Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Skkn một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy và học bảng nhân cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GD&ĐT CẨM THỦY

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
DẠY VÀ HỌC BẢNG NHÂN CHO HỌC SINH LỚP 3

Người thực hiện: Nguyễn Thị Chung
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cẩm Vân
SKKN thuộc môn: Tốn

THANH HĨA NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC

Trang

1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Lí do chọn đề tài

1



1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. NỘI DUNG

2

2.1. Cơ sở lý luận

2

2.2. Thực trạng dạy học phép nhân lớp 3

3

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

4

2.3.1. Giáo viên nắm nội dung và mục tiêu dạy học của mơn Tốn lớp 3

để thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp, nâng cao hiệu quả giờ học.

4

2.3.2. Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học mơn Tốn lớp 3

5

2.3.3. Tăng cường tổ chức trò chơi để nâng cao hiệu quả dạy học bảng
nhân

9

2.3.4. Hướng dẫn các em  thuộc bảng cửu chương bằng các bài hát vui
nhộn.

12

2.3.5. Hướng dẫn các em  thuộc bảng nhân, chia thông qua hoạt động
câu lạc bộ.

13

2.3.6. Hướng dẫn các em  thuộc bảng nhân, chia thông qua các trò chơi
trên phần mềm trực tuyến.

14

2.3.7.Tạo sự kết nối chặt chẽ với phụ huynh học sinh


16

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

17

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

19

skkn


1
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học Ban hành theo Quyết định
số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006” đã xác định Mục tiêu “Giáo
dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát
triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ
bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở”.
Mục tiêu dạy học mơn tốn tiểu học nhằm giúp học sinh:
- Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số,
số thập phân; các đại lượng thơng dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn
giản. Hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài tốn có nhiều
ứng dụng thiết thực trong đời sống.
- Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí
và diễn đạt chúng (nói và viết) cách phát hiện và cách giải quyết những vấn đề
đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học

tập tốn; góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế
hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.
Đối với mơn Tốn lớp 3 các em cần học thuộc bảng nhân, bảng chia để
thực hiện nhân, chia đúng, thành thạo trong bảng, ngoài bảng (với số có một chữ
số)
Để có thể dạy tốt về tính nhân, chia ở tiểu học thì giáo viên cần hướng dẫn
học sinh học thuộc bảng cửu chương, nắm được nội dung chương trình, hiểu
được học sinh của mình về đặc điểm của từng em, cần giúp các em những gì
trong mỗi hoạt động dạy của giáo viên, người giữ vai trị có tính quyết định sự
thành bại của tiết học, bài học, môn học. Hiểu tâm lý của từng em trong lớp học
ở lứa tuổi học sinh tiểu học là hiểu được chính bản thân mình, giáo viên tiểu học
sẽ có điều kiện để thành cơng trong nhiệm vụ dạy học, giáo dục các mơn học nói
chung và mơn tốn nói riêng.
Qua thực tiễn dạy và học tơi nhận thấy việc nhớ bảng nhân, bảng chia của
học sinh thường máy mọc, không nhập tâm, khi vận dụng thực tế thường lúng
túng phải đọc lại bảng nhân, bảng chia mất rất nhiều thời gian cho một phép
tính. Trong quá trình dạy học giáo viên cũng đã hướng dẫn quy trình dạy bảng
nhân, bảng chia cho học sinh như hướng dẫn trong sách giáo viên nhưng hiệu
quả mang lại không cao, các em rất khó thuộc và khi thuộc thì nhanh quên. Điều
này có nhiều nguyên nhân, có thể do từ học sinh, cũng có thể từ giáo viên.
Nhưng phổ biến là giáo viên chưa thực sự vận dụng tốt các phương pháp dạy
học tích cực vào bài dạy, chưa có biện pháp để giúp các em vượt qua khó khăn
khi tiếp cận với phép nhân, chia. Chính vì vậy mà tơi đã mạnh dạn tìm hiểu,
nghiên cứu “Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy và học bảng nhân

skkn


2
cho học sinh lớp 3.” với mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học nói chung

và chất lượng mơn Tốn lớp 3 nói riêng.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu các biện pháp giáo viên đã sử dụng để dạy bảng nhân, bảng
chia và các phép tính nhân chia ở tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng.
- Vận dụng dạy học theo cách của mình để nâng cao hiệu quả dạy – học
bảng nhân.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Học sinh lớp 3 của trường
- Tôi nghiên cứu chủ yếu ở tiết Toán lớp 3
- Các bài học trong sách Tốn lớp 3.
- Các vấn đề lí luận về nội dung dạy học mơn Tốn lớp 3.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu những tài liệu liên
quan đến những vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, phân tích, miêu tả luyện tập, tổng kết: Phân tích
hệ thống hóa tài liệu thu thập được. Để tìm hiểu cách dạy của giáo viên, cách
học của học sinh.
- Phương pháp trực quan, thực nghiệm:
Tìm hiểu nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập Toán lớp 3
và phương pháp trực quan để lựa chọn đồ dùng dạy học. Dạy thực nghiệm tại
lớp 3 để đối chiếu kiểm nghiệm, đánh giá hiệu quả nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại:
Để nắm chắc các bước cần thiết khi hoàn thành một sáng kiến.
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Toán học là mơn khoa học tự nhiên có tính lơgíc và tính chính xác cao, nó
là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ khoa học khác. Muốn học sinh Tiểu
học học tốt được mơn Tốn thì mỗi người giáo viên không phải chỉ truyền đạt,
giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa, trong các sách hướng
dẫn và thiết kế bài giảng một cách rập khn, máy móc làm cho học sinh học tập

một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ
diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ khơng cao. u cầu của giáo
dục hiện nay địi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học mơn tốn ở bậc Tiểu
học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy

