Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Skkn giải pháp nâng cao hiệu quả làm bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện cho học sinh lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.57 KB, 23 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Ngữ văn là môn học
mang tính cơng cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện
giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác
trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh
những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở
học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị
tha,...
Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh
động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, mơn
Ngữ văn có vai trị to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển
những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc
hiệu quả, để học suốt đời. Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao
gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học là
hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục cơng dân,
Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp,…
Năm học 2021- 2022, tôi được nhà trường giao nhiệm vụ giảng dạy
môn Ngữ Văn 6. Năm thay sách đầu tiên đối với lớp 6 cấp THCS - theo kế
hoạch thay sách giáo khoa của chương trình giáo dục phổ thơng 2018 (CT
GDPT 2018), Đây là chương trình đầu tiên của một cấp học có ý nghĩa hết
sức quan trọng. Nó tạo tiền đề cho các năm học tiếp theo. Rèn luyện kĩ năng
viết văn cho học sinh lớp 6 cịn quan trọng hơn bởi các em có kĩ năng làm tốt
các bài văn đầu cấp mới có thể làm tốt các bài văn ở các năm học sau.
Qua quá trình nghiên cứu để dạy học chương trình Ngữ văn 6 – CT
GDPT 2018, tơi thấy có các kiểu bài cơ bản: Văn tự sự (viết bài văn kể lại
một trải nghiệm, viết bài văn kể lại một chuyện cổ tích); Văn miêu tả (viết bài
văn tả cảnh sinh hoạt); Văn thuyết minh (viết bài văn thuyết minh thuật lại
một sự kiện); Văn nghị luận (viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng
(vấn đề) mà em quan tâm; viết biên bản và viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về


một bài thơ. Đây là một chương trình làm văn đa dạng về các kiểu bài, giúp
học sinh làm quen và thực hành nhiều thao tác làm văn. Trong số các kiểu bài
trên thì kiểu bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện rất mới và khó với học
sinh lớp 6. Để làm được kiểu bài này, đòi hỏi kỹ năng quan sát, ghi nhớ kiến
thức, kỹ năng tổng hợp sắp xếp các sự kiện, sự việc, kỹ năng lồng ghép các
yếu tố biểu đạt như miêu tả, biểu cảm.
Vậy để học sinh lớp 6 làm tốt được bài văn thuyết minh thuật lại một
sự kiện thì thực sự khơng đơn giản chút nào.
Là một giáo viên dạy văn, năm đầu tiên tiếp cận chương trình GDPT
2018, tơi ln trăn trở, suy nghĩ và ln đặt ra câu hỏi phải làm thế nào để
nâng cao chất lượng viết văn cho học sinh nói chung và làm thế nào để học
sinh lớp 6 làm tốt được bài văn thuyết minh về một sự kiện. Đó cũng là lí do
1

skkn


tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả làm bài văn thuyết minh thuật
lại một sự kiện cho học sinh lớp 6” để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tơi nghiên cứu đề tài này với mục đích nhằm tìm ra cho mình một
phương pháp dạy tốt kiểu bài làm văn thuyết minh thuật lại một sự kiện cho
học sinh lớp 6A. Qua đó giúp cho học sinh lớp 6A có kĩ năng trong việc làm
văn thuyết minh thuật lại một sự kiện nói riêng và văn thuyết minh nói chung
để nâng cao được chất lượng học tập.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Giải pháp nâng cao hiệu quả làm
bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện cho học sinh lớp 6A.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thơng tin.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp lấy ví dụ.
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
- Phương pháp thống kê kết quả học tập của học sinh qua kiểm tra đánh
giá.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ban hành ngày 26 tháng 12
năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình giáo dục phổ
thơng mơn Ngữ văn có đặc điểm, mục tiêu như sau:
Ngữ văn là môn học mang tính cơng cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn;
giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn
học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ
quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và
ngơn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm
nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...
Thơng qua các văn bản ngơn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh
động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, mơn
Ngữ văn có vai trị to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển
những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc
hiệu quả, để học suốt đời.
Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn
hố, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học là hoạt động giáo dục
khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự
nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học
sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ
năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

2


skkn


Mục tiêu chung của mơn Ngữ văn là hình thành và phát triển cho học
sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và
trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính.
Mơn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu
hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng
xử nhân văn; có tình u đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội
nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hố
Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội
nhập quốc tế. Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực
tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo. Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ
và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống
kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình
tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có
văn hố; biết tạo lập các văn bản thơng dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn
bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói
chung trong cuộc sống.
Riêng đối với cấp trung học cơ sở: tiếp tục phát triển các năng lực
chung, năng lực ngơn ngữ, năng lực văn học đã hình thành ở cấp tiểu học với
các yêu cầu cần đạt cao hơn. Phát triển năng lực ngôn ngữ với yêu cầu: phân
biệt được các loại văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin;
đọc hiểu được cả nội dung tường minh và nội dung hàm ẩn của các loại văn
bản; viết được đoạn và bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết
minh, nhật dụng hồn chỉnh, mạch lạc, logic, đúng quy trình và có kết hợp
các phương thức biểu đạt; nói dễ hiểu, mạch lạc; có thái độ tự tin, phù hợp với
ngữ cảnh giao tiếp; nghe hiểu với thái độ phù hợp...

Ở lớp 6 chương trình GDPT 2018 yêu cầu học sinh viết được bài văn tự
sự, miêu tả và biểu cảm; bước đầu biết viết bài văn nghị luận, thuyết minh,...
Viết văn bản tự sự tập trung vào yêu cầu kể lại một cách sáng tạo những câu
chuyện đã đọc; những điều đã chứng kiến, tham gia; những câu chuyện tưởng
tượng có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm; văn bản miêu tả với trọng tâm
là tả cảnh sinh hoạt (tả hoạt động); văn bản biểu cảm đối với cảnh vật, con
người và thể hiện cảm nhận về tác phẩm văn học; biết làm các câu thơ, bài
thơ, chủ yếu để nhận biết đặc điểm một số thể thơ quen thuộc; viết được văn
bản nghị luận về những vấn đề cần thể hiện suy nghĩ và chủ kiến cá nhân, đòi
hỏi những thao tác lập luận tương đối đơn giản, bằng chứng dễ tìm kiếm; viết
được văn bản thuyết minh về những vấn đề gần gũi với đời sống và hiểu biết
của học sinh với cấu trúc thông dụng... Viết đúng quy trình, biết cách tìm tài
liệu để đáp ứng yêu cầu viết văn bản; có hiểu biết về quyền sở hữu trí tuệ và
biết cách trích dẫn văn bản.
Một trong những điểm mới của chương trình Ngữ văn 2018 là coi văn
bản thông tin là một trong 3 loại văn bản chính để rèn luyện cho học sinh.

3

skkn


Từ trước đến nay, chương trình Ngữ văn của chúng ta chưa thật sự
quan tâm nhiều đến việc phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thông tin cho
học sinh. Duke đã từng đưa ra quan niệm về văn bản thơng tin như sau: “Mục
đích chính của văn bản thơng tin là truyền tải thông tin về thế giới tự nhiên và
xã hội, điển hình là từ những người được cho là biết thông tin đến những
người được cho là khơng biết.” Trên cơ sở đó, Duke đã trình bày tóm tắt định
nghĩa về văn bản thơng tin như sau: “Văn bản thơng tin là loại văn bản mà
mục đích chính của nó là chuyển tải thơng tin về thế giới tự nhiên và xã hội”.

Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tâp hai – Bộ sách Kết nối tri thức với
cuộc sống – Trang 5: Văn bản thông tin là văn bản chủ yếu dùng để cung
cấp thông tin. Văn bản thông tin thuật lại một sự kiện dùng để trình bày
những gì mà người viết chứng kiến hoặc tham gia. Diễn biến của sự kiện
thường được sắp xếp theo trình tự thời gian.
Theo PGS. TS Đỗ Ngọc Thống: Từ dạy đọc văn bản thơng tin , sẽ tích
hợp với kỹ năng viết và nói - nghe để dạy cho học sinh cách tạo lập một văn
bản thông tin thông thường. Trong nhà trường, việc dạy tạo lập một văn bản
thông tin chủ yếu sử dụng phương thức thuyết minh. Dạy cho học sinh viết
một bài giới thiệu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; biết giới thiệu một
cuốn sách, một sản phẩm, một phương pháp nấu ăn; biết làm một báo cáo hay
viết một thông báo công cộng… đều là dạy tạo lập văn bản thông tin.
Như vậy Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt
văn hóa) thuộc loại văn bản thơng tin, sử dụng phương thức biểu đạt chính là
thuyết minh (Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tâp hai – Bộ sách Kết nối tri
thức với cuộc sống, trang 16)
Cuộc sống quanh ta hàng ngày diễn ra biết bao sự kiện đáng quan tâm.
Nhưng vì nhiều lý do, rất nhiều sự kiện chúng ta không được tham gia hoặc
chứng kiến. Kiểu bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện sẽ giúp người viết
chia sẻ với người đọc các thông tin và diễn biến của sự kiện mà mình đã tham
gia hoặc chứng kiến. Thuyết minh thuật lại một sự kiện là kiểu bài người viết
dùng lời văn và một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để thuật lại một sự
kiện theo đúng diễn biến trong thực tế nhằm giúp người đọc, người nghe nắm
được diễn biến của sự kiện và những thông tin liên quan đến sự kiện ấy.
Như vậy phần thực hành viết văn có một vị trí vơ cùng quan trọng
trong chương trình và sách giáo khoa văn ở các trường phổ thơng nói chung
và Trung học cơ sở nói riêng. Nếu coi kiến thức bộ môn Văn là hành trang
quý giá chuẩn bị cho học sinh sau này bước vào đời thì những hiểu biết về
văn thuyết minh là những hành trang thiết thực nhất.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:

* Thực trạng
- Thuận lợi:
+ Chương trình GDPT năm 2018 là chương trình mang tính mở, Tài
liệu sách giáo khoa được thiết kế đẹp mắt, kênh chữ rõ ràng, kênh hình hấp
dẫn. Có nhiều trang, nhóm, sách tham khảo…. trên mạng có KHBH để GV
4

skkn


tham khảo. Nhà trường và phụ huynh quan tâm đầu tư ti vi thơng minh cho
mỗi phịng học. GV dễ dàng truy cập thông tin cung cấp các địa chỉ tin cậy
cho học sinh truy cập để tìm hiểu thêm thơng tin, hình ảnh phục vụ cho nội
dung bài học.
+ Giáo viên yêu nghề, có tâm huyết, đầu tư thời gian cho chuyên môn.
Luôn mong muốn học sinh nắm bắt được kiến thức và kĩ năng để học tốt môn
Ngữ văn, nâng cao chất lượng đại trà và chất lượng học sinh giỏi.
+ Học sinh u thích mơn học, u thích thầy cơ, sẵn sàng tham gia các
hoạt động học tập theo u cầu của chương trình.
- Khó khăn
+ Về phía giáo viên: Đứng trước sự mới mẻ của chương trình GDPT
2018, tơi thấy mình đứng trước một số khó khăn như: sách giáo khoa với nội
dung và các văn bản mới; kiến thức Tiếng Việt và Tập làm văn được cung cấp
khá nhiều nhưng lại khác hoàn toàn về phương pháp tiếp cận so với chương
trình sách giáo khoa cũ. Bản thân phải bỏ nhiều thời gian tìm ra cho mình một
phương pháp tốt để hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức và rèn kỹ năng.
Kiểu bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện là kiểu bài mới cần đầu tư
nghiên cứu nhiều hơn.
+ Về phía học sinh: Đây là đối tượng học sinh lớp 6A, các em mới
bước vào một mơi trường mới cịn bỡ ngỡ, rụt rè, nhiều em thiếu tự tin, tiếp

cận với phương pháp học và làm bài cịn rất khó khăn, hơn nữa khả năng
ngơn ngữ diễn đạt cịn hạn chế. Nhiều em có hồn cảnh gia đình khó khăn,
phương tiện thiết bị hiện đại phục vụ cho việc học hoặc sưu tầm tài liệu, tìm
hiểu thơng tin chưa đáp ứng. Học sinh ở vùng nơng thơn nghèo, ít được đi
tham quan du lịch, ít được tham gia sự kiện và các hoạt động văn hóa văn
nghệ,... chưa có thói quen tích luỹ các kiến thức xã hội, các kiến thức liên
quan đến các sự kiện. Trong khi đó mỗi bài văn thuyết minh thuật lại một sự
kiện hay lại đòi hỏi khả năng tư duy, kết nối các hoạt động hiện thực thành tư
duy ngôn ngữ diễn đạt. Thực tế cho thấy, đa số học sinh lớp 6A viết bài văn
thuyết minh thuật lại một sự kiện còn nhiều hạn chế như: chưa có kiến thức
thực tế về một sự kiện, hoặc kiến thức cịn sơ sài; khi viết thì sắp xếp ý cịn
lộn xộn, lủng củng, hình ảnh trong bài văn chưa gợi tả, ít liên tưởng .
Đặc biệt là các em lớp 6A năm học 2021 – 2022 là lớp đầu tiên thực
hiện CT GDPT 2018 của chương trình THCS, các em tiếp cận với chương
trình học mới mà nhiều nội dung theo cấu trúc CT GDPT 2018 ở Tiểu học
đang học chương trình cũ chưa được học. Các em đã quá quen với việc thực
hành viết văn dạng văn bản mẫu (chủ yếu là kể chuyện và miêu tả) và tái tạo
văn bản tương tự.
* Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:
Nhìn nhận vấn đề một cách cụ thể hơn, chúng ta thấy rằng, chương
trình Ngữ văn lớp 6 so với chương trình tiểu học mà các em đã làm quen có
nhiều khái niệm trừu tượng, giữa học và làm là cả một thao tác, một khoảng
cách khó. Riêng làm văn, địi hỏi các em phải có cách viết già dặn hơn, sinh
5

skkn


động hơn và đặc biệt trong việc viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
phải có ngơn từ, hình ảnh sống động, thuyết phục. Điều đó khơng thể đi từ lý

