Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Skkn kinh nghiệm sử dụng các câu hỏi định tính và bài tập thực tế để tạo hứng thú trong học tập và rèn luyện khả năng vận dụng, ứng dụng kiến thức vật lí vào đời sống cho học sinh khi dạy chương động lực học chất điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.58 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÁC CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH VÀ
BÀI TẬP THỰC TẾ ĐỂ TẠO HỨNG THÚ TRONG HỌC
TẬP VÀ RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG VẬN DỤNG, ỨNG
DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO ĐỜI SỐNG CHO HỌC
SINH KHI DẠY CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
VẬT LÍ 10

Người thực hiện: Nguyễn Chí Vượng
Chức vụ: Tổ trưởng tổ vật lí
Đơn vị cơng tác: Trường THPT Hậu Lộc 3
SKKN thuộc mơn: Vật lí

THANH HÓA NĂM 2022
1

skkn


MỤC LỤC
Mục lục....................................................................................................Trang 2
1. Mở đầu.................................................................................................Trang 3
1.1. Lí do chọn đề tài.................................................................................Trang 3
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................... Trang 4
1.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................. ......................Trang 4


1.4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................Trang 4
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. ......................................................Trang 5
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm ...........................................Trang 5
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến...........................Trang 5
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ..................................Trang 6
2.4.Hiệu quả của sánh kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục này vào thực
tiến...........................................................................................................Trang 15
3. Kết luận và kiến nghị ........................................................................Trang 15
3.1. Kết luận ............................................................................................Trang 15
3.2. Kiến nghị...........................................................................................Trang 16
4- Tài liệu tham khảo ...............................................................................Trang 17
5- Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã có ........................ ...Trang 18

2

skkn


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng nhanh.
Kinh tế tri thức có vai trị ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản
xuất. Lượng thông tin và tri thức tăng nhanh và lạc hậu nhanh một cách chóng mặt,
vì vậy học phương pháp tiếp cận tri thức là vô cùng quan trọng. Trong bối cảnh đó,
giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Các
nước trên thế giới kể cả những nước đang phát triển đều coi giáo dục là nhân tố
hàng đầu quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia.
Trên cơ sở đó giáo dục phổ thơng nước ta hiện nay đang thực hiện bước
chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của
người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ

quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất
định phải thực hiện thành cơng việc chuyển tư phương pháp học nặng về truyền
thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình
thành năng lực phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục
từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải
quyết vấn đề.
Từ những lí do trên mỗi giáo viên trong q trình dạy học cũng phải dần đổi
mới theo su thế của xã hội, tức là cần chuyển đổỉ ngay từ các phương pháp giáo
dục thụ động sang phương pháp giáo dục tích cực, đa dạng các hình thức dạy học
nhằm phát huy tối đa năng lực tự học sáng tạo, năng lực vận dụng các kiến thức lí
thuyết vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống.
Tuy nhiên với hình thức thi cử ngày nay thì người giáo viên trong các giờ dạy
vật lí thường xa đà vào dạy học sinh tính tốn và giải bài tập rất nhiều, nên giờ học
trở nên nặng nề và khô khan. Trong các giờ học vật lí học sinh phải sử dụng quá
nhiều kiến thức toán học để giải các bài tập. Ngồi ra hiện tượng mạng internet phổ
biến và có nhiều chương trình rất hấp dẫn để thu hút giới trẻ, nên nếu các bài học
q khơ khan, khó hiểu và khơng có gì hấp dẫn thì sẽ làm học sinh chán nản và
ghét việc học. Để khắc phục được nhược điểm trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu sử
3

skkn


dụng các câu hỏi định tính và bài tập thực tế ứng dụng trong các bài dạy vật lí để
tạo hứng thú học tập và rèn khả năng vận dụng, ứng dụng kiến thức vật lí vào đời
sống cho học sinh, làm cho giờ học bớt khô khan và thu hút hơn. Với phạm vi sáng
kiến này tơi xin trình bày kinh nghiệm sử dụng các câu hỏi định tính và tình huống
thực tế áp dụng trong dạy học vật lí của bản thân cho chương động lực học chất
điểm vật lí 10 làm ví dụ, các chương khác của chương trình vật lí áp dụng tương
tự. Qua q trình áp dụng tôi thấy hiệu quả nên đem chia sẻ với đồng nghiệp và

