BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------
NGUYỄN THỊ QUỲNH HỒNG
LỚP: CQ56/31.03
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH
YOUNGMIN HI-TECH VINA”
Chuyên ngành
: Marketing
Mã số
: 31
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Võ Thị Vân Khánh
Hà Nội - 2022
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn
vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hồng
Lớp: CQ56/31.03
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH...............................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP.......3
1.1. Một số lý luận về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp...................3
1.1.1. Khái niệm.......................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm.........................................................................................3
1.1.3. Phân loại.........................................................................................4
1.2. Quản trị chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp..................................5
1.2.1. Khái quát về quản trị chất lượng....................................................5
1.2.2. Quy trình quản trị chất lượng.........................................................6
1.2.3. Hệ thống quản trị chất lượng sản phẩm..........................................8
1.2.4. Công cụ thống kê trong quản trị chất lượng.................................14
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm...........................18
1.3.1. Nhóm yếu tố khách quan..............................................................18
1.3.2. Nhóm yếu tố chủ quan..................................................................19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
TNHH YOUNGMIN HI-TECH VINA...........................................................21
2.1. Khái quát Công ty TNHH YOUNGMIN HI-TECH VINA................21
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển Cơng ty TNHH YOUNGMIN
HI-TECH VINA........................................................................................21
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hồng
Lớp: CQ56/31.03
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH YOUNGMIN HI-TECH
VINA ......................................................................................................24
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH YOUNGMIN
HI-TECH VINA........................................................................................24
2.2. Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm tại Cơng ty TNHH
YOUNGMIN HI-TECH VINA....................................................................29
2.2.1. Quy trình sản xuất sản phẩm tại phân xưởng đúc Công ty TNHH
YOUNGMIN HI-TECH VINA................................................................29
2.2.2. Phân xưởng đúc tại Công ty TNHH YOUNGMIN HI-TECH
VINA ......................................................................................................32
2.2.3. Hệ thống quản lý chất lượng tại Công ty TNHH YOUNGMIN HITECH VINA.............................................................................................37
2.3. Thực trạng chất lượng sản phẩm tại phân xưởng đúc Cơng ty TNHH
YOUNGMIN HI-TECH VINA....................................................................43
2.3.1. Tình hình chất lượng sản phẩm tại phân xưởng đúc.......................43
2.3.2. Phân loại cấp độ lỗi tại phân xưởng đúc và tổn thất kinh tế...........48
2.3.3. Phân tích một số lỗi sản phẩm........................................................50
2.4. Đánh giá chung về chất lượng sản phẩm tại phân xưởng đúc Công ty
TNHH YOUNGMIN HI-TECH VINA.......................................................59
2.4.1. Kết quả Công ty TNHH YOUNGMIN HI-TECH VINA đã đạt
được
......................................................................................................59
2.4.2. Một số hạn chế của Cơng ty cịn gặp phải....................................60
2.4.3. Ngun nhân.................................................................................60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................62
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CHO
CÔNG TY TNHH YOUNGMIN HI-TECH VINA........................................63
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hồng
Lớp: CQ56/31.03
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
3.1. Định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH YOUNGMIN
HI-TECH VINA...........................................................................................63
3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn.......................................................63
3.1.2. Mục tiêu và phương hướng sản xuất kinh doanh chung của Công
ty TNHH YOUNGMIN HI-TECH VINA................................................64
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại phân xưởng đúc...........65
3.2.1. Đào tạo, bồi dưỡng trình độ nhận thức cho đội ngũ quản lý; nâng
cao tay nghề, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ công nhân.........................65
3.2.2. Xây dựng công tác bảo dưỡng, bảo quản khuôn đúc...................67
