Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ẤN TƯỢNG MỸ THUẬT QUẢNG TRỊ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.74 KB, 7 trang )






ẤN TƯỢNG MỸ THUẬT QUẢNG TRỊ



Những thành công của mỹ thuật Quảng Trị là kết quả của sự nỗ lực sáng tạo không
ngừng, không chỉ về chất lượng nội dung mà cả về hình thức, kỹ thuật, phong cách,
không chỉ về bề rộng mà cả về chiều sâu. Mỹ thuật Quảng Trị đang cố gắng bám
sát, khám phá, sáng tạo những đổi thay của đời sống dân tộc, con người và quê
hương, tìm thấy và khẳng định cái tốt đẹp, anh hùng trong lao động, sản xuất,
chiến đấu, học tập của nhân dân. Thời kỳ 2002 - 2007 trở lại đây, mỹ thuật Quảng
Trị đã xuất hiện nhiều tác phẩm mỹ thuật có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, phong
phú về nội dung, đa dạng về hình thức và phong cách thể hiện; các đợt đi thực tế,
các triển lãm mỹ thuật khu vực và toàn quốc, những mô hình trại sáng tác hoạt
động phối hợp với các địa phương đã thu hút các họa sĩ trăn trở, phát huy năng lực
sáng tạo của mình.
Mỹ thuật Quảng Trị tham gia các triển lãm mỹ thuật khu vực hàng năm được tổ
chức tại TT Huế, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An với số
lượng 60 tranh; Tham gia triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc, triển lãm Lực lượng vũ
trang Toàn quốc với số lượng 4 tranh; Triển lãm nhóm tại Thành cổ Quảng Trị
năm 2005 với 20 tác phẩm sơn dầu, acrylic; Tổ chức triển lãm Mỹ thuật Đường
phố trong dịp 30/4/2007 diễn ra lễ hội “Đêm Thành cổ”, kỷ niệm 35 năm giải
phóng Quảng Trị với 25 tác phẩm sơn dầu, trong đó có 1 bức tranh sơn dầu khổ
lớn (có kích thước 1,5m x 6m) do 4 đồng tác giả Phạm Phi Trường, Trương Minh
Dự, Trịnh Hoàng Tân, Hoàng Cường sáng tác thực hiện.
Đời sống kinh tế của các họa sĩ Quảng Trị đa số hiện ở mức trung bình khá và dưới
trung bình. Một số họa sĩ ngoài công việc ở cơ quan Nhà nước, nhà trường ra, quỹ


thời gian dành cho sáng tác quả là rất ít. Một số khác còn phải vất vả tất bật bằng
những nghề kiếm sống khác. Để hâm nóng sự rạo rực trong sáng tác của các họa sĩ,
Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Trị và Hội Mỹ thuật Việt Nam thường xuyên mở
các trại sáng tác mỹ thuật. Đây là cơ hội cho các họa sĩ tư duy tác phẩm, tạo ra sân
chơi nghệ thuật sôi nổi, hào hứng, rút ra được nhiều điều bổ ích trực tiếp cho các
sáng tác còn đang trong quá trình thể hiện.
Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Trị và chuyên ngành mỹ thuật có sự gắn kết chặt
chẽ cùng thúc đẩy phong trào sáng tác mỹ thuật Quảng Trị từng bước phát triển đi
vào hoạt động có hiệu quả rõ rệt. Có 6 trại sáng tác mỹ thuật Quảng Trị được tổ
chức tại Hà Nội, Nha Trang, Huyện Đảo Cồn Cỏ với tinh thần giúp đỡ của Hội
Văn nghệ địa phương và Hội Mỹ thuật Việt Nam, có tổng số 125 tác phẩm tiêu
biểu được sáng tác trong các trại này. Cũng trong thời gian này chuyên ngành mỹ
thuật tích cực phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Trị tổ chức thành công
triển lãm hội họa “Cội nguồn” cho họa sĩ Trương Bé, ủy viên Ban chấp hành Hội
Mỹ thuật Việt Nam, cũng là người con quê hương Quảng Trị trưng bày 20 tác
phẩm sơn mài, sơn dầu tại đô thị Đông Hà, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh nhật Bác
Hồ (19/5/2007) và nhân dịp bầu cử Quốc hội khóa XII (20/5/2007).
Trong sự chuyển mình nhanh chóng của đất nước, sự đổi mới của quê hương,
phong trào mỹ thuật Quảng Trị cũng đang chuyển sang giai đoạn mới trong bầu
không khí náo nức cởi mở, với sự bình đẳng và dân chủ trong sáng tạo; không kể
sự khác nhau về thế hệ, về tuổi tác, về quá trình làm nghề, về trình độ nghề nghiệp,
cả về sự khát khao, ước muốn rất tự nhiên của con người - về quan niệm sáng tác.
Những tư duy tạo hình, những hiểu biết về kỹ thuật, những ý đồ về nghệ thuật của
họa sĩ Quảng Trị không quá cách biệt so với cả nước và phần nào gây được sự chú
ý của giới chuyên môn. Thời kỳ 2002 - 2007 mỹ thuật Quảng Trị đã gặt hái được
nhiều thành tựu đáng khích lệ; 2 giải thưởng Mỹ thuật toàn quốc của họa sĩ Trịnh
Hoàng Tân (1 Huy chương Đồng, tác phẩm Bừng sáng vùng cao- 2004 và 1 Giải
Khuyến khích, tác phẩm Hội cù Năm Dậu- 2005). Giải thưởng Mỹ thuật Khu vực
có 2 giải B, 1 giải C, 5 giải Tặng Thưởng và 3 Giấy khen của Hội Mỹ thuật Việt
Nam, 1 giải Đồng Hạng Triển lãm Mỹ thuật Lực lượng Vũ trang Miền Trung - Tây

