Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.92 KB, 45 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

VÕ THỊ THU HẰNG

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

VÕ THỊ THU HẰNG

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA

Chuyên ngành: Luật Dân sự & Tố tụng dân sự
Mã số: 60.38.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS DƯƠNG ANH SƠN

TP. HỒ CHÍ MINH - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa
thành niên gây ra” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, được sự hướng dẫn tận
tình của giảng viên hướng dẫn PGS-TS Dương Anh Sơn, hồn tồn khơng sao chép
từ tác phẩm khác. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận văn đã được
nêu rõ trong phần trích dẫn tài liệu tham khảo. Các bản án, thông tin được nêu trong
luận văn là trung thực và hồn tồn chính xác, đúng sự thật.
TÁC GIẢ

VÕ THỊ THU HẰNG


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Chữ được viết tắt

BLDS

Bộ luật dân sự

BTTH

Bồi thường thiệt hại

HVVP

Hành vi vi phạm

NCTN


Người chưa thành niên


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ...................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 3
5. Kết cấu luận văn ...................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA .............................................................. 4
1.1. Khái niệm người chưa thành niên ........................................................................ 4
1.2. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường ..................................................... 5
1.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ, người giám hộ do người chưa
thành niên gây ra ....................................................................................................... 10
1.4. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa đủ 15 tuổi gây ra trong thời
gian trường học quản lý ............................................................................................ 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 19
CHƯƠNG 2 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA ............................... 20
2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ,
người giám hộ ........................................................................................................... 20
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của trường học
do người dưới 15 tuổi gây ra trong thời gian trường học quản lý ............................ 26



2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thực tiễn áp dụng trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do người chưa thành niên gây ra ................................................................. 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 34
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc thực hiện và bảo vệ quyền trẻ em nói chung cũng như người chưa thành
niên nói riêng trong những năm gần đây tại Việt Nam đã có nhiều điểm tiến bộ, vì
phát triển con người, đặc biệt là trẻ em – thế hệ tương lai của đất nước luôn là một
trong những chiến lược phát triển hàng đầu. Một trong những chế định xuất hiện
sớm trong pháp luật dân sự là chế định bồi thường ngoài hợp đồng. Chế định bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng đặt ra nhằm xác định trách nhiệm dân sự do gây
thiệt hại mà trước đó giữa bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hại khơng có sự thỏa
thuận hoặc có sự thỏa thuận nhưng sự thỏa thuận đó khơng liên quan đến hậu quả
thiệt hại. Việc gây thiệt hại cho người khác và phải bồi thường thiệt hại là điều
mang tính tất yếu trong xã hội. Trong số đó có cả người chưa thành niên gây ra thiệt
hại cho người khác
Xác định người chưa thành niên là người chưa phát triển hoàn thiện về tâm
và sinh lí, thiếu bản lĩnh, ít kinh nghiệm sống, dễ bị lơi kéo, kích động, dụ dỗ vào
nhiều hoạt động, chưa tự chủ trong mọi tình huống. Do vậy, pháp luật dân sự Việt
Nam đã có những quy định riêng để nhằm xác định trách nhiệm ồi thường thiệt hại
o người chưa thành niên gây ra một cách khách quan nhất
Đối với người chưa thành niên, với quan điểm nhất quán trong việc bảo vệ
đối tượng này, Nhà nước đã thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ
quyền của người chưa thành niên, ên cạnh đó Pháp luật Việt Nam cũng xác định rõ

trách nhiệm của người chưa thành niên khi tham gia vào các quan hê pháp luật cụ
thể, trong đó đã ành sự quan tâm đặc biệt cho đối tượng là những trường hợp
người chưa thành niên gây ra thiệt hại cho người khác Điều này càng thể hiện mối
quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với người chưa thành niên Chính v
thế, trong các quy định của pháp luật về ồi thường thiệt hại của Nhà nước đối với
người chưa thành niên là nhằm giúp đỡ, giáo dục để người chưa thành niên nhận ra
sai lầm từ đó sửa chữa những sai lầm của mình, tạo điều kiện để các em có khả


2

năng tái hòa nhập cuộc sống Đồng thời, cũng nhằm xác định trách nhiệm của cha
mẹ, người quản l trong viêc giáo ục chăm sóc con em m nh
Trong quá trình tổ chức thực hiện, các cơ quan cịn gặp nhiều khó khăn,
vướng mắc v quy định cịn có nhiều cách hiểu khác nhau nên việc áp dụng chưa
thống nhất, gây bức xúc trong quá trình giải quyết. Trên thực tế, đây là vấn đề khó
khăn o chưa có hướng dẫn cụ thể nên các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan ảo
vệ pháp luật gặp nhiều vướng mắc khi giải quyết các trường hợp liên quan tới vấn
đề này.
Vì vậy, tác giả viết luận văn này với mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu một
cách khoa học, có hệ thống giúp các nhà nghiên cứu, áp dụng pháp luật có một cách
nhìn tồn diện về vấn đề này khi giải quyết các vụ án cụ thể góp phần mang đến sự
công bằng cho các đương sự trong các vụ án.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng từ những vụ
án cụ thể, tìm ra những nguyên nhân, hạn chế của vấn đề xác định trách nhiệm bồi
thường o người chưa thành niên gây ra khi áp dụng pháp luật hiện hành, để từ đó
đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả đánh giá thực
tiễn áp dụng pháp luật của một số vụ việc đã được giải quyết tại Tòa án, sau đó tác
giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật.