3.2.3. Giải quyết chất lượng tồn kho......................................................70
KẾT LUẬN.....................................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................72
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hồng
Lớp: CQ56/31.03
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Một số ký hiệu sử dụng trong sơ đồ................................................14
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH YOUNGMIN HITECH VINA Năm 2019,2020,2021................................................................25
Bảng 2.2: Bảng thống kê tình hình sản xuất của cơng ty trong 3 năm gần đây
.........................................................................................................................28
Bảng 2.3: Một số máy móc sản xuất tại xưởng đúc........................................34
Bảng 2.4: Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu....................................................35
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động tại phân xưởng đúc (tháng 3- 2021)....................36
Bảng 2.6: Thống kê số lượng sản xuất và số lượng sản phẩm lỗi theo quý I2021 tại phân xưởng đúc.................................................................................44
Bảng 2.7: Thống kê một số lỗi được phát hiện tại phân xưởng đúc quý I- 2021
.........................................................................................................................47
Sơ đồ 2.8: Biểu đồ Pareto thống kê một số lỗi tại phân xưởng đúc................47
Bảng 2.9: Một số tiêu chuẩn phân loại theo cấp độ lỗi...................................48
Bảng 2.10: Phân loại cấp độ lỗi trong quý I/2021...........................................49
Bảng 2.11: Tổn thất của lỗi.............................................................................50
Bảng 2.12: Một số lỗi khác tại phân xưởng....................................................58
Bảng 3.1: Kế hoạch đào tạo lao động tại phân xưởng.....................................67
Bảng 3.2: Phiếu bảo dưỡng khuôn đúc...........................................................68
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hồng
Lớp: CQ56/31.03
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH
YOUNGMIN HI-TECH VINA.......................................................................24
Sơ đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất trong 3 năm gần đây..............28
Sơ đồ 2.3: Quy trình sản xuất tại phân xưởng đúc..........................................30
Sơ đồ 2.4: Cơ cấu lao động tại phân xưởng đúc.............................................36
Sơ đồ 2.5: Quy trình kiểm sốt ngun vật liệu đầu vào................................41
Sơ đồ 2.6: Quy trình kiểm tra hàng trên chuyền.............................................42
Sơ đồ 2.7: Biểu đồ lượng sản phẩm lỗi trong qúy I- 2021 tại phân xưởng đúc
.........................................................................................................................45
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hồng
Lớp: CQ56/31.03
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Chu trình Deming..............................................................................6
Hình 1.2. Biểu đồ nhân quả.............................................................................15
Hình 1.3. Biểu đồ Pareto.................................................................................15
Hình 1.4. Biểu đồ phân bố mật độ...................................................................16
Hình 1.5. Biểu đồ phân tán..............................................................................17
Hình 1.6. Biểu đồ kiểm sốt............................................................................17
Hình 2.1. Cơng ty TNHH YOUNGMIN HI-TECH VINA.............................21
Hình 2.2. Sản phẩm phụ tùng cho ơ tơ............................................................22
Hình 2.3. Sản phẩm phụ tùng cho xe máy......................................................23
Hình 2.4: Sản phẩm phụ tùng linh kiện máy móc hàng tiêu dùng..................23
Hình 2.5: Sản phẩm bị lỗi bavia......................................................................51
Hình 2.6: Biểu đồ xương cá thể hiện nguyên nhân gây ra lỗi ba via..............52
Hình 2.7: Sản phẩm bị rỗ khí..........................................................................53
Hình 2.8: Biểu đồ xương cá thể hiện ngun nhân gây ra lỗi rỗ khí...............54
Hình 2.9 Sản phẩm bị nhăn.............................................................................56
Hình 2.10: Biểu đồ xương cá thể hiện nguyên nhân gây ra lỗi nhăn..............56
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hồng
Lớp: CQ56/31.03
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trước một nền kinh tế thị trường mở như hiện nay, tất cả các doanh nghiệp
đều đứng trước những thách thức mới trong kinh doanh. Doanh nghiệp nào cũng
phải tham gia vào cuộc chạy đua để đem lại lợi thế trong kinh doanh. Chính vì vậy,
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt và quyết
liệt. Trong đó, chất lượng sản phẩm trở thành một yếu tố cơ bản để quyết định sự
thành bại trong doanh nghiệp.