skkn


3
người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn
các em tham gia vào các hoạt động học tập[3]
Bảng cửu chương là một cơng cụ rất quan trọng trong mơn Tốn và áp
dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Ở bậc Tiểu học, học sinh bắt đầu phải
học thuộc và làm quen với bảng cửu chương từ lớp 2 để làm tốt các phép nhân
chia và tính nhẩm một cách nhanh nhất. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, việc học
thuộc bảng cửu chương là một việc khá khó khăn, vì vậy giáo viên cần hướng
dẫn các em  cách học thuộc bảng cửu chương nhanh và hiệu quả. 
Làm thế nào để “Giúp học sinh lớp 3 học thuộc bảng nhân” ngay từ đầu
học bảng nhân phải thuộc mà khơng hề qn. Đó là trăn trở của bản thân tôi
cũng như của đồng nghiệp. Trong thời gian qua tôi đã dùng một số biện pháp và
một số trò chơi áp dụng vào thực tiễn chúng tôi nhận thấy từ những em yếu nhất
vẫn thuộc bảng nhân và làm được các bài toán nhân đơn giản. Học thuộc các
bảng nhân, chia, các em mới biết làm tính nhân, đó là một kĩ năng tính tốn cơ
bản và quan trọng. Các kĩ năng thực hành tính tốn, khi học tốn khơng chỉ ở
Tiểu học mà ở các lớp, các cấp cao hơn. Chính vì vậy mà học bảng nhân, chia là
cơ sở, là tiền đề để giúp các em hình thành những kĩ năng, kĩ xảo trong học toán
lớp 3.
2.2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHÉP NHÂN LỚP 3
a. Về phía học sinh
Trong q trình dạy học tơi thấy đa số học sinh đều tích cực học tập, biết

làm theo chỉ dẫn của giáo viên hoàn thành nhiệm vụ học tập, bên cạnh đó vẫn
cịn một số em có những nhược điểm như: Chỉ biết nhìn trực quan, thích xem
hình ảnh trong sách giáo khoa, tham gia hoạt động nhóm thảo luận về nội dung
qua trực quan để trình bày - nhận xét nắm bắt nội dung bài học cịn hạn chế vì
các em hầu như là chỉ học vẹt nhớ nhanh, quên nhanh, vận dụng chậm. Đa số
các em học thuộc bảng nhân theo tờ “Bảng cửu chương” ở sau bài vở. Không
chịu suy nghĩ và lập theo thiết kế của cô giáo dạy nên “Mau thuộc, mau quên”.
Vì thế, bảng cửu chương là nội dung mà các em cần làm quen và học
thuộc bắt đầu từ lớp 2 để phục vụ cho quá trình học của mình sau này. Việc học
thuộc bảng cửu chương là rất khó đối với các em nên cần phải có phương pháp
đúng đắn.
b. Về phía giáo viên, nhà trường
Đội ngũ giáo viên nhà trường nhiệt tình, có kinh nghiệm, ln tự học, tự
bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, vận dụng có hiệu quả các
phương pháp dạy học tích cực.
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo chuyên môn đặc biệt là
phong trào nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục tồn diện trong nhà trường.
Bên cạnh đó vẫn cịn có những tiết học chưa chú trọng đến việc sử dụng
phương pháp dạy học tích cực, phương pháp trực quan, tham khảo tài liệu trên

skkn


4
Internet, khuyến khích bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh và rèn kĩ năng
tự học. Khi dạy bảng nhân thường vận dụng hai hình thức chính là: Dựa trên
phép cộng các số hạng bằng nhau, đếm thêm một số đơn vị và tính chất giao
hốn của phép nhân.
c. Về phía gia đình và xã hội

Gia đình là nơi diễn ra cuộc sống sinh hoạt đời thường như ăn, ở, học tập,
giao tiếp hàng ngày của các em, có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc giáo
dục hình thành, nhân cách của các em. Các em được chăm sóc sức khỏe, được
bố, mẹ mua sắm đầy đủ sách giáo khoa, vở viết và các đồ dùng học tập cá nhân.
Gia đình là cái nơi, là bàn đạp vững chắc của mỗi trẻ thơ trong quá trình hình
thành và phát triển năng khiếu, tài năng, nhân cách của các em. Nhưng thường
không công nhận lời khen ngợi: Khi trẻ được khen và sự cố gắng của các em
được công nhận, làm các em cảm thấy thiếu tự tin và không cố gắng vươn lên.
Bên cạnh việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, hội
khuyến học của các dịng họ, các thơn trong xã đã quan tâm động viên các em
kịp thời để các em được chăm sóc, bảo vệ, đảm bảo an tồn từ bữa ăn đến giấc
ngủ; từ vật chất đến tinh thần; từ trong gia đình đến nhà trường, cộng đồng và
ngồi xã hội. Nhưng việc tạo sân chơi cho các em trong kỳ nghỉ hè để thực hiện
tốt việc “Học, chơi – chơi, học” trong ba năm gần đây luôn bị hạn chế do dịch
Covid - 19.
Năm học 2021-2022 tôi được phân công dạy lớp 3A, tổng số có 25 học
sinh. Qua phân tích tổng hợp khả năng ghi nhớ bảng nhân, chia của học sinh, tôi
thống kê đầu năm như sau:
Kết quả
Thuộc bảng nhân, chia
Chưa thuộc bảng nhân, chia

Số học sinh
17
8

Tỉ lệ (%)
68
32


Nhận thấy những hạn chế nêu trên bản thân đã mạnh dạn viết: “Một số
kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy và học bảng nhân cho học sinh lớp 3.”
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3.1. Giáo viên nắm nội dung và mục tiêu dạy học của mơn Tốn lớp
3 để thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp, nâng cao hiệu quả giờ học.
Việc nắm vững mục tiêu, nội dung dạy học là vô cùng cần thiết giúp giáo
viên thiết kế các hoạt động một cách dễ dàng. Chính vì vậy bản thân đã nghiên
cứu, tìm hiểu mục tiêu, nội dung mạch kiến thức số học phần dạy học phép
nhân, phép chia các số tự nhiên ở lớp 3. Dưới đây là mục tiêu, nội dung dạy học
phép nhân, phép chia các số tự nhiên lớp 3:
a. Mục tiêu dạy học phép nhân, phép chia các số tự nhiên ở lớp 3
Giúp học sinh:
- Học thuộc các bảng tính nhân 6, 7, 8, 9; bảng chia 6, 7, 8, 9.

skkn


5
- Hồn thiện bảng nhân, bảng chia.
- Biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính hoặc trong các trường hợp
đơn giản, thường gặp về nhân, chia.
- Biết thực hiện phép nhân số có 2, 3, 4, 5 chứ số có 1 chữ số; phép chia
số có 2, 3, 4, 5 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết hoặc chia có dư)….
b. Nội dung dạy học phép nhân, phép chia các số tự nhiên ở lớp 3
- Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000 (tiếp)
- Củng cố các bảng nhân với 2, 3, 4, 5 (tích khơng q 50) và các bảng
chia cho 2, 3, 4, 5 (số bị chia không quá 50).
- Lập các bảng nhân với 6, 7, 8, 9, 10 (tích khơng q 100) và các bảng
chia với 6, 7, 8, 9, 10 (số bị chia không quá 100).
- Hoàn thiện các bảng nhân và các bảng chia.

