MỤC LỤC
1.MỞ ĐẦU ................................................................................................... ...
1.1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................
1.3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................
1.4.Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... ...
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ..............................................
2.1. Cơ sở lí luận ...................................…….....................................................
2.1.1.Bản chất của tình huống.............................................................................
2.1.2.Bản chất của bài tập tình huống.................................................................
2.1.3. Các dạng bài tập tình huống trong dạy học sinh học ................................
2.1.4. Vai trị của bài tập tình huống trong dạy học ……………………………
2.1.5. Quy trình xây dựng bài tập tình huống…………………………………..
2.2.Thực trạng của vấn đề...................................................................................
2.3.Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống để tổ chức hoạt động học phần A:
Sinh sản ở thực vật - chương IV sinh sản – Sinh học 11……………………….
2.3.1. Phân tích nội dung, phần A: Sinh sản của thực vật - chương IV sinh học
11– THPT………………………………………………………………………
2.3.2.Các bài tập tình huống xây dựng được......................................................
a. Bài tập tình huống dạng kênh chữ……………………………………………
b. Bài tập tình huống dạng kênh hình................................................................
c.Bài tập tình huống dạng sơ đồ……………………………………………….
d. Bài tập tình huống dạng bảng biểu..................................................................
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm .................................................................
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................
3.1. Kết luận........................................................................................................
3.2 Kiến nghị.......................................................................................................
1
1
2
2
2
3
3
3
3
4
5
5
6
7
7
8
8
10
14
16
18
19
19
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 20
0
skkn
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay có nhiều nhiều tài liệu tập huấn giáo viên, tài liệu bồi dưỡng
thường xuyên của Bộ GD&ĐT cũng như nhiều tác giả đã nghiên cứu về dạy học
phát triển năng lực cho HS bằng nhiều cách khác nhau như:Trần Bá Hoành, Lê
Đình Trung, Đinh Quang Báo, Phan Đức Duy, … đã nghiên cứu về các phương
pháp và kỹ thuật dạy học để phát triển năng lực của HS như dạy học dự án, dạy
học theo hợp đồng, dạy học tiếp cận Module, dạy học khám phá, bài tập tình
huống, bài tập thí nghiệm, kĩ thuật động não, kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật
XYZ, kĩ thuật LWL, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật phòng
tranh,…
Trong khi thực hiện các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực thì việc
sử dụng các bài tập tình huống để phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh
là vấn đề đang được nhiều nhà giáo dục quan tâm.
Bài tập tình huống có nhiều ưu điểm trong việc phát huy tính độc lập, tích
cực của học sinh. Bài tập tình huống đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, gây
hứng thú, làm xuất hiện tính tị mị, nhu cầu mong muốn được giải quyết vấn đề
nêu ra. Bài tập tình huống tập cho học sinh khám phá lại, phát minh lại các tri
thức của loài người. Khi giải bài tập tình huống có vấn đề học sinh có kỹ năng
nhìn “thấy vấn đề ở chỗ có vấn đề” đó là phẩm chất cần được hình thành ở con
người mới hiện nay và trong tương lai.
Mặt khác bài tập tình huống khơng chỉ giúp học sinh khám phá tri thức
mà cịn giúp học sinh cũng cố, hồn thiện, khác sâu tri thức và hình thành các kỹ
năng cần thiết. Việc rèn luyện các kỹ năng cho học sinh trong quá trình giảng
dạy được giáo viên sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực khác nhau
nhưng trong đó phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống cịn ít được giáo
viên sử dụng.
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm có tính lý luận và thực tiễn cao.
Muốn học tốt sinh học người học phải nắm vững bản chất Sinh học của các hiện
tượng, quá trình, vận dụng được các kiến thức cơ bản để giải quyết các tình
huống có vấn đề đặt ra.
Trong q trình giảng dạy tôi nhận thấy nội dung Sinh sản ở thực vật là
một phần kiến thức có nhiều hiện tượng thực tế trong đời sống thường nhật vì
vậy việc đưa các bài tập tình huống vào để học sinh nắm bắt kiến thức và tạo ra
hứng thú , phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh trong giờ học là một
việc làm thiết thực.
Từ những lý do trên, tôi đã thực hiện đề tài: “Xây dựng và sử dụng bài
tập tình huốngtrong tổ chức hoạt động học phần Sinh sản ở thực vật - Sinh
học 11 để phát huy tính tích cực chủ động cho học sinh trường THPT Nơng
Cống 3”
1
skkn
1. 2. Mục đích nghiên cứu
- Làm tài liệu tự bồi dưỡng cho bản thân.