Hơn thế nữa, trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu về sản phẩm của người tiêu
dùng ngày càng cao, yêu cầu sản phẩm khơng những đẹp mà cịn phải chất lượng.
Do đó, việc đảm bào và nâng cao chất lượng sản phẩm là yêu cầu khách quan tất
yếu thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên
trong doanh nghiệp và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường.
Công ty TNHH YOUNGMIN HI-TECH VINA cũng là một trong số những
doanh nghiệp luôn chú trọng về việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm của công ty đã và đang được các doanh nghiệp ưa chuộng.
Tuy vậy, để theo kịp nhu cầu thay đổi liên tục của người tiêu dùng, thích nghi
với mơi trường kinh doanh đầy biến động cơng ty ln phải đổi mới, loại bỏ những
quy trình, phương pháp quản lý, quản trị lỗi thời, lạc hậu tiến đến Cơng nghiệp hóa
– Hiện đại hóa hơn. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Phân tích và đề xuất giải
pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH YOUNGMIN HITECH VINA” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng sản phẩm và
quản trị chất lượng sản phẩm
Nghiên cứu, đánh giá, phân tích thực trạng quản trị chất lượng sản phẩm tại
Cơng ty .Từ đó, đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH
YOUNGMIN HI-TECH VINA.
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hồng
1
Lớp: CQ56/31.03
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH
YOUNGMIN HI-TECH VINA
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Các sản phẩm tại xưởng đúc của Công ty TNHH
YOUNGMIN HI-TECH VINA
3.3. Phạm vi thời gian: từ 2019 - 2021
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau trong đó
chủ yếu là: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp thu thập
dữ liệu, phương pháp tổng hợp, phương pháp đánh giá.
5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Nội dung của luận văn gồm 3 phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm và quản trị chất lượng sản
phẩm
Chương 2: Phân tích thực trạng quản trị chất lượng sản phẩm tại Công ty
TNHH YOUNGMIN HI-TECH VINA
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cho Công ty TNHH
YOUNGMIN HI-TECH VINA
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hồng
2
Lớp: CQ56/31.03
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Một số lý luận về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm
Chất lượng sản phẩm là một phạm trù được nghiên cứu và nhìn nhận ở nhiều
góc độ khác nhau. Các khái niệm về chất lượng sản phẩm được định nghĩa khá chủ
quan dựa vào quan điểm của các chủ thể liên quan.
Theo Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2005 đã đưa ra định nghĩa về chất lượng sản
phẩm được chấp nhận rộng rãi và thống nhất: “Chất lượng sản phẩm là mức độ của
một tập hợp các đặc tính vốn có của sản phẩm đáp ứng các yêu cầu”.
1.1.2. Đặc điểm
Chất lượng sản phẩm là một phạm trù phức tạp, cần phải được đánh giá một
cách đầy đủ và tồn diện
Khi phân tích và đánh giá về chất lượng sản phẩm cần thiết phải đặt chất
lượng sản phẩm trong mối liên hệ chặt chẽ với các nhân tố ảnh hưởng đến nó
Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm phải kể đến như:
Thứ nhất, nhóm nhân tố mơi trường bên ngồi như:tình hình phát triển kinh tế
thế giới; u cầu của thị trường; cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước; trình độ
tiến bộ khoa học – cơng nghệ; các yêu cầu khác về văn hóa, xã hội cho từng ngành
từng lĩnh vực …
Thứ hai, nhóm nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp bao gồm: Lực lượng lao
động của doanh nghiệp, Phương pháp và trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp,
cơng nghệ, máy móc thiết bị của doanh nghiệpvà Hệ thống cung ứng nguyên vật
liệu của doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm được tạo ra trong tất cả mọi hoạt động của quá trình
Chất lượng sản phẩm mang tính tương đối nên cần xem xét chất lượng sản
phẩm trong mối quan hệ không gian và thời gian
Chất lượng sản phẩm chỉ thể hiện đúng trong những điều kiện xác định
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hồng
3
Lớp: CQ56/31.03
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
1.1.3. Phân loại
Chất lượng sản phẩm là một phạm trù tổng hợp cả về kinh tế - kỹ thuật, xã hội
gắn với mọi mặt của q trình phát triển. Do đó, việc phân loại chất lượng sản phẩm
được phân loại tùy theo điều kiện nghiên cứu, sản xuất, tiêu thụ …
Phân loại chất lượng theo hệ thống ISO 9000
Theo tiêu thức này, chất lượng sản phẩm được chia thành các loại sau:
Chất lượng thiết kế của sản phẩm là bảo đảm đúng các thông số trong thiết kế
được ghi lại bằng văn bản trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường, các đặc điểm
của sản xuất,tiêu dùng và tham khảo các chỉ tiêu chất lượng cả các mặt hàng cùng
loại.
