Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận dụng quy luật đó trong xây dựng kinh tế ở việt nam 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.09 KB, 20 trang )

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận
dụng quy luật đó trong xây dựng kinh tế ở Việt nam

MỤC LỤC
A.TỔNG LUẬN
B.NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Phương thức sản xuất,hai bộ phận cấu thành phương thức sản xuất
2.Qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
II.THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUI LUẬT PHÙ HỢP CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT VỚI
TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG XÂY DỰNG KINH TẾ
Ở NƯỚC TA
1.Thực trạng vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất trong xây dựng kinh tế ở Việt Nam khi tiến hành đổi mới
2.Thực trạng vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất trong xây dựng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1986 đến nay
III.MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM DỰA
TRÊN QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN LỰC
LƯỢNG SẢN XUẤT
C.KẾT LUẬN

SVTH: Nguyễn Thị Huệ

CQ501098 1


Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận
dụng quy luật đó trong xây dựng kinh tế ở Việt nam
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình Triết học Mác-Lê nin



2.Tạp chí cộng sản

3.Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin

4.Hỏi đáp về triết học Mác-Lênin

5.Tạp chí Triết Học

6.Tạp chí nghiên cứu Văn,Sử,Địa

SVTH: Nguyễn Thị Huệ

CQ501098 2


Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận
dụng quy luật đó trong xây dựng kinh tế ở Việt nam

A.TỔNG LUẬN
1)Lý do chọn đề tài:
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất là quy luật hết sức phổ biến trong công cuộc xây dựng đất nước của mỗi
quốc gia.Sự mâu thuẫn hay phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất đều
có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế.Sự tổng hòa mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất tạo nên một nền kinh tế có lực lượng sản xuất kéo theo một quan
hệ sản xuất phát triển.
Nói cách khác quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất là một điều kiện tất yếu để phát triển một nền kinh tế.
Do vậy,nghiên cứu về quy luật này sẽ giúp cho mỗi sinh viên chúng ta,đặc biệt là

sinh viên khối kinh tế,có thêm những hiểu biết ban đầu và sâu sắc hơn về sự phát triển
của nước ta cũng như trên thế giới;hiểu được quy luật vận động của nền kinh tế từ đó
có thể góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp xây dựng nước nhà sau này.
2)Tình hình nghiên cứu của đề tài.
Sự tất thắng của chủ nghĩa cộng sản,sự thay thế xã hội chủ nghĩa bằng xã hội
cộng sản chủ nghĩa trong tiến trình lịch sử của nhân loại là một quy luật khách quan.Việt
Nam hiện nay đang ở thời kỳ quá độ ,chúng ta đã bỏ qua giai đoạn tư đoạn tư bản chủ
nghĩa,tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội.Vì vậy trong q trình phát triển,ln ln nảy sinh
những vấn đề cần giải quyết.Với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Chính phủ,chúng
ta đã có những chiến lược và sách lược đúng đắn.
Trên cơ sở nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin,đặc biệt là lý luận triết học MácLênin,chúng ta đã vạch rõ được con đường phát triển kinh tế đúng đắn đó là:”Xây dựng
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để đưa xã hội
chuyển sang phương thức sản xuất mới cao hơn”.Từ năm 1986 chúng ta đã tổng kết
được những bài học kinh nghiệm quý báu để đổi mới và cải cách kinh tế.Những quan
điểm đổi mới,tiến bộ đó là sự tơn trọng hồn tồn những lý luận quan hệ sản xuất phù
hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất chi phối nền kinh tế.
Đứng trên quan điểm triết học Mác-Lênin,ta càng có cơ sở để khẳng định những
khởi sắc trong mười năm đổi mới cho đến nay từ sau Đại Hội Đảng lần thứ VI là những
thành cơng mang tính tất yếu do chúng ta đã vận dụng đúng đắn quy luật phù hợp
QHSX-LLSX vào thực tiễn.

