Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

(Luận văn thạc sĩ hcmute) phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp 10 thông qua dạy học môn toán theo định hướng chương trình phổ thông mới tại quận thủ đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.36 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐẶNG NGỌC TRUNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TOÁN
HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 THƠNG QUA DẠY HỌC
MƠN TỐN THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH
PHỔ THƠNG MỚI TẠI QUẬN THỦ ĐỨC

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 8140101

SKC007217

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05/2021

Luan van


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐẶNG NGỌC TRUNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TOÁN
HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 THƠNG QUA DẠY HỌC
MƠN TỐN THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH


PHỔ THƠNG MỚI TẠI QUẬN THỦ ĐỨC

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 8140101

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2021

Luan van


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐẶNG NGỌC TRUNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TOÁN
HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 THƠNG QUA DẠY HỌC
MƠN TỐN THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH
PHỔ THƠNG MỚI TẠI QUẬN THỦ ĐỨC

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 8140101
Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN VĂN TUẤN

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2021

Luan van



Luan van


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ & tên: Đặng Ngọc Trung

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 04/01/1977

Nơi sinh: Bình Định

Quê quán: Bình Định

Dân tộc: Kinh

Chỗ ở hiện nay: 226/15/6, Nguyễn Thái Sơn, P.04, Q. Gò Vấp, Tp. HCM
Điện thoại di động: 0987328998
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Đại học:
Hệ đào tạo: Từ xa
Thời gian đào tạo từ 6/2017 đến 4/2019
Nơi học: Trường Đại học Trà Vinh
Ngành học: Công nghệ Thơng tin
2. Thạc sĩ:
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo từ 10/2019 đến 5/2021
Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngành học: Giáo dục học.
Tên luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề tốn học cho học sinh lớp
10 thơng qua dạy học mơn Tốn theo định hướng chương trình phổ
thông mới tại quận Thủ Đức.
Ngày & nơi bảo vệ luận văn: Ngày 08/5/2021 tại viện Sư phạm Kỹ thuật Tp.
Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
III. QUÁ TRÌNH CƠNG TÁC CHUN MƠN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
Nơi cơng tác

Thời gian

Cơng việc

Tự do

Giảng dạy mơn Tốn

i

Luan van


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 3 năm 2021
Người cam đoan


Đặng Ngọc Trung

ii

Luan van


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu, phòng
Sau Đại học, Viện Sư phạm Kỹ thuật, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố
Hồ Chí Minh, quý Thầy Cơ đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn, người đã
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về khoa học để tơi hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô cán bộ quản lý, giáo viên, và học sinh
của trường THPT Bình Chiểu; Thủ Đức; Tam Phú; Hiệp Bình; Linh Trung và THPT
Đào Sơn Tây quận Thủ Đức đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình khảo sát, đánh
giá thực trạng và tổ chức dạy thực nghiệm.
Cảm ơn tác giả các tài liệu tôi đã tham khảo và trích dẫn.
Cảm ơn các bạn học lớp GDH19B đã đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian
học và làm luận văn.
Cuối cùng, cảm ơn cán bộ, nhân viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành
phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong thời gian học.
Xin trân trọng cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2021
Tác giả

Đặng Ngọc Trung

iii


Luan van


TÓM TẮT
Giáo dục Việt Nam đã và đang thực hiện những bước chuyển mạnh mẽ, chuyển
từ nền giáo dục định hướng nội dung sang nền giáo dục định hướng phát triển toàn
diện năng lực và phẩm chất người học.
Chương trình giáo dục phổ thông mới xác định “Năng lực giải quyết vấn đề
toán học” là một trong những năng lực chung cốt lõi, cần phải bồi dưỡng và phát
triển cho người học. Vì thế, nghiên cứu dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề
toán học cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng và vô cùng cấp thiết hiện nay.
Với đề tài: “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề tốn học cho học sinh lớp
10 thơng qua dạy học mơn Tốn theo định hướng chương trình phổ thông mới tại
quận Thủ Đức”, Luận văn đã mạnh dạn đề xuất cách thức tổ chức dạy học phát triển
năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh.
Nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho
học sinh lớp 10 theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Chương 2: Thực trạng năng lực giải quyết vấn đề toán học và phát triển năng
lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp 10 ở các trường trung học phổ thông
quận Thủ Đức.
Chương 3: Tổ chức dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học theo
định hướng chương trình phổ thông mới.