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Giới hạn đề tài: V đề tài theo định hướng ứng dụng nên chỉ tập trung nghiên
cứu thực trạng áp dụng pháp luật về những vấn đề bất cập từ thực tiễn pháp lý; từ
đó đề xuất giải pháp áp dụng pháp luật.
Về nội dung nghiên cứu lý thuyết: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại o người
chưa thành niên gây ra; các chủ thể liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại,
những căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường. Từ đó đưa ra những kiến nghị, giải
pháp hồn thiện pháp luật để từ đó áp ụng pháp luật một cách thống nhất.


3

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu trong đó gồm các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích: Áp ụng trong việc phân tích, làm rõ các khái niệm
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, biện pháp đảm bảo bồi thường. Phân tích
những thuận lợi, khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
- Phương pháp

nh luận: Đưa ra

kiến, quan điểm của mình về các quy

định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Do cha mẹ là người đại diện
hợp pháp, người giám hộ, trường học, bệnh viện…
Ngồi ra luận văn cịn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác:
Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh,
bình luận bản án trong thực tiễn xét xử … để từ đó đưa ra định hướng nhằm hoàn
thiện và áp dụng thống nhất pháp luật.

5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm hai chương:
Chương 1: Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại o người chưa
thành niên gây ra
Chương 2: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật pháp luật về bồi thường thiệt hại
o người chưa thành niên gây ra


4

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA
1.1. Khái niệm người chưa thành niên
Người chưa thành niên được chia thành nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó
người chưa đủ 6 tuổi hồn tồn khơng có năng lực hành vi dân sự, người từ đủ 6
tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có năng lực hành vi hạn chế Phân theo đối tượng, người
chưa thành niên ao gồm toàn bộ trẻ em và một phần là thanh niên Theo quy định
của Bộ luật Dân sự th người chưa thành niên (hay còn gọi là vị thành niên), là
người chưa đủ 18 tuổi Người chưa thành niên khơng có đầy đủ năng lực hành vi
dân sự, tức là chưa được phép tự mình xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự
như đối với người thành niên v người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy
đủ về thể chất, tâm sinh lí, chưa có khả năng nhận thức đầy đủ các hành vi do mình
thực hiện Người chưa thành niên là người ưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện
về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp l như người
đã thành niên Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên. Những
người này được coi là chưa đủ năng lực hành vi dân sự. Cho nên việc xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự của họ phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ
trường hợp đặc biệt như giao ịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày ph

hợp với lứa tuổi hoặc có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoặc pháp luật có
quy định được phép.
Các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại o người chưa thành niên
gây ra đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến
thiệt hại do họ gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại o người chưa thành niên
gây ra, khi người chưa thành niên gây ra thiệt hại, thì cha, mẹ (nếu cịn), người giám
hộ, người quản lý hợp pháp của người chưa thành niên đương nhiên ị coi là có lỗi.
Với quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại o người chưa thành niên gây ra,
quyền lợi của người bị thiệt hại được bảo đảm. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do


5

người chưa thành niên gây ra cũng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cha mẹ,
gia đ nh, người có trách nhiệm quản lý và trách nhiệm của cả nhà nước và xã hội
trong việc chăm sóc, giáo ục, quản l người chưa thành niên - thế hệ trẻ được coi
là chủ nhân tương lai của đất nước.
1.2. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
Theo quy định tại khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015 về căn cứ phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định như sau: “Người nào có hành vi
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích
hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ
luật này, luật khác có liên quan quy định khác” Như vậy, chỉ cần có hành vi gây
thiệt hại đã có thể phát sinh, bất kể hành vi đó là trái pháp luật hay không trái pháp
luật. Mặc

căn cứ trên quan điểm lập pháp trong các văn ản pháp luật trước đó,

có thể nhận thấy để làm phát sinh trách nhiệm BTTH nói chung và căn cứ phát sinh
BTTH o người chưa thành niên gây ra nói riêng địi hỏi phải đáp ứng đủ bốn căn

cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH, đó là: có thiệt hại xảy ra; có hành vi gây thiệt
hại phải là hành vi trái pháp luật; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp
luật và thiệt hại xảy ra; có lỗi của người gây thiệt hại. Tuy nhiên, không phải trường
hợp nào cũng cần phải có đầy đủ 4 điều kiện này thì trách nhiệm bồi thường thiệt
hại mới phát sinh, mà có những trường hợp trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát
sinh ngay cả khơng có yếu tố lỗi.
Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm
BTTH bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm BTTH là khơi phục tình trạng tài
sản cho người bị thiệt hại, o đó nếu khơng có thiệt hại thì khơng phát sinh trách
nhiệm bồi thường

có đầy đủ các điều kiện khác Thông thường, thiệt hại được

hiểu là sự suy giảm lợi ích vật chất hoặc tinh thần của một người do có sự kiện gây
thiệt hại của người khác gây ra và có thể xác định bằng một khoản tiền nhất định.
Nếu không trị giá được thiệt hại bằng một khoản tiền nhất định thì khơng thể thực
hiện được trách nhiệm bồi thường. Trong quan hệ BTTH o người chưa thành niên


