Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tiểu luận Những đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên trong xu thế hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.72 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
NỘI DUNG................................................................................................................ 2
1. Lí luận.................................................................................................................... 2
1.1. Mục đích của lao động sư phạm ....................................................................... 2
1.2 . Đối tượng của lao động sư phạm ..................................................................... 2
1.3. Công cụ lao động sư phạm ................................................................................ 2
1.4. Sản phẩm lao động của sư phạm ...................................................................... 3
1.5. Thời gian và không gian của lao động sư phạm .............................................. 3
2. Thực tiễn ............................................................................................................... 3
2.1 Mục đích của lao động sư phạm ........................................................................ 3
2.2 Đối tượng lao động sư phạm .............................................................................. 5
2.3 Công cụ lao động sư phạm ................................................................................. 7
2.4 Sản phẩm lao động sư phạm .............................................................................. 8
2.5 Thời gian và không gian lao động sư phạm ...................................................... 9
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 11


1

MỞ ĐẦU
Trong thời đại xã hội phát triển hiện nay, xu thế hội nhập quốc tế đã và đang trở
thành một xu hướng tất yếu mà mọi quốc gia đều theo đuổi. Song song với đó là sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ tiên tiến dẫn đến sự ra đời cuộc cách
mạng cơng nghiệp 4.0. Có thể thấy xu hướng hội nhập và cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 đã phần nào tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến mọi hoạt động, lĩnh vực
trong đời sống xã hội. Trong đó khơng thể khơng kể đến ngành giáo dục- ngành trọng
điểm, thiết yếu đối với nước ta.
Do đó, yêu cầu đặt ra đối với giáo viên ngày càng cao để thích nghi và phát triển
ngành giáo dục trong xu thế hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng 4.0. Giáo viên lúc


này khơng cịn đóng vai trị chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người hướng
dẫn, tổ chức, cố vấn cho các hoạt động tìm tòi tranh luận của học sinh. Điều này,
cho thấy lao động sư phạm của người giáo viên hiện nay là lao động đặc thù có ảnh
hưởng đến chất lượng và kết quả giáo dục. Cũng chính vì lẽ đó, người giáo viên cần
không ngừng sáng tạo, liên tục đổi mới, trau dồi và nâng cao trình độ chun mơn
nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của xã hội ngày càng cao. Và thực tiễn cho thấy, người
giáo viên thường xuyên nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành
nhiệm vụ trồng người. Để khẳng định tầm quan trọng của giáo dục cũng như người
giáo viên trong sự nghiệp trồng người, Bác Hồ đã từng dạy: “Vì lợi ích mười năm
thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Bên cạnh những yêu cầu trên, người giáo viên cũng cần thường xuyên nắm bắt
kịp thời những thay đổi, diễn biến tâm lí của học sinh và những thay đổi của xã hội
từ đó tìm ra những phương pháp quản lí, giáo dục hiệu quả. Ngồi ra, cần áp dụng
rộng rãi công nghệ thông tin vào q trình giảng dạy để có thể đáp ứng phù hợp với
những yêu cầu, tiêu chí đặt ra trong xu thế hội nhập, cũng như yêu cầu đổi mới giáo
dục hồn thành nhiệm vụ của nghề giáo- nghề được ví như một “người lái đò” thầm
lặng dẫn dắt bao thế hệ học sinh đến bến bờ tri thức.
Và vì vậy trên cơ sở lí luận và thực tiễn, bài tiểu luận sẽ giúp người đọc có cái
nhìn cụ thể và hiểu rõ hơn về “Những đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên trong
xu thế hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.”


2

NỘI DUNG
1. Lí luận
1.1. Mục đích của lao động sư phạm
Như chúng ta đã biết, mỗi loại hình lao động đều có đặc trưng riêng; nhờ đó mới
có thể phân biệt giữa loại hình lao động này với loại hình lao động khác. Theo điều
2 của Luật Giáo dục năm 2019: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con