Chất lượng tiêu chuẩn là mức chất lượng bảo đảm đúng các chỉ tiêu đặc trưng
của sản phẩm do các tổ chức quốc tế, nhà nước hay các cơ quan có thẩm quyền quy
định từ tiêu chuẩn doanh nghiệp, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc gia và tiêu
chuẩn quốc tế
Chất lượng thực tế là mức chất lượng sản phẩm thực tế đạt được do các yếu tố
nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phương pháp quản lý chi phối.
Chất lượng cho phép là mức chất lượng có thể chấp nhận được giữa chất
lượng thực tế và chất lượng tiêu chuẩn, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế- kỹ thuật,
trình độ lành nghề của cơng nhân,phương pháp quản lý của doanh nghiệp…
Chất lượng tối ưu là mức chất lượng mà tại đó lợi nhuận đạt được do nâng cao
chất lượng lớn hơn chi phí đạt mức chất lượng đó.
Chất lượng thị trường là giá trị các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đạt được mức
độ hợp lý nhất trong điều kiện kinh tế-xã hội nhất định. Nói cách khác, chất lượng
là thị trường, là khả năng sản phẩm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng có khả
năng cạnh tranh trên thị trường, sức tiêuthụ nhanh hiệu quả cao.
Chất lượng thị hiếu là mức chất lượng của sản phẩm phù hợp với ý thích sở
trường, tâm lý của người tiêu dùng.
Chất lượng thành phần là mức chất lượng có thể thoả mãn nhu cầu mong đợi
của một số người hay một số nhóm người. Đây là mức chất lượng hướng vào một
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hồng
4
Lớp: CQ56/31.03
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
nhóm người nhất định, một số bộ phận tạo nên chất lượng toàn diện, đáp ứng nhu
cầu theo sở thích cá nhân
1.2.
Quản trị chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp
1.2.1. Khái quát về quản trị chất lượng
Chất lượng sản phẩm là một chỉ tiêu tổng hợp, nó liên quan đến các các nhân,
bộ phận và nhiều khâu xảy ra trong tồn bộ q trình. Để đảm bảo và nâng cao chất
lượng đòi hỏi doanh nghiệp cần hạn chế tối đa lỗi hay sai sót trước khi giao sản
phẩm cho khách hàng. Nói cách khác, doanh nghiệp cần thực hiện tốt hoạt động
quản trị trong lĩnh vực chất lượng.
Một số tổ chức và các nhà nghiên cứu về chất lượng đã đưa ra các quan điểm
khác nhau về quản trị chất lượng. Song có thể khái quát về quản trị chất lượng như
sau:
“Quản trị chất lượng là một hệ thống phối hợp các hoạt động, các biện pháp
và quy định được thực hiện ở tất cả các khâu từ thiết kế, sản xuất đến tiêu dùng để
đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thỏa mãn tối đa nhu
cầu của xã hội với chi phí thấp nhất”.