mong được sự đóng góp thêm của đồng nghiệp để tơi có thể bổ xung và hồn thiện
sáng kiến, từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của sáng kiến là làm cách nào để nâng cao hứng thú khi
học vật lí và khả năng ứng dụng kiến thức vật lí vào đời sống sau bài học. Từ đó
phát triển được nhận thức của học sinh về đời sống và giúp học sinh yêu vật lí hơn,
học tốt hơn và sống tốt hơn..
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu về cách thức sử dụng các câu hỏi định tính và bài tập
thực tế để tạo hứng thú và rèn khả năng vận dụng, ứng dụng kiến thức vật lí vào
đời sống cho học sinh lớp 10 THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu của bản thân trong đề tài này là tôi biên soạn các bài
tập định tính và bài tập thực tế cho từng bài học, từ đó nghiên cứu cách áp dụng
các bài tập này trong từng khâu của quá trình dạy học như đặt vấn đề vào bài, tạo
tình huống học tập cho các nội dung, vận dụng kiến thức bài học vào thực tế và ra
bài tập củng cố ở nhà… Sau đó tơi thống kê các giờ được áp dụng cách mới và các
giờ không được áp dụng, các lớp được áp dụng với các lớp không được áp dụng, từ
đó so sánh kết quả và rút ra kinh nghiệm.

4

skkn


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong điều kiện hiện nay, khoa học kỹ thuật của nhân loại phát triển, nền kinh
tế trí thức ngày càng cao thì nhiệm vụ của ngành giáo dục càng trở nên to lớn và
đáng được trân trọng. Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà

còn phải giúp cho học sinh vận dụng được kiến thức khoa học vào cuộc sống,
nhưng cao hơn vẫn là giáo dục nhân cách cho học sinh. Khi dạy kiến thức Vật lí
trong bất kì lĩnh vực nào như cơ, nhiệt, điện, quang đều liên quan đến các hiện
tượng Vật lí mà diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nên khi sử dụng
những câu hỏi định tính và bài tập thực tế sẽ làm cho việc dạy học vật lí gần gũi
hơn với đời sống của học sinh, làm cho việc dạy học vật lí trở nên dễ dàng hơn. Từ
đó kích thích được hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh học tập tích cực,
chủ động hơn và hăng say hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Ngày nay việc dạy và học mang tính thực dụng rất cao, việc thi gì thì học nấy,
thi gì thì dạy nấy đã là vấn nạn trong giáo viên và học sinh.Với hình thức thi trắc
nghiệm ngày nay thì khi dạy học vật lí giáo viên thường xa đà vào dạy học sinh
tính toán và giải bài tập rất nhiều, nên giờ học trở nên nặng nề và khô khan.
Tuy nhiên thực tế vật lý là môn khoa học nghiên cứu về những sự vật, hiện
tượng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, có tính ứng dụng thực tiễn cao. Hầu hết
các định luật, tính chất vật lí đều được đúc kết từ thực tế, nếu những kiến thức nào
được rút ra từ suy luận lơgic thì đều phải được thực tế kiểm nghiệm mới được cơng
nhận.Vì vậy khi dạy học vật lí giáo viên phải luôn luôn xuất phát từ những hiện
tượng trong thực tế đời sống để liên hệ, dẫn dắt cho học sinh rút ra bài học. Đồng
thời khi học sinh chiếm lĩnh được tri thức đó rồi thì phải biết vận dụng vào thực tế
để hiểu và giải thích được các hiện tượng trong thực tế từ đó phát triển và thay đổi
được nhận thức của bản thân. Nhưng thực tế ngày nay nhiều giáo viên chưa nhận
thức được điều này nên trong dạy học thường xa vào truyền thụ lí thuyết một cách
máy móc, xa dời thực tế, làm bài học vật lí đã khó lại càng trở nên khó hiểu hơn.
Chính vì vậy sáng kiến này tơi đưa ra những kinh nghiệm thực tế trong việc sử
dụng các bài tập định tính và bài tập thực tế gắn liền với đời sống vào dạy học

