Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Người Chưa Thành Niên Gây Ra Theo Pháp Luật Việt Nam Tt Luận Văn Cao Học.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.89 KB, 8 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan ......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vi
Tóm tắt............................................................................................................................ vii
PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .........................................................................................2
3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ......................3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................5
5. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.....................................................................................6
6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ..................................6
7. KẾT CẤU LUẬN VĂN ................................................................................................7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA .............................................................8
1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN ..................................................8
1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên...........................................................................8
1.1.2. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên.......10
1.1.2.1. Người chưa thành niên chưa đủ mười lăm (15) tuổi gây thiệt hại ....................11
1.1.2.2. Người từ đủ mười lăm (15) tuổi đến chưa đủ mười tám (18) tuổi gây thiệt hại .....11
1.1.2.3. Người chưa thành niên có người giám hộ gây thiệt hại ....................................11
1.1.2.4. Bồi thường thiệt hại do người chưa đủ mười lăm tuổi gây ra trong thời gian
trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý ..............................................12
1.2. KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI
CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA ...................................................................................12
1.2.1. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra .....12
1.2.2. Đặc điểm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra16
1.2.3. Quan hệ pháp luật phát sinh từ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa
thành niên gây ra .............................................................................................................17
1.2.3.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật phát sinh từ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do


người chưa thành niên gây ra ..........................................................................................17
iii


1.2.3.2. Khách thể của quan hệ pháp luật phát sinh từ trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do người chưa thành niên gây ra .....................................................................................18
1.2.3.3. Nội dung của quan hệ pháp luật phát sinh từ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
người chưa thành niên gây ra ..........................................................................................18
1.3. Ý NGHĨA CỦA CHẾ ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA .....................................................................19
1.4. MỤC TIÊU ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA .........................................20
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT DO NGƯỜI
CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA .................................................................................23
2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN GÂY RA ................................................................................................23
2.1.1. Quy định về chủ thể bồi thường thiệt hại .............................................................23
2.1.1.1. Người chưa thành niên .......................................................................................23
2.1.1.2. Chủ thể khác.......................................................................................................26
2.1.2. Quy định về điều kiện bồi thường thiệt hại ..........................................................33
2.1.2.1. Có thiệt hại xảy ra ..............................................................................................33
2.1.2.2. Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại ...............................................................36
2.1.2.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra ........37
2.1.2.4. Có lỗi ..................................................................................................................39
2.1.3. Quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại .......................................................42
2.1.3.1. Nguyên tắc thỏa thuận .......................................................................................42
2.1.3.2. Nguyên tắc bồi thường toàn bộ..........................................................................43
2.1.3.3. Nguyên tắc bồi thường kịp thời .........................................................................44
2.1.3.4. Nguyên tắc giảm trách nhiệm bồi thường .........................................................44

2.1.3.5. Nguyên tắc thay đổi mức bồi thường ................................................................45
2.1.3.6. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại ...46
2.1.3.7. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong trường hợp không áp dụng các biện pháp
cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại ............................................................47
2.1.4. Quy định về những trường hợp được miễn hoặc giảm trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ....................................................................................................................................47
iv


2.1.4.1. Trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại .................................47
2.1.4.2. Trường hợp được giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại .................................49
2.1.5. Quy định thời điểm xác định độ tuổi và tình trạng tài sản của người gây thiệt hại ....50
2.2. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA .........................................51
2.2.1. Quy định về chủ thể bồi thường thiệt hại .............................................................51
2.2.2. Quy định về điều kiện bồi thường thiệt hại ..........................................................56
2.2.3. Quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại .......................................................57
2.2.4. Quy định về những trường hợp được miễn hoặc giảm trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ....................................................................................................................................58
2.2.5. Quy định thời điểm xác định độ tuổi và tình trạng tài sản của người gây thiệt hại ....59
KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................................61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................62
PHỤ LỤC .........................................................................................................................1

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS: Bộ luật dân sự
NXB:


