Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

(Luận văn thạc sĩ hcmute) nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện tân phú đông tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.28 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN VĂN ẤN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM
XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8310110

SKC 0 0 7 0 4 4

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2020

Luan van


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN VĂN ẤN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM
XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG


NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2020

Luan van


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN VĂN ẤN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM
XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. HOÀNG VĂN LONG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2020

Luan van


QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


i

Luan van


LÝ LỊCH KHOA HỌC

ii

Luan van


iii

Luan van


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tơi. Những số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc
rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa được công bố trong bất
cứ công trình khoa học nào.
Tác giả luận văn

NGUYỄN VĂN ẤN

iv

Luan van



LỜI CẢM ƠN

Đạt được kết quả hôm nay, trước tiên tôi vô cùng cảm ơn đến Ban Giám hiệu
Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM đã tạo điều kiện để tôi được học và
hiểu biết kiến thức sau Đại học.
Chân thành cảm ơn các Giáo sư, Tiến sĩ, Khoa kinh tế - Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật TP. HCM đã truyền đạt và cung cấp kiến thức để tơi biết cách vận
dụng kiến thức đó vào thực tế phục vụ cho bài luận.
Chân thành cảm ơn đội ngủ cán bộ phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, sắp xếp thời gian hợp
lý, thông báo kịp thời và hướng dẫn những văn bản chỉ đạo phục vụ cho việc đăng
tải, upload bài luận trên cổng đào tạo sau Đại học.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Thầy TS. Hoàng Văn Long, Trường Đại
học Luật TP. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn tơi rất nhiều trong quá trình lựa
chọn đề tài, xác định hướng nghiên cứu, hồn thiện luận văn.
Tơi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo,
chuyên gia và những độc giả quan tâm đến vấn đề này để luận văn của tơi hồn
thiện hơn.
Kính chúc Q Thầy Cơ cùng tập thể cán bộ Phòng Đào tạo Sau đại học; Ban
Giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM dồi dào sức khỏe và công
tác tốt.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2020
Học hiên thực hiện

NGUYỄN VĂN ẤN

v


Luan van


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Bảo hiểm xã hội là trụ cột chính trong chính An sinh xã hội của Đảng và Nhà
nước, trong đó BHXH tự nguyện là một loại hình mới được Nhà nước triển khai từ
năm 2008, lúc đầu trên địa bàn huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang chỉ là những
cán bộ không chuyên trách của các xã tham gia BHXH tự nguyện nhưng lại được
nhà nước hỗ trợ đóng 100% từ Ngân sách địa phương. Hầu hết người dân lao động
nông thôn, lao động thuộc thị trường phi chính thức là chưa có ai tham gia, chỉ có
một vài trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc đã đủ tuổi hưởng lương
hưu.
Hiện tại, quá trình phát triển bên cạnh BHXH bắt buộc thì loại hình BHXH tự
nguyện ngày càng có vai trị quan trọng và góp phần vào cơng tác an sinh xã hội của
người dân khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; người dân, người lao động được
hưởng lương hưu hàng tháng, được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí để chăm sóc sức
khỏe, thân nhân được hưởng chế độ tử tuất…Đây là một trong những lợi ích thiết
thực mang lại đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bên cạnh công tác
quản lý về BHXH bắt buộc nói chung thì việc nâng cao cơng tác quản lý loại hình
BHXH tự nguyện nói riêng cần được quan tâm và phát triển, nhân rộng.
Xuất phát từ nhưng vấn đề trên, kết hợp công tác thực tiễn của tác giả trong lĩnh
vực BHXH hình thành đề tài nghiên cứu với nội dung chính “Nâng cao hiệu quả
Quản lý thu BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Phú Đông tỉnh Tiền Giang”
bao gồm: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về hiệu quả và nâng cao hiệu quả hoạt động
trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ, đặc biệt lĩnh vực bảo hiểm xã hội tự nguyện; Nghiên
cứu thực trạng công tác Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện
Tân Phú Đông, Tỉnh Tiền Giang; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Phú Đông, Tỉnh Tiền
Giang. Các giải pháp giúp các nhà quản lý Bảo hiểm xã hội huyện Tân Phú Đơng,