5

skkn



nhằm giúp nâng cao hứng thú và khả năng vận dụng, ứng dụng kiến thức vật lí vào
đời sống cho học sinh, từ đó giúp học sinh dễ học, dễ hiểu, u thích mơn học hơn.
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp để giải quyết vấn đề là bản thân tơi đã tìm tịi, biên soạn các câu hỏi
định tính và bài tập thực tế ứng với mỗi bài học của chương 2, từ đó nghiên cứu sử
dụng chúng trong các khâu của quá trình dạy học sau
- Khâu đặt vấn đề và tạo tình huống có vấn đề trước mỗi bài học và mỗi nội dung
của bài học
Khâu này rất quan trọng đối với mỗi bài học, nếu giáo viên tạo ra được các tình
huống có vấn đề vừa sức với học sinh sẽ lôi cuốn và thu hút học sinh vào bài học
một cách tự nhiên, từ đó thúc đẩy hoạt động tìm tòi khám phá chiếm lĩnh chinh
phục tri thức.
- Khâu liên hệ kiến thức bài học với thực tế
Khâu này cũng vơ cùng quan trọng. Khi dạy vật lí nếu kiến thức bài học khơng
gắn liền với thực tế thì bài học khơng có tính thực tiễn và rất khó hiểu. Nên khi dạy
mỗi kiến thức lí thuyết nào đó giáo viên phải lấy các ví dụ thực tế để minh họa cho
bài học và sau khi học xong giáo viên phải hướng dẫn học sinh áp dụng kiến thức
để giải thích các tình huống và hiện tượng trong thực tế. Có như vậy bài học mới
khơng khơ khan và xa rời thực tiễn, từ đó giúp học sinh học vật lí như được trải
nghiệm các tình huống thực tế gần gũi của bản thân, học vật lí chính cơng cụ để
giải đáp các thắc mắc của các em về thế giới tự nhiên mà các em thường trăn trở và
thắc mắc hàng ngày.
- Khâu vận dụng kiến thức của bài học để giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho
học sinh
Đây cũng là một trong các mục đích của giáo dục, dạy học ngoài việc truyền thụ
kiến thức cho học sinh, yếu tố vô cùng quan trong là phải giáo dục được đạo đức,
thái độ sống cho học sinh thơng qua các bài học, từ đó hình thành quan điểm và
nhân cách đúng đắn cho học sinh.

- Khâu củng cố bài học

6

skkn


Sau mỗi bài học ta ln phải có bài tập vận dụng để giúp các em vận dụng các
kiến thức học được vào giải quyết các bài tập. Nếu giáo viên khéo cho các bài tập
thực tế giao cho học sinh sẽ thu hút học sinh hơn trong quá trình áp dụng kiến thức
bài học vào thực tế.
Sau đây là hệ thống các câu hỏi định tính và bài tập thực tế biên soạn theo các bài
học của chương 2 và cách sử dụng chúng trong các khâu của quá trình dạy học
* BÀI TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CHẤT
ĐIỂM
( Bài 9 vật lí 10 cơ bản; hoặc bài 13 vật lí 10 nâng cao)
Câu 1. Trong dân gian trước đây thường dùng câu "vụng chẻ khỏe nêm" để nói về
tác dụng của cái nêm trong việc chẻ củi. Nêm là một vật cứng có tiết diện hình tam
giác nhọn, được cắm vào khúc củi như trên Hình vẽ dưới đây. Tại sao gõ mạnh búa
vào nêm thì củi bị bửa ra ?

 
Hướng dẫn trả lời:

Do gỗ tiếp xúc với nêm ở hai mặt nêm AC và BC nên có thể phân tích lực bổ củi

F =⃗
F 1+ ⃗
F 2  với ⃗
F 1 vng góc với AC. Đặt AB = a, AC = BC = b.

Ta có hai tam giác IFF1 đồng dạng với tam giác ABC nên ta suy ra
F1/b = F/a suy ra F2 = F1 = b.F/a
Cấu tạo nêm có b khá lớn so với a nên lực F1,F2  cũng khá lớn so với F. Chính hai
lực thành phần này có tác dụng làm bửa gỗ ra.
7

