Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Skkn vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm khơi dậy niềm say mê học tập của học sinh trong dạy học môn gdcd lớp 10 (phần công dân với đạo đức)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.78 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ NHẰM KHƠI DẬY
NIỀM SAY MÊ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG
DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10
(PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC)

Người thực hiện: Phạm Ngọc Sơn
Chức vụ: Giáo viên
SKKN mơn: Giáo Dục Cơng Dân

THANH HĨA NĂM 2022

1

skkn


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

MỤC LỤC
1. Mở đầu.

1



1.2. Lí do chọn đề tài.

1

1.2. Mục đích nghiên cứu.

1

1.3. Đối tượng nghiên cứu.

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu.

2

2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.

3

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

3

2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN.

5

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.


5

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

14

3. Kết luận, kiến nghị.

16

3.1. Kết luận.

16

3.2. Kiến nghị.

17

TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI

2

skkn


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Đổi mới giáo dục đang được toàn xã hội quan tâm. Đổi mới phương pháp

dạy học trong CTGDPT 2018 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự
học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng qua đó hình
thành và phát triển năng lực, phẩm chất người học.
Giáo dục công dân (GDCD) là một mơn khoa học xã hội có vị trí, vai trị
đặc biệt quan trọng trong trường Trung học phổ thơng (THPT). Cùng với các
mơn học khác nó góp phần đào tạo người lao động mới vừa có tri thức khoa học,
có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính trị tư tưởng,
có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, gia đình và bản thân. Tuy nhiên, hiện nay
phần lớn học sinh (HS) phổ thông đều chưa ý thức được tầm quan trọng của mơn
học này nên xem nhẹ, thậm chí coi thường mơn học, giờ học mơn GDCD đa
phần học sinh ít tập trung, học theo kiểu chống đối hoặc làm việc riêng. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên song một trong những nguyên nhân cơ bản
là do phương pháp dạy của giáo viên chưa tạo được hứng thú và niềm say mê
học tập ở học sinh. Vậy làm thế nào để khơi dậy niềm say mê học tập ở các em?
Khi tìm hiểu về ca dao, tục ngữ Việt Nam tơi nhận thấy đây là kho tàng trí tuệ rất
giá trị và nếu được vận dụng trong giảng dạy sẽ làm cho bài giảng môn GDCD
thêm sinh động hơn và học sinh say mê, hứng thú học tập hơn.
Từ những trăn trở trên, cộng với những kết quả đã thu nhận được từ cơng tác
giảng dạy của mình, tơi đã lựa chọn, nghiên cứu“Vận dụng ca dao, tục ngữ
nhằm khơi dậy niềm say mê học tập của học sinh trong dạy học môn GDCD
lớp 10 (Phần công dân với đạo đức).” làm đề tài cho Sáng kiến kinh nghiệm
của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Trước xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trước sự phát triển nhanh
chóng của công nghệ thông tin và mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang ảnh
hưởng không nhỏ đến đạo đức của giới trẻ hiện nay, một bộ phận thanh thiếu
niên đã có những biểu hiện xuống cấp về đạo đức thì việc giáo dục đạo đức cho
3


skkn


học sinh càng trở nên quan trọng và cần thiết. Giáo viên (GV) cần khai thác
những giá trị của đạo đức truyền thống đã được ông cha ta đúc kết trong ca dao,
tục ngữ để giảng dạy cho học sinh qua các giờ học nói chung và giờ học đạo đức
mơn giáo dục cơng dân nói riêng.
Theo tơi, đó là con đường ngắn nhất nhằm giáo dục đạo đức một cách có
hiệu quả cho học sinh bởi lẽ ca dao, tục ngữ là những bài học đạo đức vừa sâu
sắc lại có vần điệu, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ ăn sâu vào suy nghĩ của mỗi chúng ta. Ca
dao, tục ngữ là những bài học vô cùng quý giá về cách đối nhân xử thế, cách giao
tiếp ứng xử giữa con người với nhau trong cuộc sống sinh hoạt, đời sống xã hội
và mang tính giáo dục cao.
Ca dao, tục ngữ Việt Nam thể hiện khá rõ nét tính giáo dục của nó. Đó
chính là bài học kinh nghiệm mà thế hệ đi trước muốn được gửi gắm truyền đạt
lại cho các thế hệ con cháu sau này cách ăn ở sao cho hợp với những giá trị,
chuẩn mực đạo đức ngàn đời của ơng cha.
Bởi lẽ đó, việc vận dụng những giá trị đạo đức truyền thống trong ca dao,
tục ngữ sẽ khơi dậy được niềm say mê, hứng thú học tập, lĩnh hội tri thức của các
em đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho giới trẻ hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Giáo dục đạo đức cho học sinh dựa trên việc khai thác ca dao, tục ngữ
thông qua các bài giảng là một hướng đi mang bản sắc riêng của nền giáo dục
nước nhà. Góp phần hồn thành nhiệm vụ giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đề
ra, đó là tạo ra những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Điều này có ý nghĩa
vơ cùng quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.
Đề tài nghiên cứu và vận dụng một cách linh hoạt một số phương pháp dạy
học môn Giáo dục công dân theo định hướng phát triển năng lực vào giảng dạy
phần “Công dân với đạo đức” (học kì 2- mơn GDCD lớp 10), trong đó tác giả tập
trung nghiên cứu vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm khơi dậy niềm say mê học tập,

đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học của bộ môn GDCD ở trường THPT.
Cụ thể là học sinh khối 10 trường THPT Hà Trung trong các năm học 20202021 và 2021- 2022.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi đã sử dụng những biện pháp sau:
Phương pháp đặt vấn đề, giải quyết vấn đề; Phương pháp nghiên cứu, xây
dựng cơ sở lí thuyết; Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin;
4

skkn


Phương pháp thống kê, xử lý số liệu . Đặc biệt là phương pháp thực nghiệm
( thông qua thực tế dạy học trên lớp).