2.3.2. Sử dụng phương pháp “Trực quan” trong dạy học mơn Tốn
lớp 3
Việc sử dụng phương pháp “trực quan” sẽ giúp bài dạy trở nên sinh động,
hấp dẫn với học sinh. Giúp học sinh phát triển khả năng quan sát cũng như tư
duy và trí tưởng tượng cùng khả năng ngơn ngữ. giúp cho các em phát triển trí
thơng minh, óc sáng tạo và thói quen làm việc một cách khoa học. Học sinh phải
biết tự mình quan sát, xem xét vấn đề, tự mình tìm tịi cách giải quyết vấn đề. Từ
trực quan học sinh có thể tự mình trả lời được các câu hỏi và tự mình kiểm tra
lại được kết quả.
Trong dạy học người giáo viên phải suy nghĩ tìm tịi các biện pháp giảng
dạy sao cho thật tốt để giúp học sinh chiếm lĩnh được những kiến thức mà giáo
viên đã truyền đạt. Học sinh đóng vai trị chủ thể, giáo viên đóng vai trị tổ chức,
nên khi dạy học giáo viên thường sử dụng “Phương pháp trực quan trong dạy
học”, để phát huy được óc quan sát, tư duy sáng tạo nhằm hình thành và phát
triển kỹ năng cho học sinh. Dưới đây là một ví dụ mà bản thân đã sử dụng
phương pháp trực quan vào dạy học bảng nhân, chia đạt kết quả:
Ví dụ 1 : Ơn tập các bảng nhân(SGK tốn 3 trang 9)
Có thể cho học sinh quan sát tranh kết hợp với phương pháp hỏi đáp.
- Các em cho cô biết trên hình
vẽ có bao nhiêu con chuột ? (Trên hình
vẽ có một con chuột.)
- Vậy một con chuột có mấy cái
đuôi ? Mấy tai ? Mấy mắt ? Mấy đầu ?
Mấy chân ? (Một con chuột có 1 cái
đi, 2 tai, 2 mắt, 1 đầu, 4 chân.)

skkn


6

- Em hãy điền vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau:
Một con chuột có ... cái đi ... tai ... mắt ... cái đầu và ... cái chân.
(Một con chuột có 1 cái đi 2 tai 2 mắt 1 cái đầu và 4 cái chân.)
- Các em hãy nhẩm thuộc câu này tự nhẩm đến 10 con chuột xem bạn nào
nhẩm được nhiều con chuột nhanh nhất nhé.
Một con chuột có

1 cái đi 2 tai 2 mắt

1 cái đầu và 4 cái chân.

Hai con chuột có

2 cái đi 4 tai 4 mắt

2 cái đầu và

Ba con chuột có

3 cái đuôi 6 tai 6 mắt

3 các đầu và 12 cái chân.

Bốn con chuột có 4 cái đi 8 tai

8 mắt

8 cái chân.

4 cái đầu và 16 cái chân.


Năm con chuột có 5 cái đi 10 tai 10 mắt 5 cái đầu và 20 cái chân.
Sáu con chuột có

6 cái đi 12 tai 12 mắt 6 cái đầu và 24 cái chân.

Bảy con chuột có

7 cái đi 14 tai 14 mắt 7 cái đầu và 28 cái chân.

Tám con chuột có

8 cái đuôi 16 tai 16 mắt 8 cái đầu và 32 cái chân.

Chín con chuột có 9 cái đi 18 tai 18 mắt 9 cái đầu và 36 cái chân.
Mười con chuột có 10 cái đi 20 tai 20 mắt 10 cái đầu và 40 cái chân.
Ôn lại bài theo kiểu này gợi cho học sinh tính tị mị, thích khám phá sự
mới lạ từ những điều đã học trước đó, các em sẽ nhớ lâu nhớ kĩ khơng phải
nhẩm lại bảng nhân từ đâu mỗi khi thực hiện phép tính nhân trong bảng nhân 1,
nhân 2 và nhân 4. Củng cố được số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
Ví dụ 2 : Bảng nhân 9(SGK tốn 3 trang 63)
- Giáo viên có thể dựa trên phép cộng các số hạng bằng nhau, đếm thêm
một số đơn vị và tính chất giao hốn của phép nhân để lập bảng nhân 9 như sách
giáo viên đã hướng dẫn. Cũng có thể sử dụng đơi bàn tay em để ghi nhớ bảng
nhân 9. Dưới đây là các bước dạy để học sinh ghi nhớ bảng nhân 9 bằng tay:
Bước 1: Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc các bảng nhân đã học.
Bước 2: Giới thiệu bài mới: Bảng nhân 9.
Bước 3: Lập bảng nhân 9 học sinh dựa vào các bảng nhân đã học để lập.
Bước 4: Giới thiệu bảng nhân 9 qua đôi bàn tay em
- Đôi bàn tay em đã cụp mấy ngón ? cịn

mấy ngón chưa cụp ? (Đơi bàn tay em đã
cụp 1 ngón, cịn 9 ngón chưa cụp.)
Vậy ta có phép nhân 9 x 1 = 9
(Thừa số thứ nhất là 9, thừa số thứ hai là
số ngón tay cụp lại 1. Tích là số ngón
chưa cụp 9).

skkn

9x1=9


7
- Đơi bàn tay em đã cụp mấy ngón ? cịn
mấy ngón chưa cụp ? (Đơi bàn tay em đã
cụp 2 ngón, cịn 8 ngón chưa cụp.)
Vậy ta có phép nhân 9 x 2 = 18
(Thừa số thứ nhất là 9, thừa số thứ hai là
số ngón tay cụp lại 2. Tích có hàng chục
là số ngón tay cụp khơng tính ngón cái 1,
hàng đơn vị là số ngón chưa cụp 8.)