skkn


Áp dụng
Câu này có thể dùng để đặt vấn đề vào bài tạo tình huống học tập hoặc dùng để vận
dụng củng cố sau khi học xong phần phân tích lực
Câu 2. Khi chặt các cây lớn thường một người chặt cây và hai người phụ kéo cho
cây đổ, để cây đổ theo ý muốn người ta phải dùng hai sợi dây cột tại một điểm trên
cao rồi kéo về hai phía khác nhau khơng trùng với phương mà người đó mong
muốn. Tại sao khơng cột một sợi dây rồi kéo thẳng xuống nơi cây phải đổ mà phải
cột hai dây như vậy? Kéo hai sợi dây như thế nào để cho cây đổ chính xác?
Hướng dẫn trả lời: Trường hợp dùng một sợi dây kéo cây sẽ đổ theo phương sợi
dây, nghĩa là sẽ đổ về phía người kéo gây nguy hiểm đối với người kéo dây.
Trường hợp kéo bằng hai sợi dây theo phương khác nhau thì sẽ tạo ra một hợp lực
tác dụng lên cây, hợp lực này được xác định theo quy tắc hình bình hành, tức là
hợp lực nằm giữa hai lực thành phần ( hai sợi dây) nên nó sẽ làm cây đổ theo
hướng hợp lực ( ở giữa hai dây) không nguy hiểm cho người kéo.
Áp dụng
Câu này được dùng để củng cố sau bài học hoặc củng cố sau khi học xong quy tắc
phân tích lực.
* BÀI BA ĐỊNH LUẬT NIU TƠN
( Bài 10 vật lí 10 cơ bản; hoặc bài 14, 15,16 vật lí 10 nâng cao)
Câu 3. Tại sao khi ngồi trên xe đang chuyển động đột ngột dừng lại (hoặc
tăng tốc) thì ta bị ngã về phía trước (hay phía sau)?

Hướng dẫn trả lời: Người ngồi trên xe có qn tính nghĩa là có xu hướng bảo tồn
vận tốc cả về hướng và độ lớn. Trong khi xe đang chuyển động, người ngồi trên xe
cũng chuyển động cùng với xe. Nhưng khi xe thay đổi trạng thái chuyển động thì
chỉ có thân người tiếp xúc đổi trạng thái chuyển động (do không tiếp xúc với xe)
vẫn giữ nguyên quán tính chuyển động ban đầu. Vì vậy, khi xe đột ngột dừng lại
(hoặc tăng tốc) thì người sẽ có xu hướng ngã về phía trước (hay phía sau).
Áp dụng:
Câu này được áp dụng sau khi dạy xong phần quán tính để giúp học sinh vận dụng
kiến thức về quán tính giải thích tình huống trong thực tế
Câu 4. Tại sao trong luật giao thông lại cấm các học sinh và những người chưa có
dấy phép lái xe điều khiển các xe có phân khối từ 50 phân khối trở lên?
8

skkn


Hướng dẫn trả lời: Những xe có phân khối lớn có khả năng tăng tốc nhanh trong
thời gian ngắn ( tức là có gia tốc lớn ) nên những người chưa đến tuổi hoặc chưa
có dấy phép lái xe không được điều khiển loại xe này vì nếu điều khiển sẽ dễ gây
ra tai nạn.
Vận dụng
Câu này được vận dụng sau khi dạy xong phần quán tính để lồng ghép giáo dục ý
thức chấp hành luật lệ giao thông cho học sinh
Câu 5. Tại sao trong luật lệ an toàn giao thông lại quy định người lái xe phải giữ
tốc độ tối đa trên các đoạn đường nhất định, không được phóng nhanh vượt ẩu.
Hướng dẫn trả lời: Khi điều khiển xe quá tốc độ quy định nếu gặp chướng ngại vật
thì xe khơng thể phanh để xe dừng lại ngay được vì xe có qn tính, nếu khối
lượng xe càng lớn và chuyển động với tốc độ càng cao thì càng khó dừng xe, do đó
sẽ dễ gây tai nạn.
Áp dụng

Câu này được sử dụng sau khi dạy phần quán tính để giáo dục học sinh ý thức
tham gia giao thông và hiểu được tại sao luật giao thông lại quy định như vậy.
Câu 6. Tại sao luật an toàn giao thông lại không cho phép xe mô tô chở ba người
trở lên?
Hướng dẫn trả lời: Nếu xe mô tô chở từ ba người trở lên thì khối lượng của xe và
người là lớn nên quán tính của xe lớn.Vì vậy người lái xe sẽ rất khó điều khiển xe,
nhất là khi xe phóng nhanh vượt ẩu. Do vậy khi gặp chướng ngại vật sẽ không xử
lí được và gây ra tai nạn.
Áp dụng
Câu này được sử dụng sau khi dạy phần quán tính để giáo dục học sinh ý thức
tham gia giao thông và hiểu được tại sao luật giao thông lại quy định như vậy.
Câu 7. Giải thích câu tục ngữ: “ Dao sắc khơng bằng chắc kê”
Hướng dẫn trả lời: Ta biết rằng một vật có khối lượng càng lớn thì qn tính của
nó càng lớn. Mặt khác, vì vật có qn tính nên khi tác dụng một lực vào vật thì vận
tốc của nó khơng thay đổi ngay tức thì mà phải sau khoảng thời gian nhất định.
Nếu vật có qn tính lớn thì thời gian này càng lớn. Ví dụ nếu dùng dao chặt cây
9

