Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Skkn tạo hứng thú cho học sinh thông qua việc đa dạng hóa các hoạt động khởi động nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn sinh học ở trường thpt đặng thai mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH THƠNG QUA VIỆC
ĐA DẠNG HĨA CÁC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC
Ở TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI

Người thực hiện: Vũ Đình Hùng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc mơn: Sinh học

THANH HĨA, NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
1. Mở đầu..............................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
1.2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu...................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
1.4.1.Phương pháp đọc tài liệu:.............................................................................2
1.4.2. Phương pháp điều tra:..................................................................................2
1.4.3. Phương pháp đàm thoại:..............................................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................................3


2.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học....................................................................3
2.1.2. Vai trò của tạo tâm thế trong dạy học Sinh học..........................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........................3
2.2.1. Về phía học sinh..........................................................................................3
2.2.2. Về phía giáo viên.........................................................................................4
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết......5
vấn đề....................................................................................................................5
2.3.1. Những điểm cần lưu ý khi tổ chức hoạt động khởi động............................5
2.3.2. Thiết kế hoạt động khởi động bài mới ở một số bài trong chương trình
sinh học cấp THPT................................................................................................5
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt dộng giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệm và nhà trường:.......................................................................16
3. Kết luận và kiến nghị....................................................................................17
3.1. Kết luận........................................................................................................17
3.2. Kiến nghị......................................................................................................18
4. Cam kết..........................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

skkn


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Dạy học dạy tích cực thực ra khơng phải là quan điểm hồn tồn mới, ngay
từ 500 năm trước Cơng ngun đã cho rằng cách học hiệu quả nhất là lôi kéo sự
tham gia của người học vào quá trình hình thành tri thức. Khổng Tử nói: “Nói
cho tơi biết tơi sẽ qn, chỉ cho tơi thấy có thể tơi sẽ nhớ, cho tôi tham gia tôi sẽ
hiểu”. Theo Edgar Dale, học sinh chỉ có thể nhớ được 5% nội dung kiến thức
thơng qua đọc tài liệu; nếu ngồi thụ động nghe thầy giảng thì nhớ được 15% nội
dung kiến thức; nếu quan sát có thể nhớ 20%; kết hợp nghe và nhìn thì nhớ được

25%; thơng qua thảo luận với nhau có thể nhớ được 55%; nếu học sinh được
trực tiếp tham gia vào các hoạt động để qua đó tiếp thu kiến thức thì có khả năng
nhớ tới 75%; cịn nếu giảng lại cho người khác thì có thể nhớ tới được 90%:
Tháp nhận thức trong học tập của Edgar Dale

Điều này cho thấy tác dụng tích cực của việc đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm với phương pháp nghiên cứu chủ
yếu là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, nếu GV khơng tìm được
cách tổ chức một giờ học sao cho hợp lý, sinh động, hấp dẫn thì rất khó lơi cuốn
được học sinh, giờ học sẽ tẻ nhạt, mang tính chất cơng thức khơ khan. Để vừa
dạy sinh học đạt hiệu quả, vừa gây được hứng thú học tập và phát huy được tính
tích cực của học sinh, giáo viên phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy
học và các hình thức tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt đơng khởi đơng đóng vai trị quan trọng trong giờ học, là hoạt đông
khởi đầu nên có tác đơng đến cảm xúc, trí t ̣ của người học trong tồn tiết
học.
Nếu tổ chức tốt hoạt đơng này sẽ tạo ra một tâm lý hưng phấn, tự nhiên
để lôi kéo học sinh vào giờ học một cách tự nhiên. Hơn nữa, nếu càng đa
dạng các hoạt động khởi động thì sẽ ln tạo nên những bất ngờ thú vị cho
học sinh. Vì thế người học sẽ khơng còn cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, năng
1

skkn


nề, lo lắng như khi giáo viên kiểm tra bài cũ. Các em sẽ được thoải mái tham
gia vào hoạt đông học tập mà không hề hay biết. Giờ học cũng bớt sự căng
thẳng khô khan.
Tuy nhiên, thực tế dạy học lại cho thấy rất nhiều giáo viên khó kiếm tìm

được cách khởi đơng để cho tiết học sinh đơng, hấp dẫn; hoặc có tổ chức nhưng
hiệu quả khơng cao do hình thức tổ chức nhàm chán, rời rạc, nặng về kiến thức.
Qua phiếu khảo sát chúng tôi nhận thấy rất nhiều giáo viên chưa bao
giờ sử dụng các hình thức đóng vai, bài hát, kể chuyện, xem phim… để khởi
động vào bài học, mà chủ yếu sử dụng các câu hỏi, bài tập tình huống, hoặc đi
thẳng vào bài mới.
Từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: ‘‘Tạo hứng thú cho học
sinh thông qua việc đa dạng hóa các hoạt động khởi động nhằm nâng cao
chất lượng dạy học môn sinh học ở trường THPT Đặng Thai Mai”
1.2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích: Thiết kế quy trình tổ chức một số hình thức hoạt động khởi
động để nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh học THPT.
- Phạm vi nghiêm cứu: Tổ chức được một số hoạt động khởi động trong
dạy học bộ môn Sinh học THPT nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
- Phạm vi thực nghiệm: Hoạt động thực nghiệm tại trường THPT Đặng
Thai Mai.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu một số hình thức khởi động bài học mơn Sinh học THPT.
- Nghiên cứu thực trạng công tác giảng dạy để từ đó đưa ra những hình
thức khởi động phù hợp giúp học sinh hứng thú học bài và đạt hiệu quả cao.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động khởi
động trong dạy học Sinh học.
- Thiết kế một số giáo án thực nghiệm để tổ chức khởi động trong dạy
học Sinh học THPT.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giả thuyết của đề tài và rút
ra kết luận.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1.Phương pháp đọc tài liệu:
Đọc và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến các hình thức khởi động bài
học nói chung và trong bộ mơn Sinh học nói riêng.

