Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Sáng Kiến “Một Vành Đai, Một Con Đường” Của Trung Quốc Và Tác Động Đối Với Cạnh Tranh Trung - Mỹ 4861624.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.2 KB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

NGHIÊM VĂN HOÀN

SÁNG KIẾN “MỘT VÀNH ĐAI, MỘT CON ĐƢỜNG” CỦA
TRUNG QUỐC VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CẠNH TRANH
TRUNG - MỸ

Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60310206

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội, tháng 7 năm 2016


Luận văn được hoàn thành tại Học viện Ngoại giao – Bộ Ngoại giao
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc
Học viện Ngoại giao

Phản biện 1 :........................................................................................................

Phản biện 2 :........................................................................................................

Luận văn đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận văn
Học viện Ngoại giao – Bộ Ngoại giao
vào hồi .............. giờ ..............ngày ..............tháng.............. năm..............



Có thể tìm hiểu Luận văn tại Thư viện Học viện Ngoại giao – Bộ Ngoại giao


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, trong suốt thời gian qua tôi đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, bạn bè và người thân. Vì vậy, trang
đầu tiên của luận văn tơi xin được dành để bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc nhất của mình
Trước hết, lời cảm ơn đặc biệt xin dành tới cô giáo hướng dẫn của tơi, TS.
Nguyễn Thị Bích Ngọc, Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Bộ Ngoại
giao, người đã tận tâm và nhiệt tình chỉ bảo, góp ý và tháo gỡ những vấn đề
vướng mắc trong quá trình thực hiện đề tài này, giúp tơi có những định hướng
quan trọng và xác đáng để tơi có cái nhìn tồn diện hơn những vấn đề được đặt
ra liên quan đến đề tài luận văn tôi đã chọn.
Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn GS. TS. Nguyễn Thái Yên Hương - Phó
giám đốc Học viện Ngoại giao, nhờ sự tận tụy và nghiêm khắc của cô, tôi và tập thể
lớp Cao học K15 (2014-2016) đã hồn thành khóa học của mình đúng kỳ hạn.
Tơi cũng xin được chuyển lời cảm ơn chân thành tới những thầy, cơ giáo đã
tham gia giảng dạy chương trình Cao học của Học viện Ngoại giao, những người
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và vô cùng quan trọng trong suốt
hai năm học qua, giúp tôi có được phương pháp tiếp cận đúng đắn và hồn thành
luận văn này.
Những lời cảm tạ sâu sắc nhất cũng xin dành cho những người thân trong
gia đình và bạn bè, đồng nghiệp của tôi, những người đã luôn động viên, khích
lệ, giúp đỡ tơi một cách kịp thời trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận
văn này.
Hà nội, tháng 07 năm 2016
Học viên
Nghiêm Văn Hoàn



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Số

Tên viết

TT

tắt

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

1

OBOR

One belt, one road

Một vành đai, một con đường

2

SREB

Silk Road Economic Belt

Vành đai kinh tế con đường tơ

lụa

3

MSR

Maritime Silk Road

Con đường tơ lụa trên biển thế
kỷ 21

4

ASEAN

Association of South East

Hiệp hội các Quốc gia Đông

Asia Nations

Nam Á

5

EU

European Union

Liên minh châu Âu


6

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

7

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

8

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng phát triển châu Á

9

AIIB

Asian Infrastructure


Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng

Investment Bank

châu Á

North Atlantic Treaty

Khối hiệp ước Bắc Đại Tây

Organization

Dương

Organization for Economic

Tổ chức hợp tác và phát triển

Cooperation and

kinh tế

10

11

NATO

OCED


Development
12

TPP

Trans-Pacific Partnership

(Hiệp định) Đối tác xuyên Thái
Bình Dương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH SÁNG KIẾN “MỘT VÀNH ĐAI,
MỘT CON ĐƢỜNG” .......................................................................................... 8
1.1. Bối cảnh trong nƣớc Trung Quốc kể từ Đại hội XVIII (năm 2012) ..... 8
1.1.1. Sự chuyển giao quyền lực sang thế hệ lãnh đạo thứ 5 ...................... 8
1.1.2. Định hướng mới trong phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc
.......................................................................................................................12
1.2. Môi trƣờng an ninh - đối ngoại của Trung Quốc: ................................17
1.3. Những điểm mới trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc:..........22
TIỂU KẾT .......................................................................................................28
CHƢƠNG 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI ...30
2.1. Nội dung và mục tiêu của sáng kiến theo hoạch định của lãnh đạo
Trung Quốc .....................................................................................................30
2.1.1. Nội dung của sáng kiến “Một vành đai, một con đường” ...............30
2.1.2. Mục tiêu của sáng kiến theo quan điểm công khai của Trung Quốc
.......................................................................................................................34
2.1.2.1. Mục tiêu chung của “Một vành đai, một con đường” .................34

