Tải bản đầy đủ (.pdf) (341 trang)

Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Đến Quyết Định Chiến Lược Của Nhà Quản Trị Và Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp Thương Mại Tại Các Tỉnh Thành Phía Nam Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 341 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VŨ THANH LONG

ẢNH HƯỞNG CỦA THƠNG TIN KẾ TOÁN ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA NHÀ QUẢN TRỊ
VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP THƯƠNG MẠI TẠI CÁC TỈNH THÀNH
PHÍA NAM VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2023


iv

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... xi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... xii

DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ xiv
TĨM TẮT .................................................................................................................xv
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài .............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu ...............................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát ........................4
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
5. Đóng góp của luận án ..............................................................................................6
6. Kết cấu luận án ........................................................................................................7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .........................................................9
1.1. Giới thiệu..............................................................................................................9
1.2. Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của thơng tin kế tốn đến quyết định chiến
lược và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp......................................................9
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới .............................................................................9
1.2.1.1. Ảnh hưởng thông tin kế toán đến ra quyết định chiến lược ...........................9
1.2.1.2. Ảnh hưởng của ra quyết định chiến lược đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp ........................................................................................................................18


v

1.2.1.3. Ảnh hưởng thơng tin kế tốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ....28
1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ..........................................................................33
1.2.2.1. Ảnh hưởng thơng tin kế tốn đến ra quyết định chiến lược .........................33
1.2.2.2. Ảnh hưởng của ra quyết định chiến lược đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp ........................................................................................................................36
1.2.2.3. Ảnh hưởng thơng tin kế tốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ...39
1.3. Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khoảng trống nghiên cứu ..............44
1.3.1. Nhận xét các nghiên cứu trước .......................................................................44
1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án..........................46
Kết luận chương 1 .....................................................................................................48
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................49
2.1. Giới thiệu............................................................................................................49
2.2. Tổng quan các khái niệm nghiên cứu ................................................................49
2.2.1. Tổng quan thơng tin kế tốn............................................................................49
2.2.1.1. Khái niệm thơng tin kế tốn .........................................................................49
2.2.1.2. Nội dung thơng tin kế tốn ...........................................................................50
2.2.2. Tổng quan về ra quyết định chiến lược ...........................................................52
2.2.2.1. Khái niệm nghiên cứu ..................................................................................52

2.2.2.2. Quy trình ra quyết định ................................................................................53
2.2.3. Khái niệm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ...........................................55


vi

2.2.4. Quan hệ giữa TTKT, ra quyết định chiến lược và hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp .............................................................................................................57
2.3. Lý thuyết nền......................................................................................................58
2.3.1. Lý thuyết thơng tin hữu ích (Decision usefulness theory) ..............................58
Nội dung lý thuyết .....................................................................................................58
Vận dụng lý thuyết thông tin hữu ích vào nội dung nghiên cứu của luận án ...........59
2.3.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information Theory) ............60
Nội dung lý thuyết .....................................................................................................60
Vận dụng lý thuyết thông tin bất cân xứng vào nội dung nghiên cứu của luận án ...61
2.3.3. Lý thuyết hành vi quản lý của H.A.Simon (management behavior by H.A.
Simon theory) ............................................................................................................62
Nội dung lý thuyết:....................................................................................................62
Vận dụng lý thuyết hành vi quản lý vào nội dung nghiên cứu của luận án ..............63
2.4. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu ..................................................................64
2.4.1. Ảnh hưởng của thông tin kế toán đến ra quyết định chiến lược .....................64
2.4.2. Ảnh hưởng của thơng tin kế tốn đến hiệu quả hoạt động..............................65
2.4.3. Ảnh hưởng của ra quyết định chiến lược đến hiệu quả hoạt động..................66
2.4.4. Ảnh hưởng trung gian của ra quyết định chiến lược.......................................68
2.5. Mơ hình nghiên cứu đề xuất...............................................................................69
Kết luận chương 2 .....................................................................................................71


vii


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................72
3.1. Giới thiệu............................................................................................................72
3.2. Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu .......................................................72
3.3. Đo lường các biến trong mơ hình nghiên cứu....................................................74
3.3.1. Thang đo thơng tin kế toán..............................................................................75
3.3.2. Thang đo ra quyết định chiến lược..................................................................84
3.3.3. Thang đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .............................................85
3.4. Nghiên cứu sơ bộ ...............................................................................................88
3.4.1. Nghiên cứu định tính (thảo luận chun gia) ..................................................88
3.4.1.1. Mục đích thảo luận nhóm chun gia ..........................................................88
3.4.1.2. Các bước thảo luận nhóm chuyên gia ..........................................................88
3.4.1.3. Lựa chọn chuyên gia và phương pháp thu thập dữ liệu ...............................89
3.4.2. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ..........................................................................90
3.4.2.1. Mục đích.......................................................................................................90
3.4.2.2. Quy trình phân tích sơ bộ định lượng ..........................................................91
3.5. Nghiên cứu định lượng chính thức.....................................................................92
3.5.1. Đối tượng khảo sát và phương pháp thu thập dữ liệu .....................................92
3.5.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu .................................................................93
3.5.3. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................93


viii

Kết luận chương 3 .....................................................................................................97
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................98
4.1. Giới thiệu............................................................................................................98
4.2. Kết quả nghiên cứu định tính (thảo luận chuyên gia) ........................................98
4.2.1. Kết quả thảo luận chun gia về sự phù hợp của mơ hình .............................98
4.2.2. Kết quả thảo luận chuyên gia về sự phù hợp của thang đo ...........................102
4.3. Kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng ..............................................................120