6

gây ra, thiệt hại do một trong các ên gây ra đã ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức và
bắt buộc người chưa thành niên và người giám hộ phải có trách nhiệm bồi thường.
Thứ hai, có hành vi trái pháp luật. Một trong những căn cứ quan trọng để
xem xét có áp dụng trách nhiệm o người chưa thành niên gây ra là có hay khơng
hành vi vi phạm xảy ra. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật: Hành vi trái
pháp luật trong trách nhiệm dân sự là những xử sự cụ thể của chủ thể được thể hiện
thông qua hành động hoặc không hành động xâm phạm đến lợi ích của nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm: Làm những việc mà pháp luật
cấm, không làm những việc mà pháp luật buộc phải làm, thực hiện vượt quá giới

hạn pháp luật cho phép hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy
định. Hành vi trái pháp luật là hành vi do một trong các bên chủ thể thực hiện một
cách cố ý hay vô ý, gây thiệt hại cho chủ thể bên kia trong quan hệ dân sự được
pháp luật bảo vệ. Khi hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại thì bên vi phạm phải
gánh chịu hậu quả pháp l cũng như ị áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước
nhằm BTTH cho bên bị vi phạm.
Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy
ra. Nguyên nhân – kết quả là một cặp phạm trù triết học để chỉ mối quan hệ khách
quan, bao hàm tính tất yếu: khơng có ngun nhân nào khơng dẫn tới một kết quả
nhất định và ngược lại, không có kết quả nào khơng có ngun nhân . Ngun nhân
là cái sinh ra kết quả nên nguyên nhân bao giờ cũng xuất hiện trước còn kết quả bao
giờ cũng xuất hiện sau Như vậy, trách nhiệm BTTH chỉ phát sinh khi thiệt hại xảy
ra là kết quả trực tiếp của hành vi vi phạm và trách nhiệm bồi thường này chỉ được
áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật. Khi xem xét trách nhiệm
BTTH của người có hành vi gây thiệt hại thì cần xem xét các hành vi vi phạm của
người đó có mối quan hệ như thế nào đối với thiệt hại đã xảy ra. Việc xem xét, đánh
giá mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm của người có hành vi vi phạm với
thiệt hại xảy ra cho người bị thiệt hại nhằm mục đích đánh giá chính xác trách
nhiệm BTTH của chủ thể nào, đồng thời làm căn cứ cho việc áp dụng trách nhiệm
BTTH, để từ đó xác định mức và loại trách nhiệm bồi thường được áp dụng cho


7

người có hành vi vi phạm pháp luật. Mối quan hệ nhân quả rất phức tạp, đa ạng,
nên cần phải đánh giá nguyên nhân gây ra thiệt hại một cách thận trọng, khách quan
và tồn diện để có thể đưa ra kết luận phù hợp, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của
các bên.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại o người chưa thành niên gây ra đã và đang
trở thành một trong những yếu tố được BLDS quy định rõ ràng nhằm tạo điều kiện

quan trọng nhằm đảm bảo cho việc điều chỉnh trong các mối quan hệ dân sự nói
chung Điều này đã được ghi nhận rõ tại Điều 5861BLDS và Điều 5992 BLDS.
Hiện nay, theo quy định của BLDS 2015 về năng lực chủ thể của cá nhân3 thì
điều kiện để một cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là cá nhân đó phải thỏa
mãn hai yếu tố là độ tuổi trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) và yếu tố nhận thức trí lực
(bộ não phát triển hồn tồn

nh thường). Chính nhờ hai yếu tố này giúp cá nhân

biết suy nghĩ, suy xét về mọi hiện tượng, sự việc trong xã hội, nhận thức được hành
vi, hậu quả của hành vi trước khi thực hiện và chịu mọi trách nhiệm về hành vi của
m nh Như vậy, cá nhân khơng có năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người
khác thì cha, mẹ là những người đại diện đương nhiên của họ với tư cách là ị đơn
dân sự trước Toà án.
Người còn trong độ tuổi chưa thành niên này gây thiệt hại khơng có trách
nhiệm phải bồi thường, mà trách nhiệm bồi thường thuộc về cha mẹ của người đó
Trách nhiệm của cha mẹ là trách nhiệm pháp lý, không cần điều kiện lỗi của cha mẹ
trong việc quản lý, giám sát hành vi của con m nh Quy định này có
những về mặt lý luận mà cịn có

nghĩa khơng

nghĩa cả về mặt thực tiễn nhằm bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của người bị gây thiệt hại, theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ và
kịp thời. Ở đây, theo tinh thần của Điều 586 BLDS năm 2015 quy định về năng lực