1.4.2. Phương pháp điều tra:
Tiến hành thực nghiệm, kiểm tra và so sánh đánh giá học sinh qua từng giai
đoạn để kiểm chứng các hình thức đã nghiên cứu.
1.4.3. Phương pháp đàm thoại:
Thường xuyên trao đổi các kinh nghiệm hay từ các đồng nghiệp trong
nhóm Sinh học để tìm ra các hình thức khởi động bài học hay; Trao đổi với các
đồng nghiệp trong các buổi họp để được đóng góp ý kiến; Đăng kí dạy chun
đề, dạy rút kinh nghiệm, dạy thao diễn toàn trường, dự giờ thường xuyên để rút
kinh nghiệm từ các hình thức khởi động đã sử dụng.
2

skkn


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học.
Mục tiêu, yêu cầu của phương pháp giáo dục phổ thơng là phải phát huy
được tính tích cực, chủ đông của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyên kĩ năng vân dụng vào
thực tiễn, tác đông đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh. Đây là định hướng cơ bản, thiết thực đối với mỗi giáo viên, cũng là yếu tố
quyết định hiệu quả của một giờ dạy.
2.1.2. Vai trò của tạo tâm thế trong dạy học Sinh học
Nói đến “tâm thế” là nói đến khái niệm “chú ý” - một khái niệm của khoa
tâm lí học. “Chú ý” là sự tập trung của ý thức vào một đối tượng, sự vật,... nào
đó, để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh – tâm lí cần thiết cho
hoạt động tiến hành có hiệu quả. Nhờ sự tập trung chú ý mà trong một thời
điểm, giữa sự chi phối của nhiều hướng và nhiều vấn đề tác động, có thể tách
được một phạm vi chú ý xác định thành đối tượng để chủ thể hướng vào đó mà

tiến hành hoạt động chiếm lĩnh đối tượng ấy.
Từ nhiều năm nay, phương pháp dạy học bộ môn Sinh học đã rất chú ý đến
khâu tạo tâm thế học cho học sinh. Một trong những mục đích của giờ học là
làm sao gây được rung đông thẩm mỹ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Việc
tiếp thu kiến thức, đặc biệt là kiến thức sinh học khơng thể mang tính ép buộc ;
nó chỉ thực sự hiệu quả khi bắt nguồn từ sự tự ngun hay có cảm giác thích
thú.Vì vậy, trong cuộc sống hay trong dạy – học, bước khởi đầu luôn là bước tạo
nền tảng, tâm thế. Nền tảng vững, tâm thế tốt thì các hoạt đơng phía sau mới
hiệu quả. Và ngược lại, nếu khởi đầu khơng tốt thì các hoạt đơng khác cũng vơ
cùng khó khăn. Hoạt động khởi động dù chỉ là một khâu nhỏ, không nằm trong
trọng tâm kiến thức cần đạt nhưng nó có tác dụng tạo tâm thế thoải mái, nhẹ
nhàng, hưng phấn cho học sinh vào đầu giờ học. Điều đó có nghĩa là nó sẽ ảnh
hưởng lớn đến tồn bộ bài dạy. Vậy nên nếu vì nó chỉ là khâu nhỏ mà bỏ qua thì
là một sai lầm.
Hơn nữa xét từ góc độ tâm lý lứa tuổi và khả năng tiếp thu kiến thức của
học sinh ở giai đoạn lứa tuổi này có thể thấy rằng nhu cầu tìm hiểu, phát triển tư
duy kiến thức, kỹ năng, cảm xúc thẩm mỹ là rất lớn. Nhưng các em có tư tưởng
muốn tự khám phá, thích độc lập trong suy nghĩ, có chủ kiến riêng chứ khơng
thích bị áp đặt. Các em khơng thích một giờ học gị bó, căng thẳng. Cho nên
cách tổ chức hoạt động theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học” là một
cách hay để lôi kéo, tạo tâm thế thoải mái cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Về phía học sinh
Thời gian gần đây, hầu hết các trường đại học, cao đẳng tóp trên thường xét
tuyển tổ hợp các mơn khối A,A1; chính vì vậy lượng học sinh quan tâm học các
mơn tổ hợp khối B (trong đó có mơn Sinh) không nhiều. Tâm lý các em coi đây
3

