừa sức là một trong những cơ sở đảm
bảo sự thành công khi vận dụng những kĩ thuật phù hợp.
* Yêu cầu về phát triển năng lực cho học sinh
Các nhà nghiên cứu giáo dục đã chỉ ra những đặc điểm
khác biệt cơ bản giữa những đặc điểm hay dấu hiệu đặc trưng

của một nhà trường của thế kỉ 20 và nhà trường của thế kỉ 21
Bảng sự khác biệt giữa đặc trưng của nhà trường thế kỉ
XX và XXI
Trường học thế kỷ 20

Trường học thế kỉ 21

Tập trung vào những kiến thức, Tập trung vào phát triển các
kỹ năng cơ bản.

năng lực hành động.

Kiểm tra đánh giá tách rời khỏi Kiểm tra đánh giá tích hợp với
giảng dạy.

giảng dạy.

Học sinh chủ yếu làm việc cá Học sinh hợp tác cùng giải quyết
nhân.

vấn đề.


Hoạt động dạy và học theo trình Kỹ năng học được trong bối cảnh
tự từ cơ bản đến cấp bậc cao những vấn đề có thật (trong cuộc
hơn.

sống).

Giám sát kiểu hành chính.


Học sinh làm trung tâm, giáo

Dạy học theo mục tiêu, chú trọng
nội dung kiến thức, chỉ trong

viên là người tổ chức, hướng dẫn
điều khiển.

nhóm học sinh ưu tú học cách tư Tất cả học sinh học cách tư duy,
duy.

đặc biệt là tư duy bậc cao (năng
lực giải quyết vấn đề, năng lực
sáng tạo, siêu nhận thức).

Xuất phát từ những đặc điểm của nhà trường trong thế kỉ
21, yêu cầu giáo viên phải có khả năng phát triển chương
trình (môn học) và thiết kế chủ đề dạy học tích hợp để phát
triển năng lực học sinh. Thay vì trước đây dạy học quan tâm
chủ yếu đến nội dung với câu hỏi: “ cần dạy học sinh những
nội dung gì?” thì bây giờ dạy học quan tâm đến phát triển
năng lực bắt đầu từ câu hỏi “người học cần hình thành được


năng lực gì ở đầu ra?” – tức là bắt đầu đi từ kết quả (chuẩn
đầu ra).
Wiggins và McTighe (1998) đề xuất mô hình xây dựng
chương trình đào tạo với thứ tự đảo ngược so với mô hình
kiểu truyền thống (tức là không đi từ mục đích/mục tiêu… mà

đi từ kết quả đầu ra).
Phát triển chương trình theo cách tiếp cận này, các nhà
giáo dục muốn hướng việc giảng dạy dựa theo chuẩn đầu ra
chứ không dựa trên nội dung hay hoạt động. Nghĩa là người
dạy cần phải tập trung suy nghĩ nhiều hơn về ứng dụng kiến
thức được học giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn hơn
là truyền thụ kiến thức.
Thông thường, giáo viên phổ thông chỉ chú trọng xem
mình có dạy hết chương trình (theo sách giáo khoa) và đảm
bảo thời lượng hay chưa, mà ít quan tâm tới những mục tiêu,
chuẩn đầu ra (chương trình/môn học) đã đề ra có đạt được hay
chưa. Bằng cách đảo ngược các bước xây dựng chương trình
kiểu truyền thống, bắt đầu đi từ kết quả mong muốn (chuẩn
đầu ra). Sau đó thiết kế đánh giá dựa trên chuẩn đầu ra đó và


biên soạn chương trinh học tập để người học đạt được mục
tiêu qua chuẩn đầu ra.
* Yêu cầu về tính khả thi, phổ biến
Việc vận dụng những kĩ thuật dạy học mới để tổ chức hoạt
động học tập trong quá trình dạy học lịch sử phải căn cứ vào
thực tiễn dạy học bộ môn ở trường phổ thông sao cho những
phương pháp, kĩ thuật dạy học ấy vừa phù hợp với những đặc
điểm, nội dung, điều kiện, yêu cầu của giáo dục phổ thông,
vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn.
Để đạt được mục đích đó, những kĩ thuật dạy học này khi
vận dụng vào tổ chức hoạt động học tập trong dạy học cần
đảm bảo tính khả thi gồm:

- Phù hợp với nội dung, chương trình dạy học bộ môn ở

trường trung học phổ thông.
- Phù hợp với trình độ, năng lực, chuyên môn của đông đảo
giáo viên trung học phổ thông, phù hợp với điều kiện cụ thể của
trường, có khả năng triển khai, ứng dụng rộng rãi trong dạy học
lịch sử ở trường trung học phổ thông.