9 x 2 = 18

- Tương tự như vậy các em thực hiện
phép nhân 9 x 3
Vậy ta có phép nhân 9 x 3 = 27
(Thừa số thứ nhất là 9, thừa số thứ hai là
số ngón tay cụp lại 3. Tích có hàng chục
là số ngón tay cụp khơng tính ngón cái 2,

hàng đơn vị là số ngón chưa cụp 7.)
9 x 3 = 27
Tương tự ta có phép nhân 9 x 4 = 36
(Thừa số thứ nhất là 9, thừa số thứ hai là
số ngón tay cụp lại 4. Tích có hàng chục
là số ngón tay cụp khơng tính ngón cái 3,
hàng đơn vị là số ngón chưa cụp 6.)
9 x 4 = 36
Phép nhân 9 x 5 = 45
(Thừa số thứ nhất là 9, thừa số thứ hai là
số ngón tay cụp lại 5. Tích có hàng chục
là số ngón tay cụp khơng tính ngón cái 4,
hàng đơn vị là số ngón chưa cụp 5.)

9 x 5 = 45
Phép nhân 9 x 6 = 54
(Thừa số thứ nhất là 9, thừa số thứ hai là
số ngón tay cụp lại 6. Tích có hàng chục
là số ngón tay cụp khơng tính ngón cái 5,
hàng đơn vị là số ngón chưa cụp 4.)

9 x 6 = 54

skkn


8
Phép nhân 9 x 7 = 63
(Thừa số thứ nhất là 9, thừa số thứ hai là
số ngón tay cụp lại 7. Tích có hàng chục

là số ngón tay cụp khơng tính ngón cái 6,
hàng đơn vị là số ngón chưa cụp 3.)
9 x 7 = 63
Phép nhân 9 x 8 = 72
(Thừa số thứ nhất là 9, thừa số thứ hai là
số ngón tay cụp lại 8. Tích có hàng chục
là số ngón tay cụp khơng tính ngón cái 7
hàng đơn vị là số ngón chưa cụp 2.)
9 x 8 = 72
Phép nhân 9 x 9 = 81
(Thừa số thứ nhất là 9, thừa số thứ hai là
số ngón tay cụp lại 9. Tích có hàng chục
là số ngón tay cụp khơng tính ngón cái 8,
hàng đơn vị là số ngón chưa cụp 1.)
9 x 9 = 81
- Cuối cùng các em thực hiện phép nhân
9 x 1. Vậy ta có phép nhân 9 x 10 = 90
(Thừa số thứ nhất là 9, thừa số thứ hai là
số ngón tay cụp lại 10. Tích có chục là số
ngón tay cụp khơng tính ngón cái đã cụp
đầu tiên 9, hàng đơn vị là số ngón chưa
cụp 0, hàng.)
Bước 5: Học sinh thực hành làm bài tập.
Bước 6: Củng cố dặn dò.
Giáo viên cho học sinh đọc mấy câu sau:
Bạn bạn ơi cô dạy
Bảng nhân thật là hay
Chỉ trong đôi bàn tay
Nhớ ngay bảng nhân chín
Bạn hãy đọc cùng tơi

Ta cùng nhau ghi nhớ
Cách học thuộc bảng nhân.

skkn

9 x 10 = 90


9
2.3.3. Tăng cường tổ chức trò chơi để nâng cao hiệu quả dạy học bảng
nhân
Trò chơi là hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với con người, từ trẻ em tới
người lớn. Bất cứ ai trong đời cũng đã từng tham gia vào những trị chơi. Trị
chơi có ý nghĩa đặc biệt đối với lúa tuổi trẻ em. Cùng với học, chơi là nhu cầu
không thể thiếu được của học sinh Tiểu học. Dù khơng cịn là hoạt động chủ
đạo, song vui chơi vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của
trẻ, vẫn có một ý nghĩa lớn lao đối với trẻ.
Sử dụng phương pháp trò chơi để rèn kỹ năng tính nhanh, tính nhẩm cho
học sinh tiểu học cũng rất là hay vì việc dạy học tính nhanh, tính nhẩm có vai trị
vơ cùng quan trọng trong việc phát triển trí thơng minh, khả năng tư duy logic
của học sinh, nó được thể hiện qua khả năng phân tích tổng hợp, rèn luyện tư
duy linh hoạt. Tính nhanh và tính nhẩm là một giải pháp tốt để giúp học sinh
khắc sâu kiến thức và phát triên tư duy. Mặt khác nó cịn gây hứng thú học tập
cho học sinh, phát triển tốt tư duy và rèn các đức tính như: kiên trì, quyết
đoán…
Trong dạy học tốn lớp 3 có rất nhiều trị chơi. Nhưng với bài viết này tôi
chỉ xin đề cập đến một số trò chơi học tập khi dạy học bảng nhân, chia lớp 3.
Sau đây là một số trị chơi mà tơi đã áp dụng vào giảng dạy ở trường có hiệu quả
và nó có thể sử dụng chung cho nhiều bài dạy, xin được chia sẻ cùng đồng
nghiệp. Cụ thể là:

a. Trị chơi “Lấy kẹo cho Ếch xanh”
Trị chơi có thể áp dụng cho các bảng nhân, chia 2,3,4,5,6,7,8,9.
Trò chơi này được thực hiện chơi phần củng cố bài học.
Cụ thể học bài: Luyện tập trang 69 SGK toán 3
- Mục đích : + Rèn kĩ năng tính nhẩm. Giúp cho học sinh thuộc các bảng
nhân, chia đã học
- Chuẩn bị: Giáo viên có thể thiết kế trị chơi trên Powerpoin gồm các
slide. Trên mỗi slide sẽ thiết kế một câu hỏi và 4 đáp án A, B, C, D để học sinh
lựa chọn. Một chiếc kẹo treo trên dây thừng và đồng hồ hẹn thời gian để các em
suy nghĩ.
- Cách chơi: + 5 học sinh tham gia chơi tương ứng với 5 câu hỏi. Các em
sẽ lên bốc thăm lựa chọn câu hỏi.
- Giới thiệu trò chơi như sau: Các em ạ! Chú ếch xanh của chúng ta rất
thích ăn kẹo ngọt. Chú đã nhờ các em lấy kẹo ngọt cho chú bằng cách: mỗi em
sẽ phải trả lời một câu hỏi, mỗi câu hỏi đưa ra các em sẽ suy nghĩ trong 30 giây.
Sau đó sẽ đưa ra đáp án lựa chọn A,B, C hoặc D. Nếu trả lời đúng thì dây thừng
sẽ bị đứt và chiếc kẹo sẽ rơi vào miệng chú ếch. Còn nếu trả lời sai thì chú ếch
khơng được nhận kẹo.

