Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Skkn phân dạng và phương pháp giải các dạng bài tập chủ đề tuần hoàn sinh học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.06 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
TT

NỘI DUNG CÁC MỤC

TRANG

1

Mục lục

1

2

1. MỞ ĐẦU

2

3

1.1. Lí do chọn đề tài

2

4

1.2. Mục đích nghiên cứu

2


5

1.3. Đối tượng nghiên cứu

3

6

1.4. Phương pháp nghiên cứu

3

7

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3

8

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

3

9

2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm.

4


10

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

5

11

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

19

12

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

19

13

3.1. Kết luận

19

14

3.2. Kiến nghị

20


15

Tài liệu tham khảo

21

1

skkn


1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dạy học môn sinh học là phát
triển tư duy sáng tạo và đánh thức khả năng tiềm ẩn trong học sinh, tạo đòn bẩy
thúc đẩy tinh thần học tập và nghiên cứu khoa học cho mỗi cá nhân học sinh để
là nền tảng kiến thức quan trọng lên quan đến nhiều ngành nghề, đặc biệt là các
ngành nghề quyết định đến sức khỏe con người trước tình hình đại COVID-19
đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người về cả sức khỏe, tinh thần
và vật chất. Vì thế việc dạy các bài tập đóng vai trị rất lớn trong q trình hình
thành cho học sinh những phẩm chất đó.
Để giải quyết tốt các bài tập chủ đề tuần hoàn ngoài kiến thức về khái
niệm, đặc điểm, cơ chế đã được học, học sinh cần phải có khả năng phân tích,
nhận dạng từ đó xác định các bước giải đúng đắn đối với mỗi dạng bài tập. Đã
có nhiều tài liệu sách tham khảo đề ra nhiều kiến thức hay liên quan đến chuyên
đề nhưng chỉ là những kiến thức tổng quát bao gồm các kiến thức lí thuyết và
các câu hỏi bài tập vận dụng chứ chưa có phân dạng và có phương pháp giải cho
từng dạng.
Trong quá trình dạy đại trà đặc biệt là q trình bồi dưỡng học sinh giỏi

tơi thấy đa số học sinh chưa trả lời đầy đủ và trọn vẹn các câu hỏi vận dụng có
liên quan đến chủ đề tuần hoàn cũng như làm thành thạo các dạng bài tập về nội
dung kiến thức này do các em chưa nắm đầy đủ, chắc chắn nội dung về khái
niệm, cơ chế có liên quan đến q trình tuần hồn do đó chất lượng học và thi
học sinh giỏi liên quan đến chủ đề tuần hồn cịn chưa được như ý. Chính vì vậy
trong q trình giảng dạy bản thân ln ln chú ý, tìm tịi để đưa ra các phương
pháp giúp học sinh hiểu bài và tiếp cận kiến thức một cách nhanh nhất, hiệu quả
nhất, từ đó khơi dậy ở các em những năng lực, những tư chất tốt chưa được bộc
lộ đồng thời lựa chọn những nội dung phương pháp dạy học phù hợp để kích
thích các em tham gia vào quá trình học tập, giúp các em nắm vững kiến thức và
vận dụng kiến thức đã học vào thực tiến cuộc sống để phát triển toàn diện nhân
cách nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục theo yêu cầu mới: Học để biết, học để
làm, học để khẳng định mình, học để cùng chung sống, học để bảo vệ sức khỏe
cho mình và mọi người.
Với những lý do trên tôi đã chọn đề tài “phân dạng và phương pháp
giải các dạng bài tập chủ đề tuần hoàn- Sinh học 8” để trình bày một số kinh
nghiệm mà tôi đã rút ra sau nhiều năm ôn đội tuyển học sinh giỏi môn sinh học
dự thi các cấp, mong rằng sẽ được đồng nghiệp của mình cùng đóng góp để
nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, cũng như nâng cao chất lượng của học sinh
đặc biệt là chất lượng mũi nhọn.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm trang bị cho học sinh đặc biệt là học sinh đội tuyển một cách có
hệ thống về khái niệm, cơ chế, ý nghĩa của hoạt động tuần hồn, từ đó vận dụng
kĩ năng vận dụng lý thuyết vào giải các bài tập.
- Biết cách nhận biết, phân loại và làm được các dạng bài tập liên quan
đến chủ đề tuần hoàn đề nâng chất lượng học sinh giỏi các cấp.
2

skkn



- Hình thành ở học sinh kỹ năng vận dụng thành thạo lý thuyết đã học để
giải các dạng bài tập về chủ đề tuần hoàn trong các đề thi học sinh giỏi các cấp.
- Rèn cho học sinh tư duy nhanh nhẹn, phân tích tổng hợp, khái qt hóa
kiến thức, phát triển khả năng phán đốn thơng qua nhận dạng nhanh các bài tập
chủ đề tuần hoàn.
- Cũng cố niềm tin ở học sinh vào kiến thức đã học từ đó hình thành ở các
em thế giới quan khoa học, hình thành các năng lực học tập như: Phân tích, tổng
hợp, khái qt hóa kiến thức và vận dụng kiến thức đã học và thực tiến để bảo
vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình từ đó tiếp tục định hướng và hoàn thiện
nhân cách và định hướng nghề nghiệp sau này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài:
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh
và vào các trường chuyên.
- Phạm vi của đề tài có trọng tâm xoay quanh vấn đề tìm phương pháp
phù hợp để học sinh phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động trong học tập
nói chung và chủ đề tuần hồn nói riêng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
a. Tổng hợp lý thuyết:
- Nghiên cứu tài liệu tổng hợp cơ sở lí luận, xây dựng cơ sở lí thuyết cho
đề tài.
- Tạo tình huống có vấn để, sử dụng phiếu học tập, vấn đáp tìm tịi…
b. Quan sát sư phạm:
- Tiến hành thăm lớp dự giờ đồng nghiệp trong trường và các trường
trong cụm, huyện, các huyện khác trong tỉnh.
- Học hỏi kinh nghiệm phương pháp giảng dạy của giáo viên dạy giỏi và
có học sinh học tập thi học sinh giỏi đạt kết quả cao.
c. Tổng kết kinh nghiệm:
- Tổng kết kinh nghiệm của các giáo viên đã dạy ở các năm trước.
d. Nghiên cứu tài liệu, sản phẩm:

- Các tài liệu liên quan đến đề tài
- Hồ sơ kiểm tra của học sinh.
- Đề, đáp án thi thi học sinh giỏi và các trường chuyên các năm môn sinh
học THCS liên quan đến đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
- Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi bản thân nhận thấy vẫn cịn
học sinh chưa thực sự tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, các em
thiếu tinh thần tự học chỉ thực hiện tốt các nhiệm vụ khi có sự kiểm tra đơn đốc
của Thầy, Cơ giáo dạy. Vì vậy để tạo được hứng thú, sự yêu thích, đam mê học
tập của mơn học là rất quan trọng nên kế hoạch giảng dạy học sinh giỏi bản thân
soạn theo chuyên đề và mỗi chuyên đề đưa kiến thức gồm 2 phần lý thuyết và
bài tập. Phần lý thuyết đưa câu hỏi từ mức độ thấp là nhận biết tiếp theo là thông
hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Phần bài tập có phần phương pháp giải và
phần bài tập.
3

skkn


- Trong q trình giảng giạy ln đặt vị trí người Thầy vào học sinh để
đưa ra phương pháp phù hợp, gây hứng thú và hiệu quả nhất. Mặt khác thơng
qua q trình vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cũng như giải các bài tập
cụ thể, mỗi học sinh có thể hình thành và phát triển một số kỹ năng như: Phân
tích, tổng hợp, so sánh, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống từ
đó cũng cố niềm tin vào kiến thức đã học
- Bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt và đáng tự
hào bởi qua quá trình bồi dưỡng phát hiện được nhân tài, lựa chọn được những
mầm giống tương lai cho đất nước trong sự nghiệp trồng người để đào tạo nguồn
nhân lực cao cho đất nước. Đồng thời giúp học sinh thực hiện mơ ước là con

