Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Skkn sử dụng video trong dạy học bài 23,24 (lịch sử 11) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trường thpt nông cống 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.56 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

TRƯỜNG THPT NƠNG CỐNG 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG VIDEO TRONG DẠY HỌC BÀI 23, 24 (LỊCH
SỬ 11) NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC
SINH TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 4

Người thực hiện: Lê Thị Minh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử

THANH HÓA NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
1. Phần mở đầu...............................................................................................................2
1.1. Lý do chọn đề tài...……………………………………......……............................2
1.2. Mục đích nghiên cứu........…………………….……………………......................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu........……………………….………………….....................3
1.4. Phương pháp nghiên …….....…………………….……………….........................3
2. Nội dung của sáng kiến..............................................................................................4
2.1. Cơ sở lý luận............................................................................................................4
2.2. Thực trạng .......... .………………………...............................................................4
2.2.1. Thuận lợi...............................................................................................................4
2.2.2. Khó khăn...............................................................................................................5
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..............................................................6


2.3.1. Giải pháp chung..............…………….………………………..….......................6
2.3.2. Vận dụng vào bài học cụ thể.............…………………………..…......................7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến..........................................................................................17
3. Kết luận và kiến nghị................................................................................................20
3.1. Kiến nghị...............................................................................................................20
3.2. Kết luận.................................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………....................22
PHỤ LỤC..........................................................................................................2 3,24,25

1

skkn


1. PHẦN MỞ ĐẦU.
1.1.Lí do chọn đề tài.
Mơn Lịch sử trong trường học, giống như các bộ mơn khác, có một vị trí vơ cùng
quan trọng. Bởi qua bộ mơn lịch sử khơng những giúp học sinh có được những kiến
thức cơ bản, cần thiết  về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, mà qua đó cịn góp phần
hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước,
niềm tự hào dân tộc, tình đồn kết quốc tế. Đồng thời  học lịch sử  còn bồi dưỡng
năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Do đó, học
lịch sử, hiểu lịch sử và nhớ lịch sử là cần thiết. Nhưng để để biến những kiến thức,
những vấn đề của bộ môn Lịch sử trở nên sinh động, ít khơ khan, dễ nhớ, dễ học thì là
cả một vấn đề mà không phải bất cứ ai đều có thể làm được.
Trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi Bộ giáo dục quyết định đưa chương trình
Lịch sử 10 thành môn học tự chọn ở năm học 2022-2023 thì việc đổi mới phương
pháp giảng dạy, tạo hứng thú cho người học, để các bài học trở nên dễ hiểu, dễ
học qua đó nâng cao hiệu quả giảng dạy là hết sức cần thiết. Với đặc thù của bộ
mơn Lịch sử, có rất nhiều cách dạy, nhiều cách triển khai để bộ môn này trở nên

đỡ cứng nhắc, đỡ khô khan tạo nên giờ học thoải mái và hiệu quả trong các
trường phổ thơng. Trong đó, cách lấy hình ảnh, lấy tư liệu từ đoạn video để tái
hiện, minh chứng cho sự kiên, hiên tượng lịch sử là một trong những cách thức
triển khai để khắc sâu kiến thức, biến những dòng chữ, sự kiện , con số trở nên gần
gũi và dễ học đối với học sinh.
Sau nhiều năm giảng dạy qua nhiều đối tượng học sinh và các bài giảng có sử
dụng những hình ảnh, những video... tơi đã thấy được tính hiệu quả rõ rệt trong
các tiết giảng.
Đối với giáo viên:
- Triển khai bài giảng và cụ thể hóa nội dung sẽ giúp học sinh dễ nhận biết, dễ
hiểu và dễ nhớ sự kiện.
Đối với học sinh:
2

skkn


- Dễ hiểu, dễ ghi nhớ và khắc sâu kiến thức thơng qua những hình ảnh, những
video minh chứng cho nội dung kiến thức.
- Bớt tư duy trừu tượng, đơn giản hóa cách tiếp nhận kiến thức.
Đối với tiết học:
- Gây hứng thú, tạo khơng khí sơi nổi, hào hứng cho học sinh, tiết học được hỗ trợ
những hình ảnh, những video sẽ bớt đi nhàm chán, khô khan . Học lịch sử sẽ thấy
sống động hơn, gần với quá khứ hơn so với những bài giảng thông thường, kể lể
và đọc chép.
Xuất phát từ những lý do trên cũng như những kinh nghiệm bản thân tích lũy
được trong quá trình giảng dạy bộ mơn Lịch sử (có sử dụng những hình ảnh,
những video vào các tiết giảng) mang lại những hiệu quả cao hơn so với phương
pháp cũ (phương pháp thuyết trình), tơi đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề “Sử dụng
video trong dạy học bài 23,24 (Lịch sử 11) nhằm tạo hứng thú học tập cho học