2.1.2.2. Mục tiêu riêng của Vành đai kinh tế con đường tơ lụa ................36
2.1.2.3. Mục tiêu riêng của Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 ...........38
2.2. Quá trình triển khai sáng kiến ...............................................................40
2.2.1. Các biện pháp đối nội ........................................................................40
2.2.2. Các biện pháp đối ngoại ....................................................................42
2.2.3. Các dự án và hoạt động triển khai thực tế........................................46
2.2.3.1. Các dự án cơ sở hạ tầng ...............................................................46
2.2.3.2. Các cơ chế hợp tác thương mại và tài chính ................................52
2.2.3.3. Các hoạt động kết nối con người (văn hóa, xã hội, giáo dục) .....55
2.3. Mục tiêu thực chất của sáng kiến “Một vành đai, một con đƣờng” ...56


2.3.1. Mục tiêu đối phó với chính sách của Mỹ ..........................................57
2.3.2. Mục tiêu vươn lên vị trí cường quốc số một thế giới........................60
TIỂU KẾT .......................................................................................................62
CHƢƠNG 3 TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CẠNH TRANH TRUNG - MỸ ...........63
3.1. Thực trạng cạnh tranh Trung - Mỹ trong 5 năm trở lại đây ..............63
3.2. Tác động của sáng kiến đối với cạnh tranh Trung - Mỹ......................70
TIỂU KẾT .......................................................................................................78
KẾT LUẬN .........................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................82
PHỤ LỤC ............................................................................................................94


Sáng kiến “Một vành đai, một con đƣờng” của Trung Quốc - Ảnh:
asiascot.com


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn:
Từ Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2012) đến nay, lãnh
đạo cấp cao Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu đã khởi xướng
nhiều sáng kiến có quy mơ lớn. Trong đó, sáng kiến “Một vành đai, một con
đường” có vị trí và vai trị nổi bật trong chính sách của Trung Quốc, được lãnh
đạo cấp cao trực tiếp công bố và chỉ đạo. Sáng kiến này gồm hai phần là: “Vành
đai kinh tế con đường tơ lụa” được Chủ tịch Tập Cận Bình lần đầu nêu ra tại
Kazakhstan vào tháng 9/2013 và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” được
công bố tại Hạ viện Indonesia vào tháng 10/2013. Nội dung cơ bản của sáng kiến
này là những dự án hợp tác giữa các nước trong việc kết nối mạng lưới giao
thông, nhằm mở ra những tuyến đường nối Thái Bình Dương với biển Ban-tích
và các vùng biển khác, đồng thời liên kết các khu vực Đông, Tây và Nam Á.
Theo đề xuất của Trung Quốc, năm mục tiêu chính để hiện thực hóa ý tưởng này
là tăng cường hợp tác kinh tế, nâng cao khả năng kết nối giao thông, thúc đẩy
thương mại và đầu tư, chuyển đổi tiền tệ và tăng cường giao lưu nhân dân. Trong
gần ba năm qua kể từ ngày khởi xướng, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp
đồng bộ cả về đối nội và đối ngoại nhằm tuyên truyền cho sáng kiến và vận động
các quốc gia thuộc nhiều châu lục cùng tham gia. Sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo
cấp cao, việc triển khai nhanh chóng của nhiều Bộ, ngành, địa phương, cùng với
các biện pháp đối ngoại được thực hiện ráo riết cho thấy tầm quan trọng của sáng
kiến này. Với quy mô lớn hơn tất cả các sáng kiến khác, bao trùm nhiều lĩnh
vực, “Một vành đai, một con đường” là công cụ thực hiện các mục tiêu phát triển
và tăng cường vị thế của Trung Quốc với tầm nhìn dài hạn.
Con đường tơ lụa trong lịch sử từng là huyết mạch buôn bán, giao thương
thời cổ đại, từng được coi là cầu nối văn minh Đông Tây. Hiện nay, sáng kiến
“Một vành đai, một con đường” không chỉ nhằm tái hiện lịch sử hay kết nối giao