ngoan, trị giỏi và có định hướng đúng nghề nghiệp của mình trong tương lai. Vì
vậy ngay từ đầu năm học bản thân đã lên kế hoạch về thời gian, nội dung,
phương pháp bồi dưỡng cho phù hợp với đối tượng mà mình lựa chọn đồng thời
xây dựng các chuyên đề để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Thực tế chất lượng mũi nhọn huyện nhà trong những năm gần đây đã
có những chuyển biến tích cực và đạt được những thành tích nhất định. Tuy vậy
vấn đề giáo dục huyện nhà hiện nay là làm thế nào để nâng cao chất lượng mũi
nhọn một cách ổn định, bền vững. Giúp học sinh có hứng thú học tập và khả
năng thích ứng cao để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Đây là
câu hỏi đặt ra và là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu là thách thức lớn cho
ngành nói chung và nhà trường, giáo viên nói riêng. Trong quá trình giảng dạy
giáo viên khơng chỉ là người cung cấp kiến thức cho học sinh mà là người chỉ
cho học sinh phương pháp tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả nhất
đảm bảo cho việc học tập suốt đời của các em.
- Để đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay, người học phải năng động,
sáng tạo, có kiến thức, có kĩ năng mang tính chun nghiệp để giải quyết tất cả các
vấn đề đặt ra trong học tập và trong cuộc sống, biết vận dụng kiến thức vào thực
tiễn để nâng cao chất lượng cuộc sống bản thân, gia đình và xã hội. Vì vậy trong
quá trình giảng dạy giáo viên phải không ngừng học tập, không ngừng đổi mới để
tìm ra phương pháp học tập phù hợp với từng đối tượng nhằm đáp ứng nhu cầu đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội. Trong chủ đề tuần hoàn để đáp ứng
được các yêu cầu nêu trên bản thân xin được trình bày đề tài “phân dạng và
phương pháp giải các dạng bài tập chủ đề Tuần hoàn- Sinh học 8”
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
a. Thuận lợi:
- Học sinh đang dần bước vào tuổi trưởng thành, thích hoạt động chủ
động, có năng lực tư duy, phân tích tổng hợp, năng động sáng tạo trong học tập
nếu được hướng dẫn tốt.
- Học sinh rất đam mê, thích khám phá kiến thức về mơn sinh lí người và
vệ sinh đặc biệt là chủ đề Tuần hồn.

b. Khó khăn:
- Thực tế hiện nay sinh học vẫn là một môn học khó đối với học sinh, vì
thế tỉ lệ học sinh khá giỏi cịn thấp.
- Học sinh vùng nơng thơn miền núi, chất lượng đầu vào thấp, tư duy
chậm và nhiều gia đình kinh tế khó khăn, thích con em mình học khối A, …
4

skkn


Những khó khăn trên đã tác động khơng nhỏ đến chất lượng bộ môn sinh học
trong các trường THCS ở miền núi.
- Phần lớn học sinh khi tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn sinh học 8
mới chỉ cơ bản nắm được nội dung kiến thức cơ bản theo từng bài mà chưa nắm
được một cách có hệ thống nội dung kiến thức, bản chất từng bài trong chủ đề
tuần hoàn đặc biệt là mối quan hệ giữa các bài trong chủ đề, các hệ cơ quan
trong cơ thể và các dạng bài tập cùng phương pháp giải nên khi gặp các bài tập
thuộc chủ đề tuần hồn thì các em thường không hiểu hoặc làm được nhưng
thiếu ý đặc biện không rõ bản chất vấn đề nên việc vận dụng gặp rất nhiều khó
khăn.
2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Dạng 1. Bài tập liên quan đến sơ đồ truyền máu:
a. Cở sở lí thuyết và phương pháp giải bài tập:
a1. Đặc điểm của các nhóm máu:
- Thí nghiệm: Các Lanstâynơ đã dùng hồng cầu của một người trộn với
huyết tương của người khác và ngược lại, lấy huyết tương của một người trộn
với hồng cầu người khác.
* Giáo viên lưu ý cho học sinh kháng nguyên thì nằm trên hồng cầu,
kháng thể thì nằm trong huyết tương.
- Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B

- Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là α (gây kết dính A) và β (gây
kết dính B).
- Cách xác định hồng cầu của từng nhóm máu: Hồng cầu quy định nhóm
máu nghĩa là nhóm máu A hồng cầu chỉ có A khơng có B, nhóm máu B hồng
cầu chỉ có B khơng có A, nhóm máu O (O nghĩa là khơng nên nhóm máu O
hồng cầu khơng có cả A, B), nhóm máu AB thì hồng cầu có cả A và B.
- Cách xác định huyết tương của từng nhóm máu: Theo ngun tắc nhóm
máu trong một nhóm máu khơng thể cùng tồn tại kháng nguyên A và kháng thể
α, kháng nguyên B và kháng thể β vì nếu cùng thì xảy ra kết dính dẫn đến đơng
máu. Vì vậy nhóm máu A huyết tương khơng thể có α nên chỉ có β, nhóm máu
B huyết tương khơng thể có β nên chỉ có α, nhóm máu O huyết tương có cả α và
β cịn nhóm máu AB huyết tương khơng có cả α và β.
Vậy ở người có 4 nhóm máu và đặc điểm của từng nhóm máu như sau:
+ Nhóm máu A. Hồng cầu chỉ có A, huyết tương khơng có α chỉ có β.
+ Nhóm máu B. Hồng cầu chỉ có B, huyết tương khơng có β chỉ có α.
+ Nhóm máu AB. Hồng cầu có cả A và B, huyết tương khơng có cả α và
β.
+ Nhóm máu O. Hồng cầu khơng có cả A và B, huyết tương có cả α và β.
a2. Vẽ sơ đồ truyền máu và giải thích:
* Sơ đồ truyền máu:

5

skkn


* Giải thích:
- Nhóm máu O:
+ Nhóm máu O có thể truyền cho tất cả các nhóm máu khác vì nhóm máu
O hồng cầu khơng có cả A và B vì vậy khi truyền cho nhóm máu khác khơng bị

α và β trong huyết tương của người nhận gây kết dính hồng cầu nên nhóm máu
O là nhóm máu chun cho.
+ Nhóm máu O chỉ có thể nhận được nhóm máu O vì huyết tương của
nhóm máu O có cả α và β cịn hồng của nhóm máu O khơng có cả A và B.
- Nhóm máu A :
+ Nhóm máu A có thể truyền cho nhóm máu A và AB vì nhóm máu A
hồng cầu chỉ có A vì vậy khi truyền cho nhóm máu A và AB khơng bị kết dính
bởi α của người nhận (nhóm máu A khơng có α chỉ có β, nhóm máu AB khơng
có cả α và β ).
+ Nhóm máu A có thể nhận nhóm máu O và A vì huyết tương của nhóm
máu A khơng có α chỉ có β cịn hồng cầu của nhóm máu O và A khơng có B.
- Nhóm máu B:
+ Nhóm máu B có thể truyền cho nhóm máu B và AB vì nhóm máu B
hồng cầu chỉ có B vì vậy khi truyền cho nhóm máu B và AB khơng bị kết dính
bởi β của người nhận (nhóm máu B chỉ có α, nhóm máu AB khơng có α và β ).
+ Nhóm máu B có thể nhận nhóm máu O và B vì huyết tương của nhóm
máu B khơng có β chỉ có α cịn hồng cầu của nhóm máu O và B khơng có A.
- Nhóm máu AB:
+ Nhóm máu AB có thể truyền cho nhóm máu AB vì nhóm máu AB hồng
cầu có cả A và B khi truyền cho nhóm máu AB khơng bị kết dính bởi α và β của
người nhận vì nhóm máu AB khơng có cả α và β.
+ Nhóm máu AB có thể nhận nhóm máu O, A, B, AB vì nhóm máu AB
huyết tương khơng có cả α và β nên khơng bị kết dính với hồng cầu A của nhóm
máu A hoặc hồng cầu B của nhóm máu B hoặc nhóm máu O hồng cầu khơng có
cả A và B hoặc nhóm máu AB có cả A và B.
a3. Phương pháp giải bài tập:
- Người cho chú ý đến hồng cầu, người nhận chú ý đến huyết tương nếu
khơng kết dính là truyền được cịn nếu kết dính là khơng truyền được.
- Dùng phương pháp loại trừ nhóm máu: Nếu bài tốn cho 4 người có
nhóm máu khác nhau mà bắt tìm nháu máu từng người thì người nào cho được