iv

Luan van



ABSTRACT
The Vietnamese Educational System has been making strong changes, moving
from a content-oriented education to a comprehensive development of learners'
competencies and qualities.
The new general education program identifies "Mathematical problem solving
capacity" as one of the core common competencies that needs to be fostered and
developed for learners. Therefore, researching and developing the ability to solve
math problems for students is an important and extremely urgent task today.
With the topic titled "Developing the ability to solve math problems for grade
10 students through teaching Mathematics based on the direction of a new school
program in Thu Duc district", this thesis proposes the procedures in organizing
teaching in order to develop students' ability to solve math problems.
The content of this thesis consists of 3 chapters:
Chapter 1: Theoretical basis for developing mathematical problem-solving
capacity for 10th grade students in the direction of the new general education
program.
Chapter 2: The reality of math problem solving ability and the development of
math problem solving capacity for 10th grade students at high schools in Thu Duc
district.
Chapter 3: Teaching and developing capacity to solve math problems based
on new high school program orientation.

v

Luan van


MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC ............................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iv
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................x
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................... xii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................3
4.1. Khách thể nghiên cứu ....................................................................................3
4.2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3
5. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ................................................................4
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn......................................................4
7.3. Phương pháp tốn học ....................................................................................5
8. Đóng góp của Luận văn ..........................................................................................5
8.1. Về lý luận .......................................................................................................5
8.2. Về thực tiễn ....................................................................................................5
9. Cấu trúc của Luận văn.............................................................................................5

vi

Luan van


Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN

ĐỀ TOÁN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI ...................................................................6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..............................................................................6
1.1.1. Năng lực giải quyết vấn đề toán học ...........................................................6
1.1.2. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học ...........................................9
1.2. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................................13
1.2.1. Giải quyết vấn đề toán học của học sinh lớp 10 .......................................13
1.2.2. Năng lực giải quyết vấn đề toán học của học sinh lớp 10 ........................15
1.2.3. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp 10.........17
1.3. Năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp 10 theo định hướng chương
trình phổ thơng mới ...................................................................................................18
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 10 ................................................18
1.3.2. Đặc điểm chương trình mơn tốn lớp 10 mới ...........................................19
1.3.3. Các thành tố của năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp 10
theo định hướng chương trình phổ thơng mới ....................................................20
1.3.4. Vai trị của năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp 10 theo
định hướng chương trình phổ thông mới ............................................................21
1.4. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp 10 theo định
hướng chương trình phổ thông mới ..........................................................................22
1.4.1. Mục tiêu của phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh
lớp 10 theo định hướng chương trình phổ thông mới .........................................22
1.4.2. Nội dung phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp
10 theo định hướng chương trình phổ thông mới ...............................................22
1.4.3. Phương pháp dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học .....25
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học
cho học sinh lớp 10 theo định hướng chương trình phổ thông mới ....................28
1.5. Rubric đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học của học sinh lớp 10 theo
định hướng chương trình phổ thông mới ..................................................................28

vii


Luan van


1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho
học sinh lớp 10 theo định hướng chương trình phổ thông mới.................................30
Chương 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TOÁN HỌC VÀ
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TOÁN HỌC CHO HỌC SINH
LỚP 10 TẠI CÁC TRƯỜNG THPT QUẬN THỦ ĐỨC .........................................34
2.1. Số liệu cơ bản .....................................................................................................34
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ...............................................................................35
2.2.1. Mục tiêu khảo sát ......................................................................................35
2.2.2. Đối tượng, địa bàn khảo sát ......................................................................35
2.2.3. Nội dung khảo sát và chỉ tiêu đánh giá .....................................................35
2.2.4. Xây dựng bảng hỏi và kiểm định độ tin cậy .............................................36
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng ................................................................................38
2.3.1. Thực trạng năng lực giải quyết vấn đề toán học của học sinh lớp 10 .......38
2.3.2. Thực trạng tổ chức dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học
cho học sinh lớp 10 .............................................................................................47
Chương 3 TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ TOÁN HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THƠNG MỚI .58
3.1. Cơ sở đề x́t cách thức tổ chức dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề
toán học .....................................................................................................................58
3.2. Cách thức tổ chức dạy học .................................................................................59
3.2.1. Quy trình tổ chức ......................................................................................59
3.2.2. Mơ tả cách thức tổ chức dạy học theo quy trình .......................................60
3.3. Khảo nghiệm tính khả thi và sự cần thiết của cách thức tổ chức dạy học phát triển
năng lực giải quyết vấn đề tốn học. .........................................................................64
3.3.1. Mục đích ...................................................................................................64
3.3.2. Nội dung ....................................................................................................64