người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp;
có phẩm chất, năng lực và ý thức cơng dân; có lịng u nước, tinh thần dân tộc,
trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng,
khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội
nhập quốc tế.”. Đây chính là định hướng của nền giáo dục Việt Nam, vì vậy lao động
sư phạm của giáo viên phải phục vụ mục tiêu đó.
Lao động sư phạm của giáo viên là loại hình lao động có ý nghĩa như là một yếu
tố xã hội góp phần “sáng tạo ra con người”, mang tính “khai sáng” cho con người,
từng bước cải biến con người tự nhiên thành con người xã hội, tạo dựng nên con
người đáp ứng yêu câu của thời đại. Sản phẩm của lao động đặc thù này cũng tạo ra
những nét khác biệt. Đó là loại lao động sản xuất ra những nhân cách, sản xuất ra
giá trị nhân bản với sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội.
1.2. Đối tượng của lao động sư phạm
Bất cứ loại hình lao động nào cũng có đối tượng tác động. Vậy lao động sư phạm
của giáo viên có đối tượng tác động rất đặc biệt - đó là nhân cách của học sinh, dẫn
dắt học sinh lĩnh hội tri thức, phát triển trí tuệ, hình thành phẩm chất đạo đức. Giáo
viên dùng trí tuệ và cả nhân cách của mình để tác động tới học sinh (người học); hay
nói cách khác là dùng một nhân cách đã trưởng thành để tác động tới các nhân cách
đang được rèn luyện từng bước trưởng thành.
Đối tượng giáo dục là con người (người học) nên họ khơng thụ động mà trái lại
có ý thức, có tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Vì vậy, thành quả lao động sư phạm
của giáo viên mang lại mà khơng chỉ phụ thuộc vào đạo đức, trí tuệ, trình độ nghề
nghiệp, nghệ thuật sư phạm của mình mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như
quan hệ thầy trò, khả năng nhận thức hành vi, cách ứng xử, giao tiếp, trạng thái tâm
lý, hoàn cảnh gia đình, hồn cảnh xã hội đặc biệt là nhân cách của học sinh.
Theo K.Đ.Usinxki: “Muốn giáo dục con người về mọi phương diện thì trước hết
phải hiểu con người về mọi phương diện”. Như vậy muốn đạt được hiệu quả cao
trong công tác giảng dạy, giáo viên phải nghiên cứu, nắm chắc các đặc điểm của đối
tượng (học sinh), lựa chọn những tác động sư phạm mềm dẻo, uyển chuyển, thích

hợp với từng đối tượng. phát huy vai trị chủ thể giáo dục của học sinh, vai trò chủ
đạo của mình.
1.3. Cơng cụ lao động sư phạm
Cơng cụ lao động sư phạm của giáo viên là hệ thống những tri thức, những kỹ
năng, kỷ xảo cần truyền đạt và rèn luyện những dạng hoạt động và giao lưu cần tổ


3

chức cho học sinh. Giáo viên có cơng cụ lao động rất đặc biệt là trí tuệ, là phẩm chất
của chính mình. Nhân cách của giáo viên như một cơng cụ lao động thực sự, nó sẽ
phát huy tác dụng mạnh mẽ khi giáo viên có uy tín cao, tức là phẩm chất năng lực,
đức và tài của giáo viên có sức thuyết phục lớn.
Muốn như vậy, bản thân giáo viên phải có năng lực chọn lọc tri thức cơ bản,
hiện đại, thiết thực, phù hợp với mục tiêu của giáo dục, phải khơng ngừng tự nâng
cao trình độ về nhiều mặt, hồn thiện nhân cách, đạo đức, chun mơn nghiệp vụ,
độc lập, sáng tạo, đặc biệt phải ln tìm tòi các phương pháp giảng dạy hiện đại, sử
dụng thành thạo các phương tiện dạy học tiên tiến để truyền tải kiến thức cho học
sinh với con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất.
1.4. Sản phẩm lao động của sư phạm
Lao động sư phạm của giáo viên tạo ra sản phẩm đặc biệt, đó là nhân cách của
học sinh, do đó nhân cách của học sinh (phẩm chất và năng lực) thể hiện chất lượng
sản phẩm của lao động sư phạm. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và xu thế tồn
cầu hố địi hỏi giáo viên phải khơng ngừng bồi dưỡng, cập nhật tri thức, nâng cao
trình độ để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. Giáo viên cần giáo dục và đào
tạo học sinh trở thành người có tri thức, có đạo đức, có năng lực sáng tạo, biết hợp
tác, biết ứng xử, hiểu biết pháp luật, thơng lệ quốc tế... để góp phần xây dựng đất
nước phồn vinh, xã hội công băng, dân chủ và văn minh.
1.5. Thời gian và không gian của lao động sư phạm
Thời gian lao động sư phạm của giáo viên về mặt pháp lý là thời gian quy định