từ 2 người trở lên thì người đó chắc chắn có nhóm máu O, người nào nhận được
máu từ 2 người trở lên thì người đó có nhóm máu AB. Sau đó dựa vào đề bài
tìm nhóm máu 2 người còn lại.
6

skkn


- Trong trường hợp khẩn cấp cần cho máu thì sẽ lấy nhóm máu O của
người thân hoặc bệnh viện đề truyền vì nhóm máo O là nhóm máu chun cho
khi truyền khơng bị kết dính và túi máu ở bệnh viện là túi máu sạch đồng thời
bệnh nhân nguy kịch cần truyền máu ngay không sẽ nguy hiểm đến thì mạng.
- Cho một nhóm máu bất kỳ lần lượt vào kháng thể α và β mà khơng bị
kết dính thì nhóm máu đó là nhóm máu O.
- Cho một nhóm máu bất kỳ lần lượt vào kháng thể α và β mà đều bị kết
dính thì nhóm máu đó là nhóm máu AB.
b. Bài tập vận dụng:
Bài 1. Có 4 người Hiếu, Bảo, Minh, Đức (4 nhóm máu khác nhau). Lấy máu của
Hiếu hoặc Đức truyền cho Bảo thì bình thường. Lấy máu của Đức truyền cho
Hiếu hoặc Minh truyền cho Đức thì xảy ra tai biến. Cịn Hiếu truyền cho Đức
vẫn bình thường. Xác định nhóm máu của 4 người nói trên.
Hướng dẫn giải:
- Theo bài ra mỗi người có một nhóm máu khác nhau. Lấy máu của Hiếu
hoặc Đức truyền cho Bảo thì bình thường nên Bảo có nhóm máu chuyên nhận AB.
- Lấy máu của Đức truyền cho Hiếu thì xảy ra tai biến nên Đức khơng có
nhóm máu O (1).
- Lấy máu của Minh truyền cho Đức thì xảy ra tai biến nên Minh khơng
có nhóm máu O (2)
- Từ 1 và 2 suy ra Hiếu có nhóm máu O.
- Vì nhóm máu của Đức và Minh là khác nhau nên:

+ Nếu Đức có nhóm máu A thì Minh có nhóm máu B.
+ Nếu Đức có nhóm máu B thì Minh có nhóm máu A.
Bài 2. Chồng nhóm máu A, vợ nhóm máu B. Huyết thanh của một bệnh nhân
làm ngưng kết máu của người chồng mà không làm ngưng kết máu của người
vợ. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Vì người chồng có nhóm máu A nên hồng cầu chỉ có kháng ngun A,
khơng có kháng ngun B.
- Vì người vợ có nhóm máu B nên hồng cầu chỉ có kháng ngun B,
khơng có kháng ngun A.
- Máu bệnh nhân làm ngưng kết máu của người chồng nên huyết tương
của bệnh nhân chứa α nên bệnh nhân có nhóm máu O hoặc B (1)
- Máu của bệnh nhân không làm ngưng kết máu của người vợ nên huyết
tương của bệnh nhân khơng chứa β vậy bệnh nhân có nhóm máu B hoặc AB (2)
Từ (1) và (2) suy ra: Bệnh nhân có nhóm máu B.
Bài 3. Anh Nam và anh Ba cùng đi tiếp máu cho bệnh nhân. Khi xét nghiệm,
người ta thấy rằng huyết tương của bệnh nhân làm ngưng kết hồng cầu của anh
Ba mà không làm ngưng kết hồng cầu của anh Nam? Bệnh nhân có nhóm máu
gì? Biết anh Nam có nhóm máu A, anh Ba có nhóm máu B.
Hướng dẫn giải:
- Theo bài ra anh Nam có nhóm máu A nên hồng cầu chỉ có kháng
ngun A, khơng có kháng ngun B. Huyết tương bệnh nhân không làm ngưng
7

skkn


kết hồng cầu anh Nam nên huyết tương bệnh nhân khơng có kháng thể α. Vậy
bệnh nhân có nhóm máu AB hoặc A (1)
- Vì anh Ba có nhóm máu B nên hồng cầu chỉ có kháng ngun B, khơng

có kháng nguyên A. Huyết tương bệnh nhân làm ngưng kết hồng cầu anh Ba nên
huyết tương của bệnh nhân có β. Vậy bệnh nhân có nhóm máu O hoặc A (2)
Từ 1 và 2 suy ra: Bệnh nhân có nhóm máu A
Bài 4. Trong một gia đình, bố nhóm máu A, mẹ nhóm máu O, con chưa xác
định nhóm máu. Trong trường hợp khẩn cấp con cần truyền máu thì bố hay mẹ
sẽ cho máu? Giải thích?
Hướng dẫn giải:
- Sẽ chọn máu của mẹ để truyền.
- Giải thích: Vì trong hồng cầu nhóm máu O khơng có kháng ngun A và
B nên khi truyền cho người con sẽ không bị kết dính bởi huyết tương ở nhóm
máu người con, tránh gây tai biến.
Bài 5. Có 4 ống nghiệm chứa lần lượt 4 nhóm máu A, B, O, AB đều bị mất
nhãn. Trong phịng thí nghiệm chứa kháng thể α và β. Hãy nhận biết 4 nhóm
máu trong 4 ống nghiệm trên.
Hướng dẫn giải:
- Cho máu của 4 ống nghiệm lần lượt vào lọ chứa kháng thể α và β . Nếu
máu ống nghiệm nào khơng kết dính thì lọ đó chứa nhóm máu O vì nhóm máu
O khơng có cả A và B.
- Cho máu của 3 ống nghiệm còn lại lần lượt vào lọ chứa chứa kháng thể
an pha và bê ta. Nếu máu ống nghiệm nào kết dính cả α và β thì nhóm máu đó là
nhóm máu AB vì nhóm máu AB có cả A và B.
- Cho máu của 2 ống nghiệm còn lại lần lượt vào kháng thể α. Nếu máu ống
nghiệm nào kết dính thì lọ đó chứa nhóm máu A vì nhóm máu A chỉ có A.
- Ống nghiệm cịn lại là nhóm máu B.
Bài 6. Trong một vụ giao thơng, ơng Bình mất rất nhiều máu và cần được tiếp
máu. Hai con trai ông là Quang và An xin được cho máu. Bác sĩ tiết hành lấy
máu để xét nghiệm xác định nhóm máu của 3 bố con ơng Bình. Kết quả cho thấy
huyết thanh chuẩn chứa kháng thể α không gây kết dính cả 3 nhóm máu, huyết
thanh chuẩn chứa kháng thể β chỉ gây kết dính nhóm máu của anh Quang. Theo
em Bác sĩ sẽ chọn nhóm máu nào? Vì sao?

Hướng dẫn giải:
- Vì huyết thanh chứa kháng thể an pha khơng gây kết dính cả 3 nhóm
máu nên máu của 3 bố con không chứa kháng nguyên A. Vậy 3 bố con ơng Bình
có thể có nhóm máu O hoặc B (1)
- Vì huyết thanh chứa kháng thể bê ta gây kết dính nhóm máu anh Quang.
Mẫu máu anh Quang có nhóm máu chứa kháng nguyên B. Vậy anh Quang có
nhóm máu B hoặc AB.(2)
- Từ 1 và 2 suy ra anh Quang có nhóm máu B.
- Vì huyết thanh chứa kháng thể bê ta khơng gây kết dính nhóm máu ơng
Bình và An nên ơng Bình và An có nhóm máu khơng chứa kháng ngun B.
Vậy ơng Bình và An có nhóm máu O hoặc A (3)
8

skkn


Từ 1 và 3 suy ra ơng Bình và anh An có nhóm máu O
- Bác sĩ sẽ chọn nhóm máu của anh An vì:
+ Ơng Bình có nhóm máu O nên trong huyết tương có cả α và β.
+ Anh An nhóm máu O nên trong hồng cầu khơng có cả 2 loại kháng
nguyên A và B, khi truyền sẽ khơng gây kết dính nên truyền được.
+ Anh Quang nhóm máu B nên trong hồng cầu chỉ có B, khơng có A, khi
truyền sẽ bị β trên kháng thể ơng Bình kết dính nên khơng truyền được.
c. Bài tập tự giải:
Bài 1. Lấy máu 4 người Bảo, Minh, Hùng, Tuấn. Mỗi người có một nhóm máu
khác nhau rồi tách chúng thành những phần riêng biết (huyết tương, hồng cấu).
Sau đó trộn lẫn chúng lại với nhau thu được kết quả ở bảng sau:
Huyết tương
Bảo
Minh

Hùng
Tuấn
Hồng cầu
Bảo
Minh
Hùng
Tuấn

(-)
(+)
(+)
(+)

(-)
(-)
(-)
(-)

(-)
+
+

(-)
+
+
-

- Dấu – là phản ứng âm tính, khơng bị kết dính
- Dấu + là phản ứng dương tính, bị kết dính.
Xác định nhóm máu của từng người.