Tỉnh Tiền Giang nói riêng và các cơ quan BHXH trong và ngồi tỉnh nói chung làm
tài liệu nghiên cứu cũng như áp dụng trong công tác Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tự
nguyện.

vi

Luan van


ABSTRACT
Social insurance is the main pillar in Social Security of the Party and the State,
in which voluntary social insurance is a new kind implemented by the State since
2008, initially in Tan Phu Dong district, Tien Giang province is local amateurs
participating in voluntary Social Insurance, but they are supported by the state to pay
100% of the local budget. Most of the people working in rural areas and unofficial
labors have no one to participate, there are only a few cases when the employees
participating in compulsory Social Insurance are old enough for pension entitlement.
Currently, besides the compulsory Social insurance is development, the type of
voluntary social insurance is an important role and contributes to the social security
of people when participating in voluntary social insurance; They are entitled to a
monthly pension, free insurance cards to take care of their health, their relatives are
entitled to the survivorship allowance ... This is one of benefits brought to voluntary
social insurance participants. In addition to the management of compulsory Social
Insurance in general, the improvement of the management of the type of voluntary
Social Insurance in particular should be interested in, developed and expanded.
So that, combining the author's practical work in the field of social insurance to
build a research topic with the main content " Improve the efficiency of revenue
management voluntary Social Insurance in Tan Phu Dong district, Tien Giang
province ”includes: Research on the theoretical basis of efficiency and improvement
in the field of service, especially voluntary social insurance; Research on the status

of the management of voluntary social insurance in Tan Phu Dong district, Tien
Giang province; Offering solutions to Improve the efficiency of revenue management
voluntary Social Insurance in Tan Phu Dong district, Tien Giang province. Solutions
to help the managers of Social Insurance in Tan Phu Dong district, Tien Giang
province in particular and social insurance agencies inside and outside the province
in general to make research documents as well as apply in the revenue management
voluntary society insurance.
vii

Luan van


BIÊN BẢN, NHẬN XÉT CHẤM LUẬN VĂN

viii

Luan van


ix

Luan van


x

Luan van


xi


Luan van


xii

Luan van


xiii

Luan van


MỤC LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ..................................... i
LÝ LỊCH KHOA HỌC .............................................................................................. ii
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................v
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... vi
ABSTRACT ............................................................................................................. vii
BIÊN BẢN, NHẬN XÉT CHẤM LUẬN VĂN ..................................................... viii
MỤC LỤC ............................................................................................................... xiv
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. xvii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. xviii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... xix
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .................................................2

3. Mục tiêu nghiên cứu. ...............................................................................................7
4. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................7
5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................8
6. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................8
7. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................................9
8. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ THU BẢO
HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN .................................................................................10
1.1. Khái quát chung về bảo hiểm xã hội ..................................................................10
1.1.1.

Khái niệm về bảo hiểm xã hội .....................................................................10

1.1.2.

Phân loại về bảo hiểm xã hội .......................................................................11

1.1.3.

Vai trị của bảo hiểm xã hội .........................................................................11

1.1.4.

Sự hình thành quỹ bảo hiểm xã hội .............................................................13

1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện ......................14
xiv

Luan van



1.2.1.

Khái niệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện .................................14

1.2.2.

Mục tiêu quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện ........................................15

1.2.3.

Vai trò của quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện .....................................16

1.2.4.

Chức năng của quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện ...............................16

1.2.5.

Đặc điểm quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện .......................................17

1.2.6.

Nguyên tắc quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện ....................................17

1.3. Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện ..............................................19
1.3.1.

Quản lý đối tượng và quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện .................19


1.3.2.

Quản lý mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện .......................20

1.3.3.

Tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội tự nguyện.......................................21

1.3.4.

Dịch vụ và đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện ........................................23

1.3.5.

Quy trình Quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện ......................................24

1.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá đến hiệu quả Quản lý thu BHXH tự nguyện ....25
1.4.1.

Tỷ lệ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ..................................26

1.4.2.

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số người tham gia BHXH tự nguyện: ...............28

1.4.3.