trong các văn bản của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đó chính là thời gian
lao động bắt buộc tuỳ theo vào từng bậc học, cấp học. Vấn đề này thường được hiểu
là quy định về số giờ giảng dạy và các công tác khác. Thời gian làm việc ngoài giờ
quy định như: thời gian chuẩn bị bài giảng, chấm bài, tự bồi dưỡng nghiệp vụ, tham
gia các công việc ngồi nhà trường và hoạt động xã hội.
Khơng gian lao động sư phạm của người giáo viên tiến hành ở hai phạm vi là
ở trong và ngoài nhà trường. Ở ngồi nhà trường thì rất đa dạng, phong phú như: Tổ
chức thực tế, tham quan, tham gia các hoạt động xã hội hoặc đến thăm gia đình các
học sinh. Đây là vấn đề cần được chú ý nghiên cứu để có chế độ chính sách thích
hợp, tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ.
2. Thực tiễn
2.1 Mục đích của lao động sư phạm
Mục đích lao động sư phạm được thể hiện qua mục tiêu, mục đích giáo dục
Việt Nam; mục tiêu giáo dục của nhà trường và mục đích giáo dục của người giáo
viên. Với mục tiêu giáo dục Việt Nam đã đề ra đã góp phần xây dựng nền giáo dục
Việt Nam phát triển với quy mô lớn hơn về số lượng trường, lớp cũng như chất lượng
của đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao hơn.


4

Về quy mô số lượng trường, lớp cấp THCS, cấp THPT năm học 2019-2020 trên
cả nước theo số liệu thống kê cấp THCS có tổng số 10.991 trường và 151.968 lớp.
Trong khi đó ở cấp THPT cũng ghi nhận với tổng số 2.386 trường và 66.419 lớp. Có
thể thấy, quy mô trường lớp đã phát triển rộng rãi hơn so với các năm trước nhờ vào
những mục tiêu giáo dục Việt Nam đã đề ra cũng như mục đích lao động sư phạm,
nhà trường đạt được sau những quá trình nỗ lực phấn đấu.
Chất lượng đội ngũ giáo viên ngày nay ngày càng được nâng cao về chất lượng
giảng dạy cũng như trình độ chun mơn nhằm đáp ứng những yêu cầu trong xu thế
hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. “Hiện nay tỷ lệ giáo viên đạt

chuẩn trình độ đào tạo (theo Luật Giáo dục năm 2019) cấp mầm non là 77,8%, tiểu
học là 69,4%, trung học cơ sở là 83,3%, trung học phổ thông là 99,9%.” [2]
Bên cạnh đó, việc lao động sư phạm phục vụ mục tiêu, định hướng mà nền giáo
dục đề ra trong xu hướng hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng 4.0 như ngày nay, góp
phần đào tạo ra những người giáo viên tài năng năng, có nhiều kĩ năng. Việc đòi hỏi
kĩ năng sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin trong thời đại dịch bệnh ngày nay
chiếm vai trị rất quan trọng trong mơ hình giáo dục. Đặc biệt kỹ năng sử dụng các
thiết bị công nghệ thông tin ứng dụng vào trong giảng dạy làm cho bài giảng trở nên
sinh động thu hút các học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục.
Về kết quả giáo dục, hằng năm số lượng học sinh hoàn thành chương trình giáo
dục và số học sinh tốt nghiệp kỳ thi THPTQG đều đạt tỉ lệ cao, nhiều học sinh đạt
được những thành tích trong học tập, các kì thi trong và ngoài nước. Theo Bộ Giáo
dục đào tạo, năm học 2020-2021, “100% học sinh tiểu học, THCS, THPT đã hoàn
thành chương trình giáo dục. 96,88% thí sinh dự thi đợt 1 hoàn thành tốt nghiệp
THPT. 12.000 học sinh thuộc diện xét đặc cách tốt nghiệp được tạo điều kiện để
tham gia xét tuyển đại học. 37/37 học sinh Việt Nam tham gia các kỳ thi Olympic
khu vực và quốc tế đều đoạt giải với 12 huy chương Vàng, 13 huy chương Bạc, 10
huy chương Đồng và 2 Bằng khen.” [3]
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả mà chúng ta đạt được vẫn còn tồn tại những
mặt hạn chế. Cụ thể, mục đích lao động của của một số giáo viên với mục tiêu mà
nhà trường đặt ra trong các công việc lại vơ tình tạo ra áp lực đối với người giáo viên


5

mà xã hội thường hay gọi là “bệnh thành tích”. Và chính căn “bệnh thành tích” ấy
lại vơ tình tác động đến các bậc phụ huynh khiến phụ huynh lúc nào cũng chỉ mong
muốn cho con em mình đạt những thành tích, kết quả cao trong học tập dẫn đến
những áp lực, sức ép cho các em học sinh nhưng lại không phối hợp chặt chẽ cùng
với nhà trường trong việc quản lí, giáo dục các em. “Thầy Ngơ Thành Nam- Hiệu

