Tải bản đầy đủ (.docx) (133 trang)

Đánh giá tác động của quản trị nguồn nhân lực xanh đối với hành vi ứng xử với môi trường của người lao động tại các khách sạn 4 – 5 sao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.65 KB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

PHẠM THỊ DUNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
XANH ĐỐI VỚI HÀNH VI ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA
NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC KHÁCH SẠN 4 – 5 SAO
ĐẠT NHÃN XANH ASEAN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Mã ngành: 8340101
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Du lịch & Khách sạn

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG THỊ LAN HƯƠNG

Hà Nội, 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản báo cáo này là do tự bản thân thực hiện, cùng với quá
trình tự tìm hiểu, nghiên cứu, được hướng dẫn từ người hướng dẫn khoa học và sự
giúp đỡ của các cán bộ nhân viên tại 06 khách sạn đạt nhãn xanh Asean trên đại bàn
Hà Nội. Bài báo cáo không sao chép các cơng trình nghiên cứu của người khác. Các
dữ liệu thơng tin trong bản báo cáo đều có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng.
Tơi xin chịu hồn tồn về lời cam đoan này!
Học viên

Phạm Thị Dung



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các tổ
chức cá nhân.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới người hướng dẫn khoa học TS. Hoàng
Thị Lan Hương đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tơi trong vấn đề học thuật, tài liệu,
lập luận để tôi thực hiện và hồn thành bài nghiên cứu này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Phòng Nhân sự của 6 khách sạn đạt nhãn
xanh Asean trên đại bàn Hà Nội đã giúp tơi thực hiện các khảo sát định tính và định
lượng để tơi có các kết quả và đề xuất cho bài nghiên cứu của mình
Cuối cùng, tơi kính mong Hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu góp ý cho
những thiếu sót khơng thể tránh khỏi trong báo cáo nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn./
Hà Nội, Ngày 29 tháng 10 năm 2021
Học viên

Phạm Thị Dung


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ................................................i
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài........................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài..........................................................................3

4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài......................................................................4
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài..........................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài................................................................4
7. Dự kiến đóng góp của đề tài.............................................................................4
CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ

MƠ HÌNH

NGHIÊN CỨU.....................................................................5
1.1. Tổng quan nghiên cứu....................................................................................5
1.1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu nước ngồi.....................................5
1.1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước.....................................7
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu...........................................................................8
1.2. Các khái niệm, định nghĩa.............................................................................8
1.2.1. Kinh doanh Khách sạn và đặc điểm của kinh doanh khách sạn................8
1.2.2.Quản trị khách sạn....................................................................................12
1.2.3. Quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh Khách sạn............................13
1.2.4. Hành vi ứng xử với môi trường của người lao động trong quản trị nguồn
nhân lực xanh.....................................................................................................22
1.2.5 Quản trị nguồn nhân lực xanh...................................................................25


1.2.6. Tiêu chuẩn nhãn xanh Asean dành cho các cơ sở lưu trú........................30
1.3. Mơ hình nghiên cứu......................................................................................35
1.3.1. Một số mơ hình nghiên cứu lý thuyết liên quan......................................35
1.4. Phát triển các giả thuyết nghiên cứu và thang đo.....................................44
1.4.1. Phát triển các giả thuyết nghiên cứu........................................................44
1.4.2. Thang đo nghiên cứu................................................................................46