2


thơng, thương mại, mà có mục đích chủ yếu là mở rộng địa bàn ảnh hưởng, tăng
cường vị thế của Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực và nhiều khu vực khác nhau.
Quy mô và cách thức triển khai sáng kiến này cho thấy “Một vành đai, một con
đường” có khả năng tạo ra bước đột phá về ưu thế của Trung Quốc cả về chính trị,
an ninh, kinh tế và văn hóa. Đặt trong bối cảnh sự trỗi dậy của Trung Quốc và xu
hướng chuyển dịch quyền lực trên thế giới, sáng kiến này có thể làm thay đổi
tương quan lực lượng giữa Mỹ và Trung Quốc nếu được thực hiện đúng như kỳ
vọng. Do đó, sáng kiến “Một vành đai, một con đường” có tác động trực tiếp tới
mức độ và phạm vi tranh giành ảnh hưởng giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới.
Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc là một trong những nhân tố góp phần
định hình cục diện thế giới hiện nay. Chính sách của mỗi bên trong quá trình
cạnh tranh ảnh hưởng, cũng như thực trạng cạnh tranh Trung - Mỹ có tác động
đáng kể tới môi trường an ninh, đối ngoại của các nước, đặc biệt là tại châu Á Thái Bình Dương. Đối với Việt Nam, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có
nhiều hành động hung hăng tại Biển Đơng, việc phân tích, đánh giá sáng kiến
“Một vành đai, một con đường” là rất cần thiết. Đồng thời, tác động của sáng
kiến này đối với cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ cũng là một nhân tố cần tính
đến trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của nước ta. Chính vì vậy,
học viên đã quyết định lựa chọn đề tài này cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Sáng kiến “Một vành đai, một con đường” đã thu hút sự quan tâm, chú ý
của giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do q trình triển khai sáng
kiến cịn đang ở giai đoạn vận động tham gia, nên chưa có những cơng trình
nghiên cứu một cách tổng thể, hệ thống về vấn đề này. Các tài liệu tham khảo đa
số là các chuyên đề phân tích và các bài báo khoa học.
Hiện nay đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu trong nước về sáng kiến
này. Cụ thể là Viện nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã


3


hội Việt Nam cũng đã xuất bản các bài báo khoa học như “Bàn về chiến lược
con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI của Trung Quốc” (Đức Cẩn - Phương
Nguyễn), “Một vành đai, một con đường - Nấc thang mới trong cạnh tranh chiến
lược Trung - Mỹ” (Hoàng Huệ Anh) đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc
hay “Chiến lược con đường tơ lụa mới của Trung Quốc” (Trần Ngọc Sơn) đăng
trên Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam. Những nghiên cứu này trình bày một số
nghiên cứu bước đầu về sáng kiến của Trung Quốc, cũng như đánh giá những tác
động mà “Một vành đai, một con đường” đem lại.
Bên cạnh đó, một số tác giả khác tập trung phân tích tiền đề và cơ sở
hoạch định sáng kiến “Một vành đai, một con đường”. Có thể kể đến các bài viết
như “Vấn đề Biển Đông trong cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ” (TS. Nguyễn
Đình Liêm), “Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc: Lý luận, thực tiễn
và kinh nghiệm” (Hoài Nam) đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, cùng
với một số bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đơng Bắc Á như “Một số nhân
tố bên trong tác động đến q trình hoạch định chính sách đối ngoại của Trung
Quốc hiện nay” (TS. Trần Thọ Quang) hay “Chiến lược đối ngoại của Trung
Quốc dưới thời Tập Cận Bình” (Trương Xuân Định).
Ngồi ra, chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc (VECS) thuộc
Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Đại học Kinh tế, Đại học Quốc
Gia Hà Nội đã tổ chức chuỗi seminar về Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược
Trung Quốc. Trong đó, Viện đã đưa ra hai báo cáo với chủ đề “Hai con đường tơ
lụa mới của Trung Quốc: Các mục tiêu kinh tế và chiến lược” của TS. Phạm Sỹ
Thành, Giám đốc VECS, và “Con đường tơ lụa „hai trục‟ mới của Trung Quốc:
Ba cách tiếp cận và một góc nhìn” với diễn giả là TS. Trương Minh Huy Vũ,
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Tp. Hồ Chí Minh (SCIS).


