Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Skkn kinh nghiệm dạy học thể loại truyền thuyết và cổ tích cho học sinh lớp 6 theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018 thcs minh khai, tp thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.69 KB, 24 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 là phát huy tính chủ
động, tích cực, sáng tạo của người học. Học sinh sẽ được đặt vào trung tâm của
hoạt động học. Như vậy, phương pháp dạy học truyền thống trước đây liệu có cịn
đáp ứng được u cầu của chương trình giáo dục phổ thơng mới? Học sinh học tập
tích cực, các em tự khám phá và lĩnh hội tri thức thì buộc phương pháp dạy học
cũng phải là phương pháp dạy học tích cực. Vậy chúng ta phải làm thế nào để thay
đổi cách học thụ động mà bấy lâu nay đã tồn tại trong bao thế hệ thầy và trị của
người Việt Nam? Thay đổi thói quen dạy học, thay đổi phương pháp dạy học
truyền thống không phải dễ dàng nhưng chúng ta hồn tồn có thể làm được.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 6, ở phân mơn Văn học, học sinh được học
nhiều văn bản với dung lượng khá lớn, lượng kiến thức tương đối nhiều do đó địi
hỏi thầy cơ phải sử dụng những phương pháp, kỹ thuật tích cực vào dạy học, đặc
biệt là khi thể loại truyền thuyết và cổ tích (tác phẩm truyện dân gian). Xuất phát từ
những lý do mang tính thực tiễn đó, tơi đã lựa chọn đề tài “Kinh nghiệm dạy học
thể loại truyền thuyết và cổ tích cho học sinh lớp 6 theo định hướng chương
trình giáo dục phổ thơng 2018” để chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu
quả đổi mới trong dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính tích cực và sáng
tạo của học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Cùng đồng nghiệp nhận thấy được rõ ý nghĩa, vai trò của việc nghiên cứu
mục tiêu tổng thể chương trình, vận dụng các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy
học tích cực và phương tiện dạy học trong việc phát huy phát huy năng lực, phẩm
chất của học sinh.
- Giúp học sinh học sinh hào hứng hơn, chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh tri
thức trong q trình học tập truyền thuyết và cổ tích nói riêng cũng như trong học
tập bộ mơn Ngữ văn nói chung. Xóa bỏ tâm lí "ngại, e dè” hoặc học qua loa, đối
phó; trái lại, có thể hào hứng, chủ động thảo luận, trao đổi để hoàn thành mục tiêu
bài học. Từ đó kích thích, phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh,
đúng theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng


lực, phẩm chất học sinh.
Như vậy, khi lựa chọn đề tài này, tơi hướng đến mục đích nghiên cứu là: chỉ ra
và phát huy hiệu quả cao hơn nữa các phương pháp dạy học tích cực vào dạy các

skkn

1


thể loại truyền thuyết và cổ tích trong chương trình Ngữ văn lớp 6, đảm bảo bám
sát theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: phương pháp dạy học các thể loại truyền
thuyết và cổ tích trong chương trình Ngữ văn lớp 6, bộ sách Kết nối tri thức của
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, phát hành năm 2021.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu về đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản như sau:
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Đọc nghiên cứu tổng hợp lí thuyết rút kinh
nghiệm trong quá trình thực hiện, nghiên cứu các tài liệu làm cơ sở lí luận, mục
tiêu đề tài, đề xuất biện pháp thực hiện.
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn: Khảo sát thực trạng trước và sau khi
áp dụng dụng đề tài trong dạy học và rút ra nguyên nhân hạn chế, hiệu quả trước và
sau khi áp dụng.
Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng trong các tiết dạy – học văn học dân gian.
Qua đó so sánh chất lượng và hiệu quả khi áp dụng sáng kiến.
Phương pháp thu thập thông tin: Lắng nghe ý kiến đồng nghiệp, HS về thực
trạng dạy học văn học dân gian, các ưu nhược điểm của từng phương pháp, kỹ
thuật dạy học, từ đó hoàn thiện bài viết.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài của tôi nghiên cứu cách thức vận dụng linh hoạt các phương pháp và kĩ

thuật dạy học tích cực kết hợp với dạy theo đặc trưng thể loại có sự ứng dụng cơng
nghệ thơng tin để dạy – học các truyện truyền thuyết và cổ tích trong chương trình
Ngữ văn 6 (Chương trình giáo dục phổ thơng 2018) theo định hướng phát huy năng
lực, phẩm chất người học.
Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy một cách
linh hoạt, sáng tạo sẽ là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho mỗi giáo viên và phát huy
được tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh. Người thầy có nhiều cách
thức thực hiện tích cực hơn để cho học sinh tiếp cận với nội dung của bài học, nắm
bắt được những điều cần và muốn của các em trong bài học để mang lại chất lượng
cao nhất cho tiết học. Các em sẽ được trực tiếp thực hiện những kĩ thuật học tập
tích cực nhất dưới sự hướng dẫn của người thày để từ đó hình thành và chiếm lĩnh
tri thức. Trong đề tài này, tôi hướng tới việc vận kĩ thuật phối hợp các phương
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực kết hợp với dạy theo đặc trưng thể loại văn bản, từ
đó phát huy năng lực và phẩm chất cho học sinh. Cách thức vận dụng theo đúng

skkn

2


tinh thần định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, theo sách giáo
khoa Kết nối tri thức xuất bản năm 2021, bắt đầu đưa vào giảng dạy toàn quốc từ
năm học 2021 – 2022, vì thế, đề tài có tính mới cao trong việc đưa ra và thực hiện
các giải pháp.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Theo điều 27 - Luật giáo dục năm 2015 thì “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông
là giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các
kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình
thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách

nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao
động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để thực hiện mục tiêu trên, quá
trình dạy học nói chung và dạy học bộ mơn Ngữ văn 6 ở trung học cơ sở nói riêng
đã và đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang
tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì
đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học. Để thực hiện
được điều đó, trước hết cần phải thực hiện thành công việc “Đổi mới phương pháp
giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy
sáng tạo của người học; phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí
vươn lên”. Trong q trình đổi mới phương pháp dạy học, để dạy học theo chương
trình phát triển năng lực, mỗi giáo viên có thể linh hoạt vận dụng nhiều con
đường, nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học kết hợp với ứng dụng cơng nghệ
thơng tin để góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn 6 và phù hợp
với dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
Xuất phát từ yêu cầu đó, người giáo viên vần nắm vững và hiểu rõ một số vấn
đề sau:
- Phương pháp dạy học chính là cách thức, sự tương tác chung giữa giáo viên
và học sinh trong điều kiện dạy học tích cực nhằm đạt được mục tiêu của việc dạy
học. Đó là những hành động, cách thức tổ chức hoạt động học của thầy và trị. Có
rất nhiều phương pháp dạy học như: phương pháp thảo luận, nghiên cứu, trị chơi,
đóng vai, học nhóm…
Trong đó phương pháp dạy học tích cực là việc lấy học sinh làm trung tâm
của quá trình dạy học, giáo viên là người nêu và gợi mở lên vấn đề bằng nhiều cách

skkn

3



khác nhau mang lại sự hào hứng, sự tự giác của học sinh. Học sinh sẽ tự học, tự
nhiên cứu, tự trình bày và giải quyết các vấn đề để đưa ra kết luận cụ thể. Phương
pháp này tăng cường sự kết nối, thực hành giữa các học sinh trong môn học, tiết
học. Học sinh sẽ dễ dàng ghi nhớ kiến thức, thơng qua việc tự mình tư duy và tìm
tịi khám phá. Giáo viên áp dụng nhiều cách để gợi mở vấn đề, vấn đáp, tương tác,
thảo luận nhóm hay chơi các trị chơi …
Như vậy, có thể nói phương pháp dạy học tích cực chính là hoạt động và
chủ động trái với không hoạt động và thụ động. Chúng ta có thể kể ra một số
phương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp dạy học nhóm; Phương pháp
nghiên cứu trường hợp điển hình; Phương pháp giải quyết vấn đề; Phương pháp
đóng vai; Phương pháp trị chơi; Phương pháp dự án (dạy học theo dự án); Phương
pháp bàn tay nặn bột.
- Kĩ thuật dạy học tích cực chính là hạt nhân của phương pháp dạy học tích
cực, hướng tới việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, nghĩa là hướng
tới việc phát huy tính tích cực, chủ động của người học chứ không chỉ hướng vào
việc phát huy tính tích cực của người dạy. Giáo viên cần nắm chắc một số kỹ thuật
dạy học tích cực hiệu quả, cơ bản sau: Kỹ thuật các mảnh ghép; Kỹ thuật khăn trải
bàn; Kỹ thuật động não; Kỹ thuật bể cá; Kỹ thuật tia chớp…
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy và học được xem là xu
hướng tất yếu của thời đại, khi mà cơng nghệ thơng tin phát triển vượt bậc. Nó
mang lại nhiều lợi ích thiết thực và mở ra triển vọng to lớn cho trong dạy học cho
giáo viên. Giáo viên có thể sử dụng tích hợp các cơng cụ đa phương tiện như hình
ảnh, âm thanh, video,… vào nội dung bài giảng, để tăng sự phong phú, hấp dẫn.
Điều này cịn giúp kích thích tư duy và tính sáng tạo của học sinh, và tăng mức độ
tương tác giữa giáo viên và học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Các truyện truyền thuyết và cổ tích là bộ phận quan trọng của văn học dân
gian – một phần không thể tách rời của văn học Việt Nam. Vì thế, tổ chức dạy học
truyền thuyết và cổ tích cần phải hướng đến giúp học sinh có hứng thú say mê học
tập mơn Ngữ văn thơng qua sự hấp dẫn, lôi cuốn từ những truyện truyền thuyết và

cổ tích, bồi đắp cho các em năng lực và phẩm chất cần thiết để hoàn thiện bản thân
ngay từ năm học đầu tiên của cấp Trung học cơ sở.
Truyện truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn lớp 6 bao gồm các tác phẩm
được sắp xếp trong các bài 6 và 7 của sách Kết nối tri thức, cụ thể như sau:

skkn

4


Bài

Tên văn bản
Thể loại
Thánh Gióng
Truyền thuyết
Bài 6. Chuyện kể về những người
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Truyền thuyết
anh hùng
Bánh chưng, bánh giầy
Truyền thuyết
Thạch Sanh
Cổ tích
Bài 7. Thế giới cổ tích
Cây khế
Cổ tích
Vua chích chịe
Cổ tích
Như vậy, có thể thấy với 5 tác phẩm truyền thuyết và cổ tích các em học sinh

lớp 6 được học là cả một kho tàng kiến thức vô cùng rộng lớn. Tuy nhiên việc tiếp
thu kiến thức của học sinh còn rất nhiều hạn chế. Các em chưa quen với việc soạn ở
nhà và việc tích cực chủ động học trên lớp và làm thế nào để nhớ hết được nội
dung, ý nghĩa mỗi truyện... Điều đó địi hỏi người giáo viên nỗ lực tìm kiếm và đổi
mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và góp phần khắc
phục tình trạng học sinh thiếu hứng thú học.
Bên cạnh đó, một số giáo viên khi dạy thể loại văn học dân gian còn vẫn
quen sử dụng phương pháp dạy học cũ, chưa tích cực tìm tịi đổi mới. Đặc biệt là
chưa thiết kế chuỗi hoạt động phù hợp với định hướng của Chương trình giáo dục
phổ thơng 2018. Vì thế tiết dạy chưa tạo được tính tích tực, chủ động cho học sinh.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề.
2.3.1. Dạy truyền thuyết và cổ tích với yêu cầu bám sát đặc trưng thể loại
2.3.1.1. Dạy truyền thuyết bám sát đặc trưng thể loại
Truyền thuyết là loại truyện dân gian, kể về các nhân vật và sự kiện có liên
quan đến lịch sử thời quá khứ, có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể
hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử
được kể đến.
- Đặc trưng thể loại:
+ Đề tài thường lấy từ lịch sử, những vấn đề có ý nghĩa trọng đại (Truyền
thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh lấy đề tài dựng nước của các Vua Hùng; Truyền
thuyết Thánh Gióng lấy đề tài về công cuộc giữ nước chống giặc ngoại sâm của
cha ông.
+ Sử dụng các yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo.
+ Nhân vật thường được xây dựng đơn giản, có sự kết hợp kì lạ giữa những
nét đời thường, thế tục với những nét phi thường, kì ảo.
+ Cốt truyện đơn giản, ít tình tiết.