SVTH: Nguyễn Thị Huệ

CQ501098 3


Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận
dụng quy luật đó trong xây dựng kinh tế ở Việt nam
3/Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
Luôn luôn trau dồi kiến thức,rèn luyện đạo đức để phát triển lực lượng sản xuất

nước nhà thông qua sự hiểu biết sâu rộng quy luật là một phương châm hạnh động của
sinh viên thời đại mới.Nghiên cứu quy luật sự phù hợp LLSX-QHSX trong mối liên quan
với phát triển kinh tế xã hội.
Muốn phát triển kinh tế vững mạnh thì phải đặt nó trong mối quan hệ với những
khoa học khác,đặc biệt là triết học.Sự thành công hay thất bại,phát triển hay lạc hậu của
bất kỳ nền kinh tế nào là do có lập trường triết học đúng đắn.Bởi vì xuất phát từ một lập
trường triết học đúng đắn,con người có thể có được cách giải quyết phù hợp với những
vấn đề do cuộc sống đặt ra.Còn ngược lại,xuất phát từ một lập trường triết học sai
lầm,con người khó có thể tránh khỏi hành động sai lầm.Trong hoạt động kinh tế,một lập
trường triết học đúng đắn là tối cần thiết.Chỉ có triết học Mác-Lênin mới có được tính ưu
việt này.
4/Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Tập trung phân tích vấn đề phương thức sản xuất và quy luật sự phù hợp QHSXLLSX,hoạt động xây dựng kinh tế,đổi mới kinh tế những năm gần đây và mối liên hệ của
nó với quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và
các quy luật trung tâm là nội dung của đề tài này.
5/Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp phân tích,tổng hợp và khảo sát.

SVTH: Nguyễn Thị Huệ

CQ501098 4


Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận
dụng quy luật đó trong xây dựng kinh tế ở Việt nam

B.NỘI DUNG
Với tính cách là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử phương thức sản xuất
biểu thị cách con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn
lịch sử nhất định của xã hội loài người.Dưới sự vận động của lịch sử loài

người,cũng như sự vận động của mỗi xã hội cụ thể,sự thay đổi về phương thức
sản xuất bao giờ cũng là sự thay đổi có tính chất cách mạng.Trong sự thay đổi
đó,các q trình kinh tế,xã hội được chuyển sang một chất mới.Phương thức sản
xuất là cái mà nhờ nó người ta có thể phân biệt được sự khác nhau của những
thời đại kinh tế khác nhau.Mà phương thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa
lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.Đó
cũng chính là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất.
Do vậy,quy luật trên trước hết là quy luật kinh tế nhưng hơn thế nữa nó cịn
là quy luật cơ bản nhất của tồn bộ đời sống xã hội của lịch sử nhân loại bởi vì nó
là quy luật của bản thân phương thức sản xuất.Sự tác động của quy luật này tới
sự thay đổi của phương thức sản xuất và kéo theo sự thay đổi của tồn bộ đời
sống xã hội.
Vì các lý do trên,quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất có ý nghĩa hết sức to lớn.Tuy nhiên,việc nắm
bắt quy luật này lại không phải là điều đơn giản,nhận biết được QHSX có phù
hợp vơi tính chất và trình độ phát triển của LLSX hay khơng hồn tồn phải phụ
thuộc vào thực tiễn cảu sản xuất và kinh nghiệm bản thân.Với những chính
sách,đường lối và chủ trương đúng đắn,nắm bắt tốt quy luật của Đảng và Nhà
nước,nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã phát triển

SVTH: Nguyễn Thị Huệ

CQ501098 5


Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận
dụng quy luật đó trong xây dựng kinh tế ở Việt nam
mạnh mẽ,đưa đất nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu phát triển thành
nước sản xuất nơng nghiệp tiên tiến ;góp phần đẩy nhanh nền kinh tế nước nhà

đi sang một hướng khác,sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên thế giới.

I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Phương thức sản xuất,hai bộ phận cấu thành phương thức sản
xuất
a)Phương thức sản xuất

 
Sơ đồ:Phương thức sản xuất

-Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật
chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội lồi người,theo cách đó,con người
có quan hệ nhất định với tự nhiên và với nhau trong sản xuất.
-Nói cách khác,phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất
ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.

