Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.61 KB, 4 trang )
Những cây cỏ có công dụng cầm
máu
Một số cây cỏ trong vườn nhà có thể giúp bạn xử lý những viết thương nhẹ trong
sinh hoạt như trầy xước.
Cỏ nhọ nồi
Loại cỏ này còn có tên gọi khác là cỏ mực, hạn liên thảo hoặc bạch hoa thảo. Cỏ nhọ nồi
mọc hoang ở khắp nơi như ven đường, bờ ruộng, bờ ao, trong vườn. Thân cỏ nhọ nồi
thẳng đứng, có lông cứng, hoa màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành.
Theo Đông y, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, tác dụng chữa lỵ, đại tiện ra máu. Ngoài ra,
những người bị rong kinh, chảy máu cam, trĩ ra máu, chảy máu vết thương thường dùng
cỏ nhọ nồi để điều trị.
Bạn có thể lấy khoảng 50g cỏ tươi, rửa sạch, giã nhỏ rồi vắt lấy nước uống 2 – 3 lần trong
một ngày. Với vết thương chảy máu, trĩ ra máu, ngoài uống, bạn có thể lấy gạc vô trùng
thấm nước cỏ nhọ nồi rồi băng vào vị trí chảy máu.
Trường hợp thu hái được nhiều cỏ nhọ nồi cùng một lúc, bạn lấy cả thân và lá phơi khô,
để nơi thoáng mát rồi dùng dần. Khi cần, bạn có thể lấy khoảng 50g cỏ khô sắc với
khoảng 150ml nước, uống một lần, dùng mỗi ngày 2 – 3 lần.
Rau ngổ
Bạn thường gặp loại rau gia vị này trong món canh chua hoặc các món rau sống tổng
hợp. Chúng mọc hoang và dễ trồng trong vườn nhà ở các nước thuộc khu vực Đông Nam
Á như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia.
Các nghiên cứu cho thấy thành phần hoá học của rau ngổ khá đa dạng. Chúng có 93%
nước, 2,1% protein, 1,2% glucide, 2,1% cellulose, vitamin B, C và nhiều chất có ích
khác.
Ngoài công dụng làm gia vị trong bữa ăn hằng ngày, rau ngổ còn là vị thuốc hay để chữa
chứng ăn uống không tiêu, đặc biệt có tác dụng cầm máu trong các bệnh thổ huyết, băng
huyết.
Cách dùng: Bạn lấy 12 - 20g rau ngổ rửa sạch, đem sắc với nước, uống trong ngày. Nếu