thuyết sang thực hành ngay được, bởi tư duy của lứa tuổi các em học sinh lớp
6 còn là tư duy cụ thể, cảm nhận của các em còn đơn giản; vốn từ, vốn kiến
thức và hiểu biết xã hội chưa nhiều… khả năng liên hệ sâu chuỗi các sự kiện,
sự việc còn hạn chế. Cho nên viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện là
một nội dung khó.
Năm 2021 – 2022 tơi được nhà trường phân công dạy Ngữ văn lớp 6A.
Sau khi nhận lớp, tơi đã khảo sát điều kiện hồn cảnh gia đình và tâm lí học
sinh. Trong q trình tìm hiểu chương trình sách giáo khoa, tơi đã chọn nội
dung mới và khó nghiên cứu để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp để chất
lượng giảng dạy ngày càng được nâng cao nhằm giảm bớt số lượng học sinh
yếu kém, nâng cao số lượng học sinh khá giỏi.
Trước khi vào dạy kiểu bài, tôi ra một đề bài cho học sinh làm để khảo
sát năng lực.
Đề bài: Em hãy viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một
sinh hoạt văn hóa như: lễ hội dân gian, hội chợ xuân, ...) mà em đã tìm
hiểu, quan sát hoặc trực tiếp tham gia.
Kết quả có một số bài làm được nội dung các sự việc nhưng chưa biết
lồng ghép yếu tố miêu tả, cảm xúc; có bài chưa biết bố cục, cách diễn đạt cịn
lủng củng, chưa được trơi chảy; cũng có bài làm sơ sài chưa thể hiện được sự
kiện; có những em khơng nhớ sự kiện để viết, ...
(Bảng điểm cụ thể trong phụ lục Bảng 1)
Kết quả chung:
Lớp

Giỏi
Khá
Đạt
Chưa đạt
số
SL

%
SL
% SL
%
SL
%
6A
33
7
21
14
43
12
36
Đứng trước thực trạng trên, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngữ
văn, tơi nhận thấy mình cần phải thường xuyên nghiên cứu các vấn đề mới và
khó để đáp ứng được yêu cầu dạy học. Với kinh nghiệm giảng dạy của bản
thân tôi đưa ra vấn đề: “Giải pháp nâng cao hiệu quả làm bài văn thuyết
minh thuật lại một sự kiện cho học sinh lớp 6” để nghiên cứu, thực hiện ở
lớp 6A nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
- Tạo động cơ, hứng thú cho các em khi học kiểu bài văn thuyết minh
nói chung và thuyết minh thuật lại một sự kiện nói riêng.
- Cung cấp cho học sinh đặc điểm chung về văn thuyết minh nói chung
và thuyết minh thuật lại một sự kiện nói riêng.
- Cung cấp phương pháp, cách làm bài thuyết minh thuật lại một sự
kiện.
- Hướng dẫn học sinh các thao tác cơ bản để làm một bài văn thuyết
minh thuật lại một sự kiện.
6


skkn


- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng để làm tốt bài văn thuyết minh
thuật lại một sự kiện.
2.3.1. Tạo động cơ, hứng thú học làm văn thuyết minh ở học sinh.
Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh,
thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và
ứng xử nhân văn; có tình u đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội
nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hố
Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội
nhập quốc tế. Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực
tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo. Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ
và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống
kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình
tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có
văn hố; biết tạo lập các văn bản thơng dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn
bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói
chung trong cuộc sống. Cơng việc đầu tiên của dạy học tập làm văn là tạo ra
được động cơ học tập kích thích học sinh tham gia vào cuộc giao tiếp (nói và
viết).
- Trước hết hãy tạo tình huống khiến các em háo hức khám phá điều
thú vị trong đối tượng thuyết minh:
+ Tình huống để học sinh nảy sinh nhu cầu biết về sự kiện: Một lần các
bạn trong lớp được đi tham quan mà em không được đi các bạn sẽ nói về
những sự kiện thú vị đã diễn ra chắn em cũng muốn biết.
+ Tình huống để học sinh nảy sinh nhu cầu thuật lại những sự kiện đã
diễn ra: Một lần em được đi tham quan mà bạn em không được đi; bạn muốn

biết về những sự kiện thú vị đã diễn ra chắc chắn em cũng muốn thuật lại cho
bạn biết.
+ Tình huống để học sinh nảy sinh nhu cầu thi đua viết bài thuyết minh
thuật lại một sự kiện đã được tìm hiểu, quan sát hoặc trực tiếp tham gia:
“Nhân dịp tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, trường em đã tổ chức ngày hội
bánh chưng xanh; hãy viết bài văn thuyết minh thuật lại ngày hội đó” hoặc
“Liên đội trường em tổ chức quyên góp ủng hộ để tham hỏi bạn mắc bệnh
hiểm nghèo em hãy viết bài văn thuyết minh thuật lại buổi quyên góp đó”.
Chắc chắn sẽ khơi dậy trong các em nhu cầu hồi tưởng và thuật lại sao cho tốt
nhất.
- Dạy học sinh viết văn thuyết minh thuật lại một sự kiện phải gắn liền
với việc hình thành kĩ năng sống khác như các em biết quan sát, biết yêu
những cảnh vật và những sự việc diễn ra xung quanh mình, học sinh được
trau dồi vốn sống, biết suy nghĩ, có những cảm xúc tình cảm. Từ đó mới dạy
các em cách thể hiện suy nghĩ, tình cảm bằng ngôn từ.

7

skkn


- Khi học sinh có hứng thú học văn thuyết minh thuật lại một sự kiện,
ta tiếp tục duy trì điều đó trong suốt q trình học tập và tích cực rèn các kĩ
năng khác theo yêu cầu khi viết văn.
2.3.2. Cung cấp cho học sinh đặc điểm chung về văn thuyết minh
thuật lại một sự kiện
-  Muốn làm tốt một bài văn thuyết minh, trước hết cần nắm được yêu
cầu của bài làm là cung cấp tri thức khách quan, khoa học về đối tượng thuyết
minh. Phải quan sát, tìm hiểu kĩ lưỡng, chính xác đối tượng cần thuyết minh,
tìm cách trình bày theo trình tự thích hợp sao cho người đọc dễ hiểu.  Phải sử

dụng ngơn ngữ chính xác, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Có thể sử dụng phương
thức giới thiệu, trình bày hoặc giải thích. Phương pháp thuyết minh có nhiều
(nêu định nghĩa, giải thích; liệt kê; nêu ví dụ, dùng số liệu; so sánh, đối chiếu;
phân loại, phân tích), tuỳ theo đối tượng được thuyết minh mà lựa chọn sao
cho hợp lí. Có các dạng văn thuyết minh thường gặp gồm: Thuyết minh về
một đồ dùng. Thuyết minh về một loài vật. Thuyết minh về một phương pháp,
cách làm. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. Thuyết minh về một thể
loại văn học hoặc một tác giả văn học,... Thuyết minh về một sự kiện (một
sinh hoạt văn hóa).
- Tường thuật là một thể loại báo chí, thuộc loại tác phẩm thơng tấn,
trong đó nội dung trình bày một cách hệ thống chi tiết, diễn biễn của sự kiện
hiện tượng với tư cách là người trực tiếp chứng kiến hoặc tham gia sự kiện
hiện tượng đó. Đặc điểm thể loại tường thuật - Tường thuật ưu tiên cho các sự
kiện mang tính thời sự. Đối tượng của thể loại tường thuật là những sự kiện
quan trọng và mang tính thời sự cao, thu hút được sự quan tâm đặc biệt của
công chúng. Tác phẩm tường thuật có cấu trúc theo sự kiện và thời gian tuyến
tính. Về ngun tắc, cái gì xảy ra trước thì trình bày trước, cái gì xảy ra sau
thì trình bày sau. - Tường thuật vừa mang tính cơng thức, quy phạm vừa đòi
hỏi sự chủ động, sáng tạo của người thực hiện - Phóng viên phải là người
chứng kiến trực tiếp và trọn vẹn sự kiện.
Trong văn tường thuật, nhân vật và ngơi kể có mối liên hệ mật thiết với
nhau. Để làm một bài văn tường thuật hay, cần biết cách lựa chọn ngôi kể phù
hợp. Ngôi kể thứ nhất là ngôi kể mà người kể chuyện xưng “tôi”. Người kể có
thể là nhân vật chính hoặc nhân vật phụ. Khi kể bằng ngôi kể này, cần phải
biết được cá tính cũng như góc nhìn chủ quan của nhân vật mà bạn nhập vai.
Đồng thời, phải lựa chọn nhân vật có vai trị quan trọng và ảnh hưởng đến
tồn bộ câu chuyện. Ngôi kể thứ ba là ngôi kể mà người kể chuyện có góc
nhìn bao qt, khách quan, tự giấu mình và có thể quan sát hết tất cả những
thứ đang diễn ra. Ngôi kể này khiến bài văn mạch lạc, dễ viết nhưng không
khéo sẽ gây nhàm chán, bình thường.