SVTH: Nguyễn Thị Huệ

CQ501098 6


Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận
dụng quy luật đó trong xây dựng kinh tế ở Việt nam
-Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua 5 phương thức sản xuất khác
nhau:Phương thức sản xuất công xã nguyên thủy,phương thức sản xuất chiếm hữu nô
lệ,phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa,phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
Hai bộ phận cấu thành của phương thức sản xuất là quan hệ sản xuất và lực
lượng sản xuất.

b)Lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất là toàn bộ những năng lực sản xuất của một xã hội nhất định,ở
một thời kỳ nhất định
Lực lượng sản xuất là khái niệm dùng để chỉ việc con người chinh phục tự nhiên
bằng tất cả sức mạnh hiện thực của mình trong quá trình thực hiện nền sản xuất xã
hội,là biểu hiện trình độ sản xuất của con người,là năng lực thực tiễn của con người
trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Lực lượng sản xuất được tạo thành do sự kết hợp giữa lao động với tư liệu sản
xuất mà trước hết là với công cụ lao động.Lao động trước hết là con người,người lao
động với tính xã hội,các quan hệ xã hội trong đời sống xã hội hiện thực.Là một thành tố
của lực lượng sản xuất,con người vừa là chủ thể-chủ thể sáng tạo và “tiêu dùng” sản
phẩm của sản xuất,vừa là nguồn lực đặc biệt của sản xuất.
Sức mạnh vốn có của kỹ năng lao động cơ bắp của người lao động được nhân lên
gấp bội nhờ kết hợp với công cụ lao động do con người tạo ra trong sản xuất.Điều chủ
yếu nhất ở người lao động là lao động có trí tuệ.
Cơng cụ lao động cũng là một thành tố cơ bản của lực lượng sản xuất,đóng vai trị
quyết định trong lực lượng sản xuất.Cơng cụ lao động là khí quan của bộ óc con
người,là sức mạnh tri thức đã được vật thể hóa để làm tăng sức mạnh trí tuệ của con
người.Ngày nay,cơng cụ lao động đã đạt đến trình độ cao,được tin học hóa,tự động
hóa…nên nó trở thành lực lượng hết sức to lớn và đáng kể.Ở mọi thời đại,công cụ lao
SVTH: Nguyễn Thị Huệ

CQ501098 7


Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận
dụng quy luật đó trong xây dựng kinh tế ở Việt nam
động luôn luôn biến đổi,là yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất.Việc thay đổi,hoàn
thiện công cụ sản xuất do con người thực hiện không ngừng thường xuyên gây ra
những biến đổi sâu sắc toàn bộ tư liệu sản xuất và cũng là nguyên nhân sâu sa của mọi
biến đổi xã hội.


c)Quan hệ sản xuất:

Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con người với con người trong sản xuất và tái
sản xuất xã hội.
Quan hệ sản xuất bao gồm:
-Quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất chủ yếu.
-Quan hệ trong tổ chức,quản lý sản xuất.
-Quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất.
Quan hệ sản xuất do con người tạo ra nhưng nó hình thành một cách khách quan
trong q trình sản xuất,không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất,giữa ba mặt của quan hệ sản
xuất thống nhất với nhau tạo thành một hệ thống mang tính ổn định tương đối so với sự
vận động và phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất.
Trong ba mặt của quan hệ sản xuất,quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan
hệ xuất phát,quan hệ cơ bản,đặc trưng cho quan hệ sản xuất trong từng xã hội.Quan
hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất,quan hệ
phân phối sản phẩm cũng như các quan hệ xã hội khác.

2.Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất.