- Bài tập, nhiệm vụ đưa ra phải bám sát nội dung học tập,
phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, khơi gợi hứng
thú, sự ham mê học tập của các em.
- Phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị
dạy học ở trường THPT nói chung và bộ môn lịch sử nói
riêng.
Như vậy, việc sử dụng các kĩ thuật dạy học để tổ chức
hoạt động học tập cho học sinh trong dạy học nói chung, dạy
học lịch sử nói riêng phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn
của việc dạy học lịch sử đồng thời phải có khả năng ứng dụng
rộng rãi trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
* Yêu cầu về kĩ năng, nghiệp vụ tổ chức hoạt động (bao
gồm kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, kĩ thuật, nghiệp
vụ)
Không có kĩ thuật dạy học nào là vạn năng. Bởi vậy,
nhiệm vụ của người giáo viên là trên cơ sở đặc trưng môn
học, nội dung bài học, trình độ học sinh và tùy thuộc vào
quỹ thời gian mà vận dụng kĩ thuật phù hợp, hoặc chúng ta
có thể kết hợp linh hoạt, mềm dẻo, nhuần nhuyễn các kĩ
thuật dạy học khác nhau.


Không phải bất kì loại bài nào, đơn vị kiến thức nào cũng

có thể vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực đã nêu. Có
những mảng kiến thức chỉ cần giáo viên thuyết trình hoặc để
cho học sinh nghiên cứu tài liệu, tự trả lời được câu hỏi nên
không nhất thiết phải tổ chức, phân công cho học sinh hoạt
động nhóm, thảo luận, khám phá với những lượng kiến thức
như vậy. Hoặc có những kiến thức phù hợp với kĩ thuật dạy
học XYZ kết hợp với 321, hay kĩ thuật công não với lắng
nghe,… còn nếu vận dụng các kĩ thuật dạy học khác thì không
hiệu quả. Do đó, đòi hỏi giáo viên phải vận dụng các kĩ thuật
dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm đảm bảo sự phù
hợp giữa mục tiêu và phương pháp.
Sự vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn của giáo viên còn
thể hiện ở chỗ biết kết hợp nhuần nhuyễn các hình thức hoạt
động dạy học khác nhau với những nhiệm vụ học tập khác
nhau.
Vấn đề vận dụng những kĩ thuật dạy học tích cực trong
dạy học lịch sử như thế nào cần phải dựa vào thực tiễn dạy
học ở trường phổ thông nói chung, dạy học lịch sử nói riêng.
Việc vận dụng những kĩ thuật dạy học đó phải tạo ra được
hiệu quả dạy học một cách toàn diện. Nó vừa giúp học sinh


nắm vững kiến thức, vừa rèn luyện những kĩ năng học tập và
hình thành cho các em những năng lực, phẩm chất cần thiết để
học tập tốt hơn và đi sâu vào thực tiễn cuộc sống, lao động…
- Các mạch kiến thức của phần lịch sử Việt nam lớp 11
(chương trình chuẩn) cần tổ chức dạy học cho học sinh
Lịch sử Việt Nam (1858- 1918) là sự tiếp nối phần lịch
sử Việt Nam cổ trung đại ở lớp 10, cung cấp cho học sinh bức
tranh toàn cảnh, kiến thức cơ bản của lịch sử dân tộc trong

thời cận đại từ khi thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược
nước ta cho đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918). Đây
là giai đoạn chứng kiến nhiều sự kiện mang tính chất bước
ngoặt, ảnh hưởng to lớn đến tiến trình lịch sử dân tộc.
Chương trình lịch sử Việt nam lớp 11 (chương trình
chuẩn) cần trang bị cho học sinh bốn mạch kiến thức với
những nội dung cơ bản sau:


Mạch kiến
thức

Nội dung cơ bản


Bối cảnh lịch sử Trước 1858, Việt Nam vẫn là một quốc gia
trước khi Pháp phong kiến độc lập, có chủ quyền nhưng
xâm lược Việt mầm mống cuộc khủng hoảng của chế độ
nam

phong kiến đã bộc lộ rõ rệt trên tất cả mọi
lĩnh vực. Giữa thế kỉ XX, chủ nghĩa tư Pháp
phát triển mạnh mẽ, nhu cầu thị trường,
nguyên liệu ngày càng tăng chúng đẩy mạnh
quá trình xâm chiếm thuộc địa. Việt Nam là
một nước có vị trí chiến lược quan trọng, tài
nguyên thiên nhiên phong phú đã trở thành
đối tượng nhòm ngó của tư bản. Dựng lên
cái cớ bảo vệ Thiên chúa, ngày 19/5/1858,
liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã nổ súng

tấn công Đã Nẵng, chính thức mở đầu xâm
lược Việt Nam.

Cuộc

kháng Quá trình xâm lược Việt Nam của Pháp gặp

chiến

chống phải cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân

Pháp xâm lược ta. Pháp buộc phải chuyển từ kế hoạch “đánh
của nhân dân ta nhanh, thắng nhanh” sang kế hoạch “tằm ăn
(1858 – 1884)

lá”. Và trải qua 4 giai đoạn:


+ giai đoạn 1(1858 – 1862): Pháp đánh
chiếm Đà Nẵng, Gia Định, kết thúc bằng
hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng hẳn cho Pháp 3
tỉnh miền Đông Nam Kì.
+Giai đoạn 2 (1862 – 1867): Pháp đánh
chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì
+ Giai đoạn 3 (1867 – 1874): Pháp đánh
chiếm Bắc Kì lần thứ nhất, kết thúc bằng
hiệp ước Giáp Tuất 1874.
+ Giai đoạn 4(1874 -1884): Pháp thôn tính
Bắc Kì và tấn công kinh thành Huế, hiệp ước
Hác – măng (1883) và Pa-tơ- nốt (1884), kết

thúc chiến tranh xâm lược về mặt quân sự.


Phong trào yêu .- Phong trào Cần Vương. Phong trào phát
nước

chống triển qua 2 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất từ

Pháp cuối thế năm 1885 đến 1888, được đặt dưới sự chỉ
kỉ

XIX

theo huy của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết,

khuynh hướng với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra
phong kiến

trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Kì và
Bắc Trung Kì. Giai đoạn 2 là nổ ra các cuộc
khởi nghĩa lớn, tiêu biểu: khởi nghĩa Bãi Sậy
(1883 – 1892) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh
đạo ở vùng Hưng Yên, Hải Dương, Bắc
Ninh, Thái Bình. Đặc biệt là khởi nghĩa
Hương Khê (1885- 1896) là cuộc khởi nghĩa
tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương
do Phan Đình Phùng lãnh đạo.
- Song song với phong trào Cần Vương vào
những năm cuối thế kỉ XIX còn xuất hiện
nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân và nhân

dân các dân tộc miền núi chống Pháp, tiêu
biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 –
1913) do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo


Tuy nổ ra rầm rồ và sôi nổi nhưng phong
trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta
những năm cuối thế kỉ XIX vẫn không thành
công.

Khuynh hướng - Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm
cứu nước mới nảy sinh những lực lượng xã hội như công
ở Việt nam đầu nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những
thế kỉ XX và điều kiện bên trongvận động giải phóng dân
hoạt động yêu tộc theo xu hướng mới. Đúng lúc này, các
nước ban đầu sách Tân thư,Tân báo cuả Trung Hoa, cuộc
của

Nguyễn Duy tân Minh Trị cổ động cho tư tưởng dân

Tất Thành

chủ tư sản được đưa vào nước ta. Các sĩ phu
yêu nước thức thời đã tiếp nhận tư tưởng đó
một cách nồng nhiệt. Đây chính là những
điều kiện xã hội và tâm lí làm nảy sinh, thúc
đẩy phong trào yêu nước theo khuynh hướng
mới – khuynh hướng dân chủ tư sản, trong
đó Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là
những chí sĩ tiêu biểu.



Phan Bội Châu với xu hướng bạo động đã
thành lập Duy tân hội, phát động phong trào
Đông du. Sau khi phong trào Đông du bị
cấm, Duy tân hội giải tán ông tiếp tục thành
lập Việt Nam Quang phục hội, hướng ngọn
cờ cứu nước theo Cách mạng Tân Hợi ở
Trung Quốc. Phan Châu Trinh với xu hướng
cải cách đã tích cực mở trường dạy học theo
lối mới, phát động Duy tân sôi nổi.