skkn


10

Ví dụ về hình ảnh của trị chơi”Lấy kẹo cho ếch xanh”

b. Trò chơi “Trú mưa”
Cụ thể học bài: Luyện tập trang 60 SGK toán 3( Giáo viên sử dụng trị
chơi này ở hoạt động củng cố bài).
- Mục đích: Rèn tính tập thể. Giúp cho học sinh củng cố bảng nhân, chia 8

- Chuẩn bị: + Các ngôi nhà cắt bằng giấy, trên mỗi ngơi nhà có ghi các
số mặt sau gắn nam châm.
+ Một số con thỏ, trên mình mỗi con thỏ ghi các phép tính trong bảng
nhân, chia 8, mặt sau có gắn nam châm.
- Cách chơi : Giáo viên chuẩn bị dán 5 ngôi nhà cắt bằng giấy(lên bảng).
Mỗi một ngơi nhà viết một phép tính. Ví dụ 8 x 8; 24 : 8; 8 x 6; 8 x 5; 16 : 8 và 5
con thỏ, lưng mỗi con thỏ đeo một số tương ứng với các kết quả của các phép
tính trong ngơi nhà: 2; 64; 40; 48; 3
+ Học sinh chia làm 2 đội, cử đại diện mỗi đội 5 bạn lên chơi.
- Giáo viên hô: “Mưa rồi! Đưa thỏ về nhà trú mưa” thì học sinh nhanh
chóng nhấc những con thỏ lưng đeo các kết quả tương ứng vào các ngơi nhà có
phép tính đó để tạo được phép tính đúng.
- Bạn nào làm nhanh, làm đúng thì đội đó sẽ thắng cuộc.

skkn


11

Các em chơi trò chơi “Trú mưa” một hoạt động củng cố bài trong tiết Luyện tập trang
60 SGK( Trước khi chơi)

Các em chơi trò chơi “Trú mưa” một hoạt động củng cố bài trong tiết Luyện tập trang
60 SGK( Kết quả sau khi chơi)

c. Trò chơi “Truyền điện”
“Truyền điện” là một trong những trò chơi mà giáo viên đang sử dụng
thường xuyên trong các giờ học trên lớp. Đặc biệt là giờ học tốn. Khi tham gia
chơi trị chơi này sẽ giúp các em vừa có thể vui chơi, vừa có thể học tập, rèn cho
các em nhớ kiến thức lâu hơn và khả năng tập trung cao hơn. Dưới đây là cách

chơi:
Cách chơi: Học sinh cả lớp ngồi tại chỗ, giáo viên phát lệnh hỏi bất kì một
phép nhân (trong bảng nhân đã học) chỉ tay vào một em bất kì, em đó trả lời
đúng thì có quyền “truyền điện” mời một bạn khác, có thể hỏi phép tính hoặc
hỏi kết quả.
Nếu bạn nào trả lời sai, thì bạn đó khơng được quyền mời bạn khác mà tự
giác bước lên bục giảng. Giáo viên tiếp tục trò chơi.

skkn


12
Ví dụ: Học “Bảng nhân 6”
Giáo viên phát lệnh 6 nhân 1 bằng mấy? GV gọi tên bạn Lan. Lan trả lời
6 x 1 = 6 và được quyền phát lệnh: 6 nhân 2 bằng mấy? Lan gọi tên bạn Hà. Hà
nhận lệnh trả lời 6 x 2 = 12 và tiếp tục phát lệnh… Trường hợp người nhận lệnh
không trả lời được thì bước đứng lên bục giảng, giáo viên tiếp tục phát lệnh. Trò
chơi cứ thế tiến hành. Nếu cuộc chơi có 2, 3 học sinh khơng trả lời được giáo
viên cho đọc lại bảng nhân 6 (2-3 lần) và giao cho nhóm trưởng sẽ kiểm tra lại
trong giờ học sau.
2.3.4. Hướng dẫn các em  thuộc bảng cửu chương bằng các bài hát
vui nhộn.
Ở lứa tuổi tiểu học, các em cịn rất ham chơi, ham vui, vì vậy kết hợp vừa
học vừa chơi là phương pháp mang lại hiệu quả tốt nhất. Cách dạy các em bảng
cửu chương nhanh thuộc với các bài hát trên mạng cũng là một phương pháp
dạy học mà bản thân đã sử dụng. Vừa cho học sinh thư giãn, giải trí vừa có thể
học tập để thuộc bảng cửu chương. Bài hát hết sức vui nhộn cùng các phép tính
trong bảng cửu chương giúp các em học nhanh và dễ nhớ. Bài hát có các câu từ
đơn giản, dễ thuộc, giai điệu vui nhộn, gần gũi theo sát các phép tính trong bảng
cửu chương.

Một số bài hát dễ thuộc bảng cửu chương như: trị chơi trốn tìm (bảng 5);
ơ kìa anh bảy (bảng 7).
Ví dụ: Bài hát “Ơ kìa anh bảy” do nhạc sĩ Song Thi sáng tác.
Thuộc lời bài hát giúp học sinh ghi nhớ bảng nhân 7