trưởng Trường Tiểu học Khai Nguyên (Thành phố Hồ Chí Minh), Cố vấn học tập
Microsoft cũng chia sẻ kết quả khảo sát của nhóm Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc
Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký, Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam
về “Bệnh thành tích” trong giáo dục. Khảo sát đã thực hiện ở 8 trường trên địa bàn 4
tỉnh, thành phố cho ra kết quả 97,7% người khẳng định có “bệnh thành tích” trong
giáo dục.” [4]
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên? Trước hết phải kể đến do cách
quản lí của nhà trường đối với giáo viên cũng như học sinh, phụ huynh chưa được
tốt. Những mục tiêu, mục đích mà nhà trường cũng như ngành giáo dục đề ra cho
người giáo viên chưa thực sự bám sát với thực tế địa phương của phụ huynh, học
sinh mà lại rập khn, máy móc, giáo điều dẫn đến chủ quan, áp lực đè nặng lên giáo
viên dễ xảy ra tình trạng “bệnh thành tích” trong hoạt động giáo dục. Và hậu quả của
căn bệnh này là tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp”. Tình trạng này xảy ra vào năm
2019 ở trường THCS Lê Duẩn tỉnh Gia Lai, một học sinh học lớp 6 đọc chưa sõi
nhưng vẫn được lên lớp. Đây có thể được coi là câu chuyện mn thuở của ngành
giáo dục.
Để khắc phục tình trạng trên, nhà trường và giáo viên cũng như các cấp quản lí
các cơ sở giáo dục cần phải liên tục cập nhật công nghệ thông tin, không ngừng đổi
mới, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy; ứng dụng các thiết bị công nghệ vào
giảng dạy nhằm mang lại những tiết học hiệu quả bổ ích, tạo niềm vui hứng thú trong
học tập cho các em. Bên cạnh đó, nhà trường cũng như Bộ Giáo dục và đào tạo cần
điều chỉnh, đặt ra những mục tiêu phù hợp với giáo viên, thực tiễn địa phương tránh
áp đặt máy móc gây áp lực đè nặng lên người giáo viên dẫn đến “bệnh thành tích”.
Cùng với đó, nhà trường cũng cần tăng cường các hoạt động thực tế, tiết học thực
hành theo nguyên lý “học đi đôi với hành” nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa mục
tiêu, mục đích giáo dục với sự phát triển của xã hội hiện nay.
2.2 Đối tượng lao động sư phạm
Như đã nói ở trên mục đích của lao động sư phạm là góp phần “sáng tạo ra con
người”, đối tượng lao động sư phạm tác động ở đây không phải là những vật vô tri
vô giác, mà cụ thể là con người, là những thế hệ trẻ đang trưởng thành. Đặc biệt là

học sinh trung học phổ thông khi các em đã có sự phát triển về cả thể chất, tâm sinh
lí, các kĩ năng liên quan đến các hoạt động xã hội, và sử dụng thành thạo các thiết bị
công nghệ thông tin. Do được tiếp cận sớm với các thiết bị công nghệ cùng sự sáng
tạo, nỗ lực, phấn đấu, vươn lên trong học tập không ngừng nghỉ, một số em học sinh
đạt được các thành tích xuất sắc trong các kì thi Olympic quốc tế. Cụ thể, học sinh
Việt Nam đoạt thành tích xuất sắc tại Olympic Sinh học quốc tế 2021, “cả 4/4 thí
sinh tham gia dự thi đều đoạt Huy chương. Thành tích của đội tuyển quốc gia Việt
Nam tại Olympic Sinh học quốc tế 2021 đã cao hơn so với năm 2020. Cùng với đó,


6

tại Olympic Toán học năm 2021 của đội tuyển quốc gia Việt Nam. Theo đó, cả 6/6
thí sinh tham gia đều đoạt huy chương, với 1 HCV, 2 HCB, và 3 HCĐ”. [5]
Bên cạnh những thành tích xuất sắc trong các kì thi Olympic quốc tế, nhiều học
sinh cũng đạt những thành tích đáng kể trong các hoạt động sáng tạo, nghiên cứu,
các cuộc thi về khoa học-kĩ thuật, khoa học công nghệ cấp quốc gia. Theo báo
tuoitre.vn, lễ bế mạc Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung
học năm học 2020 - 2021 được Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức ngày 27-3 có 91 dự
án đoạt giải thưởng, trên tổng số 141 dự án dự thi (chiếm 64,5%). Trong đó có 12
giải nhất, 19 giải nhì, 26 giải ba và 34 giải tư. Ngoài ra, ban tổ chức trao tặng 30 giải
triển vọng. Các học sinh đã nắm bắt vấn đề “thời sự” của học đường và tìm cách giải
quyết để phù hợp với xu hướng giáo dục của thời đại 4.0. [6]
Có thể nói, dưới tác động của xu thế hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 học sinh đã được tiếp cận với các thiết bị cơng nghệ thơng tin, cùng với
sự tìm tịi nghiên cứu, áp dụng kết hợp giữa lý luận vào thực tiễn đã đạt được những
thành tích cao trong các kì thi trong nước lẫn quốc tế. Tuy nhiên, cũng chính sự tác
động của xu thế ấy đã dẫn đến nhiều xu hướng ngoại lai xâm nhập tác động trực tiếp
đến sự phát triển và hình thành nhân cách ở học sinh. Đồng thời, làm thay đổi những
giá trị văn hóa, hành vi đạo đức, cách ứng xử giao tiếp với xã hội, bạn bè và thầy cô