1

Xem điều 586 BLDS 2015


2

Xem điều 599 BLDS 2015

3

Xem điều 16,17,19 BLDS 2015


8

chịu trách nhiệm bồi thường về thiệt hại của cá nhân thì khơng phải con ưới 15
tuổi là chủ thể có nghĩa vụ, trách nhiệm phải thực hiện mà trách nhiệm bồi thường
luôn luôn trực tiếp thuộc về cha mẹ.
Quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
trong Bộ luật dân sự năm 2015 khơng có nhiều thay đổi. Có hai vấn đề:
Một là, nếu khoản 2 Điều 606 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định trách nhiệm
bồi thường thiệt hại o “người chưa thành niên ưới 15 tuổi” gây ra, th khoản 2
Điều 586 Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ sửa lại là “người chưa đủ 15 tuổi”, ỏ cụm từ
“chưa thành niên” vốn khơng có giá trị sử dụng trên thực tế – bởi người chưa đủ 15
tuổi th đương nhiên là người chưa thành niên
Hai là, khoản 3 của Điều 585 Bộ luật dân sự bổ sung đối tượng “người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ được hành vi” vào quy định trách nhiệm bồi
thường của người giám hộ. Sự bổ sung này là tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong
thực tiễn khi có một số trường hợp thiệt hại o người “có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi” gây ra, họ không phải là “người mất năng lực hành vi dân sự”
nhưng không cũng không đủ điều kiện để xác định là “người có đầy đủ năng lực
hành vi dân sự”
Trường hợp con chưa thành niên gây thiệt hại, cha, mẹ có trách nhiệm liên

đới bồi thường tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 586 Bộ luật dân sự 2015.
Tại khoản 2 Điều 586 Bộ luật dân sự 2015 khi quy định về năng lực chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân có đề cập đến phần trách nhiệm của cha, mẹ
nếu con chưa thành niên gây thiệt hại:
“Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải
bồi thường tồn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà
con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường
phần cịn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này Người từ đủ
mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài


9

sản của mình; nếu khơng đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần
cịn thiếu bằng tài sản của m nh”
Ở đây, người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi, chưa phát
triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp
l như người đã thành niên, đây là những người chưa đủ năng lực hành vi dân sự.
Xuất phát từ vai trò, trách nhiệm của cha, mẹ dạy dỗ, giáo dục con cái nên trong
trường hợp con chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại thì cha mẹ có trách nhiệm bồi
thường tồn bộ; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con có tài sản
riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần cịn thiếu Đối với trường hợp người từ
đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi nếu có tài sản riêng thì có thể tự mình
xác lập các giao dịch dân sự mà nghĩa vụ của nó cho phép thực hiện trong phạm vi
tài sản của họ, do vậy, trường hợp họ gây ra thiệt hại, họ có trách nhiệm dùng tài
sản riêng đó của m nh để thực hiện bồi thường thiệt hại, nếu khơng đủ tài sản để bồi
thường th khi đó cha, mẹ mới phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của
mình. Có sự khác biệt so với trường hợp trên là do những người này cũng đã có
nhận thức được một phần về hành vi của m nh nhưng chưa đầy đủ nên việc pháp
luật quy định như vậy nhằm đảm bảo những đối tượng này cần phải cân nhắc và có

trách nhiệm đối với hành vi của chính bản thân họ.
Việc quy định này dựa trên hai yếu tố: Tính cấp thiết của việc bồi thường và
kịp thời và dựa vào trách nhiệm giáo dục của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
Ở đây có một vướng mắc trên thực tế mà Luật chưa quy định rõ nên gây ra khó
khăn trên thực tế áp dụng Để đảm bảo nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời
thì cha, mẹ của người chưa thành niên sẽ là người phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Trong thực tế đã có hai

kiến đối lập nhau về vấn đề này.

Thứ nhất: Ý kiến cho rằng người chưa thành niên mà có tài sản nên đương
nhiên họ phải thay cha, mẹ chịu trách nhiệm bồi thường.
Thứ hai: Có ý kiến cho rằng người chưa thành niên mà có tài sản nên đương
nhiên họ phải chịu trách nhiệm bồi thường.