Đáp số:
- Bảo có nhóm máu O, Minh có nhóm máu AB.
- Hùng nhóm máu A thì Tuấn sẽ có có nhóm máu B hoặc ngược lại
Bài 2. Trong một gia đình bố nhóm máu A, con trai đầu nhóm máu O, con trai
thứ 2 nhóm máu AB, con gái út nhóm máu B. Bố có thể truyền cho ai? Vì sao?
Đáp số:
- Vì bố nhóm máu A nên trong hồng cầu chỉ có kháng ngun A, khơng
có kháng ngun B.
- Người con trai đầu lịng nhóm máu O nên trong huyết tương có cả α và β
nên người con trai đầu khơng nhận được nhóm máu của bố vì huyết tương có α
trong nhóm máu của con sẽ làm kết dính kháng nguyên A trong hồng cầu của bố.
- Người con trai thứ 2 nhóm máu AB nên trong huyết tương khơng có cả
α và β nên người con trai nhận được nhóm máu từ bố vì huyết tương sẽ khơng
làm kết dính A trên hồng cầu của người bố.
- Người con gái út có nhóm máu B nên trong huyết tương chỉ có α khơng
có β nên người con gái út không nhận được máu từ bố vì α trong huyết tương
của con gái làm kết dính A trên hồng cầu của bố.
Bài 3. Có 4 lọ đựng 4 nhóm máu thuộc hệ ABO ở người nhưng 3 lọ bị mất
nhãn, chỉ còn một lọ ghi nhóm máu A. Dựa vào hiểu biết về nhóm máu, hãy tìm
3 nhóm máu đựng trong 3 lọ mất nhãn.
Đáp số:
- Cho nhóm máu A lần lượt vào 3 lọ bị mất nhãn.
9

skkn


+ Nếu nhóm máu nào trong lọ khơng bị kết dính thì lọ đó chứa nhóm máu AB.
+ Nếu nhóm máu trong lọ nào kết dính thì lọ đó chứa nhóm máu O hoặc B.
- Sau khi tìm được 2 lọ chứa nhóm máu B và O, cho máu trong 2 lọ đó lần

lượt vào nhóm máu A.
+ Nếu nhóm máu nào gây kết dính nhóm máu A thì lọ đó chứa nhóm máu B.
+ Nếu nhóm máu nào khơng gây kết dính thì lọ đó chứa nhóm máu O.
Bài 4. Một gia đình có 4 thành viên: Bố, mẹ, con trai, con gái. Bố bị bệnh cần
truyền máu. Bác sỹ yêu cầu gia đình phải thử máu. Sau khi thử máu được biết
rằng gia đình chỉ có bố có nhóm máu A, con trai có thể nhận máu 3 thành viên,
con gái có thể cho máu 3 thành viên cịn lại, mẹ khơng thể nhận cũng như cho
máu bố.
a. Vì sao bác sỹ u cầu phải xét nghiệm nhóm máu.
b. Xác định nhóm máu của các thành viên.
c. Vẽ sơ đồ truyền máu của gia đình trên và nêu nguyên tắc truyền máu.
Đáp số:
a. Bác sỹ yêu cầu phải xét nghiệm máu để tìm được người có nhóm máu
phù hợp để khi truyền không xảy ra tai biến và chọn được máu sạch không
nhiễm tác nhân gây bệnh.
b. Theo bài ra, chỉ mình bố có nhóm máu A, con trai có thể nhận máu của
3 thành viên, con gái có thể cho ba thành viên cịn lại, mẹ khơng nhận cũng như
cho máu bố vậy mỗi người có một nhóm máu khác nhau và khác nhóm máu bố.
- Vì con trai khác nhóm máu bố mà có thể nhận máu từ bố nên con trai có
nhóm máu AB.
- Vì con gái khác nhóm mau bố và con gái có thể truyền được cho bố và
con trai (bố nhóm máu A và con trai nhóm máu AB) nên con gái có nhóm máu O
- Vì mẹ khơng thể nhận máu bố nên mẹ khơng phải nhóm máu AB.
- Mẹ khơng thể cho bố nên mẹ khơng phải nhóm máu O hoặc A. Vậy mẹ
có nhóm máu B.
c. Sơ đồ truyền máu của gia đình:…
- Nguyên tắc truyền máu:
+ Dụng cụ truyền máu phải đảm bảo vô trùng hoặc dụng cụ truyền một lần.
+ Lượng máu truyền phù hợp và từ từ.
+ Trước khi truyền máu phải xét nghiệm để đảm bảo máu truyền là máu

sạch, không chứa độc tố, không có vi khuẩn, vi rút và khơng kết dính.
Bài 5. Trong nhóm máu người trên hồng cầu có 2 loại kháng nguyên A và B,
trong huyết tương có 2 loại kháng thể α và β. Trong nguyên tắc truyền máu là
không cho kháng nguyên A gặp α và kháng nguyên B gặp β. Tại sao người có
nhóm máu A (hồng cầu có A, huyết tương có β) lại truyền được cho người có
nhóm máu AB (hồng cấu có A và B, huyết tương khơng có α và β), nhưng người
có nhóm máu AB lại khơng truyền cho người có nhóm máu A.
Đáp số:
- Người có nhóm máu A có thể truyền vì khi truyền máu, máu truyền vào
người nhận rất chậm và 1 lượng vừa phải nên khi vào cơ thể người nhận, kháng
thể bê ta trong máu người cho sẽ bị hịa lẫn phát tán ngay, khơng đủ khả năng
10

skkn


kết dính với kháng nguyên B trên hồng cầu người nhận. Cịn kháng ngun A
trong máu người cho khơng gặp kháng thể α nên khơng bị kết dính.
- Những người có nhóm máu AB lại khơng truyền được vì: Khi vào cơ thể
người nhận, kháng nguyên B của nhóm máu người cho sẽ bị kháng thể β trong
huyết tương người nhận kết dính thành cục máu gây tắc mạch, tai biến và có thể
dẫn đến tử vong.
2.3.2. Dạng 2. Bài tập liên quan đến huyết áp và tuần hoàn máu:
a. Cở sở lí thuyết và phương pháp giải bài tập:
- Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch (tâm thất co), tính
tương đương mmHg/cm2
- Ở người huyết áp bình thường khoảng 70-80 mmHg/cm2, huyết áp tối đa
khoảng 120 mmHg/cm2.
- Đường đi của máu trong vòng tuần hồn nhỏ và vịng tuần hồn lớn:
Giáo viên lưu ý cách hiểu nhớ như sau tim gồm 4 ngăn 2 tâm nhĩ mỏng