sinh trường THPT Nông Cống 4”làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình
trong năm học 2021-2022.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm tịi, vận dụng những tư liệu có thể làm cho bài học môn lịch sử thêm sinh động,
dễ nhớ, dễ hiểu.
- Góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn lịch sử trong nhà trường, nhằm
nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.
- Qua hiệu quả của tiết dạy, góp phần chia sẻ với đồng nghiệp trong q trình triển
khai vấn đề chun mơn Lịch sử trong trường THPT Nông Cống 4.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Sử dụng video trong dạy học bài 23,24 (Lịch sử 11) nhằm tạo hứng thú học
tập cho học sinh trường THPT Nông Cống 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp sưu tầm.
3

skkn


- Phương pháp nghiên cứu lịch sử.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp khảo sát đánh giá.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Nghị quyết TW2, khoá VIII đã xác định mục tiêu của việc đổi mới phương pháp
giáo dục - đào tạo là nhằm: “Khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp
tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và
phương tiện vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự
nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học”. Luật Giáo dục sửa đổi đã chỉ rõ:

“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương
pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.
Tồn tại ở trường phổ thơng với tính cách là một khoa học, bộ mơn Lịch sử có tác
dụng nhất định đến việc hình thành thế giới quan, tình cảm đạo đức, phát triển năng
lực nhận thức và hành động cho học sinh. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng giảng dạy
và học tập môn Lịch sử chưa thực sự làm cho xã hội an tâm. Vì thế việc đổi mới một
cách tồn diện về nội dung lẫn phương pháp dạy học Lịch sử là vô cùng cần thiết.
Trong những năm trở lại đây, nhiều phương pháp dạy học mới đã và đang được
nghiên cứu, áp dụng ở trường phổ thông như: dạy học nêu vấn đề, dạy học tích cực,
dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học theo dự án, dạy học với sự hỗ trợ của
công nghệ. Tất cả đều nhằm mục đích tích cực hố hoạt động của học sinh, phát triển
tư duy sáng tạo cho học sinh. Đặc biệt việc sử dụng hình ảnh, đoạn phim video trong
dạy học các mơn nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng, được xem là một trong
những công cụ đem lại hiệu qủa tích cực trong việc đổi mới việc dạy và học.
2. 2. Thực trạng việc dạy học môn Lịch sử ở trường THPTH Nông Cống 4.
2.2.1. Thuận lợi.
4

skkn


- Trường THPT Nông Cống 4 nằm trên địa bàn chiêm trũng của huyện Nơng Cống .
Năm học 2021-2022, tồn trường có 22 lớp, tất cả phịng học được lắp máy chiếu
hoặc ti vi để giáo viên sử dụng công nghệ thơng tin vào dạy học, có thư viện điện tử
để mượn tài liệu.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình và có tâm huyết với học sinh.
- Giáo viên đã quen và chủ động với tiến trình của một tiết dạy môn Lịch sử, biết ứng
dụng công nghệ thông tin và đồ dùng dạy học vào dạy học.

- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường.
- Học sinh lớp 11B1,11B3 có nhiều em chăm chỉ, chịu khó tìm tịi học hỏi, nhiều em
cũng rất thích học Lịch sử.
2.2.2. Khó khăn.
* Điều kiện cơ sở vật chất, trường, lớp:
Do đặc thù của bộ môn là cần phải sử dụng nhiều lược đồ, bản đồ, tranh ảnh để
phục vụ cho việc đổi mới môn học, nhưng thư viện nhà trường chưa đáp ứng đủ. Điều
đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình dạy, học của thầy và trị và chưa đáp ứng quá
trình đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo dục.
* Những khó khăn của giáo viên, học sinh đối với mơn học:
+ Giáo viên khơng có nhiều cơ hội đi giao lưu học hỏi các trường bạn để phát triển
chun mơn.
+ Chương trình học trong sách giáo khoa Lịch sử THPT nói chung và bài 23, 24- SGK
Lịch sử 11 nói riêng rất nặng về kênh chữ, dung lượng kiến thức nhiều nhưng lại ít
hình ảnh minh họa. Cũng là phần kiến thức nằm trong cấu trúc chương trình thi Tốt
nghiệp THPTQG, thi HSG Tỉnh thậm chí có những đơn vị kiến thức nằm ở phần vận
dụng, vận dung cao trong đề thi qua các năm gần đây.
+ Học sinh lớp 11B1 là lớp chọn khối A, tuy tiếp thu bài nhanh nhưng môn sử không
phải là mơn khối nên có tâm lí đây là mơn phụ, khơng cần học. Cịn 11B3 là lớp chọn
khối C nhưng đầu vào các em thấp, khả năng tiếp thu kiến thức của nhiều em rất hạn
chế. Nhiều em khó nắm và hiểu kiến thức cơ bản nên ngại học, học nhanh quên.
5