- Xây dựng được các bài tập tính huống theo nội dung, mục tiêu dạy học,
đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Có khả năng hướng dẫn học sinh học và tự
học phần sinh sản ở thực vật lớp sinh học 11, giúp học sinh tích cực, chủ động,
hứng thú trong học tậpgóp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 11C2, 11C3 trường THPT Nông Cống 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán học.
2
skkn
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Bản chất của tình huống
Tình huống có vấn đề là một trạng thái tâm lý của chủ thể nhận thức, khi
vấp phải một mâu thuẫn, một khó khăn về nhận thức. Mâu thuẫn và khó khăn đó
vượt ra khỏi giới hạn tri thức vốn có của chủ thể, bao hàm một điều gì đó chưa
biết địi hỏi một sự tìm tịi tích cực và sáng tạo.
Tình huống có vấn đề xác định bởi 3 đại lượng:
+ Kiến thức đã có ở chủ thể (W)
+ Nhu cầu nhận thức (A)
+Đối tượng nhận thức (G)
Để có một tình huống có vấn đề cần có một mối quan hệ xác định chứa
khơng phải bất cứ mối quan hệ nào giữa ba đại lượng trên. Đó là sự xuất hiện
mẫu thuẫn khi kiến thức đã có ở chủ thể (W) về đối tượng G không đủ thỏa mãn
nhu cầu (A). Phản ứng định hướng của chủ thể nhận thức xuất hiện nhờ vào việc
phân tích tình huống xảy ra. Sự phân tích đó giúp thiết lập mối quan hệ giữa
kiến thức và kinh nghiệm đã có với những mối quan hệ bên trong đối tượng
nhận thức và kết quả là hình thành được vấn đề hay đặt được vấn đề cần giải
quyết, Nếu chủ thể nhận thức là học sinh thì đó chính là vấn đề học tập,
2.1.2. Bản chất của bài tập tình huống
Bài tập tình huống được ra đời từ khi con người biết tư duy để nhận thức
thế giới khách quan. Mọi sự vật hiện tượng đều được phản ánh vào ý thức con
người. Q trình phản ánh đó thực chất là hoạt động nhận thức là việc giải quyết
mâu thuẫn thường được diễn đạt dưới dạng bài toán nhận thức hoặc bài tập tình
huống.
Trong cấu trúc bài tập tình huống bao giờ cũng có hai phần đó là điều đã
cho và điều cần tìm. Điều đã cho có thể là kiến thức học sinh đã học trước đó ở
cùng môn học hoặc môn học khác, hoặc những thông tin có trong giả thiết hoặc
những điều biết qua trải nghiệm cuộc sống của học sinh. Điều cần tìm là những
tri thức mới đối với học sinh.
Trong bài tập tình huống phải thiết lập được mâu thuẫn trong tư duy
giữa điều đã biết và điều cần tìm, tạo nên những khó khăn trở ngại yêu cầu học
sinh phải tích cực hoạt động, tư duy sáng tạo để giải quyết tình huống từ đó
chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, thái độ.
Có thể khái quát sơ đồ tổng thể như sau:
3
skkn
Như vậy, yếu tố trung tâm của bài tập tình huống là điều chưa biết, là
cái mới là điều phải khám phá để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Khi học sinh
hồn thành được nhiệm vụ ấy vừa có tác dụng hình thành, củng cố kiến thức
vừa hình thành những kỹ năng học tập cần thiết.
2.1.3. Các dạng bài tập tình huống trong dạy học sinh học
* Dựa theo mục đích lý luận dạy học
Có thể chia bài tập tình huống thành các nhóm:
- Nhóm bài tập tình huống để tổ chức dạy học trong khâu nghiên cứu tài
liệu mới
- Nhóm bài tập tình huống để tổ chức dạy học trong khâu củng cố hoàn
thiện kiến thức và vận dụng kiến thức
- Nhóm bài tập tình huống để tổ chức dạy học trong khâu kiểm tra đánh giá
kiến thức
* Dựa theo hướng rèn luyện thao tác tư duy:
Có thể chia bài tập tình huống thành các nhóm
- Nhóm bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp
- Nhóm bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng khái qt
- Nhóm bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh
* Dựa theo mức độ trí tuệ của người học
Có thể chia bài tập tình huống thành các nhóm:
- Nhóm bài tập tình huống lựa chọn các đáp án cho sẵn
- Nhóm bài tập tình huống dạy học tìm tòi, sáng tạo, đề xuất các phương án
* Dựa theo đặc thù cách đưa nội dung thông tin của bài tập
Có thể chia bài tập tình huống thành các nhóm:
- Nhóm bài tập tình huống dạy kênh chữ
- Nhóm bài tập tình huống dạy kênh hình
- Nhóm bài tập tình huống dạy sơ đồ, biểu đồ
2.1.4. Vai trò của bài tập tình huống trong dạy học
Bài tập tình huống đóng vai trò hết sức quan trọng trong đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực. Bài tập tình huống khơng chỉ giúp HS lĩnh
hội kiến thức mà cịn tạo điều kiện hình thành con người mới biết độc lập sáng
tạo giải quyết các nhiệm vụ biết không ngừng bổ sung đổi mới kiến thức đã có
và vận dụng chúng vào thực tiễn.