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Như chúng ta đã biết ngành giáo dục đã trải qua rất nhiều cuộc cải cách giáo
dục và đã phấn đấu thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ,đáp ứng phù hợp với
yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới .Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ giúp
học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng
cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo hình thành nhân
cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân,
chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Ca dao, tục ngữ, là di sản tinh thần quý báu, là kho tri thức về kinh nghiệm
cuộc sống và đạo lí làm người mà ơng cha ta đã để lại. Ca dao tục ngữ chiếm một
vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân. Vì vậy khai thác giá trị
của nó để vận dụng vào giảng dạy môn GDCD – phần công dân với đạo đức
chắc chắn sẽ khơi dậy được niềm say mê học tập của học sinh, góp phần nâng

cao hiệu quả dạy học bộ môn này.
Mục tiêu của phần môn GDCD – Phần công dân với đạo đức là giúp HS
nắm vững các giá trị đạo đức của xã hội để từ đó có thái độ tơn trọng các giá trị
đạo đức ấy, hình thành những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo
đức của xã hội. Đồng thời có quyết tâm học tập, rèn luyện để tự hoàn thiện bản
thân.
Để thực hiện mục tiêu đó, nội dung mơn GDCD lớp 10 được cấu trúc nhằm
giáo dục cho học sinh từ nhận thức đến hành vi đạo đức theo những chuẩn mực
cụ thể như: hiếu thảo với ông bà cha mẹ, tôn trọng thầy cô giáo, yêu quê hương
đất nước... bên cạnh đó giúp các em tự hồn thiện bản thân thông qua lĩnh hội
các khái niệm về lương tâm, nghĩa vụ, nhân phẩm, danh dự... và thấy được trách
nhiệm của mình với cộng đồng, cư xử sao cho hợp chuẩn mực đạo đức.
Có nhiều cách khác nhau để vận dụng ca dao, tục ngữ, trong việc giảng dạy
môn GDCD – phần công dân với đạo đức như: Sử dụng ca dao, tục ngữ, trong
việc giảng giải kiến thức mới, trong ôn tập và củng cố tri thức, trong kiểm tra
đánh giá kiến thức... Việc khai thác ca dao, tục ngữ, thông qua các bài giảng
GDCD là một hướng đi mang bản sắc riêng của nền giáo dục nước nhà. Điều này
5

skkn


có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện
nay. Mong rằng, các bạn đồng nghiệp hãy cùng thắp lên ngọn lửa tình u của
học sinh với mơn GDCD qua việc sưu tầm, vận dụng ca dao tục ngữ, trong dạy
học bộ môn này, để môn GDCD làm được điều mà cái tên của nó thể hiện –
Giáo dục cơng dân!
Phương pháp vận dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy nhằm giúp cho học
sinh tham gia chủ động trong quá trình học tập .Học sinh tự biết mình phải noi
theo những tấm gương nào, anh hùng nào, làm điều tốt như thế nào , yêu thương

con người cần phải làm gì… và có thể nói những câu ca dao,tục ngữ đã tác động
đến tâm lí ,hành vi của các em và từ đó hướng các em đi đúng con đường mà xã
hội đang cần và mong muốn. Với ý nghĩa đó thì việc khơi dậy trong các em niềm
say mê học tập có vai trị hết sức quan trọng.
Niềm say mê học tập chính là sự đam mê, yêu thích với việc học mà không
cần người khác thúc ép. Niềm say mê học tập có ý nghĩa to lớn với việc học và
để làm cho học sinh say mê học tập là cả một nghệ thuật sư phạm của người giáo
viên. Khi say mê, học sinh sẽ chủ động đi tìm và lĩnh hội tri thức, việc học sẽ trở
nên thú vị và kiến thức được khắc sâu hơn.
Say mê, học sinh sẽ khơng nản chí trước những u cầu khó, những thử thách
trên con đường chinh phục thử thách. Khi vượt qua được một chướng ngại vật,
lại càng hăng say chinh phục những bậc thang cao hơn để vươn tới chiếm lĩnh
những tầm cao mới.
Học sinh say mê cũng truyền cảm hứng cho thầy cô, thầy cô không cần phải
nhồi nhét học sinh học. Như thế, có nguồn động lực từ hai phía, làm cho việc dạy
và học được thuận lợi hơn nhiều lần.
Để học tập một cách hiệu quả, một người nói chung hay một học sinh nói
riêng cần có niềm say mê, một mục tiêu hay một động lực. Thầy cơ giáo có trách
nhiệm khuyến khích mọi học sinh trong lớp học tập. Tuy việc này có thể rất khó
để thực hiện nhưng các thầy cơ lại có những cơ hội tuyệt vời đề khuyến khích và
phát triển kiến thức cho các em.
Mỗi người cần có một nhu cầu học tập, tuy nhiên, đơi khi nhu cầu đó lại
khơng được coi trọng một cách đúng mức và liên tục. Giáo viên cần phải hiểu
được nhu cầu đó và giúp học sinh của mình ý thức rõ về nó. Nếu làm được điều
đó, thầy cơ sẽ dễ dàng định hướng cho học sinh và bản thân giáo viên đó cũng sẽ
giữ được niềm đam mê đối với mơn học mình giảng dạy.