SVTH: Nguyễn Thị Huệ

CQ501098 8


Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận
dụng quy luật đó trong xây dựng kinh tế ở Việt nam


Sơ đồ:Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX

Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất phụ thuộc và tác động lẫn nhau một
cách biện chứng và biểu hiện thành một trong những quy luật cơ bản nhất của sự vận
động của đời sống xã hội.
Sự biến đổi của sản xuất luôn luôn theo chiều tiến bộ và xét cho cùng,bao giờ
cũng bắt đầu từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất,trước hết là công cụ
lao dộng.Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất,quan hệ sản xuất cũng hình
thành và biến đổi cho phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.Đương

SVTH: Nguyễn Thị Huệ

CQ501098 9


Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận
dụng quy luật đó trong xây dựng kinh tế ở Việt nam
nhiên,khi trình độ của lực lượng sản xuất phát triển thì tính chất của nó cũng thay đổi
theo.
Với mỗi giai đoạn lịch sử đều được đặc trưng bởi một phương thức sản xuất
và bao giờ cũng là sự thống nhất giữa hai mặt lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất.Trong đó,lực lượng sản xuất là nội dung vật chất trong q trình sản xuất cịn quan
hệ sản xuất là hình thức sản xuất của lực lượng sản xuất.Chính nhờ quan hệ sản xuất
mà sản xuất vật chất mới được tiến hành.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất được đánh dấu bằng trình độ của lực
lượng sản xuất,biểu hiện ở trình độ của cơng cụ lao động,trình độ kinh nghiệm về kỹ
năng của con người,trình độ tổ chức và phân cơng lao động xã hội.Trình độ lực lượng
sản xuất là trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong các giai đoạn khác nhau
của lịch sử xã hội.
Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất của q trình sản xuất ra sản

phẩm.Lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất đã phát triển từ chỗ có tính chất cá
nhân lên tính chất xã hội hóa.
Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất phản ánh khả năng chinh phục tự
nhiên của con người,khả năng này chưa đạt tới đỉnh cao khi quan hệ sản xuất chưa phù
hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
là một trạng thái trong đó các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất tạo địa bàn đầy đủ cho
lực lượng sản xuất phát triển.Chỉ khi nào cả ba mặt của quan hệ sản xuất thích ứng với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,tạo điều kiện tốt nhất cho việc sử dụng và kết
hợp giữa lao động và tư liệu sản xuất thì sẽ tạo ra cơ sở phát triển hết khả năng của lực
lượng sản xuất.
*)Sự vận động,phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản
xuất cho phù hợp với nó.
SVTH: Nguyễn Thị Huệ

CQ50109810


Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận
dụng quy luật đó trong xây dựng kinh tế ở Việt nam
-Lực lượng sản xuất luôn luôn vận động,biến đổi,phát triển không ngừng:sự vận
động và phát triển của lực lượng sản xuất được bắt nguồn trước hết từ công cụ sản
xuất(con người luôn cải tiến và áp dụng cơng cụ sản xuất trong q trình sản xuất).
-Lực lượng sản xuất luôn vận động và phát triển nhờ người lao động với trình
độ,kỹ năng,kỹ xảo ngày càng được nâng cao.
-Khoa học,kỹ thuật,công nghệ ra đời,con người áp dụng thành tựu khoa
học,cơng nghệ vào q trình sản xuất.
-Khi một quan hệ sản xuất mới ra đời,khi đó có sự phù hợp của quan hệ sản xuất
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một
trình độ mới với tính chất xã hội hóa ở mức cao hơn sẽ xuất hiện mâu thuẫn giữa lực

lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.Sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất sẽ chuyển thành không phù hợp,Mâu thuẫn càng trở nên gay gắt tất yếu sẽ
dẫn đến việc xã hội phải xóa bỏ bằng cách thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ
sản xuất mới phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất đã thay đổi,mở đường cho
lực lượng sản xuất phát triển.Điều này dẫn đến sự diệt vong của phương thức sản xuất
cũ và sự ra đời của phương thức sản xuất mới.
Như vậy,lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành và phát triển của quan hệ
sản xuất,một khi lực lượng sản xuất đã biến đổi thì sớm hay muộn quan hệ sản xuất
cũng phải biến đổi cho phù hợp.
*)Quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động ngược trở lại sự phát
triển của lực lượng sản xuất.
-Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất,quy định mục đích xã hội
của sản xuất,tác động đến khuynh hướng phát triển của khoa học,cơng nghệ.Trên cơ
sở đó hình thành một hệ thống những yếu tố thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của
lực lượng sản xuất.Khi quan hệ sản xuất phù hợp,phát triển hợp lý và đồng bộ với lực
lượng sản xuất thì thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.Trong trường hợp
SVTH: Nguyễn Thị Huệ