3.3.3. Đối tượng khảo sát ....................................................................................64
3.3.4. Phương pháp và công cụ khảo sát: ............................................................65
3.3.5. Kết quả đánh giá .......................................................................................65

viii

Luan van


3.4. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................................68
3.4.1. Mục đích thực nghiệm .............................................................................68
3.4.2. Thời gian và đối tượng thực hiện ..............................................................68
3.4.3. Nội dung thực nghiệm...............................................................................69
3.4.4. Cách thức thực nghiệm .............................................................................69
3.4.5. Kế hoạch bài dạy thực nghiệm ..................................................................69
3.4.6. Kết quả thực nghiệm .................................................................................76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................81
1. Kết luận .................................................................................................................81
2. Kiến nghị ...............................................................................................................82
2.1. Đối với các cấp quản lý giáo dục .................................................................82
2.2. Đối với giáo viên ..........................................................................................82
2.3. Đối với học sinh ...........................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................84
PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN GIÁO VIÊN TOÁN THPT..................88
PHỤ LỤC 2 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH LỚP 10 .............................93
PHỤ LỤC 3 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA ....................................96
PHỤ LỤC 4 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH (SAU THỰC NGHIỆM)..98
PHỤ LỤC 5 NỘI DUNG VÀ U CẦU CẦN ĐẠT CỦA MƠN TỐN 10 .......100
PHỤ LỤC 6 VÍ DỤ MINH HỌA ...........................................................................111
PHỤ LỤC 7 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SAU THỰC NGHIỆM ................................124


ix

Luan van


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt

Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo
CTGDPT 2018

Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo

ĐC

Đối chứng

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

GDPT

Giáo dục phổ thông

GV


Giáo viên

HS

Học sinh

Nxb

Nhà xuất bản

OECD

Organization for Economic Cooperation and
Development

PISA

The Programme for International Student Assessment

PPDH

Phương pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa

THCS


Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm

x

Luan van


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1. 1: Rubric đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học ................... 28

Bảng 2. 1: Số liệu về trường, lớp các trường THPT quận Thủ Đức, TP.HCM
thực hiện khảo sát ........................................................................... 34
Bảng 2. 2: Số liệu về lớp 10, GV mơn tốn các trường THPT quận Thủ Đức,
TP.HCM thực hiện khảo sát............................................................ 34
Bảng 2. 3: Bảng kiểm định độ tin cậy của thang đo ....................................... 37
Bảng 2. 4: Mô tả thực trạng năng lực nhận biết, phát hiện vấn đề của HS .... 39
Bảng 2. 5: Mô tả thực trạng năng lực lựa chọn, đề xuất cách thức, giải pháp 41
Bảng 2. 6: Mô tả thực trạng năng lực thực hiện, trình bày giải pháp ............ 43
Bảng 2. 7: Thực trạng năng lực kiểm tra, đánh giá, nhận xét, khái quát hóa và
áp dụng thực tiễn ............................................................................. 45
Bảng 2. 8: Mô tả thực trạng tổ chức dạy học phát triển năng lực thực hiện, trình
bày giải pháp ................................................................................... 52

Bảng 2. 9: Thực trạng tổ chức dạy học phát triển năng lực kiểm tra, đánh giá,
nhận xét, khái quát hóa và áp dụng thực tiễn.................................. 53
Bảng 2. 10: Mơ tả thực trạng khó khăn của giáo viên khi tổ chức dạy học ... 54
Bảng 3. 1: Mô tả công việc cần thực hiện trong quá trình tổ chức dạy học ... 60
Bảng 3. 2: Mẫu khảo nghiệm cách thức tổ chức dạy học phát triển năng lực giải
quyết vấn đề toán học ..................................................................... 65
Bảng 3. 3: Sự cần thiết của cách thức tổ chức dạy học................................... 66
Bảng 3. 4: Tính khả thi của cách thức tổ chức ................................................ 67
Bảng 3. 5: Kiểm định kết quả học tập của 2 lớp trước thực nghiệm .............. 68
Bảng 3. 6: So sánh điểm trung bình của 2 lớp ................................................ 79