skkn


+ Một số phụ huynh do điều kiện kinh tế phải đi làm xa nên ít có sự quan tâm sát sao,
kèm cặp các em, thậm chí cịn có tư tưởng phó mặc cho nhà trường nên đã ảnh hưởng
rất lớn đến ý thức học tập và rèn luyện kĩ năng sống của học sinh.
Trong q trình giảng dạy, tơi đã thực hiện các bài dạy này theo cách thông thường

ở một số lớp nhưng vẫn cịn tình trạng học sinh không hiểu được bản chất của sự kiện
lịch sử, thậm chí cịn khơng xác định được sự kiện hay hiện tượng lịch sử đó xảy ra ở
đâu, gắn với ai. Khi làm bài kiểm tra các em hay bị nhầm lẫn giữa các sự kiện lịch sử
với nhau, nhầm lẫn giữa chủ trương cứu nước của hai xu hướng cách mạng bạo động
và cải cách, giữa Nguyễn Tất Thành với các bậc tiền bối. Kết quả các bài kiểm tra thu
được còn nhiều hạn chế.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1 Giải pháp chung:
Với đề tài này tôi tiến hành thực nghiệm trong hai bài của chương II “Việt Nam từ
đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất 1918”. Cụ thể: bài 23 “Phong
trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới
thứ nhất 1914”và bài 24 “Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ
nhất (1914-1918)”
Nhằm mục đích sử dụng video để hỗ trợ việc hình thành các đơn bị kiến thức của
bài học, tôi tiến hành theo các bước như sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu bài học để không bị lan man, dàn trải. Mặt khác giúp học
sinh tập trung có chủ định hơn và nắm kiến thức tốt hơn.
- Bước 2: Chuẩn bị giáo án, xác định những nội dung của bài cần sử dụng video minh
họa. Tôi chỉ sử dụng video hỗ trợ ở một số nội dung đơn vị kiến thức như:
Bài 23: “Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến
chiến tranh thế giới thứ nhất 1914”.
+ Mục 1: Sử dụng video minh họa về Hội Duy tân và phong trào Đông Du.
Bài 24: “Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)”

6

skkn


+ Mục III.2. Sử dụng video minh họa về buổi đầu hoạt động cứu nước của

Nguyễn Tất Thành (1911- 1918).
- Bước 3: Sưu tầm những video, dẫn chứng cho nội dung cần trình bày.
- Bước 4: Tiến hành dạy học trên lớp và lồng ghép những video để minh chứng cho
đơn vị kiến thức được rõ ràng và sinh động hơn.
- Bước 5: Khi trình bày video:
+ Trước hết cho học sinh quan sát đoạn video để xác định một cách khái quát nội
dung video minh họa. Đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh làm việc theo cá
nhân hay nhóm để tìm hiểu nội dung video cung cấp.
+ Tiếp theo hướng dẫn học sinh khai thác SGK kết hợp với tư liệu video cung cấp để
hoàn thành nhiệm vụ của mình theo cá nhân, theo nhóm.
+ Sau đó cho học sinh trình bày sản phẩm của mình. Giáo viên nhận xét, bổ sung các
sản phẩm của học sinh, để các em hiểu rõ về video minh họa, qua đó các em sẽ nhớ
đầy đủ và sâu sắc hơn về nội dung bài học.
- Cuối cùng: Kết thúc bài học sẽ kiểm nghiệm kết quả học tập của học sinh thông
qua câu hỏi luyện tập hoặc bài kiểm tra nhanh và phiếu thăm dò.
- Các lớp được chọn tiến hành thực nghiệm được gồm 2 lớp:
+ Lớp thực nghiệm: dạy học có sử dụng video (11B1).
+ Lớp đối chứng: dạy học theo phương pháp truyền thống (11B3).
2.3.2 Vận dụng vào bại dạy cụ thể.
Để hiểu rõ về vấn đề của đề tài nghiên cứu, tôi xin cụ thể phần trọng tâm bài học
liên quan đến đề tài bằng phần thiết kế bài học như sau.
Tiết 32 bài 23 mục 1 “Phan Bội Châu và xu hướng bạo động”.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động 1. Tìm hiểu về chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu.
a. Mục tiêu.
HS biết khai thác SGK, video tư liệu để trình bày được tiểu sử và chủ trương cứu
nước của Phan Bội Châu.
7