nằm trên, 2 tâm thất dày hơn nằm dưới. Trong đường đi của máu xuất phát từ
các nhăn tim thì nếu đi trái thì về phải cịn đi phải thì về trái cụ thể: Vịng tuần
nhỏ bắt đầu từ tâm thất phải và trở về tâm nhĩ trái, vịng tuần hồn lớn bắt đầu từ
tâm thất trái và trở về tâm nhĩ phải. Mỗi vịng tuần hồn khép kín theo quy luật
máu từ tim đến động mạch rồi đến mao mạch và theo tĩnh mạch về tim. Vòng
tuần hồn nhỏ hay cịn gọi là vịng tuần hồn khí ví máu từ tim lên phổi để trao
đổi khí rồi lại về tim, vong tuần hồn lớn cịn gọi là vịng tuần hồn máu vì máu
từ tim đến tế bào ở mao mạch các cơ quan để trao đổi chất rồi lại về tim.
+ Vịng tuần hồn nhỏ (vịng tuần hồn khí): Máu đỏ thẫm từ tâm thất
phải
ĐM phổi
Mao mạch phổi (trao đổi khí nhường CO 2 nhận O2 biến
máu đỏ thẩm trở thành máu đỏ tươi) TM phổi
Tâm nhĩ trái.
+ Vịng tuần hồn lớn (vịng tuần hồn máu): Máu đỏ tươi từ tâm thất trái
ĐM chủ
Tế bào của các cơ quan (TĐC nhường O2 cho tế bào, nhận CO2
biến máu đỏ tươi thành máu đỏ thẫm)
TM chủ
Tâm nhĩ phải.
b. Bài tập vận dụng:
Bài 1. Một người có chỉ số huyết áp 80/120 và 150/180. Em hiểu điều đó như
thế nào?
Hướng dẫn giải:
+ Người có chỉ số huyết áp 80/120 thì:
- Huyết áp tối đa là 120 mmHg/cm2 (lúc tâm thất co)
- Huyết áp tối thiểu là 80 mmHg/cm2 (lúc tâm thất dãn)
(Đó là người có huyết áp bình thường)
+ Người có chỉ số huyết áp 150/180 thì:
- Huyết áp tối đa là 180 mmHg/cm2 (lúc tâm thất co)

- Huyết áp tối thiểu là 150 mmHg/cm2 (lúc tâm thất dãn)
(Đó là người có huyết áp cao)
Bài 2. Khi đo huyết áp cán bộ y tế ghi 7/12cmHg. Cho biết ý nghĩa của các con
số trên và nó ứng với pha nào trong chu kì tim.
Hướng dẫn giải:

11

skkn


- Ý nghĩa: Huyết áp của người này là: 70/120 mmHg/cm 2. Huyết áp tối
thiểu của người này là 70mmHg/cm2, huyết áp tối đa là 120 mmHg/cm 2. Vậy
người này có huyết áp bình thường.
- Con số trên ứng với các pha:
+ 70 mmHg/cm2 là huyết áp tối thiểu khi tim dãn nên là pha dãn chung
+ 120 mmHg/cm2 là huyết áp tối đa khi tim co nên là pha thất co.
Bài 3. Vẽ đường đi của tế bào hồng cầu từ mao mạch ngón cái thuộc tay trái
sang mau mạch ngón cái thuộc tay phải.
Hướng dẫn giải:
- Hồng cầu từ mao mạch ngón cái thuộc tay trái tĩnh mạch
tâm nhĩ
phải
tâm thất phải động mạch phổi mao mạch phổi tĩnh mạch phổi
tâm nhĩ trái
tâm thất trái
động mạch chủ mao mạch ngón cái thuộc tay
phải.
Bài 4. Vẽ đường đi của tế bào hồng cầu từ mao mạch phần đầu xuống mao
mạch thuộc tay trái.

Hướng dẫn giải:
- Hồng cầu từ mao mạch máu phần đầu tĩnh mạch tâm nhĩ phải tâm
thất phải động mạch phổi mao mạch phổi tĩnh mạch phổi tâm nhĩ trái
động mạch chủ mao mạch ở tay trái.
Bài 5. Người ta vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa 3 đại lượng là: huyết áp, vận
tốc máu, và đường kính chung hệ mạch (hình bên). Em hãy cho biết đồ thị A, B, C
biểu diễn đại lượng nào nói trên? Vì sao?             

Hướng dẫn giải:
- Đồ thị A: Huyết áp.
Giải thích: Vì huyết áp hao hút suốt chiều dài từ động mạch tới mao mạch
và tĩnh mạch.
- Đồ thị B. Đường kính chung hệ mạch.
Giải thích: Đường kính mao mạch là nhỏ nhất nhưng số lượng mao mạch
là rất lớn.
- Đồ thị C: Vận tốc máu.
Giải thích: Vì vận tốc máu giảm dần từ động mạch đến mao mạch và tăng
dần trở lại ở tĩnh mạch.
2.3.3. Dạng 3. Bài tập tính tốn liên quan đến thể tích máu, chu kỳ tim, lưu
lượng tim:
a. Cở sở lí thuyết và phương pháp giải bài tập:
- Thời gian một chu kì tim (nhịp đập)= 60 (giây): số nhịp tim/phút.
- Số lít máu được bơm đi/phút= số lít máu đẩy được: số phút
- Ở người bình thường có 75 chu kì/phút nên trong x phút có 75 . x (chu kì)
12

skkn


- Ở người trung bình có 75 ml máu/kg cơ thể, ở nữ giới là 70 ml máu/kg

cơ thể, ở nam giới là 80 ml máu/kg cơ thể. Nhờ đó người ta có tính được lượng
máu gần đúng của mỗi cơ thể, số máu có thể lấy cho mỗi lần hiến.
+ Ở nữ có 70ml máu/kg nên có x kg có 70 (ml). x
+ Ở nam có 80ml máu/kg nên có x kg có 80 (ml). x
- Thời gian máu chảy qua van nhĩ thất= thời gian pha dãn chung + thời
gian pha nhĩ co.
- Thời gian máu chảy từ tâm thất sang động mạch= thời gian pha thất co.
- Tim co dãn theo chu kì. Mỗi kì gồm 3 pha: Pha thất co, pha nhỉ có, pha
dãn chung.
- Với người bình thường mỗi phút tim hoạt động 75 chu kì, mỗi chu kì
kéo dài 0,8s thì làm việc 0,4s nghỉ 0,4s.
- Mỗi chu kì tim làm việc và nghỉ ngơi như sau:
+ Tâm nhĩ làm việc 0,1s nghỉ 0,7s
+ Tâm thất làm việc 0,3s nghỉ 0,5s
+ Tim nghỉ ngơi hoàn toàn(pha dãn chung): 0,4s
b. Bài tập vận dụng:
Bài 1. An và Hà là 2 học sinh lớp 8 đều nặng 45 kg. Bằng kiến thức đã học, xác
định lượng máu của 2 bạn, biết An là Nam, Hà là nữ.
Hướng dẫn giải:
- Theo bài ra An là Nam, Hà là nữ.
- Ở nữ 1 kg có 70 ml máu nên lượng máu của Hà là: 70x45= 3150 (ml)=
3,15 (l)
- Ở nam 1 kg có 80 ml máu nên lượng máu của An là: 80x45= 3600 (ml)=
3,6 (l)
Vậy Hà có 3,15 (l), An có 3,6 (l)
Bài 2. Một người đàn ông nặng 65 kg đi hiến máu nhân đạo. Theo quy định về
hiến máu mỗi lần cho không quá 1/10 lượng máu của cơ thể.
a. Lượng máu là bao nhiêu? Số lượng hồng cầu trong máu?
b. Lượng máu tối đa người này có thể hiến?
Biết rằng ở nam có 80 ml máu/kg cơ thể và mỗi ml máu có 4,5 triệu hồng

cầu)
Hướng dẫn giải:
a. Lượng máu của người này là: 80x65= 5200 (ml)
Lượng hồng cầu trong máu người này là: 5200 x 4,5= 23 400 (triệu hồng cầu)
b. Lượng máu tối đa người này có thể hiến: 5200 x 1/10= 520 (ml)
Bài 3. Ở trẻ em, nhịp tim đo được là 120- 140 nhịp/phút. Theo em thời gian của
một chu kì tim ở trẻ em tăng hay giảm? Nhịp tim em bé là 120 nhịp/phút, căn cứ
vào nhịp tim ở người bình thường, xác định thời gian các pha trong 1 chu kỳ tim.
Hướng dẫn giải:
- Thời gian của một chu kì tim ở trẻ em là: 60:120= 0,5 (giây)
- Thời gian của 1 chu tì tim ở người lớn bình thường là: 60:75= 0,8 (giây)
Vậy thời gian của 1 chu kì tim ở trẻ giảm so với người lớn.
- Thời gian pha dãn chung bằng 1/2 chu kì tim nên thời gian của pha dãn
chung là: 0,5 x 1/2= 0,25 (giây)
13

skkn


- Gọi x là thời gian pha nhĩ co suy ra thời gian pha thất co là 3x (x lớn hơn
0). Ta có: x+ 3x= 0,5- 0,25. Suy ra x = 0,0625 (giây); 3x = 0,1875 (giây)
Vậy thời gian pha nhĩ co 0,0625 giây; thời gian của pha thất co là 0,1875
giây, thời gian của pha dãn chung là 0,25 giây.
Bài 4. Cho biết mỗi lần tâm thất trái co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong 1 ngày,
đêm đẩy được 7560 lít máu. Thời gian pha dãn chung bằng 1/2 chu kì tim, pha
thất co gấp 3 lần pha nhĩ co. Tính:
a. Số mạch đập trong một phút.
b. Thời gian hoạt động của một chu kì tim và thời gian các pha?
Hướng dẫn giải:
a. Đổi: 1 ngày, đêm= 24x60 = 1440 (phút)