xi

Luan van


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2. 1: Biểu đồ giải pháp của học sinh khi gặp khó khăn ......................... 46
Hình 2. 2: Biểu đồ phát triển năng lực nhận biết (tiêu chí 1, 2, 3) ................. 48
Hình 2. 3: Biểu đồ phát triển năng lực nhận biết (tiêu chí 4, 5, 6) ................. 49
Hình 2. 4: Biểu đồ phát triển năng lực đề xuất giải pháp (tiêu chí 1, 2, 3)..... 50
Hình 2. 5: Biểu đồ phát triển năng lực đề xuất giải pháp (tiêu chí 4, 5, 6)..... 51
Hình 3. 1: Cách thức tổ chức dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán
học ................................................................................................... 59
Hình 3. 2: Biểu đồ so sánh các chỉ tiêu trong phát triển năng lực .................. 77
Hình 3. 3: Đồ thị mô tả phân bố tần suất điểm ............................................... 78
Hình 3. 4: Đồ thị mơ tả phân bố tần śt tích lũy của hai lớp ........................ 78

xii


Luan van


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục nước ta đã và đang thực hiện những bước chuyển mạnh mẽ, chuyển
từ nền giáo dục định hướng nội dung sang nền giáo dục định hướng phát triển toàn
diện năng lực và phẩm chất người học.
Nghị quyết số 29 – NQ/TW được Hội nghị Trung ương 8 khóa XI ban hành
ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định: “Chuyển
mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng
lực và phẩm chất người học… Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học
tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” (Ban chấp hành Trung
Ương, 2013). Như vậy, mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát
triển tồn diện, năng động và sáng tạo, có tính thích nghi cao đáp ứng được yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội. Để đạt mục tiêu giáo dục như trên, cần có những thay đổi
về nội dung và những đổi mới căn bản về phương pháp giáo dục.
Trong những năm gần đây, phong trào đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tiếp cận năng lực đã nhận được nhiều sự quan tâm. Các lý thuyết về phương
pháp dạy học tích cực như “Dạy học phân hóa và giải quyết vấn đề”, “Dạy học kiến
tạo”, “Dạy học khám phá”, v.v đã được nhiều chuyên gia, các nhà giáo dục nghiên
cứu vận dụng vào thực tiễn dạy học ở trường phổ thông. Đặc biệt, với phương châm
“dạy học lấy người học làm trung tâm”, dạy học “giải quyết vấn đề” là một trong
những phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục của nước ta hiện
nay, đáp ứng được mục tiêu phát triển năng lực giải quyết vấn đề nói chung và năng
lực giải quyết vấn đề tốn học nói riêng, là một trong những năng lực quan trọng cần
phải rèn luyện và phát triển cho học sinh trong dạy học mơn Tốn.

Ở nhiều nước trên thế giới, năng lực GQVĐ từ lâu đã được xác định là năng
1

Luan van


lực trọng tâm, là mục tiêu trong giáo dục. Năm 1980, Hiệp hội giáo viên Toán của
Mỹ đã khẳng định trong chương trình hành động của họ rằng “năng lực GQVĐ toán
học phải là trọng tâm của dạy học Toán trong nhà trường” và yêu cầu HS THPT
phải được dạy xây dựng kiến thức tốn học thơng qua GQVĐ. Bộ Giáo dục Singapore
(2001) khẳng định mục tiêu chính của chương trình giảng dạy toán học là giúp HS
phát triển khả năng giải quyết vấn đề tốn học trong chính mơn toán và trong thực tế
cuộc sống. Sách giáo khoa Singapore trong từng chủ đề đều được thiết kế theo định
hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Chương trình giáo dục toán học của các
nước Anh, Canada, Úc, New Zealand, Pháp đều đề cập đến giải quyết vấn đề, xem
năng lực giải quyết vấn đề là một mục tiêu trọng điểm của giáo dục toán học.
Ở nước ta, Bộ GDĐT đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới kèm
theo Thơng tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018, trong đó có chương trình mơn
Tốn, xác định: “Giáo dục tốn học hình thành và phát triển cho học sinh những
phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học với các thành tố cốt lõi:
năng lực tư duy và lập luận tốn học, năng lực mơ hình hóa tốn học, năng lực giải
quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp tốn học, năng lực sử dụng các cơng cụ và
phương tiện học toán; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học
sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào đời sống thực tiễn. Giáo dục toán học
tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng tốn học, giữa tốn học với các mơn học khác và
giữa toán học với thực tiễn’’. Như vậy, năng lực giải quyết vấn đề toán học là một
trong những năng lực chung cốt lõi của chương trình phổ thông mới, cần phải bồi
dưỡng và phát triển cho người học.
Vì thế, nghiên cứu dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho
học sinh theo định hướng chương trình phổ thông mới là nhiệm vụ quan trọng và vơ