skkn



b. Tổ chức thực hiện.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS theo dõi Video số 1: trích trong Chuyên mục “Ngày này năm xưa”
của Truyền hình Nhân dân “80 năm ngày mất của nhà chí sĩ Phan Bội Châu”:
và đặt câu hỏi “ đoạn video này
đã cung cấp cho các em những thơng tin gì về Phan Bội Châu”?
- Sau đó, GV yêu cầu HS nhớ lại những thông tin video cung cấp kết hợp đọc SGK
trang 140 để trả lời các câu hỏi:Trình bày ngắn gọn về tiểu sử của Phan Bội Châu;
mục tiêu trước mắt; biện pháp đấu tranh?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:- HS tiếp nhận câu hỏi, thực hiện yêu của GV đọc SGK
trả lời câu hỏi.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận:

GV gọi một số HS trả lời câu hỏi, báo cáo sản phẩm của

mình.
Sản phẩm:
+ Tiểu sử: Phan Bội Châu (1867-1940) hiệu là Sào Nam, sinh ra tại huyện Nam Đàn Nghệ An trong gia đình nhà nho yêu nước. Từ nhỏ đã rất thơng minh, có tinh thần u
nước mãnh liệt. Năm 1900, Ông bắt đầu con đường hoạt động cách mạng. Ông là
gương mặt tiêu biểu cho phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ
XX.
+ Mục tiêu: Đánh Pháp, giải phóng dân tộc (cứu nước).
+ Biện Pháp cứu nước: Bạo động.
Bước 4. GV Kết luận, nhận định: như mục Sản phẩm và nhận xét, đánh giá những
học sinh xung phong trả lời.
- Sau đó GV chốt: Trong hoàn cảnh đất nước mất độc lập tự do như Việt Nam, Phan
Bội Châu đã xác định đúng mâu thuẫn chủ yếu của dân tộc và giương cao nhiệm vụ
chống đế quốc giành độc lập.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về hoạt động chủ yếu của Phan Bội Châu.
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về chủ trương của Duy tân hội.
8

skkn


a. Mục tiêu:
- HS biết cách khai thác, xử lý thơng tin video để trình bày được chủ trương của Duy
tân hội.
- HS liên hệ được kiến thức liên môn (Ngữ văn) thông qua bài thơ “Lưu biệt khi xuất
dương” của Phan Bội Châu.
b. Tổ chức thực hiện.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: Cho Hs xem đoạn video số 2: Phim tài liệu “Chí sĩ
Phan Bội Châu”, VTV1: />- GV yêu cầu HS xem video kết hợp theo dõi SGK (trang 140,141) và có 01 phút để
đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi: “Chủ trương của Duy tân hội được thể hiện như thế
nào qua video này?”
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát video và sách giáo
khoa trả lời.
Sản phẩm:
+ Chủ trương: đánh Pháp giành độc lập, thiết lập nền quân chủ lập hiến.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận: GV gọi 1-2 học sinh trả lời và góp ý bổ sung.
Bước 4. GV Kết luận, nhận định: như mục Sản phẩm và GV nhận xét những HS
xung phong.
- GV cho HS theo dõi tiếp Video số 2: Phim tài liệu “Chí sĩ Phan Bội Châu”, VTV1:
Đồng thời, GV đặt thêm câu hỏi:
“Hãy cho biết tên và ý nghĩa bài thơ của Phan Bội Châu liên quan đến phong trào Đông
du mà các em đã được học trong chương trình mơn Ngữ văn 11?”
Sản phẩm:
+ Tên bài thơ: Lưu biệt khi xuất dương.

