SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
TRƯỜNG THPT NƠNG CỐNG 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HĨA DÂN
TỘC THƠNG QUA CÁC BÀI HỌC LỊCH SỬ 10 CHO HỌC
SINH TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 4
Người thực hiện: Lê Thị Tâm
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử
THANH HÓA NĂM 2021
MỤC LỤC
1. Mở đầu...............................................................................................................0
1.1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
2. Nội dung............................................................................................................2
2.1. Cơ sở lý luận..............................................................................................2
2.2. Thực trạng..................................................................................................3
2.3. Cách thức, biện pháp thực hiện..................................................................6
2.3.1. Giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thơng qua các bài
học lịch sử cụ thể...........................................................................................6
2.3.2. Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thơng qua
các hoạt động ngoại khóa............................................................................16
2.3.3. Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thơng qua
các hoạt động sinh hoạt tập thể...................................................................18
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.............................................................................18
3. Kết luận, kiến nghị..........................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................21
1.Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Dân tộc Việt Nam có lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Với bề dày lịch sử đó, bên cạnh việc xây dựng nhà nước độc lập tự chủ, mở rộng
bờ cõi, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, phát triển kinh tế, ổn định chính
trị xã hội,ơng cha ta cịn quan tâm đến việc xây dựng một nền văn hóa riêng cho
mình. Nền văn hóa đó phát triển thăng trầm theo lịch sử dân tộc, trong đó có
những thời kỳ cha ông ta phải đánh đổi cả xương máu để gìn giữ, bảo tồn và
phát triển. Vì vậy, nhiệm vụ của thế hệ trẻ hôm nay là cần phải giữ gìn và phát
huy các bản sắc văn hóa của dân tộc.
Mặt khác, nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, cùng với đó là
cơ chế thị trường, quá trình đơ thị hóa, sự bùng nổ thơng tin, … tác động đến
việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bên cạnh những
thuận lợi, cơ hội để tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, thì nguy cơ mai một
bản sắc văn hóa đang hiện hữu. Nhất là thế hệ trẻ với những ảnh hưởng mạnh
mẽ của các nền văn hóa ngoại lai.
Chính vì vậy, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là nhiệm vụ
cấp bách hàng đầu, là chiến lược phát triển bền vững của mỗi quốc gia, là nhiệm
vụ chung của toàn xã hội. Trong đó giáo dục giữ vai trị quan trọng nhất, bằng
con đường giáo dục và thông qua giáo dục, các giá trị vật chất, tinh thần, các
kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ,
phong tục, tập quán…của các dân tộc được lưu truyền, bảo tồn, vận hành, nối
liền các thế hệ.
Là giáo giảng dạy môn Lịch sử tại trường THPT Nông Công 4 - huyện
Nơng Cống – Thanh Hóa, tơi nhận thấy vai trị và trọng trách vơ cùng quan
trọng của mình trong việc giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa trên q hương Nơng Cống nói riêng và dân tộc nói chung. Trường
THPT Nơng cống 4 có 23 lớp họcvới gần 1000 học sinh, đóng chân trên một
vùng q nơng nghiệp hiền hịa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do ảnh
hưởng của q trình đơ thị hóa, sự bình n của những xóm làng trước đây bị
phá vỡ, kéo theo đó là sự du nhập của các yếu tố văn hóa mới tiếp thu từ các
nguồn khác nhau như báo chí, ti vi, mạng xã hội, các mối quan hệ bạn bè…
Trong khi đó, tâm lí các em ở lứa tuổi này rất nhạy cảm với cái mới, chịu ảnh
hưởng to lớn của những tác động bên ngồi đã khiến một bộ phận khơng nhỏ
các em học sinh dần xa rời văn hóa truyền thống của quê hương, của dân tộc.
Mặc dù trong những năm học qua, nhà trường, Đoàn thanh niên đã đưa ra
các nội quy, quy định rõ ràng về tác phong học sinh THPT( đầu tóc, trang phục,
tác phong học sinh….) nhưng vẫn còn một bộ phận học sinh thường xuyên vi
phạm nội quy hoặc thực hiện chỉ mang tính chất đối phó để Ban nền nếp của nhà
trường khơng trừ điểm lớp. Vậy làm thế nào để các em thực hiện tốt nội quy nhà
trường, thêm yêu hơn và tự hào hơn về bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề mà tôi
rất trăn trở.
1
Qua thực tế giảng dạy gần 10 năm ở miền núi và 1 năm ở trường, qua quá
trình tìm hiểu tâm lí học sinh trong đó có học sinh khối 10, tôi mạnh dạn đưa ra
đề tài: “Giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thơng qua các bài
học Lịch sử 10 cho học sinh trường THPT Nơng Cống 4”. Nhờ những kinh
nghiệm đó mà bản thân tôi trong năm học vừa qua đã, đang thực hiện và thu
được nhiều kết quả. Kính mong các thầy cơ tham khảo và cho ý kiến đóng góp
để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả và sự hứng thú đối với bộ môn Lịch
sử của học sinh THPT nói chung.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Thơng qua đề tài, tôi muốn được chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp
trong trường, trong tỉnh về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học
Lịch sử 10.
- Giúp học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử, vị trí, giá trị tinh thần to lớn của văn hóa
truyền thống dân tộc qua các thời kỳ lịch sử. Từ đó hình thành ở các em kỹ năng
đánh giá, bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong nhà trường.
- Hình thành cho các em học sinh ý thức thực hiện tốt nội quy trường, lớp, xây
dựng môi trường học tập văn minh, mô phạm.
- Giúp học sinh hứng thú, say mê hơn đối với bộ môn Lịch sử.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh lớp 10 ở
trường THPT Nông Cống 4 thông qua các bài học Lịch sử.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Sử dụng các phương pháp trong dạy học lịch
sử ở các bài học lịch sử cụ thể, để hình thành kiến thức về văn hóa dân tộc cho
các em học sinh.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tìm hiểu các khái niệm, các Nghị quyết có
liên quan đến vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Phương pháp thực nghiệm, phân tích: Tiến hành soạn và thực nghiệm các tiết
dạy cụ thể, trực tiếp triển khai các hoạt động ngoại khóa để khẳng định tính khả
thi, hiệu quả của đề tài.
- Phương pháp tổng hợp: Sau khi triển khai thực hiện vấn đề, tôi tổng hợp đánh
giá kết quả cuối cùng để thấy được thành công của đề tài.Từ đó áp dụng phổ
biến trong những năm học tiếp theo.
2. Nội dung.
2.1. Cơ sở lý luận.
Giáo dục thế hệ trẻ luôn là mối quan tâm đặc biệt của mỗi dân tộc , bởi vì
“ mỗi thế hệ đi vào cuộc sống, hướng theo sự phát triển chung của nhân loại và
dân tộc khơng thể khơng mang theo mình những giá trị của quá khứ. Cứ như
vậy, trong dòng phát triển của lịch sử, các thế hệ nối tiếp nhau sáng tạo và kế
thừa các di sản quí báu mà tiến lên…”. Dạy Lịch sử là “ dạy chữ để dạy người”,
môn Lịch sử không chỉ trang bị cho thế hệ trẻ một vốn kiến thức cần thiết về
2
lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới mà còn góp phần quan trọng bồi dưỡng kỹ năng
sống cho học sinh như ý thức, tinh thần trách nhiệm… trong đó có giáo dục ý
thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Trên thế giới, mỗi một quốc gia, mỗi một dân tộc sẽ có những bản sắc văn
hóa riêng và hình thành nên nét đặc trưng của từng dân tộc.Văn hóa dân tộc
chính là niềm tự hào, là món ăn tinh thần của người dân cả nước. Vậy bản sắc
văn hóa dân tộc là gì?