TÓM TẮT VÀ KẾT LUẬN NỘI DUNG CHƯƠNG I........................49
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC XANH
ĐỐI VỚI HÀNH VI ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI LAO
ĐỘNG TẠI CÁC KHÁCH SẠN 4 – 5 SAO ĐẠT NHÃN XANH ASEAN
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI......................................................50
2.1. Giới thiệu các khách sạn 4-5 sao đạt nhãn xanh Asean
trên địa bàn Hà Nội.......................................................50
2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................53
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................53
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu.............................................55
2.3. Kết quả nghiên cứu......................................................................................56
2.3.1. Kết quả phân tích thống kê mơ tả..........................................................56
2.3.2. Kết quả kiểm định thang đo.....................................................................57
2.3.3. Kết quả phân tích tương quan hồi quy Pearson.......................................61
2.3.4. Kết quả phân tích hồi quy bội..................................................................62
2.3.5. Kết quả kiểm định khác biệt đa nhóm.....................................................63
TĨM TẮT VÀ KẾT LUẬN NỘI DUNG CHƯƠNG II.......................65
CHƯƠNG III: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, HÀM Ý VÀ
KẾT LUẬN......................................................................66
3.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu.....................................................................66
3.2. Một số hàm ý.................................................................................................69
KẾT LUẬN.......................................................................71
PHỤ LỤC........................................................................78



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng tiêu chuẩn khách sạn xanh Asean...................................................31
Bảng 1.2 : Thang đo trong nghiên cứu của Kim và cộng sự (2019).........................37
Bảng 1.3: Thang đo của nghiên cứu của Masri và Jaaron........................................40

Bảng 1.4. Thang đo nghiên cứu chính thức..............................................................47
Bảng 2.1. Các khách sạn 4- 5 sao đạt nhãn xanh Asean trên địa bàn Hà Nội..........50
Bảng 2.2. Mô tả quy trình nghiên cứu......................................................................54
Bảng 2.3. Đặc điểm mẫu nghiên cứu........................................................................55
Bảng 2.4. Kết quả thống kê mô tả.............................................................................56
Bảng 2.5. Kết quả kiểm định hệ số KMO và Bartlett test........................................57
Bảng 2.6. Kết quả phân tích giá trị Eigenvalue và tổng phương sai trích................58
Bảng 2.7. Kết quả phân tích ma trận xoay................................................................59
Bảng 2.8. Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha.....................................60
Bảng 2.9. Kết quả phân tích tương quan Pearson.....................................................61
Bảng 2.10. Kết quả phân tích hồi quy bội.................................................................62


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Thống kê cơ sở lưu trú tại Việt Nam, 2021................................................9
Hình 1.2 : Nội dung quản trị nguồn nhân lực của khách sạn....................................19
Hình 1.3: Bốn vai trị của một người lao động xanh.................................................25
Hình 1.4: Mơ hình nghiên cứu thể hiện mối quan hệ giữa quản trị nguồn nhân lực xanh
với hành vị ứng xử thân thiện với môi trường và hiệu quả môi trường của Gill và
cộng sự (2021)...................................................................................................29
Hình 1.5. Mơ hình nghiên cứu của Elziny và cộng sự (2019)..................................36
Hình 1.6 . Mơ hình nghiên cứu của Kim và cộng sự (2019)....................................37
Hình 1.7. Mơ hình nghiên cứu của Masri và Jaaron (2017).....................................39
Hình 1.8. Mơ hình nghiên cứu của Saputro & Nawangsari (2021)..........................42
Hình 1.9. Mơ hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất......................................................43


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------


PHẠM THỊ DUNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
XANH ĐỐI VỚI HÀNH VI ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA
NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC KHÁCH SẠN 4 – 5 SAO
ĐẠT NHÃN XANH ASEAN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Mã ngành: 8340101
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Du lịch & Khách sạn

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội, 2021


1

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tính cấp thiết của đề tài
Những thập kỷ gần đây, du lịch luôn chiếm vị trí chiến lược quan trọng trong
cơ cấu kinh tế của nhiều nước. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới
(UNWTO), tính đến năn 2019, ngành Du lịch Việt Nam đón 1,5 tỷ lượt khách du
lịch quốc tế .Cả nước có trên 30.000 cơ sở lưu trú du lịch để đáp ứng số lượng
khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng. Cùng với sự phát triển nhanh và mạnh
về số lượng và chất lượng, hoạt động kinh doanh du lịch cũng bắt đầu bộc lộ những
tác động tiêu cực đến môi trường kể cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
nhân văn. Vấn đề sử dụng quá mức tài nguyên, tạo những chất thải gây ô nhiễm mơi
trường, những tệ nạn xã hội, văn hố ngoại lai cùng với yếu kém trong nhận thức về
bảo vệ môi trường đã làm giảm hiệu quả kinh tế do du lịch mang lại cũng như ảnh
hưởng tới hình ảnh của du lịch Việt Nam và sự phát triển du lịch bền vững. Vì lý do