10

Tác giả cho rằng người chưa thành niên nếu có tài sản có hành vi vi phạm thì
phải có trách nhiệm bồi thường.
1.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ, người giám hộ do
người chưa thành niên gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại o người chưa thành niên gây ra đã và đang
trở thành một trong những yếu tố được BLDS quy định rõ ràng nhằm tạo điều kiện
quan trọng nhằm đảm bảo cho việc điều chỉnh trong các mối quan hệ dân sự nói
chung Điều này đã được ghi nhận rõ tại Điều 864BLDS và Điều 5995 BLDS.
Đối với những thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người ưới 15 tuổi và
người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thì sẽ do cha mẹ của họ có trách nhiệm
bồi thường bằng tài sản của cha, mẹ Trường hợp nếu tài sản cha mẹ không đủ để
bồi thường mà người ưới 15 tuổi có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường

phần còn thiếu Trong trường hợp này th người ưới 15 tuổi là người có trách
nhiệm bồi thường là khác nhau; Có thể thấy những người ở độ tuổi này khơng có
năng lực hành vi tố tụng dân sự và khơng tự mình có khả năng thực hiện quyền,
nghĩa vụ tố tụng dân sự. Vì vậy, việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người ở độ
tuổi này tại Toà án phải o người đại diện hợp pháp của họ thực hiện tức là bố mẹ
của họ đại diện.
Hiện nay, theo quy định của BLDS 2015 về năng lực chủ thể của cá nhân6 thì
điều kiện để một cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là cá nhân đó phải thỏa
mãn hai yếu tố là độ tuổi trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) và yếu tố nhận thức trí lực
(bộ não phát triển hồn tồn

nh thường). Chính nhờ hai yếu tố này giúp cá nhân

biết suy nghĩ, suy xét về mọi hiện tượng, sự việc trong xã hội, nhận thức được hành

4

Xem điều 586 BLDS 2015

5

Xem điều 599 BLDS 2015

6

Xem điều 16,17,19 BLDS 2015


11


vi, hậu quả của hành vi trước khi thực hiện và chịu mọi trách nhiệm về hành vi của
m nh Như vậy, cá nhân khơng có năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người
khác thì cha, mẹ là những người đại diện đương nhiên của họ với tư cách là ị đơn
dân sự trước Toà án.
Bên cạnh đó th cá nhân từ đủ 6 tuổi đến ưới 15 tuổi là những người có
năng lực hành vi dân sự một phần. Những người thuộc lứa tuổi này khả năng nhận
thức cịn nhiều hạn chế, họ chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách
nhiệm trong một giới hạn nhất định do pháp luật dân sự quy định Đó là những giao
dịch dân sự nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Ngoài ra, những giao dịch khác khi họ xác lập, thực hiện phải được sự đồng ý của
người đại diện theo pháp luật Như vậy, những người ưới 15 tuổi là những người
chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh l , chưa nhận biết được hết những hậu
quả cho xã hội của hành vi do mình thực hiện. Trên những cơ sở đó, BLDS khi quy
định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng rất coi trọng trách nhiệm và nghĩa vụ
của cha mẹ trong việc bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con từ ưới
15 tuổi gây ra. Chính vì thế, cha, mẹ của những người gây thiệt hại trong độ tuổi
này có tư cách ị đơn ân sự, cha, mẹ là người đại diện hợp pháp đương nhiên cho
con; cha, mẹ có nghĩa vụ bồi thường tồn bộ thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật
của con; còn chính cá nhân gây thiệt hại lại hồn tồn khơng có năng lực hành vi tố
tụng dân sự trước Tịa án. Tuy nhiên, luật cũng quy định tài sản của cha, mẹ không
đủ để bồi thường mà người con ưới 15 tuổi đó có tài sản riêng thì lấy tài sản của
người con đó để bồi thường phần cịn thiếu Người con trong độ tuổi chưa thành
niên này gây thiệt hại khơng có trách nhiệm phải bồi thường, mà trách nhiệm bồi
thường thuộc về cha mẹ của người đó Trách nhiệm của cha mẹ là trách nhiệm pháp
lý, không cần điều kiện lỗi của cha mẹ trong việc quản lý, giám sát hành vi của con
m nh Quy định này có

nghĩa khơng những về mặt lý luận mà cịn có

nghĩa cả


về mặt thực tiễn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị gây thiệt hại,
theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời. Ở đây, theo tinh thần của Điều 586
BLDS năm 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường về thiệt hại của


12

cá nhân thì khơng phải con ưới 15 tuổi là chủ thể có nghĩa vụ, trách nhiệm phải
thực hiện mà trách nhiệm bồi thường luôn luôn trực tiếp thuộc về cha mẹ.
Trách nhiệm này chỉ đặt ra khi cha, mẹ của người gây thiệt hại khơng cịn
hoặc tuy cha, mẹ cịn sống nhưng khơng đủ điều kiện làm người giám hộ cho con
thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về anh cả hoặc chị cả đã thành niên có đủ
điều kiện làm người giám hộ cho em chưa thành niên Nếu anh cả và chị cả khơng
có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo đã thành niên đủ điều kiện
phải làm giám hộ Trong trường hợp người đó khơng có anh ruột, chị ruột hoặc anh
ruột, chị ruột khơng có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ơng nội, bà nội, ơng
ngoại, bà ngoại phải là người giám hộ, nếu khơng có ai trong số những người thân
thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cơ,