Tỷ lệ thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên tổng số phải thu .........................28

1.4.4.


Thái độ phục vụ của viên chức ngành bảo hiểm xã hội huyện ....................30

1.4.5.

Thái độ phục vụ của nhân viên đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện ........31

1.4.6.

Công tác truyền thông, đối thoại và tuyên truyền ........................................32

1.4.7.

Ứng dụng dịch vụ trong công tác thu bảo hiểm xã hội tự nguyện ...............34

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH tự nguyện .................35
1.5.1.

Nhân tố bên ngoài ........................................................................................35

1.5.2.

Nhân tố bên trong .........................................................................................35

1.6. Kinh nghiệm quản lý thu BHXH tự nguyện và bài học kinh nghiệm................36
1.6.1.

Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố, quận, huyện ...............................36

1.6.2.


Bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội huyện Tân Phú Đông ..........................39

Kết luận chương 1 .....................................................................................................41
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
TỰ NGUYỆN TẠI HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG ..................43
2.1. Khái quát về Huyện Tân Phú Đông, Tỉnh Tiền Giang.......................................43
2.1.1.

Giới thiệu chung về huyện Tân Phú Đông, Tỉnh Tiền Giang ......................43

2.1.2.

Tổng quan về bảo hiểm xã hội Huyện Tân Phú Đông, Tỉnh Tiền Giang ....46
xv

Luan van


2.1.3.

Hệ thống tổ chức bộ máy Bảo hiểm xã hội Huyện Tân Phú Đông ..............47

2.1.4.

Cơ sở vật chất kỹ thuật .................................................................................48

2.1.5.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH Tân Phú Đông, Tiền Giang .49


2.2. Thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Huyện Tân Phú
Đông, Tỉnh Tiền Giang .............................................................................................53
2.2.1.

Căn cứ pháp lý về thu bảo hiểm xã hội tự nguyện .......................................53

2.2.2.

Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện ......................55

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý thu BHXH tự nguyện ............60
2.4. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu BHXH .....................73
2.4.1.

Nhân tố bên ngoài ........................................................................................73

2.4.2.

Nhân tố bên trong .........................................................................................75

2.5. Đánh giá về hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện ..........................76
2.5.1.

Những thành tựu đạt được ...........................................................................76

2.5.2.

Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ...................................81


Kết luận chương 2 .....................................................................................................94
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM
XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG, TIỀN GIANG ..............97
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển của BHXH huyện Tân Phú Đông ................97
3.1.1.

Quan điểm phát triển của BHXH huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang..........97

3.1.2.

Mục tiêu phát triển của BHXH huyện Tân Phú Đông. ................................97

3.2. Giải pháp Nâng cao công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Bảo
hiểm xã hội Huyện Tân Phú Đông, Tỉnh Tiền Giang ...............................................99
3.2.1.

Nâng cao nhận thức của người dân về việc tham gia BHXH tự nguyện .....99

3.2.2.

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền về BHXH tự nguyện ..............................100

3.2.3.

Phối hợp chặt chẽ với các đối tác thu hộ BHXH tự nguyện ......................100

3.2.4.

Nâng cao chất lượng phục vụ người dân ...................................................101


3.2.5.

Cung cấp dịch vụ công cho người dân tham gia ........................................102

3.2.6.

Đề xuất hỗ trợ của Nhà nước .....................................................................102

3.3. Kết luận và kiến nghị .......................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................106
PHỤ LỤC ................................................................................................................109
BÀI BÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 123

xvi

Luan van


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu dân số và ngành nghề huyện Tân Phú Đông ...........................45
Bảng 2.2. Đối tượng BHXH tự nguyện phân theo độ tuổi huyện Tân Phú Đông 55
Bảng 2.3. Thống kê mức đóng của đối tượng huyện Tân Phú Đông ...................56
Bảng 2.4. Thống kê đối tượng tham gia BHXH TN theo phương thức đóng ......57
Bảng 2.5. Thống kê lực lượng lao động từ 2016 – 2019 ......................................61
Bảng 2.6. Mức độ bao phủ của BHXH tự nguyện (2016-2019) ..........................61
Bảng 2.7. Tỷ lệ phát triển người tham gia BHXH tự nguyện (2016 -2019) ........63
Bảng 2.8. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch giao hàng năm...........................................64
Bảng 2.9. Tỷ lệ thu BHXH TN trên tổng số phải thu ..........................................64
Bảng 2.10. Số thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện so với kế hoạch giao hàng năm .65
Bảng 2.11. Bảng cân đối thu chi quỹ BHXH tự nguyện qua các năm .................66