đó từ năm 2006, Tổng cục du lịch Việt Nam đã ban hành các chính sách, quyết
định, hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vự du lịch về phát triển du
lịch có trách nhiệm với môi trường xã hội, phối hợp với liên minh EU tổ chức đào
tạo, hướng dẫn vận hành các Doanh nghiệp du lịch theo mơ hình Doanh nghiệp phát
triển bền vững, có trách nhiệm với mơi trường xã hội. Việt Nam và các nước Asean
cũng đã họp bàn và thống nhất xây dựng bộ tiêu chí nhãn Du lịch Xanh Asean để
đánh giá hoạt động phát triển của Doanh nghiệp Du lịch trong xu hướng phát triển
bền vững. Trong bộ tiêu chí này, Phát triển nguồn nhân lực là một trong những tiêu
chí quan trọng trong việc cơng nhận nhãn xanh Asean cho các Khách sạn. Trong
những năm gần đây, xu hướng đi du lịch của khách du lịch quốc tế, đặc biệt là
khách du lịch Châu Âu thường hướng tới những điểm du lịch sinh thái và chọn ở
những khách sạn có quan tâm thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường, cung
cấp các sản phẩm đảm bảo an toàn, chất lượng và thân thiện với môi trường. Nhằm
hạn chế những tác động từ hoạt động kinh doanh du lịch nói chung cũng như hoạt
động kinh doanh khách sạn nói riêng tới mơi trường, góp phần phát triển du lịch bền


2

vững, tăng cường hội nhập quốc tế và khu vực, xây dựng xây dựng sản phẩm du
lịch thân thiện vơi môi trường và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch
thì "Quản trị nguồn nhân lực xanh" (Green Human Resource Management GrHRM) đã trở thành một xu hướng nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh du lịch và
tầm quan trọng của nó ngày càng tăng lên theo thời gian. Thuật ngữ này ngày càng
trở thành chủ đề nóng trong các cuộc thảo luận gần đây vì nó gắn liền với nhận thức
về sự phát triển và thành công bền vững của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vực Du lịch và quyết định cách ứng xử của tổ chức, cá nhân trong các tổ chức lưu
trú đối với môi trường.
Trên thế giới, các nghiên cứu về việc xanh hóa tổ chức thơng qua mối quan
hệ giữa Quản trị nguồn nhân lực xanh và hoạt động môi trường bắt đầu từ những
năm 1990, có lẽ bắt nguồn từ năm 1996 thơng qua cơng trình của Wehrmeyer