4


Ở ngoài nước, quan điểm và cách đánh giá của nhiều chuyên gia, học giả
quốc tế về Sáng kiến “Một vành đai, một con đường” được nêu lên trong nhiều
bài viết trên các tạp chí nghiên cứu chính sách hàng đầu như The Diplomat,
ChinaUSfocus, The National Interest, Eurasia Review, v.v.. Cụ thể, có thể kể
đến nghiên cứu “The New Silk Road: China‟s Energy Strategy in the Greater
Middle East” (tạm dịch: Con đường tơ lụa mới: Chiến lược năng lượng của
Trung Quốc tại Đại Trung Đông) của tác giả Christina Lin đăng trên Tạp chí
Policy Focus số 109, Viện Chính sách cận Đơng Washington năm 2011, trong đó
phân tích chính sách năng lượng của Trung Quốc trong những năm trở lại đây,
vốn là một trong những cơ sở hình thành nên sáng kiến “Một vành đai, một con
đường”. Bài viết “The New Silk Road: China‟s Marshall Plan?” (tạm dịch: Con
đường tơ lụa mới hay kế hoạch Marshall kiểu Trung Quốc?) của tác giả Shennon
Tiezzi đăng trên The Diplomat tháng 11/2014, đánh giá mục tiêu thực chất của
sáng kiến có nhiều nét tương đồng với ý tưởng “Kế hoạch lớn - Marshall Plan”
của Mỹ. Bài báo “China‟s New Silk Road” (Con đường tơ lụa mới của Trung
Quốc) của tác giả Nadège Rolland, đăng trên The National Bureau of ASIAN
Reseach (Văn phòng nghiên cứu châu Á quốc gia) tháng 2/2015, nhận định tham
vọng của Trung Quốc thông qua “Một vành đai, một con đường” sẽ xây dựng
một châu Á trở thành lục địa hội nhập và phụ thuộc vào đầu máy kinh tế Trung
Quốc, trong khi Mỹ tụt xuống vị trí là một hịn đảo xa xơi, trơi nổi giữa Đại Tây
Dương và Thái Bình Dương. Các bài báo, nghiên cứu của các học giả quốc tế
chủ yếu phân tích bản chất sáng kiến của Trung Quốc khác với những gì nước
này đang tuyên truyền. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều bài viết xem xét tác
động của sáng kiến “Một vành đai, một con đường” đối với thực trạng và triển
vọng cạnh tranh Trung - Mỹ, vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với chính sách
đối ngoại của các nước hiện nay. Do đó, học viên hy vọng sẽ mang đến cách tiếp
cận và những đánh giá, nhận xét mới về chủ để này.



5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có mục đích làm rõ cơ sở hình thành, nội dung và mục tiêu của
sáng kiến “Một vành đai, một con đường”. Trên cơ sở đó, học viên sẽ đánh giá tác
động của sáng kiến này đối với cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ trong thời gian
qua và trong 5 năm tới.
Nhằm thực hiện mục đích nêu trên, học viên cần hồn thành những nhiệm
vụ sau:
(i) Phân tích những nhân tố bên trong và bên ngồi dẫn đến việc hình
thành sáng kiến “Một vành đai, một con đường”;
(ii) Tổng hợp, phân tích các văn bản và phát biểu chính thức của lãnh đạo
Trung Quốc liên quan tới “Một vành đai, một con đường” nhằm làm rõ quá trình
triển khai sáng kiến từ khi được khởi xướng đến nay;
(iii) Phân tích nội dung và mục tiêu của sáng kiến;
(iv) Phân tích thực trạng cạnh tranh Trung - Mỹ và xem xét tác động của
sáng kiến đối với cạnh tranh giữa hai nước.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sáng kiến “Một vành đai, một con
đường”, bao gồm cả Vành đai kinh tế con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên
biển thế kỷ 21, đồng thời nghiên cứu tác động của sáng kiến đối với cạnh tranh
Trung - Mỹ.
Đối với phạm vi nghiên cứu: Về mặt thời gian, đề tài được xem xét trong
giai đoạn từ khi Trung Quốc bắt đầu đề xuất sáng kiến vào năm 2013 đến năm
2016. Về mặt không gian, phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm cả hai con
đường tơ lụa trên bộ và trên biển.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp như phương pháp nghiên cứu lịch