4
skkn
Bài tập tình huống đặt học sinh vào tình huống có vấn đề làm nảy sinh
mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều cần tìm, trong đó điều đã biết định hướng
cho học sinh tự tư duy, nghiên cứu các kiến thức cũ đồng thời tra cứu, tìm lời
giải trong sách giáo khoa, sách tham khảo, qua đó giúp học sinh tự giải quyết
tình huống chiếm lĩnh tri thức một cách logic và hệ thống đồng thời cũng hình
thành kỹ năng thái độ, nhất là kỹ năng đọc sách và tài liệu tham khảo.
Như vậy bài tập tình huống là một trong những phương hướng cải cách
giáo dục lấy người học làm trung tâm, phát huy được tính tích cực của người
học mà rất nhiều nhà khoa học đang quan tâm.
2.1.5. Quy trình xây dựng bài tập tình huống
* Nguyên tắc xây dựng bài tập tình huống
Bài tập tình huống dạy học phải phổ biến, khách quan, đặc biệt là phù hợp
với trình độ nhận thức của học sinh lớp 11 trung học phổ thơng.
Bài tập tình huống phải xuất phát từ nhiệm vụ học tập của học sinh, từ các
kỹ năng học tập, từ những sai lầm mà người học thường mắc phải làm cơ sở
thiết kế bài tập tình huống.
Bài tập tình huống phải tạo được tính sáng tạo, kích thích suy nghĩ của
người học. Để đảm bảo được ngun tắc này bài tập tình huống có dạng là một
tiếp cận bài tốn nhận thức.
Bài tập tình huống dạy học phải gắn với cơ sở lý luận đã học với một liều
lượng tối đa cho phép. Bài tập tình huống dạy học như một “đồng xu” một mặt
là cơ sở lý luận còn mặt kia là kỹ năng dạy học. Có như vậy, bài tập tình huống
dạy học mới là cầu nối rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn.
Bài tập tình huống dạy học nêu ra phải có đầy đủ hai yếu tố là điều đã cho
và yêu cầu cần tìm, tạo nên những mâu thuẫn cần thiết trong tư duy.
Mỗi bài tập tình huống chứa đựng một hoặc một số nhiệm vụ học tập mà
khi giải người học nhận được một liều lượng kiến thức, kỹ năng mới.
* Quy trình xây dựng bài tập tình huống
Bước 1 : Phân tích nội dung cần xây dựng bài tập tình huống
Bước 2 : Lập kế hoạch xây dựng bài tập tình huống
Bước 3 : Xây dựng bài tập tình huống
Bước 4 : Thực nghiệm sư phạm
Bước 5 : Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học
*Giải thích :
Bước 1 : Phân tích nội dung cần xây dựng bài tập tình huống
Bước này xác định rõ vị trí, kiến thức cơ sở, kiến thức cơ bản, kiến thức
trọng tâm của nội dung cần xây dựng bài tập tình huống. Trong từng đơn vị kiến
thức phải xác định rõ kiến thức nào là kiến thức đã biết, kiến thức nào là chưa
biết đối với học sinh.
Bước 2 : Lập kế hoạch xây dựng bài tập tình huống
5
skkn
Để việc lập kế hoạch đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng bài tập tình
huống cần căn cứ :
- Căn cứ vào mục tiêu và đặc thù nội dung dạy học.
- Căn cứ vào chuẩn kiến thức và kỹ năng cần đạt.
- Căn cứ vào các giai đoạn ( các khâu ) của quá trình dạy học.
- Căn cứ vào việc phân tích nội dung ở bước 1.
Số lượng các bài tập tình huống tương xứng với tầm quan trọng của các
đơn vị kiến thức và phân bổ cho tất cả các nội dung, các khâu của quá trình dạy
học.
Bước 3 : Xây dựng bài tập tình huống
- Dựa vào bước 1, 2, xây dựng các bài tập tình huống sát với nội dung và
kế hoạch đã đề ra.