(1996), người đã biên tập một cuốn sách có tiêu đề “Xanh hóa con người: quản lý
nguồn nhân lực và môi trường”. Với số lượng nghiên cứu tương tự ngày càng tăng,
nhu cầu của các tổ chức về thực hành Quản trị nguồn nhân lực xanh để thực hiện
các sáng kiến xanh trở nên rõ ràng hơn (Govindarajulu và Daily, 2004; Sudin,
2011). Những nhu cầu này đã được củng cố bởi các nghiên cứu thảo luận về tác
động tích cực của Quản trị nguồn nhân lực xanh đối với hoạt động môi trường của
các doanh nghiệp (Schuler và Jackson, 2014; Renwick và cộng sự, 2013; Paauwe và
Boselie, 2005). Một yếu tố chính khác đã thúc đẩy việc mở rộng các nghiên cứu đó
là sự ra đời của hệ thống quản lý môi trường nổi tiếng, ISO14001 (Jabbour và
Santos, 2008a; Chan, 2011; Jabbour và Jabbour, 2016). Điều này đã được dịch bởi
cơng trình của Jackson et al. (2011) người tổ chức số đặc biệt đầu tiên về Quản trị
nguồn nhân lực xanh; hợp nhất dứt khoát các lĩnh vực nghiên cứu về nguồn nhân
lực và quản lý môi trường xanh. Kể từ đó, các nghiên cứu về Quản trị nguồn nhân
lực xanh trở nên phổ biến hơn, khuyến khích các nghiên cứu thực nghiệm mới về
chủ đề này (Renwick và cộng sự, 2013). Năm 2016, Hiba A. Masri, Ayham A.M.
Jaaron thực hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực tiễn Quản lý nguồn nhân lực
xanh trong bối cảnh sản xuất của Palestine”. Ở Việt Nam, các đề tài nghiên cứu đến


3

các tiêu chuẩn về nhãn xanh Asean cũng có đề cập đến quản trị nguồn nhân lực
xanh như: “Một số giải pháp pháp ứng dụng Tiêu chuẩn “khách sạn xanh ASEAN”
cho các khách sạn tại Hà Nội của Hoàng Thị Ngọc Quỳnh (2012), “Các rào cản
trong việc áp dụng tiêu chuẩn khách sạn xanh Asean tại Hà Nội” của Nguyễn Thị
Mỹ Hạnh và cộng sự (2017)...Tuy nhiên chưa có 1 nghiên cứu cụ thể nào về Quản
trị nguồn nhân lực xanh có ảnh hưởng nhự thế nào đối với việc ứng xử của tổ chức
đối với môi trường mà cụ thể là người lao động. Vì lý do đó, tơi chọn đề tài nghiên
cứu “Đánh giá tác động của Quản trị nguồn nhân lực xanh đối với hành vi ứng
xử với môi trường của người lao động tại các Khách sạn 4 - 5 sao đạt nhãn xanh

Asean trên địa bàn Hà Nội”.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạt động
quản trị nguồn nhân lực xanh và đánh giá mức độ tác động của các hoạt động trong
quản trị nguồn nhân lực xanh tới hành vi ứng xử với môi trường của người lao động
tại các Khách sạn 4- 5 sao đạt nhãn xanh Asean trên địa bàn Hà Nội, từ đó đưa ra
các đề xuất gợi ý cho hoạt động quản trị nguồn nhân lực xanh tại các Khách sạn
này.

3. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Câu hỏi 1: Hoạt động Tuyển dụng xanh có ảnh hưởng như thế nào tới hành
vi ứng xử với môi trường của người lao động tại các Khách sạn 4 - 5 sao đạt nhãn
xanh Asean trên địa bàn Hà Nội ?
Câu hỏi 2: Hoạt động Đào tạo và phát triển xanh có ảnh hưởng
như thế nào tới tới hành vi ứng xử với môi trường của người lao động
tại các Khách sạn 4- 5 sao đạt nhãn xanh Asean trên địa bàn Hà
Nội ?
Câu hỏi 3: Hoạt động đãi ngộ xanh có ảnh hưởng như thế nào tới tới hành
vi ứng xử với môi trường của người lao động tại các Khách sạn 4- 5 sao đạt nhãn
xanh Asean trên địa bàn Hà Nội ?


4

Câu hỏi 4: Hoạt động đánh giá hiệu suất xanh có ảnh hưởng như thế nào tới
tới hành vi ứng xử với môi trường của người lao động tại các Khách sạn 4 - 5 sao
đạt nhãn xanh Asean trên địa bàn Hà Nội ?

4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của các hoạt động thuộc Quản trị
nguồn nhân lực xanh đối với hành vi ứng xử với môi trường của người lao động
trong các Khách sạn 4- 5 sao đạt nhãn xanh Asean trên địa bàn Hà Nội.