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là thuật ngữ chỉ sắc thái, vẻ đẹp và tính
chất đặc biệt, cái riêng để phân biệt với những nước trên thế giới, bản sắc văn
hóa dân tộc là cái gốc của nền văn hóa, những đặc trưng khơng thể trộn lẫn
trong cội nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam.Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là
những nét đặc trưng đặc biệt làm nên sắc thái, bản lĩnh và dấu ấn riêng của mỗi
dân tộc, từ những nét đó để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Văn hóa
khơng phải mang trong mình những giá trị cố định, bất biến mà văn hóa ln
phát triển theo lịch sử.
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hành động, việc làm của mỗi người
hướng tới mục tiêu bảo vệ, gìn giữ và phát huy những nét đặc trưng, tài sản vô
giá, linh hồn của dân tộc hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước,
biết bao mồ hôi xương máu của dân tộc Việt Nam.
Hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, vì vậy phải
chuẩn bị cho mình đầy đủ những năng lực nội sinh cần thiết để “ hịa nhập mà
khơng bị hịa tan”. Trong đó nhiệm vụ quan trọng là vừa phải giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc, vừa phải tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm
đang dạng thêm nền văn hóa của mình. Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp
hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VIII trình trước Đại hội IX đã
nhấn mạnh việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Vậy
giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh là hợp với chủ
trương đường lối của Đảng, Nhà nước, với ý chí, nguyện vọng của nhân dân,
đưa nước ta vững bước trước làn sóng hội nhập và phát triển.Giáo dục học sinh
ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học Lịch sử 10 là giáo dục
những vấn đề gì?
- Là hình thành cho học sinh những nhận thức cơ bản về cácgiá trị của
văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc trong các bài học lịch sử cụ thể qua từng giai
đoạn, về vai trị của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
-Hình thành cho các em thái độ trân quý những giá trị văn hóa truyền
thống tốt đẹp của cha anh hình thành trong quá trình lịch sử. Từ đó từng bước
hình thành ở học sinh lịng tự hào dân tộc, tình u và trách nhiệm của các em
đối với quê hương, đất nước.
- Khi các em đã có nhận thức đúng ,thái độ đúng, sẽ các tác động tích cực
đến hành động của các em. Như vậy sẽ hình thành cho các em ý thức chủ động
tự giác trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
3
2.2. Thực trạng.
Có thể thấy văn hóa Việt Nam có bề dày truyền thống mấy nghìn năm lịch
sử, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhiều biến cố thăng trầm nên kết tinh và lắng
đọng được nhiều giá trị tích cực, như truyền thống yêu nước và lòng dũng cảm,
sự khoan dung, tinh thần cộng đồng, sự nhân ái, lạc quan và hồn hậu, trọng
nghĩa tình, sự cần cù, siêng năng… Hiện nay,trong quá trình hội nhập, Việt Nam
được bạn bè quốc tế biết đến như một đất nước thanh bình, hiện đại, trẻ trung và
năng động, một thành viên tích cực trong các hoạt động hợp tác quốc tế cho hịa
bình và phồn vinh chung trên tồn cầu. Hơn nữa, bối cảnh chuyển đổi mang tính
bước ngoặt của Việt Nam, sự “va đập” giữa cái mới và cái cũ tạo nên một lực
hấp dẫn đặc biệt của văn hóa Việt Nam. Nền văn hóa hiện tại đang hướng đến
việc kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời tiếp thu những giá trị
văn hóa mới, hướng tới tương lai. Những thành tựu về văn hóa trong lịch sử dân
tộc sẽ chuyển hóa thành “sức mạnh mềm” để Việt Nam “ tăng sức đề kháng”
trong quá trình hội nhập quốc tế.
Tuy vậy, hội nhập quốc tế cũng có những tác động tiêu cực khơng nhỏ đến
việc giữ gìn bản sắc dân tộc của nước ta hiện nay như:
- Những biến động chính trị phức tạp trên thế giới, nên có nhiều phần tử
phản động tuyên truyền nhảm tạo nên sự hoài nghi, phủ nhận con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta, phủ nhận những thành quả của cha ơng trong q
trình lịch sử, phủ nhận, xun tạc vai trị lãnh đạo của Đảng… chính điều này
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở nước ta.
- Một bộ phận giới trẻ hiện nay có lối sống hướng ngoại và năng động quá
mức: dễ tiếp thu cái mới, hấp thụ các ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa ngoại lai,
xuất hiện những bất thường, phá cách, lệch chuẩn, “gây sốt” cho xã hội, làm xói
mịn các giá trị văn hóa truyền thống như chuộng các loại “thời trang sành điệu”,
mốt đầu trọc, hình xăm trổ, mặc thiếu vải…Ngồi ra cịn có một hiện tượng
đáng lo ngại là dùng ngơn ngữ “ tuổi teen”, làm mất đi sự trong sáng của Tiếng
Việt, sùng bái thần tượng nước ngồi, lối sống vơ cảm, ích kỉ, thích và quen
hưởng thụ, sống bng thả…gây hại đến thuần phong mĩ tục của dân tộc.
-Cịn khơng ít trường hợp vì đồng tiền, danh lợi mà chà đạp lên tình nghĩa
gia đình, quan hệ thầy trị, đồng chí, đồng nghiệp, suy thối đạo đức lối sống.
- Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan… vẫn cịn tồn
tại.
Cịn thực trạng nữa là văn hóa ứng xử, giao tiếp của một bộ phận học
sinhtrong các trường học ngày nay khơng cịn những nét đẹp của truyền thống:
khơng ít học sinhchẳng những đã đánh mất phép tắc, không kể trên - dưới, trước
- sau, ăn nói thiếu lễ độ, thơ tục mà cịn hành xử cơn đồ, hiếu thắng… bất kể
trong gia đình hay ra ngồi đường.Đã khơng cịn hoặc cịn rất ít các em học sinh
trong giờ ra chơi cùng nhau chơi các trò chơi như nhảy dây, đá cầu, đánh thẻ…
Thay vào đó, các em lướt Wed, lướt Facebook, Instagram, Tik Tok, YouTube,
chơi liên quân… các em đắm chìm vào thế giới với đủ mọi tin tức tốt - xấu,
trắng- đen, đúng- sai lẫn lộn. Khơng chỉ ở nhà hay ngồi đường mà ngay trong
4
trường học, tình trạng học sinh chửi thề, nói bậy ngày càng nhiều và rất khó
kiểm sốt. Mặc dù Bộ Giáo dục đã ban hành đi kèm những nội quy trường học,
quy định khen thưởng, kỷ luật học sinh. Tuy nhiên để xử phạt học sinh chửi thề,
nói bậy là rất khó vì “ khơng thể đi theo học sinh như hình với bóng để bắt quả
tang các em và xử phạt. Tất cả chỉ trơng chờ vào tính tự giác của các em”. Vì
vậy giáo dục học sinh giữ gìn bản sắc dân tộc trong các trường học là một việc
làm cần thiết nhằm xây dựng một môi trường học tập văn minh, tích cực, mơ
phạm.