6

skkn



2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh là vấn đề đang được đặc biệt quan tâm. Mỗi giáo viên bằng
lòng yêu nghề và kinh nghiệm giảng dạy của mình ln ln tìm tịi những
phương pháp mới phù hợp với môn học và đối tượng học sinh để đạt được kết
quả giảng dạy tốt nhất.
Thêm vào đó, việc giảng dạy môn GDCD ở trường THPT hiện nay nói chung
cịn rất nhiều bất cập, được xem là mơn phụ, ít được quan tâm, mơn học được
học sinh nhận xét là “ Vừa khơ, vừa khó”, hầu hết học sinh đều chỉ học đối phó.
Nhưng thực chất, GDCD là môn học hết sức quan trọng, môn học trực tiếp cung
cấp cho học sinh thế giới quan, phương pháp luận khoa học, mơn học giúp cho
học sinh hình thành nhân cách, đạo đức làm người. Để góp phần tạo hứng thú
học tập cho học sinh, đưa những kiến thức lí luận khó hiểu gần gũi hơn, dễ hiểu
hơn với học sinh, giúp tạo hiệu quả cao trong giảng dạy, tôi đã vận dụng nguồn
ca dao, tục ngữ của dân tộc vào giảng dạy phần “Công dân với đạo đức”- SGK
GDCD 10 và đã thu được những kết quả khả quan.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Cơng tác chuẩn bị:
Sự chuẩn bị của thầy và trị trước mỗi bài học, tiết học là hết sức quan
trọng, nhất là khi giáo viên sử dụng những phương pháp dạy học mới lấy học
sinh làm trung tâm, người thầy đóng vai trị hướng dẫn, học sinh là người chủ
động, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu để chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng kiến thức
đó vào cuộc sống. Do đó, để tiết học có hiệu quả và diễn ra theo đúng ý tưởng
của giáo viên thì trước hết cần phải có giáo án phù hợp; giáo viên và tất cả học
sinh trong lớp đều phải sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ phù hợp với từng nội
dung của bài; xây dựng hệ thống câu hỏi...chính sự hào hứng, tích cực và chủ
động trong việc sưu tầm ca dao, tục ngữ đã bước đầu kích thích tính say mê
khám phá tri thức của các em.

*Sử dụng ca dao, tục ngữ trong việc giảng dạy kiến thức mới.
Trong dạy học kiến thức mới, giáo viên phải sáng tạo trong phương pháp dạy
học phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác của học sinh. Chú trọng rèn luyện
phương pháp tư duy, tạo niềm tin sự hứng khởi, thái độ tự tin trong học tập. Giờ
học sẽ trở nên sôi nổi, sinh động hơn nếu giáo viên biết khai thác, sử dụng ca
7

skkn


dao, tục ngữ vào đúng chỗ hợp lí. Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho cá nhân
hoặc kết hợp việc làm theo nhóm. Học sinh thảo luận, chọn lựa sau đó phát biểu
ý kiến của mình để làm sâu sắc nội dung bài học . Dưới đây là một số vận dụng
mà tơi đã làm sáng tỏ, có hiệu quả.
Có nhiều cách khác nhau để sử dụng ca dao, tục ngữ trong việc giảng dạy
kiến thức mới môn GDCD.
Chủ đề 5– Công dân với các phạm trù đạo đức cơ bản
Mục 1. Nghĩa vụ.
GV sử dụng bài ca dao sau để khai thác kiến thức bài học:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lịng thờ mẹ, kính cha
Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con”.
(Ca dao)
GV sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, chia lớp thành 4 nhóm và giao
nhiệm vụ.
Nhóm 1: Em hãy cho biết ý nghĩa của câu ca dao trên.
Nhóm 2: Một số bạn trẻ hiện nay có quan điểm: “ Cha mẹ ni và chăm sóc
con cái là một quy luật”. Em có suy nghĩ gì về quan điểm này?
Nhóm 3: Theo em, điều gì sẽ diễn ra nếu chữ “Hiếu” bị coi nhẹ?