5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại các Khách sạn 4 - 5
sao đạt Nhãn xanh Asean trên địa bàn Hà Nội.
- Phạm vi thời gian:
+ Các dữ liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập từ 2015 đến 2020
+ Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ T11/2020 đến T5/2020.

6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Đối với phần tập hợp cơ sở lý thuyết về Quản trị nguồn nhân lực xanh: tác
giả áp dụng phương pháp tìm kiếm thơng tin, tập hợp, phân tích và tổng hợp dữ liệu
từ các nguồn thơng tin thứ cấp như: Giáo trình, các bài báo, tạp chí trong nước và
nước ngồi.
- Đối với phần đánh giá thực trạng, tác giả áp dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
+ Phương pháp định tính: phỏng vấn sâu, hỏi ý kiến chun gia để đưa ra mơ
hình và thang đo
+ Phương pháp định lượng: Xây dựng bảng hỏi, phiếu điều tra sau đó sử
dụng cơng cụ thống kê, mô tả trên phần mềm SPSS20 để đưa ra kết quả thực tiễn.

7. Dự kiến đóng góp của đề tài
- Về mặt lý luận: Tổng hợp lại các lý thuyết về quản trị nguồn nhân lực xanh,
khách sạn xanh Asean, hành vi ứng xử của người lao động với mơi trường và xây
dựng mơ hình nghiên cứu lý thuyết về tác động của hoạt động quản trị nguồn nhân
lực xanh tới hành vi ứng xử với môi trường của người lao động tại các khách sạn.



5

- Về mặt thực tiễn: Đánh giá thực trạng tác động của hoạt động quản trị
nguồn nhân lực xanh đối với hành vi ứng xử với môi trường của người lao động tại
các Khách sạn 4 - 5 sao đạt nhãn xanh Asean trên địa bàn Hà Nội từ đó đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực xanh tại các Khách sạn 4
- 5 sao đạt nhãn xanh Asean trên địa bàn Hà Nội.


i

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Tổng quan nghiên cứu
Tổng quan các cơng trình nghiên cứu nước ngoài
(1) Masri HA, Jaaron AAM, Assessing Green Human Resources
Management practices in Palestinian manufacturing context: An empirical study,
Journal of Cleaner Production (2017).
(2) Yong Joong Kim , Woo Gon Kim , Hyung-Min Choi , Kullada
Phetvaroon (2019). The effect of green human resource management on hotel
employees’ ecofriendly behavior and environmental performance. International
Journal of Hospitality Management 76 (2019), 83-93
(3) Mohammed N. Elziny (2019), The Impact of Green Human Resource

Management on Hotel Employees’ EcoFriendly Behavior. International Academic
Journal of the Faculty of Tourism and Hotel Management – Helwan University, tập
5, số 01.
(4) Yusmani Mohd Yusoff, Mehran Nejati, Daisy Mui Hung Kee, Azlan
Amran (2020). Lingking Green Human resource management practices to
environmental performance in hotel industry. The Global Review 21 (3).

(5) Ari Saputro and Lenny Christina Nawangsari (2021), The Effect of Green
Human Resource Management on Organization Citizenship Behaviour for
Environment (OCBE) and Its Implications on Employee Performance at PT
Andalan Bakti Niaga. European Journal of Business and Management Research,
174-181.
Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước.
(1) Nguyễn Thị Phương Thảo (2016). Xu hướng xanh ngành khách sạn Việt
Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phát triển bền vững: Vai trò của nhà
nước, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
(2) Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Ngô Thị Quỳnh Trang, Phạm Thị Thu Phương,