skkn


tre mà tre khơng kê lên cái gì hoặc kê khơng chắc chắn thì vì qn tính của tre nhỏ
nên thanh tre sẽ chuyển động theo dao. Do đó dao khó ăn sâu vào tre. Nếu ta kê
thanh tre đó trên một khúc gỗ lớn thì khi dao chặt khối gỗ chưa kịp chuyển
động( vì khối lượng khúc gỗ lớn và lại tì vào đất), thanh tre đã bị đứt rồi.
Áp dụng:
Dùng câu này khi ra bài tập về nhà cho học sinh sau khi học xong khái niệm về
khối lượng.
Câu 8. Tại sao ở các sân bay người ta thường thiết kế đường băng rất dài?
Hướng dẫn trả lời: Theo định luật II niw tơn ta có thể rút ra kết luận vật có khối

lượng càng lớn thì qn tính càng lớn, máy bay có khối lượng lớn thì qn tính của
nó cũng lớn. Đường băng dài để máy bay đặt vận tốc lớn cần thiết để cất cánh.
giáo viên có thể nêu vấn đề này khi học xong phần quán tính.
Áp dụng:
Dùng câu này khi ra bài tập về nhà cho học sinh sau khi học xong định luật I Niu tơn
Câu 9. Tại sao khi đi bộ xa hoặc leo núi, ta chống gậy thì đỡ mỏi chân?
Giải thích: Khi đi bộ hoặc leo núi, chân ta phải đạp vào mặt đất, đất sẽ tác dụng
một phản lực làm cho ta đi được. Động tác đó lập lại nhiều lần sẽ khiến cơ chân
bị mỏi. Khi chống gậy, ta dùng tay ấn mạnh gậy về phía sau, mặt đất sẽ tác dụng
vào đầu gậy một phản lực hướng về phía trước và nó được truyền đến cơ thể
chúng ta làm ta dịch chuyển về phía trước. Như vậy ta đã thay bớt hoạt động của
chân bằng hoạt động của tay nên chân đỡ mỏi.
Áp dụng:
Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi củng cố cho phần định luật III Niuton.
* BÀI LỰC HẤP DẪN. ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN
( Bài 11 vật lí 10 cơ bản và bài 17 vật lí 10 nâng cao)
Câu 10. Nguyên nhân gây là hiệu tượng thủy triều là gì?

10

skkn


Hướng dẫn trả lời câu hỏi: Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do lực
hấp dẫn do Mặt Trăng tác dụng lên phần nước của các đại dương và phần đất của
lục địa đã tạo ra một sự dịch chuyển tương đối của phần nước so với phần đất mà
gây ra thủy triều.
Áp dụng:
Câu này có thể dùng để đặt vấn đề vào bài bằng cách chiếu hình ảnh triều cường
ở Hồ Chí Minh và hỏi học sinh hình ảnh này nói về vấn đề gì và hiện tượng đó do