Nhóm 4: Bổn phận làm con, em đã có những việc làm thiết thực nào để đền
đáp công ơn cha mẹ?
GV kết luận và liên hệ:
Cha mẹ không chỉ ban cho chúng ta sinh mệnh. Mà họ cịn ni dưỡng, chăm
sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. Từ khi con còn bé, cha mẹ đã ở cạnh bên bế
bồng, chăm lo giấc ngủ, dạy con từng bước đi. Đến khi trưởng thành, cha mẹ sẽ
trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc, luôn dang rộng vịng tay chào đón đứa
con trở về sau mỗi bão giông của cuộc đời. Cha mẹ không chỉ là tấm gương để
con học tập theo, mà còn trở thành một người bạn của con. Có nghĩa là cha mẹ
sẽ cùng chia sẻ với con những vấn đề trong cuộc sống, đưa ra những lời khuyên
hay lời động viên đúng lúc. Và nhờ có tình u thương của cha mẹ, mỗi người
mới được sống trong hạnh phúc, được phát triển một cách toàn diện và chắc chắn
trong tương lai sẽ trở thành người có ích cho xã hội.
Thật đáng phải suy nghĩ, có khơng ít người con được thụ hưởng sự yêu
thương, chăm sóc của cha mẹ lại xem đó là điều hiển nhiên, rồi khi trưởng thành
8

skkn


bỗng quên hết ân nghĩa, đối xử tệ bạc, thậm chí cịn đánh đập, hành hạ cha mẹ.
Với những đứa con bất hiếu, khơng chỉ bị dày vị bởi tịa án lương tâm, họ còn bị
xã hội lên án, thậm chí phải chịu hình phạt của pháp luật.
Hiểu được cơng ơn của cha mẹ, mỗi người cần sống sao cho trọn chữ hiếu.
Con cái phải biết yêu thương, kính trọng cha mẹ. Những hành động nhỏ bé như
một lời chào mỗi khi đi học hay khi về nhà. Hay giúp đỡ cha mẹ những công
việc nhỏ trong nhà: nấu cơm, rửa bát, quét nhà. Hay tự nhắc nhở bản thân phải
cố gắng học tập chăm chỉ, rèn luyện đạo đức. Đó là “đạo hiếu” mà mỗi người
cần phải ghi nhớ và thực hiện. Chỉ khi con người biết hiếu thảo với cha mẹ những người có cơng ơn sinh thành dưỡng dục, thì mới biết trân trọng những
người xung quanh.

Mục 3. Nhân phẩm và danh dự
GV sử dụng câu tục ngữ:
“Đói cho sạch, rách cho thơm”
(Tục ngữ)
Câu hỏi: - Câu tục ngữ trên nhắc nhở chúng ta điều gì?
- Vì sao phải sống “Đói cho sạch, rách cho thơm”?
- Bản thân em có thể vận dụng điều gì từ câu tục ngữ ấy?
Sau khi học sinh thảo luận, trình bày kết quả của nhóm, GV có thể bổ sung,
giải thích ý nghĩa câu tục ngữ và hướng dẫn các em liên hệ với thực tế cuộc
sống:
* “Đói cho sạch, rách cho thơm” mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp
khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống
ngay thẳng, trong sạch.
Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khun răn sâu sắc giúp con người
gìn giữ nhân phẩm và đạo đức.
* Vì sao phải sống “Đói cho sạch, rách cho thơm”:
Khuất phục trước sự túng quẫn, đói rách mà làm điều sai trái sẽ dần khiến
con người đánh mất nhân phẩm và ngày càng lún sâu vào tăm tối, khó quay đầu
lại. Mượn cớ khốn cùng, vất vả để sống lầm lạc, buông thả, làm điều bất nhân
cuối cùng cũng sẽ phải nhận lãnh hậu quả xứng đáng. Giữ vững tâm hồn trước
mọi gian khổ, khó khăn giúp con người nâng cao phẩm cách và sở hữu một ý chí
dẻo dai, kiên cường.
Kiên trì sống trong sạch, ngay thẳng giúp con người rèn luyện bản lĩnh và
chiến thắng mọi gian lao, thử thách. Con người có lối sống đẹp sẽ được mọi
9

skkn


người tôn trọng, yêu quý. Mỗi con người biết sống tốt trước mọi khó khăn đều

mang lại sự vui sướng và thanh thản cho bản thân đồng thời góp phần làm xã hội
hài hòa, tốt đẹp hơn.
Khi G.V muốn khắc sâu hơn nữa sự cần thiết phải giữ gìn nhân phẩm, danh
dự của mình, dư luận xã hội sẽ đánh giá rất khắt khe đối với từng hành động,
việc làm của mỗi người, GV có thể sử dụng câu ca dao sau:
“Trăm năm bia đá cũng mịn
Nghìn năm bia miệng vẫn cịn trơ trơ”
(Ca dao)
GV có thể kết hợp cả những câu truyện cổ tích để minh họa cho câu ca dao
trên,
Ví dụ: Thơng qua câu truyện Tấm Cám, ngàn đời sau nhân dân ta vẫn luôn
ca ngợi một cô Tấm thiện lương, nhưng cũng ngàn đời sau nhân dân vẫn còn lên
án cái ác độc, tàn nhẫn của mẹ con nhà Cám...
Chủ đề 6. Cơng dân với tình u, hơn nhân và gia đình.
Mục 2: Hơn nhân. G.V cho học sinh làm rõ hơn nội dung của chế độ hôn
nhân nước ta là: Tự nguyện, tiến bộ và một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
qua các câu ca dao, tục ngữ hết sức quen thuộc như:
“ Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người”
( Ca dao)
“ Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp gập đầu khen ngon”
( Ca dao)
Từ việc phân tích những câu ca dao trên, giúp học sinh hiểu được quan hệ vợ
chồng là hết sức thiêng liêng và quan hệ này là quan hệ đặt nền móng vững chắc
cho một gia đình hạnh phúc. Quan hệ vợ chồng cần có sự tin cậy, trên cơ sở của
một tình yêu chân chính và lành mạnh “ Thuận vợ, thuận chồng tát bể đông cũng
cạn”( Tục ngữ)
Chủ đề 7. Công dân với cộng đồng
Vận dụng tục ngữ : giáo viên yêu cầu :

Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống nhân nghĩa của dân tộc
Việt Nam
10

skkn


Học sinh trả lời :

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
(Ca dao)
“Lá lành đùm lá rách”
(Tục ngữ)
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
(Tục ngữ)

GV đặt câu hỏi:
- Ở lớp, trường và địa phương em đã và đang có những hoạt động nào thể
hiện truyền thống nhân nghĩa của đân tộc?
- Em hãy cho biết ý nghĩa của các hoạt động đó?
Qua sự dẫn dắt thơng qua các câu hỏi của GV, HS chủ động, say mê tìm tịi,
khám phá kiến thức và hơn hết, các em biết vận dụng những giá trị của những
câu ca dao, tục ngữ ấy vào chính cuộc sống của mình.
Trong phần: Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam thể hiện ở những điểm
sau. ( Mục b. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.)
GV có thể vận dụng một số câu ca dao, tục ngữ sau đây để nêu câu hỏi thảo
luận; liên hệ thực tiễn; củng cố kiến thức hay sử dụng để kiểm tra, đánh giá khả
năng lĩnh hội kiến thức của học sinh.
- Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.

“ Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng, dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hơm nao”
( Ca dao)
- Tình thương u đối với đồng bào, giống nịi, dân tộc.
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
( Ca dao)
-Lòng tự hào dân tộc chính đáng.
“Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ múc nước rửa bành con voi
11

skkn


Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng”.
( Ca dao)
- Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giắc ngoại xâm.
“Dân ta nhớ một chữ đồng
Đồng tình, đồng sức, đồng lịng, đồng minh.”
(Tục ngữ)
“Một hịn chẳng đắp nên non
Ba hòn đắp lại nên cồn Thái Sơn”.
( Ca dao)
-Cần cù, sáng tạo trong lao động.
“Bao giờ đom đóm bay ra,
Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng”.

( Ca dao)
Với hình thức này chúng ta chú ý khơng nên quá lạm dụng mà đưa ra quá
nhiều câu tục ngữ, ca dao trong một bài giảng vì như vậy sẽ dẫn tới phân tán sự
chú ý của học sinh hoặc sự nhàm chán trong quá trình dạy học.
*Sử dụng ca dao, tục ngữ trong ôn tập và củng cố tri thức
Cùng với các hình thức ơn tập khác ca dao, tục ngữ sẽ góp phần đa dạng hóa
và làm hấp dẫn nhận thức cũng như cảm xúc của các em đối với môn học xưa
nay vẫn được xem là khó, khơ và trừu tượng.
Ví dụ: GV có thể lấy câu tục ngữ sau để củng cố kiến thức sau khi dạy mục 3:
Nhân phẩm và danh dự.
“ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
(Tục ngữ)
“ Cái nết đánh chết cái đẹp”.
(Tục ngữ)
Theo em, hai câu tục ngữ trên muốn nói với mỗi chúng ta điều gì?
GV bổ sung, liên hệ và kết luận.
Kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ hay để cao nhân phẩm
một con người. Một con người dù có vẻ ngồi đẹp đến đâu, nhưng nếu bên trong
họ khơng tốt thì cũng sẽ bị xã hội khinh chê. Nhưng nếu một con người nếu có
12

skkn


vẻ ngồi xấu, nhưng nhân phẩm họ tốt thì chúng ta cần phải coi trọng điều đó.
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”chính là một câu tục ngữ nói đến vấn đề này
Đây là một câu tục ngữ vô cùng giá trị, nó là một lời khun vơ cùng sáng
suốt và thiết thực trong việc đánh giá sự vật và con người trong mọi hoàn cảnh.
Hãy coi trọng cái bên trong, cái phẩm chất hơn là cái vẻ ngoài, đừng chạy theo
sự hào nhoáng mà làm mất đi phẩm chất tốt đẹp của một con người. Phẩm chất