Nhà xuất bản

vi


TÓM TẮT
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt
Nam đã góp nhiều thành tích đáng kể vào sự tăng trưởng của đất nước. Nền kinh tế thị
trường bên cạnh những thành tựu vượt bậc, cũng xuất hiện những mặt trái đó là các
tranh chấp phát sinh vì lợi ích hoặc lợi ích bị người khác xâm phạm nhưng chưa đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong pháp luật dân sự được ban hành để bảo vệ quyền và lợi ích cho các đương sự khi
bị thiệt hại. Trên thực tế việc gây thiệt hại cho người khác và phải bồi thường thiệt hại
là điều mang tính tất yếu trong xã hội ngày nay, trong số đó có cả người chưa thành niên
gây ra thiệt hại cho người khác và phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra là một nội
dung trong chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Việc xác định trách nhiệm
bồi thường của người chưa thành niên hiện nay là vấn đề hết sức phức tạp bởi họ
được coi là những chủ thể chưa có đủ năng lực hành vi dân sự và chưa phát triển
hồn thiện về tâm và sinh lí, thiếu bản lĩnh, kinh nghiệm sống, dễ bị lơi kéo, kích
động, dụ dỗ vào nhiều hoạt động sai trái. Vì vậy bắt họ phải chịu một mức bồi thường
thiệt hại cụ thể là điều rất khăn, khi mà truyền thống và thói quen ở Việt Nam những
người chưa thành niên hầu hết là khơng có tài sản riêng để tự chịu trách nhiệm do
hành vi của mình gây ra.
Từ quy định của pháp luật đến thực tiễn xét xử, việc tìm hiểu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người
chưa thành niên gây ra nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng về lý luận và thực tiễn, đặc
biệt là trong bối cảnh tồn tại những bất cập, vướng mắc xoay quanh vấn đề xác định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra. Do đó, người viết

chọn đề tài : “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo
pháp luật Việt Nam” nhằm giúp các nhà nghiên cứu áp dụng pháp luật có một cách nhìn
tồn diện về vấn đề này khi giải quyết các vụ án cụ thể góp phần mang đến sự công
bằng, khách quan cho các đương sự trong các vụ án.
Nội dung luận văn tập trung tìm hiểu khái niệm có liên quan đến đề tài như khái
niệm người chưa thành niên, khái niệm trách nhiệm dân sự, khái niệm trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng từ đó tác giả đi đến xây dựng khái niệm chủ đạo của đề
vii


tài là “Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra”. Từ
việc luận giải khái niệm tác giả phân tích năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do người chưa thành niên gây ra đồng thời đưa ra được đặc điểm, ý nghĩa của chế định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra.
Khi phân tích những nội dung trên, tác giả nhận thấy rằng, người chưa thành niên
do chưa phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần nên họ tham gia vào các quan hệ
xã hội ở mức độ còn hạn chế, khả năng tạo ra của cải vật chất phần lớn khơng đáng kể.
Chính vì vậy, nhằm tăng khả năng thực hiện việc bồi thường cho người bị thiệt hại trên
thực tế, pháp luật đã buộc trách nhiệm bồi thường cho một số chủ thể khác là cha, mẹ,
người giám hộ của người chưa thành niên, hay trường học quản lý người chưa thành
niên tùy từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, việc quy định trách nhiệm bồi thường của
những chủ thể này còn một số trường hợp chưa rõ ràng, còn hạn chế. Do đó, bằng các
phương pháp như tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu,…để tìm hiểu rõ hơn về các
quy định của pháp luật liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa
thành niên gây ra, tác giả đi sâu vào phân tích những quy định cụ thể về chủ thể bồi
thường, điều kiên bồi thường, nguyên tắc bồi thường và những trường hợp được miễn
hoặc giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra, đồng thời
tìm ra được những điểm cịn vướng mắc, bất cập chưa được giải quyết trong quá trình
áp dụng pháp luật.
Từ những phân tích, đánh giá trên cơ sở những quy định của pháp luật và thực

trạng áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên
gây ra tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra.
Mục đích của hoạt nghiên cứu này hướng tới việc đề xuất các giải pháp để tháo
gỡ những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do người chưa thành niên gây ra để đảm bảo quyền và lợi ích cho người bị thiệt hại.
Đồng thời, việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây
ra còn góp phần giáo dục người chưa thành niên, phịng ngừa những hành vi có thể gây
ra thiệt hại cho người khác đối với người chưa thành niên.