hay tệ hơn làm cho các em đánh mất đi giá trị bản thân mình dễ dẫn đến những tình
huống xấu về sau. Điển hình vào năm 2019, "Thử thách Momo" (quái vật Momo)
xuất hiện, nó hướng dẫn các em học sinh hồn thành những nhiệm vụ, thử thách đặt
ra cho bản thân và cuối cùng là ép các em tự tử. Ngoài Momo, thử thách Cá voi xanh
cũng khiến phụ huynh đứng ngồi không yên một thời gian khi nhiều em chấp nhận
thử thách và cuối cùng tự tử. Trào lưu Cá Voi Xanh trá hình dưới dạng ứng dụng trị
chơi trực tuyến nên ít người để ý đến. Cùng với những xu thế ngoại lai xâm nhập vào
nước ta, nhiều em học sinh được gia đình cho tiếp xúc với các thiết bị công nghệ
thông tin từ sớm cũng như các trang mạng xã hội như ngày nay. Và việc các em tiếp
xúc với các thiết bị công nghệ quá sớm như thế, đặc biệt là các trang mạng xã hội
cũng để lại những hậu quả khó lường. Minh chứng rõ ràng và cụ thể nhất đó là những
mâu thuẫn trên mạng xã hội. Thế nhưng, nó khơng chỉ dừng lại là những mâu thuẫn
trên các trang mạng xã hội mà còn kéo theo đó cịn là sự hình thành của tình trạng
vơ cùng nhức nhối trong mơi trường ngày nay. Đó là tình trạng “bạo lực học đường”
do những mâu thuẫn khơng đáng có trên các trang mạng xã hội. “Có những câu
chuyện sẽ dừng lại khi người bị bắt nạt tìm đến sự trợ giúp của người lớn. Thế nhưng,
có nhiều câu chuyện lại bị đẩy đi rất xa khi chính các em hành xử chưa đúng đắn, cả
hai bên cùng mang tâm lý “hơn thua” nhau. Việc im lặng sẽ càng làm cho hành vi
bắt nạt leo thang nhưng nếu đối diện không đúng mực cũng sẽ làm hành vi này gia
tăng”. [7]
Qua những thực trạng trên, chúng ta cũng đã có những cái nhìn cụ thể, khách
quan về những mặt tích cực và tiêu cực do xu thế hội nhập và cuộc cách mạng 4.0
ngày càng phát triển mang lại cho các thế hệ trẻ đặc biệt là các em học sinh. Do vậy,
đứng trước thực trạng đó, người giáo viên đóng một vai trị vơ cùng cần thiết. Bên
cạnh việc cần nắm rõ những công việc, định hướng giảng dạy cho mỗi học sinh,