- Vậy viết bài thuyết minh thuật lại một sự kiện làm như thế nào?
2.3.3. Cung cấp phương pháp, cách làm bài văn thuyết minh thuật lại
một sự kiện:

8

skkn


Như ở phần cơ sở lí luận đã trình bày về kiến thức kiểu bài văn thuyết
minh thuật lại một sự kiện, học sinh phải đọc và nắm vững được yêu cầu đối
với bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện là sự kết hợp giữa thuyết minh
và tường thuật. Cụ thể như sau:
- Xác định rõ người tường thuật tham gia hay chứng kiến sự kiện và sử
dụng ngôi tường thuật phù hợp
- Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại, nêu được bối cảnh (không gian
và thời gian)
- Thuật lại được diễn biến chính, sắp xếp các sự việc theo một trình tự
hợp lý.
- Tập trung vào một số chi tiết tiêu biểu, hấp dẫn thu hút được sự chú ý
của người đọc.
- Nêu được cảm nghĩ, ý kiến của người viết về sự kiện.
Bài văn đảm bảo bố cục:
+ Mở bài: Giới thiệu sự kiện (không gian, thời gian, mục đích tổ chức
sự kiện)
+ Thân bài: Thuyết minh thuật lại sự kiện theo một trình tự thời gian.
Những nhân vật tham gia sự kiện. Các hoạt động chính trong sự kiện; đặc
điểm, diễn biến của từng hoạt động. Hoạt động đẻ lại ấn tượng sâu sắc nhất.
+ Kết bài: Nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của người viết.
2.3.4. Hướng dẫn học sinh các thao tác cơ bản để làm một bài văn

thuyết minh thuật lại một sự kiện
2.3.4.1. Hướng dẫn phân tích bài viết tham khảo.
Bài viết: “Hội chợ xuân ở trường tôi” (SGK NV 6 tr 16 - Bộ sách Kết
nối tri thức)
Giáo viên cho học sinh tập trung đọc bài văn tham khảo.
Từ bài viết trên, giáo viên cho học sinh xác định các đặc điểm của loại
văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện bằng cách thảo luận trả lời các câu
hỏi sau:
- Xác định đề tài của bài văn.
- Bài viết sử dụng ngôi thứ mấy để tường thuật?
- Các thông tin về tên sự kiện, thời gian và địa điểm được giới thiệu
như thế nào trong bài viết?
- Các sự kiện được thuật lại là gì, sắp xếp theo trình tự nào?
- Khi thuật lại sự kiện người viết đã đưa ra được những thông tin nào?
- Những chi tiết nào tiêu biểu?
- Người viết đã phát biểu cảm nhận hoặc nhận xét, đánh giá gì về sự
kiện? Ấn tương sâu đậm, kỉ niệm đáng nhớ.
- Để có thể viết được bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện người
viết phải chuẩn bị những gì?
Giáo viên chốt kiến thức sau khi học sinh đã tìm hiểu và xây dựng bài:
- Đề tài: Hội chợ xuân
- Bài viết sử dụng ngôi thứ nhất để tường thuật.
9

skkn


- Các thông tin về tên sự kiện, thời gian và địa điểm được giới thiệu rõ
ràng và cụ thể ngay trong phần mở bài.
- Các sự kiện được thuật lại là: Những ngày chuẩn bị cho hội chợ xuân;

lễ khai mạc hội chợ; các tiết mục văn nghệ chào mừng; các gian hàng mở bán,
... Sắp xếp theo trình tự thời gian (trước - sau), trình tự khơng gian (trung tâm
– xung quanh)
- Khi thuật lại sự kiện người viết đã đưa ra được những thông tin cụ thể
về thời gian, thời điểm gắn với diễn biến của sự kiện, cung cấp số liệu chính
xác về sự kiện.
- Những chi tiết tiêu biểu: lễ khai mạc, màn sân khấu hóa, các mặt hàng
phong phú, các hoạt động mua bán hàng, ...
- Người viết đã phát biểu cảm nhận, nhận xét, đánh giá về sự kiện: Ấn
tương sâu đậm, cảm nhận được sự đầm ấm yên vui, kỉ niệm đáng nhớ...
Sau quá trình tìm hiều bài viết tham khảo, giáo viên định hình cho học
sinh về một kiểu bài làm văn. Đó là văn bản thuyết minh (thuộc loại văn bản
thơng tin) và trao cho học sinh tình u và sự hứng thú đối với kiểu bài. Kích
thích nhu cầu viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.
- Vậy để có thể viết được bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
người viết phải đáp ứng những u cầu gì?
Để có thể viết được bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện người
viết phải là người chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia sự kiện. Phải ghi
nhớ diễn biến và những ấn tượng cảm xúc về sự kiện đó, ...
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành viết theo các bước.
2.3.4.2. Hướng dẫn học sinh thực hành viết theo các bước.
Để có được bài viết tốt, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện
theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.
a. Xác định đề tài.
Với bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện có thể tập trung vào các
nhóm đề tài sau đây:
- Các sự kiện văn hóa, lịch sử, các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc
khánh, Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày Quốc tế phụ nữ, Ngày thành lập
Đoàn, ...

- Các lễ hội như lễ hội Lam Kinh, lễ hội Đền Hùng, ...
- Các sự kiện diễn ra theo chủ đề như: Ngày hội đọc sách, Ngày hội
bánh chưng xanh, Hội chợ xuân, Lễ khai giảng, bế giảng năm học, Lễ chào cờ
và sinh hoạt đầu tuần, Hội khỏe Phù Đổng tổ chức hàng năm ở trường hoặc ở
địa phương em, đêm hội Trăng rằm tổ chức cho thiếu nhi ở trường hoặc thơn
xóm khu phố....
Có thể chọn sự kiện để thuật lại dựa vào gợi ý sau:
- Sự kiện mà em đã tham gia hoặc chứng kiến.
- Sự kiện mà em u thích, có hứng thú để thuật lại.