4.3.1. Đánh giá sơ bộ độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha ........................121
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá ..........................................................................127
4.4. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức ......................................................132
4.4.1. Thơng tin mẫu khảo sát .................................................................................132
4.4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo ......................................................................133
4.4.3. Kiểm định giá trị hội tụ của thang đo............................................................134
4.4.4. Kiểm định giá trị phân biệt của thang đo ......................................................136
4.4.5. Kiểm định mơ hình cấu trúc ..........................................................................142
4.4.5.1. Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến ...........................................................142
4.4.5.2. Đánh giá mức độ giải thích của biến độc lập cho phụ thuộc R2 ................142
4.4.5.3. Đánh giá sự phù hợp khả năng dự báo .......................................................143
4.4.5.4. Đánh giá hệ số ảnh hưởng f2 ......................................................................143


ix

4.4.5.5. Kết quả kiểm định các giả thuyết về ảnh hưởng trực tiếp .........................144
4.4.5.6. Kết quả kiểm định các giả thuyết về ảnh hưởng gián tiếp .........................144
4.4.5.6.1. Kiểm tra ảnh hưởng gián tiếp ..................................................................144
4.4.5.6.2. Kiểm tra bổ sung ảnh hưởng gián tiếp ....................................................146
4.5. Bàn luận kết quả nghiên cứu ............................................................................147
4.5.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng thông tin kế toán đến ra quyết
định chiến lược ........................................................................................................147
4.5.2. Bàn luận kết quả nghiên cứu về ảnh thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động
của DN.....................................................................................................................149
4.5.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng quyết định chiến lược đến hiệu
quả hoạt động của DN .............................................................................................150
4.5.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng trung gian của ra quyết định chiến
lược từ tác động gián tiếp của thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động ...............151
Kết luận chương 4 ...................................................................................................153

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ...............................................................154
5.1. Giới thiệu..........................................................................................................154
5.2. Kết luận ............................................................................................................154
5.3. Hàm ý ...............................................................................................................157
5.3.1. Hàm ý về lý thuyết ........................................................................................157
5.3.2. Hàm ý về thực tiễn ........................................................................................158
5.4. Hạn chế của nghiên cứu và các hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................160


x

DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ........................................................1
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................1
PHỤ LỤC .................................................................................................................30


xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
BCTC

NỘI DUNG
Báo cáo tài chính

CA

Cronbach’s Alpha

CMKT


Chuẩn mực kế tốn

CT

Cơng ty

DN

Doanh nghiệp

FASB

Hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính Mỹ

HĐQT

Hội đồng quản trị

HQPTC

Hiệu quả phi tài chính

HQHĐ

Hiệu quả hoạt động

HQTC

Hiệu quả tài chính


HTTT

Hệ thống thơng tin

IASB

Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế

KQHĐKD

Kết quả hoạt động kinh doanh

KT

Kế toán

KTNB

Kiểm toán nội bộ

KTQT

Kế toán quản trị

KTTC

Kế tốn tài chính

NQL


Nhà quản lý



Quyết định

QTCT

Quản trị cơng ty

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTCK

Thị trường chứng khốn

TTKT

Thơng tin kế tốn

VN

Việt Nam


xii


DANH MỤC CÁC BẢNG

TÊN BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Thang đo các nhóm khái niệm trong nghiên cứu

75

Bảng 3.2: Thang đo thông tin kế tốn tài chính

76

Bảng 3.3: Thang đo thơng tin kế toán quản trị

82

Bảng 3.4: Thang đo ra quyết định chiến lược

84

Bảng 3.5: Thang đo hiệu quả hoạt động

86

Bảng 3.6: Các tiêu chí kiểm định mơ hình đo lường

94


Bảng 3.7: Các tiêu chí kiểm định mơ hình cấu trúc

94

Bảng 3.8: Quy trình kiểm tra ảnh hưởng trung gian theo Baron và Kenny

95

(1986)
Bảng 3.9: Điều kiện cho các tiêu chí CI và VAF

96

Bảng 4.1: Thang đo Thơng tin kế tốn (Kết quả phỏng vấn định tính)

109

Bảng 4.2: Thang đo ra quyết định chiến lược (Kết quả phỏng vấn định tính)

117

Bảng 4.3: Thang đo Hiệu quả hoạt động (Kết quả phỏng vấn định tính)

119

Bảng 4.4: Đặc điểm mẫu nghiên cứu sơ bộ

120

Bảng 4.5: Kết quả CA thang đo sự phù hợp


121

Bảng 4.6: Kết quả CA thang đo trung thực

122

Bảng 4.7: Kết quả CA thang đo dễ hiểu

122

Bảng 4.8: Kết quả CA thang đo so sánh

123

Bảng 4.9: Kết quả CA thang đo phạm vi rộng

123

Bảng 4.10: Kết quả CA thang đo kịp thời

124

Bảng 4.11: Kết quả CA thang đo đồng bộ

125

Bảng 4.12: Kết quả CA thang đo tích hợp

125


Bảng 4.13: Kết quả CA thang đo ra quyết định chiến lược

125

Bảng 4.14: Kết quả CA thang đo tài chính

126

Bảng 4.15: Kết quả CA thang đo phi tài chính

127

Bảng 4.16: Kết quả EFA thang đo TTKT

129


xiii

Bảng 4.17: Đặc điểm DN khảo sát

132

Bảng 4.18: Kiểm định độ tin cậy thang đo

134

Bảng 4.19: Kiểm định giá trị hội tụ của thang đo


135

Bảng 4.20: AVE và tương quan giữa các cấu trúc

137

Bảng 4.21: Bảng hệ số tải chéo

138

Bảng 4.22: Kết quả đánh giá giá trị phân biệt thang đo bằng hệ số HTMT

141

Bảng 4.23: Kết quả đánh giá hệ số phóng đại phương sai (VIF)