đẹp chính là giá trị cốt lõi của đạo làm người trong xã hội xưa và ngày nay.
*Sử dụng ca dao, tục ngữ trong kiểm tra, đánh giá quá trình lĩnh hội kiến
thức
-Vận dụng ca dao, tục ngữ để xây dựng câu hỏi tự luận trong kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Đây là một hình thức giúp người giáo viên đánh giá được khả năng hiểu và
vận dụng kiến thức GDCD của học sinh vào giải quyết vấn đề đặt ra.
Mục a. Nhân nghĩa ( Chủ đề 7- Công dân với cộng đồng)
Để kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống, GV có thể
đặt câu hỏi:
- Em hãy lấy những ví dụ từ thực tiễn cuộc sống để làm sáng tỏ câu ca dao:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
(Ca dao)
HS lấy các dẫn chứng về các hoạt động mà các em đã và đang tham gia như:
- Quyên góp ủng hộ “ Tết vì người nghèo”
- Mua tăm giúp đỡ người khuyết tật.
- Cùng với nhân dân cả nước chung tay vì đồng bào miền Trung.
- Đồn kết, giúp đỡ nhau vượt qua đại dịch Covid 19...
- Vì sao em và các bạn ln tích cực tham gia các hoạt động đó?
Từ những câu hỏi gần gũi với thực tế, GV dẫn dắt các em có được sự trải
nghiệm, hịa mình vào cuộc sống để từ đó hình thành trong các em những phẩm
chất và năng lực của một người công dân trong thời đại mới.
GV khắc sâu kiến thức cho HS:
Câu ca dao khuyên dạy chúng ta: Con người dù không chung huyết thống,
máu mủ nhưng khi đã ở cùng trên một đất nước thì đều phải biết yêu thương,
đùm bọc lẫn nhau, đó là phẩm chất, lối sống tốt đẹp của người dân Việt Nam từ
xưa đến nay. Tất cả người dân Việt Nam dù khác họ khác tên, dù ở miền Bắc
13


skkn


hay miền Nam, dân tộc Kinh hay Mường,… thì đều là con cháu Rồng Tiên,
mang trong mình dịng máu Lạc Việt, phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau,
cùng nhau xây dựng đất nước.
Nếu chúng ta biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau thì sẽ tạo ra được sức mạnh
của khối đại đoàn kết dân tộc, trở thành một dân tộc vững mạnh, không thể xâm
phạm. Ngược lại, nếu sống trong một đất nước, một tập thể mà không biết đồng
cảm, đùm bọc lẫn nhau thì sẽ gây mất đồn kết, dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc,
sai trái, và chính những lỗ hổng đó sẽ là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng chia rẽ, chia
bè kéo cánh, gây mất trật tự an toàn xã hội, an ninh đất nước.
Mục II. Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.( Chủ đề 7- Công
dân với cộng đồng)
GV sử dụng câu ca dao sau để liên hệ kiến thức mục 2. Trách nhiệm xây dựng
Tổ quốc.
Câu hỏi: Câu ca dao sau gợi cho em điều gì? Là thanh niên học sinh, mỗi chúng
ta cần phải làm gi để xứng đáng với các thế hệ đi trước?
"Dù ai đi ngược về xuôi.
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”
(Ca dao)
GV nhận xét, kết luận và liên hệ:
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương trở thành ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam để
tưởng nhớ công ơn các vị vua Hùng đã có cơng đựng nước và giữ nước. Giỗ tổ
Hùng Vương không phải chỉ đề cao niềm tự hào dân tộc mà cịn nhắc nhở chúng
ta phải tìm hiểu thấu đáo bản sắc dân tộc, nguồn cội của tổ tiên.
Qua đó mỗi người khơng ngừng học tập, rèn đức luyện tài để phục vụ cho
công cuộc xây dựng đất nước. Có như vậy chúng ta mới xứng đáng với công lao
của các thế hệ anh hùng dân tộc, với tổ tiên ta ngày trước. Giỗ tổ Hùng Vương là
dịp để chúng ta nhìn nhận lại những biến cố của đất nước qua các thời kỳ đồng

thời đặt ra những nhiệm vụ mới cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát
triển đất .Chúng ta phải ghi nhớ công lao to lớn đó và khơng ngừng học tập,
đóng góp cho xã hội, cùng nhau xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng
phát triển để sánh vai với các cường quốc năm châu.
- Vận dụng ca dao, tục ngữ để xây dựng câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của học sinh.
14

skkn


Với kho tàng ca dao, tục ngữ có ý nghĩa giáo dục to lớn và đề cập đến tất cả
các khía cạnh của đời sống xã hội, GV có thể sưu tầm và vận dụng để xây dựng
các câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm ta, đánh giá năng lực của của các em.
Ví dụ:
Câu 1: Câu tục ngữ "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng
chung một giàn" nói về truyền thống nào của dân tộc ta?  
A. Truyền thống yêu thương con người.
B. Truyền thống nhân đạo.
C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
D. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.
Câu 2: Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” khun chúng ta điều gì?
A. Khi đói cần giữ cho quần áo sạch sẽ, thơm tho.
B. Dù hoàn cảnh nào cũng phải giữ phẩm giá cho trong sạch.
C. Khi đói khi no, lúc nào cũng phải giữ gìn quần áo cho sạch sẽ.
D. Khi đói có thể khơng cần giữ sạch sẽ nữa.
 Câu 3: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa trái ngược với câu “
Uống nước nhớ nguồn”?
A. ăn quả nhớ kẻ trồng cây
B. Uống nước nhớ kẻ đào giếng