10

skkn


- Sự kiện thuận lợi cho em trong việc quan sát thực tế, tìm kiếm tư liệu,
thơng tin để chuẩn bị cho bài viết.
b. Thu thập tư liệu.
Tư liệu liên quan đến sự kiện mà học sinh cần thuyết minh có thể thu
thập từ những nguồn khác nhau:
- Những hồi tưởng và ghi chép về một số hoạt động chính trong sự kiện
mà học sinh đã tham dự, chứng kiến.
- Tìm các tấm ảnh liên quan đến cảnh sinh hoạt sự kiện có thể đã được
em lưu giữ để đưa vào bài viết.
- Những bài báo, hồi ký, trang web viết về sự kiện mà học sinh muốn
thuật lại.
Học sinh có thể thống kê các dữ liệu tìm được dựa trên bảng sau:
Tư liệu
Tác giả/ Nguồn
Thơng tin có Phương tiện giao

thể sử dụng
tiếp phi ngơn ngữ
có thể sử dụng
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý.
a. Tìm ý.
Để hình thành ý tưởng, tìm ý cho bài viết, hãy ghi lại những gì xảy ra trong
đầu dựa vào sơ đồ sau:

Thời gian, địa Những hoạt động Các phương tiện Cảm nhận, nhận
điểm.
chính.
giao tiếp phi ngơn xét, đánh giá về
ngữ có thể sử sự kiện.
dụng.
b. Lập dàn ý.
Tiếp theo, theo em hãy xác định các hoạt động chính và sắp xếp chúng
theo một trình tự hợp lý, bằng cách:
- Xác định một số định hướng cho bài viết như: bắt đầu thuật lại từ đâu,
hoạt động nào trước, hoạt động nào sau, kết thúc ở đâu; câu kết hợp thuật với
miêu tả, biểu cảm mức độ nào; hình ảnh, hoạt động nào trong sự kiện là điểm
nhấn;...
- Hình dung về mạch gắn kết giữa mở bài, kết bài và thân bài (cần đặc
biệt lưu ý đến việc làm thế nào để giúp người đọc hình dung rõ về sự kiện) và
lập dàn ý cho bài viết theo một trình tự logic dưới dạng đề cương hoặc sơ đồ.
Dàn ý của bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện gồm 3 phần
như sau:
* Mở bài: Giới thiệu sự kiện được thuật lại (sự kiện gì, diễn ra ở đâu,
vào thời điểm nào, mục đích, ý nghĩa của sự kiện).
* Thân bài:


11

skkn


Lần lượt thuật lại các hoạt động trong sự kiện theo diễn biến thời gian.
Các ý trong phần thân bài có thể được sắp xếp theo trình tự sau:
- Quang cảnh, khơng khí nơi sự kiện diễn ra.
- Sự việc. hoạt động mở đầu.
- Các sự việc, hoạt động tiếp theo.
- Sự việc, hoạt động cuối cùng.
Người viết cần: (1) Tập trung vào một vài điểm nhấn của sự kiện (ví
dụ: sự kiện, hình ảnh, nhân vật nổi bật,...; (2) Sử dụng thông tin chính xác, tin
cậy; (3) Sử dụng hình ảnh minh họa nếu có điều kiện. Diễn biến của các hoạt
động được sắp xếp ở phần thân bài tùy thuộc vào đặc điểm thời gian, không
gian, quy mô của sự kiện.
* Kết bài:  Đoạn kết nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ chung của
người viết. 
Bước 3: Viết bài. 
Dựa vào dàn ý, học sinh viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Với một
bài làm văn, dựng đoạn văn chính là cách diễn đạt các ý, phát triển ý bằng lời
văn sao cho hợp lý, logic, chặt chẽ, mạch lạc. Có nhiều cách trình bày nội
dung trong một đoạn văn nhưng trong khuôn khổ đề tài này, với học sinh lớp
6, tôi hướng dẫn các em cách trình bày cụ thể nhất phù hợp với yêu cầu bài
văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.
Khi viết, cần đảm bảo yêu cầu của kiểu bài thuyết minh thuật lại một sự
kiện. Đó là chọn ngôi tường thuật phù hợp, thống nhất. Thuyết minh về sự
kiện một cách chi tiết và có trình tự. Cần cung cấp cho người đọc các thông
tin về bối cảnh, nhân vật tham gia, diễn biến của sự kiện (nên theo trình tự
thời gian)

Ở nhiều bài văn, học sinh thường sa vào kể lể, liệt kê một cách tràn lan,
không trội lên được những đặc trưng của cảnh và càng không tạo được ấn
tượng cho người đọc về cảnh. Cho nên giáo viên hướng cho học sinh dựa vào
dàn bài, hình dung mỗi một nội dung sẽ viết thành một đoạn văn trọn vẹn.
Tuy nhiên để bài viết tránh được sự khô khan thiên về kể liệt kê lại các
sự việc, giáo viên hướng dẫn học sinh một số kỹ năng viết đoạn văn như sau:
a. Cách viết đoạn mở bài
Đoạn mở bài giới thiệu sự kiện được thuật lại (sự kiện gì, diễn ra ở đâu,
vào thời điểm nào, mục đích, ý nghĩa của sự kiện).
- Cách giới thiệu trực tiếp: là trực tiếp nêu thông tin về sự kiện và
thời gian địa điểm diễn ra sự kiện.
Ví dụ 1: Ngày mùng 5 tháng 9 hàng năm là ngày hội khai trường
trong cả nước. Ở trường em cũng vậy. (khi thuyết minh về ngày hội khai
trường)
Ví dụ 2: Ngày 23 tháng chạp vừa qua, trong khuôn viên trường em
diễn ra một sự kiện vơ cùng đặc biệt đó có tên gọi: “Ngày hội bánh chưng
xanh” (khi thuyết minh về ngày hội bánh chưng xanh)

12

skkn


- Cách giới thiệu gián tiếp: là sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu
cảm bên cạnh việc nêu thông tin về sự kiện và thời gian địa điểm diễn ra sự
kiện.
+ Bắt đầu bằng cảm xúc, ấn tượng.
Ví dụ 1: Với t̉i học trò, ai cũng có cái nao nao của ngày khai
trường. Nhưng ngày khai trường của ngôi trường THCS............ làm tôi có
những ấn tượng đẹp và những ấn tượng đó sẽ đọng mãi ở trong lòng. (khi

thuyết minh về ngày khai trường)
Ví dụ 2: Những ngày đầu tháng mười một, các giáo viên và học sinh ở
tất cả các trường trong cả nước lại sôi động với những phong trào, thi đua,
các hoạt động giảng dạy tốt để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, đây cũng
là ngày để các thế hệ học trò tri ân tới những thầy cô dạy dỗ chúng ta nên
người. Vào ngày 20/11, từ lâu đã được xem là một ngày lễ "tôn sư trọng đạo"
để tôn vinh các nhà giáo, người đã đứng trên bục giảng hằng ngày truyền đạt
những tri thức qúy báu và cách sống trở thành người có ích cho xã hội cho
những thế hệ học trò. Đây cũng là dịp để thế hệ học sinh tỏ lịng biết ơn, tri
ân của mình tới những "người đưa đị thầm lặng" trên bến sơng cuộc đời. (khi
thuyết minh về ngày 20 tháng 11)
+ Bắt đầu bằng câu ca dao hoặc lời thơ, kết hợp cảm xúc, ấn tượng.
Ví dụ 1:
“Dù ai đi ngược về xi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba”
Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương
Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng
dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra. (khi thuyết minh về
lễ hội Đền Hùng)
Ví dụ 2:
“Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
Bác kính yêu đã đi xa nhưng lời Bác cịn mãi với non sơng đất nước.
Nhớ lời Bác dạy, hàng năm khắp nơi trên cả nước người người, nhà nhà
hưởng ứng phong trào Tết trồng cây. Tết trồng cây năm nay của trường em
diễn ra vào sáng mùng năm tết, trong khơng khí vơ cùng mát mẻ, mưa xuân
rắc bụi thương nhớ lên mái tóc học trị. Khn viên nhà trường tràn ngập
tiếng nói cười và gương mặt ai cũng hân hoan toát lên niềm tin và hi vọng.
(khi thuyết minh về Tết trồng cây)
+ Bắt đầu bằng câu chuyện kể