skkn


5


Trong hai truyền thuyết ở Ngữ văn 6, đều là những truyện về thời đại Hùng
Vương – thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam. Những truyền thuyết này gắn với
nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước thời các vua Hùng.
Từ những đặc trưng cơ bản trên của thể loại, khi dạy vào từng văn bản
truyền thuyết cụ thể, giáo viên cần xác định trọng tâm mục tiêu bài học. Và kết
thúc bài học, cần giúp HS nhận diện được đặc điểm thể loại, cốt truyện, ý nghĩa
của các yếu tố kỳ ảo cũng như ý nghĩa của mỗi truyện, thái độ của nhân dân đối
với nhân vật, sự kiện lịch sử được nói đến.
Ví dụ: Khi dạy bài “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:
- Giáo viên giúp HS khai thác các yếu tố đặc trưng thể loại qua hệ thống câu hỏi
(nhiệm vụ học tập) như:
+ Xác định hệ thống sự việc chính trong truyện?
+ Sơn Tinh, Thủy Tinh có phải là nhân vật có thật khơng? Các tác giả dân
gian xây dựng nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh nhằm biểu trưng cho đối tượng nào?
+ Chủ đề của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì?
+…
- Giúp HS nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện là:
+ Giải thích hiện tượng mưa gió, bão lụt hàng năm của nước ta.
+ Phản ánh ước mơ của nhân dân ta muốn chiến thắng thiên tai, bão lụt.
+ Ca ngợi công lao trị thuỷ, dựng nước của cha ông ta.
2.3.1.2. Dạy truyện cổ tích bám sát đặc trưng thể loại
- Khái niệm truyện cổ tích: truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc
đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
+ Nhân vật bất hạnh (như: người mồ cơi, người con riêng, người em út,
người có hình dạng xấu xí…)
+ Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ.
+ Nhân vật thơng minh và nhân vật ngốc nghếch.

+ Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con
người).
- Đặc trưng truyện cổ tích:
+ Đặc trưng về nghệ thuật: thường sử dụng nhiều các yếu tố hư cấu, hoang
đường, kì ảo.
+ Đặc trưng về cốt truyện: câu chuyện thường trải qua các giai đoạn với cấu
trúc chung (sinh ra - biến cố - hóa giải biến cố - kết cục), và thường ln là kết
thúc có hậu.

skkn

6


+ Đặc trưng về nội dung, ý nghĩa: thường truyền tải, thể hiện ước mơ, niềm
tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối
với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
Xuất phát từ đặc trưng của truyện cổ tích, khi dạy, giáo viên cần xác định rõ
mục tiêu bài học là cần giúp học sinh nhận diện được một số yếu tố của truyện cổ
tích; các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác
phẩm. Đồng thời chú trọng đến chủ đề của văn bản, tóm tắt truyện một cách ngắn
gọn và nêu được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc
gợi ra.
Ví dụ: Khi dạy bài “Cây khế”:
- Giáo viên cần giúp học sinh khai thác các yếu tố đặc trưng thể loại qua hệ thống
câu hỏi (nhiệm vụ học tập) như:
+ Truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ quen thuộc chỉ thời
gian trong quá khứ, không gian khơng xác định. Em hãy tìm những từ ngữ đó
trong truyện ‘Cây khế’ và chỉ ra vai trò của việc mở đầu như vậy?
+ Con chim đến ăn khế có phải con vật kì ảo khơng? Vì sao?

+…
- Giúp học sinh nắm được ý nghĩa, bài học mà tác giả dân gian muốn gửi gắm là:
+ Chăm chỉ làm lụng mới có thành quả tốt.
+ Người hiền lành, tốt bụng sẽ được đền đáp xứng đáng.
+ Kẻ tham lam, lười biếng sẽ chịu hậu quả.
2.3.2. Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm kết hợp sử dụng phiếu học
tập trong dạy học truyền thuyết và cổ tích
Bản chất dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: dạy
học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ. Trong đó học sinh của một lớp học được chia
thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành
các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc
của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước tồn lớp. Dạy học nhóm nếu
được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm, phát triển năng
lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp, thuyết trình của học sinh.
Nhóm học tập được tổ chức sao cho từng thành viên trong nhóm khơng thể
trốn tránh công việc, hoặc trách nhiệm học tập. Mọi thành viên đều phải học, đóng
góp phần mình vào cơng việc chung và thành cơng của nhóm. Mỗi thành viên thực
hiện một vai trò nhất định. Các vai trò ấy được luân phiên thường trong các nội
dung hoạt động khác nhau (nhóm trưởng, thư kí, báo cáo viên…). Mỗi thành viên

skkn

7


đều hiểu rằng không thể dựa vào công việc của người khác. Dưới sự điều khiển của
nhóm trưởng, tất cả các thành viên trong nhóm đều phải làm việc. Có thể mỗi cá
nhân có tiến độ thực hiện cơng việc khác nhau. Nếu gặp khó khăn hay tốc độ chưa
đảm bảo, tơi khuyến khích các em có năng lực tốt hơn theo dõi giúp đỡ bạn. Khi
cần thảo luận hoặc thống nhất nội dung gì, nhóm trưởng nêu u cầu, mọi thành