142

Bảng 4.24: Bảng kết quả đánh giá hệ số R2

142

Bảng 4.25: Bảng kết quả đánh giá khả năng dự báo ngoài mẫu

143

Bảng 4.26: Bảng kết quả đánh giá hệ số ảnh hưởng f2

143


Bảng 4.27: Kết quả kiểm định về ảnh hưởng gián tiếp

144

Bảng 4.28: Kiểm định ảnh hưởng của TTKT đến HQHĐ

145

Bảng 4.29: Kiểm định ảnh hưởng của TTKT đến ra quyết định chiến lược

145

Bảng 4.30: Kiểm định ảnh hưởng của ra QĐ chiến lược đến HQHĐ

145

Bảng 4.31: Kiểm định ảnh hưởng gián tiếp riêng biệt (Specific Indirect

146

Effects)
Bảng 4.32: Kiểm định ảnh hưởng gián tiếp tổng hợp (Total Indirect

146

Effects)
Bảng 4.33: Kết quả kiểm định bổ sung ảnh hưởng gián tiếp

146



xiv

DANH MỤC HÌNH
TÊN HÌNH

Trang

Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất

70

Hình 3.1. Khung nghiên cứu

73

Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu

74


xv

TĨM TẮT
Tên đề tài: Ảnh hưởng của thơng tin kế toán đến quyết định chiến lược của
nhà quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thương mại tại các
tỉnh thành phía nam Việt Nam.
Tóm tắt: Lợi ích của thơng tin kế tốn (TTKT) đã được cơng nhận trong các
nghiên cứu trước đây tuy nhiên vẫn cịn ít nghiên cứu về ảnh hưởng của TTKT đến
ra quyết định (QĐ) chiến lược của nhà quản trị, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động

(HQHĐ) của các doanh nghiệp thương mại. Do vậy, nghiên cứu này được thực hiện
với mục tiêu kiểm định ảnh hưởng của TTKT đến ra QĐ chiến lược của nhà quản trị
và HQHĐ, ảnh hưởng của ra QĐ chiến lược của nhà quản trị đến HQHĐ của các DN
thương mại. Nghiên cứu cũng kiểm định ảnh hưởng gián tiếp của TTKT đến HQHĐ
thông qua ra QĐ chiến lược của nhà quản trị. Bằng việc sử dụng phần mềm
SmartPLS 4 với 419 mẫu khảo sát chính thức cùng đáp viên chủ yếu là nhà quản trị
cấp trung và cấp cao ở các doanh nghiệp thương mại tại các tỉnh thành phía nam Việt
Nam, tác giả đã kiểm định bốn giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu của luận án.
Kết quả cho thấy: (1) Thơng tin kế tốn có ảnh hưởng tích cực đến ra quyết định
chiến lược; (2) Thơng tin kế tốn cũng có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt
động; (3) Ra quyết định chiến lược có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động; (4)
Ra quyết định chiến lược đóng vai trị trung gian cho ảnh hưởng gián tiếp của thơng
tin kế tốn đến hiệu quả hoạt động. Qua đó, nghiên cứu mang lại hàm ý lý thuyết
bằng cách bổ sung vào dòng nghiên cứu TTKT và ra QĐ chiến lược. Bên cạnh đó,
nghiên cứu cũng mang lại một số hàm ý quản lý cho các doanh nghiệp thương mại
ở các tỉnh thành phía nam Việt Nam, từ đó, có thể góp phần hỗ trợ các DN này
trong tiến trình củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Từ khóa: thơng tin kế tốn; quyết định chiến lược; hiệu quả hoạt động, doanh
nghiệp thương mại.


xvi

ABSTRACT
Topic title: the effect of accounting information on strategic decisions of
managers and performance of commercial businesses in the southern
provinces of vietnam.
Abstract: The benefits of accounting information have been acknowledged in
previous studies, yet there is still limited research on the impact of accounting
information on managers’ strategic decision making, which improves operational

performance of commercial businesses. Thus, this study was conducted to test the
impact of accounting information on strategic decision making of managers and
operational performance, the impact of strategic decision making of managers on
operational performance of commercial businesses. Besides, the study tests the
indirect impact of accounting information on the operational performance through
strategic decision-making of managers. By using SmartPLS 4 software with 419
official survey samples in which respondents are mostly middle-level and senior
managers in commercial businesses in the southern provinces of Vietnam, the
author tested four hypotheses in the research model of the thesis. The findings
indicated that: (1) Accounting information has a positive impact on strategic
decision making; (2) Accounting information also has a positive effect on
operational performance; (3) Strategic decision making has a positive impact on
operational performance; (4) Strategic decision making mediates the indirect impact
of accounting information on operational performance. Therefore, the study brings
theoretical implications by adding to the line of accounting information research
and strategic decision making. In addition, the study also provides some managerial
implications for commercial businesses in the southern provinces of Vietnam,
which contributes to supporting these businesses in their performance improvement
and enhancement.
Keywords: accounting information; strategic decisions; operational performance,
commercial businesses.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Thông tin kế tốn có vai trị trọng yếu đối với việc đóng góp thơng tin cho
lãnh đạo kiểm sốt và điều hành DN, nó là nền tảng cho việc ra các QĐ chiến lược
và điều hành của lãnh đạo DN, đồng thời cũng là nguồn thông tin quan trọng và cần