cùng cấp thiết hiện nay.
Vì những lí do trên, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển năng
lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp 10 thơng qua dạy học mơn Tốn
theo định hướng chương trình phổ thơng mới tại quận Thủ Đức” để làm luận văn
tốt nghiệp trong khóa học này.

2

Luan van


2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất cách thức tổ chức dạy học phát triển năng lực GQVĐ toán học cho
học sinh lớp 10 thơng qua mơn Tốn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực GQVĐ toán học và phát triển năng lực
GQVĐ toán học.
- Khảo sát thực trạng năng lực GQVĐ toán học và phát triển năng lực GQVĐ
toán học lớp 10 ở các trường Trung học Phổ thông quận Thủ Đức, TP.HCM theo
chương trình hiện hành.
- Đề xuất cách thức tổ chức dạy học phát triển năng lực GQVĐ toán học cho
học sinh lớp 10 theo chương trình phổ thông đổi mới thông qua mơn Tốn.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động tổ chức dạy học môn Toán 10 tại các trường THPT quận Thủ Đức.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Năng lực giải quyết vấn đề toán học và tổ chức dạy học phát triển năng lực
giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp 10 theo định hướng chương trình GDPT
đổi mới thơng qua mơn Tốn.
5. Giả thuyết nghiên cứu

Năng lực giải quyết vấn đề toán học thơng qua mơn Tốn 10 của học sinh tại
các trường THPT quận Thủ Đức còn hạn chế.
Phát triển năng lực GQVĐ toán học cho HS lớp 10 đã được xây dựng và đề
xuất trên cơ sở lý luận và thực tiễn phù hợp với định hướng chương trình giáo dục
phổ thơng mới. Do đó, nếu được triển khai tổ chức dạy học thì sẽ nâng cao năng lực
giải quyết vấn đề toán học và kết quả học tập cho học sinh.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 4/2020 đến năm 2/2021.
- Về địa bàn nghiên cứu: 06 trường THPT quận Thủ Đức, TP.HCM: THPT
Đào Sơn Tây, Thủ Đức, Bình Chiểu, Tam Phú, Hiệp Bình và THPT Linh Trung.

3

Luan van


- Về đối tượng khảo sát: 75 GV và 600 HS ở các trường trên địa bàn khảo sát.
7. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu lý luận nhằm hệ thống hóa các quan điểm, các kết
luận đã có từ các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và đưa ra một số luận
điểm của tác giả trong quá trình nghiên cứu vấn đề.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận nhằm phân tích, tổng hợp, khái qt hóa các
nguồn tài liệu, văn bản trong và ngồi nước để tìm hiểu các khái niệm, các thuật ngữ
liên quan đến đề tài như: năng lực, năng lực GQVĐ toán học, phát triển năng lực
GQVĐ tốn học…, trên cơ sở đó tổng hợp kiến thức để tạo ra hệ thống, thấy được
mối quan hệ biện chứng giữa các vấn đề lý luận, từ đó hiểu được đầy đủ, tồn diện
các khái niệm, các thuật ngữ liên quan đến đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
nhằm khảo sát thực trạng năng lực GQVĐ toán học và phát triển năng lực GQVĐ
toán học cho HS lớp 10 ở trường THPT quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

- Phương pháp phỏng vấn: sử dụng phương pháp phỏng vấn để tiến hành
phỏng vấn cán bộ quản lý, GV, HS về những vấn đề liên quan đến năng lực
GQVĐ toán học và phát triển năng lực GQVĐ toán học cho HS lớp 10 ở trường
Trung học Phổ thông quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tổ chức lấy ý kiến chuyên gia về bộ
công cụ và cách thức tổ chức dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học
cho học sinh lớp 10 ở các trường THPT quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
- Phương pháp thực nghiệm: Sử dụng phương pháp thực nghiệm để tiến hành
thực nghiệm cách thức tổ chức dạy học được đề xuất tại trường THPT quận Thủ Đức,
thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá sự thay đổi về năng lực GQVĐ toán học và kết
quả học tập của HS, từ đó chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.