CQ50109811


Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận
dụng quy luật đó trong xây dựng kinh tế ở Việt nam
ngược lại,quan hệ sản xuất sẽ kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển.Nếu quan hệ sản
xuất lạc hậu hoạc “tiên tiến” hơn một cách giả tạo cũng sẽ làm cho lực lượng sản xuất
không phát triển.Khi mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã trở nên
gay gắt,đòi hỏi phải được giải quyết mà con người không phát hiện ra,hay khi đã phát
hiện được mà không giải quyết hoặc giải quyết một cách sai lầm…thì khơng thể phát
triển được lực lượng sản xuất thậm chí là phá hoại lực lượng sản xuất.


II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VẬN DỤNG QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ
HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
TRONG XÂY DỰNG KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

1/Giai đoạn trước khi tiến hành đổi mới.
Năm 1960 Đại hội Đảng đã đề ra đường lối cơng nghiệp hóa và coi đây là trọng
tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ.Tuy nhiên,do phải đương đầu với cuộc chiến kéo dài,lại
có xuất phát điểm kinh tế chậm phát triển,nơng nghiệp là chính nhưng mang tính chất tự
túc tự cấp,cơ sở hạ tầng lạc hậu…Bên cạnh đó,chúng ta duy trì q lâu mơ hình tập
trung,quan liêu,cơ cấu kinh tế mang tính chất khép kín,trong đó q coi trọng cơng
nghiệp nặng mà khơng chú ý đúng mức công nghiệp nhẹ và nông nghiệp,quan hệ đối
ngoại không được chú ý.Tiêu dùng xã hội thực hiện theo phân phối định lượng bằng
tem phiếu,thang bậc,dẫn đến không kích thích được người lao động,làm nản lịng người
lao động trong sản xuất.Sau 5 năm,từ 1976 đến 1980,tổng sản phẩm xã hội mỗi năm
trung bình chỉ tăng 1,18%,giá trị sản phẩm nông nghiệp chỉ tăng 0,4% trong khi dân số
tăng 2,28%/năm.
Có thể thấy tư tưởng của Đảng trong thời kỳ này là nơn nóng muốn đưa nước ta
tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn quốc.Trong khi chúng ta vừa thoát
SVTH: Nguyễn Thị Huệ

CQ50109812


Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận
dụng quy luật đó trong xây dựng kinh tế ở Việt nam
khỏi cuộc chiến tranh,tàn dư chế độ phong kiến còn tồn tại và hậu quả của chiến tranh
rất nặng nề,cơ sở vật chất nghèo nàn,lạc hậu,trình độ dân trí thấp,khả năng quản lý kinh
tế cịn yếu, lực lượng sản xuất hết sức thấp kém.Chúng ta ồ ạt xây dựng một quan hệ
sản xuất không tương xứng,cụ thể trong nông nghiệp xây dựng HTX cấp cao,tồn tai duy
chỉ hai hình thức sở hữu là sở hữu tập thể và Nhà nước,thực hiện sở hữu tồn dân…

Do đó làm cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất,khơng khuyến khích được người
lao động và khơng huy động được nguồn lực trong xã hội.Nhìn chung thời kỳ này quan
hệ sản xuất khơng phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất,do đó sản
xuất khơng phát triển,nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trì trệ kéo dài:sản xuất trì trệ,lưu
thơng phân phối ách tắc,ngân sách nhà nước thâm hụt lớn,lạm phát cao,đời sống rất
khó khăn,lịng dân khơng n.Cả nước phấn đấu hết sức mình cũng không đủ ăn,thu
không đủ chi,xuất không đủ nhập.Nước ta vừa có hịa bình,vừa có nguy cơ phải đối đầu
với cuộc chiến tranh mới,lại bị bao vây và cấm vận ngặt nghèo.Việc nhận thức tiến hành
xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ trước rồi mới thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
là một sai lầm không tưởng,trái quy luật.