thiết cho nhiều đối tượng khác nhau như các cổ đông, ngân hàng, cơ quan thuế…
DN càng phát triển thì mức độ cần thiết về thơng tin kế tốn cũng tăng dần. TTKT
gồm TTKT tài chính và TTKT quản trị giúp người điều hành tại các DN thương
mại ra các QĐ chiến lược tốt nhất từ đó giúp DN đạt được HQHĐ cao nhất. Để các
DN thương mại tồn tại và tiếp tục hoạt động trong giai đoạn đại dịch bùng phát và
bất ổn về mặt chính trị do chiến tranh gây ra trên thế giới thì thơng tin kế tốn càng
trở nên quan trọng nhằm phục vụ công tác quản lý và điều hành DN, là cơ sở cho
NQL ra các quyết định chiến lược của DN. Do đó việc xem xét ảnh hưởng của
thơng tin kế tốn đến ra quyết định chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động tại các
DN thương mại VN là vấn đề cần thiết hiện nay. Đặc biệt là TPHCM và các tỉnh
đông nam bộ (Bình Dương, Đồng Nai) là nơi có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, dân
số đơng, có sự đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách nhà nước. Vì vậy vai trị của
DN thương mại có ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hội
nhập. Vì những lý do này tác giả quyết định chọn các DN thương mại ở phía nam
VN để nghiên cứu cho luận án là cần thiết và phù hợp trong thời điểm hiện nay.
Để thích nghi với mơi trường kinh doanh ln thay đổi và gặp nhiều khó
khăn, các DN ln tìm kiếm và sử dụng nhiều phương pháp để hỗ trợ cho việc ra
quyết định chiến lược của NQL tốt nhất, trong đó sử dụng thơng tin kế tốn giữ vai
trị quan trọng trong việc giúp NQL định hướng, lèo lái DN đạt các mục tiêu. TTKT
có thể ảnh hưởng đến việc ra QĐ của NQL theo hai cách: trực tiếp như đầu vào cho
các QĐ hoặc gián tiếp đến hành vi của NQL (Wall & Greiling, 2011). KTTC và
KTQT có vai trị quan trọng trong việc người quản trị dùng thông tin này khi ra QĐ,
Dănescu và cộng sự (2015). TTKT tỷ lệ thuận với việc ra QĐ chiến lược liên quan
đến thị trường và sản xuất (Kariyawasam, 2016). Các DN có chất lượng TTKT cao


2

hơn đầu tư vốn hiệu quả hơn và ra QĐ của các NQL tốt hơn (Cho và Kang, 2019).
TTKT tác động đến lợi nhuận của các DN, (Patel, 2015).

Việc ra QĐ chiến lược là yếu tố then chốt và có tác động lớn đến HQHĐ
của DN. Ra QĐ là yếu tố không thể thiếu của NQL trong bất kỳ loại hình tổ chức
nào (Nooraie, 2012). Các QĐ chiến lược, khi được thực hiện một cách chính xác, là
cơ hội để định vị lại và sắp xếp lại tổ chức cho “phù hợp” hơn (Harrison, 1996).
Theo đó, việc ra QĐ chiến lược thành cơng cho phép một tổ chức duy trì vị thế cạnh
tranh, gắn kết hoạt động nội bộ với mơi trường bên ngồi và tồn tại trước các mối
đe dọa và thách thức, trong khi ngược lại, do yếu tố không thể thiếu của chúng trong
DN, một QĐ chiến lược hiệu quả khơng tốt có thể dẫn đến sự suy sụp của một tổ
chức và dẫn đến sự lúng túng của DN, thiệt hại kinh tế lớn cho các bên liên quan
hoặc thậm chí phá sản (Mueller và cộng sự, 2007). Sự tham gia của người quản lý
vào việc ra QĐ nhằm tạo ra môi trường làm việc cùng hướng về mục tiêu chung,
trong đó cả cấp quản lý và người lao động đều tự nguyện đóng góp để nâng cao
HQHĐ của tổ chức (Noah, 2008). Để đạt HQHĐ của DN cao điều cần thiết nhất là
các chủ DN phải cung cấp các QĐ kinh doanh chiến lược tốt và hiệu quả (Rehman
và cộng sự, 2012). Từ các nghiên cứu trước cho thấy TTKT sẽ góp phần tăng cường
hiệu quả của việc ra quyết định chiến lược, giúp nâng cao HQHĐ cho các DN.
Các nghiên cứu trên thế giới cũng như ở VN được tác giả tìm hiểu đều nhấn
mạnh lợi ích của TTKT và tập trung nghiên cứu nhiều về TTKT quản trị mà ít có
ngun cứu xem xét ảnh hưởng các khía cạnh của TTKT đến việc ra quyết định
chiến lược nhằm tăng cường HQHĐ của DN thương mại. Ngoài ra việc đo lường
HQHĐ của DN cũng chỉ tập trung vào HQHĐ tài chính điều này có thể dẫn đến sai
lầm của NQL trong việc điều hành DN. Để ứng phó với đại dịch COVID-19 và hậu
quả từ đại dịch sẽ là một trong những thách thức lớn nhất cho DN trong thời đại
này. NQL sẽ chịu trách nhiệm chính trong cơng cuộc điều hướng rủi ro cho DN.
Chính các NQL sẽ phải xác định thời điểm và phương pháp thích hợp để ra các
quyết định chiến lược. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá một cách có hệ thống về ảnh
hưởng của TTKT ở hai khía cạnh TTKT tài chính và TTKT quản trị đến việc ra các