- Lượng máu người đó đẩy đi trong 1 phút là: 7560: 1440= 5,25 (l)= 5250 (ml).
- Số mạch đập trong 1 phút của người đó là: 5250: 70= 75 (nhịp)
b. - Thời gian hoạt động của 1 chu kì tim là: 60: 75= 0,5 (giây)
- Thời gian của pha dãn chung là: 0,8 x1/2= 0,4 (giây)
- Gọi x là thời gian pha nhĩ co suy ra thời gian pha thất co là 3x. Ta có:
x+ 3x= 0,8- 0,4. Suy ra x= 0,1(giây); 3x= 0,3(giây)
Vậy thời gian pha nhĩ co 0,1 giây; thời gian của pha thất co là 0,3 giây,
pha dãn chung là 0,4 giây.
Bài 5. Tính chu kì tim, lưu lượng O2 cung cấp cho tế bào trong 8 phút ở người
bình thường. Biết mỗi nhịp cung cấp cho tế bào 30 ml.
Hướng dẫn giải:
- Một phút có 75 chu kì tim nên trong 8 phút có số chu kì tim là: 75x 8=
600 (chu kì).
- Lưu lượng O2 cung cấp cho tế bào trong 8 phút là: 600x30= 18000 (ml)=
18 (l)
Vậy trong 8 phút có 600 (chu kỳ) và lượng O2 cung cấp 18 (l)
Bài 6. Trong một chu kì tim kéo dài 0,8 giây thì:
a. Thời gian máu chảy qua van nhỉ thất là bao nhiêu giây.
b. Thời gian máu chảy tâm thất sang động mạch chủ là bao nhiêu giây.
Hướng dẫn giải:
Một chu kì tim kéo dài 0,8 giây thì pha dãn chung 0,4 giây, pha nhĩ co 0,1
giây, pha thất co 0,3 giây.
a. Thời gian máu chảy qua van nhỉ thất = thời gian pha dãn chung+ thời
gian pha nhỉ co= 0,4+0,1= 0,5 (giây).
b. Thời gian máu chảy tâm thất sang động mạch chủ= thời gian của pha
thất co= 0,3 (giây).
Bài 7. Lưu lượng tim là lượng máu bơm đi bởi tâm thất sau mỗi lần đập. Biết
rằng tim phụ nữ đập 75 nhịp/phút, lượng máu trong tim người đó là 120 ml vào
cuối pha thất dãn chung và 76 ml ở cuối pha thất co. Lượng máu bơm đi trong
một phút của người phụ nữ này là bao nhiêu.

Hướng dẫn giải:
- Lượng máu bơm đi của người đó trong một nhịp là: 120-76= 44 (ml)
- Lượng máu bơm đi trong 1 phút của người đó là: 44x75= 3300 (ml)
14

skkn


Bài 8. Một người trưởng thành nhịp tim đo được là 75 nhịp/ phút, thể tích tâm
thu là 70 ml. Sau 1 thời gian luyện tập TDTT, nhịp tim của người đó đo được là
60 nhịp/phút. Xác định thời gian của 1 chu chu kì tim, thời gian hoạt động và
thời gian nghỉ ngơi của tim trong 1 phút ở 2 trường hợp trên.
Hướng dẫn giải:
- Trước khi luyện tập TDTT:
+ Thời gian 1 chu kì tim là: 60: 75= 0,8 (giây)
+ Thời gian hoạt động của tim là: 1/2x 0,8 x 75= 30 (giây)
+ Thời gian nghỉ của tim là: 60- 30= 30 (giây)
- Sau khi luyện tập TDTT:
+ Thời gian 1 chu kì tim là: 60: 60= 1 (giây)
+ Thời gian hoạt động của tim là: 1/2x 0,8 x 60= 24 (giây)
+ Thời gian nghỉ của tim là: 60- 24= 36 (giây)
Bài 9. Thời gian trung bình của một chu kì tim ở người bình thường là 0,8 giây.
Một chu kì tim gồm 3 pha với tỉ lệ: Pha nhỉ co: pha thất co: phan dãn chung =
0,1: 0,3: 0,4. Một người phụ nữ có nhịp tim đo được là 84 nhịp/phút. Khối lượng
máu trong tim cô ấy là 132,252 ml vào cuối tâm trương (khi tim dãn) và
77,433ml vào cuối tâm thu (khi tim co).
a. Xác định thời gian mỗi pha 1 chu kì tim của người nhụ nữ.
b. Tính lượng máu bơm đi trong một phút của người đó.
Hướng dẫn giải:
a. Theo bài ra thời gian trung bình của 1 chu kì tim ở người bình thường

là 0,8 giây, mà thời gian pha dãn chung là 0,4 giây nên thời gian pha dãn chung
bằng 1/2 chu kì tim.
- Theo bài ra pha nhỉ co là 0,1 giây, pha thất co là 0,3 giây nên thời gian
pha thất co gấp 3 lần thời gian của pha nhỉ co.
- Thời gian trung bình 1 chu kì tim của người phụ nữ là: 60:84= 0,714 (giây)
- Thời gian pha dãn chung = 1/2.0,714= 0,375 (giây)
- Gọi x là thời gian pha co tâm nhỉ suy ra pha co tâm thất là 3x. Ta có:
x+ 3x = 0,714-0,375. Suy ra x= 0,08925; 3x= 0,26775
- Thời gian pha nhĩ co là: 0,08925 (giây)
- Thời gian pha thất co là: 0,26775 (giây)
b. Lượng máu bơm đi trong một nhịp của người đó là:
132,252- 77,433= 54,819 (ml)
Lượng máu bơm đi trong một phút của người đó là:
54,819x 84 = 4604,796 (ml)
Bài 10. Nhịp tim của cá voi là 25 nhịp/ phút. Giả sử thời gian nghỉ của tâm nhĩ
là 2,1 giây và của tâm thất là 1,5 giây. Hãy tính tỉ lệ về thời gian của các pha
trong chu kì tim ở voi nói trên.
Hướng dẫn giải:
- Thời gian trung bình của một chu kì tim: 60: 25= 2,4 (giây)
- Thời gian làm việc của tâm nhỉ trong 1 chu kì tim là: 2,4- 2,1= 0,3 (giây)
- Thời gian làm việc của tâm thất trong 1 chu kì tim là: 2,4- 1,5= 0,9 (giây)
- Thời gian nghỉ ngơi của tim trong một chu kì là: 2,4- (0,3+0,9)= 1,2 (giây)
15

skkn


Vậy tỉ lệ pha nhĩ co: pha thất co: pha dãn chung= 0,3: 0,9: 1,2= 1: 3: 4
Bài 11. Theo dõi chu kì tim của 2 người và thu được số liệu sau:


A

Thời gian chu kì
tim (giây)
1

Thể tích máu trong
tim cuối tâm trương
115

Thể tích máu trong
tim cuối tâm thu
60(ml)

B

0,75

120

70(ml)

Người

a. Từ bảng số liệu trên, có người cho rằng lưu lượng tim của người A lớn
hơn người B. Điều này là đúng hay sai? Giải thích.
b. Trong 1 chu kì tim, tỉ lệ thời gian các pha là 1:3:4. Xác định thời gian
các pha trong một chu kì tim ở người B?
Hướng dẫn giải:
a.

