Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÒNG CHÁY CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY CÓ THỂ SỬ DỤNG TẠO BĂNG NGĂN LỬA TẠI BÌNH ĐỊNH ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.67 KB, 12 trang )


1

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÒNG CHÁY CỦA
MỘT SỐ LOÀI CÂY CÓ THỂ SỬ DỤNG TẠO BĂNG NGĂN
LỬA TẠI BÌNH ĐỊNH
Nguyễn Đình Thành
Chi cục Kiểm lâm Bình Định
TÓM TẮT
Một trong các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phòng cháy rừng trồng thường sử dụng hiện
nay trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng là xây dựng đường băng xanh và đai xanh cản
lửa, thông qua việc điều tra phỏng vấn, phát hiện và phân tích mẫu lá và vỏ trong phòng thí
nghiệm, sau đó tiến hành lượng hóa và chuẩn hóa các tiêu chuẩn và so sánh lựa chọn loài cây tối
ưu có khả năng chống, chịu lửa, phòng cháy tốt trồng thành băng xanh và đai xanh ngăn lửa.
Từ khóa: điều tra, phân tích, lựa chọn, cây phòng cháy
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phòng cháy rừng trồng hiện nay ở tỉnh Bình Định đang áp dụng chủ yếu là xây dựng
băng trắng ngăn lửa, việc xây dựng đường băng xanh cản lửa chưa được áp dụng. Vấn đề khó
khăn nhất vẫn là xác định loại cây trồng cho phù hợp với điều kiện lập địa. Vì vậy, việc nghiên
cứu lựa chọn loài cây có khả năng chống, chịu lửa tại khu vực nghiên cứu là rất cần thiết.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Điều tra phát hiện những loài cây có khả năng phòng cháy
Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA), điều tra phỏng vấn 30
đối tượng ở khu vực nghiên cứu.
Nghiên cứu đặc tính của một số loài cây được phát hiện có khả năng trồng thành băng cản
lửa
Trên cơ sở loài cây triển vọng, tiến hành lấy mẫu phân tích 10 loài; lấy mẫu vỏ, lá để phân
tích trong phòng thí nghiệm với các chỉ tiêu về hàm lượng nước trong lá, hàm lượng tro thô, độ
dày lá và vỏ … từ đó có thể xác định khả năng chống chịu lửa của các loài cây khác nhau.
Tìm hiểu đặc tính sinh vật học và trồng thành rừng một số loài cây có khả năng phòng
cháy


- Đặc tính sinh vật học: độ dày lá và độ dày vỏ cây, kết cấu tán lá.
- Đặc tính trồng thành rừng: khả năng tái sinh và tính thích ứng của các loại điều kiện lập
địa.
Xử lý số liệu lựa chọn những loài cây có khả năng phòng cháy
Phân tích đa tiêu chuẩn hoặc đa tiêu chí (Multi - Criteria - Analysis) là phương pháp
phân tích, đánh giá các mô hình dựa vào hàng loạt các tiêu chí mà những tiêu chí này khi được
lượng hóa sẽ cho một độ đo nào đó để đánh giá toàn diện về mô hình nghiên cứu.
Các bước để lựa chọn loài cây có khả năng phòng cháy:
- Xác lập mục tiêu;
- Xây dựng tiêu chuẩn;
- Lượng hóa tiêu chuẩn;
- Phân tích tiêu chuẩn;
- Chuẩn hóa số liệu quan sát theo 3 phương pháp:
+ Phương pháp thứ hạng

2

Với phương pháp này thì mỗi tiêu chuẩn đem sắp xếp các trị số đo được của các mô hình
theo nguyên tắc: các tiêu chuẩn tăng có lợi thì đánh số thứ hạng từ tốt đến xấu, ngược lại những
tiêu chuẩn giảm có lợi thì sắp xếp trị số nhỏ nhất đến trị số lớn nhất; ký hiệu những trị số này là
X
ij
với i là chỉ số mô hình, j là chỉ số tiêu chuẩn (i =1,2,3, , n ; j = 1,2,3, , m); sau đó tính giá
trị của các tiêu chuẩn đã được tiêu chuẩn hóa bằng công thức:

ijij
XmY  1

+ Phương pháp chỉ số canh tác (Ect)
Phương pháp này việc chuẩn hóa được thực hiện:

Với các tiêu chuẩn tăng có lợi: Y
ij
= MaxX
ij
/X
ij

Với các tiêu chuẩn giảm có lợi : Y
ij
= X
ij
/ MinX
ij

+ Phương pháp chỉ số canh tác cải tiến
Với các tiêu chuẩn tăng có lợi : Y
ij
= X
ij
/MaxX
ij

Với các tiêu chuẩn giảm có lợi : Y
ij
= MinX
ij
/X
ij

Phương pháp này gọi là phương pháp chỉ số canh tác cải tiến, với phương pháp này Y

ij

(0 ;1)
- Cho trọng số theo phương pháp chuyên gia để chọn loài cây tối ưu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Điều tra, phát hiện một số loài cây có khả năng phòng cháy ở khu vực nghiên cứu qua
phỏng vấn
Kết quả phỏng vấn 30 người dân ở các khu vực nghiên cứu, cho biết có 20 loài cây ở khu
vực này có khả năng phòng cháy, chịu lửa đi qua, nhanh phục hồi; trong đó, ý kiến của người
dân tập trung vào một số loài ở bảng 1
Bảng 1. Những loài cây có khả năng chống, chịu lửa qua phỏng vấn

STT

T
ê
n
đ

a ph
ươ
ng

T
ê
n khoa h

c

S



l
ư

ng hi

n th

i

1

Mu

ng

Cassia siamea

Lamk

Nhi

u

2

S

a


Alsonia scholaris

(L,) R,Br,

Nhi

u

3

Ch
ò

ch



Parashorea chinen
sis

Wang Hsie

Nhi

u

4

B


i l

i


Nhi

u

5

B

ng l
ă
ng n
ư

c

Lagerstroemia speciosa

(L) Pers

Nhi

u

6


Th
à
nh ng

nh

Cratoxylon polyanthum

Korth

Nhi

u

7

D

u r
á
i

Dipterocarpus alatus

Roxb

Nhi

u


8

Sao
đ
en

Hopea odorata

Roxb

Nhi

u

9

Xoan ta

Melia azedarach

Lim

Nh
i

u

10


Keo l
á

tr
à
m

Acacia auriculiformis

Cunn

Nhi

u

11

X
à

c


Khaya senegalensis

A,Juss

Nhi

u


12

D

a d

i


Nhi

u

13

Nh
ã
n t
à

Lepisanther rubiginosa

Nhi

u

14

K

é

hoa v
à
ng

Sida cordata

Nhi

u

15

Chu

i


Nhi

u

16

K
ơ

nia


Irvingia malayana

Oliv,ex Benn

Nhi

u

17

C
à

te

Afzelia xylocarpa

Craib

Í
t

18

L

c v

ng


Lecythidaceae

Poit

Nhi

u

19

Keo lai

Acacia auriculiformis

Sp

Nhi

u

20

D

n

Amaranthus caudatus

Nhi


u

Như vậy, theo ý kiến đánh giá người dân, chúng tôi biết được tại các khu vực nghiên cứu
đã từng có 20 loài cây có khả năng chống, chịu lửa.
Nghiên cứu đặc tính cháy của một số loài cây ở địa phương

3

Theo kết quả điều tra phỏng vấn từ người dân địa phương và qua điều tra thực địa ở lâm
phần rừng trồng phòng hộ theo Chương trình 327/CT nay là Dự án trồng mới 5 triệu hécta rừng,
với các mô hình trồng rừng hỗn giao keo + sao + sữa, keo + sao + dầu rái, keo + muồng, keo +
dầu rái + sữa, đề tài sơ bộ chọn ra được 10 loài cây có khả năng chống, chịu lửa tốt tại khu vực
nghiên cứu thể hiện ở bảng 2
Bảng 2. Loài cây có khả năng phòng cháy được điều tra, phỏng vấn
STT