làm người

giám hộ cho người chưa thành niên (Điều 52 BLDS 2015)
Căn cứ BLDS th khi người được giám hộ gây thiệt hại cho người khác,
người giám hộ có trách nhiệm dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường
thiệt hại Trong trường hợp người được giám hộ khơng có tài sản hoặc không đủ tài
sản để bồi thường th người giám hộ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có lỗi
trong việc thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ mà để người được giám hộ gây
thiệt hại cho người khác. Nếu người giám hộ hồn tồn khơng có lỗi trong việc
giám hộ thì khơng phải lấy tài sản của m nh để bồi thường Ngoài ra, trong trường

hợp người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà
có người giám hộ, nhưng người giám hộ chứng minh được mình khơng có lỗi trong
việc giám hộ thì khơng phải lấy tài sản của người giám hộ để bồi thường7. Trong
trường hợp này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại vẫn thuộc về cha, mẹ của người
được giám hộ nếu căn cứ xác lập quan hệ giám hộ là cha, mẹ của người được giám
hộ bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ khơng đủ điều kiện chăm sóc,
giáo dục người chưa thành niên đó hoặc cha, mẹ yêu cầu chỉ định người giám hộ

7

khoản 3 Điều 586 BLDS


13

cho con chưa thành niên và con mất năng lực hành vi dân sự Nhưng trong trường
hợp căn cứ xác định quan hệ giám hộ là người chưa thành niên khơng cịn cha, mẹ
hoặc khơng xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự
mà cũng khơng có người giám hộ hay khi người giám hộ hồn tồn khơng có lỗi
trong việc giám hộ nếu người chưa thành niên gây thiệt hại th người bị thiệt hại
không được bồi thường và trường hợp này được xem là trường hợp người bị thiệt
hại chịu rủi ro vì u cầu bồi thường khơng thể thực hiện được.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người được
giám hộ là người ưới 15 tuổi gây ra: Trong trường hợp con ưới 15 tuổi gây thiệt
hại cho người khác thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về trước tiên là của
cha mẹ. Trong trường hợp cha, mẹ đều khơng cịn hoặc tuy cha, mẹ cịn sống nhưng
khơng chưa đủ điều kiện làm người giám hộ cho con thì trách nhiệm bồi thường
thiệt hại được xác định trước hết là trách nhiệm của anh cả hoặc chị cả đã thành
niên có đủ điều kiện phải làm người giám hộ của em chưa thành niên Nếu anh cả
hoặc chị cả khơng có đủ điều kiện làm người giám hộ th người tiếp theo đã thành

niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ; Trường hợp khơng có anh, chị, em ruột
hoặc anh, chị, em ruột khơng có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ơng nội, bà nội,
ơng ngoại, bà ngoại có đủ điều kiện phải là người giám hộ 8(Điều 52 BLDS năm
2015). Vậy theo Khoản 3 Điều 586 BLDS thì anh cả hoặc chị cả, hay ông, bà nội
hoặc ông, bà ngoại là người giám hộ thì họ phải dùng tài sản riêng của người được
giám hộ để bồi thường thiệt hại. Nếu người được giám hộ gây thiệt hại mà khơng có
tài sản hoặc khơng đủ tài sản để bồi thường, th người giám hộ phải bồi thường thiệt
hại bổ sung bằng tài sản của mình. Nếu người giám hộ có lỗi khi thực hiện việc
giám hộ Khi đó, nếu người giám hộ chứng minh được mình khơng có lỗi trong việc
giám hộ thì họ cũng khơng phải lấy tài sản của m nh để bồi thường khi người được
giám hộ gây thiệt hại.

8

Điều 52 BLDS 2015


14

Đối với người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi, đây là độ tuổi nhận thức đã khá
hoàn thiện và cũng có rất nhiều người đã lao động có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
Người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi được pháp luật quy định là có năng lực hành vi dân
sự không đầy đủ, nhưng khả năng nhận thức của họ đã phát triển, vì vậy ngoài việc
được thực hiện những giao dịch dân sự nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày,
họ còn được phép thực hiện những giao dịch dân sự khác, thực hiện quyền và nghĩa
vụ dân sự nếu có tài sản. Vì vậy, việc pháp luật quy định khi gây ra thiệt hại thì
những người này phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình là hồn tồn hợp
l

Hơn nữa, quy định này cũng ph hợp với nhiều quy định pháp luật ở các bộ luật


khác: theo quy định của Bộ luật lao động 2012, thì họ đã có quyền tham gia vào các
hợp đồng lao động và có tư cách tố tụng đối với những tranh chấp liên quan đến
hợp đồng lao động đó Theo Luật Hơn nhân và gia đ nh năm 2014, con từ đủ 15 tuổi
cũng có những trách nhiệm nhất định để chăm lo đời sống gia đ nh, và nếu có thu
nhập th đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đ nh Như vậy, người từ đủ 15
tuổi đã có thể có tài sản riêng, phần nào ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm, định
đoạt được ý chí của mình khi tham gia vào các quan hệ dân sự phổ biến. Họ có một
phần năng lực hành vi dân sự để chịu trách nhiệm đối với hành vi của m nh trước
Tịa án, vì vậy pháp luật mới quy định về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại bằng tài sản
riêng của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
Trong trường hợp con đã đủ 15 tuổi nhưng chưa có tài sản riêng, hoặc khơng
đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần cịn thiếu, v người từ đủ
15 tuổi đến 18 tuổi mặc dù khả năng nhận thức đã rất cao, nhưng vẫn chưa trưởng
thành và vẫn còn cần sự giáo dục, quản lý của cha mẹ, dễ có những hành vi mà
chưa lường hết được hậu quả. Vì vậy quy định này vừa nhằm bảo đảm quyền lợi
hợp pháp của người bị thiệt hại, vừa góp phần nâng cao trách nhiệm giáo dục con
trong gia đ nh của cha, mẹ.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người từ đủ 15 đến ưới 18 tuổi ường
như ngược hẳn với trách nhiệm bồi thường thiệt hại o người ưới 15 tuổi gây ra.
Mặc