6

sử, phương pháp tổng hợp - phân tích sự kiện và phương pháp phân tích chính
sách. Trong đó, phương pháp nghiên cứu lịch sử được sử dụng để giải thích cơ
sở hình thành sáng kiến và chính sách của Trung Quốc. Phương pháp tổng hợp phân tích sự kiện nhằm xem xét các sự kiện theo trình tự thời gian và hệ thống
hóa để tìm ra mối quan hệ giữa các sự kiện đó. Phương pháp phân tích chính
sách được sử dụng trong việc làm rõ các bước triển khai của Trung Quốc, qua đó
đưa ra những nhận định cụ thể.
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn cung cấp một cách tiếp cận và đánh giá về sáng kiến “Một vành
đai, một con đường”, cũng như tác động của sáng kiến này tới cạnh tranh Trung Mỹ. Luận văn có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo để hỗ trợ cho công
tác giảng dạy, nghiên cứu về chính sách của Trung Quốc, quan hệ Trung - Mỹ và
khu vực Đơng Á.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia thành ba chương có kết cấu như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở hình thành sáng kiến Con đƣờng tơ lụa thế kỷ 21
Học viên phân tích các nhân tố cơ bản dẫn tới việc hình thành nên sáng
kiến “Một vành đai, một con đường”, bao gồm bối cảnh bên trong Trung Quốc
kể từ sau Đại hội Đảng XVIII năm 2012, những thay đổi về môi trường an ninh,
đối ngoại của Trung Quốc và những điểm mới trong quan điểm, chính sách của
nước này.
Chƣơng 2: Q trình thúc đẩy và triển khai sáng kiến
Chương 2 tập trung phân tích nội dung và mục tiêu của sáng kiến theo
hoạch định của lãnh đạo Trung Quốc, cũng như quá trình triển khai sáng kiến,
bao gồm các biện pháp đối nội, đối ngoại và các dự án thực tế. Trên cơ sở đó,
học viên tổng hợp, phân tích những mục tiêu của sáng kiến “Một vành đai, một


7


con đường”.
Chƣơng 3: Tác động của sáng kiến đối với cạnh tranh Trung - Mỹ
Trên cơ sở phân tích thực trạng cạnh tranh Trung - Mỹ trong vòng năm
năm trở lại đây, chương 3 sẽ phân tích những tác động của sáng kiến đối với
cạnh tranh Trung - Mỹ.
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu đầu tay của tác giả, vì vậy chắc
chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong muốn nhận được những ý
kiến đóng góp q báu của thầy cơ và bạn bè để hồn thiện hơn nữa chất lượng
của luận văn.


8

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH SÁNG KIẾN
“MỘT VÀNH ĐAI, MỘT CON ĐƢỜNG”
1.1. Bối cảnh trong nƣớc Trung Quốc kể từ Đại hội XVIII (năm 2012)
Sáng kiến “Một vành đai, một con đường” là một trong những chiến lược
quan trọng nhất của lãnh đạo Trung Quốc trong nhiệm kỳ hiện nay. Sáng kiến
này đã được hình thành trên cơ sở những nhân tố bên trong và bên ngoài của
Trung Quốc.
1.1.1. Sự chuyển giao quyền lực sang thế hệ lãnh đạo thứ 5
Tính đến nay, Trung Quốc đã trải qua bốn thế hệ lãnh đạo với những lãnh
đạo cao nhất bao gồm Mao Trạch Đơng, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và
Hồ Cẩm Đào. Năm 2012, Đại hội Đảng lần thứ XVIII Đảng Cộng sản Trung
Quốc đánh dấu sự khởi đầu cho một thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc, hay
còn gọi là thế hệ lãnh đạo thứ năm, với Tập Cận Bình vừa là Tổng Bí thư, vừa là
Chủ tịch nước của thế hệ này. Quá trình lịch sử cho thấy sự tiếp nối liên tục giữa
các thế hệ lãnh đạo, mỗi thế hệ có những hạt nhân điển hình, trở thành đặc trưng

của nền chính trị Trung Quốc. Dưới góc độ đối ngoại, dù thế hệ lãnh đạo nào, ai
làm hạt nhân thì đều có chung quan điểm nhất quán về cơ chế, mục tiêu, cách
thức triển khai đường lối đối ngoại nhất định, tạo thành bản sắc của nền ngoại
giao Trung Quốc. Tuy nhiên, đội ngũ lãnh đạo mới của Trung Quốc, đặc biệt là
cá nhân Tập Cận Bình, có một số điểm khác biệt nổi bật so với các thế hệ trước,
cụ thể là:
Thứ nhất, thế hệ lãnh đạo thứ năm của Trung Quốc hiện nay có mức độ
tập trung quyền lực cao hơn so với các thế hệ trước. Quyền lực trong xã hội
Trung Quốc hiện đại được tập trung với tốc độ khác nhau. Đối với hầu hết các
nhà lãnh đạo, quyền lực được tập trung với tốc độ ổn định. Mao Trạch Đông
phải mất vài năm, trải qua một cuộc hành quân kéo dài, một cuộc nội chiến với