Lo
à
i c
â
y

T
ê
n khoa h

c

H



1

Sao
đ
en

Hopea odorata

Roxb

Dipterocarpaceae Blume

2

Keo l
á

tr
à
m

Acacia auriculiformis

Cunn

Mimosaceace R,Br,

3


B

i l

i



4

X
à

c



Khaya senegalensis

A,Juss

Meliaceae Ju
ss

5

Xoan ta

Melia azedarach


Lim

Meliaceae Juss

6

Ch
ò

ch


Parashorea chinensis

Wang Hsie

Dipterocarpaceae Blume

7

S

a

Alsonia scholaris

(L,) R,Br,

Apocynaceace Juss


8

Mu

ng
đ
en

Cassia siamea

Lamk

Caesalpiniaceace R,Br,

9

Keo lai

Acacia auriculiformi
s
, sp

Mimosaceace R,Br

10

D

u r
á

i

Dipterocarpus alatus

Roxb

Dipterocarpaceae Blume

Phân tích các chỉ tiêu phản ảnh đặc tính cháy trong phòng thí nghiệm ở bảng 3
Bảng 3. Các chỉ tiêu về đặc tính cháy của những loài cây nghiên cứu
STT

Lo
à
i

H
à
m l
ư

ng

nước (%)
H
à
m l
ư

ng


tro thô (%)
Th

i gian ch
á
y (gi
â
y)

L
á

V


L
á

V


L
á

V


1


Sao
đ
en

56,3

50,3

23,5

21,2

14,4

372,5

2

Keo l
á

tr
à
m

61,9

64,2

9,1


28,3

17,2

209,7

3

B

i l

i

57,7

69,4

12,5

17,9

11,5

285,4

4

X

à

c



62,5

68,8

12,5

30,7

10,4

609,3

5

Xoan ta

68,
2

65,3

22,5

27,5


12,6

195,6

6

Ch
ò

ch


59,8

65,9

19,0

30,5

9,0

326,4

7

S

a


73,0

76,0

16,1

21,6

13,4

836,7

8

Mu

ng
đ
en

64,1

64,0

11,9

24,6

13,1


346,7

9

Keo lai

66,7

64,2

6,5

16,6

40,0

197,4

10

D

u r
á
i

62,3

72,5


17,7

29,0

20,1

343,1

Qua kết quả phân tích bảng 3 cho thấy:
- Hàm lượng nước trong lá và vỏ của các loài cây có sự chênh lệch khá lớn; cây có hàm
lượng nước trong lá cao nhất là sữa (73,0,%), cây có hàm lượng thấp nhất là sao đen (56,3%);
cây có hàm lượng nước cao nhất trong vỏ là keo lá tràm và keo lai (64,2%), cây có hàm lượng
nước thấp nhất là sao đen (50,3%);
- Hàm lượng tro của các loài cây nghiên cứu có mức độ biến động lớn; hàm lượng tro thô
trong lá của các loài cây nghiên cứu có mức độ biến động lớn; hàm lượng tro thô trong lá của cây
sao đen (23,5%) cao nhất, của cây keo lai (6,5%) và keo lá tràm (9,1%) là thấp nhất; còn với hàm

4

lượng tro trong vỏ thì cây có tỷ lệ tro thô cao nhất chò chỉ (30,5%), cây có tỷ lệ tro thấp nhất là
bời lời (17,9%).
- Thời gian cháy lá của các loài cây cũng có sự chênh lệch lớn, lá cây keo lai có thời gian
cháy lâu nhất (40 giây), lá cây chò chỉ có thời gian cháy nhanh nhất (9 giây); cây có thời gian
cháy vỏ lâu nhất là cây sữa (836,7 giây), cây có thời gian cháy vỏ nhanh nhất là xoan (195,6
giây); thông qua nghiên cứu thời gian cháy của lá và vỏ cây cho thấy không phải cây nào có hàm
lượng nước cao là có thời gian cháy lâu cho nên trong quá trình lựa chọn cây phòng cháy cần
phải nghiên cứu tổng hợp các chỉ tiêu có ảnh hưởng đến khả năng cháy của cây.
Nghiên cứu đặc tính sinh vật học và đặc tính trồng thành rừng của một số loài cây đã chọn
phòng cháy

Đặc tính sinh vật học
Độ dày của lá và vỏ đều là những chỉ tiêu có ảnh hưởng lớn đến khả năng bắt lửa của
cây; với những cây có vỏ và lá càng dầy thì khả năng sống sót hay tái sinh sau khi có lửa qua
càng lớn; kết quả phân tích hai chỉ tiêu này được tổng hợp trong bảng 4
Bảng 4. Các chỉ tiêu về đặc tính sinh vật học của những loài cây nghiên cứu