- Số chu kì tim trong 1 phút của người A là: 60:1= 60 (chu kì).
- Lưu lượng tim của người A là: 60. (115- 60)= 3300 (ml)
- Số chu kì tim trong 1 phút của người B là: 60: 0,75= 80 (chu kì).
- Lưu lượng tim của người B là: 80. (120- 70)= 4000 (ml)
Vậy lưu lượng tim của người B lớn hơn của người A nên kết luận trên là sai.
b.
- Thời gian của pha nhỉ co: 0,75. 1/8= 0,09375 (giây)
- Thời gian của pha thất co là: 0,75x 3/8= 0,28125 (giây)
- Thời gian pha dãn chung là: 0,75x 1/2= 0,375 (giây)
Bài 12. Thời gian trung bình một chu kì tim ở một bệnh nhân là 0,6 giây, gồm 3
pha: thời gian pha co tâm nhĩ, pha co tâm thất, pha dãn chung tỷ lệ với 2:3:5.
Mỗi lần tâm thất co tống lên động mạch 60ml máu. Hãy cho biết:
a. Khi tim làm việc 1 giờ thì thời gian tâm nhĩ được nghỉ là bao lâu, tâm
thất được nghỉ bao lâu? Từ đó nếu tình trạng này kéo dài thì ảnh hưởng như thế
nào đến sức khỏe bệnh nhân trên?
b. Hãy tính lưu lượng tim của người đó.
Hướng dẫn giải:
a. - Thời gian tâm nhĩ co là x →thời gian tâm thất co là 3/2x, thời gian pha dãn
chung 5/2x
- Ta có: x + 3/2x +5/2x = 0,6 →x = 0,12
- Thời gian tâm nhĩ co là: 0,12s→ tâm nhĩ nghỉ trong 1 chu kì là 0,60,12= 0,48s
- Thời gian tâm thất co là: 3/2x 0,12= 0,18s→tâm thất ngỉ trong 1 chu kì
là 0,6-0,18= 0,42s
- 1 phút tim đập 60/0,6=100 (chu kì)
- Khi tim làm việc 1 giờ thì:
+ Thời gian tâm nhĩ được nghỉ là: 60x100x 0,48= 2880s
+ Thời gian tâm thất được nghỉ là: 60x100x 0,42=2520s
- Tim đập nhanh, nếu tình trạng kéo dài gây suy tim.
b. Lưu lượng tim: 60x100=6000 (ml/phút)
Bài 13. Theo dõi chu kì hoạt động của tim ở một cá thể động vật thấy tỉ lệ thời

gian của 3 pha (tâm nhĩ co, tâm thất co, dãn chung ) là 1:2:3. Biết giai đoạn tâm
16

skkn


trương là 0,5 giây, thể tích tâm trương 295ml và thể tích tâm thu là 120ml. Hãy
tính lượng máu tim đẩy ra trong 1 phút?
Hướng dẫn giải:
Vì thời gian tim nghỉ là 0,5 giây tương ứng với thời gian dãn chung, theo
bài ra ta có:
- Thời gian của 1 chu kì tim là : 0,5x2 =1 giây
- Số nhịp tim là : 60/1 =60 (nhịp / phút )
- Mỗi lần tim đập đẩy được lượng máu vào động mạch là : 295-120 =
175ml
- Lượng máu tim tống đi trong 1 phút là : 175 x 60 = 10500 ml/phút =10,5
(l) /phút
Bài 14. Một tài xế cân nặng 60 kg uống 90g rượu thì hàm lượng rượu trong máu
anh ta là 2%o. Ngay sau khi uống rượu, người đó lái xe gây tai nạn rồi bỏ chạy.
Cảnh sát bắt anh ta sau 3 giờ. Mẫu máu thử lúc đó có hàm lượng rượu là 1%o.
Biết rằng trong một giờ với 10 kg khối lượng cơ thể thì có khoảng 2g rượu được
bài tiết ra khỏi cơ thể.
a. Hỏi lúc gây tai nạn, hàm lượng rượu trong máu anh ta là bao nhiêu.
b. Tính thời gian để người tài xế khơng cịn hàm lượng rượu trong máu?
Nếu người này uống rượu vào 10 giờ sáng thì mấy giờ trong cùng ngày người đó
có thể tham gia giao thơng mà khơng vi phạm pháp luật.
Hướng dẫn giải:
a.
- Lượng rượu được thải ra trong 1 giờ là: (60x2)/10= 12 (g)
- Lượng rượu được thải ra sau 3 giờ là: 12x3= 36 (g)

- Lượng rượu khi người đó bị bắt là: (90x1%o)/2%o= 45 (g)
- Lượng rượu người đó khi gây tai nạn là: 36+ 45= 81(g)
- Hàm lượng rượu trong máu của người đó là: (81x2%o)/90= 1.8 %o
b. - Thời gian để bài tiết lượng rượu còn lại ra khỏi cơ thể là: 81:12= 6,45
(giờ)= 6 giờ 45 phút.
- Thời gian để bài tiết 90g rượu ra khỏi cơ thể là: 90:12= 7,5 ( giờ)= 7 giờ
30 phút
- Thời gian để người đó tham gia giao thông mà không vi phạp pháp luật
là: 10 giờ + 7 giờ 30 phút= 17 giờ 30 phút.
c. Bài tập tự giải:
Bài 1. Một người sống 80 năm. Nếu một chu kì tim kéo dài 0,8 giây thì:
a. Tâm nhỉ làm việc bao nhiêu năm?
b. Tâm thất làm việc bao nhiêu năm?
c. Tim không làm việc bao nhiêu năm?
Đáp số:
a. Thời gian tâm nhỉ làm việc là: 315336.105x 0,1= 315336.104(giây)
Đổi: 315336.104(giây)= 315336.104 :(60x60x24):365=10 (năm)
b. Thời gian tâm thất làm việc là: 315336.105x 0,3= 946008.104(giây)
Đổi: 946008.104(giây)= 946008.104:(60x60x24): 365= 30 (năm)
c. Thời gian tim không làm việc là: 315336.105x 0,4= 1261344.104(giây)
Đổi: 1261344.104=1261344.104:(60x60x24): 365= 40 (năm)
17

skkn


Bài 2. Ở người, trong 1 chu kì tim tổng lượng máu mà tâm thất trái bơm vào
động mạch là 40 ml. Tính thể tích máu đi ni cơ thể trong 24 giờ. Biết mỗi chu
kì tim kéo dái 0,8 giây.
Đáp số: - Lượng máu đi nuôi cơ thể trong 1 phút là: (60:0,8) x 40 = 3000 (ml)

- Lượng máu đi nuôi cơ thể trong 24 giờ là: 3000 x 1440= 4320000 (ml)
Bài 3. Cho biết mỗi lần tâm thất trái co bóp đẩy đi được 70 ml máu và trong 10
phút đẩy đi được 42 lít máu. Thời gian pha dãn chung= 1/2 chu kì tim, pha co
tâm nhỉ = 1/3 pha co tâm thất. Tính:
a. Số mạch đập trong 1phút?
b. Thời gian hoạt động của một chu kì tim?
c. Thời gian mỗi pha.
Đáp số:
a. Trong 1 phút đẩy đi được lượng máu là: 42: 10= 4,2 (l)= 4200 (ml)
Số mạch đập trong 1 phút là: 4200: 70= 60 (nhịp)
b. Thời gian hoạt động của một chu kì tim: 60: 60= 1(giây)
c. Thời gian của pha dãn chung là: 1x1/2= 0,5 (giây)
- Thời gian của pha nhỉ co là 0,125 giây.
- Thời gian pha thất co là 0,375 giây.
Bài 4. Một người có 5 lít máu, bình thường hàm lượng Hb trong máu khoảng
15g/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml O 2. Hỏi người đó có bao nhiêu
ml O2 trong máu?
Đáp số: Hàm lượng Hb trong máu người đó là: (15x5000)/100= 750 (g)
Lượng O2 trong máu người đó là: (750x20)/15= 1000 (ml)
Bài 5. Tổng chiều dài mạch máu não trong cơ thể người dài tới 560 km, mỗi
phút não cung cấp 750 ml. Giả sử các mạch máu não có chiều dài bằng nhau và
1 mạch máu não dài 0,28 m. Hãy cho biết:
a. Mỗi ngày não được cung cấp bao nhiêu lít máu?
b. Số mạch máu não là bao nhiêu?
Đáp số:
a. Mỗi ngày não được cung cấp lượng máu là: 750x1440= 1080000(ml)=
1080 (l)
b. Số mạch máu não là: 560000: 0,28= 2000000 (mạch máu)
Bài 6. Tâm thất trái của một người mỗi lần co bóp đã đẩy đi được 140 ml và
trong 2 giờ đã đẩy được 840 (l máu). Tính số chu kì tim trong 1 phút và thời