C. ăn cháo đá bát
D. ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng
Câu 4: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa giống với câu “ Đói cho
sạch, rách cho thơm” ?
A. Đói ăn vụng, túng làm càn.
B. ăn trơng nồi, ngồi trơng hướng.
C. ăn phải nhai, nói phải nghĩ
D. Giấy rách phải giữ lấy lề.
Câu 5: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về chuẩn mực đạo đức gia đình?
A. Cơng cha như núi Thái Sơn.
B. Ở bầu thì trịn, ở ống thì dài.
C. Ăn chon nơi, chơi chon bạn.
D. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong kiểm tra đánh giá sẽ giúp học sinh có
khả năng khai thác, phân tích và lập luận một vấn đề GDCD. Đồng thời, có khả
năng vận dụng tri thức mơn GDCD vào thực tiễn cuộc sống từ đó hình thành
những phẩm chất và năng lực phù hợp với các em.
15

skkn


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Như vậy có thể nói rằng ca dao, tục ngữ có thể vận dụng trong rất nhiều
hình thức dạy học bộ môn GDCD làm cho việc giảng dạy bộ môn GDCD nói
chung và phần Cơng dân với đạo đức của lớp 10 nói riêng hấp dẫn hơn, dễ hiểu
hơn, dễ nhớ và dễ vận dụng vào thực tiễn hơn. Tuy nhiên, trong quá trình dạy
học tùy theo từng chương, từng phần mà người giáo viên có thể sử dụng một
cách hợp lí những hình thức trên để nâng cao chất lượng bộ môn.

Kết quả mức độ hứng thú, say mê học tập của HS khi dạy học bằng phương
pháp sử dụng ca dao, tục ngữ.
Để xác định mức độ hứng thú và kết quả học tập của học sinh trước và sau
khi vận dụng ca dao, tục ngữ Việt Nam vào dạy học phần Công dân với đạo đức
môn Giáo dục công dân lớp 10, tác giả đã tiến hành dạy thực nghiệm ở 3 lớp 10,
trường THPT Hà Trung trong 2 năm học (năm học 2020- 2021; 2021-2022).
Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 1: Thống kê kết quả cuối năm học 2020- 2021 khi giáo viên chưa
thường xuyên vận dụng ca dao, tục ngữ vào giảng dạy.
Học
Kết quả cuối năm học: 2020- 2021
sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
124 23

%
SL
%
SL
18,5
46
56,5 26
Trên trung bình
119
96%


%
21

SL
%
SL
5
4
0
Dưới trung bình
5
4%

%
0

Bảng 2: Thống kê kết quả thăm dị mức độ hứng thú của học sinh khi vận dụng
ca dao, tục ngữ Việt Nam vào dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn Giáo
dục công dân lớp 10 năm học 2021- 2022.
Câu hỏi

Phương án

Trả lời

%

Câu 1. Việc vận dụng ca dao, tục a. Dễ hiểu
ngữ vào giảng dạy môn GDCD em b. Bình thường

có cảm nhận như thế nào?
c. Khó hiểu

106/123
17/123
0

86,2
13,8
0

Câu 2. Theo em mức độ kích thích a. Cao

93/123

75,6
16

skkn


tính tư duy của bài giảng ra sao?

b. Bình thường
c. Thấp

Câu 3. Phương pháp dạy học vận a. Có
dụng ca dao, tục ngữ có tạo được
hứng thú học tập cho em khơng?
b. Khơng


30/123
0

24,2
0

119/123

96,7

4

3,3

Câu 4. Theo em, có nên sử dụng
a. Có
123/123
100
ca dao, tục ngữ trong dạy học mơn
b. Khơng
0
0
GDCD nữa không?
Thưc nghiệm này diễn ra tại 3 lớp 10, sau đó lấy ý kiến trưng cầu của 123 em
học sinh. Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn học sinh (chiếm 86,2%) đều cho
rằng sử dụng cao dao, tục ngữ vào bài giảng sẽ giúp cho bài giảng dễ hiểu hơn.
Có tới 75,6%, số HS được hỏi cho rằng phương pháp này kích thích được tính tư
duy của học sinh. Đặc biệt 96,7% học sinh đánh giá rằng phương pháp vận dụng
ca dao tục ngữ tạo được hứng thú tốt cho học sinh. 100% các em đều ủng hộ việc

vận dụng ca dao tục ngữ khi dạy học môn Giáo dục công dân, nhất là phần Công
dân với đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10.
Bảng 3: Thống kê kết quả cuối năm học 2021- 2022 khi giáo viên thường
xuyên vận dụng ca dao, tục ngữ vào giảng dạy.
Học
Kết quả cuối năm học: 2021- 2022
sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL

%
SL
%
SL
%
SL
%
SL %
123 41
33
58
47,6 23
18,6 1
0,8
0
0

Trên trung bình
Dưới trung bình
122
99,2%
1
0,8%
Như vậy, việc vận dụng ca dao, tục ngữ vào dạy học đã đem đến những kết
quả rất khả quan:
- HS đã chủ động, sổi nổi, tự tin đưa ra những ý kiến, quan điểm của mình, lắng
nghe ý kiến đóng góp của các bạn, khơng khí lớp học cởi mở, các em hịa đồng
hơn.
- Từ chỗ thụ động, các em đã chủ động khám phá, tìm tịi và cùng nhau tranh
luận một cách say mê và hào hứng.
- Kỹ năng thu thập, xử lý và trình bày thơng tin của các em cũng dần tốt hơn qua
từng tiết dạy.

17

skkn


- Các năng lực, phẩm chất của các em được khơi dậy và phát triển giúp các em
thích ứng với thực tiễn cuộc sống.
Từ kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính đúng đắn, chân thực của việc sử
dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học phần Công dân với đạo đức - GDCD lớp 10
nói riêng và mơn GDCD nói chung ở trường THPT. Nó làm cho hoạt động dạy
của giáo viên đạt kết quả cao hơn và việc học của học sinh trở nên say mê, hứng
thú hơn, nhờ đó mà hiệu quả dạy học được nâng cao đáp ứng yêu cầu giáo dục
hiện đại. Đó cũng là giải pháp thực sự đem lại giá trị trong việc nâng cao chất
lượng dạy học môn Giáo dục công dân hiện nay.