Như vậy, quản trị chất lượng là hoạt động thiết yếu xuất phát từ đòi hỏi của
chính các doanh nghiệp cũng như nhu cầu của người tiêu dung và toàn xã hội. Hoạt
động quản trị chất lượng là một bộ phận hữu cơ, không thể tách rời của hệ thống
quản lý kinh tế quốc gia cũng như đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp trên thị trường.
Việc áp dụng quản trị chất lượng do đó địi hỏi tn thủ các ngun tắc chủ
yếu sau:
Nguyên tắc 1. Quản trị chất lượng phải được định hướng bởi khách hàng
Nguyên tắc 2. Sự lãnh đạo
Nguyên tắc 3. Sự tham gia của mọi người
Nguyên tắc 4. Quan điểm q trình
Ngun tắc 5. Tính hệ thống
Ngun tắc 6. Cải tiến liên tục
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hồng
5
Lớp: CQ56/31.03
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
Nguyên tắc 7. Quyết định dựa trên sự kiện
Nguyên tắc 8. Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng
1.2.2. Quy trình quản trị chất lượng
Quản trị chất lượng được thực hiện trong tồn bộ các khâu trong doanh nghiệp
đồng thời khơng tách chức năng quản trị doanh nghiệp: hoạch định, tổ chức, kiểm
soát và điều chỉnh nhằm đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Công tác quản trị chất lượng được thực hiện theo chu trình Deming
Hình 1.1. Chu trình Deming
1.2.2.1.
Hoạch định chất lượng
Hoạch định chất lượng là chức năng quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp
xác định mục tiêu và nhiệm vụ về chất lượng sản phẩm và chỉ ra các phương tiện,
nguồn lực và biện pháp để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đó.
Nội dung chính của hoạch định chất lượng đó là:
Tìm hiểu thị trường để xác định nhu cầu và đặc điểm nhu cầu của khách hàng
Xác lập những mục tiêu chất lượng cần đạt và chính sách chất lượng
Chuyển giao các kết quả hoạch định cho các bộ phận tác nghiệp
Thực hiện tốt công tác hoạt động hoạch định ngay từ đầu giúp doanh nghiệp
có được chiến lược đúng đắn, định hướng phát triển theo hướng thống nhất từ đó
nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường đồng thời tạo ra chuyển biến căn
bản về phương pháp quản trị chất lượng tại doanh nghiệp.
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hồng
6
Lớp: CQ56/31.03
Luận văn tốt nghiệp
1.2.2.2.
Học viện Tài chính
Tổ chức thực hiện chất lượng
Tổ chức thực hiện là việc sử dụng các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, tổ chức,
hành chính … để phối hợp, triển khai các kế hoạch về chất lượng đã được xác định.
Chức năng này gồm hai nội dung chủ yếu là tiến hành huấn luyện, đào tạo và
thực hiện công việc.
Nội dung huấn luyện, đào tạo thành viên trong doanh nghiệp nhậc thức về
mục tiêu và kế hoạch chất lượng cũng như nội dung các quy trình, tiêu chuẩn, quy
định cần thiết để họ trở thành những con người đánh tin cậy, đủ sức đảm đương
công việc được giao và phát huy những phẩm chất tốt đẹp tỏng mọi điều kiện.
Nội dung thực hiện công việc yêu cầu
Thứ nhất, phải đảm bảo cung cấp đủ các phương tiện và nguồn lực cần thiết
cho việc thực hiện.
Thứ hai, các tiêu chuẩn và biện pháp phải được liên tục đổi mới, cập nhật.
Thứ ba, công tác điều hành, tổ chức, phối hợp của mọi thành viên trong doanh
nghiệp phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, phát huy tính sáng tạo để nang cao hiệu
quả công việc của cá nhân, bộ phận và tồn doanh nghiệp.
1.2.2.3.