3


QĐ chiến lược và HQHĐ của DN được xem xét đồng thời hai khía cạnh gồm
HQHĐ tài chính và hoạt động phi tài chính tại các DN thương mại là rất cần thiết.
Điều này giúp cho NQL thấy được tầm quan trọng của thơng tin kế tốn, có định
hướng đầu tư vào hệ thống kế toán một cách phù hợp, từ đó NQL sẽ có được thơng
tin kế tốn nhanh chóng, đầy đủ và chính xác, để NQL ra quyết định chiến lược tốt
hơn và HQHĐ vượt trội, từ đó giúp DN vượt qua tình hình khó khăn hiện nay và
nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển không ngừng. Nhận thức được tính cấp
thiết này tác giả chọn đề tài “Ảnh hưởng của TTKT đến ra quyết định chiến lược
của nhà quản trị và HQHĐ của các DN thương mại tại các tỉnh thành phía nam VN”
làm luận án tiến sĩ của mình
2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của luận án là xây dựng và kiểm định mơ hình nghiên
cứu về ảnh hưởng của TTKT đến ra quyết định chiến lược và HQHĐ của các DN
thương mại tại các tỉnh thành phía nam VN. Bên cạnh đó nghiên cứu kiểm định
ảnh hưởng gián tiếp của TTKT đến HQHĐ thông qua ra quyết định chiến lược.
Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu cụ thể gồm:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của TTKT đến ra quyết định chiến lược của các DN
thương mại tại các tỉnh thành phía nam VN.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của TTKT đến HQHĐ của các DN thương mại tại
các tỉnh thành phía nam VN.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của ra QĐ chiến lược đến HQHĐ của các DN
thương mại tại các tỉnh thành phía nam VN.
- Nghiên cứu ảnh hưởng gián tiếp của TTKT đến HQHĐ thông qua ra quyết
định chiến lược của NQL ở các DN thương mại tại các tỉnh thành phía nam VN.
Câu hỏi nghiên cứu
Từ các mục tiêu đề xuất trên tác giả muốn tìm câu trả lời cho bốn câu hỏi
nghiên cứu sau đây:



4

(1) TTKT có ảnh hưởng đến ra quyết định chiến lược khơng? Mức độ ảnh
hưởng như thế nào?
(2) TTKT có ảnh hưởng đến HQHĐ của DN không? Mức độ ảnh hưởng như
thế nào?
(3) Ra quyết định chiến lược có ảnh hưởng đến HQHĐ của DN không? Mức
độ ảnh hưởng như thế nào?
(4) TTKT có ảnh hưởng gián tiếp đến HQHĐ trong DN thông qua ra quyết
định chiến lược không? Mức độ ảnh hưởng như thế nào?
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng của TTKT tới ra quyết định chiến lược
của nhà quản trị và HQHĐ của DN. Ảnh hưởng của ra quyết định chiến lược của
nhà quản trị với HQHĐ của DN thương mại tại các tỉnh thành phía nam VN.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Về TTKT, nghiên cứu cả hai nội dung của TTKT (thông tin KTTC và thông
tin KTQT), với hai nội dung này TTKT sẽ mô tả đầy đủ thông tin ở quá khứ, hiện
tại cũng như tương lai, đây là những thông tin quan trọng và có ảnh hưởng đến ra
QĐ chiến lược của NQL và HQHĐ của các DN thương mại ở các tỉnh thành phía
nam VN.
Về ra quyết định chiến lược tập trung nghiên cứu vào việc thực hiện các kế
hoạch chiến lược ở các DN thương mại tại các tỉnh thành phía nam VN.
Về HQHĐ, nghiên cứu xem xét hai khía cạnh (HQHĐ tài chính và HQHĐ
phi tài chính) ở các DN thương mại tại các tỉnh thành phía nam VN.
+ Giới hạn không gian, thời gian:
Không gian: Nghiên cứu được thực hiện ở các DN thương mại tại các tỉnh

thành phía nam VN.


5

Thời gian: Từ tháng 01/2020 đến tháng 06/2022 là khoảng thời gian nghiên
cứu của tác giả. Trong đó từ tháng 06/2021 đến tháng 03/2022 là thời gian khảo sát
dữ liệu sơ cấp để phục vụ cho việc thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức.
- Đới tượng khảo sát
Các cá nhân đại diện cho các DN thương mại tại các tỉnh thành phía nam VN
như: Kế tốn trưởng, NQL cấp trung và cấp cao tại các DN. Các cá nhân này là
những người trực tiếp tạo lập và sử dụng TTKT cho việc ra QĐ chiến lược làm ảnh
hưởng đến HQHĐ của DN này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hỗn hợp (định tính và định lượng) được dùng cho nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu định tính: Trước tiên, các lý thuyết và các
nghiên cứu có liên quan đến ảnh hưởng của TTKT đến ra quyết định chiến lược và
HQHĐ của DN, ảnh hưởng của ra quyết định chiến lược đến HQHĐ được tập hợp
từ đó tìm ra khe hổng nghiên cứu. Ngồi ra mơ hình nghiên cứu và thang đo cho các
khái niệm nghiên cứu cũng được xác định trong giai đoạn này. Trọng tâm của
phương pháp này là phỏng vấn chuyên gia được thực hiện từ đó các ý kiến được
tổng hợp. Phương pháp này được sử dụng để giải quyết mục tiêu cơ bản là xác định
về sự tồn tại các biến của mơ hình đề xuất trong thực tế theo quan điểm của chuyên
gia, đồng thời điều chỉnh thang đo cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu là các DN
thương mại tại các tỉnh thành phía nam VN, do q trình biên dịch sang tiếng Việt
có thể vẫn cịn các sai sót về ngữ nghĩa và có thể chưa phù hợp hồn tồn với bối
cảnh VN. Kết quả của phương pháp nghiên cứu định tính tăng thêm luận cứ khoa
học về: thứ nhất xác nhận và giải thích các ảnh hưởng giữa các biến nghiên cứu
trong mơ hình lý thuyết khi gắn với bối cảnh ở VN; thứ hai hồn thiện các thang đo
trong mơ hình để phù hợp với hoàn cảnh ở VN do tác giả kế thừa từ nghiên cứu