3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
Ca dao, tục ngữ, Việt Nam là di sản tinh thần quý báu, là kho tri thức về kinh
nghiệm sống và đạo lí làm người có thể sử dụng bất kỳ trong lĩnh vực nào của
các môn khoa học, xã hội. Với mỗi tiết dạy, bài giảng dạy môn GDCD, ca dao,
tục ngữ, làm phong phú hấp dẫn hơn qua mỗi bài học. Giờ học GDCD khơng
cịn như trước đây “Khơ khốc khó nuốt”mà bài học giờ đây để lại ấn tượng sâu
sắc và học sinh cũng sẽ cảm nhận được môn GDCD cũng đầy hấp dẫn và lý thú.
Với sự vận dụng tài tình của giáo viên qua ca dao, tục ngữ đã trở thành một công
cụ, một phương pháp sắc bén để bài dạy mãi mãi sống động, cô động trong trí
nhớ của học sinh.
Có nhiều yếu tố tạo nên hứng thú và tinh thần say mê học tập của học sinh.
Lâu nay, chúng ta đều cho rằng việc học sinh khơng u thích mơn GDCD là do
kiến thức nặng, trừu tượng, khơ khan. Tuy nhiên cần phải thẳng thắn nhìn nhận
một phần nhiều lỗi là ở giáo viên chúng ta chưa thực sự tâm huyết, đầu tư cho
giờ giảng. Vì vậy, qua bài viết này tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp một
chút kinh nghiệm của bản thân để chúng ta cùng thắp lên ngọn lửa tình yêu của
học sinh với môn GDCD để môn học này làm được điều mà cái tên của nó thể
hiện.
3.2. Kiến nghị.
Mọi hoạt động vật chất lẫn tinh thần của con người luôn hướng đến mục tiêu
mang lại hiệu quả cao nhất. Việc dạy mơn GDCD cũng thế. Tuy nhiên việc tìm
ra phương pháp dạy học hay tạo sự hứng thú, say mê phát huy tính tích cực của
học sinh trong học tập là điều quan trọng. Vì vậy tơi có một số kiến nghị sau:
- Về phía nhà trường: Quan tâm đặc biệt đến mơn học này đó là hỗ trợ kinh phí
để có một phần thiết bị đồ dùng dạy học phù hợp với bộ môn. Trong các buổi
18

skkn



họp tổ, nhóm chun mơn nên tăng cường trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa
các giáo viên nhiều hơn nữa.
- Về phía giáo viên: Khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của
thân, thường xun tìm tịi, mạnh dạn vận dụng những phương pháp giảng dạy
mới, cập nhật những tri thức mới vào giảng dạy.
Đề tài nghiên cứu từ những trải nghiệm của bản thân trong quá trình giảng
dạy, vì vậy khơng tránh khỏi những hạn chế, sai sót. Kính mong nhận được sự
góp ý của đồng nghiệp, Hội đồng khoa học nhà trường, Sở Giáo Dục và Đào Tạo
Thanh Hóa để tơi khơng ngừng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và ứng
dụng vào quá trình cơng tác của mình.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ.

Tơi xin cam đoan đây là đề tài nghiên
cứu của bản thân tôi, không sao chép
của người khác.
Hà trung, ngày 25 tháng 5 năm 2022
Tác giả của SKKN:

Phạm Ngọc Sơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
19

skkn


- Lê Trí Phương - Cần khai thác ca dao, tục ngữ nhiều hơn. Báo onlin Giáo Dục
– Đào Tạo Thành Phố Hồ Chí Minh- 10/4/2012.

- Đinh Văn Đức Dương Thị Thúy Nga,..., 2010. Dạy học theo chuẩn kiến thức,
kỹ năng môn GDCD lớp 10. Nxb Đại học Sư phạm.
- Lê Thị Vân Anh, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Thị Thảo, 2010. Khai thác giá trị
của tục ngữ để giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông qua dạy học phần công
dân với đạo đức – GDCD lớp 10. Tạp chí Giáo dục, số 273.
- Thu Hà - Thổi hồn giá trị đương đại vào kho báu ca dao tục ngữ. Báo VOVngày 17 tháng 5 năm 2022.
- Nguyễn Thị Quỳnh Phương, 1999. Vận dụng tục ngữ, ca dao Việt nam trong
dạy học môn Giáo dục học ở trường CĐSP Hải Phòng. Luận văn Trường Đại
học Quốc gia Hà Nội.
- Nguyễn Thị Kim Oanh, 2010. Một số biện pháp phát huy tính tích cực, sáng
tạo của học sinh THPT trong học tập mơn GDCD. Tạp chí Giáo dục, số 236.
- Kim Ngân - Những câu tục ngữ, ca dao hay nói về học tập, rèn luyện con
người. Báo điện Tử Hội Khuyến Học Việt Nam. 08/06/2021.

DANH MỤC
20

skkn



×