skkn



là mơn phụ, ít dành sự quan tâm đến việc học Sinh học cả trên lớp cũng như ở
nhà, chỉ cần qua điểm chết trong kì thi trung học phổ thơng quốc gia là được.
Tâm lý của học sinh nhìn chung không quan tâm và hứng thú nhiều với
môn Sinh học. Mặt khác, khi vào tiết học thì quá trình dẫn dắt và định hướng bài
học của nhiều giáo viên cịn khơ khan nên chưa tạo được sự hứng thu để thu hút
các em; việc truyền thụ kiến thức của giáo viên còn nặng về lý thuyết, nội dung
thiếu sinh động, hấp dẫn nên càng làm cho các em ít có sự quan tâm đối với bộ
mơn hơn.
Ngồi ra năng lực của học sinh là khác nhau: số học sinh khá, giỏi rất năng
động, sáng tạo, tích cực học tập, tiếp thu bài tốt, tham gia nhiệt tình vào các
hình thức khởi động bài học; ngược lại học sinh yếu, kém lại rất lười học, tiếp
thu bài học một cách thụ động, chưa có khả năng tham gia vào các hoạt động
khởi động bài học tốt. Có những hình thức khởi động bài học tạo được nhiều
hứng thú cho học sinh khá, giỏi, nhưng số học sinh yếu, kém lại khơng đủ khả
năng tham gia tích cực, ngược lại có nhiều hình thức được sự hưởng ứng
nhiệt tình của những học sinh yếu, kém, nhưng lại gây nhàm chán cho số học
sinh khá, giỏi.
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy vai trị của việc
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính sáng tạo của
học sinh là rất quan trọng, và việc đổi mới cần quan tâm, chú trọng thực hiện
ngay từ khâu vào bài để bài học sinh động, hấp dẫn và lơi cuốn hơn.
2.2.2. Về phía giáo viên
Trước những định hướng đổi mới của Đảng, nhà nước và của ngành về dạy
học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh; cơ bản giáo viên ở trường,tổ
nhóm chúng tơi đã có tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy
học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của các em. Song thực tế nhiều
năm dự giờ đồng nghiệp tơi thấy được vẫn cịn thực trạng như sau:
- Giáo viên lặp lại điệp khúc : Kiểm tra bài cũ- Giới thiệu tên bài mới.
- Tổ chức hoạt động trị chơi khơng ăn nhập với bài học.

- Lựa chọn các tình huống khơng đúng, dẫn đến các em có thể trả lời được
một cách dễ dàng với các câu hỏi đặt vấn đề đơn giản (vấn đề với câu hỏi: cái
gì?).
- Thời gian cho hoạt động này q ít, vì chưa coi đó là một hoạt động học
tập, chưa cho các em suy nghĩ, bày tỏ ý kiến của mình, học sinh thụ động trong
việc tiếp thu kiến thức.
- Cố gắng giảng giải chốt kiến thức ngay ở hoạt động này.
- Lo lắng vì thời gian không đủ cho kiến thức bài dạy, không biết tổ chức
như thế nào, sợ hoạt đông gây ồn ảnh hưởng lớp học khác...
Qua phiếu khảo sát giáo viên, có rất nhiều giáo viên trả lời chưa bao giờ sử
dụng phương pháp đóng vai, kể chuyện, xem phim, bài hát để khởi động vào bài
học, một số ít thường xuyên sử dụng trò chơi để khởi động, còn hầu hết giáo
viên dùng câu hỏi đơn giản để khởi động, hoặc vào bài một cách trực tiếp.
4

skkn


- Việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong một số tình huống
chưa tốt nên cịn ngại trong việc đổi mới phương pháp dạy học và thiết kế giáo án
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động khởi động.
Vì vây, trong quá trình dạy học, dù rất cố gắng nhưng nhiều giáo viên cũng
không thể lôi kéo sự tập trung của học sinh sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ một
cách tích cực ở các hoạt động tiếp theo của bài học, dẫn tới hiêu giảm sút.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề.
2.3.1. Những điểm cần lưu ý khi tổ chức hoạt động khởi động.
Nhiệm vụ học tập trong hoạt động khởi động cần đảm bảo rằng, học sinh
không thể giải quyết trọn vẹn với kiến thức, kĩ năng cũ.
Cần có nhiều hình thức, phương pháp khởi động để gây hứng thú cho

học sinh.
Tình huống, câu hỏi mở đầu chỉ có thể giải quyết một phần, hoặc phỏng
đoán kết quả nhưng chưa lý giải được đầy đủ bằng kiến thức, kỹ năng cũ mà cần
học thêm kiến thức, kỹ năng mới trong các hoạt động hình thành kiến thức và
luyện tập để hồn thiện, đặt ra được tình huống có vấn đề trong câu hỏi đưa ra.
Vì vậy nên:
- Khơng cần học sinh trả lời hết và đúng các câu hỏi trong hoạt động
khởi động.
- Giáo viên không chốt kiến thức.
- Học sinh không phải ghi kết quả trả lời các câu hỏi của hoạt động
khởi động.
Giáo viên cần
- Coi hoạt động này là một hoạt động học tập, có mục đích, thời gian hoạt
động và sản phẩm hoạt động.
- Chuyển giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể phù hợp với đối tượng học sinh, lựa
chọn các tình huống những câu hỏi đắt giá, để giúp học sinh động não (vấn đề
với câu hỏi lệnh: Tại sao?)
- Bố trí thời gian thích hợp cho các em học tập, bày tỏ quan điểm, cũng như
sản phẩm của hoạt động.
2.3.2. Thiết kế hoạt động khởi động bài mới ở một số bài trong chương
trình sinh học cấp THPT
Có rất nhiều cách khởi động vừa tạo hứng thú cho học sinh, vừa tạo được
tình huống có vấn đề, trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi mạnh dạn đề xuất
một số hình thức khởi động sau:
2.3.2.1. Sử dụng phương pháp đóng vai để khởi động vào bài mới.
Phương pháp đóng vai đem đến hứng thú học tập, lôi cuốn sự chú ý của các
em vào bài học. Phương pháp này đem đến cho các em cơ hội được thể hiện
mình, mạnh dạn, tự tin thể hiện mình trước tập thể lớp từ đó giúp các em hịa
nhập tích cực khi đúng trước một tập thể lớn hơn; góp phần rèn luyện nhiều
5