trước, từ đây hình thành thang đo nháp lần hai.
Phương pháp nghiên cứu định lượng:
- Nghiên cứu định lượng sơ bộ: để khảo sát sơ bộ mẫu dự kiến khoảng 100 cá
nhân đại diện các DN theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện nhằm kiểm định các


6

thang đo đã kế thừa từ lý thuyết sau khi có góp ý của chuyên gia. Tiếp theo thực
hiện kiểm tra CA và EFA để đảm bảo các thang đo phù hợp cho nghiên cứu, giúp
bảng hỏi được hoàn thiện để nghiên cứu chính thức.
- Nghiên cứu định lượng chính thức: khi bảng hỏi phục vụ khảo sát định
lượng chính thức được hoàn thiện. Việc thu thập dữ liệu tiến hành bằng cách phát
bảng khảo sát với cỡ mẫu lớn hơn để thực hiện nghiên cứu chính thức. Tác giả dùng
cơng cụ SmartPLS và SPSS để phân tích dữ liệu. Kết quả giai đoạn nghiên cứu định
lượng chính thức là đánh giá mơ hình đo lường, mơ hình cấu trúc và ảnh hưởng
trung gian của các biến.
5. Đóng góp của luận án
Đóng góp về mặt lý thuyết:
- Luận án góp phần bổ sung để làm phong phú thêm các nghiên cứu về
TTKT phục vụ cho quản lý, các nghiên cứu trước chỉ tìm hiểu về thơng tin KTTC
hoặc thơng tin KTQT. Tuy nhiên để có cái nhìn tồn diện hơn về TTKT luận án
xem xét TTKT bao gồm cả hai nội dung là TTKT tài chính và TTKT quản trị.
Trong đó thơng tin kế tốn tốn chính được tiếp cận thông qua chất lượng của các
BCTC do KTTC cung cấp, TTKT quản trị tiếp cận thơng qua nhận thức tính hữu
ích của nó bởi NQL. Ngồi ra luận án cịn cho biết ảnh hưởng của TTKT đến
HQHĐ được giải thích thông qua việc ra quyết định chiến lược.
- Luận án cũng góp phần bổ sung cụ thể hơn vào dịng nghiên cứu ra quyết
định chiến lược. Các nghiên cứu trước ở VN đã nghiên cứu về ra quyết định chiến
lược nhưng đa phần chỉ tiếp cận mang tính định tính, chưa được đo lường định

lượng việc ra quyết định chiến lược bởi NQL. Trong luận án này tác giả tiếp cận và
đo lường định lượng việc ra quyết định thông qua các kế hoạch chiến lược được lập,
từ đó giúp nâng cao hiệu quả ra QĐ chiến lược của NQL làm cho HQHĐ của các
DN tốt hơn. Luận án còn cho thấy TTKT được xem như là một nguồn lực của DN
giúp tăng cường hiệu quả của việc ra quyết định chiến lược, từ đó nâng cao HQHĐ
của DN. Nghiên cứu còn cho thấy ra quyết định chiến lược là một yếu tố đặc biệt và
rất cần thiết cho DN trước tình hình kinh tế biến động lớn do dịch Covid và chiến


7

tranh hiện nay. Do vậy, DN nào lập kế hoạch chiến lược và ra quyết định chiến lược
kịp thời, hiệu quả sẽ có được lợi thế từ mơi trường kinh doanh giúp đạt được
HQHĐ mong muốn.
Đóng góp cho thực tiễn:
- Nghiên cứu giúp NQL tại các DN thấy được TTKT là căn cứ quan trọng để
ra quyết định chiến lược, TTKT giúp nhà quản trị ra các QĐ chiến lược nhanh
chóng, hiệu quả, từ đó nâng cao HQHĐ. Kết quả này giúp NQL tăng cường nhận
thức về tầm quan trọng của TTKT, từ đó có cách tiếp cận và phương pháp sử dụng
TTKT hiệu quả nhất cho việc ra quyết định chiến lược.
- Chỉ ra cho các NQL DN thấy được việc ra QĐ chiến lược là rất cần thiết
đối với các DN thương mại, nó giúp NQL thực hiện các mục tiêu dài hạn để đạt
mục tiêu chung của DN, NQL xác định được điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và
thách thức hiện tại của DN từ đó ra các quyết định để khai thác các cơ hội, đối phó
với thách thức giúp đạt được mục đích HQHĐ của DN.
- Nghiên cứu còn cho NQL thấy được TTKT ngồi giúp việc ra quyết định
chiến lược mà cịn sử dụng TTKT như là một cơng cụ hữu ích để cùng nhau trao
đổi, thảo luận, chia sẻ thông tin trong các cuộc họp nhằm giải quyết vấn đề khó
khăn của DN giúp nâng cao HQHĐ.
Từ sự đóng góp được đề cập, luận án muốn trở thành một tài liệu tham khảo

có giá trị cho những người quan tâm đến lĩnh vực của luận án.
6. Kết cấu luận án
Luận án được trình bày với cấu trúc như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Trong chương này tác giả tổng hợp các nghiên cứu trong và ngồi nước có
liên quan đến luận án. Cụ thể nội dung được trình bày gồm (1) TTKT ảnh hưởng
đến ra quyết định chiến lược; (2) ảnh hưởng của ra quyết định chiến lược đến
HQHĐ của DN thương mại; (3) ảnh hưởng của TTKT đến HQHĐ của DN thương
mại. Tác giả sẽ nhận xét các ảnh hưởng và xác định khoảng trống trong nghiên cứu
dự định thực hiện.