7

người giáo viên cần nắm bắt những đặc điểm tâm lí, tâm tư, tình cảm của học sinh

để từ đó tìm ra những biện pháp xử lí phù hợp với từng cá nhân học sinh. Không
những thế, nhà trường cũng cần phải tổ chức các hoạt động thực tiễn, các buổi tọa
đàm giáo dục học sinh những tác hại mà mạng xã hội cũng như tác động mà cuộc
cách mạng 4.0 và xu thế hội nhập mang lại nhằm giúp học sinh có cái nhìn cụ thể,
bao qt và rõ ràng nhất tránh những ảnh hưởng sai lệch về sau.
2.3 Cơng cụ lao động sư phạm
Khi nói đến cơng cụ lao động của người giáo viên, có một cơng cụ lao động
thực sự đặc biệt đó chính là phẩm chất, nhân cách của giáo viên. Trong đó, bao gồm
hai phẩm chất là đạo đức và tài năng. Trong xã hội hiện nay, đa số giáo viên đều có
nhân cách, đạo đức tốt và liên tục không ngừng sáng tạo, luôn ln u thương cũng
như lắng nghe học sinh, hết mình vì học sinh. Một trong những minh chứng cụ thể
về tấm gương mẫu mực của người giáo viên đáng để học sinh noi theo là cơ Bế Thị
Thu Giang, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Kim Đồng, huyện Tràng
Định, tỉnh Lạng Sơn. Yêu nghề, mến trẻ, cô ln tìm tịi, nghiên cứu, tự học, tự bồi
dưỡng chun môn, nghiệp vụ và thường xuyên suy nghĩ, trăn trở phải làm gì, làm
như thế nào để tích lũy, truyền dạy kiến thức cho các thế hệ học sinh con em đồng
bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có hiệu quả nhất. Với niềm
đam mê và lịng nhiệt huyết với nghề, cơ ln thay đổi phương pháp giảng dạy, sáng
tạo trong kỹ năng truyền đạt, làm cho học sinh hứng thú, yêu thích. Hay một tấm
gương sáng khác - tấm gương sáng về đạo đức, tự học, sáng tạo của cô Nguyễn Thị
Dương. Cô Dương ln tích cực ứng dụng cơng nghệ thơng tin một cách sáng tạo và
hiệu quả, xây dựng tập thể lớp học đồn kết; thành lập các mơ hình học tập.
Bên cạnh những mặt ưu điểm trên, vẫn còn tồn tại đâu đó một vài hạn chế. Đó
là thực trạng một số giáo viên không thực sự rèn luyện đạo đức và năng lực để đáp
ứng những yêu cầu của ngành giáo dục đề ra là tấm gương sáng để học sinh noi theo.
Do vậy, đã có những giáo viên vi phạm đạo đức trong nghề nghiệp của mình hay
thậm chí vi phạm cả về pháp luật. Theo báo VietNamNet, một em học sinh lớp 9A1
ở Hà Nội đã bị cô N.T.T-giáo viên chủ nhiệm lớp em bắt ép em phải học thêm trực
tuyến ngoài giờ, kể cả ngày thứ bảy hay chủ nhật. Hay một ví dụ điển hình khác
khơng thể khơng kể đến như tình trạng giáo viên đánh đập, xúc phạm, chửi bới các

em học sinh. Nếu những tình trạng như vậy kéo dài sẽ ảnh hướng đến tâm lí, nhận
thức của mỗi học sinh kéo theo những hệ lụy như học sinh đánh nhau, khơng có
những kĩ năng và phương pháp học tập tốt. Đặc biệt, khi tâm lí của các em bị ảnh
hưởng dễ bị các đối tượng xấu tác động, lôi kéo và dễ sa ngã vào con đường tệ nạn
xã hội.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Trước hết, phải kể đến một
số người giáo viên khơng có những phẩm chất giáo dục như thiếu tình thương yêu
đối với học sinh, sự kiên nhẫn trong cách quản lí học sinh. Thứ hai, người giáo viên
thiếu sự kìm nén cảm xúc cá nhân, đặc biệt trong những hoàn cảnh đặc biệt hay giai
đoạn biến động tâm sinh lý. Thứ ba, người giáo viên thiếu sự rèn luyện, học tập
thường xuyên, trau dồi về các hành vi, phẩm chất đạo đức dễ làm cho người giáo


8

viên vi phạm đến đạo đức nghề giáo. Ngoài ra, người giáo viên thiếu sự phối hợp với
phụ huynh trong cách quản lí học sinh và các tập thể giáo viên trong nhà trường.
Giải pháp cần thực hiện để khắc phục tình trạng trên. Trước hết, người giáo
viên cần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các em học sinh từ đó tìm ra biện pháp
xử lí hiệu quả. Cùng với đó, người giáo viên cần ứng dụng các trang thiết bị công
nghệ vào trong giảng dạy đặc biệt trong thời kì xu hướng hội nhập quốc tế và cuộc
cách mạng 4.0 đang dần phát triển ở nước ta. Ngoài ra, người giáo viên cũng cần
thường xuyên, học tập trau dồi đạo đức nghề nghiệp, rèn luyện nhân cách của mình
để làm tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Bên cạnh đạo đức và tài năng của mỗi
người giáo viên thì phẩm chất tâm hồn của người giáo viên cũng ảnh hưởng sâu sắc
đến mỗi học sinh, do đó người giáo viên cần giáo dục các em học sinh không chỉ qua
sách vở, kiến thức suôn mà cần giảng dạy bằng cả tâm hồn của mình. Theo Lê Duẩn,
“Thầy giáo không chỉ dạy bằng công thức, bằng những câu, những chữ có sẵn, mà
phải dạy bằng cả tâm hồn mình”. [8]
2.4 Sản phẩm lao động sư phạm