skkn


năng lực cho học sinh như năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo… từ đó giúp học sinh biết cách giao tiếp, ửng xử với
bạn bè cùng trang lứa và những người xung quanh.
Tuy nhiên, phương pháp này cần sự đầu tư công phu của cả giáo viên và
học sinh về thời gian, công sức từ khâu chuẩn bị trước ở nhà đến khâu thể hiện
trên lớp.
Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên giao cho các nhóm viết kịch bản theo ý tưởng giáo
viên đề xuất.
Bước 2: Các nhóm gửi kịch bản qua Gmail cho giáo viên chọn và chỉnh sửa.
Bước 3: Giáo viên giao cho nhóm có kịch bản được chọn phân cơng vai
và đóng kịch theo kịch bản.
Bước 4: Học sinh diễn kịch.
Bước 5: Giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
Chú ý: kịch bản đảm bảo đúng nội dung nhưng cần có chút hài hước, sử
dụng ngơn ngữ trong sáng nhưng có thể lồng ghép các câu, các bài hát chế …
đang hot, giới trẻ hay sử dụng để lơi cuốn học sinh một cách thật tự nhiên nhất.
Ví dụ : Cho học sinh đóng vai trong vở kịch sau để khởi động cho bài
16 sinh học 12 “ Cấu trúc di truyền của quần thể”
Bối cảnh: phòng khám ( cho hs mặc áo blu): Có biển – Phịng tư vấn
di truyền.
Nhân vật: Bác sĩ ( Bs), Pằng A páo, vợ của Pằng A páo.
Kịch bản:
Bs: mời anh Pằng A páo
A páo: Vào đây vào đây ( vừa đi vừa kéo tay vợ lôi vào ), vào đây!! (Hát):
vào đây để bác sĩ nói cho mà nghe, sao mày cứ cãi, tao đã nói rồi, bọn chúng

khơng được lấy nhau. ( theo nhạc bài để Mị nói cho mà nghe).
Bác sĩ: chào anh chị.
Vợ chồng Apao: Chào bác sỹ ạ.
Apao: Bác sĩ (Bs) ơi, hôm nay tao dắt con vợ tao xuống đây, nhờ Bs nóicho
nó biết, con tao và con chị nó khơng được lấy nhau đâu, nó cứ đòi cho chúng lấy
nhau bác sĩ ạ.
Bác sĩ: Vâng, anh chị cứ từ từ ngồi xuống đã ạ.
A Páo: không từ từ được đâu, gấp lắm rồi, không nhanh là nó cưới đó.
Vợ A páo: trâu tao ni rồi, rượu tao ủ rồi, trước đây cũng đồng ý rồi, giờ
lại nói khơng được lấy, tao khơng chịu đâu, mày khơng cho chúng lấy tao cho
nó bắt vợ đó.
A Páo: trước là tao không biết, hôm trước tao xuống chợ huyện, tao ngồi
thấy cái tivi nó nói là khơng được cho anh chị em lấy nhau, con chị con em cũng
không được lấy nhau, nếu không đẻ ra con bị bệnh gì gì đó tao qn rồi.
Vợ A páo: ơi nó lừa mày đó.
6

skkn


A Páo: mà các cán bộ xã, cán bộ huyện cũng nói khơng được mà, cịn nói
nhà nước khơng cho đó.
Vợ A Páo: con của tao, tao cứ cho chúng lấy.
A Páo: Bs ơi, nhờ Bs nói cho con vợ tao biết với, nó đang định cho con trai
tao cưới con gái chị gái ruột của nó đó, có được không bác sĩ?
Bác sĩ: À, tôi đã hiểu rồi, anh chị cứ bình tĩnh, ngồi xuống uống nước,rồi
nghe tơi nói đã
Vợ A Páo kéo chồng ngồi xuống: ừ cứ ngồi xuống đã, tao cũng khát nước
quá. A Páo : Rồi uống nước rồi, giờ Bs nói đi.
Bác sĩ: thế này anh chị ạ, đúng là pháp luật cấm việc kết hơn trong vịng 3

đời. A Páo: Thấy chưa, mày cãi nữa đi
Bác sĩ: anh cứ bình tĩnh, sỡ dĩ pháp luật cấm việc kết hơn trong vịng 3 đời
vì khi kết hơn giữa những người cùng huyết thống trong vịng 3 đời sẽ làm cho
con của các cặp vợ chồng đó có khả năng bị bệnh và dị tật cao.
Vợ: Ôi dào, tao thấy con của A Pềnh cũng lấy con cháu của anh trai nó đó
thơi, có sao đâu. Và tao ni bồ câu đó, chúng đẻ ra con, con chúng lại đẻ ra
cháu chúng, con nào cũng béo trịn mập ú , có sao đâu.
Bác sĩ: thế này anh chị nhé, hôm nay cô giáo sẽ dạy bài học liên quan đến vấn
đề này, anh chị có thời gian thì xin mời ngồi dự để hiểu kỹ hơn, được không ạ?
Vợ chồng A Páo: được. được.
3 người đứng dậy chào, xuống lớp.
Giáo viên: vậy để giúp vợ chồng Bác đây hiểu rõ vì sao khơng được kết
hơn trong vòng 3 đời, chúng ta cùng nghiên cứu bài 16 “Cấu trúc di truyền
của quần thể” các em nhé.

7

skkn


Diễn kịch bài “Cấu trúc di truyền quần thể”
2. 3. 2 .2 . Sử dụng video, phim , để khởi động vào bài mới:
Đây là phương pháp khởi động vào bài mới bằng các video do học sinh tự
quay, phim hoạt hình, phóng sự… liên quan đến nội dung bài học, giúp cho hoạt
động dạy học trở nên sôi nổi, cuốn hút, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng quan
sát, khả năng phản xạ nhanh, phát huy được những tri thức vốn có của mình về
vấn đề liên quan, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự tương tác giữa học sinh
với học sinh, học sinh với giáo viên.
Tuy nhiên phương pháp này địi hỏi cần có trang bị tivi, màn hình… nên
khơng phải có thể tiến hành với mọi khu vực và đối tượng.

Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên giao cho các nhóm tìm link phim, hoặc quay video liên
quan đến nội dung bài học theo gợi ý của giáo viên.
Bước 2: Các nhóm gửi link phim, video đã quay qua Gmail cho giáo
viên chọn.
Bước 3: Giáo viên chọn video, link phim phù hợp nhất hoặc có thể thay
bằng link phim mà mình thấy phù hợp hơn.
Bước 4: Chiếu phim, video.
Bước 5: Giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
Ví dụ 1: cho học sinh xem phim hoạt hình “ Trê - Cóc
kiện đòi con” để khởi động dạy bài 37 sinh học 11 “ Sinh
trưởng và phát triển ở động vật”
Link phim: />(Có thể đưa về dạng kể lại câu chuyện cho học sinh: bên bờ ao có 2 vợ
chồng Cóc sinh sống, hai vợ chồng Cóc rất buồn vì hiếm muộn con cái. ,một
hơm vợ Cóc thấy mình khang khác, cóc chồng liền nói “ dễ thường mình có
mang”, một thời gian sau, những con nịng nọc nhỏ xíu từ trong bọc trứng chui
8

skkn


ra, vợ chồng cóc hạnh phúc ngồi nhìn những đứa con đáng yêu tung tăng bơi lội.
Trong ao đó có một cặp vợ chồng phú ông Trê sinh sống, nhà ấy giàu có
nhưng khơng có lấy 1 mụn con, hơm ấy phú ơng Trê đang đi chơi thì thấy đàn
nịng nọc bơi đùa tung tăng, ô hay ở đâu ra đàn cá con xinh đẹp thế này, những
con nòng nọc đầu bẹp, mình trơn khơng vảy, đi thì giống hệt đi Trê, rõ ràng
đàn cá này là dịng giống nhà Trê ta, phú ơng hào hứng dồn đàn nịng nọc về
nhà, vợ chồng phú ơng Trê chăm sóc giữ gìn đàn nịng nọc như con mình, cửa
ngõ đóng chặt khơng cho lọt đi đâu được, lúc nào cũng đủ cái cho chúng ăn, còn
quạt cho chúng khi chúng ngủ.

Vợ chồng nhà cóc ra bờ ao thăm con nhưng mặt nước phẳng lặng khơng một
chút gợn, tìm khắp nơi mà ko thấy con, vợ chồng Cóc kêu than nức nở, Cóc
chồng hỏi phú ơng trê thấy đàn con của mình đâu ko, nhưng phú ơng đuổi Cóc về.
Cóc chồng về nói với vợ “ tơi nghi lắm mình à, tơi nghe tiếng trẻ con trong
nhà phú ơng Trê”
Cóc chồng lên huyện trình quan, báo bị mất con mà trong nhà phú ông trê
có tiếng trẻ con khóc, xin quan cứu lấy các con tôi
Quan huyện liền gọi vợ chồng phú ông Trê lên huyện, ban đầu quan huyện
xử cho Cóc thắng kiện vì vợ chồng phú ơng Trê khơng có con, nhưng lục sư
Lươn ăn của đút lót nên báo với quan huyện tơi đã nhìn lũ trẻ con ấy có
nghạnh có đi giống hệt nhà Trê, nếu là con cái nhà Cóc thì phải có 4 chân,
đằng này ko có chân. Quan huyện xử cho Trê thắng cuộc, nhưng Trê chưa kịp
vui mừng thì nịng nọc đứt đi, chân cẳng dài ra, thành Cóc và nhảy lên bờ gọi
mẹ Cóc.)
Giáo viên: Vậy vì sao con của Cóc mà khơng giống Cóc lại giống Trê, liệu
có sự nhầm lẫn nào ở đây không, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay
nhé.
Ví dụ 2: cho học sinh xem phim hoạt hình “ Sâu và Bướm” để khởi
động dạy bài 37 sinh học 11 “ Sinh trưởng và phát triển ở động vật”.
Link phim: />(Có thể đưa về dạng kể chuyện: có 2 anh em nhà sâu vô cùng yêu thương
nhau, sau khi 2 anh em đóng kén thì sâu anh đã vùng vẫy, gian nan phá kén ra
ngồi trước và hóa thành một chú bướm xinh đẹp, trong lúc sâu em chưa phá
kén ra ngoài được. Sâu em nhờ anh giúp mình ra ngồi. Vì q thương em nên
sâu anh ( lúc này đã hóa bướm) cắn một góc của kén để sâu em ra ngồi, nhưng
khi ra ngồi thì sâu em lại có hình thù sâu khơng ra sâu, bướm khơng ra bướm.
Các em đốn con bướm do sâu em hóa thành lúc này có dễ dàng bay lên
trời như con bướm do sâu anh hóa thành khơng?
Giáo viên: con Bướm em khơng bay lên được, ngun nhân vì sao
chúng ta cùng nhau nghiên cứu trong bài học hôm nay nhé)