-Xác định các đơn vị kiến thức cần xây dựng, kiến thức đã biết của học
sinh đối với đơn vị kiến thức đó là gì, cần cung cấp thêm thơng tin gì nữa, đặc
biệt kiến thức cần tìm là kiến thức nào, sau đó liên kết giữa kiến thức đã cho với
kiến thức cần tìm để cấu tạo thành bài tập tình huống.
Bước 4 : Thực nghiệm sư phạm
Đưa các bài tập tình huống đã xây dựng vào học ở các lớp thực nghiệm
sau đó so sánh kết quả với các lớp đối chứng, từ đó rút ra tính khả thi và hiệu
quả của các bài tập tình huống đã xây dựng làm cơ sở cho việc chỉnh sửa, hoàn
thiện và đưa bài tập tình huống vào sử dụng.
Bước 5 : Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học
Tùy vào phương tiện, điều kiệndạy học và khả năng tiếp nhận của từng
nhóm lớp mà chúng ta có thể linh hoạt sử dụng các bài tập tình huống xây dựng
được sao cho phù hợp nhất.
2.2. Thực trạng vấn đề
Qua điều tra thực trạng dạy học sinh học trong trường THPT nói chung
và phần Sinh sản ở thực vật nói riêng thì việc thiết kế và sử dụng bài tập tình
huống để tạo hứng thú, giúp học sinh chủ động tích cực trong học tập vẫn chưa
được các giáo viên thực sự quan tâm.
Sinh sản ở thực vật là một phần kiến thức có nhiều hiện tượng thực tế
trong đời sống thường nhật vì vậy việc đưa các bài tập tình huống vào để học
sinh nắm bắt kiến thức và tạo ra hứng thú cho học sinh trong giờ học là một việc
làm thiết thực.
Qua việc dự giờ và tham khảo ý kiến các giáo viên cùng trường và các
đồng nghiệp cùng học đại học hiện đang dạy các trường bạn, tổng số 10 người
về việc sử dụng BTTH tôi thu được kết quả điều tra như sau:
Bảng kết quả điều tra tình hình dạy học bằng BTTH
Thiết kế thường xuyên
Số lượng
2
Tỉ lệ %
20%
Có thiết kế nhưng khơng Chưa từng thiết kế
thường xuyên
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
3
30%
5
50%
6
skkn
Từ bảng số liệu trên ta có thể dễ dàng nhận thấy việc sử dụng BTTH
trong giảng dạy để rèn luyện các kỹ năng trong đó có kỹ năng phân tích- tổng
hợp trong trường THPT vẫn chưa được quan tâm và đầu tư đúng mực.
Mặc dù nhận định dạy học bằng BTTH là một phương pháp tích cực
xong lại khó thực hiện vì học sinh đã quen với lối tiếp thu thụ động, việc giáo
viên thiết kế các BTTH sẽ mất thời gian và khó làm, tuy vậy tơi tin rằng nếu
thực hiện được thì dạy học bằng BTTH sẽ đem lại hiệu quả dạy và học cao hơn
rất nhiều so với trước đây.
2.3.Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống để tổ chức hoạt động học phần
A - Sinh sản ở thực vật - chương IV sinh sản – Sinh học 11
2.3.1. Phân tích nội dung, phần A: Sinh sản của thực vật - chương IV sinh
học 11 - THPT
Các kiến thức cơ bản HS cần đạt được ở phần sinh sản của thực vật –
sinh học 11 - THPT gồm 3 bài với các nội dung sau:
STT Tên bài
Các kiến thức cần đạt
-Nêu được khái niệm sinh sản, sinh sản vơ tính.
- Trình bày được ưu điểm, nhược điểm của sinh
sản vơ tính.
Bài 41: Sinh sản vơ - Phân biệt được các hình thức sinh sản vơ tính ở
1
tính ở thực vật
thực vật.
- Nêu được cơ sở khoa học của các phương pháp
nhân giống sinh dưỡng nhân tạo: chiết cành, giâm
cành, ghép mắt, ghép cành, nuôi cấy tế bào và mơ
thực vật.
- Trình bày được vai trị của sinh sản vơ tính đối
với sự phát triển của thực vật và đối với đời sống
con người.
- Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính.
- Trình bày được ưu điểm, nhược điểm của sinh
sản hữu tính
2
Bài 42: sinh sản - Mơ tả được sự hình thành hạt phấn, túi phơi, sự
hữu tính ở thực vật thụ tinh kép và kết quả của sự thụ tinh.
- Nêu được nguồn gốc của qủa và hạt, phân biệt
được quả giả, quả đơn tính.
- Trình bày được vai trị của sinh sản hữa tính với
thực vật và ứng dụng của sinh sản hữu tính trong
nơng nghiệp.