+ Ý nghĩa: Tư tưởng lớn lao, mới mẻ đầy trách nhiệm của tác giả, nhiệt huyết và quyết tâm
cao độ trong buổi đầu vợt biển sang Nhật Bản nhằm tìm con đường cứu nước cho dân tộc.
- GV kết luận, nhận định: như mục Sản phẩm và nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS.
Hoạt động 2.2: Phong trào Đông du.
9

skkn


a. Mục tiêu:
- HS biết cách khai thác “Video số 2” để hoàn thành Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
Phong trào Đơng du
Nội dung

Trả lời

1. Thời gian
2. Mục đích
3. Kết quả
4. Vì sao thất bại
5. Bài học
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm(2 bàn-1 nhóm); GV
phát Phiếu học tập cho các nhóm.
+ GV yêu cầu HS theo dõi Video số 2 Phim tài liệu “Chí sĩ Phan Bội Châu”, VTV1:
và mỗi nhóm có 05 phút để hồn
thành Phiếu học tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nhận Phiếu học, theo dõi video số 3 và thảo luận
nhóm, hồn tất việc trả lời các thông tin trong Phiếu học tập.

Sản phẩm:Phụ lục (bài 23, mục 1)
Bước 3. Báo cáo, thảo luận: GV xác định nhóm trả lời nhanh nhất và mời đại diện
nhóm trả lời. GV thu lại sản phẩm của các nhóm.
+ Nhóm hồn tất nhanh nhất được quyền trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. GV Kết luận, nhận định: như mục Sản phẩm và nhận xét, đánh giá nhóm
xung phong và chấm điểm cho tất cả các nhóm.
Để kiểm tra xem HS nắm bắt được nội dung bài học như thế nào khi sử dụng video
minh họa, GV trao đổi với HS “về nguyên nhân Phan Bội Châu chủ trương dựa vào
Nhật để đánh Pháp; Bài học rút ra từ sự thất bại của phong trào Đông du”?
Sản phẩm:
10

skkn


- Nguyên nhân là do Nhật Bản là nước “đồng châu đồng chủng đồng văn”, lại thoát khỏi
số phận thuộc địa.
- Bài học: Cần dựa vào lực lượng quốc tế chân chính.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về chủ trương và hoạt động của Việt Nam Quang phục
hội.
a. Mục tiêu:
- Trình bày được chủ trương của Việt Nam Quang phục hội.
- So sánh được điểm giống nhau và khác nhau về chủ trương của Duy tân hội và Việt
Nam quang phục hội.
- Giải thích được lý do Phan Bội Châu chuyển từ lập trường quân chủ sang lập trường
dân chủ.
- Trình bày được hoạt động và ý nghĩa của Việt Nam Quang phục hội.
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV lần lượt đặt các câu hỏi:
+ Em hãy trình bày sự thành lập, chủ trương và hoạt động của Việt Nam Quang phục

hội.
+ So sánh điểm giống nhau và khác nhau về chủ trương của Duy tân hội và Việt Nam
quang phục hội.
+ Vì sao Phan Bội Châu chuyển từ lập trường quân chủ sang lập trường dân chủ?
+ Việt Nam Quang phục hội có hoạt động nào tiêu biểu và ý nghĩa của hoạt động đó là
gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi SGK, hoạt động cặp đôi và cá nhân.
Sản phẩm:
- Tháng 6/1912, tại Quảng Châu (Trung quốc), Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang
phục hội, chủ trương “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước
Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.
- So sánh:
Nội dung

Duy tân hội

Việt Nam quang phục hội
11

skkn


Giống

Đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc.