STT Tên loài Độ dày lá (mm) Độ dày vỏ (mm)
1 Sao đen
0,016 7,539
2 Keo lá tràm
0,027 3,551
3 Bời lời
0,017 3,290
4 Xà cừ
0,018 11,402
5 Xoan ta
0,016 3,525
6 Chò chỉ
0,011 4,655
7 Sữa
0,025 9,463
8 Muồng
0,018 6,022
9 Keo lai
0,024 2,704
10 Dầu rái
0,019 6,608
Theo bảng 4, những cây có lá dầy nhất là keo lá tràm (0,027 mm), sữa (0,025 mm), keo
lai (0,024 mm), những cây có lá kém dầy là chò chỉ (0,011mm), sao đen (0,016 mm), xoan ta
(0,016 mm); những cây cây có vỏ dầy nhất là xà cừ (11,402 mm), sữa ( 9,463cm), sao đen (7,539

mm), muồng (6,022 mm), những cây có vỏ kém dầy nhất là xoan (3,525mm), keo lai (2,704

5

mm), bời lời (3,290 mm), xoan (3,525 mm); với những chỉ tiêu này thì những cây, như: keo lá
tràm, sữa, keo lai, muồng là có khả năng phòng cháy tốt.



Đặc tính trồng thành rừng
Đặc tính trồng thành băng thông qua nghiên cứu các chỉ tiêu tốc độ sinh trưởng, khả năng
tái sinh; đồng thời đề tài còn đi tìm hiểu về giá trị kinh tế của những loài cây đã lựa chọn;
Đặc tính trồng băng hoặc trồng rừng và giá trị của các loài cây nghiên cứu được xác định
thông qua ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực thực vật rừng, sinh thái, chế biến lâm sản kết
quả tổng hợp các đặc tính trồng cũng như giá trị của chúng được thể hiện ở trong bảng 5
Bảng 5. Tổng hợp các đặc tính trồng giá trị của loài cây lựa chọn
STT Tên loài Đặc tính trồng Giá trị kinh tế
1


Sao đen
Khi nhỏ ưa bóng sau chuyển dần
sang ưa sáng, sinh trưởng chậm, tái
sinh hạt trung bình, chồi trung bình,
tán lá rộng.
Gỗ nhóm III, cây gỗ lớn, có
nhiều công dụng làm sườn nhà,
đồ mộc, xe cộ, tà vẹt, đóng tàu
thuyền,
2



Keo lá tràm
Cây mọc nhanh, ưa sáng, chịu được
đất nghèo dinh dưỡng, sinh trưởng
nhanh, tái sinh hạt tốt, chồi kém, tán
lá rộng.
Gỗ nhóm VII, gỗ làm nguyên
liệu giấy, củi, trồng rừng phòng
hộ chống xói mòn.
3

Bời lời
Cây mọc nhanh, cây ưa sáng, sinh
trưởng nhanh, tái sinh hạt và chồi
tốt, tán lá vừa.
Gỗ nhóm IV, cây dùng làm gỗ,
vỏ dùng làm nhang.
4

Xà cừ
Cây mọc nhanh, cây ưa sáng, sinh
trưởng chậm, tái sinh hạt tốt, chồi
trung bình, tán lá rộng.
Gỗ nhóm V, cây có tán rộng
thường trồng cây xanh bóng
mát, trồng phòng hộ
5



Xoan ta
Cây mọc nhanh, ưa sáng, ưa khí hật
nóng ẩm, thích ứng với nhiều kiểu
đất từ chua đến kiềm, dễ gây trồng,
sinh trưởng nhanh, tái sinh hạt và
chồi tốt, tán lá trung bình.
Gỗ nhóm VI, gỗ làm nhà, đóng
đồ mỹ nghệ.
6

Chò chỉ
Sinh trưởng trung bình, tái sinh hạt
tốt, chồi trung bình, tán lá trung
bình.
Gỗ nhóm III, gỗ dùng trong xây
dựng, cây lấy bóng mát.
7

Cây mọc nhanh, ưa sáng, sinh
trưởng trung bình, khả năng tái sinh
Gỗ nhóm VIII, gỗ làm đồ mỹ
nghệ, ván lạng, Cây thường

6

Sữa hạt và chồi tốt, tán lá rộng. trồng phân tán để làm cảnh, che
bóng mát.
8

Muồng

Cây mọc nhanh, ưa sáng, sinh
trưởng nhanh, mạnh, có khả năng
tái sinh hạt và chồi rất tốt, tán lá
rộng.
Gỗ nhóm I, gỗ xây dựng, đồ mỹ
nghệ, Cây thường trồng thành
dải rừng phòng hộ.
9