2)Giai đoạn từ sau đổi mới đến nay
Trong quá trình lãnh đạo xã hội đẩy mạnh phát triển kinh tế,Đảng ta đang vận
dụng quy luật sao cho quan hệ sản xuất ln phù hợp với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất,trên thực tế Đảng và Nhà nước ta đang từng bước điều chỉnh mối quan
hệ sản xuất cả tầm vĩ mô và vi mô,đồng thời coi trọng việc đẩy mạnh phát triển lực
lượng sản xuất.Tuy nhiên kết quả thu được vẫn tồn tại một số hạn chế sau:


Lực lượng sản xuất:
-về lực lượng lao động:dân số lớn,lực lượng lao động tăng nhanh,trong đó chủ yếu là lao

động nơng thơn với trình độ lao động thấp,chủ yếu là lao động giản đơn,tỷ lệ thất nghiệp cao
là vấn đề nhức nhối ở nước ta.

SVTH: Nguyễn Thị Huệ

CQ50109813



Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận
dụng quy luật đó trong xây dựng kinh tế ở Việt nam
Những năm gần đây tình hình đã ngày càng được cải thiện rất tích cực cùng với sự dịch
chuyển lao động từ khu vực kinh tế nhà nước sang làm cho các công ty liên doanh nước
ngồi.Đây là q trình chảy máu chất xám trong
-Tư liệu sản xuất:Cơng nghệ ở nước ta vào loại trung bình kém,công nghệ lạc hậu khoảng từ
2-5 thế hệ so với khu vực.



Quan hệ sản xuất:
-Cơ cấu sở hữu:Hiện nay ở nước ta bao gồm các loại hình sở hữu:sở hữu tư nhân,sở

hữu nhà nước,sở hữu hợp tác,sở hữu hỗn hợp,sở hữu cá thể tiểu chủ.Tính đa dạng trong
các hình thức sở hữu có ý nghĩa quan trọng trong q trình cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa đất
nước.
-Quan hệ quản lý cịn khá nhiều bất cập:
+Chưa thực sự xây dựng được đồng bộ các yếu tố thị trường.
+Thực hiện quản lý chặt chẽ đất đai và thị trường bất động sản,tuy nhiên còn tồn
tại nhiều kẽ hở,vi phạm tràn lan.
+Quản lý xã hội thông qua pháp luật nhưng hệ thống pháp lý còn thiếu và kém
khả thi do ý thức pháp luật của người dân chưa cao.
-Quan hệ phân phối thu nhập:Nhìn chung việc phân phối thu nhập trong khu vực kinh
tế nhà nước và kinh tế hợp tác còn nhiều bất cập,khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng
lớp,các khu vực trong xã hội ngày càng tăng.
Hiện nay Đảng đang lãnh đạo đất nước thực hiện cơng cuộc cơng nghiệp hóa,hiện
đại hóa,xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.Muốn làm tốt trọng trách này,thì phải tạo điều
kiện cho bản thân nền kinh tế trong đó thành phần kinh tế tư nhân là một thành phần rất năng
động,hiệu quả.Có điều kiện này thì Đảng mới có thể có thêm kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
cụ thể để lãnh đạo thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế đó chính là làm cho lực lượng

sản xuất phát triển.

SVTH: Nguyễn Thị Huệ

CQ50109814


Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận
dụng quy luật đó trong xây dựng kinh tế ở Việt nam
Trong tiến trình lãnh đạo và quản lý đất nước của Đảng và Nhà nước ta trong suốt
mấy chục năm qua thực tiễn đã cho thấy những mặt được cũng như những mặt còn hạn chế
trong quá trình nắm bắt và vận dụng các quy luật kinh tế cũng như quy luật quan hệ sản xuấtlực lượng sản xuất vào thực tiễn ở nước ta.
Ở nước ta trong giai đoạn hiện nay,phát triển kinh tế tập trung ở hai lực lượng
chính:lực lượng sản xuất của doanh nghiệp nhà nước(thường được gọi là quốc doanh,thuộc
thành phần kinh tế nhà nước);lực lượng sản xuất ngoài quốc doanh(thường được gọi là dân
doanh,thuộc kinh tế tư nhân).