- Giải thích được cơ sở khoa học của phương
pháp nhân giống vơ tính :Chiết, giâm cành, ghép
7
skkn
3
Bài 43 : thực hành
các phương pháp
nhân giống vơ tính
chồi(ghép mắt), ghép cành.
- Thực hiện được các phương pháp nhân giống :
Chiết, giâm cành, ghép chồi (ghép mắt), ghép
cành.
- - Nêu được lợi ích của các phương pháp nhân
giống sinh dưỡng.
Qua việc phân tích nội dung kiến thức ở trên, chúng ta sẽ xác định được
các đơn vị kiến thức cần xây dựng bài tập tình huống.
Trong từng đơn vị kiến thức phải xác định được kiến thức đã cho (kiến
thức này có thể nằm trong vốn hiểu biết của học sinh hoặc có trong nội dung
của bài tập tình huống )và kiến thức cần tìm (các yêu cầu, nhiệm vụ cần giải
quyết trong bài tập tình huống) sau đó thiết lập mâu thuẫn giữa điều đã cho với
điều chưa biết để hình thành nên bài tập tình huống.
2.3.2.Các bài tập tình huống xây dựng được
a. Bài tập tình huống dạng kênh chữ
Bài tập 1 (dùng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới)
Trước giờ Sinh học cô giáo yêu cầu mỗi nhóm mang một số mẫu vật về
sinh sản vơ tính, nhóm bạn An đã chuẩn bị :
- Củ khoai lang để lâu ngày ở đất ẩm mọc thành cây con.
- Lá cây thuốc bỏng rơi xuống đất ẩm đã mọc thành cây con ở các mắt.
- Một đoạn thân cây sắn đã được vùi vào đất ẩm và đang mọc chồi.
- Một hạt đậu rơi xuống đất ẩm đang mọc thành cây con.
- Dây rau má gồm nhiều cây con.
- Hạt ngơ mẹ An trồng đang mọc thành cây.
Nhóm bạn An chuẩn bị như vậy đã đúng chưa? Tại sao? Vậy thế nào là
sinh sản vơ tính?
Bài tập 2(dùng trong khâu củng cố kiến thức)
Nghỉ hè, bố mẹ cho anh em Nam về thăm quê ngoại. Trước nhà ông bà có
mộ cây hoa giấy to, phủ kín hiên với đủ màu: hồng, trắng, cam, tím. Em gái
thích thú nhìn thật lâu rồi tròn mắt lên hỏi: “ Anh ơi, sao có mỗi một cây mà lại
ra hoa nhiều màu đẹp thế ạ?”
Nếu là Nam em sẽ trả lời em gái thế nào?
Bài tập 3(dùng trong khâu củng cố kiến thức)
Giờ kiểm tra, cơ giáo viết đề lên bảng: “Có người nói rằng ở thực vật hạt
kín đã xảy ra sự thụ tinh kép và đó cũng chính là lựa chọn rất thông minh của
chúng.” Em suy nghĩ như thế nào về nhận định trên?
Bạn An bối rối chưa biết phải làm sao, em hãy giúp bạn?
Bài tập 4. (dùng trong khâu củng cố kiến thức)
Giống nhãn Hương Chi ở Hưng Yên cho quả rất to, ngọt và thơm. Gia
đình nhà bạn Hoa cũng trồng rất nhiều nhãn nhưng các cây này cho quả nhỏ và
không thơm như nhãn Hương Chi. Gia đình bạn quyết định chuyển sang trồng
nhãn Hương Chi. Bạn rất ngạc nhiên khi thấy bố, mẹ chỉ chặt hết cành nhãn
8
skkn
trong vườn đi và tiến hành ghép các cành nhãn Hương Chi vào đó mà khơng xin
hạt giống về trồng.
Theo em thì tại sao bố, mẹ bạn lại làm như thế?
Bài tập 5 (dùng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới)
Một bạn cho rằng, tất cả các cây có hoa lưỡng tính đều là những cây tự
thụ phấn nghiêm ngặt ( không giao phấn với hoa khác của cây cùng lồi).
Theo em, điều đó đúng hay sai, giải thích?
Bài tập 6 (dùng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới)
Lan đến nhà Mai chơi, hai bạn rủ nhau ra vườn ngồi nói chuyện. Trong
vườn có trồng các cây bưởi, chanh, nhãn và một số cây khác. Lan cho rằng, các
cây này được trồng trong một khu vườn nên chúng có thể thụ phấn với nhau,
cịn thụ tinh thì chưa chắc. Mai thì nói, chúng khơng thể thụ phấn với nhau vì
chúng thuộc các lồi khác nhau do đó chắc chắn chúng sẽ khơng thể diễn ra q
trình thụ tinh được.