skkn


13
2.3.5. Hướng dẫn các em  thuộc bảng nhân, chia thông qua hoạt động
câu lạc bộ.
Hướng tới mục tiêu giáo dục tồn diện, bên cạnh việc quan tâm đến cơng
tác dạy học, bản thân tơi cịn chú trọng tổ chức các câu lạc bộ để tạo điều kiện
cho học sinh tiếp cận với các hoạt động vui chơi, giải trí.  
Câu lạc bộ là nơi để các em có dịp thi đua bộc lộ tài năng của mình. Bên
cạnh đó cịn xây dựng cho các em đức tính tự rèn luyện, tìm tịi, sáng tạo khoa
học trong cách học. Thơng qua các hoạt động của Câu lạc bộ nhằm tạo điều kiện
để học sinh tiếp cận với các hoạt động vui học, rèn luyện thêm một số kĩ năng
sống, kĩ năng trong giao tiếp, ứng xử, thực hành; cho các em thấy được “ Mỗi
ngày đến trường là một ngày vui”. Góp phần phát hiện và bồi dưỡng những cá
nhân có năng khiếu giúp các em phát huy được hết khả năng của mình và có thể
tham gia sân chơi giải tốn trên mạng Internet. Học sinh nhận ra giá trị đoàn kết
thơng qua việc sinh hoạt tập thể, sinh hoạt nhóm, qua đó học hỏi kinh nghiệm
lẫn nhau trong q trình làm việc và học tập. Xây dựng sự đoàn kết giữa học
sinh với giáo viên và học sinh với nhau, giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ trong
học tập. Sau đây là một ví dụ về tổ chức cho học sinh thi học thuộc bảng nhân,
chia qua trò chơi “Hái hoa dân chủ”.
Trị chơi “ Hái hoa”
a. Mục đích
- Giúp học sinh củng cố bảng nhân, chia đã học.

b. Chuẩn bị
- Một cây hoa.
- Những bông hoa cắt bàng giấy màu, trên mỗi bông hoa ghi một câu hỏi
liên quan đến bảng nhân, chia như: Em hãy đọc thuộc bảng nhân 8 hoặc em hãy
đọc thuộc bảng chia 6,….
c. Cách chơi
Cài các bơng hoa có ghi các câu hỏi đã chuẩn bị lên cây hoa. Đặt cây hoa
sao cho tất cả học sinh cùng quan sát được.
Lần lượt từng học sinh đại diện cho các nhóm lên hái hoa và trả lời câu
hỏi theo yêu cầu ghi trên bông hoa. Cả lớp sẽ cùng ban giám khảo đánh giá
nhận xét từng người.
Sau khoảng hai ba lượt chơi nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc.
d. Lưu ý
Có thể tổ chức cho học sinh trị chơi “hái hoa” theo kiều “ Xì điện”. Học
sinh nào hái hoa và trả lời các câu hỏi xong sẽ được quyền chỉ định bạn phải lên
hái hoa tiếp.

skkn


14

Học sinh lớp 3A lên thi hái hoa dân chủ trong tiết hoạt động câu lạc bộ Tốn.

Thơng qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ nhằm tạo cho các em học sinh
một sân chơi giải trí lành mạnh, giúp các em bắt đầu định hướng nghề nghiệp,
phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu, giúp các em tự nhận ra giá
trị của bản thân, từ đó tự bồi dưỡng để phát triển một cách toàn diện. Việc tổ
chức Câu lạc bộ Tốn chính là sân chơi cho các bạn u thích tốn học. Chính
nơi đây các em đã bộc lộ hết niềm say mê, được chinh phục đỉnh núi trí tuệ.

2.3.6. Hướng dẫn các em  thuộc bảng nhân, chia thơng qua các trị
chơi trên phần mềm trực tuyến.
Không những hướng dẫn các em thuộc bảng nhân, chia thơng qua các trị
chơi, qua bài hát, học bằng bàn tay,…. mà giáo viên cịn hướng dẫn thơng qua
các ứng dụng trên phần mềm trực tuyến, Nhờ các ứng dụng này, các em có thể
học các bảng nhân, chia theo một cách khác và không kém phần thú vị, vì các
ứng dụng này cố gắng làm cho việc học trở nên thú vị. Vì vậy sau mỗi bài học
về phép nhân, chia tôi sẽ hướng dẫn, gợi ý cho học sinh, phụ huynh truy cập vào
từng địa chỉ trên mỗi ứng dụng.
Dưới đây là một số ứng dụng tốt nhất để học bảng cửu chương mà bản
thân đã thực hiện và hướng dẫn, tổ chức cho học sinh chơi. Lưu ý: Những ứng
dụng này được tải về miễn phí.
a. Chơi bảng cửu chương
Ứng dụng này là một trong số ít ứng dụng không chỉ cho phép bạn học
bảng cửu chương mà cịn cung cấp hình ảnh động giải thích về cách thực hiện
một số kiểu nhân.
Chơi bảng cửu chương đặt chúng ta vào vị trí của Kelly, người mà bọn trẻ
phải giúp thu thập các bức ảnh của các sinh vật cho bảo tàng vũ trụ trong khi
chúng thực hành các bảng cửu chương.
Hướng dẫn truy cập: Truy cập vào Google

skkn

Chơi bảng cửu chương


15
/>
Play


Chơi

Trong trị chơi này, các em có thể kiểm tra kiến thức Tốn học của mình
thơng qua việc ơn luyện bảng cửu chương.

b. Bảng nhân- Trị chơi miễn phí
Bảng cửu chương cho học sinh là một ứng dụng lý tưởng cho động viên
các em bảng theo một cách rất thú vị vì nó tích hợp các kỹ thuật giảng dạy thính
giác, lời nói và động học để thúc đẩy việc đạt được trí nhớ dài hạn.
Hướng dẫn truy cập: Truy cập vào Google
10 ứng dụng tốt nhất để
học bảng cửu chương
Bảng nhân- Trị chơi miễn phí
Tải về
Cài
đặt ( Máy sẽ tự động cài đặt miễn phí, sau đó các em sẽ tự chơi trên ứng dụng
này)

Hình ảnh hướng dẫn truy cập vào ứng dụng

c. Bảng cửu chương IQ
Bảng cửu chương IQ là Phương pháp học tập hiện đại dành cho học sinh.
Quy trình học tập được chia thành các bài học được sắp xếp theo số, vì thế Giáo
viên có thể theo dõi số bài học mà các em đã hoàn thành. Ngồi ra phụ huynh
cũng có thể theo dõi, kiểm tra các con học bài trên các phần mềm này.

skkn


16

Hướng dẫn truy cập: Truy cập vào Google
Bảng cửu chương IQ
Bảng cửu chương IQ- Ứng dụng trên Google Play
Cài đặt ( Máy sẽ
tự động cài đặt miễn phí, sau đó các em sẽ tự chơi trên ứng dụng này)

Các em tham gia chơi trên ứng dụng Bảng cửu chương IQ: Tìm kết quả của phép
nhân.

Các em tham gia chơi trên ứng dụng Bảng cửu chương IQ: Tìm thừa số của phép
nhân.