4

Luan van


7.3. Phương pháp toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học, sử dụng chương trình Excel để nhập
số liệu kết quả điều tra thực trạng, kết quả thử nghiệm sư phạm. Sau khi thu thập số
liệu, chúng tôi sẽ sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu. Kết quả kiểm tra hai nội
dung trên sẽ được xử lý theo phương pháp thống kê toán học:
- Lập bảng tần số, tần śt, tính giá trị trung bình.
- Vẽ các biểu đồ tương ứng với các bảng trên.
Qua đó, tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp, rút ra những nhận định củng
cố cho những quan điểm, những giả thuyết được xây dựng trong luận văn.

8. Đóng góp của Luận văn
8.1. Về lý luận
Luận văn đã tổng quan được một số vấn đề nghiên cứu trên thế giới và ở Việt
Nam về năng lực GQVĐ toán học và phát triển năng lực GQVĐ toán học. Làm rõ
khái niệm phát triển năng lực GQVĐ toán học theo định hướng phát triển năng lực.
8.2. Về thực tiễn
Tìm hiểu thực trạng năng lực GQVĐ toán học của HS và phát triển năng lực
GQVĐ toán học cho HS lớp 10 tại 06 trường THPT trên địa bàn quận Thủ Đức.
Đề xuất được cách thức tổ chức dạy học GQVĐ toán học cho HS theo định
hướng phát triển năng lực của CTGDPT 2018.
9. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho
học sinh lớp 10 theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới
Chương 2: Thực trạng năng lực giải quyết vấn đề toán học và phát triển năng
lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp 10 tại các trường trung học phổ thông
quận Thủ Đức
Chương 3: Tổ chức dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề tốn học theo
định hướng chương trình phổ thơng mới.

5

Luan van


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ TOÁN HỌC CHO HỌC SINH LỚP
10 THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO

DỤC PHỔ THƠNG MỚI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Năng lực giải quyết vấn đề toán học
1.1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới
Thuật ngữ “dạy học nêu vấn đề” ngày nay gọi là dạy học GQVĐ đã có từ xa
xưa. Trong thời kì cổ đại, đã có những nhà giáo dục, như Socrates (470 – 399 BC),
thường giúp học trị phát triển trí tuệ bằng cách nêu vấn đề hay đặt câu hỏi cho họ trả
lời để từ đó họ tự khám phá ra tri thức. Ơng nói: “Dạy học có lẽ khơng phải là rót
những tư tưởng mới lạ vào một đầu óc hồn tồn trống rỗng, mà là rút ra những sự
thật từ tâm hồn, nơi chúng đã ẩn tàng”. Giảng dạy như vậy thì học sinh khơng thấy
mình được trao truyền kiến thức, mà chỉ thấy mình tự phát triển trí năng và lớn khôn
(Gilbert Highet, 1950)
Bước vào thế kỉ XX, xã hội phương Tây phát triển mạnh, kéo theo những nhu
cầu trong giáo dục ngày càng cao, xuất hiện nhiều lý thuyết về phương pháp dạy học.
Trong đó, dạy học GQVĐ dựa trên lý thuyết do John Dewey đề xuất từ nửa đầu thế
kỷ XX và ngày càng phát triển cho đến nay. Theo phương pháp này, GV nêu lên cho
học sinh một vấn đề cần giải quyết, giúp đỡ các em GQVĐ đó thơng qua những kinh
nghiệm học tập được truyền lại. Quá trình GQVĐ thường được thực hiện theo 5 bước:
nhận biết vấn đề, trình bày vấn đề, chọn cách giải quyết, thực hiện việc giải quyết,
đánh giá kết quả (Nhữ Thị Phương Lan &Hồ Thanh Tâm, 2018). John Dewey khẳng
định một điều quan trọng “cần phải chú trọng hơn nữa đến việc mở rộng tri thức và