8

Chương 2: Cở sở lý thuyết
Trong chương này tác giả trình bày các khái niệm nghiên cứu về TTKT, ra
quyết định chiến lược, HQHĐ của DN thương mại và các phương pháp đo lường
các khái niệm nghiên cứu. Tiếp theo chương này, các lý thuyết nền liên quan đến
phát triển mơ hình của luận án được trình bày và phân tích, từ đó đưa ra mơ hình
nghiên cứu dự kiến thực hiện.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trong chương này tác giả đề xuất khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu.
Tiếp theo, phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng gồm cơ sở xây dựng mơ
hình và xây dựng thang đo, thảo luận chuyên gia, các bước thảo luận nhóm chuyên
gia, lựa chọn đối tượng chuyên gia và cách thức lấy dữ liệu. Tác giả thực hiện
nghiên cứu định lượng qua hai bước (1) mục đích và quy trình phân tích định lượng
sơ bộ; (2) mơ tả đối tượng khảo sát, phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp
chọn mẫu, cơng cụ và phương pháp phân tích dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Trong chương này tác giả trình bày kết quả nghiên cứu định tính và định

lượng. Cụ thể kết quả thảo luận nhóm chuyên gia, tiếp đó là kết quả nghiên cứu
định lượng sơ bộ và cuối cùng là kết quả nghiên cứu định lượng chính thức. Từ kết
quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các bàn luận, đây là cơ sở để đưa ra các hàm ý
nghiên cứu trong chương tiếp theo.
Chương 5: Kết luận và hàm ý
Trong chương này tác giả tổng hợp các bàn luận ở chương 4. Từ kết quả đạt
được ở chương 4, các hàm ý về lý thuyết và các hàm ý về thực tiễn đươc đưa ra.
Cuối cùng tác giả đưa ra một số hạn chế của nghiên cứu và các hướng nghiên cứu
tiếp theo.


9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu
Trong chương 1 các nghiên cứu ở nước ngoài cũng như ở VN đã nghiên cứu
và công bố liên quan đến đề tài nghiên cứu được tác giả hệ thống hóa. Các nghiên
cứu được trình bày theo ba hướng. Thứ nhất tác giả trình bày và nhận xét về ảnh
hưởng giữa TTKT đến quyết định chiến lược. Thứ hai tác giả trình bày và nhận xét
các nghiên cứu về ảnh hưởng của việc ra quyết định chiến lược đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp và cuối cùng tác giả trình bày và nhận xét các nghiên cứu về
ảnh hưởng của TTKT đến HQHĐ của các DN. Thực hiện việc này với mục tiêu kế
thừa và so sánh các cách nghiên cứu, các lý thuyết được tìm hiểu và mơ hình nghiên
cứu được dùng để tìm ra khoảng trống.
1.2. Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của thơng tin kế tốn đến quyết định
chiến lược và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
1.2.1.1. Ảnh hưởng thông tin kế toán đến ra quyết định chiến lược
Trong nghiên cứu của Bruns (1968) về TTKT và việc ra QĐ: một số giả
thuyết hành vi. Tác giả phát triển mô hình liên quan đến một số yếu tố có thể xác

định khi các QĐ bị ảnh hưởng bởi TTKT. Các giả thuyết dựa trên mơ hình này
được dự định để phát triển và định hướng nghiên cứu kế toán và ra QĐ. Tác giả
khơng kiểm định mơ hình, tác giả thảo luận và chứng minh một số hàm ý trong số
các ảnh hưởng được giả thuyết đưa ra. Tác giả dùng các lý thuyết các giả định để để
chứng minh sự cần thiết của TTKT tác động đến hành vi ra QĐ. Tác giả đã phát
triển các giả thuyết liên quan đến người dùng TTKT từ nghiên cứu này và kết quả
cho thấy TTKT đáp ứng nhu cầu đối với việc ra QĐ, việc nhận thức kế toán của
người ra QĐ, ảnh hưởng của TTKT đối với các QĐ. Hạn chế của nghiên cứu là chỉ
xem xét TTKT tài chính và khơng có thử nghiệm nào về các giả thuyết.
Bushmana và cộng sự (2001) nghiên cứu về TTKT tài chính và quản trị DN.
Tác giả căn cứ và các nghiên cứu trước đây về kế tốn và tài chính từ đó đưa ra các
kết luận cho nghiên cứu của mình nhờ kết quả nghiên cứu định tính. Kết quả cịn