Keo lai
Cây mọc nhanh, ưa sáng, chịu được
đất nghèo dinh dưỡng, sinh trưởng
nhanh và mạnh, có khả năng tái sinh
hạt tốt, tán lá rộng.
Gỗ nhóm VII, gỗ làm nguyên
liệu giấy, củi, trồng rừng sản
xuất.
10



Dầu rái
Cây mọc rãi rác hay tập trung thành
quần thụ ưu thế trong các rừng
thường xanh, sinh trưởng trung bì
nh,
cây cho nhiều hạt dễ nãy mầm, tái
sinh hạt trung bình, chồi tốt, tán lá
rộng.

Gỗ nhóm V, gỗ lớn, đóng đồ
mộc.
Lựa chọn loài cây có khả năng phòng cháy tại khu vực nghiên cứu
Trên cơ sở những chỉ tiêu đã phân tích ở phần trên về khả năng cháy và đặc tính sinh vật
học cũng như đặc tính trồng thành băng của những loài cây đã sơ bộ được lựa chọn, kết hợp với
phương pháp đa tiêu chuẩn đề tài chọn ra 11 tiêu chuẩn để phân tích nhằm đưa ra những loài cây
đáp ứng được yêu cầu đề ra, những tiêu chuẩn được lựa chọn là:
- Tiêu chuẩn 1: hàm lượng nước trong lá;
- Tiêu chuẩn 2: hàm lượng nước trong vỏ;
- Tiêu chuẩn 3: hàm lượng tro thô trong lá;
- Tiêu chuẩn 4: hàm lượng tro thô trong vỏ;
- Tiêu chuẩn 5: thời gian cháy của lá;
- Tiêu chuẩn 6: thời gian cháy của vỏ;
- Tiêu chẩn 7: độ dày của lá;
- Tiêu chuẩn 8: độ dày của vỏ;
- Tiêu chuẩn 9: khả năng tái sinh;
- Tiêu chuẩn 10: khả năng sinh trưởng;
- Tiêu chuẩn 11: giá trị kinh tế;
Lượng hóa tiêu chuẩn
Trong 11 tiêu chuẩn đem so sánh có 8 tiêu chuẩn định lượng và 3 tiêu chuẩn định tính;
với những tiêu chuẩn định tính được cho điểm và tính như sau:
- Khả năng tái sinh tự nhiên:
+ Khả năng tái sinh hạt và chồi tốt: 3 điểm;

7

+ Tái sinh hạt tốt, chồi trung bình: 2,5 điểm;
+ Tái sinh hạt tốt, chồi kém: 2 điểm;
+ Tái sinh hạt trung bình, chồi tốt: 2,5 điểm;
+Tái sinh hạt trung bình , chồi trung bình: 2 điểm;

+Tái sinh hạt trung bình, chồi kém: 1,5 điểm;
+Tái sinh hạt kém, chồi tốt: 2 điểm;
+Tái sinh hạt kém, chồi trung bình: 1,5 điểm;
+Tái sinh hạt kém, chồi kém: 1 điểm;
- Khả năng sinh trưởng:
+ Tốc độ sinh trưởng nhanh, mạnh: 3 điểm;
+ Tốc độ sinh trưởng trung bình: 2 điểm;
+ Tốc độ sinh trưởng chậm: 1 điểm;
- Giá trị kinh tế:
+ Gỗ thuộc nhóm I-III: 3 điểm;
+ Gỗ thuộc nhóm IV-VI: 2 điểm;
+ Gỗ thuộc nhóm VII-VIII: 1 điểm;
- Các tác dụng khác của cây như: chưng cất tinh dầu, làm thuốc, làm cảnh, lấy quả … cho
1 điểm;
Từ kết quả tổng hợp của 11 tiêu chuẩn để so sánh, lựa chọn ra những loài cây có khả
năng phòng cháy theo như bảng 6
Bảng 6. Tổng hợp các tiêu chuẩn những loài cây nghiên cứu
Tên
loài
Tc1 Tc2 Tc3 Tc4 Tc5 Tc6 Tc7 Tc8 Tc9 Tc10 Tc11
Sao đen
56,3 50,3 23,5 21,2 14,4 372,5 0,016 7,539 1,5 1 3
Keo lá
tràm
61,9 64,2 9,1 28,3 17,2 209,7 0,026 3,551 2 3 2
Bời lời
57,7 69,4 12,5 17,9 11,5 285,4 0,017 3,290 3 3 2
Xà cừ
62,5 68,8 12,5 30,7 10,4 609,3 0,018 11,402 2,5 1 2
Xoan ta