quy định trách nhiệm chính thuộc về người gây thiệt hại, nhưng xét về mặt


15

năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì họ chưa có, nên họ cần phải có người đại diện
cho mình trong việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự. Do vậy, cha mẹ của
người gây thiệt hại vẫn khơng thể loại trừ hồn tồn trách nhiệm của mình. Họ có

nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho con mình khi nó gây ra thiệt hại cho người
khác mà khơng có tài sản hoặc khơng đủ tài sản để bồi thường.
Người từ đủ 15 tuổi đến ưới 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng
tài sản của m nh Trong trường hợp này, người gây ra thiệt hại được xác định là có
năng lực chịu trách nhiệm bồi thường bởi đây là độ tuổi được xác định có một phần
năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, đồng thời người trong độ tuổi này có
thể tham gia ký kết hợp đồng lao động để tạo thu nhập riêng. Song, nếu người gây
thiệt hại không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu
bằng tài sản của m nh Điều này cũng khơng có nghĩa rằng, cha mẹ phải chịu trách
nhiệm bồi thường thay cho con, mà quy định nhằm hướng đến việc bảo vệ quyền
của người bị thiệt hại, đồng thời bảo đảm nguyên tắc bồi thường kịp thời được quy
định tại khoản 1 Điều 586 BLDS.
1.4. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa đủ 15 tuổi gây ra
trong thời gian trường học quản lý
Theo quy định tại khoản 1 và 3 Điều 5

BLDS năm 2015 th trách nhiệm

ồi thường thiệt hại o người ưới mười lăm tuổi gây ra trong thời gian trường học
trực tiếp quản lý được xác định như sau: “Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời
gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường
thiệt hại xảy ra. Trường học quy định tại khoản 1 Điều này không phải bồi thường
nếu chứng minh được mình khơng có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha,
mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi phải bồi thường”. Theo đó, con
ưới 15 tuổi trong thời gian chịu sự quản l của nhà trường mà gây thiệt hại th nhà
trường phải ồi thường thiệt hại xảy ra mà cha, mẹ khơng có nghĩa vụ ồi thường
thiệt hại o con gây ra Như vậy sự thay đổi giữa điều luật cũ quy định “Người dưới
mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại” th điều luật mới sửa



16

lại rõ hơn là “Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp
quản lý mà gây thiệt hại” Sự thay đổi này cơ ản đã khắc phục được một số vướng
mắc phát sinh trong thực tế là thiệt hại xảy ra o người ưới 15 tuổi trong thời gian
học nhưng không phải là học tại trường mà là tại một địa điểm khác o trường tổ
chức hoặc không phải khi đang học mà đang tham gia các hoạt động ngoài giờ học
o trường tổ chức. Bên cạnh đó Điều luật mới xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi
thường là “Pháp nhân” chứ không phải là “tổ chức” như quy định của Bộ luật dân
sự cũ
Điều luật này khác với quy định tại Điều 621 BLDS 2005 như sau:
Thứ nhất, hai từ "tổ chức" được thay thế bằng hai từ "pháp nhân". Thay đổi
này dẫn đến việc xác định chủ thể quản l người gây thiệt hại trong trường hợp này
chỉ có thể là pháp nhân. Tuy nhiên, sự sửa đổi này không hợp lý vào không bao quát
được tất cả các trường hợp xảy ra trong thực tế. Ví dụ như: Một hộ gia đ nh k hợp
đồng dịch vụ trông trẻ cho nhiều gia đ nh khác, trong thời gian trông giữ, các bé
đánh nhau gây thiệt hại thì việc bồi thường thiệt hại được xác định như thế nào?
Thứ hại, cụm từ "dưới mười lăm tuổi" được sửa thành "chưa đủ mười lăm
tuổi" như Điều 621 BLDS 2005 sẽ có thể dẫn đến cách hiểu rằng người ưới mười
lăm tuổi là người từ đủ 14 tuổi Như vậy, sẽ không thể áp dụng quy định nào để giải
quyết vấn đề bồi thường thiệt hại o nhóm đối tượng từ 14 tuổi + 1 ngày cho đến
trước khi sinh nhật tròn 15 tuổi gây ra.
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của cá nhân theo pháp luật hiện hành
được quy định tại Điều 5