Ví dụ: “Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ
chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ơng bà ao ước
có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt
bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà
thụ thai  và mười hai tháng  sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ
chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết
13

skkn


nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy...” Hơm nay em
được học bài “Thánh Gióng” lời đọc truyền cảm của cô đưa em về một thời
đại xa xưa của dân tộc. Ở đó có người anh hùng làng Gióng – người mà vua
phong là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ ở quê nhà. Lễ hội ở làng
Gióng vào tháng tư hàng năm thể hiện sự tôn vinh và ghi nhớ công ơn người
anh hùng này. (khi thuyết minh về hội Gióng)
Bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện không hề khô khan, cứng
nhắc mà vẫn giàu chất văn chương, qua đó rèn được năng lực viết văn cho
học sinh.
b. Cách viết đoạn thân bài
Phần thân bài lần lượt thuật lại các hoạt động trong sự kiện theo diễn
biến thời gian. Thân bài thường có nhiều đoạn, mỗi đoạn trình bày một nội
dung hoạt động diễn ra trong sự kiện. Để bài viết vừa đảm bảo tính khách
quan, chính xác của thể loại thuyết minh vừa sinh động, hấp dẫn, giáo viên
hướng dẫn học sinh về cách viết các đoạn văn như sau:
- Có đoạn đơn thuần chỉ liệt kê sự việc theo thời gian.
Ví dụ: Đầu tiên của buổi lễ là màn diễn hành, từng lớp đi qua khán đài
và được nêu lên những thành tích nổi bật của năm qua. Sau đó là tiết mục
chào đón học sinh lớp 6 chúng tôi bước vào năm học đầu tiên của cấp trung

học cơ sở. Ngay sau đó nghi lễ chào cờ diễn ra thật trang nghiêm. Tiếp theo,
cô giáo tổng phụ trách lên tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và mời cơ giáo
phó hiệu trưởng nhà trường lên đọc thư của Chủ tịch nước. (khi thuyết minh
về ngày khai trường)
- Có đoạn cần kết hợp lời tường thuật với biểu lộ cảm xúc và miêu tả
bằng cách thêm các câu văn miêu tả, câu văn biểu cảm để lời văn thêm sinh
động, hấp dẫn.
Ví dụ: Giây phút xúc động nhất của tôi là khi nghe cô giáo hiệu trưởng
nhà trường đọc diễn văn khai giảng, phát động thi đua chào mừng năm học
mới và đánh trống khai trường. Chiếc trống được đặt trên sân khấu hôm nay
thật đẹp, màu nâu bóng lống, được trang trí hoa văn đẹp mắt, đặc biệt là
mặt trống. Dùi trống lại được trang trí thêm bằng chiếc khăn đỏ tươi quấn
quanh núm. Tiếng trống vang lên, tâm hồn tôi như được bay bổng. Nhịp trống
dồn dập rồi thong thả điểm ba tiếng báo hiệu năm học mới chính thức bắt
đầu. Xung quanh tơi, các bạn tôi, các anh chị lớp trên, ai cũng tươi vui rạng
rỡ hòa cùng niềm vui trong ngày khai giảng. (khi thuyết minh về ngày khai
trường)
- Có đoạn cần có thêm lời nhận xét nêu ý kiến về sự việc diễn ra để thể
hiện tư duy sâu sắc về sự việc.
Ví dụ: Phần cuối cùng trong buổi lễ, cũng là phần thu hút được sự
quan tâm nhiều nhất của học sinh trong trường là văn nghệ chào mừng.
Chương trình văn nghệ gồm năm tiết mục với đủ thể loại: hát, múa, thể dục
nhịp điệu vô cùng đặc sắc. Tôi xem các màn biểu diễn mà không khỏi trầm trồ
thán phục trước tài năng của các anh chị. Có lẽ các thành viên của đội văn
14

skkn


nghệ đã phải tập luyện rất cơng phu mới có thể trình diễn được như vậy.

Tồn bộ học sinh và các thầy cô cũng như các vị đại biểu đều không rời mắt
khỏi sân khấu trước các tiết mục rất hấp dẫn này. (khi thuyết minh về ngày
khai trường)
- Có đoạn văn thuyết minh sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hóa,
so sánh, liệt kê, ... để tăng hiệu quả diễn đạt.
Ví dụ: Đồng thời, các gian hàng cũng chính thức mở cửa chào đón
người mua với nhiều mặt hàng phong phú. Có lớp bán bánh trơi, bánh chay;
có lớp bán bánh chưng, bánh tét, bánh giầy; lại có lớp bán những con tị he
đáng u hay các sản phẩm gốm thủ cơng xinh xắn; cũng có lớp bán mũ nan,
nón lá, tăm tre; thậm chí có lớp bày bán cả các bức thư pháp chữ Hán và chữ
Quốc ngữ,… Các mặt hàng rất phong phú, đẹp mắt nhưng giá cả lại rất rẻ,
vừa với túi tiền của đa số học sinh. Đó cũng là những món đồ mà trong
những ngày thường, nhiều người khơng dễ tìm mua. Nhiều thứ tôi được thấy
lần đầu tiên và phải hỏi kĩ người bán mới biết tên và cách dùng. Không chỉ có
các gian hàng cố định, trong sân trường cịn xuất hiện cả những gánh hàng
rong y như những gánh hàng rong ở q mà thỉnh thoảng tơi cịn được nhìn
thấy. Mọi người tham gia đều cố gắng đi hết các gian hàng, hoặc dừng lại ở
những gánh hàng rong và mua cho mình một món đồ gì đó để ăn hoặc làm kỉ
niệm. Tiếng rao hàng, tiếng trả giá, tiếng cười nói râm ran cả sân trường.
(Trích bài văn mẫu “Hội chợ xuân ở trường tôi” – SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2
trang 19 Bộ Kết nối tri thức)
Như vậy trong phần thân bài của bài văn thuyết minh thuật lại một sự
kiện, người viết bài cần đảm bảo độ chính xác, đúng đắn, tin cậy về sự kiện
nhưng cần linh hoạt trong cách diễn đạt, dùng từ đặt câu để tăng giá trị bài
viết. Dùng miêu tả, biểu cảm hay các biện pháp nghệ thuật tu từ chỉ để tăng
thêm hiệu quả thuyết minh chứ không được làm mờ đi vai trò thuyết minh.
c. Cách viết đoạn kết bài.
Đoạn kết nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ chung của người
viết. Đoạn kết trong bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện cũng cần đâu tư
chất văn chương, tạo ấn tượng đẹp đẽ về sự kiện và thể hiện được tình cảm