Trường THPT Nơng Cống 4 đóng chân trên địa bàn xã Trường Sơn,
huyện Nơng Cống- một vùng đất nơng nghiệp hiền hịa. Học sinh trong trường
chủ yếu là con em trong các gia đình thuần nơng, với bản tính hiền lành, thân
thiện, các em học sinh cơ bản đã thực hiện tốt nội quy trường lớp, chăm chỉ học
tập, yêu thương, đoàn kết. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận học sinh sống chây
lười, ỷ lại, cố tình vi phạm nội quy trường lớp như trốn tránh mặc áo dài vào thứ
2 đầu tuần, đi dép lê, mặc sai trang phục, đầu tóc khơng đúng quy định, hay nói
tục chửi thề, lệ thuộc vào mạng xã hội, dùng vũ lực với bạn bè… đặc biệt là học
sinh khối 10, khi các em vừa rời “trường xã lên trường huyện”, gặp bạn mới,
môi trường học tập mới, tiếp cận nhiều mối quan hệ mới, nhiều yếu tố văn hóa
mới… nên các em thường hay “chống ngợp, bỡ ngỡ”. Nếu không giáo dục và
định hướng tốt, các em sẽ đi lệch hướng,thường xuyên vi phạm nội quy trường
lớp, dễ xa ngã trước các tệ nạn xã hội. Thêm vào đó, các emthường ít tìm hiểu
về phong tục văn hóa quê hương, sự hạn chế trong hiểu biết văn hóa dân tộc. Vì
vậy cần phải giáo dục để các em hiểu hơn về các giá trị văn hóa truyền thống
trên quê hương nói riêng, dân tộc nói chung. Từ đó có thái độ trân q, giữ gìn
và phát huy các giá trị văn hóa, tự nguyện thực hiện tốt nội quy trường lớp, xây
dựng môi trường học tập thân thiện, văn minh là nhiệm vụ quan trọng của các
thầy cơ trong trường, trong đó có bộ mơn Lịch sử.
Tuy nhiên,thực tiễn cho thấy quan niệm trong dạy và học Lịch sử còn tồn
tại nhiều sai lệch như: cho rằng mơn Lịch sử là mơn phụ, khó học, khó nhớ,
khơng có những hữu ích trực tiếp cho thời buổi kinh tế thị trường, chỉ là môn lựa
chọn thi tốt nghiệp để vừa điểm xét tốt nghiệp …, vì vậy cả giáo viên và học
sinh đều dạy và học Lịch sử cịn mang tính hình thức. Mặt khác, xuất phát từ
quan điểm học gì thi nấy nên cơng tác dạy và học Lịch sử hiện nay còn tồn tại
nhiều bất cập là điều khơng thể tránh khỏi.
Bên cạnh đó, do khối lượng kiến thức cho mỗi tiết học nhiều nên giáo
viên nhiều khi phải “gắng sức” mới truyền tải được các kiến thức lịch sử cho
học sinh. Vì vậy thơng qua những kiến thức đó hình thành cho các em kỹ năng
sống, giáo dục những truyền thống tốt đẹp của dân tộc như giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc thì thường bị bỏ qua hoặc có thì cũng chỉ là “ cưỡi ngựa xem hoa”
nên chưa tác động đến tưtưởng, tình cảm của các em, dẫn đến nhận thức của các
em về vấn đề này còn mơ hồ, chưa rõ ràng. Chính điều này đã khiến cho việc
dạy học Lịch sử gặp nhiều trở ngại, trong đó có giáo dục học sinh giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc.
5
Trong chương trình lịch sử 10,11,12, số lượng bài đề cập đến chủ đề văn
hóa dân tộc cịn ít, chủ yếu ở lớp 10 với các bài 20,24 và một phần bài 25. Vì
vậy để giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc địi hỏi giáo viên phải có
sự đầu tư, tìm hiểu và thiết kế bài dạy cho phù hợp với thời gian quy định của
chương trình.
Từ lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng ta nhận thấy tầm quan trọng của
việc giáodục học sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong dạyhọc lịch
sử ở trường phổ thơng. Điều đó khơng chỉ có ýnghĩa trong việc nâng cao tri thức
mà cịn có ý nghĩa trong việc hồn thiện nhân cách đạo đức cho thế hệ trẻ.
2.3. Cách thức, biện pháp thực hiện.
Văn hóa dân tộc được hình thành trong q trình lịch sử xa xưa cùng với
quá trình dựng nước và giữ nước của cha ơng, được giữ gìn và phát huy qua
hàng nghìn năm lịch sử. Trong giới hạn của đề tài, tơi sẽ giáo dục cho học sinh
q trình hình thành, phát triển những giá trị văn hóa của dân tộc trong suốt tiến
trình từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX thông qua các bài học lịch sử cụ thể từ
bài 13 đến bài 28 trong chương trình Lịch sử 10, trong một số tiết lịch sử ngoại
khóa và lồng ghép trong một số hoạt động tập thể của nhà trường.Qua đó giáo
dục các em thái độ trân quý, giữ gìn và phát huy. Dưới đây là một số biện pháp
cụ thể:
2.3.1. Giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thơng qua các bài
học lịch sử cụ thể.
Trong phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIXchương
trình Lịch sử 10 cơ bản,các bài đề cập đến nội dung văn hóa dân tộc được thể
hiện ở các bài 20, 24, mục 3 bài 25, được ghép thành chủ đề văn hóa Việt Nam
từ thế kỷ X-XIX. Tuy nhiên, văn hóa dân tộc còn được thể hiện qua thời kỳ
dựng nước đầu tiên, qua q trình hồn thiện và phát triển nhà nước phong kiến,
qua xây dựng, phát triển kinh tế, đấu tranh chống giặc ngoại xâm… Do vậy,
thông qua các bài học cụ thể, giáo viên phải có sự lồng ghép linh hoạt để qua đó
góp phần hình thành kỹ năng sống cho các em.
Ví dụ: Bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy ( lịch sử 10, cơ bản), được gộp
vào bài 1,2: xã hội nguyên thủy. Tuy nhiên, giáo viên khi day nội dung này cần
nhấn mạnh: cư dân ở các nền văn hóa Phùng Ngun, Sa Huỳnh, sơng Đồng Nai
ngoài hoạt động kinh tế, biết chế tác và sử dụng các cơng cụ lao động bằng kim
loại, họ cịn biết làm đồ gốm đẹp, làm đồ trang sức, thiêu người chết , rồi đổ tro
vào các vò bằng đất nung cùng với đồ trang sức. Như vậy, có thể thấy từ thời
nguyên thủy, con người trên lãnh thổ nước ta đã có đời sống văn hóa tinh thần
phong phú. Chính điều đó đã tạo nên những giá trị văn hóa đặc sắc đến tận ngày
nay.
Ở bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam. Để tìm hiểu về
nét đặc sắc trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu lạc, cư
dân Champa, cư dân cổ Phù Nam, giáo viên tổ chức hoạt động nhóm
Nhóm 1: Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc?
Nhóm 2: Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân cổ Champa?
6
Nhóm 3: Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân cổ Phù Nam?
Nhóm 4: Sự khác nhau trong đời sống vật chất tinh thần của cư dân Văn
Lang- Âu Lạc so với cư dân Champa và cư dân Phù Nam?
-Học sinh thảo luận 3 phút, cử đại diện trả lời.
- Gv nhận xét ,bổ sung, nhấn mạnh: Như vậy từ thời cổ đại trên lãnh thổ nước
ta, nhân dân ta đã định hình cho sự ra đời các giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, các giá trị văn hóa đó vẫn tồn tại cho
đến tận ngày nay.
Giáo viên có thể sử dụng phương pháp dạy học liên môn với môn Ngữ
văn để giáo dục học sinh các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc: Kể cho
học sinh nghe các câu chuyện như sự tích “ bánh trưng bánh dày” để học sinh
thấy được nét đẹp văn hóa truyền thống trong tết Nguyên Đán hàng năm được
hình thành từ thời Văn Lang. Ngày nay, gói và nấu bánh chưng đã trở thành một
tập quán, văn hóa sống trong các gia đình Việt Nam. Hoặc sự tích “trầu cau”.