đâu gây ra. Hoặc chiếu hình ảnh về trận Bạch Đằng của Trần Hương Đạo và hỏi
cha ông ta đã lợi dụng hiện tượng gì để tạo nên chiến cơng lừng lẫy này và hiện
tượng đó do đâu gây ra. Từ câu hỏi đó ta dẫn dắt học sinh vào nghiên cứu bài lực
hấp dẫn.
Câu 11. Hai vật bất kì ln hút nhau bằng một lực hấp dẫn, tại sao các vật để
trong phòng như bàn, ghế, tủ, giường mặc dù chúng luôn hút nhau nhưng không
bao giờ di chuyển lại gần nhau?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi: Vì lực hấp dẫn giữa các vật q nhỏ khơng đủ để
thắng được lực ma sát nên các vật không thể dịch chuyển lại gần nhau.
Áp dụng:
Sử dụng câu này cho phần củng cố về lực hấp dẫn.
*BÀI LỰC ĐÀN HỒI
(Bài 12 vật lí 10 cơ bản và bài 19 vật lí 10 nâng cao)
Câu 12. Tại sao các mặt lưới của vợt cầu lông và tenis người ta thường đan căng?
Hướng dẫn trả lời: Người ta đan căng để tăng thêm tính đàn hồi cho mặt vợt, giúp
tăng lực đàn hồi tác dụng lên quả cầu hoặc tenis khi đánh.
Câu 13. Một trong số những ứng dụng của lò xo là làm lực kế. Tại sao khi
sử dụng lực kế chúng ta phải xem giới hạn đo và không được đo vượt q giới hạn
đó?
Hướng dẫn trả lời: Lị xo là bộ phận chính của lực kế. Mỗi lị xo đều có một giới
hạn đàn hồi nhất định, nếu treo vào lị xo một vật có khối lượng (hay tác dụng một
lực) lớn hơn giới hạn cho phép thì lị xo khơng tự trở về hình dạng ban đầu được.
11

skkn


Vì vậy mỗi một lực kế có ghi một giá trị lớn nhất nếu vượt q giá trị đó thì lò xo
bị hỏng.
Áp dụng:

Các câu 12,13 được dùng để liên hệ kiến thức bài học với thực tế sau khi dạy xong
bài lực đàn hồi.
* BÀI LỰC MA SÁT
(Bài 13 sách cơ bản và bài 20 sách nâng cao)
Câu 14. Máy bay, otô.. thường sơn một lớp sơn nitrat xenlulô để cho mặt nhẵn
bóng. Ngồi tác dụng trang trí thì lớp sơn cịn tác dụng gì nữa khơng?
Hướng dẫn trả lời: Lớp sơn nhẵn bóng có tác dụng làm giảm ma sát giữa xe và
khơng khí, giúp xe chuyển động tốt hơn và đỡ tốn xăng.
Áp dụng:
Giáo viên có thể áp dụng sau phần lực ma sát trượt để liên hệ bài học với thực tế.
Câu 15. Tại sao đi trên đường đất trời nắng ráo dễ dàng hơn khi đi vào trời mưa?
Nếu bạn đi trên xe ôtô bị sa lầy trên qng đường trơn trợt thì bạn có thể nêu ý
kiến gì giúp đưa xe ra khỏi chỗ lầy khơng? Giải thích?
Hướng dẫn trả lời: Hệ số ma sát phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt
tiếp xúc, nguồn gốc lực phát động trong trường hợp trên là lực ma sát. Chúng ta đi
bộ hay đi xe thì lực ma sát nghĩ với mặt đường ln đóng vai trị là lực phát động,
giúp chúng ta chuyển động về phía trước. Khi đường khơ ráo hệ số ma sát với mặt
đường lớn giúp chúng ta di chuyển dễ dàng. Nhưng khi trời trơn trợt, hệ số ma sát
giảm đáng kể và lực ma sát sinh ra không đủ lớn để giúp phát động chuyển động
của xe. Do đó, muốn thốt khỏi chỗ lầy thì cần tìm cách tăng hệ số ma sát bằng
cách thay đổi bề mặt tiếp xúc, hay thay đổi vật liệu như đổ cát vào, lót ván xuống
bánh xe...
Câu 16. Vì sao muốn cho đầu tầu hỏa kéo được nhiều toa thì đầu tầu phải có khối
lượng lớn ?
Hướng dẫn trả lời: Lực phát động có tác dụng kéo đồn tàu đi chính là lực ma sát
nghỉ do đường ray tác dụng lên các bánh xe phát động của đầu tàu. Muốn đầu tàu
12