9

Quốc dân Đảng và phân định biên giới với Nhật Bản rồi mới trở thành lãnh tụ
của Trung Quốc. Sau nhiều thăng trầm, Đặng Tiểu Bình trở thành lãnh đạo tối
cao của đất nước khi đưa ra chính sách “cải cách mở cửa” năm 1978 giúp Trung
Quốc trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế
giới. Cịn Tập Cận Bình, chỉ trong vịng hai năm kể từ khi giữ cương vị Chủ tịch
nước, đã thâu tóm được quyền kiểm sốt lớn hơn hai người tiền nhiệm trước đó
của mình là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Tập Cận Bình hiện đang là người
đứng đầu của chín tổ chức quyền lực nhất Trung Quốc. Ông là chủ tịch Trung
Quốc, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch Quân ủy Trung ương và là người
đứng đầu của ít nhất 6 Ủy ban cấp cao (bao gồm: Ủy ban giám sát an ninh quốc
gia, Ủy ban chính sách đối ngoại, Ủy ban an ninh mạng, Ủy ban cải cách tồn
diện, Ủy ban hệ thống phịng thủ và Ủy ban cải tổ quân đội). Mới đây nhất, ông
còn giữ thêm chức vụ Tổng chỉ huy các lực lượng tác chiến, kiểm soát chặt chẽ
cả lực lượng quân đội Trung Quốc.
Trên thực tế, Tập Cận Bình đã củng cố quyền lực nhanh hơn bất kỳ nhà

lãnh đạo nào từ thời Đặng Tiểu Bình. Trong hệ thống lãnh đạo tập thể, ở Trung
Quốc có sự phân chia rõ ràng về công việc và quyền lực trong Ủy ban Thường
vụ Bộ Chính trị. Tuy nhiên, Tập Cận Bình dường như đã thay đổi, kiểm soát
quyền hạn của những người trong ủy ban và tham gia nhiều hơn vào việc hoạch
định chính sách kinh tế khi nắm vai trị đứng đầu lực lượng điều hành cải cách.
Vị trí này trước đây vốn do Thủ tướng đảm nhiệm, song có thể thấy vai trò của
Thủ tướng đương nhiệm Lý Khắc Cường là mờ nhạt hơn so với những người
tiền nhiệm trước đây. Ngoài ra, với việc cắt giảm số lượng thành viên của Ban
thường vụ từ 9 xuống 7 thành viên, Bộ Chính trị đã rút ngắn con đường đi đến
đồng thuận và một lần nữa nhấn mạnh yếu tố quyết đoán trong lãnh đạo, nhằm
cải thiện việc áp dụng các chính sách quản lý nhà nước và nhanh chóng đưa ra
các điều chỉnh cần thiết cho các vấn đề kinh tế chính trị hiện tại.


10

Bên cạnh đó, một yếu tố khác giúp cho hình ảnh của Chủ tịch Tập Cận
Bình trở nên nổi bật hơn hẳn là nhờ vai trị của truyền thơng Trung Quốc. Các
nhà nghiên cứu tại Đại Học Hồng Kông đã chỉ ra rằng Tập Cận Bình được nhắc
đến trên tờ Nhân dân Nhật báo (cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung
Quốc) nhiều hơn bất kỳ vị lãnh đạo hàng đầu nào từ sau Mao Trạch Đông [80].
Cụ thể, trong vòng 18 tháng kể từ khi nhậm chức, cái tên Tập Cận Bình được
nhắc đến 4,186 lần trên 8 trang đầu của Nhân dân Nhật báo. Con số này nhiều
hơn cả số lượng gộp lại của Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân trong cùng thời
gian, và thực tế tần số này chỉ kém cố Chủ tịch Mao Trạch Đơng. Thậm chí, hơn
10 triệu bản in các phát biểu của Tập Cận Bình (A Reader of General-Secretary
Xi Jinping's Important Speeches) đã được các nhà tuyên truyền Trung Quốc bán
hết trong một thời gian ngắn. Những biện pháp tuyên truyền này cho thấy Tập
Cận Bình nỗ lực xây dựng hình ảnh cá nhân, mong muốn sánh ngang với vai trò
của các vị lãnh đạo tiền nhiệm như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.