Qua việc kể câu chuyện cho học sinh nghe, giúp học sinh hiểu đượcnguồn gốc
của cây cau, cây trầu không và tảng đá vôi là những thứ được sử dụng để ăn trầu
cũng như giải thích tục lệ trầu cau trong các đám cưới. Cho đến nay, trầu cau
vẫn là những thứ không thể thiếu trong việc giao hiếu, kết thân, cưới hỏi của
người Việt.
Bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân
tộc(Từ thế kỷ thứ II TCN đến đầu thế kỷ X). Mục 2: Những chuyển biến về
kinh tế, văn hóa, xã hội. Giáo viên cung cấp cho học sinh kiến thức sau: Trước
âm mưu “đồng hóa” về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc, nhân
dân ta đã đồn kết một lịng chống “đồng hóa”, đồng thời “Việt hóa” các yếu tố
văn hóa tiếp thu từ Trung Quốc, vẫn giữ gìn được các giá trị văn hóa, phong tục
tập qn của mình,đồng thời tiếp biến văn hóa Trung quốc làm phong phú thêm
các giá trị văn hóa dân tộc, làm thất bại âm mưu thâm độc của các thế lực xâm
lược phương Bắc.
Giáo viên yêu cầu học sinh lấy một vài ví dụ về “ Việt hóa” các yếu tố văn
hóa phương Bắc? Như ta đã học chữ Hán rồi từ đó tạo ra chữ Nôm, các từ HánViệt, Nho giáo, Phật giáo mang những nét Việt hóa, kể cả thể chế, lễ nghi, tập
quán gốc Trung Quốc.
Qua nội dung bài học, giáo viên cần giáo dục cho học sinh tinh thần giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc qua những biến cố của lịch sử. Bên cạnh đó là tiếp
thu có chọn lọc các yếu tố văn hóa tiếp thu từ bên ngoài.
Ở thời kỳ đất nước ta được độc lập, tự chủ ( thế kỷ X-XIX), các triều đại
Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê - Trịnh, Chúa Nguyễn, Tây
Sơn, Nhà Nguyễn vẫn thực hiện đan xen giữa gìn giữ và tiếp thu các giá trị văn
hóa từ bên ngoài(Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây) được thể hiện rõ qua các bài
20,24,25, được tích hợp thành chủ đề: “Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến
nửa đầu thế kỷ XIX”. Nội dung chủ đề được giảng dạy trong 2 tiết với thiết kế
bài học như sau:
CHỦ ĐỀ:
7
VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS cần nắm:
- Tình hình tư tưởng và tơn giáo , sự phát triển của giáo dục Nho học thời phong
kiến, sự phát triển của văn học chữ Hán và chữ Nôm, thành tựu nổi bật của nghệ
thuật kiến trúc, điêu khắc ; khái quát về sự hình thành và phát triển những loại
hình sân khấu, đặc biệt là múa rối nước; hát quan họ, Nhã nhạc cung đình Huế,
hát Ví dặm( Hà Tĩnh), cố đơ Huế...những di sản văn hóa thế giới của đất nước
Việt Nam trong thế kỉ X-XIX, kể được những cơng trình khoa học kĩ thuật đặc
sắc.
- So sánh được sự khác nhau về văn hóa giữa các giai đoạn lịch sử.
2. Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử.
- Phát triển kĩ năng phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam.
- Giáo dục cho HS thái độ trân trọng và có ý thức gìn giữ, bảo tồn các di sản văn
hóa của nhân loại, duy trì và phát triển bản sắc văn hóa của ông cha ta.
4. Định hướng các năng lực hình thành
Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng
lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tái hiện các sự kiện lịch sử dân tộc, các thành tựu văn hóa trong thế
kỉ X-XIX.
- Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác, sử dụng tư liệu gốc, tranh ảnh lịch sử,
…
- So sánh, phân tích sự thay đổi vai trò thống trị về tư tưởng của Phật giáo và
Nho giáo, sự hưng suy của giáo dục nho học, sự phát triển của dịng văn học chữ
Hán, Nơm, dân gian..
- Vận dụng những kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn:
Học sinh cần hành động gì để giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc?
- Biết vận dụng kiến thức liên mơn các bộ mơn Văn học, Địa lí...giải quyết vấn
đề bài học, lĩnh hội kiến thức mới.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Tranh ảnh lịch sử theo chun đề (cơng trình kiến trúc, điêu khắc, danh nhân
lịch sử...)
- Phiếu học tập, phiếu giao nhiệm vụ.
2. Học sinh
8
- Nghiên cứu nội dung chuyên đề tìm hiểu về các thành tựu văn hóa dân tộc
trong giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.
- Bút dạ hoặc bút màu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
A. KHỞI ĐỘNG, GIỚI THIỆU BÀI HỌC.
( Hình thức tổ chức: phát vấn, thuyết giảng)
- Giáo viên sử dụng hình ảnh, yêu cầu học sinh: nhận diện nội dung lịch sử qua
hình ảnh:
? Những hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng đến nội dung gì của lịch sử
Việt Nam?
HS suy nghĩ và trả lời.
GV chốt ý, và giới thiệu về nội dung của bài học:
- Hình ảnh 1 là Tháp Báo Thiên ở Hà Nội.
- Hình ảnh 2 là sân khấu Chèo.
- Hình ảnh 3 là Văn Miếu- Hà Nội.
- Hình ảnh 4 là thi cử thời phong kiến.
=> Đây là những hình ảnh về văn hóa Việt Nam thời phong kiến
GV: Từ khi giành được độc lập chủ quyền, trải qua gần 10 thế kỷ lao động và
chiến đấu, nhân dân Việt Nam đã xây dựng cho mình một nền văn hóa đa
dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Để thấy được các giá trị văn hóa
đó, chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề “ Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ
XIX”.
9
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình hình tư tưởng, tơn giáo trong các thế kỷ XX-XIX( Cá nhân, hoạt động nhóm).
GV cho HS xem một số bức tranh sau:
GV yêu cầu học sinh tìm hiểu SGK lịch sử 10, mục I - bài 20, mục I – Bài 24,
mục 3 bài 25 kết hợp với các tư liệu sau:
Tư liệu 1: Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự
đóng góp của Chu Cơng Đán, cịn gọi là Chu Cơng. Đến thời Xn Thu, xã hội
loạn lạc, Khổng Tử (sinh năm 551 trước Công nguyên) phát triển tư tưởng
của Chu Cơng, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế
mà người đời sau coi Khổng Tử là người sáng lập ra Nho giáo.
Tư liệu 2: Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI TCN, là một tôn giáo
đồng thời cũng là một hệ thống triết học bao gồm một loạt các giáo lý, tư tưởng
triết học cũng như tư tưởng cùng tư duy về nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới
quan, giải thích hiện tượng tự nhiên, tâm linh, xã hội, bản chất sự vật và sự việc;
các phương pháp thực hành, tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử có
thật là Sít- đác- ta hiệu là Sa-ky-a Mu-ni(Thích-ca-mâu-ni) thường được gọi
là Bụt hay Phật hoặc người giác ngộ, người tỉnh thức. Ngay từ buổi đầu, Thích
Ca, người sáng lập đạo Phật, đã tổ chức được một giáo hội với các giới luật chặt
chẽ. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với
nhiều hồn cảnh xã hội, nhiều dạng người, nhiều tập tục ở các thời kỳ khác
nhau, và do đó ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển
10
rộng rãi trên toàn thế giới ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến
như Hoa Kỳ và Tây Âu.
Tư liệu 3: Ở Việt Nam từ thập niên đầu của thế kỷ XVI đã có các giáo sĩ phương
Tây đến để truyền giáo. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục đã ghi
chép rằng: “ Gia tô theo sách dã lục thì tháng 3 năm Ngun Hồng đời vua Lê
Trang Tơn( 1533) có một danh nhân là Inikhu đã đi đường biển để vào giảng đạo
Gia tô ở Ninh Cường, Quần Anh thuộc huyện Nam Trấn và làng trà Lũ thuộc
huyện Giao Thủy…” . Giới nghiên cứu lịch sử lấy năm 1533 là thời gian mốc
đánh dấu việc truyền đạo Thiên chúa vào Việt Nam.