skkn



kéo được nhiều toa, lực ma sát này phải lớn. Muốn vậy, đầu tàu phải có khối lượng
lớn.
Câu 17. Khi chế tạo dây cáp, người ta không dùng một sợi to mà dùng nhiều
sợi nhỏ bện lại với nhau. Vì sao cần như vậy?
Hướng dẫn câu trả lời: Khi các dây xoắn lại với nhau, thì lực ma sát dọc theo mỗi
dây là rất lớn, lực đặt vào đầu dây để kéo phải thắng được lực ma sát đó thì mới
làm cho các dây thẳng ra và mới làm cho chúng đứt được. Nếu số sợi dây bện của
cáp càng nhiều, dây càng xoắn chặt, lực ma sát càng lớn và dây càng bền.
Câu 18. Theo định luật III Niu tơn, lực và phản lực có độ lớn bằng nhau. Vậy mà
khi hai người kéo co, vẫn có người thắng và người thua. Vì sao vậy?
Khi người 1 đạp chân vào mặt đất, chân người 1 tác dụng vào đất một lực ma
F 1 mặt đất tác dụng trở lại chân người một phản lực ⃗
sát ⃗
F '1 Theo định luật III Niutơn F1'=F1

F 2 mặt đất tác dụng trở lại
Tương tự, chân người 2 tác dụng vào đất một lực ma sát ⃗
'

chân người một phản lực  F 2 Theo định luật III Niu-tơn F2'=F2
Nếu người 1 đạp mạnh hơn người 2 : F1>F2 thì theo (1) và (2), F1'>F′2 . Khi đó
hợp lực do mặt đất tác dụng lên hệ gồm hai người và dây sẽ hướng sang trái, và hệ
chuyển động sang trái ( người 1 thắng cuộc ).
Vậy ai đạp vào đất mạnh hơn thì sẽ thắng cuộc ( muốn trị chơi được công bằng
phải đảm bảo cho chỗ đất ở chỗ hai người đứng có độ ráp giống nhau).

Áp dụng:
Giáo viên có thể sử dụng câu 15, 16, 17,18 cho phần vận dụng lực ma sát nghỉ để
giải thích hoặc liên hệ bài học với các hiện tượng trong thực tế.

*BÀI LỰC HƯỚNG TÂM
13

skkn


(Bài 14 vật lí 10 cơ bản và bài 22 vật lí 10 nâng cao)
Câu 19. Tại sao khi đi xe đạp hoặc xe máy đến đoạn đường cong chúng ta phải
giảm tốc độ và nghiêng người ?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi: Mục đích của việc nghiêng người để tạo ra lực hướng
tâm khi đi ở những đoạn đường cong, bởi vì lực ma sát nghỉ khơng đủ giữ cho xe
chuyển động cong. Tuy nhiên việc nghiêng người và xe chỉ tạo ra lực hướng tâm
có giá trị nhất định, cho nên để đảm bảo xe không bị văng đi theo phương tiếp
tuyến với đường cong thì cần phải giảm độ xe.
Áp dụng:
Câu hỏi này có thể áp dụng để giáo dục học sinh về ý thức tham gia giao thông sau
khi dạy xong về lực hướng tâm. Giáo viên có thể nhắc nhở học sinh khi đi qua chỗ
đường cong thì khơng được đi với tốc độ lớn sẽ rất nguy hiểm có thể gây ra tai nạn
giao thông khi xe bị văng ra khỏi đường đi.
Câu 20. Tại sao khi làm các cây cầu người ta thường làm cầu vồng lên?
Giải thích: Khi xe cộ đi qua cầu thì nó sẽ chuyển động trịn đù, lúc đó hợp lực của
N của mặt đường tác dụng lên xe sẽ đóng vai trị
hai lực là trọng lực ⃗Pvà phản lực ⃗
là lực hướng tâm. Điều này dẫn tới là áp lực của xe cầu nhỏ hơn trọng
lượng của xe.
Áp dụng:
Câu hỏi này có thể dùng để củng cố bài học sau khi học về lực hướng tâm
*BÀI CHUYỂN ĐỘNG NÉM
( Bài 15 vật lí 10 cơ bản và 18 vật lí 10 nâng cao)
Câu 21. Một máy bay nhận được lệnh cắt bom vào một mục tiêu trên mặt đất. Máy

bay đang bay theo phương ngang với tốc độ là v0 (m/s ), máy bay ở độ cao h (m)
viên phi công phải thả bom từ xa cách mục tiêu bao nhiêu để bom rơi đúng mục
tiêu?
Hướng dẫn trả lời: Chuyển động của bom khi thả là chuyển động ném ngang. Để
bom rơi đúng mục tiêu thì phi cơng phải thả từ vị trí cách mục tiêu một khoảng
bằng tầm xa tính theo phương ngang.
L = xmax = v 0