9

skkn


2.3.2.3.Sử dụng bài hát,câu chuyện để khởi đông vào bài mới:
Sử dụng bài hát, câu chuyện để khởi động bài mới sẽ giúp tiết học vui vẻ,
học sinh hứng thú, giúp các em tự tin, tích cực tham gia các hoạt động chung
của tập thể. Qua việc múa hát, kể chuyện giúp các em vào tiết học thoải mái
hơn, vừa phát huy óc sáng tạo nghệ thuật lại vừa mang tính giáo dục cho học sinh,
lúc này các em sẽ chăm chú và có tâm thế đi vào bài học hơn.
Những bài hát có tiết tấu nhanh, vui tươi, có thể kết hợp cùng các động tác
minh họa nhịp nhàng giúp các em được thoải mãi vận động thư giãn,tạo nên
hứng thú trước khi vào bài mới. Bài hát khởi động có thể đi kèm với vài động
tác nhỏ hoặc vỗ tay theo nhịp. Câu chuyện lựa chọn cần ngắn gọn, gần gũi, sát với
nội dung bài học, tránh lan man dài dòng.
Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này thường cần học sinh và giáo viên
đầu tư về thời gian để tìm ra câu chuyện phù hợp với nội dung bài học.
Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên giáo cho các nhóm tìm bài hát, câu chuyện phù hợp.
Bước 2: Các nhóm gửi tên bài hát, nội dung câu chuyện qua Gmail cho
giáo viên chọn.
Bước 3: Giáo viên chọn bài hát, câu chuyện phù hợp nhất hoặc có thể thay
bằng bài hát, câu chuyện mà mình thấy phù hợp hơn. Sau đó chọn học sinh thể
hiện và giao nhiệm vụ.
Bước 4: Học sinh thể hiện bài hát và câu chuyện. Bước 5: Giáo viên dẫn
dắt vào bài mới.
10

skkn



Ví dụ 1: Dùng bài hát để khởi động dạy bài 32 Sinh học 10 “ bệnh
truyền nhiễm và miễn dịch”
BÀI HÁT :
THẬT ĐÁNG CHÊ
Có con chim ... là chim chích chịe
Trưa nắng hè mà đi đến trường
Ấy thế mà ... không chịu đội mũ
Tối đến mới... về nhà nằm rên...
Ơi ơi ơi ... đau q ... nhức cả đầu
Chích chịe ta cảm liền mấy hơm
Đứng bên sơng ... kìa trơng chú cị
Chân bước dài ... cị ta đi mị
Vớ cái gì ... ăn liền vội vã
Uống nước lã, rồ lại quả xanh
Ăn tham nên tối đến về nhà
Đau bụng rên hừ hừ suốt ba ngày đêm
Ê, ê ... cái con cò kia
Thật đáng chê là thật đáng chê.
Khi kết thúc bài hát, giáo viên hỏi học sinh trong lớp “Hãy kể tên các
bệnh xuất hiện trong bài hát trên và nguyên nhân gây bệnh? Bệnh nào là
bệnh có thể lây lan?”
(Đáp án: - Bệnh cảm nắng: Không lây
- Bệnh đau bụng do ăn bẩn, uống bẩn: Lây nhiễm qua đường tiêu hóa.)
Giáo viên dẫn dắt vào bài “ bệnh truyền nhiễm và miễn dịch”

Học sinh nghe và xem nội dung bài hát
2.3.2.4. Sử dụng tổ chức trò chơi khởi động vào bài mới
Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Giáo viên thiết kế trò chơi phù hợp với nội dung bài dạy.
Bước 2: Giáo viên tìm đội chơi, cơng bố luật chơi.
Bước 3: Học sinh chơi trò chơi.
Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
11

skkn


Ví dụ 1: Sử dụng trị chơi “ Nhân tố bí ẩn” để dạy bài 34 sinh học 11 “
Sinh trưởng ở thực vật”
Gv chiếu ( hoặc đọc) các thông tin liên quan, nhiệm vụ của học sinh là
nhận ra đó là đặc điểm “của nhân vật” nào ( lên quan đến bài học): Sau khi đọc
song các thông tin thì chiếu hình của “ nhân vật” lên cho học sinh thấy.
Các thơng tin của nhân vật 1:
- Có ở cả cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm.
- Hoạt động tạo nên kiểu sinh trưởng sơ câp.
- Nằm ở đỉnh chồi và đỉnh rễ.
( Đáp án: Mô phân sinh đỉnh)
Các thơng tin của nhân vật 2:
- Chỉ có ở cây 2 lá mầm trưởng thành.
- Hoạt động tạo nên kiểu sinh trưởng thứ câp.
- Nằm ở 2 bên của thân và rễ.
( Đáp án: Mô phân sinh bên):
Các thơng tin của nhân vật 3:
- Có ở cả cây 1 lá mầm và một số ít cây 2 lá mầm.
- Giúp cây cao lên ở từng lóng.
- Hoạt động tạo nên kiểu sinh trưởng sơ câp.
( Đáp án:Mô phân sinh lóng)
GV dẫn dắt vào bài mới.

Ví dụ 2: - Tổ chức trò chơi “ Xem ai nhanh hơn nào” để khởi động dạy
bài 32 sinh học 10 “ Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch”:
Giáo viên chọn ra 2 đội chơi, mỗi đội gồm 3 học sinh lên bảng, sau đó giáo
viên chiếu một số hình ảnh về phịng bệnh và hình ảnh của những hành động có
nguy cơ làm lây lan bệnh truyền nhiễm, yêu cầu học sinh 2 đội nêu rõ tên hành
động và nói rõ đó là hành động làm cho bệnh dễ lây lan hay hành động phòng
bệnh ( tranh quyền trả lời bằng cách phất cờ). Kết quả đội nào trả lời đúng nhiều
câu hơn là đội chiến thắng.
Các hình ảnh và đáp án đúng là:

12

skkn


Phun thuốc phòng dịch – Phòng bệnh

Diệt vật trung gian truyền bệnh – Phòng bệnh
Tiêu hủy động vật bị bệnh – Phòng bệnh

13

skkn


Tiêu hủy động vật bị bệnh – Phòng bệnh

An tòan thực phẩm – Phịng bệnh
Ví dụ 2: Trị chơi ơ chữ: bài “Thành phần hóa học của tế bào””
- Hàng ngang 1: Tên một đại phân tử hữu cơ có nhiều trong trứng, thịt, cá?