GV đặt câu hỏi cho các nhóm đã phân theo tổ:
Nhóm 1: Em hãy nêu những nét chính về tư tưởng và tơn giáo của nước ta
từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX?
Nhóm 2: Em có nhận xét gì về sự tiếp nhận các tơn giáo bên ngồi vào Việt
Nam?
Nhóm 3:Điểm khác nhau về tư tưởng, tơn giáo thời Lí, Trần với triều Lê sơ là
gì?Tại sao có sự khác nhau đó?
Nhóm 4: Nhà Nguyễn có chính sách gì trước sự du nhập Thiên chúa giáo ?
Vì sao?
HS làm việc cá nhân với các hình ảnh và tư liệu đã cho, sau đó thảo luận
nhóm để trả lời câu hỏi. Giáo viên tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức cho
học sinh.
Các nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ báo cáo sản phẩm trước lớp.
GV nhận xét, chốt ý chính:
Câu 1:
* Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc.
- Nho giáo:
+ Thế kỉ X-XIV, dần dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị,
chi phối nội dung giáo dục, thi cử.
+ TK XV, nâng lên địa vị độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà
nước phong kiến thời Lê sơ.
+ Từ thế kỉ XVI, Nho giáo từng bước suy thối, thi cử khơng cịn nghiêm túc
như trước. Tơn ti trật tự phong kiến cũng khơng cịn như thời Lê sơ.
+ Nhà Nguyễn, chủ trương độc tôn Nho giáo.
- Phật giáo:
+ Trong TK X-XIV, thời Lí- Trần, Phật giáo giữ vị trí là“quốc giáo”, từ vua
đến quan và dân đều sùng đạo Phật, các nhà sư được triều đình coi trọng.
+ Thế kỉ XV, Phật giáo suy giảm.
+ Từ thế kỉ XVI, Phật giáo có điều kiện phục hồi. Nhiều chùa, quán được xây
dựng thêm, một số chùa đựợc trùng tu lại.
- Đạo giáo tồn tại song song với Nho giáo và Phật giáo. Một số đạo quán
được xây dựng. Đạo giáo từng bước hòa lẫn vào các tín ngưỡng dân gian
khác.
- Thiên chúa giáo: từ thế kỉ XVI, một số giáo sĩ đạo Thiên Chúa phương Tây
theo các thuyền bn nước ngồi vào Đại Việt truyền đạo Thiên Chúa ở cả
hai Đàng, thời nhà Nguyễn hạn chế hoạt động của Thiên Chúa giáo. Quốc
11
ngữ ra đời ở thế kỉ XVII. Tuy nhiên, bấy giờ chữ Quốc ngữ chưa được phổ
biến trong xã hội, phải đến đầu thế kỉ XX, chữ Quốc ngữ mới được sử dụng
phổ biến.
- Các tín ngưỡng truyền thống trong dân gian vẫn được duy trì và phát huy
như tục thờ cúng tổ tiên, thờ những người anh hùng có công với nước, với
làng.
Câu 2:
Người Việt tiếp thu nhiều tôn giáo từ bên ngoài như Nho giáo, Đạo giáo,
Phật giáo, Thiên chúa giáo, và “việt hóa” nhiều yếu tố, biến thành tơn giáo
của mình, mang đận màu sắc dân tộc mình, nhằm làm phong phú đa dạng
nền văn hóa dân tộc.
Câu 3:
Thời kì Lý- Trần là thời kì “ Tam giáo đồng nguyên”, trong đó Phật giáo
được coi là “ Quốc giáo”.
Thời Lê sơ, độc tôn Nho giáo.
Nguyên nhân là vì :
+ Trong giai đoạn đầu mới dành được độc lập dân tộc, với ý thức về tự chủ
các vua thời kì này đã khơng chọn Nho giáo. Các vua thời Lý- Trần đã có
nhiều biện pháp để khuyến khích đạo Phật như : góp tiến xây dựng chùa, đúc
chng, tơ tượng, viết giáo lí nhà phật…
+ Tuy nhiên Phật giáo hay Đạo giáo là những tôn giáo, không phải là hệ tư
tưởng trị quốc, Nho giáo lại là hệ tư tưởng trị quốc. Đến thời Lê sơ cùng với
việc hoàn thiện bộ máy nhà nước theo hướng quân chủ chuyên chế đạt tới
đỉnh cao, để duy trì và bảo vệ trật tự xã hội phong kiến thì những tư tưởng
của Nho giáo được nâng lên vị trí độc tơn trong xã hội.
Câu 4 :Cấm truyền bá đạo Thiên chúa. Vì nhiều nguyên nhân : - Vì nhà
Nguyễn cho rằng đạo Thiên chúa không hợp với phong tục của nước ta. –
Đạo Thiên chúa cho rằng con người là do Chúa trời sinh ra chứ không phải
do cha mẹ sinh ra nên không đề cao việc thờ cúng tổ tiên, cha mẹ. -Nhà
Nguyễn đã nhận thấy được nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc vào
nước ta là lấy cớ truyền đạo, thăm dị tình hình nước ta để báo cho chính
quyền Pháp có chính sách xâm lược việt nam.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về tình hình giáo dục thế kỉ X đến thế kỉ XIX
( Hình thức tổ chức: phát vấn, cá nhân tự học và thảo luận cặp đơi)
GV cho học sinh xem các hình ảnh sau:
Văn Miếu Quốc Tử Giám
Lớp học thời phong kiến
12
? Những hình ảnh đó gợi cho các em nhớ tới những nội dung nào? ( Liên
mơn với địa lí và văn học)
HS suy nghĩ trả lời, GV chốt ý và dẫn vào mục mới:
Các hình ảnh đó đang nói về Văn Miếu Quốc Tử Giám tại Hà Nội, lớp học
thời phong kiến. Khi quan sát những hình ảnh này, người ta nghĩ ngay đến nền
giáo dục Việt Nam dưới thời kì phong kiến.
GV yêu cầu HS đọc SGK trang 102, mục 1 trang 122, đoạn trích từ “ Giáo
dục nho học.... không nhiều so với các thế kỉ trước.” trang 129. GV cung cấp
thêm tư liệu: ( liên môn Văn học)
Tư liệu 1: Một trong những di tích nổi tiếng của Văn Miếu –Quốc Tử Giám là
82 tấm bia Tiến sĩ, ghi họ tên, quê quán của 1307 vị Tiến sĩ của 82 khoa thi từ
1442- 1779 gồm 81 khoa triều Lê và 1 khoa triều Mạc. Bia Tiến sĩ khắc trên loại
đá màu xanh, kích thước khơng đều nhau được trạm khắc hoa văn tinh xảo. Bia
được đặt trên lưng rùa. Rùa là một trong bốn linh vật: Long, Ly, Qui, Phượng.
Rùa sống lâu, có sức khỏe nên việc đặt bia Tiến sĩ trên lưng rùa đá thể hiện sự
tôn trọng hiền tài và trường tồn mãi mãi. Ngày 9/3/2010, Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO đã chính thức ghi danh
82 bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê và Mạc là di sản tư liệu thứ 2 của Việt
Nam trở thành Di sản tư liệu thế giới trong chương trình “Ký ức thế giới” , sau
mộc bản triều Nguyễn, ..... (Trích trong: />Tư liệu 2: SGK Ngữ văn 10, tập 2 trang 31,32.
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên
cao, ngun khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp...