Bảng 2.12. Số đối tượng hưởng BHXH tự nguyện giai đoạn 2016 – 2019 .........67
Bảng 2.13. Kết quả khảo sát mức độ đồng ý với phát biểu ..................................68
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát mức độ đồng ý với phát biểu ..................................69
Bảng 2.15. Kết quả khảo sát mức độ đồng ý với phát biểu ..................................71
Bảng 2.16. Kết quả khảo sát mức độ đồng ý với phát biểu ..................................73
Bảng 2.18. Thống kê đối tượng tham gia BHXH tự nguyện qua các năm ..........77
Bảng 2.19. Kết quả khảo sát về phương thức đóng..............................................79
Bảng 2.20. Kết quả khảo sát mức độ đồng ý với phát biểu về độ tuổi.................80
Bảng 2.21. Kết quả khảo sát mức độ đồng ý về nhân thức về BHXH TN..........81

xvii

Luan van


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Mơ hình quản lý BHXH tự nguyện cấp huyện .....................................47
Hình 2.2. Mơ hình quản lý đối với đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ..........53
Hình 2.3 Mức độ đồng ý của người dân về mức đóng phí BHXH TN ................85
Hình 2.4 Mức độ đồng ý khi có sự hỗ trợ đóng phí của Nhà nước ......................86
Hình 2.5. Mức độ hài lòng về tổ chức thực hiện quản lý thu BHXH TN ............88
Hình 2.6. Mức độ hài lịng về cơng tác phối hợp tun truyền ............................89
Hình 2.7. Mức độ hài lòng của người dân đối với Đại lý Bưu điện .....................91
Hình 2.8. Mức độ hài lịng đối với thái độ phục vụ nhân viên Đại lý ..................92
Hình 2.9. Mức độ hài lòng về thủ tục tham gia lần đầu .......................................93
Hình 2.10. Mức độ hài lịng về cơng nghệ dịch vụ ..............................................94

xviii


Luan van


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Tên tiếng Việt

1

ASXH

An sinh xã hội

2

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

3

BHXH

Bảo hiểm xã hội

4


BHYT

Bảo hiểm y tế

5

BLĐTBXH

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

6

CNTT

Công nghệ thơng tin

7

CP

Chính phủ

8

CPI

Chỉ số giá

9


ĐTV

Đơn vị tính

10

GĐYT

Giám định y tế

11

HTX

Hợp tác xã

12

HGĐ

Hộ gia đình

13

ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế

14


ISO

Tổ chức theo tiêu chuẩn quốc tế

15

KTTT

Kế tốn tập trung

16

KCT

Khơng chun trách

17

LLLĐ

Lực lượng lao động

18



Nghị định

19


PCT

Phi chính thức

20



Quyết định

21

STT

Số thứ tự

22

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

23

THCS

Thực hiện chính sách

24


TT

Thơng tư

xix

Luan van


25

TW

Trung ương

26

TTg

Thủ tướng

27

TST

Thu- Sổ thẻ

28

TNHS


Tiếp nhận hồ sơ

29

TCS

Thu -Chính sách

30

UNC

Ủy nhiệm chi

31

UBND

Ủy ban nhân dân

xx

Luan van


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo hiểm xã hội là chính sách xã hội cơ bản và là trụ cột chính trong hệ thống
chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Chính sách bảo hiểm xã hội thể hiện