BLDS 2015 và hướng dẫn tại mục 3 phần I Nghị quyết

03/2006/HĐTP-TANDTC ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân
dân tối cao Theo đó, năng lực này phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng tài sản của cá
nhân đó và khả năng ồi thường thiệt hại. Trong những yếu tố trên, yếu tố về độ

tuổi chiếm vị trí chủ đạo để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về
chính cá nhân gây ra thiệt hại hay là cha, mẹ; người giám hộ; trường học, bệnh viện


17

hay tổ chức khác của người gây thiệt hại, v độ tuổi là căn cứ để xác định khả năng
nhận thức của cá nhân đối với hành vi của mình.
Khoản 2 Điều 586 BLDS 2015 quy định: “Người chưa đủ mười lăm tuổi gây
thiệt hại mà cịn cha mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản
của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản
riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần cịn thiếu, trừ trường hợp quy định tại
Điều 599 Luật này” Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ
phải bồi thường thiệt hại Đây là trường hợp người gây ra thiệt hại được xác định
khơng có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường, mặc dù có thể họ vẫn là người có
một phần năng lực hành vi dân sự Hơn nữa bản thân họ chịu sự giám sát, quản lý
của cha mẹ nên khi họ gây ra thiệt hại thì cha mẹ được xem như có lỗi trong việc
quản lý nên cha mẹ phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm bồi thường tồn bộ. Tuy
nhiên, nếu tài sản của cha mẹ không đủ mà con có tài sản riêng thì cha mẹ được lấy
tài sản đó để bồi thường phần cịn thiếu Quy định này không nhằm xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của con đối với phần còn thiếu mà nhằm bảo vệ quyền
lợi của người bị thiệt hại, đồng thời thể hiện sự phù hợp của quy định này với
nguyên tắc về bồi thường thiệt hại, cụ thể là nguyên tắc bồi thường kịp thời. Trong
trường hợp con chưa thành niên đang o trường học quản lý mà gây thiệt hại thì
trường học phải chịu bồi thường theo quy định tại Điều 5

BLDS Khi đó, ngay cả

khi nhà trường khơng đủ tài sản để bồi thường cũng không được phép lấy tài sản
của người chưa thành niên để bồi thường phần cịn thiếu.

Khi nói đến trách nhiệm bồi thường của nhà trường, theo quan điểm của tác
giả, quy định tại khoản 1 Điều 5

, theo đó người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời

gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại th trường học phải bồi thường
thiệt hại xảy ra, là chưa thực sự hợp l

Người ưới 15 tuổi nói riêng và con cái nói

chung chịu ảnh hưởng của sự giáo dục của cha mẹ không phụ thuộc đứa trẻ ở đâu- ở
nhà hay ở trường. Trẻ em ưới 15 tuổi gây thiệt hại trong thời gian trường học quản
lý thì cha mẹ cũng phải chịu trách nhiệm. Vì vậy thiết nghĩ sẽ là hợp lý nếu pháp


18

luật nên quy định cha mẹ và trường học phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường
nếu trẻ em ưới 15 tuổi gây thiệt hại trong thời gian trường học quản lý.
Vấn đề tiếp theo là theo quy định tại khoản 3 Điều 5

th trường học không

phải bồi thường nếu chứng minh được mình khơng có lỗi trong quản lý; trong
trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người ưới mười lăm tuổi phải bồi
thường. Tác giả cho rằng, quy định này là không rõ ràng, bởi lẽ làm thế nào và cách
nào để trường học chứng minh được rằng, họ khơng có lỗi khi mà học sinh gây thiệt
hại trong thời gian trường học quản lý.



19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận của trách nhiệm BTTH o người
chưa thành niên gây ra, có thể đưa ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, BTTH o người chưa thành niên gây ra là một loại trách nhiệm
pháp l , được áp dụng khi một trong các chủ thể tham gian quan hệ dân sự có hành
vi vi phạm gây thiệt hại cho phía bên kia thì phải chịu trách nhiệm bồi thường
những tổn thất mà m nh gây ra; cơ sở để phát sinh trách BTTH o người chưa thành
niên gây ra có trước, tức là giữa người được bồi thường và người gây ra thiệt hại
trước đó phải có một quan hệ dân sự ngoài hợp đồng.
Thứ hai, trách nhiệm BTTH o người chưa thành niên gây ra được quy định
để áp dụng đối với các hành vi vi phạm ngoài hợp đồng của các bên, vi phạm các
quy định pháp luật. Trách nhiệm BTTH o người chưa thành niên gây ra của các
chủ thể nhằm đền bù những thiệt hại mà người bị vi phạm phải gánh chịu do hành
vi vi phạm ngoài hợp đồng của người vi phạm gây ra.
Thứ ba, mặc dù chính sách, pháp luật về chế định trách nhiệm BTTH do
người chưa thành niên gây ra từng ước được hoàn thiện nhưng ên cạnh những
thành tựu đã đạt được, chúng ta còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết để tiếp tục
hoàn thiện.


×