Kiểm sốt chất lượng
Kiểm sốt chất lượng là quá tình điều khiển, đánh giá các hoạt động tác nghiệp
thông qua những kỹ thuật, phương pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm
đạt đúng yêu cầu đề ra. Cụ thể:
Kiểm tra kết quả thực hiện chất lượng trong thực tế của doanh nghiệp
So sánh, đánh giá chất lượng thực tế với các tiêu chuẩn, yêu cầu trong kế
hoạch đề ra để phát hiện những sai lệch
Sử dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục và ngăn ngừa những sai lệch,
đảm bảo yêu cầu đề ra
1.2.2.4.
Điều chỉnh chất lượng
Điều chỉnh chất lượng là hoạt động cải tiến và hoàn thiện chất lượng, nhằm
đạt được yêu cầu và thỏa mãn khách hàng, đưa chất lượng thực tế để tiếp cận nhu
cầu khách hàng.
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hồng
7
Lớp: CQ56/31.03
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
Đầu tiên doanh nghiệp cần xác định rõ nguyên nhân cội nguồn của sai lệch để
giải quyết triệt để và ngăn ngừa sự lặp lại sai lệch đó.
Từ đó có hướng điều chỉnh chất lượng như: Thay đổi và hồn thiện q trình
nhằm giảm khuyết tật, Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm, Đổi mới
công nghệ …
1.2.3. Hệ thống quản trị chất lượng sản phẩm
Trong nền sản xuất công nghiệp hiện đại, doanh nghiệp muốn đảm bảo, duy trì
và nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ áp dụng các biện pháp riêng lẻ mà phải
có một hệ thống các biện pháp được tổ chức và quản lý thống nhất, có hiệu lực với
chất lượng sản phẩm. Tập hợp các biện pháp, phương pháp, phương tiện, cơng cụ
và trình tự, thủ tục đó hình thành hệ thống quản trị chất lượng (Quality Management
System: QMS). Tại Việt Nam, một số hệ thống quản trị chất lượng thường được các
doanh nghiệp áp dụng như:
1.2.3.1.
Hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000
Nguyên tắc quản lý chất lượng, Hệ thống quản lý chất lượng ISO 900 được
xây dựng trên cơ sở vận dụng triệt để 8 nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1. Định hướng bởi khách hàng: Quản lý chất lượng phải hướng tới
sự thỏa mãn các yêu cầu, mong đợi của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch
vụ
Nguyên tắc 2. Lãnh đạo thống nhất: Quản lý chất lượng phải đặt dưới sự lãnh
đạo thống nhất, đồng bọp về mục đích, đường lối và mơi trường nội bộ trong tổ
chức
Nguyên tắc 3. Hợp tác triệt để: Quản lý chất lượng phải có sự tham gia đầy đủ,
tự nguyện của mọi thành viên vì lợi ích chung của tổ chức và của bản thân mình
Nguyên tắc 4. Hoạt động theo quá trình: “Tiếp cận theo quá trình”, quản lý
một cách có hệ thống các q trình có mối tương tác qua lại trong một tổ chức
Nguyên tắc 5. Hệ thống
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hồng
8
Lớp: CQ56/31.03
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
Nguyên tắc 6. Cải tiến liên tục: Tổ chức thường xuyên nang cao tính hiệu quả
thơng qua sử dụng các chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng cũng như các kết
quả, đánh giá, phân tích dữ liệu để kịp thời khắc phục, ngăn ngừa
Nguyên tắc 7. Quyết định dựa trên dữ liệu: Các quyết định dựa trên cơ sở phân
tích đầy đủ thơng tin và số liệu thực tế.
Nguyên tắc 8. Hợp tác bên trong và bên ngoài: Quản lý chất lượng tiến hành
trên các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ bên trong và bên ngoài
Đối tượng áp dụng, Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 áp dụng cho mọi
tổ chức khơng phân biệt loại hình, quy mơ và sản phẩm cung cấp.