Lao động sư phạm của người giáo viên có đối tượng là con người, cụ thể là
người học sinh thì ở đây sản phẩm lao động sư phạm cũng là về con người. Nhưng
đặc biệt hơn, đó chính là về nhân cách và kết quả học tập của người học sinh. Cụ thể,
ngày nay hầu hết các em học sinh đều có đạo đức tốt, kĩ năng học tập và kết quả học
tập tốt. Quy mô số lượng học sinh ngày càng phát triển khơng chỉ về số lượng mà
cịn về chất lượng, nhiều em học sinh đạt các thành tích cao trong học tập và các
thành tựu trong các kì thi quốc tế khác. Điều này cho thấy ngành giáo dục đã có sự
thành cơng nhất định và đồng thời cũng đã đáp ứng được những yêu cầu trong xu thế
hội nhập và cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0.
Tuy nhiên, vẫn cịn một vài bộ phận học sinh chưa được giáo dục, dạy dỗ đúng
cách. Từ đó, dễ làm cho các em hình thành những hành vi, thói quen xấu vi phạm
đến đạo đức và pháp luật. Tình trạng học sinh vi phạm về pháp luật, an tồn giao
thơng như khơng đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, lạng lách, đánh võng hay
thậm chí là bạo lực học đường, xúc phạm thầy cơ, bạn bè cùng trang lứa vẫn đang
cịn xảy ra đâu đó và vẫn chưa thể chấm dứt hồn tồn. Hay trong tình huống xấu
hơn, một số em cịn bị lơi kéo vào con đường nghiện ngập, ma túy khiến các em bỏ
dở việc học của chính bản thân.
Nguyên nhân phải kể đến do các em thiếu sự quan tâm, giáo dục từ chính gia
đình và giúp đỡ từ thầy/cơ cũng như về phía nhà trường chưa có sự phối hợp, quản
lí chặt chẽ cùng với gia đình khiến các em học sinh dễ kết bạn với các đối tượng xấu
làm ảnh hưởng đến hành vi, nhận thức, quan niệm lý tưởng sống rơi vào con đường
nghiện ngập. Cùng với đó, phải kể đến do các em học sinh dễ bị thu hút bởi các trang
mạng xã hội xấu hay người ta thường gọi với cái tên “web đen” hay các trang mạng
xã hội thường dùng phổ biến khác như Facebook, Instagram với những bài viết, nội
dung với mục đích xuyên tạc, đồi trụy mang đến những hệ lụy khó lường về sau.
Nhằm góp phần cải thiện tình trạng trên đang diễn ra, cần có sự thống nhất
trong cách giáo dục học sinh giữa phụ huynh và giáo viên bằng cách kết hợp các


9


phương tiện công nghệ cùng với các phương pháp giáo dục truyền thống. Giáo viên
lúc này là nhân vật chủ động tích cực tìm tịi, nghiên cứu và sáng tạo đổi mới trong
phương pháp giáo dục để nắm bắt tình của các em học sinh, từ đó hỗ trợ tư vấn cho
gia đình về phương pháp giáo dục, thực hiện các hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó,
sự phối hợp của các ban ngành đồn thể địa phương cũng đóng vai trị khơng kém
phần quan trọng trong cơng tác giáo dục học sinh, đưa học sinh vào những môi trường
lành mạnh như các trung tâm văn hóa, thể dục thể thao hay các câu lạc bộ giúp học
sinh rèn luyện, phát triển những kĩ năng mềm khác ngoài những giờ học đầy căng
thẳng trên trường, lớp. Ngoài ra, các ban ngành đoàn thể cũng cần tham gia cùng nhà
trường để cải tạo môi trường xã hội xung quanh nhằm xây dựng một môi trường xã
hội lành mạnh, các hoạt động hấp dẫn, bổ ích tạo điều kiện để giáo dục học sinh.
2.5 Thời gian và không gian lao động sư phạm
Thời gian lao động sư phạm chủ yếu diễn ra trong nhà trường theo các quy
định của ngành giáo dục, số giờ theo từng tiết học, tiết dạy các hoạt động giáo dục
hay các hoạt động ngồi khóa. Về khơng gian bao gồm bên ngoài nhà trường và bên
trong nhà trường, nhưng thường chủ yếu diễn ra bên trong nhà trường. Nhờ nhà
trường thường xuyên cập nhật thông tin đổi mới, sáng tạo trong cơng tác giáo dục và
quản lí học sinh cũng như các hoạt động chuyên môn của giáo viên. Cụ thể, tổ chức
những buổi chuyên đề, rèn luyện nghiệp vụ, các hoạt động giảng dạy để giáo viên dự
giờ tập huấn. Những hoạt động đó góp phần nâng cao chun mơn, trình độ cho
người giáo viên nhằm tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy cho các em học sinh mở
mang kiến thức, nâng cao khả năng hiểu biết, những kĩ năng xử lí các tình huống
trong cuộc sống và khả năng ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống thường ngày.
Tuy nhiên, thời gian và không gian lao động sư phạm của người giáo viên ngày
nay cũng ít nhiều chịu nhiều áp lực. Đó là áp lực về thu nhập để trang trải cuộc sống
hằng ngày đáp ứng những yêu cầu trong cuộc sống. Do đó, người giáo viên chưa thật
sự toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp giáo dục ảnh hưởng đến chất lượng lao động sư
phạm của người giáo viên vì phải dạy thêm hay làm các cơng việc khác bên ngồi
như bn bán hàng online để kiếm thêm thu nhập lo cho bản thân cũng như gia đình