gian một chu kì tim.
Đáp số: Đổi 2 giờ = 120 (phút)
- Lượng máu đẩy đi trong một phút là: 840: 120= 7 (lít)= 7000 (ml)
- Số chu kì tim trong 1 phút là: 7000: 140= 50 (chu kì)
- Thời gian 1 chu kì tim là: 60: 50= 1,2 (giây)
Bài 7. Ở người không may bị bệnh tim, hàm lượng O2 trong máu ở động mạch
chủ là 19/100ml máu và trong tĩnh mạch là 14/100ml máu. Trong một phút
người đó tiêu thụ 250 ml O 2. Nếu nhịp tim là 80 lần/ phút thì năng suất tim (thể
tích máu tống đi trong một lần tim co) của người này là bao nhiêu?
Đáp số: - Lưu lượng tim của người này trong một phút là: (250. 100)/(19-14)=
5000 (ml)
- Năng suất tim của người này là: 5000: 80= 62,5 (ml).
18

skkn


Bài 8. Tâm thất trái mỗi giờ đẩy được 337,5 lít máu vào động mạch và mỗi lần
co bóp đẩy được 75 ml máu. Biết thời gian tâm nhĩ dãn gấp 7 lần thời gian tâm
nhĩ co, thời gian tâm thất co gấp 3 lần thời gian tâm nhĩ co. Tính số nhịp tim
trong một phút và thời gian mỗi pha trong một chu kỳ tim.
Đáp số:
- Trong một phút đã co và đẩy được lượng máu là: (337,5.1000) : 60 =
5625 (ml)
- Số lần tâm thất trái co trong một phút là: 5625 : 75 = 75 (lần)
- Thời gian hoạt động của một chu kì tim là: 60 : 75 = 0,8 (giây)
- Thời gian của các pha: Thời gian tâm nhĩ co: 0,1 giây
Thời gian co tâm thất là: 3.0,1 = 0,3
Thời gian pha dãn chung là: 0,4
Bài 9. Một tài xế cân nặng 55 kg uống 100g rượu thì hàm lượng rượu trong máu

anh ta là 2%o. Có khoảng 1,5g rượu được thải ra khỏi cơ thể trong 1 giờ cho 10
kg khối lượng cơ thể. Ngay sau khi uống rượu, người đó lái xe gây tai nạn rồi bỏ
chạy. Cảnh sát bắt anh ta sau 3 giờ. Mẫu máu thử lúc đó có hàm lượng rượu là
1%o. Lúc tài xế gây tai nạn có hàm lượng rượu là bao nhiêu?
Đáp số:
- Lượng rượu được thải ra sau 1 giờ gây tai nạn: (1,5x 55)/10= 8,25 (g)
- Lượng rượu được thải ra sau 3 giờ gây tai nạn là: 8,25x3= 24,75 (g)
- Khi uống 100g rượu thì hàm lượng trong máu anh ta là 2%o nên khi hàm
lượng rượu là 1%o thì lượng rượu người đó uống là: (100x1%o)/2%o= 50 (g)
- Lượng rượu người đó uống khi gây tai nạn là: 50+ 24,75= 74,75(g)
- Hàm lượng rượu trong máu khi người đó gây tai nạn là:
(74,75x2%o)/100= 1,495%o
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục:
Qua nhiều năm thực hiện giảng dạy và hướng dẫn học sinh ôn thi học sinh
giỏi các cấp, cũng như tham gia bồi dưỡng học sinh thi vào trường chuyên, khả
năng tiếp thu và vận dụng vào giải các bài tập liên quan đến chủ đề tuần hoàn
đạt những kết quả đáng mừng. Số học sinh hiểu bài và vận dụng giải bài tập có
hiệu quả cao.
Đa số học sinh tỏ ra rất tự tin khi giải quyết các bài tập về chủ đề tuần
hoàn sau khi được tiếp cận với nội dung phương pháp giải các dạng bài tập nêu
trong sáng kiến kinh nghiệm này.
Khi tiến hành thử nghiệm phương pháp giải bài tập chia đội tuyển thành 2
nhóm mỗi nhóm 10 em có trình độ tương đương nhau. Một nhóm trên sử dụng
đề tài sáng kiến để dạy một nhóm sử dụng phương pháp hiện có được giới thiệu
trong các tài liệu tham khảo. Sử dụng 2 bài kiểm tra tương đương về dạng toán
trên ở 2 nhóm trong cùng thời gian, kết quả đã thống kê được như sau:
Lớp sử dụng đề tài SKKN
Lớp sử dụng các tài liệu để
Điểm
để dạy

dạy
Tần số
Tần suất
Tần số
Tần suất
1
0
0
0
0
19

skkn


2
0
0
0
0
3
0
0
0
0
4
0
0
3
30%

5
1
10%
4
40%
6
2
20%
2
20%
7
3
30%
1
10%
8
2
20%
0
0
9
2
20%
0
0
10
0
0
0
0

ĐTB
7,2
5,1
Kết quả thể hiện ở bảng đã chứng tỏ tính ưu việt của phương pháp mới
được áp dụng ở nhóm dạy theo đề tài SKKN và kết quả của đề tài được minh
chứng rõ nét trong việc góp phần vào kết quả kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm
học 2021- 2022 (đạt 8 giải trong đó có 2 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba và 4 giải
khuyến khích).
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Sinh học đã có những bước tiến dài, tạo nên nhiều thành tựu quan trọng
trong cuộc “Cách mạng Sinh học” trong thế kỷ 21 và đang chuyển dần từ trình
độ thực nghiệm sang trình độ lý thuyết. Chính vì vậy, dạy học sinh học cần
khuyến khích học sinh năng động sử dụng tư duy toán học trong việc giải quyết
các bài tập Sinh học.
Mặt khác, hoàn thiện các phương pháp giải bài tập có một ý nghĩa rất
lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học sinh học, phương pháp giải quyết
mẫu bài tập đã nêu có thể giúp tơi tiếp tục hoàn thiện hệ thống các phương pháp
giải bài tập chủ đề tuần hồn trong q trình ơn học sinh giỏi dự thi các cấp và
thi vào các trường chuyên.
Nghiên cứu và viết đề tài tất cả vì học sinh thân yêu, vì tương lai tươi
sáng của các em và sự phát triển của thế giới sinh học. Mong rằng tôi và bạn đọc
có thể áp dụng thành cơng trong tất cả các năm học tiếp theo và trên mọi vùng
miền của quê hương đất nước để góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển
của sinh học nói riêng và sự phát triển của nhân loại nói chung.
3.2. Kiến nghị:
Tiếp tục tổ chức các buổi giao lưu về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
với giáo viên dạy đội tuyển các huyện để giáo viên ơn đội tuyển có dịp trao đổi,
giao lưu, học hỏi kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi.
Tạo mọi điều kiện tốt nhất để dạy học theo phương pháp mới, quan tâm

hơn nữa đến chất lượng mũi nhọn tạo được nhiều nguồn có chất lượng thuận lợi
cho giáo viên dạy đội tuyển.
Trên đây là những kinh nghiệm của tơi đã đúc kết trong q trình giảng
dạy đội tuyển học sinh giỏi các cấp và thi vào các trường chuyên. Tôi hy vọng
với những kinh nghiệm này sẽ được giáo viên vận dụng và có thể đem lại hiệu
quả cao trong các giờ dạy tạo nên sự hứng thú yêu thích của học sinh đối với bộ
mơn. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học và
20

skkn



×