viên trong nhóm đều có trách nhiệm đóng góp ý kiến. Nhóm sẽ kịp thời biểu dương
những bạn có nhiều ý kiến hay hoặc những thành viên vốn rụt rè nhút nhát mà có
tiến bộ. Từ đó nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân trong nhóm.
Về khái niệm phiếu học tập, theo PGS.TS. Nguyễn Đức Thành: "Để tổ chức
các hoạt động của học sinh, người ta phải dựng các phiếu hoạt động học tập gọi tắt
là phiếu học tập. Còn gọi cách khác là phiếu hoạt động hay phiếu làm việc. Phiếu
học tập là những tờ giấy rời, in sẵn những công tác độc lập hay làm theo nhóm
nhỏ, được phát cho học sinh để học sinh hồn thành trong một thời gian ngắn của
tiết học (từ 5 - 10 phút). Trong mỗi phiếu học tập có ghi rõ một vài nhiệm vụ nhận
thức nhằm hướng tới hướng tới hình thành kiến thức, kĩ năng hay rèn luyện thao tác
tư duy để giao cho học sinh ".
Tóm lại: Phiếu học tập là một mảnh giấy thường được in sẵn nhằm mục đích
hỗ trợ người học sắp xếp các nội dung kiến thức để phục vụ cho việc học và hiểu
bài tốt hơn. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh điền vào khoảng trống trong tờ giấy
để trả lời câu hỏi hay hoàn thành sơ đồ.
Trong dạy học truyền thuyết và cổ tích, tơi thường vận dụng phối hợp:
Phương pháp hoạt động nhóm – Kĩ thuật chia nhóm – Phương tiện phiếu học tập
với các yêu cầu cơ bản như sau:
- Phương pháp hoạt động nhóm: GV tổ chức cho tất cả các thành viên mỗi
nhóm có cơ hội tham gia, mỗi người thực hiện một nhiệm vụ, vai trị nhất định.
Theo dõi các nhóm hoạt động để hỗ trợ khi cần thiết.
- Kĩ thuật chia nhóm: Có nhiều cách chia nhóm, nhưng thơng thường tơi chia
nhóm hỗn hợp để đồng đều giữa các nhóm về số lượng, đối tượng học sinh, thực
hiện nhiệm vụ tương đồng hoặc mức độ công việc tương đương.
- Phiếu học tập: không yêu cầu nhỏ lẻ mà hướng đến giải quyết các nội dung
căn bản của bài học (trọng tâm), giao nhiệm vụ bằng cách phát phiếu đã in sẵn hoặc
chiếu trên màn hình máy chiếu projector. Có sản phẩm đối sánh của giáo viên,
Ví dụ:
- Khi dạy bài “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, ở phần khám phá văn bản, tôi tổ chức lớp
thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các em thảo luận hoàn thành phiếu học tập sau:


skkn

8


PHIẾU HỌC TẬP SỐ…
NHĨM…..
u cầu: Thảo luận và hồn thành bảng sau trong thời gian 5 phút:
NHÂN VẬT
SƠN TINH
THUỶ TINH
ĐẶC ĐIỂM
Nguồn gốc
Tài năng
Nghệ thuật miêu tả
Nhận xét
về hai nhân vật
.
- Khi dạy bài “Thạch Sanh”, ở phần luyện tập, tôi tổ chức lớp thành 4 nhóm,
giao nhiệm vụ cho các em thảo luận hoàn thành phiếu học tập so sánh thể loại
truyền thuyết và cổ tích trong thời gian 10 phút, sau đó các nhóm trình bày, nhận
xét bổ sung cho nhau và tôi đưa ra sản phẩm đối sánh:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ …
So sánh thể loại truyền thuyết và cổ tích
Đối tượng
Truyền thuyết
Cổ tích
Nội dung


Kể về các nhân vật và sự
Phản ánh cuộc sống hằng ngày của
kiện có liên quan đến lịch
nhân dân ta
sử thời quá khứ

Đặc điểm của Cốt lõi là những sự thực
Hoàn toàn hư cấu
yếu tố kì ảo lịch sử

Vai trị của
yếu tố kì ảo

Yếu tố hoang đường, kì ảo đóng vai
trị cán cân cơng lí, thể hiện khát
Yếu tố kì ảo đóng vai trị
vọng cơng bằng, mơ ước và niềm tin
thần kì hóa để ngợi ca
của nhân dân về sự chiến thắng của
các nhân vật lịch sử
cái thiện đối với cái ác, cái tốt với
cái xấu.

skkn

9


Bài học, ý
nghĩa


Thể hiện quan điểm, thái
độ và cách đánh giá của
nhân dân đối với các sự
kiện và nhân vật lịch sử
được kể.

Biểu hiện cách nhìn hiện thực của
nhân dân đối với thực tại, đồng thời
nói lên những quan điểm đạo đức,
những quan niệm về cơng lí xã hội
và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp
hơn cuộc sống hiện tại.

Việc phối hợp các phương pháp, kĩ thuật, phương tiện dạy học như trên sẽ
tránh được cách dạy học thụ động trước đây, học sinh sẽ phát huy được tính chủ
động, sáng tạo. Học sinh tự khám phá, lĩnh hội kiến thức dưới sự dẫn dắt, hướng
dẫn của thầy cô, các em có cơ hội sẻ chia kiến thức, trình bày trước lớp. Do vậy,
giờ học sẽ rất sôi nổi, học sinh hứng thú. Các em nắm chắc kiến thức và ghi nhớ
sâu, tránh được cách học vẹt, học hình thức trước đây. Và quan trọng hơn học sinh
được rèn luyện thêm nhiều kĩ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng thuyết trình, kỹ năng
phản biện, kỹ năng hợp tác… Từ đó giúp các em phát triển tồn tồn diện cả năng
lực và phẩm chất.
2.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy truyền thuyết và cổ tích
Trong thời đại 4.0, công nghệ thông tin đã trở thành một phần thiết yếu của
cuộc sống. Nó có thể được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực, mang đến nhiều lợi
ích quan trọng. Khi bàn về vấn đề này, PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống khẳng định: “Đã
đến lúc nếu khơng nói là đã quá muộn, cần nghiên cứu và triển khai việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy học ở bộ mơn ngữ văn một cách rộng rãi, đúng hướng
và có hiệu quả”. Thật vậy, Ngữ văn là một môn học có vai trị quan trọng trong

việc trau dồi tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Thơng qua bộ mơn cùng với sự
truyền thụ của người thầy, các em sẽ lĩnh hội được nhiều cái hay, cái đẹp ở mỗi tác
phẩm văn học. Để học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp ấy thì người giáo viên
phải lựa chọn cho mình một cách truyền thụ sao cho có hiệu quả nhất. Một trong
những lựa chọn đó chính là ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, đặc biệt
là đối việc dạy các văn bản truyền thuyết và cổ tích.
Khi dạy các truyền thuyết và cổ tích trong chương trình Ngữ văn 6, giáo viên
có thể ứng dụng cơng nghệ thông tin một cách hiệu quả vào từng bài dạy, vào từng
hoạt động học của học sinh để phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học
sinh.
Hoạt động khởi động: giáo viên có thể khởi động bài học bằng cách cho HS
quan sát tranh ảnh/ xem video trên máy chiếu.