ii

Hoàng Thị Lan Hương (2017), Các rào cản trong việc áp dụng tiêu chuẩn xanh
Asean tại Hà Nội, Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên, số 152017.
Khoảng trống nghiên cứu
Thứ nhất, số lượng nghiên cứu về quản trị nguồn nhân lực xanh tại các khách
sạn còn rất hạn chế.
Thứ hai, các nghiên cứu tiếp cận theo phân tích định lượng để đánh giá tác
động của quản trị nguồn nhân lực xanh đến hành vi ứng xử thân thiện với mơi
trường của người lao động chỉ có ở các nghiên cứu nước ngồi mà chưa có ở Việt
Nam.
Thứ ba, xu hướng quán trị nhân lực xanh là xu hướng tiến tới phổ biến và
được đề cao trong hoạt động kinh doanh của các Khách sạn nói riêng và ngành Du
lịch nói chung vì mục tiêu phát triển bền vững.
Các khái niệm, định nghĩa.
Kinh doanh Khách sạn và đặc điểm của kinh doanh khách sạn
Do vậy có thể hiểu “kinh doanh khách sạn được hiểu là hoạt động kinh
doanh của các cơ sở lưu trú du lịch dựa trên việc cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn

uống và các dịch vụ bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu lưu lại tạm thời của khách du
lịch” và đây là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.
Kinh doanh khách sạn có một số đặc điểm sau đây:
a, Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại
các điểm du lịch.
b) Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn.
c) Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối
cao.
d) Kinh doanh khách sạn chịu sự tác động của một số quy luật.
Quản trị khách sạn
Từ góc độ tổ chức và kỹ thuật của hoạt động quản trị, quản trị khách sạn
được hiểu là sự kết hợp mọi nỗ lực của con người trong kinh doanh khách sạn để


iii

đạt được mục tiêu chung của khách sạn và mục tiêu riêng của mỗi thành phần tham
gia vào hoạt động kinh doanh của khách sạn. Bản chất của quản trị khách sạn là
quản lý con người trong quá trình kinh doanh khách sạn.
Quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh Khách sạn
- Nguồn nhân lực & Quản trị nguồn nhân lực
- Vai trò của quản trị nguồn nhân lực
- Quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn.
Hành vi ứng xử với môi trường của người lao động trong
quản trị nguồn nhân lực xanh.
Mặc dù có nhiều quan điểm về hành vi ứng xử thân thiện với môi trường,
nhưng trong phạm vi của nghiên cứu này, tác giả tiếp cận theo hướng nghiên cứu
của Kim và cộng sự (2019). Theo đó, các hành vi ứng xử với mơi trường của người
lao động tập trung vào các hoạt động tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu chất thải và
tích cực tái chế các nguyên vật liệu trong quá trình lao động. Các hành vi này đều là

các hành vi ứng xử thân thiện với môi trường nên tác giả xin đồng nhất thuật ngữ
hành vi ứng xử với môi trường của người lao động với thuật ngữ hành vi ứng xử
thân thiện với môi trường của người lao động.
Thuật ngữ “người lao động” trong nghiên cứu này bao gồm cả hai đối tượng:
nhân viên và quản lý nói chung – những người làm việc trong các khách sạn để
nhận thu nhập và các giá trị khác từ nơi đây.
Hành vi ứng xử thân thiện với môi trường được thừa nhận rộng rãi như một
giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy các hoạt động tiêu dùng xanh và phát triển bền vững
của doanh nghiệp (Urien và Kilbourne, 2011). Cụ thể, hành vi ứng xử thân thiện với
mơi trường có những vai trị cơ bản sau:
Thứ nhất, thúc đẩy các hoạt động tiêu dùng xanh, tiêu dùng thông thái để bảo
vệ môi trường. Khi khách hàng có thái độ thân thiện với mơi trường thì định hướng
tiêu dùng của họ sẽ chú trọng vào các sản phẩm tiêu dùng không gây hại cho mơi
trường và điều này sẽ có tác động ngược trở lại với các doanh nghiệp sản xuất.
Thứ hai, hỗ trợ gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Khi mỗi nhân viên