Thứ hai, thế hệ lãnh đạo thứ năm của Trung Quốc còn thể hiện sự kiên
quyết chưa từng có trong đấu tranh chống tham nhũng. Chủ tịch Tập Cận Bình
được đánh giá là sẵn sàng mạnh tay với nạn tham nhũng trong các doanh nghiệp
và trên chính trường. Vào năm 2012, khi chuẩn bị tiếp quản chức vụ Tổng Bí thư
Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã nhận định rằng nếu trong vịng 3
năm mà khơng giành được lịng dân thì chỉ trong 10 năm Đảng Cộng sản Trung
Quốc có thể sẽ bị lưu vong. Ông cũng tuyên bố chỉ có tiến hành chống tham
nhũng mạnh mẽ và nhanh chóng đưa ra những thành tựu lớn mới có thể giảm bớt
được sự bất mãn của người dân đối với tệ nạn tham nhũng của Đảng, tiếp tục
đảm bảo vị thế của Đảng Cộng sản Trung Quốc [26]. Sau khi nhậm chức từ năm
2012, Tập Cận Bình đã bắt tay cải tổ nhân lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc
trên diện rộng, loại trừ quan tham thông qua chiến dịch chống tham nhũng “đả
hổ diệt ruồi”. Theo Báo cáo của Ủy ban kỷ luật Trung ương (CCDI) Đảng Cộng
sản Trung Quốc, tính riêng trong năm 2015, Ủy ban này đã tiến hành bắt giữ,


11

điều tra gần 300,000 quan chức, trong đó hơn 200,000 quan chức nhận các án
phạt nhẹ, đồng thời 80,000 quan chức phải nhận các hình phạt nghiêm khắc [88].
Ngồi ra từ đầu năm 2016 đến nay, thêm 160,000 quan chức đã bị kỷ luật vì các
hành vi liên quan đến tham nhũng.
Trong đó đáng chú ý nhất là trường hợp của nguyên Ủy viên thường vụ
Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang. Từ trước đến nay ln có một quy tắc bất thành
văn đối với các quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đó là các cá nhân chỉ
cần đã từng là cựu quan chức của Bộ Chính trị sẽ khơng bị truy cứu. Do đó, từ
khi Đảng Cộng sản được thành lập 65 năm nay, chưa có một ủy viên Bộ Chính
trị nào bị điều tra vì tội tham nhũng, và việc Chu Vĩnh Khang bị điều tra sẽ tạo ra
một tiền lệ mới [88]. Ngoài ra, việc một vị quan chức của Bộ Chính trị liên quan
đến tham nhũng dù đã nghỉ hưu nhưng vẫn bị xử lý được xem là một thay đổi

lớn trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thậm chí, Bí thư Uỷ ban Kỷ luật
Trung ương Trung Quốc Vương Kỳ Sơn sau đó còn tiến hành điều tra các tay
chân và người thân của Chu Vĩnh Khang nhằm “nhổ cỏ tận gốc”, không những
tạo thành một chuỗi các bằng chứng vững chắc mà còn cho thế giới thấy được
quyết tâm chống tham nhũng tuyệt đối của Tập Cận Bình.
Những nỗ lực của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng thế hệ lãnh
đạo thứ năm của ơng cho thấy rằng phịng chống tham nhũng mới là con đường
cứu đảng cứu nước. Tân Hoa Xã đã nhận định chống tham nhũng là để dọn
đường cho cải cách và thúc đẩy nhà nước pháp trị [30]. Đây cũng là quan điểm
chính thức của lãnh đạo Trung Quốc. Thực tế, chiến dịch chống tham nhũng vừa
nhằm khẳng định vai trị và uy tín của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vừa là cơng
cụ để Tập Cận Bình tập trung quyền lực, thể hiện rõ tham vọng tạo ra dấu ấn và
sự khác biệt so với những người lãnh đạo tiền nhiệm. Sự khác biệt đó cịn được
thể hiện qua những nội dung mới trong định hướng đối nội và đối ngoại của thế
hệ lãnh đạo thứ năm (được phân tích trong các mục tiếp theo).


12

1.1.2. Định hướng mới trong phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc
Kể từ năm 1978, chính quyền Trung Quốc đã cải cách từ một nền kinh tế
kế hoạch hóa tập trung theo mơ hình Liên Xơ sang một nền kinh tế theo định
hướng thị trường trong khi vẫn duy trì thể chế chính trị do Đảng Cộng sản Trung
Quốc lãnh đạo. Mơ hình phát triển này được gọi là “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc
Trung Quốc” do Đặng Tiểu Bình khởi xướng. Trải qua gần 40 năm cải cách,
Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể. Các cải cách quyết liệt đã
giúp hàng triệu người thoát nghèo, đưa tỷ lệ nghèo từ 53% dân số năm 1981
xuống còn 8% vào năm 2001. Theo Báo cáo cơng tác Chính phủ Trung Quốc,
tính từ khi chuyển sang cải cách mở cửa cho tới năm 2010, kinh tế Trung Quốc
tăng bình quân hàng năm 9,8%, riêng 10 năm đầu thế kỷ XXI tăng bình quân