-Vào đầu thế kỉ XX, phong trào cách mạng
Việt Nam đã rơi vào tình trạng khủng hoảng
sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
Các cuộc đấu tranh của nông dân và binh
lính bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm
máu và thất bại nhanh chóng. Chính trong
bối cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm
đường cứu nước mới.


- Sử dụng kĩ thuật dạy học để tổ chức hoạt động học
tập cho học sinh trong môn Lịch sử ở trường phổ thông
(Qua ví dụ phần Lịch sử Việt Nam lớp 11, chương trình
chuẩn)
- Kết hợp nhuần nhuyễn các nhóm kĩ thuật dạy học
khi tổ chức hoạt động học tập lịch sử cho học sinh.
Sự kết nối nhuần nhuyễn các nhóm kĩ thuật dạy học tích
cực khi tổ chức hoạt động học tập lịch sử cho học sinh sẽ tạo

được hứng thú học tập cho học sinh cũng như mang lại hiệu
quả cho bài học. Các kĩ thuật dạy học tích cực tuy có nhiều ưu
điểm, thế mạnh riêng song lại rời rạc và chỉ phục vụ một mục
đích nào đó trong quá trình dạy học. Và qua nghiên cứu thì
chúng tôi đã nhận thấy một số kĩ thuật dạy học tích cực có
mối quan hệ logic, chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho
nhau trong suốt quá trình dạy học từ đó tạo nên sự kết nối
nhuần nhuyễn giữa các kĩ thuật dạy học tích cực.
Ví dụ: nhóm kĩ thuật dạy học “ KWLH, XYZ và 321” có
mối quan hệ logic, chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho
nhau trong suốt quá trình dạy học từ khâu mở đầu chủ đề/bài
học hoặc mở đầu chương mới, trong quá trình truyền dạy –


tiếp thu kiến thức mới đến khâu củng cố bài học. Trong ba kĩ
thuật này, kĩ thuật KWLH sẽ “mở đầu”, tạo động cơ học tập
cho học sinh, kĩ thuật XYZ “triển khai hoạt động nhóm” để
hướng dẫn học sinh hoạt động tìm ra kiến thức mới và kĩ thuật
321 để lấy nhận xét về kết quả làm việc của các nhóm, hoặc
hướng dẫn người học tự củng cố, hệ thống kiến thức đã học.
Nếu kĩ thuật này là mở đầu thì kĩ thuật kia triển khai và kĩ
thuật khác là hệ thống lại, củng cố.
- Sử dụng kĩ thuật dạy học KWLH để tạo động cơ học
tập và hướng dẫn học sinh tự củng cố kiến thức đã học
- Sử dụng kĩ thuật dạy học KWLH để tạo
động cơ học tập cho HS
Trên cơ sở lí thuyết đã chỉ ra ở chương 1, ở PHẦN BA –
LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858- 1918), bài học nào giáo viên
cũng có thể vận dụng được kĩ thuật KWLH mở đầu bài học,
nhằm tạo động cơ học tập cho học sinh.

Cụ thể, khi dạy bài 21 – phong trào yêu nước chống Pháp
của nhân dân ta trong những năm cuối thế kỉ XIX (2 tiết),
giáo viên tiến hành vận dụng kĩ thuật KWLH như sau:


-

Bước 1: Trước khi sử dụng phiếu KWLH, giáo viên giới thiệu
về bài học (vận dụng nguyên tắc dạy học nêu vấn đề): Sau khi
kí với Pháp hai bản hiệp ước Hác – măng (1883) và Pa- tơnốt (1884), triều đình Huế nhìn chung đã đầu hàng giặc, thực
dân Pháp muốn thiết lập ngay một chế độ bảo hộ ở Việt Nam.
Chúng muốn dựng lên một chính quyền tay sai ở Huế để tổ
chức bóc lột, nô dịch nhân dân ta. Song chúng đã vấp phải sự
phản kháng của đông đảo nhân dân và các tầng lớp sĩ phu văn
thân, bộ phận quan lại chủ chiến trong kinh thành Huế. Sự
phản kháng đó được biểu hiện rõ rệt nhất bằng cuộc phản
công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế, mở
đầu cho giai đoạn mới của cuộc đấu tranh chống Pháp của
nhân dân Việt Nam.
Vậy phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta
trong những năm cuối năm thế kỉ XIX diễn ra như thế nào?
Các em đã biết gì về phong trào yêu nước chống Pháp của
nhân dân ta trong giai đoạn lịch sử này?