... Thế thì việc dựng tấm bia đã này lợi ích rất nhiều: kẻ ác lấy đó làm răn,
người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn
giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để cũng cố mệnh mạch cho nhà nước. Thánh
thần đặt ra đâu phải là vô dụng. Ai xem bia nên hiểu ý sâu này”.
(Trích “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của danh sĩ Thân Nhân Trung).
GV đặt câu hỏi yêu cầu HS tìm hiểu, thảo luận và trả lời:
? Khát quát tình hình giáo dục Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIX?
? Từ tư liệu 2 em hãy cho cơ biết về vai trị của giáo dục đối với sự phát triển
của đất nước ? Nhận xét về nền giáo dục Việt Nam thời phong kiến?
HS làm việc cá nhân với các hình ảnh và tư liệu đã cho, sau đó thảo luận
cặp đơi để trả lời câu hỏi. Giáo viên tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức cho
học sinh.
Các nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ báo cáo sản phẩm lớp,
GV xét, chốt ý chính, cho HS ghi chép.
Câu 1:Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIX, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện và phát triển, trở thành
nguồn đào tạo quan lại chủ yếu.
- Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức
ở kinh thành.
- Sang thời Trần, giáo dục, thi cử được quy định chặt chẽ hơn.
- Thời Lê sơ, quy chế thi cử được ban hành rõ ràng. Năm 1484, nhà nước quyết định dựng bia ghi tên tiến sĩ.
Nhiều trí thức tài giỏi đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
- Sang thế kỉ XVI- XVIII, giáo dục giáo dục Nho học tiếp tục phát triển, song chất lượng giáo dục khơng cịn như
trước:
+ Nhà Mạc tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức đều đặn các kì thi để chọn lựa nhân tài.
13
+ Ở triều đại Tây Sơn, với chính sách chăm lo giáo dục của Quang Trung, chữ Nôm được dùng trong cơng việc
hành chính, thi cử.
+ Dưới thời nhà Nguyễn, giáo dục Nho học được củng cố. Nhà nước vẫn tổ chức đều đặn các kì thi Hương và thi
Hội để tuyển người ra làm quan.
Câu 2: Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước là rất quan trọng...Ngày nay Đảng và
nhà nước coi giáo dục là “ quốc sách” hàng đầu.
Giáo dục phát triển thể hiện truyền thống hiếu học của nhân dân ta. Mặc dù vậy, nội dung giáo dục vẫn là
kinh sử. Các bộ mơn khoa học tự nhiên ít được chú ý, điều này làm cho nền kinh tế nước ta khơng có bước phát
triển vượt bậc như các nước phương tây.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về văn học, nghệ thuật, khoa học –kĩ thuật
- Yêu cầu: sự phát triển của văn học chữ Hán và chữ Nôm ;những thành tựu về
nghệ thuật, kể tên được những cơng trình khoa học kĩ thuật đặc sắc qua các thời
kì lịch sử
GV cung cấp phiếu học tập.
Thành tựu
Văn học
Nghệ thuật
Khoa học-kĩ thuật
Thế kỉ X-XV
Thế kỉ XVI-XVIII
Thế kỉ XIX
HS đọc SGK các bài 20,24,25 hồn thành phiếu học tập theo hình thức hoạt
động cá nhân.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ báo cáo sản phẩm trước lớp, giáo viên tổ
chức điều khiển hoạt động nhận thức cho học sinh.
GV chỉnh sửa từng mục văn học, nghệ thuật, KHKT.
- GV sử dụng kiến thức liên môn của môn Văn học lớp 10: Yêu cầu HS kể
tên tác giả, tác phẩm, nội dung của văn học chữ Hán, chữ Nôm. Nêu hiểu biết
của em về Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương. Đồng thời giáo viên nhấn
mạnh: Nền văn học viết đạt được nhiều thành tựu nổi bật, phát triển phong phú
và đa dạng. Văn học viết chịu nhiều tác động của văn học Trung Quốc như thể
loại, chữ viết. Song văn học chữ Hán thể hiện rõ tinh thần Việt. Sự ra đời và
phát triển của nền văn học chữ Nôm cho thấy được tinh thần Việt được thể hiện
cao độ.
-GV cung cấp hình ảnh nghệ thuật như chùa một cột, tượng phật bà Quan Âm
nghìn mắt nghìn tay, các vị la hán chùa Tây Phương...HS nhận diện, nêu hiểu
biết về tranh ảnh minh họa và sắp xếp cho phù hợp với từng giai đoạn.
- GV phát vấn:
+ Vì sao trong thế kỉ XVI-XIX, dòng nghệ thuật dân gian, văn học dân gian phát
triển mạnh mẽ?
-Kể tên, nêu những hiểu biết của em về các cơng trình nghệ thuật của Việt Nam
trong thế kỉ X-XIX được cơng nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia, thế giới mà
em biết?
- GV sử dụng Video về quần thể kiến trúc Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế,
Hát quan họ, hát xoan... khái quát lại thành tựu rực rỡ mà dân tộc đạt được, và
được cơng nhận là di sản thế giới, qua đó giáo dục HS lịng tự hào dân tộc, ý
thức giữ gìn di sản văn hóa quê hương, đất nước.
- Giáo viên phản hồi kết quả phiếu học tập cho học sinh:
Thàn
Văn học
Nghệ thuật
Khoa học-kĩ thuật
h tựu
14
Văn học chữ
hán, văn học
chữ Nơm( thế
kỷ
XI-XII)
phát
triển:
Nam quốc sơn
hà, Bình ngơ
đại các… ca
ngợi
q
hương
đất
nước, lịng tự
hào dân tộc.
+ Nghệ thuật kiến trúc
phát triển, các chùa,
tháp được xây dựng
như chùa Một Cột,
chùa Dâu tháp Phổ
Minh…
+ Nghệ thuật điêu khắc
cũng có những nét đặc
sắc như : rồng mình
trơn cuộn trong lá đề,
bệ chân cột hình hoa
sen nở, các bức phù
điêu có các cơ tiên…
+ Nghệ thuật sân khấu
như tuồng, chèo ngày
càng phát triển. Múa
rối nước phát triển từ
thời Lý.
+ Âm nhạc, ca múa
phát triển
+ Nhiều cơng trình khoa
học ra đời, như : "Đại Việt
sử kí" của Lê Văn Hưu
(thời Trần), "Lam Sơn
thực
lục",
"Dư địa chí" của Nguyễn
Trãi, "Hồng Đức bản đồ"
thời Lê Thánh Tơng.
+ Về qn sự có "Binh thư
yếu lược" và "Vạn Kiếp
tơng bí truyền thư" của
Hưng Đạo Vương Trần
Quốc Tuấn. Tốn học có
"Đại thành tốn pháp" của
Lương Thế Vinh, "Lập
thành tốn pháp" của Vũ
Hữu.
+ Đầu thế kỉ XV, Hồ
Nguyên Trừng đã cho chế
tạo súng thần cơ và thuyền
chiến.
- Văn học chữ
Hán suy giảm
- Văn học chữ
Nơm phát triển
- Văn học dân
gian
hình
Thế thành
kỉ
Nội dung: phê
XVI- phán hiện thực
XVIII xã hội, thể hiện
tâm tư nguyện
vọng của nhân
dân.
Nghệ thuật kiến trúc,
điêu khắc tiếp tục phát
triển, thể hiện ở các
chùa mới được xây
dựng như chùa Thiên
Mụ (Huế), tượng Phật
ở các chùa La Hán…
- Nghệ thuật dân gian
được hình thành.
- Nghệ thuật sân khấu
phát triển ở cả Đàng
Trong và Đàng Ngồi.