Tiêu chuẩn ISO cũng yêu cầu tổ chức cần chứng tỏ khả năng cung cấp một
cách ổn định sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu chế
định thích hợp và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng có
hiệu lực hệ thống.
Nội dung bộ tiêu chuẩn ISO
Hệ thống ISO liên tục được hoàn thiện, cập nhật từ phiên bản ISO 9000: 1987
đến nay phiên bản mới nhất là ISO 9000: 2015.
- Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm 4 yếu tố cấu thành:
- ISO 9000: 2015: Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng
- ISO 9001: 2015: Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu
- ISO 9004: 2009: Hệ thống quản lý chất lượng – Các hướng dẫn cải tiến
-
ISO 19011: 2011: Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và mơi
trường
Quy trình áp dụng ISO 9000:
Bước 1. Tìm hiểu tiểu chuẩn, xác định phạm vi áp dụng
Bước 2. Lập ban chỉ đạo dự án thực hiện ISO 9000
Bước 3. Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với tiêu chuẩn
Bước 4. Thiết kế và lập văn bản hệ thống chất lượng theo ISO 9000
Bước 5. Áp dụng hệ thống văn bản
Bước 6. Chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hồng
9
Lớp: CQ56/31.03
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
Bước 7. Đánh giá chứng nhận
Bước 8. Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận
Khái quát về Hệ thống ISO/TS 16949:2009
ISO/TS 16949 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với việc áp dụng
hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2009 trong các cơ sở sản xuất ô tô và cung
ứng dịch vụ liên quan. ISO/TS 16949 kết hợp các yêu cầu của các tiêu chuẩn ISO
9001 và các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ngành ô tô của các quốc gia, hiệp hội:
AVSQ (Ý), EAQF (Pháp), VDA6 (Đức) và QS-9000 (Mỹ) thành một tiêu chuẩn
duy nhất.
1) Đối tượng áp dụng:
Hệ thống quản lý chất lượng đối với việc thiết kế và phát triển, sản xuất và,
khi thích hợp, lắp ráp và cung cấp dịch vụ về các sản phẩm liên quan đến ô tô.
Quy định kỹ thuật này có thể áp dụng đối với các cơ sở của tổ chức ở đó việc
sản xuất và/ hoặc các bộ phận dịch vụ được quy định bởi khách hàng được sản xuất
ra.
2) Quy trình áp dụng
Tương tự quá trình triển khai các hệ thống quản lý dựa trên tiêu chuẩn như
ISO 9001, ISO 22000 …, quá trình xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất
lượng theo ISO/TS 16949 cũng đi theo nguyên lý PDCA gồm các bước sau:
Bước 1. Xác định mục đích, phạm vi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
Bước 2. Lập Ban chỉ đạo triển khai ISO/TS 16949
Bổ nhiệm các vị trí trách nhiệm theo yêu cầu tiêu chuẩn, gồm Đại diện Lãnh
đạo về chất lượng (QMR/ Quality Management Representative); Đại diện khách
hàng (CR/ Customer Representative), và phân công trách nhiệm Thư ký thường trực
(khi cần thiết)
Đào tạo nhận thức chung về ISO/TS 16949
Bước 3. Đánh giá thực trạng theo yêu cầu ISO/TS 16949 (Gap analysis)
Lập kế hoạch thực hiện (gồm kế hoạch tổng thể triển khai ISO/TS 16949 và kế
hoạch chi tiết triển khai giai đoạn xây dựng hệ thống văn bản);
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hồng
10
Lớp: CQ56/31.03
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
Chuẩn bị và phân bổ nguồn lực cần thiết để triển khai xây dựng, thực hiện hệ
thống.
Bước 4. Xây dựng hệ thống văn bản quản lý chất lượng, bao gồm:
Chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng;
Sơ đồ quá trình (Process mapping), Kế hoạch kiểm sốt (Control Plan);
Sổ tay chất lượng;
Các quy trình (các quy trình bắt buộc thiết lập theo yêu cầu của tiêu chuẩn và
các quy trình khác cần thiết cho tổ chức);
Các hướng dẫn công việc;
Các biểu mẫu.