SVTH: Nguyễn Thị Huệ

CQ50109815


Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận
dụng quy luật đó trong xây dựng kinh tế ở Việt nam

III.GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT
NAM DỰA TRÊN QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT-LỰC LƯỢNG
SẢN XUẤT.

Ơng bà ta thường nói:Muốn biết bơi phải nhảy xuống nước.Cịn Lênin,trong

tác phẩm “chính sách kinh tế mới và những nhiệm vụ của các Ban giáo dục chính trị”,đã
viết: “Hoặc là tất cả những thành tựu về mặt chính trị của chính quyền Xơ Viết sẽ tiêu
tan,hoặc là phải làm cho những thành tựu ấy đứng vững trên một cơ sở kinh tế.Cơ sở
này hiện nay chưa có.Đó chính là cơng việc mà chúng ta cần bắt tay vào làm đúng theo
quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất.
Con người không thể tự ý lựa chọn quan hệ sản xuất nói chung và quan hệ sở
hữu nói riêng một cách chủ quan duy ý chí. Sở hữu vừa là kết quả vừa là điều kiện cho
sự phát triển của lực lượng sản xuất, là hình thức xã hội có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm
hãm lực lượng sản xuất. Chính vì vậy, mỗi loại hình, hình thức sở hữu chưa thể mất đi
khi chúng cịn phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, và cũng không thể
tùy tiện dựng lên, hay thủ tiêu chúng khi lực lượng sản xuất khơng địi hỏi. Do vậy, khi
q độ lên chủ nghĩa xã hội phải tính đến sự biến đổi phức tạp từ quan hệ sản xuất,
trong đó trực tiếp là chế độ sở hữu.
Quan hệ sở hữu xã hội chủ nghĩa, cũng như quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm của giới nghiên
cứu lý luận, song ở đây, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau.
Chúng ta đều biết, khi nghiên cứu xã hội tư bản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát
hiện ra mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hố của
SVTH: Nguyễn Thị Huệ

CQ50109816


Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận
dụng quy luật đó trong xây dựng kinh tế ở Việt nam
sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn đó là cơ sở sâu xa
làm nảy sinh các mâu thuẫn khác và quy định sự vận động phát triển của xã hội tư bản.
Từ đó, các ơng đi đến dự báo về sự thay thế chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa bằng chế độ công hữu. Việc thay thế chế độ tư hữu bằng chế độ công hữu, theo

quan điểm của các ông, không thể tiến hành ngay một lúc, mà phải là một quá trình lâu
dài. Tuy nhiên, vào giai đoạn lịch sứ đó, các ơng chưa chỉ ra mơ hình cụ thể về chế độ
cơng hữu.
Kiểu quan hệ sản xuất - quan hệ sở hữu này hay kiểu quan hệ sản xuất - quan hệ sở
hữu khác tuỳ thuộc vào tính chất và trình độ lực lượng sản xuất. Ở nước ta hiện nay
trình độ lực lượng sản xuất cịn thấp lại khơng đồng đều giữa các ngành, các vùng. Có
những vùng, miền mà người dân vẫn dùng cái cuốc, con trâu để lao động nhưng cũng
có nơi lao động trong phịng thí nghiệm, trong khu công nghệ cao.
Do vậy, tất yếu phải tồn tại nhiều hình thức sở hữu, trong đó có sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất, nên chưa thể đặt vấn đề xố ngay mọi hình thức bóc lột. Chỉ
đến khi trình độ xã hội hóa sản xuất phát triển cao mâu thuẫn với chế độ sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất, thì khi ấy mới có điều kiện chín muồi thực hiện cuộc cách
mạng xây dựng xã hội khơng cịn bóc lột. Chúng ta khơng thể thủ tiêu chế độ sở hữu
ngay lập tức được mà chỉ có thể thực hiện dần dần, và chỉ khi nào đã tạo được một lực
lượng sản xuất hiện đại, xã hội hóa cao độ với năng suất lao động rất cao thì khi đó mới
xố bỏ được chế độ tư hữu.
Đất nước chúng ta đang thực hiện nhất quán nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Do vậy, mục đích là phải sản xuất ra thêm nhiều giá trị thặng dư. Vấn
đề bóc lột hay khơng bóc lột thể hiện trong quan hệ phân phối. Bình đẳng trong phân