68,2 65,3 22,7 27,5 12,6 195,6 0,017 3,525 3 3 2
Chò chỉ
59,8 65,9 19,0 30,5 9,0 326,4 0,011 4,655 2,5 2 3
Sữa
73,0 76,0 16,1 21,2 12,0 836,7 0,025 9,463 3 2 2
Muồng
64,1 64,0 11,9 24,6 15,0 346,7 0,018 6,022 3 3 3

8

Keo lai
66,7 64,2 6,5 16,6 40,0 197,4 0,024 2,704 2 3 2
Dầu rái
62,3 72,5 17,7 29,0 20,1 343,1 0,019 6,608 2,5 1 2
Chuẩn hóa số liệu quan sát
Dưới đây là kết quả những phương pháp chuẩn hóa số liệu quan sát được đưa vào nghiên
cứu và vận dụng trong việc so sánh, lựa chọn ra những loài cây có khả năng phòng cháy tại khu
vực nghiên cứu.
Phương pháp thứ hạng
Các chỉ tiêu chuẩn xếp hạng đều tăng có lợi; do vậy, xếp hạng các tiêu chuẩn theo thứ tự
từ tốt đến xấu; kết quả xếp hạng các tiêu chuẩn đem so sánh được thể hiện trong bảng 7
Bảng 7. Xếp hạng các tiêu chuẩn theo phương pháp thứ hạng
Tên loài Tc1 Tc2 Tc3 Tc4 Tc5 Tc6 Tc7 Tc8 Tc9 Tc10 Tc11
Sao
đ
en

10 10 1 7 5 3 9 3 10 8 1
Keo l

á

tràm
7 7 9 4 3 8 1 8 8 1 4
B

i l

i

9 3 6 9 8 7 7 9 1 1 4
X
à

c



5 4 6 1 9 2 5 1 5 8 4
Xoan ta

2 6 2 5 6 10 8 7 1 1 4
Ch
ò

ch


8 5 3 2 10 6 10 6 5 6 1
S


a

1 1 5 7 7 1 2 2 1 6 4
Mu

ng

4 9 8 6 4 4 6 5 1 1 1
Keo lai

3 7 10 10 1 9 3 10 8 1 4
D

u r
á
i

6 2 4 3 2 5 4 4 5 8 4
Sau khi xếp hạng thô các tiêu chuẩn đem so sánh, tính giá trị của các tiêu chuẩn theo
công thức: Y
i
= m +1- X
ij;
từ đó có bảng số liệu được chuẩn hóa như sau, thể hiện ở bảng 8
Bảng 8. Lượng hóa tiêu chuẩn theo phương pháp thứ hạng
Tên loài Tc1 Tc2 Tc3 Tc4 Tc5 Tc6 Tc7 Tc8 Tc9 Tc10 Tc11
Sao
đ
en


2 2 11 5 7 9 3 9 2 4 11
Keo l
á

tràm
5 5 3 8 9 4 11 4 4 11 83
B

i l

i

3 9 6 3 4 5 5 4 11 11 8
X
à

c



7 5 6 11 3 10 7 11 7 4 8

9

Xoan
ta

10 6 10 7 6 2 4 5 11 11 8
Ch

ò

ch


4 7 9 10 2 7 2 6 7 6 11
S

a

11 11 7 5 5 11 10 10 11 6 8
Mu

ng

8 3 4 6 8 8 6 7 11 11 11
Keo lai

9 5 2 2 11 3 9 2 4 11 8
D

u r
á
i

6 10 8 9 10 7 8 8 7 2 5
Ưu điểm của phương pháp chuẩn hóa này là đơn giản, dễ thực hiện nhưng nhược điểm là
chưa khai thác hết lượng thông tin của số liệu; hai số chỉ cần khác nhau một số lẻ cũng đã phải
nhận hai thứ hạng khác nhau;
Phương pháp chỉ số canh tác