và cịn ảnh hưởng đến thời gian và không gian đầu tư cho các hoạt động giảng dạy
trên trường lớp của người giáo viên. Đặc biệt là áp lực đến từ phía học sinh, phụ
huynh trong cơng tác quản lí do sĩ số lớp q đơng gây những trở ngại trong cơng
tác quản lí cũng như định hướng, giảng dạy cho từng em học sinh.
Để tình trạng này được cải thiện, nhà trường cần bố trí, sắp xếp kế hoạch hoạt
động năm học, phân công công việc phù hợp với lực lượng giáo viên trong nhà trường
và đặc điểm riêng của học sinh tránh tạo áp lực. Các cấp, ban ngành, đoàn thể cần
quan tâm đến người giáo viên tạo điều kiện thuận lợi nhất để người giáo viên an tâm
trang trải chi phí cho cuộc sống thường ngày. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần tích
cực tham gia hỗ trợ nhà trường về các nguồn lực để thực hiện có chất lượng và kết
quả cao trong các hoạt động giáo dục. Người giáo viên chính là nhân vật chủ đạo và
là người chủ động tích cực đổi mới các phương pháp giáo dục và phương pháp học
tập để nắm bắt được đặc điểm, tâm lí của các em học sinh để hỗ trợ cho gia đình về
biện pháp giáo dục hợp lí các em học sinh.


10

KẾT LUẬN
Ngày nay, dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế hội
nhập quốc tế đã đặt ra nhiều thách thức cho ngành giáo dục cũng như là người giáo
viên. Vì vậy, đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên về mục đích, đối tượng,
công cụ, sản phẩm, thời gian và không gian địi hỏi phải có những thay đổi để đáp
ứng những yêu cầu trong công việc. Đặc biệt, khi đối tượng của lao động sư phạm
ngày càng trẻ hóa thì u cầu về công cụ lao động của người giáo viên ngày càng
cao. Người giáo viên cần tự học hỏi để nâng cao tay nghề, khơng ngừng rèn luyện
về trình độ chun mơn, nghiệp vụ cũng như đạo đức của chính mình góp phần đào
tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho đất nước.
Nhìn chung, việc thể hiện được những đặc điểm lao động sư phạm cơ bản đáp
ứng được những yêu cầu đổi mới trong hoạt động giáo dục và thể hiện tốt phong trào

thi đua mà cơng đồn giáo dục xây dựng: "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực" và "Mỗi thầy giáo, cơ giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo".
Nội dung bài viết hy vọng có đóng góp một số quan điểm về mặt lí luận khoa học và
cả về thực tiễn trong công tác đào tạo, tuyển dụng người giáo viên trong công cuộc
đất nước đang đổi mới theo xu thế hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
nhằm phát huy tối đa tiềm năng, năng lực của người giáo viên.
Vì cịn hạn chế về mặt kiến thức nên bài làm của em cịn nhiều thiết sót. Kính
mong nhận được sự góp ý của thầy/cơ để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em
xin cảm ơn!


11

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn tâm lý-giáo dục – Những vấn đề chung của giáo dục học, Trường Đại
học Sài Gịn 2013, trang 96-99.
2. "Năm học 2020-2021 hồn thành tiến độ, chuẩn bị năm học tới thích ứng với
tình hình mới" 28/8/2021, Ngày truy cập 26/12/2021.
3. "Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021, triển khai nhiệm vụ năm học ...."
28/8/2021, Ngày
truy cập 26/12/2021.
4. "Thành tích và bệnh ngụy thành tích trong giáo dục - GiaoDuc.net." 21/2/2021,
Ngày truy cập 26/12/2021.
5. "Học sinh Việt Nam đạt thành tích xuất sắc tại các kỳ Olympic quốc tế ...."
24/7/2021, Ngày truy cập 27/12/2021.
6. "12 dự án đạt giải Nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia học sinh."
27/3/2021, Ngày
truy cập 27/12/2021.
7. "Báo động bạo lực học đường trên mạng xã hội - Baochinhphu.vn." 2/1/2019,
Ngày truy cập 28/12/2021.

8. Hà Thị Mai – Giáo trình giáo dục học đại cương, Trường Đại học Đà Lạt, trang
51.



×