Ý kiến của em như thế nào về tình huống này?
Bài tập 7(dùng trong khâu củng cố kiến thức)
Cây ở cột A có thể ghép với cây nào ở cột B
Cột B
Cột A
Bầuchua
Cà
Dưa
hấu
Táo chua
Táo
tàuVolka
Chanh
Bịn
Dâu bon
Chanh
Cà Tím
Bài tập 8 (dùng trong khâu kiểm tra đánh giá )
Ghép các loài thực vật với các hình thức sinh sản sao cho phù hợp?
A. Cây lá bỏng
1. Thân rễ
B. Khoai lang
2. Bào tử
C. Dương xỉ
3. Cành
D. Cỏ tranh
4. Lá
E. Cây bưởi
5. Hạt
6. Thân củ
Bài tập 9 (dùng trong khâu củng cố kiến thức)
Tại sao khi sử dụng hoa ly để trang trí người ta lại ngắt bỏ nhị hoa?
Bài tập 10(dùng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới)
Tại sao cây 2 lá mầm xảy ra thụ tinh kép nhưng hạt của nó lại khơng có
nội nhũ?
Đối với cây 2 lá mầm thì chất dinh dưỡng cung cấp cho sự phát triển
trong thời kì đầu của cá thể mới lấy ở đâu?
Bài tập 11(dùng trong khâu kiểm tra đánh giá)
Hai bạn Minh và Khánh đang tranh luận. Minh nói: “Sinh sản hữu tính ưu
việt hơn sinh sản vơ tính”. Khánh lại cho rằng: “Sinh sản vơ tính mới ưu việt
hơn”.
Em đồng tình với ý kiến của ai? Vì sao?
9
skkn
Bài tập 12 (dùng trong khâu kiểm tra đánh giá )
Vì sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép và buộc chặt mắt ghép?
Bài tập 13(dùng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới )
Nêu các vai trò của sinh sản vơ tính đối với đời sống thực vật và con
người?
Bài tập 14(dùng trong khâu củng cố kiến thức)
Tại sao đối với cây ăn quả lâu năm người ta thường nhân giống bằng
phương pháp chiết cành?
b. Bài tập tình huống dạng kênh hình
Bài tập 1(dùng trong khâu kiểm tra, đánh giá)
Chỉ rõ nguồn gốc tạo cá thể mới trong nhân giống vơ tính của các lồi
thực vật sau?
Bài tập 2 (dùng trong khâu củng cố kiến thức)
Điền tên các phương pháp nhân giống vào ô trống tương ứng cho phù
hợp?
10
skkn
Bài tập 3 (dùng trong khâukiểm tra đánh giá)
Cây nào dưới đây mà cơ thể mới được sinh ra từ rễ củ?
Bài tập 4 (dùng trong khâu củng cố kiến thức)
Tại sao các quả sau được gọi là quả giả? Xác định tên các thành phần vào
ô tương ứng?
11
skkn
Bài tập 5 (dùng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới)
Quan sát hình và cho biết sinh sản hữu tính là gì?
Thụ tinh
Phát triển
Cơ thể mới
Bài tập 6 (dùng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới)
Điền thông tin vào các ô tương ứng của quá trình hình thành hạt phấn
12
skkn
Bài tập 7(dùng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới)
Điền thơng tin vào các ơ tương ứng trong q trình hình thành túi phơi?
Bài tập 8 (dùng trong khâu củng cố)
13
skkn
Hãy chỉ ra sự giống và khác trong quá trình hình thành hạt phấn và túi phơi?
b.Bài tập tình huống dạng sơ đồ
Bài tập 1 (dùng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới)
Hoàn thành sơ đồ sinh sản bằng bào tử của cây rêu từ đó rút ra đặc điểm
của sinh sản bằng bào tử?
14
skkn
Bài tập 2(dùng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới)
Hoàn thiện quy trình ni cấy
mơ tế bào theo sơ đồ sau?
Bài tập 3 (dùng trong khâu ơn tập,củng cố)
Hồn thiện sơ đồ sinh sản vơ tính ở thực vật?
15
skkn
Bài tập 4 (dùng trong khâu kiểm tra đánh giá)
Hoàn thiện chu trình sống của rêu theo sơ đồ sau
Túi tinh(n)
Tinh trùng(n)
Thể giao tử(n)
( Cây rêu )
Hợp tử(2n)
Túi noãn(n)
Bào tử(n)
Noãn cầu (n)
Túi bào tử(2n)
Thể bào tử(2n)
Bài tập 5(dùng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới )
Điền thông tin vào các chỗ chấm?