skkn

10


Cách thức tiến hành: Học sinh quan sát tranh rồi đốn tên truyện và kể lại
truyện đó theo trí nhớ của mình (vì hầu hết các truyền thuyết này rất gần gũi với
đối tượng học sinh lớp 6, các em đã được học hoặc nghe kể từ Tiểu học). Hoặc học
sinh xem video và trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung truyện.
Ví dụ 1:
Khi dạy bài “Thánh Gióng”, giáo viên sử dụng máy chiếu, chiếu hình ảnh một
số hình ảnh truyện truyền thuyết và cổ tích quen thuộc (ví dụ: Con Rồng cháu Tiên,
Cây tre trăm đốt, Mỵ Châu – Trọng Thủy, …) và hướng dẫn học sinh:

+ Quan sát mỗi hình ảnh trong 10 giây và trả lời tên truyện (nếu không đúng
giáo viên tiếp tục gọi học sinh khác).
+ Học sinh giơ tay nhanh nhất sẽ được gọi đoán tên truyện.

+ Học sinh nào đoán đúng nhiều nhất sẽ có thưởng (tràng pháo tay/nghe một
đoạn bài hát về truyện cổ tích/một đồ dùng học tập,…)
- Học sinh quan sát tranh và tham gia trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên nhận xét tinh thần tham gia trị chơi, động viên, khích lệ, trao
thưởng HS và dẫn dắt vào bài 1 với thể loại truyện (truyền thuyết và cổ tích).
Như vậy, để thực hiện hoạt động khởi động cho bài học, giáo viên đã vận
dụng các phương pháp pháp dạy học tích cực như:
- Phương pháp dạy học trò chơi (Trò chơi “Ai nhanh hơn?”).

skkn

11


- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (học sinh nghiên cứu cụ thể 1
tác phẩm văn học dân gian đã biết đến).
- Phương pháp giải quyết vấn đề (động não, suy nghĩ và giải quyết các câu
hỏi/ bài tập tình huống mà giáo viên đưa ra).
Ngồi ra, khi tiến hành các hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện
tập hay hoạt động vận dụng thì giáo viên cũng có thể ứng dụng cơng nghệ thơng tin
vào giảng dạy một cách hiệu quả, hợp lý, phù hợp với mục tiêu bài học.
Ví dụ 2:
Khi dạy bài “Vua chích chịe”, ở hoạt động tổng kết, giáo viên có thể cho
học sinh xem video “Vua chích chịe và nàng cơng chúa kiêu ngạo” (tải video tại
địa chỉ Để qua đoạn phim, giúp học sinh hình
dung lại và khắc sâu nội dung, bài học từ truyện.

Hình ảnh từ video
Ví dụ 3:
Khi dạy bài “Cây khế”, để giúp các em học sinh có thể nhớ và kể lại truyện,

giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia cuộc thi “Nhìn tranh kể truyện”
(hoạt động nhóm bàn).
Cách thức tổ chức: giáo viên chuẩn bị tranh ảnh minh họa các chi tiết nội
dung truyện, máy chiếu - chiếu tranh. Học sinh của mỗi nhóm quan sát tranh - trao
đổi với bạn - lên bảng kể lại truyện.

skkn

12


Theo tôi nhận thấy, khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học truyền
thuyết và cổ tích, giáo viên dễ dàng đạt được mục tiêu bài học: từ mục tiêu về kiến
thức, kỹ năng đến phẩm chất và năng lực. Rõ ràng, học trị được nghe cơ giảng bài,
được chủ động khám phá kiến thức và được trải nghiệm sáng tạo, được liên hệ thực
tế… các câu chuyện truyền thuyết và cổ tích giờ đây trở nên thật gần gũi và lý thú
với các em hơn bao giờ hết.
2.3.4. Phương pháp dạy học tích hợp liên mơn khi dạy truyền thuyết và
cổ tích
Qua nhiều năm giảng dạy tơi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền thống
giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, chúng tách rời từng
phương diện kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực nên hiệu quả đem lại cũng
chưa cao. Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu
của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hố hoạt động nhận thức của học
sinh. Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ
thống và lơgic.
         Ví dụ: Khi dạy bài “Bánh chưng, bánh giầy”, để tạo hứng thú ngay từ lúc
bắt đầu tiết học thì giáo viên sẽ cho học sinh xem video ca nhạc với các chủ đề viết
về cội nguồn dân tộc để giới thiệu bài. Những bài hát có thể sử dụng là: Lời ru Âu
Lạc, Huyền sử Âu Lạc, Dòng máu Lạc Hồng…(tích hợp mơn Âm nhạc). Trong

q trình giảng dạy, để giúp học sinh hiểu được thời đại lịch sử buổi đầu dựng nước

skkn

13


thì giáo viên đặt câu hỏi tích hợp với kiến thức mơn Lịch sử lớp 6 bài “Nước Văn
Lang” (tích hợp mơn lịch sử). Hay giáo viên có thể tích hợp môn Địa lý bằng cách
đặt các câu hỏi như:
- Thời đại Hùng Vương kinh đô được đặt ở đâu? Ngày nay, địa danh đó ngày
nay là phường/ thành phố nào?
(Đóng đơ ở Phong Châu và ngày nay là phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ).
Tích hợp mơn Giáo dục công dân bằng câu hỏi:
Câu 1: Các vua Hùng đã có cơng xây dựng đất nước, xây dựng văn hóa dân
tộc, là tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Hằng năm nhân dân ta vẫn nhớ đến ngày giỗ
Tổ Hùng Vương và rất nhiều người đã hành hương về với đất Tổ, về thăm Đền
Hùng. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày nào? Câu ca nào nói đến điều này?
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3.
Hoặc câu ca dao:
Ai về Phú Thọ cùng ta
Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mồng mười.
Câu 2: Để nhắc nhở về trách nhiệm, lòng tự hào dân tộc, Bác Hồ đã có câu
nói nổi tiếng nào khi đến thăm Đền Hùng ngày 19-9-1954, trong buổi nói chuyện
với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 ( Đại đoàn quân Tiên Phong)?
(Câu nói của Bác Hồ là: “Ngày xưa các vua Hùng đã có cơng dựng nước,
ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói của Bác có tác dụng
giáo dục truyền thống yêu nước ý thức dân tộc, nâng cao tinh thần đại đoàn kết,