- Nhiều cơng trình khoa
học trên các lĩnh vực sử
học như Ơ Châu Cận lục,
Đại Việt thơng sử; Địa lí
có Thiên Nam tứ chí lộ đồ
thư, y học có Lê Hữu Trác,
triết học có sách Lê Q
Đơn, quân sự có Hổ
Trướng Khu Cơ của Đào
Duy Từ.
- Kĩ thuật : kĩ thuật đúc
súng theo kiểu phương
Tây, đóng thuyền, xây
thành luỹ được hình thành
và phát triển.
Nửa
đầu
thế kỉ
XIX
- Về kiến trúc : Kinh
đơ Huế được xây dựng
và hồn thiện với hệ
thống cung điện, lăng
tẩm
- Nhã nhạc cung đình
Huế cũng là một di sản
- Về sử học : Các bộ sử do
Quốc sử quán biên soạn
lần lượt ra đời như "Đại
Nam thực lục" ... Ngồi ra
cịn có các bộ sử do các cá
nhân biên soạn như "Lịch
triều hiến chương loại chí"
Thế
kỉ XXV
-Văn học chữ
Hán kém phát
triển.
- Văn học chữ
Nôm
ngày
càng
phong
phú
như
15
Truyện
kiều văn hố cịn lại đến của Phan Huy Chú, "Lịch
của
Nguyễn ngày nay. Các loại hình triều tạp kỉ" của Ngô Cao
Du, thơ của Hồ ca múa nhạc dân gian Lãng, "Gia Định thành
Xuân Hương, được tiếp tục phát triển thơng chí" của Trịnh Hồi
Bà
Huyện .
Đức...
Thanh Quan.
C. CỦNG CỐ
- Giáo viên yêu cầu học sinh hệ thống lại những thành tựu văn hóa thế kỉ XXIX, lí giải vì sao có sự thay đổi đặc điểm qua các giai đoạn.
D. LUYỆN TẬP
- Học sinh sưu tầm tư liệu cho chủ đề văn hóa ở Nơng Cống, chia nhóm về nhà
chuẩn bị bài thuyết trình: Giới thiệu về văn hóa địa phương như đền Tam Giang,
chùa Vĩnh Thái, chùa Bảo Quốc.
Bên cạnh các bài học hình thành cho học sinh những kiến thức về văn
hóa, thì các bài 18, 22, giáo viên sau khi cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ
bản cần phải có sự lồng ghép các nội dung văn hóa: truyền thống đồn kết cùng
nhau làm cơng tác trị thủy, thủy lợi, xây dựng và phát triển nền kinh tế tự chủ.
Qua các bài 16, 19, 23, sau khi hình thành kiến thức cơ bản cho các em, giáo
viên cần giáo dục cho học sinh truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc: lịng
u nước, chống giặc ngoại xâm, sẵn sàng xả thân vì đất nước. Đó chính là nét
đẹp trong truyền thống dân tộc mà các em học sinh cần gìn giữ và phát huy.
2.3.2. Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thơng qua
các hoạt động ngoại khóa.
Để giúp học sinh phát triển toàn diện theo hướng chân- thiện- mĩ, để tác
động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, thái độ, đặc biệt là hành động, để các em
nhận thấy việc giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ là
điều đương nhiên, tự nguyện, nhằm xây dựng một môi trường học tập văn minh,
mô phạm, tôi thường tổ chức cho học sinh các tiết học ngoại khóa.
Hoạt động ngoại khóa đóng vai trò quan trọng trong việc bổ trợ kiến thức,
bổ sung các kỹ năng và kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp học sinh trở thành
những con người toàn diện. Tuy nhiên trong phân phối chương trình mơn lịch sử
10 chỉ dành 1 tiết cho lịch sử địa phương, vì vậy giáo viên phải có sự căn chỉnh
thời gian hợp lí, làm thế nào để tiết học hấp dẫn, lơi cuốn học sinh, nội dung
kiến thức không quá dài và nặng nề như tiết học chính khóa. Để làm được điều
đó thì giáo viên phải biết lựa chọn thơng tin sao cho phù hợp. Để cho tiết học
mang màu sắc "ngoại khóa”, ” học mà chơi, chơi mà học”.
Tơi lựa chọn chủ đề: ” Trang phục người Việt từ thời Văn lang- Âu Lạc
đến thời hiện đại”nhằm hình thành cho các em những kiến thức cơ bản về các
loại trang phục truyền thống của dân tộc, sự thay đổi và phát triển của các loại
trang phục qua các thời kì lịch sử. Từ đó nhằm giáo dục học sinh ý thức trân quý
các trang phục truyền thống của dân tộc mình, xem việc mặc áo dài vào sáng thứ
hai và các ngày lễ là một việc làm đẹp, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc.
Cách thức tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị
16
- Học sinh: Giáo viên chia lớp thành 4 đội theo 4 tổ chia ở lớp. Mỗi đội chuẩn
bị ít nhất 2 trang phục có kèm theo lời bình cho mỗi bộ trang phục. Khuyến
khích các trang phục tự thiết kế bằng bìa cattong, nilong, vải... Mỗi đội phải có ít
nhất một trang phục tự thiết kế. Thời gian chuẩn bị các trang phục là 1 tuần.
- Giáo viên:
Chuẩn bị máy chiếu, nhạc nền.
Ban giám khảo gồm lớp trưởng, bí thư, lớp phó học tập.
Bước 2: Tổ chức
Phần thi thứ nhất: Phần thi khởi động: Kể tên các dân tộc Việt Nam.
- Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thêm về các dân tộc, sự đa dạng của nền văn hóa
các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời rèn luyện năng lực, tác phong, tạo
khơng khí phấn khởi, tăng khả năng hợp tác, làm việc tập thể giữa các thành
viên.
- Cách thức:
+ Giáo viên chia bảng đen thành 4 cột cho 4 đội.
+ Mỗi đội cử 1 thành viên ghi tên dân tộc, mỗi thành viên chỉ được ghi tên 1 dân
tộc, hết lượt xuống nơi ngồi, đến lượt thành viên khác cho đến khi hết lượt tất cả
các thành viên trong đội.
+ Thời gian cho các đội chơi là 5 phút.
+ Hết thời gian, ban giám khảo sẽ thống kê các dân tộc đúng. Đội nào kể được
nhiều dân tộc sẽ là đội chiến thắng.
+ Thang điểm cho phần thi là 10 điểm.
Phần thi thứ 2: Biểu diễn trang phục.
- Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về lịch sử, ý nghĩa các loại trang phục truyền
thống của dân tộc qua các thời kì. Rèn luyện khả năng thuyết trình, trình bày
trước tập thể, tính sáng tạo, trí tưởng tượng của các em học sinh. Từ đó, giúp các
em thêm trân trọng, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân
tộc.
- Cách thức: + Mỗi đội có 7 phút biểu diễn trang phục và thuyết trình về trang
phục của mình.
+ Thang điểm 30( Trang phục đẹp:10 điểm, thuyết trình: 10 điểm,
cách biểu diễn: 10 điểm, khuyến khích trang phục tự thiết kế, đẹp: 10 điểm).
17
Hình ảnh ngoại khóa trang phục người Việt của lớp 10B1
Sau khi trải qua các phần thi, ban giám khảo cho điểm, tổng hợp kết quả.
Giáo viên đưa ra nhận xét, đánh giá. Cuối cùng là trao phần thưởng( phần
thưởng là những món quà nhỏ được giáo viên chuẩn bị trước hoặc lớp chuẩn bị
từ tiền quỹ lớp).
2.3.3. Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua
các hoạt động sinh hoạt tập thể.
Trong năm học qua, được sự đồng ý của nhà trường, đồng thời phối hợp
với Đồn trường, tơi đã có nhiều ý kiến tham mưu nhằm tăng cường hơn nữa
việc giáo dục học sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thơng qua các hoạt
động thi đua chào mừng các ngày lễ lớn, vào thứ 2 đầu tuần, trong các giờ ra
chơi.