Xác định nhu cầu đào tạo cho nhân viên về các kỹ năng cần thiết; lập kế hoạch
và thực hiện đào tạo để đáp ứng nhu cầu này, trong đó tối thiểu về:
Tổng quan về hệ thống quản lý chất lượng theo ISO/TS 16949 đã thiết lập;
Kỹ năng thực hành 05 công cụ thiết yếu khi thực hiện ISO/TS 16949 (5 Core
Tools, bao gồm: Hoạch định chất lượng sản phẩm nâng cao – APQP (Advanced
Product Quality Planning), Quá trình phê chuẩn chi tiết - PPAP (Part Approval
Process), Phân tích các hệ thống đo lường – MSA (Measurement Systems
Analysis), Mơ hình sai lỗi và phân tích tác động - FMEA (Failure Mode and Effect
Analysis), Kiểm sốt q trình bằng kỹ thuật thống kê – SPC (Statistical Process
Control));
Kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng làm việc nhóm…
Bước 5. Phổ biến, hướng dẫn áp dụng các tài liệu của hệ thống;
Triển khai, giám sát việc áp dụng tại các đơn vị, bộ phận;
Xem xét và cải tiến các quy trình, tài liệu nhằm đảm bảo kiểm sốt cơng việc
một cách thuận tiện, hiệu quả.
Bước 6. Chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận
Bước 7. Lựa chọn và đăng ký tổ chức chứng nhận (là tổ chức đã được IATF
cơng nhận chính thức)
Đánh giá trước chứng nhận (Pre-audit) (tùy chọn)
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hồng
11
Lớp: CQ56/31.03
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
Đánh giá chứng nhận giai đoạn 1 (Readiness review)
Khắc phục, cải tiến
Kiểm tra xác nhận lại để khẳng định sự sẵn sàng của hệ thống sau khi đánh giá
giai đoạn 1
Đánh giá chứng nhận giai đoạn 2 (Certification audit)
Khắc phục, cải tiến
Nhận chứng chỉ ISO/TS 16949 (có hiệu lực trong 3 năm)
Bước 8. Duy trì, cải tiến liên tục hệ thống và chịu sự giám sát định kỳ (9 hoặc
12 tháng) của tổ chức chứng
3) Lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng ISO/TS 16949:2009
Doanh nghiệp khi đạt được chứng nhận quản lý chất lượng theo tiểu chuẩn
ISO/TS 16949:2009 sẽ có được những lợi ích cơ bản sau:
Chất lượng quá trình và chất lượng sản phẩm được cải tiến, tạo nền móng cho
việc nâng cao năng suất, giảm giá thành và tăng uy tín, năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường nói chung và trong ngành nói riêng
Nâng cao cơ hội xuất khẩu, vượt qua các rào cản kỹ thuật, thâm nhập thị
trường xuất khẩu.
Phát huy nội lực và tiết kiệm chi phí xây dựng hệ thống. Tiết kiệm chi phí
kiểm tra thử nghiệm do áp dụng bộ quy trình thống nhất từ khâu đầu đến khâu cuối
cùng
Giảm áp lực của các yêu cầu chế định về chất lượng, giấy chứng nhận hỗ trợ
cho việc lưu thông sản phẩm trên thị trường
Giảm bớt sự kiểm soát thường xuyên của khách hàng do thực hiện yêu cầu
chung của hệ thống quản lý
Giảm bớt việc đánh giá chứng nhận của bên thứ ba vì đây là hệ thống quản lý
theo tiêu chuẩn quốc tế
Góp phần nâng cao hình ảnh tổ chức
1.2.3.2.
Hệ thống quản trị chất lượng toàn diện TQM
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hồng
12
Lớp: CQ56/31.03