sâu sắc của người viết. Cho nên khơng thể thiếu yếu tố cảm xúc.
- Có thể dùng cảm xúc khép lại sự kiện.
Ví dụ: Hội chợ lần này đã để lại cho tôi ấn tượng rất sâu sắc. Qua hội
chợ, tôi biết thêm được nhiều món đồ mà ngày xưa tổ tiên ta đã làm ra và sử
dụng. Tôi cũng được sống trong một bầu khơng khí rộn rã, vui tươi, đầy màu
sắc. Nó cho tôi cảm nhận được sự đầm ấm, yên vui của những ngày chuẩn bị
đón tết Nguyên đán. Nhất định, đây sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc
đời học sinh của tơi. (Trích bài văn mẫu “Hội chợ xn ở trường tơi”)
- Có thể dùng cảm xúc để gửi gắm một ước mơ về một tươn g lai
Ví dụ: Hiện nay, khi đất nước phát triển hơn, nhà nước và nhân dân
quan tâm hơn đến việc phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc
qua các lễ hội. Em ước mong mình sẽ là cầu nối đưa những giá trị tuyệt vời
15

skkn


đó đến với bạn bè năm châu. Để nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những
nét đẹp của lễ hội mang trong mình bản sắc văn hóa Việt. (khi thuyết minh về
lễ hội)
- Có thể dùng cảm xúc để bày tỏ lịng quyết tâm.
Ví dụ: Mỗi lần nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày nhà
giáo Việt Nam, em lại tự hứa với lịng mình sẽ luôn nỗ lực học tập và rèn
luyện để xứng đáng với tấm lịng của thầy cơ; để tri ân tới những người thầy,
cô từng ngày âm thầm lặng lẽ cống hiến hết cuộc đời mình cho sự nghiệp
trồng người của đất nước. (khi thuyết minh về ngày 20 tháng 11)
d. Cách chuyển đoạn, liên kết đoạn
Liên kết đoạn văn trong văn bản là thực hiện mối liên hệ về nội dung
và hình thức giữa các đoạn văn để thực hiện chủ đề của văn bản. Với học sinh
lớp 6, tôi khơng cung cấp lí thuyết trừu tượng mà hướng dẫn các em thao tác

cụ thể sử dụng từ hoặc câu văn để nối kết các đoạn văn.
Tính chất của bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện là trình bày, liệt
kê diễn biến của sự việc. Cho nên mối quan hệ giữa các đoạn văn trong phần
thân bài thường là quan hệ liệt kê. Vì vậy nên dùng các từ chỉ mối quan hệ liệt
kê, tiếp nối, đồng thời để liên kết.
Ví dụ các từ ngữ thường dùng: bắt đầu, trước tiên, tiếp đó, tiếp theo,
sau đó là, sau cùng; rồi, đồng thời, cứ như vậy; từ lúc ... đến lúc...
Nhờ có từ ngữ nối ý giữa các đoạn văn mà bài viết liền mạch như một
cơ thể sống.
Bước 4: Chỉnh sửa bài viết.
Sau khi viết xong bản thảo, học sinh tự kiểm tra, điều chỉnh những chi
tiết liên quan đến nội dung và cấu trúc của bài viết dựa vào những gợi ý trong
bảng sau:
Bảng 1: Tự đánh giá bài viết

Các phần
của bài viết 
Mở bài

Thân bài

Kết bài

Nội dung kiểm tra 

Đạt/ Chưa đạt 

Giới thiệu rõ ràng về đề tài, không gian,
thời gian diễn ra sự kiện.
Tái hiện được khung cảnh, khơng khí

chung từ cái nhìn bao qt về nơi diễn ra
sự kiện. 
Thuật lại các hoạt động theo diễn tiến thời
gian của sự kiện.
Sử dụng thơng tin chính xác, tin cậy.
Sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian địa điểm
phù hợp.
Nêu ra được ý nghĩa của sự kiện, cảm
nghĩ của người viết về sự kiện.

16

skkn


Bảng 2: Rà soát và chỉnh sửa bài viết theo gợi ý
Học sinh tham khảo sách giáo khoa Ngữ văn 6 trang 19 – Bộ sách Kết
nối tri thức.
Thông qua việc tự đánh giá, chỉnh sửa bài viết, học sinh có thể tự rút
kinh nghiệm, tự đánh giá lại bài làm của mình và trả lời được câu hỏi: - Việc
viết bài văn này đã giúp em có thêm kinh nghiệm gì trong các bước thực hành
viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện. Sau đó, lắng nghe nhận xét,
góp ý của mọi người, suy nghĩ về cách hoàn thiện bài đã viết, rút kinh nghiệm
cho bài viết sau.
2.3.5. Các yêu cầu khác để làm tốt bài văn thuyết minh thuật lại
một sự kiện.
Giáo viên lưu ý học sinh muốn làm một bài văn thuyết minh thuật lại
một sự kiện phải có kiến thức, am hiểu về sự kiện. Phải thường xuyên tích lũy
kiến thức qua việc rèn luyện một số kỹ năng sau:
- Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội, các sự kiện văn hóa,

văn nghệ, thể dục thể thao do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Quan sát. Có thể nói trong bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
quan sát được xem là kĩ năng quan trọng nhất, muốn viết được bài văn bài
văn thuyết minh thuật lại một sự kiện, tốt cần phải thực hiện nghiêm túc kĩ
năng này. Quan sát để nắm vững các sự kiện và diễn biến chi tiết của các sư
kiện và biểu hiện của các nhân vật có liên quan. Q trình quan sát thế giới
xung quanh học sinh sẽ tự bổ sung được kiến thức về đời sống vào vốn sống
của mình, bồi dưỡng tình u đối với thế giới bên ngồi và lịng trắc ẩn đối
với vạn vật sung quanh mình.
- Quan sát gắn liền với ghi chép lưu giữ thông tin. Kiểm tra phương
tiện tác nghiệp (bút, sổ tay, máy ghi âm, máy ghi hình, laptop, điện thoại di
động…) để chắc rằng tất cả đều tốt và trong trạng thái sẵn sàng. Tác nghiệp
tại hiện trường - Có mặt tại hiện trường suốt quá trình xảy ra sự kiện (đến
sớm và về trễ). - Theo dõi và ghi nhận diễn biến của sự kiện: chú ý toàn cảnh
và cận cảnh, đặc biệt là các chi tiết nổi bật, bất ngờ. - Tranh thủ gặp gỡ,
phỏng vấn ngắn 3 loại nhân vật: người nổi bật nhất, người dự khán và người
trong ban tổ chức. - Chụp ít nhất 5 tấm ảnh (nếu điều kiện cho phép)
- Tập hợp kiến thức về đối tượng. Lựa chọn các chi tiết đặc sắc
đồng thời phải biết sắp xếp các chi tiết ấy theo một trình tự nhất định (toàn
cảnh, phân cảnh, cảnh trung tâm). Dùng từ, đăt câu, dựng đoạn một cách có
nghệ thuật khi diễn đạt thành văn.
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiểu bài, hướng dẫn các kỹ năng
viết bài, giáo viên tiến hành cho học sinh viết bài
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục. Khi áp dụng kinh nghiệm này trong
quá trình giảng dạy, tơi thấy chất lượng làm bài văn với kiểu bài văn thuyết
minh thuật lại một sự kiện trong chương trình Ngữ văn 6 ở học sinh đã có sự
17