Với việc học trên phần mềm bảng cửu chương IQ, ngồi việc hướng dẫn
học sinh ơn tập tốn thì các em còn được luyện thêm kĩ năng về Tiếng anh. Sau
khi các em đã điền số thích hợp vào dấu chấm hỏi, thì sẽ được nghe đọc các số
trên phép tính bằng Tiếng anh. Đây là một ứng dụng rất hữu ích, nhất là trong
giai đoạn hiện nay do tình hình Covid 19 diễn biến phức tạp, có những thời điểm
các em phải học trực tuyến thì việc học ứng ứng dụng này sẽ giúp các em phát
triển một cách toàn diện.
2.3.7.Tạo sự kết nối chặt chẽ với phụ huynh học sinh
Giáo viên cần phối hợp tốt với phụ huynh học sinh trong việc quản lí,
hướng dẫn các em học tập tại nhà, nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid diễn
biến hết sức phức tạp như hiện nay. Đặc biệt là thời gian các em phải học trực
tuyến thì việc giao bài tập trên nhóm Zalo là điều vơ cùng cần thiết và quan
trọng. Không những giúp các em đọc, viết tốt mà cịn phải biết làm tốn. Nhất là
việc thuộc bảng cửu chương. Việc các con thuộc bảng nhân, chia đã học là điều
vô cùng cần thiết và quan trọng. Nên giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với phụ

skkn



17
huynh học sinh để các em học tập đạt kết quả cao nhất. Nhóm chat Zalo-phương
tiện liên lạc giữa giáo viên và phụ huynh, là nơi cập nhật, trao đổi tình hình học
tập của các em. Ở đây thầy cơ có thể nhắn tin tới từng học sinh hay nhắn tin cho
nhóm học để trao đổi tình hình học tập, hoặc giao bài tập cho học sinh hay nhắc
nhở các em học thuộc bảng nhân, chia đã học. Qua đó phụ huynh nắm bắt được
thông tin, nhắc nhở các con học bài và chụp ảnh hoặc quay video và nạp lên
nhóm zalo.

Một số hình ảnh học sinh mà học sinh đã đọc thuộc bảng cửu chương và nạp lên nhóm Zalo

Lời khen và nhắc nhở của cô giáo sau khi học sinh hồn thành và nạp bài lên nhóm
Zalo.

2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ
TRƯỜNG
Qua một thời gian đưa biện pháp này vào thực hiện tôi thấy chất lượng
của dạy học Tốn nói chung cũng như dạy các em học bảng nhân, chia nói riêng
đã được nâng lên rõ rệt. Với những nỗ lực và sự cố gắng của bản thân, vận dụng
một số kinh nghiệm vừa nêu vào việc giảng dạy, kết quả đạt được như sau:

skkn


18
a. Về phía học sinh
Tất cả học sinh yêu thích học mơn Tốn. 100% học sinh thuộc bảng cửu
chương. Việc thuộc bảng cửu chương giúp các em tính nhẩm nhanh hơn khi

được hỏi về các phép tính, rèn luyện cho các em khả năng tính tốn. Ngồi ra,
cịn giúp tư duy của các em phát triển hơn, nâng cao kỹ năng cơ bản trong quá
trình học lên các bậc học trên. Học sinh luôn hứng thú học tập và nắm được nội
dung bài nhanh hơn, vận dụng dễ dàng hơn. Khi quan sát học sinh biết nêu câu
hỏi và tự trả lời để hiểu bài. Có thể hỏi bạn để bài học hiệu quả hơn. Hoặc hỏi
thầy cô giáo để nâng cao hiểu biết của mình về bài học.
Học sinh lĩnh hội bảng nhân, chia một cách dễ dàng, hoàn thiện phương
thức hoạt động học tập theo mục tiêu giáo dục của mơn Tốn, đúng chuẩn kiến
thức và kĩ năng môn học, đạt được yêu cầu về kĩ năng làm tính nhân chia trong
bảng, ngồi bảng thành thạo. Biết vận dụng lập bảng nhân để thực hiện phép
chia. Khẳng định mình là nhà (Tốn học nhí) ln hồn thành đúng và đầy đủ
bài tập.
b. Về phía giáo viên
Trong q trình dạy học giáo viên phải tự mình tìm ra những đồ dùng trực
quan phù hợp để qua trực quan học sinh biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi giúp
các em mạnh dạn, tự tin nêu câu hỏi hay những thắc mắc của bản thân. Kích
thích hứng thú học tập của các em từ việc phát hiện vấn đề đến giải quyết vấn
đền, vận dụng vào làm bài tập.
Giáo viên khơng cịn là người truyền đạt kiến thức có sẵn trong nội dung
bài học mà là người tạo ra cho học sinh những tình huống phong phú, gần gũi
với thực tế cuộc sống của các em. Đồng thời là người tổ chức, hướng dẫn học
sinh hoạt động.
Chuyển tải kiến thức đến học sinh một cách nhẹ nhàng, gần gũi và sinh
động thông qua các hoạt động đa dạng, phong phú như: hát, chơi trị chơi…có
liên quan đến chủ đề bài học.
c. Về phía nhà trường, gia đình và xã hội
Đối với nhà trường luôn tạo môi trường vật chất, môi trường tri thức, đầy
đủ, đúng đắn, thân thiện, hiệu quả các em được thể hiện mình qua các sân chơi
sáng tạo của câu lạc bộ Tốn.
Đối với gia đình luôn tạo điều kiện học tập ở nhà với môi trường sinh hoạt

tinh thần thoải mái cùng thực hiện và hướng dẫn các em ôn tâp các nội dung ở
trường. Kiểm tra việc nhớ bảng nhân, chia của con em mình.
Đối với các lực lượng xã hội tạo điều kiện không gian, thời gian cho các
em học tập, rèn luyện, tạo điều kiện cho các em được tham gia các hoạt động
xây dựng cộng đồng thân thiện, văn minh từ nhà trường đến gia đình và ngồi