6

Luan van


phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phê phán, thay vì chỉ tập trung vào
việc học thuộc lịng” (Mai Sơn, 2007).
V. Ơkơn (1968), trong cuốn “Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề”. Tác

giả đã đề cập đến “vấn đề” và “tình huống có vấn đề” là nhân tố quyết định của cách
dạy học này. Trong quyển sách này đúc kết những kết quả nghiên cứu từ những thực
nghiệm được ông vận dụng nhiều năm trong các trường học ở Ba Lan, kết quả của
những thực nghiệm đó đã đưa ứng dụng phương pháp dạy học GQVĐ vào nhiều cấp
học, môn học khác nhau. Theo Ơkơn (1968): “Dạy học giải quyết vấn đề là tập hợp
những hành động như tổ chức các tình huống có vấn đề, phát biểu các vấn đề … giúp
đỡ những điều kiện cần thiết để học sinh GQVĐ, kiểm tra cách giải quyết đó và cuối
cùng chỉ đạo quá trình hệ thống hóa và củng cố kiến thức thu nhận được”
Tiếp tục hướng nghiên cứu của V. Ơkơn, trong cuốn “dạy học nêu vấn đề”, I.
Ia. Lecne đã làm rõ hơn bản chất của dạy học GQVĐ. Trên cơ sở kế thừa và phát
triển, Lecne chú ý đến phát triển tư duy sáng tạo cho HS, đi sâu hơn về “vấn đề”, tình
huống có vấn đề”, đề cập đến “bài tốn có vấn đề” và các dạng của dạy học nêu vấn
đề. Theo Lecne: “Dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy học trong đó học sinh
tham gia một cách có hệ thống vào q trình giải quyết vấn đề và các bài tốn có vấn
đề được xây dựng theo nội dung tài liệu học tập trong chương trình. Bài làm nêu vấn
đề đặt ra cho HS phải phù hợp với khả năng trí tuệ của họ, có thể đánh giá mức độ
khó khăn của bài làm nêu vấn đề theo hai tiêu chí chính: theo mức độ khái quát cao
hơn của những tri thức và cách thức hành động” (Lecne, 1977).
Sang thế kỉ XXI, các nghiên cứu về năng lực GQVĐ được đặt biệt quan tâm,
nổi bật là nghiên cứu của tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - OECD (Organization
for Economic Cooperation anh Development) thông qua chương trình đánh giá HS
quốc tế - PISA. PISA đưa ra khung đánh giá cho năng lực GQVĐ, chủ yếu qua mơn
Tốn và mơn Khoa học.
G. Polya (1957) trong cuốn “How to solve It” đã đưa ra qui trình các bước giải
bài toán để bồi dưỡng, phát triển năng lực GQVĐ, tới nay vẫn còn nguyên giá trị,
được các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục phát triển và sử dụng. Theo Polya, quá trình