nguồn sức mạnh to lớn chi phối toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử dân tộc; là
động lực cổ vũ lớn lao tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc).
Việc tích hợp liên mơn giúp cho bài học trở nên sinh động, thu hút các em,
không gây nhà chán mà tạo động lực để các em sáng tạo, tự tư duy theo cách suy
nghĩ của bản thân. Những kiến thức được các em vận dụng ngay vào giải quyết
những vấn đề thực tiễn, ít học vẹt. Những nội dung tích hợp cịn tiết kiệm thời gian
học cho các em tìm hiểu những kiến thức khác mà các em không phải học đi học lại
một nội dung ở những mơn khác nữa. Từ đó làm tăng khả năng tự giác, chủ động
trong học tập, giúp các em tìm lại niềm hứng thú.
2.3.5. Tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh khi dạy
truyền thuyết và cổ tích

skkn

14


Như chúng ta đã thấy, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những
hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để học sinh
sáng tạo qua q trình trải nghiệm. Chính điều này địi hỏi các hình thức và
phương pháp tổ chức các hoạt động đó phải đa dạng, linh hoạt, mang tính mở, học
sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo bản chất là
những hoạt động giáo dục nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm
chất, tư tưởng, ý chí tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực cần có của
con người trong xã hội hiện đại. Hình thức và phương pháp tổ chức đa dạng, phong
phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số
lượng,… để học sinh có nhiều cơ hội tự trải nghiệm.
Từ quan niệm này cho thấyhoạt động trải nghiệm sáng tạo coi trọng các hoạt
động thực tiễn mang tính tự chủ của học sinh. Về cơ bản đây là hoạt động mang

tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triển
sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Khi dạy các văn bản truyền
thuyết và cổ tích, giáo viên có thể tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
cho học sinh bằng nhiều hình thức phong phú.
2.3.5.1. Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường:
- Thi kể chuyện: Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh kể chuyện để phát
huy năng lực tư duy, trí tưởng tượng của các em bằng các yêu cầu như:
+ Kể một câu chuyện hoặc về nhân vật gần gũi với nội dung văn bản đang
học.
+ Kể lại một cái kết khác cho truyện.
+ Tưởng tượng để kể về một chi tiết truyện.
+ Kể lại truyền thuyết/ cổ tích bằng lời văn của em.
+ Đóng vai một nhân vật trong truyền thuyết/ cổ tích và kể lại truyện. Nếu là
đóng vai nhân vật kể lại một truyện truyền thuyết/ cổ tích thì giáo viên cần lưu ý
cho học sinh:
+) Được kể từ người kể chuyện ngơi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai
một nhân vật trong truyện.
+) Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng khơng thốt li truyện gốc;
nội dung được kể khơng làm sai lạc nội dung vốn có của truyện.
+) Cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các
phần. Nên nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo.
+) Có thể bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể
hiện cảm xúc của nhân vật.

skkn

15


Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Cây khế”, khi được yêu cầu tưởng tượng và lại

kết truyện theo một hướng khác, học sinh Trần Vũ như Anh lớp 6A3 đã kể như sau:
Người anh tham lam may túi mười hai gang để chim chở đến đảo lấy vàng.
Đến đảo, hắn thấy vàng bày la liệt, hắn tha hồ hốt đầy túi và nhét thêm vào người.
Trên đường về giữa biển, chim mỏi cánh van nài người anh bỏ bớt vàng đi. Hắn
tiếc quá không bỏ được, chim không thể gượng nổi chao nghiêng cánh. Thế là
người anh cùng túi vàng rơi xuống và khơng cịn biết gì nữa. Tỉnh lại, người anh
thấy mình nằm trên một hịn đảo. Có lẽ hắn đã bị sóng đánh dạt vào bờ. Hắn lang
thang trên đảo một mình. Bây giờ, hắn mới nghĩ đến tác hại của lịng tham lam của
mình nhưng đã quá muộn. Hắn phải sống cô đơn, lẻ loi trên hoang đảo suốt đời.
Ví dụ 2. Khi dạy văn bản “Thạch Sanh”, tôi yêu cầu học sinh tưởng tượng và
kể về Long cung – nơi ở của vua Thủy Tề theo trí tưởng tượng, học sinh Đinh Ánh
Khuê lớp 6A7 đã kể như sau:
Trong trí tưởng tượng của em, Long Cung là những cung điện nguy nga lộng
lẫy ẩn dưới hàng dặm sâu của biển cả. Nơi đó chứa đựng vô số kỳ trân bảo ngọc
quý hiếm, những cung điện ấy lúc nào cũng có binh tơm tướng cá nghiêm trang
canh gác. Đó là một quần thể kiến trúc dưới lịng nước vơ cùng lộng lẫy và chống
ngợp vì cảnh sắc tráng lệ và rực rỡ. Các kiểu trang trí xa hoa. Cung điện dù không
phải được xây từ bê tông cốt thép, mà trông như những hang động rộng lớn, hoa
văn chạm khắc tinh xảo trên những vách đá trắng ngà. Cửa ra vào, phòng ốc, các
đồ dùng đều được chế tác từ các vật liệu biển như vỏ sị, vỏ ốc, san hơ, ngọc trai
rất tuyệt đẹp. Ở sâu dưới mặt nước, lại thiếu ánh sáng mặt trời nhưng lòng cung
lúc nào cũng sáng rực, tất cả là nhờ hằng hà sa số, các viên minh châu được đặt để
khắp nơi, trên vách tường, dưới mặt đất. Xung quanh chỗ nào cũng thấy các dải
san hô xếp san sát, mn hình vạn trạng chẳng từ ngữ nào có thể diễn tả được.
Quả là một nơi chốn thần tiên!
Ví dụ 3. Khi dạy văn bản “Thánh Gióng”, tơi đặt ra u cầu: Thánh Gióng là
một người anh hùng vì dân vì nước, bằng hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu
ngắn gọn về một người anh hùng ngoài đời thực hoặc trong sách báo. Học sinh
Nguyễn Hoàng Khánh Vy lớp 6A3 đã giới thiệu như sau:
Lịch sử nước ta có biết bao nhiêu cuộc vị anh hùng chống ngoại xâm cứu