skkn


19
xã hội. Như thế sẽ giúp các em hoàn thiện nhân cách, phát triển toàn diện và xây
dựng cho các em lý tưởng sống.
Tóm lại: Nhà trường, gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ để trực tiếp răn
dạy các em để các em có kỹ năng tự quản bản thân và các kỹ năng xã hội cần
thiết biết tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc có hiệu quả.
Bằng việc làm trên giáo viên đã khắc phục được những hạn chế của học
sinh, giúp 100% học sinh của lớp hồn thành nhiệm vụ mơn học và có hứng thú
với việc học Tốn. Được chun mơn nhà trường đánh giá cao và được tập thể
giáo viên nhà trường vận dụng vào quá trình dạy học của mình. Trong quá trình
“Dạy và học” đã giúp học sinh biết, hiểu về các giá trị của bảng nhân và vận
dụng thành thạo trong việc tính tốn của mình qua “Một số kinh nghiệm nâng
cao hiệu quả dạy và học bảng nhân cho học sinh lớp 3”. Phát huy được tính
chủ động sáng tạo của từng em trong quá trình học tập.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
Từ việc nghiên cứu: “Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy và học
bảng nhân cho học sinh lớp 3.” là một trong những biện pháp góp phần nâng
cao chất lượng và hiệu quả học tập của học sinh. Việc học thuộc bảng cửu
chương là cả một q trình cần có thời gian, vì vậy khi hướng dẫn các em học,
giáo viên cần kiên nhẫn, dịu dàng dạy từ từ để mang lại kết quả tốt nhất.

Bên cạnh đó việc đổi mới phương pháp giảng dạy học cũng là một giải
pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy học, kích thích sự năng động,
sáng tạo, tạo ra sự hứng khởi, nhiệt tình của học sinh, huy động được các kĩ
năng tư duy, phân tích và trình bày của học sinh, làm thay đổi khơng khí lớp
học.
Đối với người dạy phải lựa chọn được đồ dùng phù hợp với nội dung bài
học với đối tượng học sinh; phải thật khéo léo, linh hoạt trong các tình huống
khi đối diện với học sinh, nhất là những khi học sinh có biểu hiện sự chậm tiến,
ghi nhớ chậm và không bền vững. Lỗ hổng trong các kiến thức làm cản trở sự
lĩnh hội bài học mới. Lúc này giáo viên phải có kĩ năng tổng hợp, phân tích tốt,
đồng thời sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học để thu hút người học
tham gia vào các hoạt động học. Điều này là một phần quyết định sự thành cơng
của tiết học, do đó u cầu người học phải có sự tham gia tích cực, phải có khả
năng tư duy, khả năng phân tích và khả  năng trình bày, tránh tình trạng người
học thụ động nghe một chiều.
Giáo viên cần khuyến khích, động viên những học sinh chưa nhiệt tình
tham gia vào hoạt động chung của lớp dưới nhiều hình thức như:
+ Cơng nhận lời khen ngợi: Khi các em được khen và sự cố gắng của các
em được công nhận, các em sẽ cảm thấy tự tin và sẽ cố gắng hơn.

skkn


20
+ Dùng lời nói và hành động để chứng tỏ sự quan tâm, thơng cảm: Điều
này sẽ phát triển lịng tự trọng của các em.
+ Luôn vui vẻ, cởi mở, tìm ra những khó khăn, vướng mắc của học sinh
và giúp các em vượt qua.
+ Tạo cơ hội cho các em được làm việc hợp tác với các bạn.
+ Lời nói của giáo viên cần phải nhẹ nhàng ấm áp sao cho học sinh cảm

thấy thân thiết, gần gũi như người mẹ, người chị của các em. Tránh gay gắt, ầm
ĩ, kể cả khi các em mắc lỗi. Không để học sinh nghĩ rằng Tốn học là mơn học
thật khơ khan, mà phải giúp các em hiểu Toán học là những con số biết nói.

Nói con số đúng
Kẹo ngọt dịu dàng
Được tràng pháo tay
Từ ngay các bạn.
Nói con số sai
Hoa hồng có gai
Mình tính lại ngay
Để tìm số đúng.
Bạn ơi đừng buồn
Nếu nhỡ làm sai
Đọc đi đọc lại
Là làm được ngay.

3.2. KIẾN NGHỊ: Không
Trên đây là kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn giảng dạy của tôi ở
Trường Tiểu học. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hiệu trưởng

skkn

.........., ngày 7 tháng 3 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.

Người viết


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa - Toán lớp 3 - NXB Giáo dục
[2]. Sách giáo viên - Toán lớp 3 - NXB Giáo dục
[3]. Một số trò chơi trong dạy học Toán 3- Tác giả Lưu Đức Quỳnh
[4]. Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 3 - NXB Giáo dục - Tập 2.
[5].Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 3 - NXB Giáo dục Tập 1
[6]. Các tài liệu khác trên Internet

skkn


DANH MỤC
KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Chung
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Cẩm Vân

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại

1


Một số biện pháp rèn học
sinh lớp 1A viết đúng mẫu ở
trường Tiểu học Cẩm Vân

Phòng GD&ĐT
Cẩm Thủy

Một số kinh nghiệm dạy
tiết 2 môn Đạo đức lớp 3A Phòng GD&ĐT
Cẩm Thủy
trường Tiểu học Cẩm Vân
2

3

4

Một số biện pháp tăng
cường kĩ năng giao tiếp góp Phịng GD&ĐT
phần thực hiện định hướng Cẩm Thủy
phát triển phẩm chất năng
lực học sinh lớp 3A trường
Tiểu học Cẩm Vân

Một số kinh nghiệm tạo hứng
thú học tập mơn Tự nhiên và Phịng GD&ĐT
Xã hội cho học sinh lớp 3 qua Cẩm Thủy
việc sử dụng “Câu đố”.

skkn


Năm học
Kết quả đánh giá
đánh giá xếp
xếp loại
loại
Loại C
“Số 192/QĐPGD&ĐT ngày
13/05/2013 của 2012 - 2013
Trưởng phòng
GD&ĐT Cẩm
Thủy
Loại C
Số 36/QĐPGD&ĐT ngày
09/05/2016 của
Trưởng phòng
GD&ĐT Cẩm
Thủy

2015 - 2016

Loại C
Số …./QĐPGD&ĐT ngày
…./5/2018 của
Trưởng phòng
GD&ĐT Cẩm
Thủy

2017 - 2018


Loại A
Số …../QĐPGD&ĐT ngày
…/06/2020 của
Trưởng phòng
GD&ĐT Cẩm
Thủy

2019- 2020


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
................................................................
Xếp loại:............................................................................................
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
Chủ tịch

skkn


×