iv

có ý thức đảm bảo tính thân thiện với mơi trường như tiết kiệm năng lượng, giảm
thiểu chất thải sẽ hỗ trợ doanh nghiệp làm giảm các chi phí vận hành, từ đó mang
lại những hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Thứ ba, hành vi ứng xử thân thiện với mơi trường sẽ góp phần định hướng
giáo dục các thế hệ tiếp theo về trách nhiệm với môi trường sống.
Quản trị nguồn nhân lực xanh.
Khái niệm quản trị nguồn nhân lực xanh
Theo Opatha & Arulrajah (2014, tr.104) “quản trị nguồn nhân lực xanh đề
cập đến tất cả các hoạt động liên quan đến phát triển, thực hiện và duy trì liên tục
của một hệ thống nhằm mục đích làm cho nhân viên của một tổ chức trở nên xanh.
Phía quản trị nguồn nhân lực quan tâm đến việc chuyển đổi nhân viên bình thường

thành nhân viên xanh để đạt được các mục tiêu về môi trường của tổ chức và cuối
cùng là đóng góp đáng kể vào sự bền vững của mơi trường. Nó đề cập đến các
chính sách, thơng lệ và hệ thống làm cho nhân viên của tổ chức trở nên xanh vì lợi
ích của cá nhân, xã hội, mơi trường tự nhiên và doanh nghiệp. Mục đích của quản
trị nguồn nhân lực xanh là tạo ra, nâng cao và duy trì sự xanh trong mỗi nhân viên
của tổ chức để họ đóng góp tối đa cho mỗi cá nhân trong bốn vai trò, tức là người
bảo vệ, nhà bảo tồn, người không gây ô nhiễm và nhà sản xuất”.
Các hoạt động thực hành quản trị nguồn nhân lực xanh
Tuyển dụng xanh
Đào tạo và phát triển xanh
Chế độ đãi ngộ xanh
Đánh giá hiệu suất xanh
Mơ hình nghiên cứu
Một số mơ hình nghiên cứu lý thuyết liên quan
 Mơ hình nghiên cứu vai trị của quản trị nguồn nhân lực xanh đối với hành vi
ứng xử của tổ chức với môi trường của Elziny và cộng sự (2019)
 Mô hình nghiên cứu vai trị của quản trị nguồn nhân lực xanh đối với hành vi
ứng xử với môi trường của Kim và cộng sự (2019).


v

 Mơ hình nghiên cứu vai trị của quản trị nguồn nhân lực xanh đối với hiệu
quả môi trường của Masri và Jaaaron (2017).
 Mơ hình mối liên hệ giữa quản trị nguồn nhân lực xanh, hành vi ứng xử với
môi trường và hiệu suất công việc của nhân viên Saputro & Nawangsari
(2021)
Mơ hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất

Hình 1.9. Mơ hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất

Nguồn: Tác giả đề xuất


vi

Phát triển các giả thuyết nghiên cứu và thang đo
Phát triển các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu về tác động của tuyển dụng xanh đối với hành vi ứng xử với
môi trường của nhân viên
H1: Hoạt động Tuyển dụng xanh có tác động tích cực đến hành vi ứng xử với
môi trường của nhân viên khách sạn
Giả thuyết nghiên cứu về tác động của đào tạo và phát triển xanh đối với hành vi
ứng xử với môi trường của nhân viên
H2: Hoạt động Đào tạo và phát triển xanh có tác động tích cực đến hành vi
ứng xử với môi trường của nhân viên khách sạn.
Giả thuyết nghiên cứu về tác động của khen thưởng và đãi ngộ xanh đối với hành vi
ứng xử với môi trường của nhân viên
H3: Hoạt động Khen thưởng và đãi ngộ xanh có tác động tích cực đối với
hành vi ứng xử với môi trường.
H4: Hoạt động đánh giá hiệu suất xanh có tác động tích cực đến hành vi ứng
xử với môi trường của nhân viên.



×