nhau
Khác

Thiết lập nền quân chủ lập Thành lập nước Cộng hòa Dân


nhau

hiến ở Việt Nam

quốc Việt Nam

- Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng từ học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn (dân
tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc).
- Hội đã cử người bí mật về nước để trừ khử những tên thực dân đầu sỏ.
- Đạt được một số kết quả nhất định, khuấy động được dư luận trong và ngoài nước.
- Ngày 24 – 12 – 1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù
Quảng Đông. Cách mạng Việt Nam trải qua những ngày khó khăn.
Bước 3: HS xung phong trả lời và góp ý cho các bạn khác.
Bước 4: GV kết luận, nhận định: như mục Sản phẩm và GV nhận xét, đánh giá phần
trả lời của HS.
- GV trao đổi với HS về kết cục của những hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu. Và
rút ra những đóng góp và hạn chế trong chủ trương cứu nước của Ơng.
Sản phẩm:
+ Kết cục: đều thất bại.
+ Đóng góp: Thức tỉnh tinh thần dân tộc trong nhân dân, để lại bài học về xây dựng lực
lượng, đường lối đấu tranh trong giai đoạn sau.
+ Hạn chế: Chưa có đường lối cách mạng đúng đắn: Đánh Pháp dựa vào Đế quốc; ra
nước ngồi cầu viện mà ít chú ý tới lực lượng cách mạng trong nước;chưa nhận rõ bản
chất của kẻ thù.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
a. Mục tiêu: HS trả lời được các thông tin cơ bản về con đường cứu nước của Phan
Bội Châu.
b. Tổ chức thực hiện:


12

skkn


Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV phát Phiếu học tập số 2 cho các nhóm, yêu
cầu HS tiến hành thảo luận để nối các tiêu chí ở cột A với nội dung ở cột B để được
các thông tin chính xác về con đường cứu nước của Phan Bội Châu.
PHIẾU HỌC TẬP
Luyện tập: Nối tiêu chí ở cột A với nội dung ở cột B để được các thông tin chính xác
về con đường cứu nước của Phan Bội Châu.
Cột A
1. Nhiệm vụ

Cột B
A. Tổ chức phong trào Đông du, tổ chức bạo động đánh
đuổi thực dân Pháp.

2. Chủ trương

B. Bạo động vũ trang.

3. Khuynh hướng

C. Chưa nhận thấy được bản chất của đế quốc Nhật Bản.

4. Phương pháp

D. Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập.


5. Hạn chế

E. Thất bại.

6. Kết quả

F. Dân chủ tư sản.

Trả lời: ……………………………………………………………………
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS nhận Phiếu học tập số 3, thảo luận và hoàn thành
phiếu.
Sản phẩm:
- 1D, 2A, 3F, 4B, 5C, 6E.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận: GV chọn nhóm làm nhanh nhất trả lời, các nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời, khái quát lại nội dung kiến
thức đã học và đánh giá cho điểm các nhóm
Như vậy với việc sử dụng video để hỗ trợ, minh chứng cho một số đơn vị kiến thức
trong qua trình hình thành tri thức mới cho học sinh, tôi nhận thấy tinh thần học tập của
lớp 11B1 rất hào hứng sôi nổi, thái độ học tập rất tập trung, nghiêm túc. Phần luyên tập
100% các em trả lời được câu hỏi, phần vận dụng nhiều em xung phong và trả lời được
câu hỏi. Các em rất háo hức ở tiết học tiếp theo.
13

skkn


Để kiểm chứng điều này một lần nữa, tôi tiếp tục ứng dụng phương pháp sử
dụng video hỗ trợ dạy học trong Mục III.2 Bài 24 Tiết 33
“VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

(1914-1918)”
III. Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới
2. Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1918)
Hoạt động 1. Tìm hiểu về tiểu sử của Nguyễn Tất Thành.
a. Mục tiêu:
HS theo dõi đoạn phim và trả lời được ngắn gọn tiểu sử của Nguyễn Tất Thành.
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS theo dõi đoạn phim. Video: trích
trong phim tài liệu: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh- Biên niên truyền hình, phần
3, Đài truyền hình Nhân Dân. GV đặt câu hỏi: Từ
đoạn video vừa xem hãy nêu ngắn gọn về tiểu sử của Nguyễn Tất Thành?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi video và trả lời câu hỏi.
Sản phẩm
Tiểu sử: Nguyễn Tất Thành (1890-1969). Sinh ra trong gia đình trí thức có truyền
thống u nước trên q hương Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
Bước 3. Báo cáo thảo luận: GV mời 1-2 HS trả lời.
Bước 4. Kết luận, nhận định: như mục Sản phẩm và chuyển ý “ Mang trong mình
tinh thần yêu nước và sớm Người đã có ý chí đánh đuổi giặc ngoại xâm cứu nước”.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bối cảnh ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất
Thành
a. Mục tiêu.
- HS biết cách khai thác, xử lý thông tin video để trình bày được bối cảnh lịch sử và
động cơ ra đi tìm đường cứu nước.
b. Tổ chức thực hiện:

14

skkn



Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi đoạn phim
Video: trích phim tài liệu: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh- Biên niên truyền hình,
phần 3, Đài truyền hình Nhân Dân, để trả lời câu
hỏi “ Trong bối cảnh nào, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đương cứu nước?”, “Xuất
phát từ động cơ gì Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đương cứu nước?”
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi thông tin video huy động kiến thức đã học
ở bài trước kết hợp với việc đọc sách giáo (khoa trang 152) trả lời câu hỏi.
Sản phẩm:
+ Bối cảnh: Nước mất nhà tan, các phong trào yêu nước trước đó bị thất bại.
+ Động cơ: Xuất phát từ tinh thần yêu nước, muốn tìm con đường cứu nước đúng đắn.
Bước 3. Báo cáo thảo luận: GV cho 1-2 học sinh trả lời và nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định: như mục Sản phẩm và nhận xét, đánh giá kết luận:
Trong bối cảnh nước mất nhà tan, muốn tìm con đường cứu nước đúng đắn để giải
phóng cho dân tộc. Ngày 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về những hoạt động buổi đầu của Nguyễn Tất Thành và ý
nghĩa của những hoạt động đó.
a. Mục tiêu.
- HS khai thác SGK,video trình bày được (trên lược đồ) hành trình đi tìm đường cứu
nước của Nguyễn Ái Quốc và rút ra được những điểm khác biệt so với các bậc tiền
bối.
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK kết hợp xem
video trích phim tài liệu: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh- Biên niên truyền hình,
phần 3, Đài truyền hình Nhân Dân, cung cấp cho
HS tư liệu về câu chuyện “Hai bàn tay”.
- HS theo dõi video kết hợp với đọc tư liệu GV cung cấp để trả lời câu hỏi:
+ Nguyễn Tất Thành quyết định đến đâu? để làm gì?
+ Các hoạt động của Người năm 1912,1913,1917?
15


skkn


+ Ý nghĩa của các hoạt động đó?
+ Trình bày trên lược đồ những nơi Nguyễn Tất Thành đến hoạt động?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi SGK, video trả lời câu hỏi.
Sản phẩm:
+ Người quyết định sang phương Tây và đến Pháp để tìm hiểu xem họ “làm như thế
nào rồi về giúp đồng bào”.
+ Các hoạt động: 1912: Từ Pháp sang Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha sang An giê-ri, Tuyni-di -> sang Mĩ. 1913 : từ Mĩ về Anh. 1917 : về Pháp tham gia các hoạt động chính
trị trên đất Pháp.
+ Ý nghĩa :
- Người đã nhận thức rõ được bạn – thù của cách mạng Việt Nam.
- Là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
Bước 3. Báo cáo thảo luận: GV cho: 1-2 học sinh trả lời câu hỏi; 1-2 HS lên bảng chỉ
trên lược đồ về các hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911-1917. Cho
1-2 HS nhận xét phần trả lời của bạn.
Bước 4. Kết luận, nhận định: như mục Sản phẩm và nhận xét, đánh giá
- GV lồng ghép các câu chuyện về hoạt động của Bác: Hành trình khó khăn của Người
trên đất khách: cào tuyết, viên gạch hồng...
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
a. Mục tiêu: HS trả lời được các thông tin cơ bản về buổi đầu hoạt động cứu nước
của Nguyễn Tất Thành.
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV phát Phiếu học tập số 2 cho các nhóm( đã
chia), yêu cầu HS tiến hành thảo luận để hoàn thành về buổi đầu hoạt động cứu nước
của Nguyễn Ái Quốc.
Luyện tập: Hoàn thành nội dung ở cột B để được các thơng tin chính xác về buổi
đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
PHIẾU HỌC TẬP

16

skkn


HOÀN THÀNH CỘT B
Cột A

Cột B

1. Bối cảnh
2. Động cơ
3. Mục đích
4. Hướng đi
5. Cách thức đi
6. Quan điểm bạn và thù
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS nhận Phiếu học tập, thảo luận và hoàn thành
phiếu.
Sản Phẩm: Phụ lục 1( Bài 24, Mục II.2.)
Bước 3. Báo cáo, thảo luận: GV chọn nhóm làm nhanh nhất trả lời, các nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời, đánh giá cho điểm các
nhóm.
- GV khái quát lại nội dung kiến thức đã học và rút ra điểm giống và khác nhau trong
con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành với các bậc tiền bối.
Sản phẩm
* Giống nhau: Đều có tư tưởng hướng ra nước ngồi để tìm cách cứu nước, giành
độc lập dân tộc.
* Khác nhau:
- Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu chủ trương cầu viện Nhật Bản để đánh Pháp

giành độc lập dân tộc. Phan Châu Trinh dựa vào Pháp để đem đến sự giàu mạnh cho
dân tộc.
- Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngồi, đến chính nước đế quốc đang thống trị mình để
tìm đường cứu nước mới.