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật dân sự Việt Nam, chế định
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định xuất hiện sớm. Có thể
thấy chế định bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng ra đời nhằm xác định rõ trách nhiệm
dân sự do các bên gây ra thiệt hại mà trước đó giữa bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hại
không có sự thỏa thuận hoặc có sự thỏa thuận nhưng sự thỏa thuận đó khơng liên quan
đến hậu quả thiệt hại. Trên thực tế việc gây thiệt hại cho người khác và phải bồi thường
thiệt hại là điều mang tính tất yếu trong xã hội ngày nay, trong số đó có cả người chưa
thành niên gây ra thiệt hại cho người khác và phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Đối với người chưa thành niên, với quan điểm nhất quán trong việc bảo vệ đối
tượng này, Đảng và Nhà nước đã thức đẩy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ
quyền của người chưa thành niên, bên cạnh đó Nhà nước cũng xác định rõ ràng trách
nhiệm của họ khi tham gia vào các quan hệ pháp luật cụ thể, trong đó đã dành sự quan
tâm đặc biệt cho đối tượng là những trường hợp người chưa thành niên gây ra thiệt hại
cho người khác. Điều này càng thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối
với người chưa thành niên. Chính vì thế trong các quy định của pháp luật về bồi thường

thiệt hại của Nhà nước đối với người chưa thành niên là nhằm giúp đỡ, giáo dục để
người chưa thành niên nhận ra sai lầm từ đó sửa chữa những sai lầm của mình tạo điều
kiện để các em có khả năng tái hòa nhập cuộc sống. Đồng thời cũng nhằm xác định trách
nhiệm của cha mẹ, người quản lý trong việc giáo dục, chăm sóc con em mình.
Xác định người chưa thành niên là người chưa phát triển hoàn thiện về tâm và
sinh lí, thiếu bản lĩnh, kinh nghiệm sống, dễ bị lơi kéo, kích động, dụ dỗ vào nhiều hoạt
động sai trái, chưa tự chủ được bản thân trong nhiều tình huống. Cũng chính vì thế pháp
luật dân sự Việt Nam đã có những quy định riêng để nhằm xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra một cách khách quan, công bằng, phù
hợp nhất.

Tải bản FULL (15 trang): />Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra là một nội
dung trong chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Việc xác định trách nhiệm bồi
thường của người chưa thành niên hiện nay là vấn đề hết sức phức tạp bởi họ được coi
là những chủ thể chưa có đủ năng lực hành vi dân sự và vì vậy bắt họ phải chịu một mức
1


bồi thường thiệt hại cụ thể là điều rất khó khăn, khi mà truyền thống và thói quen ở Việt
Nam những người chưa thành niên hầu hết là khơng có tài sản riêng để tự chịu trách
nhiệm do hành vi của mình gây ra.
Đối với vấn đề xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành
niên gây ra, trong quá trình nghiên cứu, tổ chức thực hiện các cơ quan thực thi pháp luật
cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc vì quy định của luật cịn có nhiều cách hiểu khác
nhau nên việc áp dụng chưa thống nhất, chưa mang lại hiệu quả cao điều đó gây bức xúc
cho đương sự. Trên thực tế, đây là vấn đề khá khó khăn do chưa có hướng dẫn cụ thể
nên các cơ quan bảo vệ pháp luật còn gặp nhiều vướng mắc khi giải quyết các trường
hợp liên quan đến vấn đề này.

Về tổng quan, các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
phát triển cách đây từ nhiều năm, cho đến hiện nay là Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng
dân sự 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan. Ứng với từng giai đoạn lịch sử ln
có một hệ thống các văn bản pháp luật tố tụng dân sự được ban hành và ln thể hiện
được vai trị của mình trong thời gian hiệu lực; nhưng đồng thời, bên cạnh đó, chúng
cũng phát sinh nhiều bất cập, vướng mắc vì nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan
khác nhau và địi hỏi cần thiết phải có sự điều chỉnh, bổ sung, thay thế thì mới phát huy
hiệu quả cao nhất.
Cho đến nay mặc dù đã có những cơng trình nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp
dụng và đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật liên quan đến vấn đề bồi thường
thiệt hại do người chưa thành niên gây ra tuy nhiên những cơng trình nghiên cứu này
chưa đi sâu vào thực tiễn, chưa giải quyết được những bất cập vướng mắt phát sinh trong
thời kỳ hội nhập hiện nay.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa
thành niên gây ra theo pháp luật Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu luận văn cao học,
với mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu một cách khoa học, có hệ thống giúp các nhà
nghiên cứu áp dụng pháp luật có một cách nhìn tồn diện về vấn đề này khi giải quyết
các vụ án cụ thể góp phần mang đến sự cơng bằng, khách quan cho các đương sự trong
các vụ án.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu chung: Tác giả nghiên cứu đề tài này với mục đích nhằm làm sáng tỏ
các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên
2
9608806



×