Ví dụ: Hoạt động văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11,
khuyến khích các chi đồn có bài hát, bài múa có chủ đề về quê hương, đất
nước, thầy cô, mái trường như: Cô gái Pa kô, chiều lên bản thượng, xinh tươi
Việt Nam....
Hoạt động chào mừng ngày 26/3 - Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh. Tháng 3 là tháng của thanh niên, của nhiệt huyết, của tuổi trẻ, là thời điểm
để tuổi trẻ hướng về cội nguồn. Ngay từ đầu tháng 3 , tơi tham mưu với Đồn
trường phát động các phong trào thi đua nhằm giáo dục truyền thống uống nước
nhớ nguồn, tương thân tương ái, đồn kết, u thương, giữ gìn bản sắc văn hóa,
phát động các phong trào tương thân tương ái, giúp đỡ các bạn có hồn cảnh khó
khăn, như bạn Nguyễn Văn Hà lớp 12C7... Thông qua các hoạt động đó nhằm
rèn luyện cho học sinh sức khỏe, giáo dục tính đồn kết, nhớ về cội nguồn, giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Khuyến khích hoc sinh chơi các trị chơi mang tính tập thể trong thời gian
giải lao giữa giờ như đá cầu, kéo co..., trong 15 phút sinh hoạt đầu giờ, khuyến
khích học sinh hát các bài hát về quê hương, đất nước, làng bản...
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
Sau một năm nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Giáo dục ý thức giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc thơng qua các bài học Lịch sử 10 cho học sinh
trường THPT Nông Cống 4”,tôi đã bước đầu thu được những kết quả đáng ghi
nhận, cụ thể như sau:
- Các bài học lịch sử giai đoạn lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ
XIX trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Các em không chỉ được cung cấp kiến thức
18
mà cịn hình thành kỹ năng sống trong đó có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc, góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
- Các em học sinh rất tích cực, chủ động và tham gia đầy đủ các buổi hoạt động
ngoại khóa, các hoạt động tập thể của nhà trường.Từ những hoạt động chung sẽ
hình thành cho các em kỹ năng làm việc theo nhóm.
- Từ các bài học lịch sử, các em học sinh đã ý thức được vai trị của việc giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong phát triển kinh tế, vững vàng đưa đất
nước bước vào thời kỳ hội nhập, phát triển.
- Nếu như những năm học trước vẫn cịn hiện tượng học sinh đối phó trong việc
mặc áo dài vào thứ hai đầu tuần và các ngày lễ lớn của dân tộc,một số học sinh
vi phạm nội quy, tác phong học sinh thì trong năm học này khơng cịn tình trạng
đó, các em đã biết u thương chia sẻ khó khăn cho nhau, tinh thần tự giác thực
hiện nội quy trường lớp được nâng cao. Góp phần xây dựng môi trường học tập
văn minh, mô phạm, thân thiện, tích cực.
- Khi đã được trang bị những kiến thức cơ bản, hiểu rõ hơn về vai trò của việc
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, mỗi học sinh sẽ trở thành một tuyên truyền viên
tích cực đến gia đình, địa phương. Từ đó tăng cường hơn nữa sức mạnh để đưa
huyện Nơng Cống đón danh hiệu Nơng thôn mới.
- Trong các tiết học lịch sử đặc biệt là lịch sử Việt Nam giai đoạn từ nguồn gốc
đến giữa thế kỷ XIX, các em học sinh hăng say và hứng thú học tập hơn.
- Kết quả của bài viết 1 tiết với đề bài liên quan đến trách nhiệm của thế hệ trẻ
đối vớivấn đề giữ gìn bane sắc dân tộc giữa học kì I và học kì II của các lớp
10B1, 10B2 có sự thay đổi như sau:
LỚP
10B1 ( sĩ số 41)
10B2( sĩ số 40)
Học kỳ
HK 1
HK 2
HK 1
HK 2
Giỏi
5
8
5
7
Khá
28
30
25
31
Trung Bình
6
3
6
2
Yếu
2
0
4
0
Kém
0
0
0
0
Đây là kết quả 2 lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy và áp dụng các phương pháp nêu
trên. Qua đó có thể thấy được tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên đáng kể trong học
kì 2 so với học kì 1.
3.Kết luận, kiến nghị.
Từ những kết quả đạt được, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất như sau:
- Hầu hết các bài hoc Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa THPT cịn dài,
lượng kiến thức cho mỗi tiết học nhiều vì thế để lồng ghép giáo dục các nội
dung cho học sinh nhằm tăng kỹ năng sống cho các em thì cả giáo viên và học
sinh đều phải “gắng sức” sẽ gây khó khăn cho việc đổi mới phương pháp dạy
học.Vì thế, tôi mong trong những năm tới đây trong đề án đổi mới chương trình
SGK, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hố sẽ có hướng
mới trong việc giải quyết khó khăn này.
- Nhà trường cần phải có kế hoạch ngay từ đầu năm học, yêu cầu các giáo viên
bộ môn: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục cơng dân... cần phải tích hợp, lồng ghép nội
19
dung giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong các bài học cụ thể
hoặc đan xen các hoạt động ngoại khóa.
- Đồn Thanh niên, Cơng đoàn cần tổ chức nhiều hoạt động tập thể hơn nữa để
tăng cường ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, khả năng làm việc nhóm,
tinh thần tương thân tương ái, cùng giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong
cuộc sống giữa các học sinh trong trường.
Trên đây là một số giải pháp áp dụng cho đối tượng là học sinh lớp 10
trường THPT Nông Cống 4. Tôi xin được nêu ra để các bạn đồng nghiệp và q
thầy cơ cùng trao đổi. Từ đó góp ý kiến để đề tài của tơi được hồn thiện và áp
dụng được rộng rãi hơn.
Nông cống, ngày 15 tháng 4 năm 2021
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Tôi cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác
Lê Thị Tâm
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Ngọc Liên, Sách giáo khoa Lịch sử 10, NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, NXB Giáo dục Việt Nam.
3. Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn Học.
4. Huỳnh Cơng Bá, Cuội nguồn và bản sắc văn hóa Việt nam, NXB Thuận Hóa.
5. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB Hội nhà văn.
6. Mạng internet.
21
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: LÊ THỊ TÂM
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Nông Cống 4.
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
Năm học
T
giá xếp loại
Tên đề tài SKKN
xếp loại
đánh giá xếp
T
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
Kĩ năng hướng dẫn học sinh sử
dụng hiệu quả sách giáo khoa
1.
nhằm phát huy tính tích cực chủ
Sở
C
2013-2014
động trong dạy học lịch sử ở
trường THPT Mường Lát
Vận dụng có hiệu quả phương
pháp thảo luận nhóm trong dạy
học lịch sử cho học sinh trường
2.
Sở
C
2014-2015
THPT Mường Lát
3.
4.
5.
6.
Giáo dục một số nội dung biên
giới biển, đảo trong dạy học
Lịch Sử cho học sinh trường
THPT Mường Lát
Tăng cường hứng thú học tập
cho học sinh thông qua việc sử
dụng các giai thoại trong dạy
học Lịch sử 10 ở trường THPT
Mường Lát
Giáo dục ý thức giữ gìn chủ
quyền biên giới quốc gia trong
dạy học lịch sử cho học sinh
trường THPT Mường Lát
Giáo dục truyền thống đồn kết
dân tộc thơng qua các bài học
lịch sử 10 cho học sinh trường
THPT Mường Lát
Sở
B
2015-2016
Sở
C
2017-2018
Sở
C
2018-2019
Sở
C
2019-2020
22