bản chất nhân văn sâu sắc và mục tiêu chủ yếu của nó là đảm bảo nhu cầu thiết yếu
và điều kiện cơ bản của đời sống con người, mà trước hết là người lao động và gia
đình họ, tạo cho xã hội an toàn, ổn định và phát triển bền vững.
Việc tổ chức thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội và nâng cao hiệu quả
quản lý bảo hiểm xã hội luôn là động lực to lớn phát huy tiềm năng sáng tạo của
người lao động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời
góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Để cụ thể hóa Luật bảo hiểm xã hội [15], Chính phủ ban hành Nghị định số
134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 hướng dẫn một số điều trong Luật bảo hiểm
xã hội về Bảo hiểm xã hội tự nguyện [24] và Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH
ngày 18/02/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện [4]. Như vậy,
bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam đã có hành lang pháp lý vững chắc để tổ
chức triển khai.
Mục tiêu chính của Bảo hiểm xã hội đảm bảo sứ mệnh của ngành về an sinh
xã hội là: phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhất là Bảo
hiểm xã hội tự nguyện.
Những năm qua từ 2014 đến 2018 tổ chức triển khai chính sách bảo hiểm xã
hội tự nguyện ở nước ta nói chung trên địa bàn huyện Tân Phú Đơng tỉnh Tiền Giang
nói riêng kết quả đạt được cịn rất khiêm tốn. Tính đến hết năm 2018, trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang mới chỉ có 1.200 người tham gia, chiếm xấp xỉ 0,41% tổng số lao
động, riêng huyện Tân Phú Đơng tính đến năm 2018 là 142 người tham gia, chiếm
xấp xỉ 0,54% tổng số lao động trong độ tuổi tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Trong số đó, chủ yếu là những cán bộ không chuyên trách của xã phường tham gia
bảo hiểm xã hội tự nguyện do Ngân sách nhà nước của địa phương hỗ trợ đóng là
chính, cịn số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay từ đầu là rất thấp.
1

Luan van



Bảo hiểm xã hội tự nguyện được mở rộng là hình thức mới, sau bảo hiểm xã
hội bắt buộc. Mặc dù thời gian qua Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế chính sách,
ngành bảo hiểm xã hội cũng đã nổ lực triển khai thực hiện từ Trung ương đến tỉnh,
huyện, nhưng chỉ có cán bộ khơng chun trách của ấp, xã được ngân sách nhà nước
của tỉnh hỗ trợ đóng, cịn lại người lao động trong độ tuổi chưa mặn mà tham gia,
giai đoạn đầu sơ khai chỉ một vài người tham gia trên địa bàn huyện, thậm chí khơng
có; Giai đoạn 2010 đến 2017, số người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa
bàn huyện Tân Phú Đông chủ yếu là cán bộ không chuyên trách ấp và xã, được Ngân
sách nhà nước hỗ trợ đóng 100% của 1 lần hệ số lương cơ sở. Vậy nguyên nhân nào
mà chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa đi vào cuộc sống?; nguyên nhân số
người tham gia lần đầu chưa cao?; Những nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức, quản
lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện là gì?; cơ chế chính sách và
quyền lợi thụ hưởng đã phù hợp và thu hút ý định người dân tham gia Bảo hiểm xã
hội tự nguyện như thế nào, đã phù hợp chưa? Nâng cao hiệu quả thế nào để đạt được
mục tiêu?. Xuất phát từ thực tế nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả
quản lý thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Phú Đông, tỉnh
Tiền Giang" làm luận văn thạc sĩ kinh tế góp phần tìm ra những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện
Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.
2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Tác giả: Dương Xuân Triệu, “Cơ sở khoa học hồn thiện quy trình quản lý
thu bảo hiểm xã hội” [31], Đề tài nghiên cứu khoa học, (2000). Đề tài nghiên cứu
một số vấn đề lý luận chung về quy trình quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt bc, đánh
giá thực trạng tổ chức thực hiện quy trình thu Bảo hiểm xã hội bắt buôc, đề xuất một
số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy trình Bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt
Nam trong thời gian tới. Nội dung đề tài chưa đề cập đến nâng cao hiệu quả quản lý
thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam.
Tác giả: Đỗ Kim Thái, “Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với
hoạt động bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị

Quốc gia Hồ Chí Minh, (2005) [29]. Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung
2

Luan van


×