nước lỗi lạc mà xuất thân từ những người dân bình thường. Nguyễn Thị Minh Khai
là người như vậy. Lớn lên chứng kiến cảnh lầm than của quê hương, năm 16 tuổi
bà đã tham gia hoạt động cách mạng. Trong đấu tranh bà rất kiên cường, nhanh trí
khiến bọn giặc Pháp nhiều phen hoảng sợ và tìm mọi cách hãm hại bà. Năm 1940,
Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt, giặc tra tấn bà hết sức dã man nhưng sau mỗi trận
địn tra tấn đó Nguyễn Thị Minh Khai đã dùng máu của mình viết nên những câu

skkn

16


thơ nêu cao khí tiết của người chiến sĩ cộng sản. Biết không thể khuất phục được
bà chúng đã đem ra xử bắn. Em rất tự hào được học dưới mái trường mang tên
người anh hùng Nguyễn Thị Minh Khai.
Ví dụ 4. Đóng vai một nhân vật kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích
đã học:
(Phụ lục 1)
- Sân khấu hóa các truyền thuyết/ cổ tích: Đây là một hình thức trải
nghiệm bổ ích, hấp dẫn, phát huy khả năng sáng tạo của học sinh thông qua việc
các em được tự chọn lựa tác phẩm, được tham gia vào quá trình sáng tác kịch bản,
được cùng đưa ra ý kiến thiết kế sân khấu phù hợp với không gian của truyền
thuyết và cổ tích. Sân khấu hóa các truyền thuyết và cổ tích chính là một hình thức
đưa các tác phẩm văn học dân gian vào đời sống, giúp tác phẩm truyền thuyết và cổ
tích gần gũi hơn các các em học sinh, giúp các em một lần nữa khắc sâu được kiến
thức bài học. Sân khấu hóa truyện truyền thuyết và cổ tích giúp học sinh và giáo
viên được đặt mình vào “trường sáng tạo” và “trường thưởng thức” các tác phẩm
dân gian của nhân dân lao động, từ đó có cách cảm nhận, đánh giá tốt hơn về
những giá trị của Văn học dân gian.
Ví dụ 1: Trải nghiệm sáng tạo truyền thuyết “Thánh Gióng”. Giáo viên

hướng dẫn và tổ chức cho học sinh đóng kịch: Thánh Gióng.
Nhân vật: Thánh Gióng, bà mẹ, sứ giả, dân làng, quân giăc…
Các cảnh chính:
+ Cảnh Gióng ra đời và lớn lên.
+ Cảnh Gióng được dân làng góp gạo ni
+ Cảnh Thánh Gióng ra trận và đánh giặc
+ Cảnh Thánh Gióng bay về trời.
Ví dụ 2: Trải nghiệm sáng tạo truyền thuyết “Thánh Gióng”, “Bánh chưng,
bánh giầy”, học sinh tham gia múa hát các bài: Lời ru Âu Lạc, Huyền sử Âu Lạc,
Dịng máu Lạc Hồng.
Ví dụ 3: Trải nghiệm sáng tạo truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”, học
sinh tham gia làm bánh chưng, bánh giầy để tăng cường trải nghiệm bản thân, thấm
nhuần giá trị văn hóa dân tộc.
Như vậy, với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trên, truyền thuyết và cổ
tích khơng cịn là một tác phẩm truyện để học sinh đọc, kể lại mà còn là một “sân
chơi nghệ thuật” để lứa tuổi học sinh thỏa sức sáng tạo. Qua các hoạt động này, học
sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng như làm việc nhóm, đóng vai, viết kịch bản, thiết
kế sân khấu, thiết kế thời trang, trình diễn thời trang… Hoạt động này mang lại

skkn

17


nhiều niềm vui, hứng thú trong môn học, giúp các em hiểu thêm về các truyền
thuyết và cổ tích. Từ đó, các em biết được cách sáng tác truyện, chuyển thể tác
phẩm văn xuôi thành kịch và diễn xuất; thậm chí các em cịn có thể viết một vở
kịch ngắn cho riêng mình.
2.3.5.2. Hoạt động trải nghiệm ngồi nhà trường: tổ chức các hoạt động
tham quan trải nghiệm tại các di tích lịch sử - nơi gắn liền với nguồn gốc, sự ra đời

của truyền thuyết hay không gian văn hóa cổ tích.
Một số hình thức và địa điểm, địa danh tôi đã tổ chức cho học sinh tham
quan trải nghiệm như:
- Tham quan Chi cục đề điều, thủy lợi Thanh Hóa (quan sát mơ hình đê sơng
và phương án phịng chống lũ lụt).
- Thăm quan khơng gian cổ tích tại trường mầm non quốc tế Sakura (Sakura
Kindergarten) – Thành phố Thanh Hóa.
- Tham quan Đền Gióng – Gia Lâm, Hà Nội (tạm hoãn do ảnh hưởng của đại
dịch Covid-19).
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Niềm vui của mỗi giáo viên dạy môn Ngữ văn đứng lớp khơng những là chất
lượng tính bằng con số của mỗi năm mà còn là những ánh mắt long lanh của học
sinh vì đã hiểu bài, những bàn tay tự viết ra được những lời văn hay, tự nhiên, gần
gũi, biểu cảm, những vở kịch các em được là diễn viên trên sân khấu, những nụ
cười thiện cảm với môn văn. Để đạt được những điều vô cùng qúy giá đó, mỗi
giáo viên  đâu chỉ có say mê nhiệt tình với cơng tác giảng dạy mà cịn phải tìm tịi
hướng đi hiệu quả nhất.
Qua quá trình thực hiện, áp dụng các giải pháp trên đây, tôi nhận thấy đa số
học sinh u thích các giờ dạy của tơi. Các em rất tự tin, tích cực trong việc soạn
bài và trả bài cũ, hăng say phát biểu đóng góp ý kiến. Điều đặc biệt mà tôi nhận
thấy rõ rệt là các em đã có ý thức tự giác, tự tin, chủ động sáng tạo và thật sự u
thích bộ mơn Ngữ văn. Và chính các em lại truyền ngọn lửa đam mê văn học cho
tơi, khiến tơi tích cực hơn, thích tìm tịi và sáng tạo hơn trong mỗi giờ dạy. Chính
tơi cũng học tập được nhiều điều bổ ích từ các em.
Có thể nói, những biện pháp mà tơi trình bày trên đây đã được đúc kết từ q
trình tơi trực tiếp đứng lớp giảng dạy, được công tác trong một môi trường làm việc
nghiêm túc chuyên nghiệp, và cụ thể là trên thực tế kết quả giảng dạy học sinh của
lớp mình. Với việc vận dụng giải pháp một cách linh hoạt, sáng tạo mà tơi vừa trình
bày ở trên, học sinh được chủ động học tập, chiếm lĩnh và làm chủ kiến thức. Bằng