7

Luan van



GQVĐ gồm bốn giai đoạn: “Đầu tiên, là hiểu vấn đề, thấy rõ những gì được yêu cầu.
Thứ hai, xem các mục khác nhau được kết nối với nhau như thế nào, làm cách nào
liên kết những điều chưa biết với dữ liệu, sắp xếp các ý tưởng về giải pháp, lập ra
một kế hoạch cụ thể. Thứ ba, thực hiện kế hoạch. Thứ tư, rà soát lại giải pháp đã
được hồn thành, xem xét và thảo luận về nó”. Từ bốn giai đoạn GQVĐ trên có thể
chia năng lực GQVĐ thành 4 thành tố năng lực thành phần: “Tìm hiểu vấn đề; Lập
kế hoạch; Thực hiện kế hoạch; Kiểm tra”. Theo Polya, mọi giai đoạn đều có tầm
quan trọng của nó, một HS có thể thấy ngay kết quả, và đốt cháy giai đoạn, đó là điều
mong ước của mọi GV. Tuy nhiên, nếu khơng có một ý tưởng tốt cho vấn đề thì việc
bỏ qua một giai đoạn nào trong 4 giai đoạn trên là điều đáng tiếc, bắt tay vào GQVĐ
mà chưa hiểu rõ vấn đề. Sẽ tránh được nhiều sai lầm nếu HS kiểm tra kỹ từng bước
trong quá trình thực hiện giải quyết vấn đề. Polya khẳng định: “giải quyết vấn đề có
nghĩa là tìm cách thốt khỏi khó khăn, cách giải quyết một trở ngại, đạt được một
mục tiêu mà không thể đạt được ngay lập tức” (G. Polya, 1965).
Alan Henry Schoenfeld khi nghiên cứu về năng lực GQVĐ trong dạy học mơn
tốn cho rằng, có 4 thành tố cơ bản để xác định khả năng GQVĐ của một học sinh:
“Kiến thức nền (Knowledge base); Chiến lược GQVĐ (Problem solving strategies or
heuristics); Khả năng kiểm soát (Control); Niềm tin (Beliefs)” (Schoenfeld, 1985).
Như vậy, khi nghiên cứu về năng lực GQVĐ toán học ở các nước, các tác giả
đã đi sâu nghiên cứu về tiến trình GQVĐ và các thành tố của GQVĐ nói chung và
vấn đề tốn học nói riêng.
1.1.1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Tiếp cận xu hướng chung của thế giới, giải quyết vấn đề toán học là một trong
các năng lực được nhiều nhà giáo dục trong nước tìm hiểu nghiên cứu để hình thành
và phát triển cho học sinh Việt Nam.
Nguyễn Bá Kim (2002, tr. 183), khi nhận định về năng lực GQVĐ nói chung
và năng lực GQVĐ tốn học nói riêng, trong “Phương pháp dạy học mơn tốn” cho
rằng: “Học sinh tích cực tư duy do nảy sinh nhu cầu cần tư duy, do đứng trước khó

khăn về nhận thức; học sinh tự kiến tạo hoặc tham gia vào việc kiến tạo tri thức cho

8

Luan van


mình dựa vào tri thức đã có, bổ sung và làm cho các tri thức cũ được hoàn thiện hơn.
HS học tập tự giác, tích cực, vừa kiến tạo được tri thức, vừa học được cách thức giải
quyết vấn đề, lại vừa rèn được những đức tính quý báu như kiên trì, vượt khó v.v”.
Theo Đặng Thành Hưng trong Dạy học phát triển năng lực mơn tốn trung
học phổ thơng (2014) nhận định: “Bản chất của giáo dục theo tiếp cận năng lực là
lấy năng lực làm cơ sở để tổ chức chương trình và thiết kế nội dung học tập. Điều
này cũng có nghĩa là năng lực của học sinh sẽ là kết quả cuối cùng cần đạt được của
quá trình dạy học hay giáo dục (Đặng Thành Hưng, 2014, tr. 10).
Bùi Văn Nghị (2017, tr. 127): “Theo quan điểm dạy học nêu vấn đề, HS lĩnh
hội tri thức khơng phải vì giáo viên truyền đạt cho mình một số chân lí mà giáo viên
đã biết, mà vì ở chính bản thân HS đã nảy ra nhu cầu muốn biết các tri thức đó”.
Như vậy, có thể hiểu, các nghiên cứu về năng lực GQVĐ nói chung và GQVĐ
tốn học nói riêng của các tác giả ở Việt Nam theo hướng năng lực GQVĐ toán học
của học sinh được xuất phát từ động cơ khám phá, tìm hiểu của học sinh và đó cũng
là mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thơng mới mơn tốn hiện nay.
1.1.2. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học
1.1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Kaye Stacey, Beth Southwell trong Teacher tactics for problem solving nhận
định rằng: “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học phải bắt đầu từ quá trình
dạy học của GV với các thành tố chính: Mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình
thức dạy học” (Kaye Stacey & Beth Southwell, 1991).
John D. Branford cho rằng để phát triển năng lực GQVĐ nói chung và phát
triển năng lực GQVĐ tốn học cho HS nói riêng thì: “Kiến thức, kỹ năng và đặc biệt

là kinh nghiệm của người học đóng vai trị quan trọng trong phát triển năng lực giải
quyết vấn đề của học sinh” (Branford, 1884).
Alan Henry Schoenfeld (1985) trong “Mathematical problem solving” cho
rằng: “Để phát triển năng lực GQVĐ toán học, phải xây dựng những vấn đề tốn học
gắn liền với thực tiễn. Khi đó, HS sẽ thấy được ý nghĩa và có cảm hứng hơn với việc
học toán”.

9

Luan van


×