SVTH: Nguyễn Thị Huệ

CQ50109817


Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận
dụng quy luật đó trong xây dựng kinh tế ở Việt nam
phối được thực hiện dưới những hình thức cụ thể như thế nào là tùy thuộc vào trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất.
Đối với đất nước của chúng ta, đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường hợp với

xu thế của thời đại và điều kiện cụ thể của nước ta. Tuy nhiên, chúng ta tiến lên chủ
nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa, nên phải trải qua nhiều khâu trung gian (thời kỳ quá độ).
Điểm nổi lên là kinh tế của chúng ta còn quá nghèo nàn, lạc hậu … vì vậy
khâu trọng yếu mà chúng ta phải xây dựng đó là phát triển lực lượng sản xuất, đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa
xã hội.
Đồng thời phải xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần (nhiều hình thức sở
hữu đan xen nhau) là phù hợp với yêu cầu phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất của
nước ta hiện nay.
Đồng thời khơng ngừng đổi mới chính trị, củng cố tăng cường vai trò lãnh đạo
của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Xây dựng đời sống văn
hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào
tạo. Thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” .
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta (xây dựng lực lượng sản xuất)
- Đây là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ q độ.
- Phải đạt được trình độ cơng nghệ tiên tiến, đặc biệt công nghệ thông tin và công nghệ
sinh học.

SVTH: Nguyễn Thị Huệ

CQ50109818


Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận
dụng quy luật đó trong xây dựng kinh tế ở Việt nam
- Từng bước phát triển nền kinh tế tri thức.
- Coi giáo dục đào tạo là nhiệm vụ hàng đầu.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời

sống xã hội (củng cố đổi mới kiến trúc thượng tầng):
- Đổi mới hệ thống chính trị.
- Nâng cao sức chiến đấu của Đảng.
- Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

SVTH: Nguyễn Thị Huệ

CQ50109819


Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận
dụng quy luật đó trong xây dựng kinh tế ở Việt nam

C.KẾT LUẬN
Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất là quy luật hết sức phổ biến.Tuy nhiên không phải bất cứ lúc nào cũng
có sự phù hợp đó.Do vậy,phải nắm bắt tốt quy luật để chúng ta có thể áp dụng vào từng
trường hợp cụ thể.Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất
cịn là quy luật phổ biến trong tồn bộ tiến trình của lịch sử nhân loại.Sự thay thế phát
triển đi lên của lịch sử loài người từ chế độ cộng sản nguyên thủy qua chế độ chiếm
hữu nô lệ,chế độ phong kiến,chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng sản tương lai
là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội,trong đó quy luật QHSX phù hợp với
trình độ phát triển của LLSX là quy luật cơ bản nhất.LLSX là nhân tố thường xuyên biến
đổi,ngược lại QHSX lại thường có tính ổn định song sự ổn định đó chỉ là tạm thời và
cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp.Nếu QHSX khơng có những thay đổi phù hợp nó
sẽ kìm hãm sự phát triển sản xuất.
Như vậy,trong việc xác lập hoàn thiện,thay đổi QHSX cần phải căn cứ vào thực
trạng của các LLSX hiện có về mặt tính chất và trình độ của chúng(đây là cơ sở lý luận
trực tiếp của việc xác định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay của quá

trình cải cách của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay).
Do thời gian và trình độ cịn hạn chế nên khơng tránh khỏi những thiếu sót,chính
vì vậy em kính mong sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Nguyễn Thị Huệ

CQ50109820



×