2.3.Bài tập tình huống dạng bảng biểu
16
skkn
Bài tập 1(dùng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới)
Điền dấu x vào các đặc điểm tương ứng với các hình thức sinh sản, từ đó
rút ra ưu điểm của sinh sản hữu tính?
2.3.Bài tập tình huống dạng bảng biểu
Bài tập 1(dùng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới)
Điền dấu x vào các đặc điểm tương ứng với các hình thức sinh sản, từ đó
rút ra ưu điểm của sinh sản hữu tính?
Các đặc điểm
Sinh sản vơ tính Sinh
tính
sản
hữu
1. Có sự trao đổi, tái tổ hợp hai bộ gen
2. Luôn gắn liền với giảm phân
3. Tạo ra các cá thể mới thích nghi với
mơi trường sống ổn định
4. Kém đa dạng di truyền
5. Tạo sự đa dạng di truyền
6. Tăng khả năng thích nghi với mơi
trường sống thay đổi
Bài tập 2 (dùng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới )
Phân biệt các phương pháp nhân giống vơ tính vào bảng sau?
Phương
Cách tiến hành
Ý nghĩa, ví dụ
Điều kiện
pháp
Giâm cành
Ghép
cành, chồi
Chiết cành
Ni cấy
mô, tế bào
Bài tập 3 (dùng trong khâu củng cố kiến thức)
Phân biệt sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng?
Các tiêu chí phân biệt
Sinh sản bằng bào tử Sinh sản sinh dưỡng
1. Đại diện
2. Nguồn gốc của cây con
3. Số lượng cá thể con được tạo ra
4. sự xen kẽ thế hệ
5. Khả năng phát tán
17
skkn
Bài tập 4 (dùng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới)
Rút ra ưu điểm và hạn chế của sinh sản vơ tính bằng cách điền dấu X vào
ơ tương ứng?
Đặc điểm
Ưu
Nhược
điểm điểm
1. Cá thể sống độc lập vẫn có thể tạo ra con cháu. Có lợi trong
trường hợp mật độ quần thể thấp.
2. Tạo các cá thể mới giống nhau và giống mẹ về các đặc điểm di
truyền sống cùng điều kiện như cây mẹ sẽ tồn tại và sinh
sản tốt.
3. Khơng có tính đa dạng về di truyền điều kiện sống thay đổi
có nguy cơ tuyệt chủng.
4. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
Bài tập 5 (dùng trong khâu kiểm tra đánh giá)
Phân biệt các hình thức sinh sản?
Tiêu chí phân biệt
Sinh sản vơ tính
Khái niệm
Cơ sở tế bào học
Đặc điểm di truyền
Ý nghĩa
Sinh sản hữu tính
Bài tập 6(dùng trong khâu củng cố kiến thức)
Nối ưu nhược điểm của các phương pháp sau cho phù hợp?
TÊN GỌI
ĐẶC ĐIỂM
1. Giâm
A. Có hệ số nhân giống thấp, nhanh ra quả (1 năm), nhanh thối
hóa, được áp dụng với chanh, cam, bưởi, hồng xiêm, nhãn, vải.
2. Chiết
B. Cây có hệ rễ khỏe, chậm ra quả, khơng giữ được đặc tính di
truyền của cây mẹ do xuất hiện biến dị tổ hợp.
3.Ghép
C. Dễ tiến hành, tỉ lệ cành chết cao.
4. Trồng bằng D. Có hệ số nhân giống cao, là kĩ thuật khá phổ biến hiện nay,
hạt
tận dụng ưu thế của gốc ghép và cành ghép, rút ngắn thời gian ra
quả.
* Kết quả xây dựng bài tập tình huống
18
skkn
Sau khi phân tích nội dung phần “sinh sản ở thực vật” tơi đã xây dựng
được 32 bài tập tình huống trong đó:
- 14 bài tập dạng kênh chữ
- 8 bài tập dạng kênh hình
- 5 bài tập dạng sơ đồ
- 6 bài tập dạng bảng biểu
(Hướng dẫn trả lời các bài tập tình huống ở phần phụ lục)
Từng dạng bài tập đều có đa dạng các tình huống dùng cho các khâu
(nghiên cứu tài liệu mới, củng cố kiến thức, kiểm tra đánh giá) mà tơi đã chú
thích ở trên, tuy nhiên tùy vào đối tượng học sinh và phương tiện dạy học chúng
ta có thể linh hoạt sử dụng các bài tập để đạt được mục tiêu dạy học cao nhất.
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Bước đầu thực nghiệm được ở một số lớp để xác định tính khả thi và giá trị
của bài tập tình huống đã xây dựng.