2h
g

Áp dụng: Câu này dùng để củng cố sau khi học về chuyển động ném ngang
14

skkn


Câu 22. Trong môn thể thao nhảy xa. Em hãy cho biết người nhảy phải thực hiện
kĩ thuật nhảy thế nào để tăng thành tích nhảy xa của mình?
Hướng dẫn trả lời: Nhảy xa chính là chuyển động ném xiên và tầm bay xa được
v 20 sin 2 α
xác định theo cơng thức L =
. Do đó muốn tăng thành tích nhảy xa thì người
g

nhảy phải chạy đà để khi dậm nhảy vận tốc bật lên là lớn nhất và phải bật lên với
góc bật 450.
Áp dụng:

Câu này dùng để củng cố sau khi học về chuyển động ném xiên.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Kinh nghiệm đã được áp dụng thường xuyên ở các lớp, kết quả đạt được
tương đối tốt, khi áp dụng kinh nghiệm trên vào dạy học tôi thấy các em đã học tập
hăng say và tích cực hơn rất nhiều, tạo cho các em một niềm vui và hứng thú khi
học Vật Lý, từ đó đã góp phần nâng cao kết học tập bộ môn. Kinh nghiệm đã được
các thành viên trong tổ Vật Lý góp ý và đánh giá tốt và đã được các thầy cô áp
dụng rộng rãi với các đối tượng học sinh lớp mình phụ trách, đem lại hiệu quả rất
thiết thực trong giảng dạy bộ môn Vật Lý ở Trường THPT Hậu Lộc 3 hiện nay.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Để có những tiết học đạt hiệu quả cao thì người giáo viên ln phải trăn trở,
suy nghĩ, tìm tịi phát minh ra nhiều phương pháp dạy học mới, giúp nâng cao hiệu
quả việc dạy học, để mỗi giờ học, mỗi ngày đến trường đối với giáo viên và học
sinh đề là một ngày vui và đầy ý nghĩa.
Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong quá trình dạy học để nâng
cao chất lượng giờ dạy. Mặc dù đã cố gắng song khơng thể tránh được các thiếu
sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để kinh nghiệm
của tơi được hồn thiện hơn. Tơi xin chân thành cảm ơn.

15

skkn


3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với nhà trường:
Tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận về phương pháp, kinh nghiệm dạy học

trong toàn trường để các giáo viên trong nhà trường có thể học hỏi nhau nhằm
phát triển chun mơn chung.
3. 2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Tổ chức các chuyên đề, hội thảo cho giáo viên cốt cán có điều kiện trao đổi và
học hỏi giữa các trường. Thiết lập trang web trực tuyến để lưu các sáng kiến, kinh
nghiệm hay và là kênh chung cho giáo viên trong tồn tỉnh có thể vào đó tra cứu và
học hỏi lẫn nhau.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh hoá, ngày 28 tháng 05 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN mình viết, khơng
sao chép của người khác

Nguyễn Chí Vượng

16

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách bài tập và sách giáo khoa vật lí 10 nâng cao và cơ bản
(Nhà xuất bản giáo dục)
2. Sách bài tập định tính và câu hỏi thực tế - Tác giả Vũ Thanh Khiết và
Nguyễn Thanh Hải.
(Nhà xuất bản giáo dục)
3. Mạng internet


17

skkn


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Chí Vượng
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Hậu Lộc 3
Cấp đánh
Kết quả
giá xếp
Năm học
đánh giá
loại
đánh giá xếp
xếp loại (A,
(Phòng,
loại
B, hoặc C)
Sở, Tỉnh...)

TT

Tên đề tài SKKN

1


Sử dụng câu hỏi thực tế để
nâng cao hiệu quả dạy học
chương 7 vật lí 10 nâng cao

Cấp Sở

B

2009 -2010

2

Giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh qua các bài dạy vật lí 10
và 11 trương trình nâng cao
trung học phổ thơng.

Cấp Sở

B

2011 – 2012

3

Sử dụng phương pháp tự chọn
giá trị để giải nhanh một số bài
tập vật lí 12.

Cấp Sở


C

2015 – 2016

Cấp Sở

C

2017 – 2018

4

Kinh nghiệm sử dụng các bài
tập thí nghiệm để nâng cao kĩ
năng vận dụng kiến thức vật lí
vào thực tế và kĩ năng thực
hành vật lí cho học sinh THPT.

18

skkn


19

skkn




×