Nguyên. Trong đó giải thưởng mỹ thuật khu vực chính thức có 2 giải B Khu vực
Bắc Miền Trung của họa sĩ Trịnh Hoàng Tân (TP: Sơn mài Niềm vui ngày mùa và
Hội làng Tháng Giêng); 1 giải C Khu vực Bắc Miền Trung của họa sĩ Trương
Minh Dự (TP: Sơn dầu Mùa tôm). Các họa sĩ Nguyễn Hữu Song (Thế Hà), Lê Đức
Quảng đạt giải Tặng thưởng và giấy khen của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Nhiều họa
sĩ đạt được giải thưởng cao của Hội VHNT tỉnh hàng năm (4 giải A, 7 giải B, 6
giải C và 6 giải Khuyến khích).
Quảng Trị chưa có thị trường tranh, tuy nhiên các tác phẩm hội họa Quảng Trị
được ký gửi tại nhiều gallery ở Hội An (Quảng Nam), Đà Nẵng, Huế mỗi năm ít
nhất cũng bán được cho giới sành nghệ thuật và du khách quốc tế khoảng 60 - 70
tác phẩm, chủ yếu là chất liệu sơn dầu, acrylic, có nội dung phong cảnh quê hương,
sinh hoạt của ngư dân, nông dân, âm nhạc cổ truyền, lễ hội và các chủ đề khác.
Đặc biệt trong thời kỳ này có họa sĩ được Bảo tàng Quân đội và Hội Mỹ thuật Việt
Nam mua 2 tác phẩm sơn mài.
Các họa sĩ Quảng Trị âm thầm làm việc ở xưởng vẽ riêng của mình. Những tìm tòi,
lao động của họ đẩy lên được một phong trào sáng tác mà cho tới nay thời gian đã
chứng minh chính nó là cốt lõi của đời sống mỹ thuật. Điều đáng nói là nguồn cảm
hứng sáng tạo của các họa sĩ Quảng Trị dần dần thu hẹp khoảng cách chất lượng
nghệ thuật đối với mỹ thuật cả nước.
Được sự quan tâm hỗ trợ của Quỹ Thụy Điển- Việt Nam Phát triển Văn hóa, Hội
Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Hội Đồng hương Quảng Trị tại Sài Gòn, Ban tổ chức
triển lãm mỹ thuật Quảng Trị mới đây đã tuyển chọn 46 tác phẩm tiêu biểu của 12
tác giả ra mắt công chúng TP. Hồ Chí Minh. Triển lãm mở cửa từ ngày 24/11/2007
đến 02/12/2007, tại Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Các tác phẩm lần này ngoài
các chất liệu như sơn mài, sơn dầu, khắc gỗ , còn có các tác phẩm điêu khắc gỗ
của Hồ Uông đã quá cố.
Phòng tranh, tượng Quảng Trị tại TP. Hồ Chí Minh có thể là bước ngoặc tốt, tạo
nên sự phát triển mỹ thuật địa phương. Việc đổi mới giao lưu nghệ thuật với cả
nước luôn là mục tiêu, là nhu cầu đòi hỏi mỹ thuật Quảng Trị hội nhập vào dòng
chảy đương đại, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị mà nền nghệ thuật

đó đang được nuôi dưỡng.

×