hàng năm trên 10% [24; tr.5].
Tuy nhiên những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc
đã chậm lại, giảm sút so với những năm trước. Theo Báo cáo cơng tác Chính phủ
Trung Quốc, từ năm 2011 kinh tế nước này bắt đầu quá trình giảm tốc: 2011:
9,3%; 2012: 7,7%; 2013: 7,7%; 2014: 7,3% [24; tr.5]. Thực tế, sau những bước
nhảy vọt thần kỳ và tốc độ tăng trưởng nhanh đến chóng mặt, nền kinh tế Trung
Quốc đang bắt đầu bộc lộ một số điểm yếu như thị trường chứng khốn khơng
ổn định, sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các vùng miền, và vấn đề ô nhiễm
môi trường ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống người dân. Trong khi tổng
lượng kinh tế đứng thứ 2 thế giới thì thu nhập bình quân đầu người của Trung
Quốc mới đứng ở vị trí 77 trên thế giới. Những vấn đề trong tầng sâu của nền
kinh tế và những rào cản về thể chế là hai khó khăn chủ yếu mà Trung Quốc phải
vượt qua trong quá trình chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế.
Trong bản Báo cáo công tác của Chính phủ năm 2015-2016 do Thủ tướng
Lý Khắc Cường trình bày trước kỳ họp thứ tư Quốc hội Trung Quốc khố XI,
chính phủ nước này cũng đã thừa nhận rằng “trong sự phát triển của đất nước
vẫn tồn tại không ít khó khăn và vấn đề,(…) tổng kim ngạch xuất nhập khẩu


13

giảm,(…) mâu thuẫn giữa thu và chi ngân sách nổi cộm, các lĩnh vực như tài
chính tồn tại hiểm hoạ rủi ro; các lĩnh vực quần chúng nhân dân quan tâm như y
tế, giáo dục, dưỡng lão, an toàn vệ sinh thực phẩm, dược phẩm, phân phối thu
nhập, quản lý đô thị vẫn tồn tại nhiều vấn đề, thời tiết sương mù ô nhiễm nghiêm
trọng vẫn xảy ra tại một số khu vực [24; tr.6]. Bên cạnh đó, Báo cáo của Chính
phủ cũng cho biết dự kiến thâm hụt tài chính năm 2016 là 2,180 tỷ Nhân Dân Tệ
(NDT), tăng 560 tỷ NDT (3%) so với năm 2015. Trong đó, thâm hụt ngân sách
Trung ương là 1,400 tỷ NDT, địa phương là 780 tỷ NDT. Thứ trưởng Bộ Tài
Chính Trung Quốc Chu Quang Diệu trả lời phóng viên cho biết, con số 3% thâm

hụt tài chính đưa ra là để ứng phó với thách thức kinh tế trong và ngồi Trung
Quốc, trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc áp lực đi xuống ngày càng lớn [69].
Trong Báo cáo, Thủ tướng Trung Quốc cũng trình bày các chỉ tiêu phát
triển kinh tế - xã hội mà nước này đã đạt được trong năm 2015, nhấn mạnh kinh
tế vận hành trong phạm vi hợp lý; tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 67,700 tỷ
Nhân dân tệ, tăng 6,9%; sản lượng lương thực tăng 12 năm liên tục; chỉ số giá
tiêu dùng tăng ở mức thấp; tạo thêm 13,12 triệu việc làm mới ở thành phố. Mặc
dù vậy, đã có nhiều ý kiến trái chiều của giới nghiên cứu về thực trạng kinh tế
Trung Quốc qua các con số do chính phủ nước này công bố. Một số nhà kinh tế
Trung Quốc cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2015 dao động
trong khoảng 6,5%-6,9%. Trong khi đó, nhiều nhà nghiên cứu ở phương Tây không
tin vào con số 6,9%, cho rằng năm 2015 kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng
khoảng 4-5%, thậm chí cịn thấp hơn nhiều1. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khó xác
định và chúng ta chỉ có thể bình luận trên cơ sở những số liệu thống kê được đưa ra
chính thức từ Chính phủ Trung Quốc.
Vào quý II năm 2010, GDP của Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản, chính
thức đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Đây là kết quả
1

Cơ quan tư vấn Anh Fathom Consulting cho rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2015 chỉ dao động ở
mức 2-4% [24; tr.7].



×