Ở phương pháp này việc chuẩn hóa được thực hiện theo công thức áp dụng cho tiêu
chuẩn tăng có lợi: Y
ij
= Max X
ij
/ X
ij
, thực hiện việc tính toán ta có kết quả như bảng 9
Bảng 9: Xếp hạng các tiêu chuẩn theo phương pháp chỉ số canh tác
Tên loài Tc1 Tc2 Tc3 Tc4 Tc5 Tc6 Tc7 Tc8 Tc9 Tc10 Tc11
Sao
đ
en

1,30 1,51 1,0 1,45 2,78 2,25 1,63 1,51 2,0 3,0 1,0
Keo l
á

tr
à
m

1,18 1,18 2,58 1,08 2,33 3,99 1,0 3,21 1,5 1,0 1,5
B

i l

i

1,27 1,10 1,88 1,75 3,48 2,93 1,53 3,47 1,0 1,0 1,5

X
à

c


1,17 1,10 1,88 1,0 3,85 1,37 1,39 1,0 1,2 3,0 1,5
Xoan ta

1,07 1,16 1,04 1,12 3,17 4,28 1,53 3,23 1,0 1,0 1,5
Ch
ò

ch


1,22 1,15 1,24 1,01 4,44 2,56 2,28 2,45 1,2 1,5 1,0
S

a

1,0 1,0 1,46 1,45 3,33 1,0 1,04 1,20 1,0 1,5 1,5
Mu

ng

1,14 1,19 1,97 1,25 2,67 2,41 1,39 1,89 1,0 1,0 1,0
Keo lai

1,09 1,18 3,62 1,85 1,0 4,24 1,08 4,22 1,0 1,0 1,5

D

u r
á
i

1,17 1,05 1,33 1,06 1,99 2,44 1,37 1,73 1,2 3,0 1,5
Phương pháp chuẩn hóa này, có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện và khai thác tỉ mỉ hơn
lượng thông tin của số liệu; nhưng bảng trên cho thấy mô hình nào có tổng tiêu chuẩn càng bé thì
mô hình đó càng tốt; vì vậy, sẽ khó khăn khi phải sử dụng trọng số để ưu tiên cho những tiêu
chuẩn quan trọng có ảnh hưởng nhiều nhất đến khả năng phòng cháy của cây trong quá trình so
sánh, lựa chọn cây tối ưu.
Phương pháp chỉ số canh tác cải tiến

10
Trong phương pháp này công thức để chuẩn hóa số liệu quan sát áp dụng cho tiêu chuẩn
tăng có lợi: Y
ij
= X
ij
/MaxX
ij
, kết quả chuẩn hóa số liệu được thống kê ở bảng 10
Bảng 10. Lượng hóa các tiêu chuẩn theo phương pháp chỉ số canh tác cải tiến
Tên loài Tc1 Tc2 Tc3 Tc4 Tc5 Tc6 Tc7 Tc8 Tc9 Tc10 Tc11
Sao
đ
en