skkn


tiến bộ rõ rệt. Trước hết là ở khả năng nhận biết đề, khả năng tìm những đặc
điểm nổi bật của đối tượng cho đến cách sắp xếp ý và đặc biệt là cách diễn đạt
đã dược nâng lên một bước. Từ đó các em cảm thấy thích thú học văn, yêu
văn học hơn.
Sau đây tôi xin đưa ra kết quả cụ thể về việc viết văn với kiểu bài văn
thuyết minh thuật lại một sự kiện của học sinh lớp 6 tôi trực tiếp giảng dạy
sau khi đã áp dụng đề tài bằng đề văn sau:
Đề bài: Em hãy viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một
sinh hoạt văn hóa như: lễ hội dân gian, hội chợ xuân, ...) mà em đã tìm
hiểu, quan sát hoặc trực tiếp tham gia.
Bài văn này so với bài văn khảo sát ban đầu rõ ràng đã có sự tiến bộ rõ
rệt. Trong quá trình thuyết minh thuật lại một sự kiện các em đã biết cách tái
hiện, sắp xếp các chi tiết, sự việc theo một trình tự hợp lí. Biết sử dụng các
yếu tố miêu tả, biểu cảm, các nghệ thuật dùng từ, đặt câu; biết triển khai đoạn
văn, liên kết đoạn văn; có sự sáng tạo trong viết mở bài và kết bài.
(Bảng điểm cụ thể trong phụ lục Bảng 1)
(Một số bài làm học sinh trong phần phụ lục)
Kết quả chung:
Lớp

Giỏi
Khá
Đạt
Chưa đạt
số
SL
%

SL
% SL
%
SL
%
6A
33
4
12
10
30
19
58
0
Quan trọng hơn cả điểm số là tinh thần ham học hỏi của học sinh. Học
sinh hứng thú với kiểu bài thuyết minh thuật lại một sự kiện, mỗi em tự chuẩn
bị một cuốn sổ tay để ghi chép các nội dung quan sát học tập được trong cuộc
sống để làm tư liệu văn học. Đó chính là tiền đề để duy trì một thói quen tốt
của người học văn và yêu văn học.
2.4.2. Đối với bản thân. Việc nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm này
trong quá trình giảng dạy kiểu bài giúp cho bản thân tơi tìm ra cho mình một
phương pháp dạy học tốt đối với kiểu bài văn thuyết minh thuật lại một sự
kiện trong chương trình Ngữ văn 6. Đây cũng chính là động lực cho q trình
nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa theo CT GDPT 2018 để dạy
học hiệu quả hơn mỗi ngày.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp. Sau khi thảo luận, trình bày ý tưởng và
giải pháp trước các thành viên trong tổ, các đồng nghiệp nhận thấy hiệu quả
của các giải pháp mà tôi đưa ra, đã nghiên cứu, vận dụng dạy học với kiểu bài
văn thuyết minh thuật lại một sự kiện trong chương trình Ngữ văn 6 ở các lớp
khác và sáng tạo trong nhiều kiểu bài ở nhiều khối lớp kháp nhau. Từ đó giúp

đồng nghiệp gắn kết với nhau hơn, hiệu quả giảng dạy được nâng lên rõ rệt.
2.4.4. Đối với nhà trường. Mỗi hoạt động dạy học và giáo dục của
giáo viên đều góp phần mang lại hiệu quả chung cho nhà trường. Nâng cao
hiệu quả mỗi bài học là nâng cao chất lượng học sinh và nhà trường. Mỗi giáo
viên tự nghiên cứu hồn thiện bài giảng là đóng góp vào xây dựng thương
18

skkn


hiệu nhà trường. Hơn nữa năm học 2021 – 2022, lớp 6 là lớp học chương
trình sách giáo khoa mới theo CT GDPT 2018, rất cần sự nỗ lực của giáo viên
tìm ra phương pháp dạy học phù hợp cho mỗi bài học (nhất là những bài mới
và khó) để chia sẻ kinh nghiệm cho đồng nghiệp thúc đẩy các hoạt động dạy
học và giáo dục. Sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tơi đáp ứng được điều
đó.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Trong quá trình dạy và học tập làm văn, giáo viên phải dạy cho học
sinh nắm vững kiểu bài và thao tác làm văn. Bên cạnh việc cung cấp lí thuyết
về kiểu bài thì việc rèn kĩ năng làm bài văn sẽ nâng cao năng lực làm văn cho
học sinh; góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.
Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả làm bài văn thuyết minh thuật
lại một sự kiện cho học sinh lớp 6” bước đầu đã thành công. Nhờ có các giải
pháp này mà giúp học sinh có thêm kĩ năng làm bài gỡ bí cho học sinh nhất là
đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống, đã từng bước nâng cao chất lượng
học tập của học sinh ở bộ môn Ngữ văn lớp 6.
Từ kinh nghiệm này tơi có thể tiếp tục nghiên cứu để hướng dẫn học
sinh làm tốt nhiều kiểu bài làm văn khác nhau. Đề tài cịn có thể ứng dụng
cho học sinh lớp 6 các năm tiếp theo góp phần bồi đắp cho các thế hệ nối tiếp

nhau ý thức tự giác tham gia các hoạt động xã hội, bồi dưỡng tình yêu văn
chương và lòng yêu nước.
3.2. Kiến nghị .
Từ những kinh nghiệm thực tế của bản thân, tôi xin mạnh dạn đưa ra
một vài đề xuất sau :
* Đối với nhà trường:
- Bổ sung thêm tài liệu tham khảo như: các bài văn mẫu, băng hình về
các danh thắng để các em học sinh được tham khảo.
-Tổ chức buổi học ngoại khố để các em có dịp tham quan các khu di
tích lịc sử danh lam thắng cảnh ở địa phương
- Tổ chức tốt các hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể
thao trong nhà trường.
- Tổ chức cuộc thi viết văn với đề tài: Việt Nam quê hương em hàng
năm với mỗi chủ đề khác nhau để học sinh rèn luyện và thi thố tài năng.
* Địa phương quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho nhân dân, đầu tư nhiều hơn nữa cơ sở vật chất cho các hôạt
động giáo dục ở nhà trường và cộng đồng dân cư, giúp cho mỗi học sinh đều
có được điều kiện học tập tốt nhất.
* Phòng Giáo dục mở các lớp chuyên đề thảo luận về phương pháp dạy
cách làm bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện của chương trình Ngữ văn
lớp 6 theo CT GDPT 2018 để giáo viên tham khảo, học hỏi và áp dụng vào
quá trình giảng dạy của mình.

19

skkn


Trên đây là những kinh nghiệm thực tế khi tôi trực tiếp giảng dạy môn
Ngữ văn lớp 6. Hi vọng nó có thể là nguồn tư liệu để các đồng chí giảng dạy

mơn Ngữ văn tham khảo và áp dụng vào quá trình giảng dạy của mình. Vấn
đề trong đề tài chỉ một mình cá nhân tơi nghiên cứu vì vậy có thể cịn nhiều
hạn chế, thiếu sót mà tơi chưa nhìn thấy. Rất mong được sự đóng góp ý kiến
của các bạn đồng nghiệp, của lãnh đạo cấp trên để đề tài của tơi được hồn
thiện hơn và đạt hiệu quả cao, giúp bản thân có một phương pháp vững vàng
hơn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
Xin chân thành cảm ơn !
Thọ Xuân, ngày 02/3/2022
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm do tôi viết không sao chép nội
dung của người khác.
Người thực hiện đề tài

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tâp hai – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc
sống
Theo nguồn tài liệu của PGS. TS Đỗ Ngọc Thống:
Xem thêm tại: 
- />- />- />- (viết
bài tường thuật về sự kiện)
- />- />
20

skkn



×