(Protein)
- Hàng ngang 2: Trùng roi, trùng đế giày thuộc giới sinh vật nào? ( giới
nguyên sinh)
-Hàng ngang 3: Một trong những thành phần cấu tạo nên lipit? (Axitbéo)
- Hàng ngang 4: Thành phần dùng để phân biệt các loại nucleotit trên
ADN? (bazonito)
14

skkn


- Hàng ngang 5: Hợp chất hóa học nào chiếm tỉ trọng nhiều nhất trong cơ
thể sống? (nước)
- Hàng dọc: Theo học thuyết tế bào thì đâu là đơn vị cơ bản cấu tạo nên thế
giới sống? ( tế bào)
T
G

I

O

I

G

U

Y


E

N

S

A

X

I

T

B

E

O

B

A

Z

O

U


O

C

N

I

N

H

N

I

T

O

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh tìm ra
đáp án bằng các câu hỏi nhỏ, từ đó giúp học sinh tìm được từ khóa làm cơ sở
vào các hoạt động mới:
Giáo viên vào bài: Tế bào là đơn vị cấu tạo nên thế giới sống, vậy tế bào có
cấu tạo như thế nào để thực hiện được chức năng sống. Hôm nay chúng ta cùng
đi vào chương II: Cấu trúc tế bào
Ví dụ 3: Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”. Bài : Phân bào
1-Nguyên phân và giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở tế
bào sinh dưỡng
2- Ở giảm phân có 2 lần phân bào.

3-Kết quả của q trình giảm phân là từ 1 tế bào mẹ có 2n NST kép
tạo ra 4 tế bào con có bộ NST n đơn.

S

Đ

S

4- Ở quá trình nguyên phân và giảm phân sẽ tạo sự đa dạng di
truyền ở thế hệ sau ở các lồi sinh sản hữu tính.

S

5- Ở kì giữa của quá trình nguyên phân và giảm phân NST xếp
2 hàng trên mặt phẳng xích đạo thoi vơ sắc

S

- GV đưa ra 5 nội dung có thể đúng, có thể sai. Yêu cầu học sinh dự đoán
nội dung nào đúng, nội dung nào sai.
- Chia lớp thành 2 đội chơi.
- GV cho thời gian chuẩn bị của 2 nhóm là 1 phút.
- Khi giáo viên hô “ Bắt đầu” lần lượt đại diện của hai đội lên bảng ghi
những dự đốn của đội mình. Câu nào đúng thì ghi chữ “Đ”, câu nào sai thì ghi
chữ “S”.( mỗi đại diện của đội chơi chỉ ghi 1 dự đốn sau đó về chỗ chuyền
phấn cho đại diện tiếp theo lên bảng ghi tiếp….)
15

skkn



Trong thời gian 30 giây đội nào có nhiều dự đoán đúng và trong thời gian
ngắn nhất là đội thắng cuộc.
Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các
hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.
2.3.2.5. Khởi động bằng một thơng tin khoa học
Là cách khởi động giúp học sinh biết vận dụng kiến thức văn học, hay một
câu chuyện nhỏ để giải thích được một số kiến thức mang tính khoa học trong
bộ mơn sinh học .Từ đó, học sinh hiểu được bộ môn sinh học không hề nhàm
chán mà nó vơ cùng thú vị ngay từ bước khởi động của mỗi bài học .
Ví dụ 1: Mở đầu cho bài 17 – Quang hợp . GV cung cấp cho HS đoạn
thông tin sau: “Người ta ước lượng rằng: Cứ mỗi giây trơi qua, q trình hơ hấp
của sinh vật và các quá trình đốt cháy nhiên liệu khác sẽ tiêu tốn khoảng 10.000
tấn oxi. Với tốc độ này, tất cả oxi của khí quyển sẽ bị sử dụng hết trong khoảng
3000 năm”.
GV hỏi: Các em thử dự đoán xem nguồn Oxi để duy trì sự sống trên Trái
Đất trải qua hàng triệu năm qua có từ đâu?
HS trả lời: Quang hợp.
Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các
hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.
Quang hợp là quá trình cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để
tổng hợp chất hữu cơ, đồng thời cũng góp phần làm trong sạch bầu khí quyển
xung quanh. Vậy q trình quang hợp diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu
trong bài này.
Ví dụ 2: Khi mở đầu cho bài 7- Tế bào nhân sơ- GV cung cấp một thơng
tin thí nghiệm: Tasha Sturm - một kỹ thuật viên phịng thí nghiệm
tại California (Mỹ) đã cơng bố bức ảnh về cuộc sống những vi khuẩn thường
đang cư trú trên bàn tay chúng ta.
Để có thể hồn thành tác phẩm này, cơ đã yêu cầu đứa con trai 8 tuổi của