10

cho thấy vai trị báo cáo của TTKT tài chính cơng khai trong quy trình quản trị của
các CT. Tác giả cũng cho rằng, việc sử dụng TTKT tài chính trong cơ chế quản trị
DN là một kênh mà TTKT tài chính có thể tăng cường QĐ đầu tư nâng cao năng
suất của các CT. Tiếp theo nghiên cứu xem xét việc sử dụng TTKT tài chính trong
các cơ chế quản trị DN trên phạm vi toàn cầu hơn trong nghiên cứu chuyên sâu của
mình.
Bushman và cộng sự (2003) minh bạch TTKT tài chính và quản trị DN. Tác
giả thảo luận và khảo nghiệm về vai trò quản trị của TTKT tài chính trên cơ sở các
nghiên cứu trước. Tác giả chú trọng về TTKT và vào chức năng quản trị của nó. Từ
kết quả cho ra một khn khổ độc lập ba kênh mà qua đó việc sử dụng TTKT sẽ
ảnh hưởng đến các khoản đầu tư, năng suất và giá trị kinh doanh. Kênh đầu tiên nói
đến là các NQL và nhà đầu tư để xác định cơ hội đầu tư thì họ phải sử dụng TTKT
tài chính như thế nào? Kênh thứ hai TTKT tài chính được dùng trong các cơ chế
kiểm soát DN mà các NQL hướng các nguồn lực vào các dự án tốt và bỏ qua các dự

án xấu. Kênh thứ ba là việc sử dụng TTKT tài chính để giảm mất cân đối tin tức
giữa những người mua cổ phần. Việc dùng TTKT trong các cơ chế quản trị cụ thể
được xem xét. Hạn chế của nghiên cứu là chỉ dựa trên khía cạnh kinh tế học về việc
sử dụng TTKT trong các cơ chế quản trị cụ thể và nghiên cứu không nhắc đến
KTQT trong nghiên cứu.
Trong nghiên cứu của Seal (2006) về KTQT và QTCT. Tác giả tìm hiểu cách
thức KTQT có kết nối đến QTCT? Nghiên cứu nói về khía cạnh KTQT là yếu tố
liên kết các tổ chức của CT với các CT bên ngoài và các bên liên quan. Bài viết cho
thấy các câu chuyện mới mà trong đó nghề KTQT có sự nhạy cảm đặc biệt. Mặc dù
các kỹ thuật rút ra từ KTQT chiến lược có thể được sửa lại để thích nghi hơn với
thực tiễn QTCT, tác giả chỉ ra những căng thẳng giữa CEO tài giỏi và cuộc cải cách
chiến lược từ KTQT mang lại. Đặc biệt, tác giả đã khám phá vai trò của KTQT
chiến lược trong việc thiết lập một chiến lược hoạt động của CT mạnh mẽ hơn và
được thể chế hóa hơn, mang tính hệ thống hơn và củng cố các thông tin đầu vào của


11

NQL giúp họ điều hành và ra QĐ khoa học hơn. Nghiên cứu có hạn chế là chỉ xem
xét vai trò của KTQT.
Brown và cộng sự (2011) nghiên cứu kế tốn và tài chính, quản trị DN. Tài
liệu liên quan được tổng hợp, thống kê, thảo luận và phân tích được dùng để đưa ra
kết quả. Xem xét nghiên cứu kế tốn dưới góc độ quản trị DN là mục tiêu. Kết quả
đưa ra vấn đề quản trị DN có tương quan với KTTC và đề xuất phương pháp giải
quyết mối quan hệ đó. Trước sự ra đời của dữ liệu quản trị DN thương mại lớn, tầm
quan trọng của các phương pháp đo lường QTCT được tác giả nhấn mạnh. Ngồi ra
sự giám sát lớn hơn có ảnh hưởng tốt đến tất cả các thước đo chất lượng kế tốn,
dẫn đến cung cấp thơng tin kịp thời hơn, thơng tin được cung cấp nhiều hơn, ít có
sai sót và tỷ lệ gian lận thấp hơn. Đáp ứng được sự cần thiết của TTKT cho tất cả
các NQL trong điều hành, ra QĐ tại CT ở các tiêu chuẩn quản trị tối thiểu.

Trong nghiên cứu của Wall và Greiling (2011) về TTKT để ra QĐ trong
quản lý giá trị các chủ đầu tư và các bên liên quan. Từ góc độ so sánh và phân tích
nghiên cứu xác định sự khác biệt và điểm chung về TTKT nhằm mục đích đóng góp
cho quản lý ra QĐ theo giá trị của cổ đông so với quản lý giá trị của các bên liên
quan. Cho rằng TTKT có thể liên quan đến việc ra QĐ của NQL theo hai cách: trực
tiếp như đầu vào cho các QĐ hoặc gián tiếp đến hành động của NQL. Tác giả đưa
ra các nhận xét ưu nhược điểm của TTKT liên quan đến quản lý người sở hữu cổ
phần cho việc ra QĐ quản lý. Ở góc độ so sánh tác giả thấy rằng các cách tiếp cận
trong quản lý giá trị cổ đông tiên tiến hơn nhiều. Đặc biệt, hai vai trò của TTKT
trong quản lý giá trị cổ đông được thể hiện trong các kỹ thuật kế toán liên quan đến
việc tập trung vào việc tăng giá trị DN. Các mơ hình thúc đẩy giá trị hoặc các thước
đo hiệu suất dựa trên thu nhập thặng dư là ví dụ. Trong khi đó, các kỹ thuật kế toán
hỗ trợ NQL ra QĐ trong việc quản lý các bên liên quan không tiên tiến bằng.
Trong nghiên cứu của Carraher và Auken (2013) việc sử dụng các BCTC để
NQL DN nhỏ ra QĐ. Sử dụng mẫu gồm 312 DN nhỏ để kiểm tra việc sử dụng
BCTC bằng cách chẩn đốn (1) lợi ích mang lại từ việc sử dụng BCTC và (2) sự tự
tin của chủ sở hữu trong việc giải thích BCTC. BCTC cung cấp thông tin quan


×