-

Bước 2: GV phát phiếu KWLH và yêu cầu HS điền vào 2 cột
đầu tiên với 2 câu hỏi (theo mẫu):
+ Các em đã biết những gì về phong trào yêu nước



chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn lịch sử
những năm cuối thế kỉ XIX?
+ Các em có mong muốn gì thêm khi tìm hiểu về phong
trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong giai
đoạn lịch sử này?
BẢNG HỎI THEO KĨ THUẬT DẠY HỌC “KWLH”
Họ



tên

học

sinh:

………………………………………………………
Lớp:
…………………………………………………………………
…..
Trường:
…………………………………………………………………
..
Câu hỏi:
1.Em đã biết gì về phong trào yêu nước chống Pháp của
nhân dân Việt Nam trong giai đoạn lịch sử những năm cuối
thế kỉ XIX? (Điền vào cột K)



2.Em có mong muốn và đề xuất gì khi học về phong
trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong
những năm cuối thế kỉ XIX? (Điền vào cột W)
3.Em đã học thêm được gì sau khi học xong về phong
trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong
những năm cuối thế kỉ XIX? (Điền vào cột L)
4. Em vận dụng vào thực tiễn như thế nào sau khi được
học về phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt
Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX? (Điền vào cột H)
K

W

L

H

………………. ……………

……………

……………

.

……………

……………

……………


……

………..

……

……………

……………

……………



……

…..

………………

………………



- Bước 3: sau khi đưa ra yêu cầu, GV đề nghị học sinh
động não nhanh và nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến chủ
đề. Cả GV và HS cùng ghi nhận hoạt động này vào cột K.
Hoạt động này kết thúc khi học sinh đã nêu ra tất cả các ý
tưởng. Tổ chức cho các em thảo luận về những gì các em đã

ghi nhận.
- Bước 4: Mong muốn được biết thêm khi tìm hiểu về
phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam
trong giai đoạn lịch sử này của HS sẽ được ghi nhận câu hỏi
vào cột W. Hoạt động này kết thúc khi học sinh đã nêu ra các
ý tưởng. Nếu học sinh trả lời bằng một câu phát biểu bình
thường, biến nó thành câu hỏi trước khi ghi vào cột W.
- Bước 5: GV gọi 1 -2 HS đứng lên báo cáo kết quả ghi
phiếu của mình, sau đó thu lại phiếu KWLH của cả lớp để về
nhà nghiên cứu những điều HS đã viết. Từ đó, điều chỉnh
phương pháp dạy học theo hướng đáp ứng mong muốn của
HS.
Khởi động bài học với kĩ thuật dạy học KWLH như trên
thể hiện sự tích cực đối với HS, đưa các em chú ý, quan tâm
vào bài học ngay từ những giây phút đầu tiên mà không gượng


ép. Đồng thời thể hiện sự tôn trọng những hiểu biết cũng như
mong muốn chính đáng của các em với chủ đề hoặc bài học.
Khích lệ tinh thần học tập của học sinh là mục tiêu quan trọng
của giáo dục.
- Ví dụ:
K

W

L

(Điều đã biết (Điều muốn (Điều
về


học (Vận dụng vào

phong biết thêm về được

trào

yêu phong

trào về

H

thêm bài
phong tiễn

nước chống yêu

nước trào

Pháp

Pháp nước chống

của chống

nhân dân ta của nhân dân Pháp
trong những ta
năm cuối thế những
kỉ XIX)


năm trong những

cuối thế kỉ năm cuối thế

- Tôn Thất -Hoàn

- Phan Đình

của

trong nhân dân ta

XIX)

Thuyết

yêu nào?)

kỉ XIX)
cảnh

nổ ra cuộc
phản

công

học
như


thực
thế


Phùng
- ….

quân Pháp tại
Kinh

thành

Huế
-Nguyên
nhân bùng nổ
phong

trào

Cần

Vương



phong

trào

nông


dân Yên Thế
-Các

cuộc

khởi

nghĩa

tiêu

biểu

trong phong
trào
-Kết quả của
phong trào
Giáo viên cũng hoàn toàn có thể vận dụng kĩ thuật
KWLH khi chuyển sang dạy chương II – Việt Nam từ đầu thế


×