Sáng kiến kinh nghiệm này đã được thực hiện và áp dụng trong một số năm
học gần đây đặc biệt là trong năm học 2021 – 2022 với học sinh của 2 lớp có
trình độ tương đương nhau là lớp 11C2 và lớp 11C3.
Lớp 11C2 lớp thực nghiệm(TN), sĩ số lớp 40
Lớp 11C3 lớp đối chứng(ĐC), sĩ số lớp là 39
Kết quả thu được thông qua bài kiểm tra độ bền kiến thức của phần “sinh sản
ở thực vật” như sau :
Lớp
Số bài
Kết quả
kiểm tra
Khá
Giỏi
Dưới trung
Trung bình
bình
11C2
40
0 (0.0%)
15 (37,5%) 20(50 %)
5 (12,5%)
11C3
39
2 (5,13%)
20 (51,28%) 15(38,46%)
2(5,13%)
Kết quả cho thấy học sinh lớp TN có kết quả kiểm tra cao hơn lớp ĐC,
hầu hết học sinh lớp TN đều nắm vững các kiến thức cơ bản của bài học.
Qua quan sát sư phạm, điều tra ở các lớp ĐC cho thấy, chất lượng lĩnh hội
kiến thức phần sinh sản ở thực vật của học sinh còn rất thấp. Nguyên nhân chủ
yếu do học sinh còn bị thụ động trong cách học nên chỉ ghi nhớ máy móc, thiếu
các kỹ năng phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp,....
Đối với lớp TN do các bài tập tình huống đặt học sinh vào tình huống có
vấn đề làm nảy sinh mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều cần tìm nên kích thích
các em phải suy nghĩ, tạo động cơ học tập tích cực, chủ động nổ lực tìm kiếm tri
thức, tích lũy các tri thức và kỹ năng qua từng tình huống, từng bài học.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
skkn
3.1. Kết luận
- Phương pháp này đã tập cho các em phải suy nghĩ, có năng lực hoạt
động độc lập, tích cực theo hướng khơng ngừng đổi mới và làm phong phú thêm
vốn tri thức khoa học, có kỹ năng giải quyết các vấn đề phức tạp ở nhiều mức
khác nhau. Đáp ứng được nhiệm vụ bồi dưỡng nhân cách tích cực, chủ động,
sáng tạo cho học sinh.
- Đáp ứng được nhiệm vụ của đổi mới phương pháp dạy học tích cực đó
là “ lấy học sinh làm trung tâm, làm chủ thể trong quá trình lĩnh hội tri thức,
thầy giáo giữ vai trò chủ đạo tổ chức hướng dẫn phát huy cho chủ thể tự trang bị
kiến thức” .
3.2. Kiến nghị:
- Cần có tiết bài tập và tiết thực hành để học sinh tự rèn luyện kiến thức .
- Đối với học sinh : cần tích cực chủ động trong q trình học, tự học, tự tìm
hiểu kiến thức, thơng qua việc tìm kiếm thơng tin để rèn luyện và củng cố kiến
thức cho bản thân.
- Đối với bản thân: đề tài mà tôi nghiên cứu chỉ là 1 phần của sinh học cơ thể có
thể áp dụng đối với học sinh thi THPT quốc gia và kì thi năng lực, đánh giá tư
duy của các trường đại học. Bản thân cần tìm hiểu thêm nhiều phân kiến thức
khác nữa
- Đối với đồng nghiệp: mỗi GV có thể áp dụng các bài tập tình huống vào các
giờ dạy trên lớp cũng như giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh.
- GV cần phát huy cao độ tính tự giác, khả năng chủ động sáng tạo của HS khi
gặp các tình huống có vấn đề trong thực tiễn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 28 tháng 5 năm2022.
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Hoàng Thị Kim Ngân
20
skkn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2007, Sách giáo khoa Sinh học 11 cơ bản Nhà xuất bản giáo dục.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2009, Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn
kiến thức- kĩ năng môn Sinhhọc 11- Nhà xuất bản giáo dục.
3. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và
sách giáo khoa, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
4. Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn (chủ biên), Nguyễn
Như Khanh (2006), Sách giáo viên Sinh học 11 - Nhà xuất bản giáo dục.
5. Phan Đức Duy (1999). Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện
cho sinh viên kĩ năng dạy học sinh học. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội.
6.Phan Thị Thanh Hội - Khưu Thanh Tuyết Lê (2012). Sử dụng bài tập tình
huống để rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp cho học sinh trong dạy
học phần tiến hóa - Sinh học 12 trung học phổ thơng. Tạp chí Giáo dục, số 293,
tr 54-56.
7. Một số trang web và Group sinh học.
21
skkn