0,77 0,66 1,0 0,69 0,36 0,45 0,62 0,66 0,50 3,0 1,0

Keo l
á

tràm
0,85 0,84 0,39 0,92 0,43 0,25 1,0 1,0 0,67 1,0 0,67
B

i l

i

0,79 0,91 0,53 0,58 0,29 0,34 0,65 0,29 1,0 1,0 0,67
X
à

c


0,86 0,91 0,53 0,58 0,29 0,34 0,65 0,29 1,0 1,0 0,67
Xoan ta

0,93 0,86 0,97 0,89 0,32 0,23 0,65 0,31 1,0 1,0 0,67
Ch
ò

ch


0,82 0,87 0,81 0,99 0,23 0,39 0,42 0,41 0,83 0,67 1,0
S


a

1,0 1,0 0,69 0,69 0,30 1,0 0,96 0,83 1,0 0,67 0,67
Mu

ng

0,88 0,84 0,51 0,80 0,38 0,41 0,69 0,53 1,0 1,0 1,0
Keo lai

0,91 0,84 0,28 0,54 1,0 0,24 0,92 0,24 0,60 1,0 0,67
D

u r
á
i

0,85 0,95 0,75 0,94 0,50 0,41 0,73 0,58 0,83 1,0 0,67
Phương pháp chuẩn hóa số liệu này có ưu điểm là các trị số càng tiệm cận 1 càng tốt; do
đó dễ so sánh các loài cây với nhau khi nhân thêm trọng số.
So sánh và lựa chọn loài cây tối ưu
Mục tiêu cuối cùng của phương pháp đa tiêu chuẩn là tiến đến so sánh và lựa chọn mô
hình tối ưu, ở đây có 2 phương pháp:
So sánh trên cơ sở số trung bình hoặc tổng số số tiêu chuẩn cho mỗi loài
Bảng 11. Tổng hợp kết quả so sánh không có trọng số
STT Loài cây Các phương pháp
Thứ hạng Chỉ số canh tác Chỉ số canh tác cải tiến
Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng
1

Sao
đ
en

65 2 19,43 6 9,71 1
2
Keo l
á

tr
à
m

60 5 20,55 3 8,02 4
3
B

i l

i

64 3 20,91 2 7,05 10
4
X
à

c




49 7 18,46 7 7,12 9
5
Xoan ta

52 6 20,10 4 7,83 5

11
6
Ch
ò

ch


61 4 20,05 5 7,44 7
7
S

a

37 9 15,48 10 7,81 6
8
Mu

ng

49 7 16,91 9 8,04 3
9
Keo lai


66 1 21,78 1 7,24 8
10
D

u r
á
i

47 8 17,84 8 8,21 2
Qua bảng 11 cho thấy, kết quả lựa chọn các loài cây giữa các phương pháp có sự khác
nhau:
- Phương pháp thứ hạng: keo lai, sao đen, bời lời, chò chỉ, keo lá tràm, xoan ta, muồng,
…;
- Phương pháp chỉ số canh tác: keo lai, bời lời, keo lá tràm, xoan ta, chò chỉ, sao đen…;
- Phương pháp chỉ số canh tác cải tiến: sao đen, dầu rái, muồng, keo lá tràm, xoan ta,
sữa,…;
So sánh khi có thêm trọng số
Tiến hành so sánh những tiêu chuẩn có thêm trọng số ưu tiên cho những tiêu chuẩn ảnh
hưởng quan trọng và quyết định đến khả năng chống, chịu lửa của cây theo phương pháp chuyên
gia cho trọng số chọn được loài cây tối ưu có khả năng phòng cháy tốt nhất đưa trồng băng xanh
cản lửa theo thứ tự: keo lai, bời lời, keo lá tràm, sữa, muồng, dầu rái, sao đen, chò chỉ, xoan ta,
xà cừ.
KẾT LUẬN
Qua việc điều tra, phỏng vấn và thu thập các mẫu lá và vỏ tiến hành phân tích ở phòng thí
nghiệm, chuẩn hóa các số liệu thu thập được, dùng các phương pháp so sánh tối ưu chọn được
các loài cây trồng tối ưu có khả năng phòng cháy tốt trồng thành băng xanh hoặc đai xanh cản
lửa, được sắp xếp theo thứ tự: keo lai, bời lời, keo lá tràm, sữa, muồng, dầu ráI, sao đen, chò chỉ,
xoan ta và xà cừ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Belop C, V, 1982. Lửa rừng, Nxb Leningrat.
Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan, 2005. Sinh thái rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000. Thực vật rừng, Nxb Nông nghiệp.
Phạm Ngọc Hưng, 2001. Thiên tai khô hạn cháy rừng và giải pháp phòng cháy chữa cháy
rừng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÒNG CHÁY CỦA
MỘT SỐ LOÀI CÂY CÓ THỂ SỬ DỤNG TẠO BĂNG NGĂN
LỬA TẠI BÌNH ĐỊNH
Nguyễn Đình Thành
Chi cục Kiểm lâm Bình Định
TÓM TẮT

12
Một trong các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phòng cháy rừng trồng thường sử dụng hiện
nay trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng là xây dựng đường băng xanh và đai xanh cản
lửa, thông qua việc điều tra phỏng vấn, phát hiện và phân tích mẫu lá và vỏ trong phòng thí
nghiệm, sau đó tiến hành lượng hóa và chuẩn hóa các tiêu chuẩn và so sánh lựa chọn loài cây tối
ưu có khả năng chống, chịu lửa, phòng cháy tốt trồng thành băng xanh và đai xanh ngăn lửa.
Từ khóa: điều tra, phân tích, lựa chọn, cây phòng cháy





×