17

skkn


Trên đây là các giải pháp tôi sử dụng khi áp dụng sáng kiến “Sử dụng video
trong dạy học bài 23,24 (Lịch sử 11) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
trường THPT Nông Cống 4”.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
Sau khi kết thúc bài giảng ở 02 lớp với hai phương pháp khác nhau: phương pháp
dạy học không có sử dụng những video và phương pháp có sử dụng những video, tôi
đã bước đầu thu được những kết quả đáng ghi nhận, cụ thể như sau:
- Học sinh lớp 11B1 hứng thú hơn trong mỗi tiết học và háo hức chờ đợi đến tiết học
sau, các băn khoăn của học sinh trong các tình huống liên quan đến bài học được đưa
ra thảo luận và giải đáp kịp thời. Học sinh cảm nhận bài học nhanh hơn.
- Nhiều học sinh được tham gia vào phần trình bày kết quả, nhất là nhóm học sinh có
mức độ nhận thức yếu hơn được khuyến khích và có sự tiến bộ rõ rệt.
Tơi tiến hành kiểm nghiệm tính hiệu quả như sau.
Cách thức kiểm nghiệm:
Cách 1: Kiểm nghiệm bằng cách làm bài kiểm tra (Đề và Đáp án – Phụ lục 2
Mục II.2. bài 24) ở 2 lớp: Lớp 11B1 có sử dụng video, lớp 11B3 không sử dụng
video. Kết quả bài kiểm tra như sau
Lớp

Sĩ số


11B1
44
11B3
45
Kết luận:

Điểm 8- 10
Điểm 5-7
SL
% SL
%
10
22
31 70%
5
6%
25
55%

Điểm dưới 5
SL
%
3
7
15
33

Từ kết quả của cách kiểm nghiệm trên có thể rút ra kết luận: dạy học có sử dụng
những video vào bài học, học sinh nhận thức và khắc sâu được kiến thức nhanh hơn,

hiệu quả bài giảng cao hơn so với việc không sử dụng.
Cách 2: Kiểm nghiệm bằng cách đưa ra phiếu thăm dò:
PHIẾU THĂM DỊ NHU CẦU HỌC BỘ MƠN LỊCH SỬ TIẾT HỌC CĨ
(HOẶC KHƠNG CĨ) SỬ DỤNG VIDEO.

18

skkn

Khơng

Khơng ý kiến


Học như vậy dễ hiểu, dễ nhớ hơn
Học sinh ít phải chép bài
Học sinh được liên hệ thực tế
Học sinh nắm được nội dung
Em có thích học theo cách này khơng

* Ghi chú: học sinh tích vào ơ vng nếu đồng ý.
Kết quả kiểm nghiệm từ việc khảo sát lớp học sau khi các tiết dạy có sử dụng
những mẩu chuyện, những hình ảnh, những video là lớp 11B1 44 học sinh được thăm
dò thu được kết quả cụ thể như sau:


Khơng

Học như vậy dễ hiểu, dễ nhớ hơn


40/44 (91%)

04/44 (09%)

Học sinh ít phải chép bài

35/44 (79%)

9/44 (21%)

Học sinh được liên hệ thực tế

40/44 (91%)

04/44(09%)

Học sinh nắm được nội dung

41/44 (93%)

03/44 (07%)

Em có thích học theo cách này khơng

44/44 (100%)

0

Kết quả kiểm nghiệm từ việc khảo sát ở lớp học sau khi các tiết dạy không sử
video là lớp 11B3 với 45 học sinh được thăm dò thu được kết quả cụ thể như sau:



Khơng

Học như vậy dễ hiểu, dễ nhớ hơn

15/45 (44%)

30/45 (66%)

Học sinh ít phải chép bài

07/45 (10%)

38/45 (90%)

Học sinh được liên hệ thực tế

15/45(44%)

30/45(66%)

Học sinh nắm được nội dung

30/45 (66%)

15/45(44%)

Em có thích học theo cách này khơng


15/45 (44%)

30/45(66%)

Một số hình ảnh thực tế trên lớp 11B1.

19

skkn



×