skkn

18


cách này, các em được lôi cuốn vào hoạt động học tập, được say mê tìm tịi và
hứng thú trong mỗi tiết học hơn, mỗi truyện dân gian đều được học sinh chủ động
khám phá. Các tác phẩm Văn học nói chung và các văn bản truyền thuyết, cổ tích
nói riêng khơng cịn là những tác phẩm văn xi dài dịng, khơ khan, khó học, khó
nhớ… Từ đó kết quả học tập môn học ngày được cải thiện và nâng cao.
Thống kê lực học của các em sau khi áp dụng các giải pháp trên vào dạy học
truyền thuyết và cổ tích cũng như các tiết học khác của mơn Ngữ văn 6, tôi thu
được kết quả rất đáng mừng. Cụ thể:
Kết quả khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 6
Năm học 2021 – 2022
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, kém
Thời Tổng
điểm
số
SL
%
SL
%
SL
%
SL

%
Đầu
80
10
12.5
15
18.8
39
48.7
16
20.0
năm
Cuối
học
80
25
31.3
31
38.7
19
23.8
5
6.2
kỳ I
Giữa
học
80
40
50.0
28

35.0
12
15
0
0
kỳ II
Từ kết quả thống kê trên, có thể khẳng định: Việc áp dụng các giải pháp mà
tơi đã trình bày vào dạy học thể loại truyền thuyết và cổ tích nói riêng cũng như bộ
mơn Ngữ văn 6 nói chung đã và đang mang lại hiệu quả tích cực. Đó cũng là nguồn
động viên lớn lao đối với tôi mỗi khi lên lớp, là động lực để tôi thêm phần tự tin
chia sẻ sáng kiến kinh nghiệm đến với đồng nghiệp.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
3.1.1. Tính thiết thực, hiệu quả:
Sau một thời gian áp dụng, tôi nhận thấy việc sử dụng các biện pháp mà tơi đã
trình bày trong quá trình dạy – học thể loại truyền thuyết và cổ tích trong chương
trình Ngữ văn 6 mang lại những lợi ích sau:
- Tạo được thói quen và năng lực tự học bộ môn của học sinh. Bởi các em
phải đọc sách giáo khoa, tham khảo tài liệu, sử dụng công nghệ thông tin hoặc trao
đổi, thảo luận với bạn bè. Qua đó, nâng cao kĩ năng sử dụng sách giáo khoa, tài liệu
tham khảo, sử dụng công nghệ thông tin, kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ và các kĩ năng
tự học khác.

skkn

19


- Giáo viên giảm bớt được thời gian ghi bảng và học sinh thì giảm bớt thời
gian ghi chép bài trên lớp do phần nhiều các kiến thức cơ bản của bài học đã được

học sinh chuẩn bị trước ở nhà và chuẩn bị nội dung hoạt động nhóm, trải nghiệm
sáng tạo, nội dung phiếu học tập.
- Hoạt động của giáo viên trên lớp được chuyển từ trình bày, giảng giải, thuyết
minh là chủ yếu sang hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo. Mọi học sinh được tham gia
hoạt động tích cực chứ không thụ động nghe giảng. Khi sử dụng các biện pháp
trong sáng kiến kinh nghiệm, giáo viên còn có thể kiểm sốt, đánh giá được trình
độ của học sinh. Từ đó, có những điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với đối tượng và
tăng hiệu quả dạy học.
- Học sinh được nâng cao khả năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau qua việc
so sánh, đối chiếu kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của bản thân với các học
sinh khác, giữa các nhóm học sinh với nhau, kết quả của học sinh/ nhóm học sinh
và kết quả của giáo viên. Từ đó có thể điều chỉnh phương pháp hoặc ý thức học tập
của mình theo hướng tích cực.
- Áp dụng các biện pháp của sáng kiến kinh nghiệm, giáo viên có thể thiết kế
và vận dụng các hoạt động học tập đa dạng, hấp dẫn hơn (Phụ lục 2 – Kế hoạch
bài dạy minh họa), giờ học cũng thoải mái hơn. Từ đó, nâng cao hứng thú và chất
lượng học tập bộ môn của học sinh.
3.1.2. Khả năng ứng dụng của đề tài
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh là một
yêu cầu cấp thiết đang đặt ra với nền giáo dục nước nhà. Vận dụng linh hoạt, sáng
tạo các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực kết hợp sử dụng phương
tiện dạy học phù hợp vào dạy mơn Ngữ văn chính là một hướng đi đúng đắn để
nâng cao chất lượng dạy học. Với đối tượng học sinh lớp 6, giáo viên vận dụng các
giải pháp nêu trên vào dạy các tác phẩm văn học dân gian sẽ lôi cuốn được các em
vào hoạt động học tập, vui chơi, khám phá bổ ích. Từ đó giúp các em say mê, u
thích mơn học. Và quan trọng hơn, các tác phẩm văn học dân gian góp phần khơng
nhỏ vào việc ni dưỡng và bồi đắp thế giới tâm hồn các em!
Đề tài đã được ứng dụng thành cơng và mang lại hiệu quả tích cực ở trường
THCS Minh Khai – thành phố Thanh Hóa. Từ hiệu quả mà sáng kiến kinh nghiệm
mang lại, chúng tôi nhận thấy đề tài hồn tồn có thể áp dụng rộng rãi ở các nhà

trường THCS trong dạy học thể loại truyền thuyết và cổ tích nói riêng cũng như bộ
mơn Ngữ văn 6 nói chung. Đồng thời, sáng kiến kinh nghiệm hoàn toàn đáp ứng
được yêu cầu đổi mới giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiết học, môn
học, mục tiêu giáo dục theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thơng
2018.
3.2. Kiến nghị
Đổi mới phương pháp dạy học hiện đang là vấn đề chính yếu để nâng cao chất
lượng dạy học, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, đề xuất cụ thể như sau:

skkn

20



×