mình mới đi chơi ở ngoài về nắm chặt tay vào một miếng gel chuyên dụng trong
việc cấy vi khuẩn. Miếng gel này sẽ được Sturm ủ trong vài ngày để vi khuẩn
phát triển.
Gv đặt câu hỏi tình huống: Vi khuẩn có cấu tạo và tốc độ phát triển như
thế nào?
Với cách đặt tình huống mạng tính gợi mở, gây sự tị mị, thắc mắc như
trên, Gv dẫn dắt học sinh vào bài.
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt dộng giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệm và nhà trường:
Trong hai năm áp dụng các cách khởi động để vào bài như trên tại đơn vị
trường THPT Đặng Thai Mai, đối với bộ mơn của mình, ở mỗi tiết dạy, tơi
nhận thấy: Học sinh tích cực hơn trong học tập, khơng khí tiết học sơi nổi hơn,
học sinh vui học, tập trung hơn, số lượng học sinh thích học bộ môn tăng khá rõ,
chất lượng của học sinh ngày càng được nâng cao.
Trước khi áp dụng biện pháp này tôi đã có 1 phiếu khảo sát nhanh về sự
hứng thú khi học môn Sinh học, thu được kết quả như sau:
16

skkn


TRƯỚC GIỜ HỌC
Sĩ số


hứng thú

Ít
hứng thú


Khơng
hứng thú

10A8

40

9

17

14

10A9

39

7

20

12

Lớp/ss

SAU GIỜ HỌC
Sĩ số


hứng thú


Ít hứng thú

Khơng
hứng thú

10A8

40

20

14

6

10A9

39

19

16

4

Lớp/ss

Qua đó, chúng ta nhận thấy học sinh đã có hứng thú hơn đối với mơn Sinh
học 10, yêu thiên nhiên hơn và biết vận dụng kiến thức sinh học để giải thích

một số hiện tượng thực tế…
Đặc biệt là qua 3 năm học 2019 – 2020 , 2020-2021 và 2021 -2022 áp dụng
giải pháp trên, kết quả học tập của học sinh lớp 10A8, 10A9 nay là 12A8, 12A9
đã có sự chuyển biến tích cực so với những năm học trước và được thể hiện ở
biểu đồ sau:
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
Năm học
0
20
50
9
2019-2020
Năm học
6
30
40
3
2020-2021
Năm học
8
37
34
0
2021-2022
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Thông qua nghiên cứu tổng quan về tổ chức hoạt động nhằm nâng cao
hứng thú học tập trong dạy học Sinh học THPT. Bước khởi động bài học thực
sự là một bước quan trọng, để tạo cho học sinh hứng thú học tập và sẵn sàng tâm
lý cho bài học mới, giáo viên cần dành nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu soạn
giảng, để soạn ra các hình thức khởi động bài học thật phù hợp với từng nội
dung bài học, thích hợp với kỹ năng của từng tiết học.
- Tổ chức hoạt động khởi động tuy có nhiều khó khăn nhưng đem lại hiệu
quả tương đối tốt. Qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi thấy khi tổ chức vào bài
học bằng các hoạt động khởi động thì học sinh hứng thú học tập và sẵn sàng
tâm lý cho bài học mới khả năng lĩnh hội kiến thức của HS tốt hơn; HS yêu
thích học bộ môn hơn.
- Một số trường hợp giáo viên có thể hướng dẫn về nhà cho học sinh
17

skkn


chuẩn bị trước để các hình thức khởi động bài học được tiến hành nhanh, đảm
bảo thời gian, đồng thời rèn luyện được năng lực tự học, tự nghiên cứu của
học sinh
- Giáo viên cần chuẩn bị tranh ảnh minh họa, để các hình thức hoạt động
khởi động thêm phong phú, thường xuyên tham khảo các loại tài liệu để có thêm
những hình thức và thủ thuật hay cho hoạt động khởi động bài học.
- Trao đổi lấy ý kiến từ các anh chị em đồng nghiệp để đóng góp thêm cho
việc thiết kế các hoạt động khởi động bài học phù hợp.
- Một bài học có thể có nhiều cách khởi động khác nhau ( ví dụ bài 32
sinh học 10 chúng tôi thiết kế 4 cách khởi động như trong đề tài đã trình bày:
Đóng vai, Bài hát, kể chuyện, trị chơi), vì vậy giáo viên cần chọn hình thức
khởi động
phù hợp nhất với lớp mình giảng dạy

3.2. Kiến nghị
* Đối với học sinh:
- Phối hợp tốt giữa hoạt động học tập để nâng cao nhận thức và khả năng
vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Chủ động thể hiện ý kiến bản thân tránh làm mất nhiều thời gian.
* Đối với giáo viên:
- Khi tố chức hoạt động khởi động phải lựa chọn nội dung và hình thức cho
phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Phải có khâu chuẩn bị tốt, đảm bảo việc học tập của các em không bị gián
đoạn (về phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học…)
* Đối với BGH:
- Tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất như đầu tư máy chiếu tại
phòng học.....để hoạt động đổi mới thực hiện có hiệu quả hơn.
4. Cam kết.
Tơi xin cam đoan đây là biện pháp của mình viết và được ứng dụng thực
tiễn, không sao chép nội dung của người khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết:

Vũ Đình Hùng

18

skkn



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Đặng Hữu
Lanh -Mai Sỹ Tuấn (2011) Sách giáo khoa sinh học 12. Nxb giáo dục.
2. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Đặng Hữu
Lanh -Mai Sỹ Tuấn (2011) Sách giáo viên sinh học 11. Nxb giáo dục.
3. Dương Thị Lan Hương, Một số hình thức khởi động bài học mơn Tiếng Anh
9
4. Tài liệu tập huấn về đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá
học sinh theo định hướng phát triển năng lực.
5. Trang Web: sangkienkinhnghiem.org
6. Trang Web: Bài giảng điện tử
7. Một số hình ảnh, âm nhạc, tư liệu lấy trên các trang mạng internet khác.
8. Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện về
giáo dục.
9. Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2014 Ban hành Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng
11 năm 2014

skkn



×