Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Hiệp định EVFTA và những tác động đối với xuất khẩu gạo việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.09 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
*****

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HIỆP ĐỊNH EVFTA VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI
XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Lê Minh Tuấn
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Quang Huy

Lớp khóa học

: QH-2017E KTQT CLC 1

Ngành

: Kinh tế Quốc tế

Hệ

: CTĐT CLC

Hà Nội - Tháng 11 năm 2020


ii

MỤC LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. v
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 3
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................... 3
6. Đóng góp của đề tài................................................................................... 5
7. Cấu trúc bài nghiên cứu ............................................................................ 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU........ 6
1.1 Khái quát Hiệp định EVFTA .................................................................. 6
1.2 Tổng quan về gạo của Việt Nam ........................................................... 10
1.2.1. Vài nét về gạo ................................................................................ 10
1.2.2. Vai trò của gạo đối với nền kinh tế ............................................... 12
1.3 Lý luận chung về xuất khẩu .................................................................. 13
1.3.1. Khái niệm xuất khẩu ..................................................................... 13
1.3.2. Các hình thức xuất khẩu nơng sản ................................................ 14
1.3.3. Vai trị của xuất khẩu nơng sản .................................................... 14
1.4. Đặc điểm và thói quen tiêu dùng của thị trường gạo EU..................... 16
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị
trường EU .................................................................................................... 20
1.5.1. Yếu tố trong nước .......................................................................... 20
1.5.2. Yếu tố ngoài nước ......................................................................... 21
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................... 23


iii


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
SANG EU TRƯỚC VÀ SAU KHI HIỆP ĐỊNH EVFTA CÓ HIỆU LỰC
......................................................................................................................... 24
2.1. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU ............. 24
2.1.1. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trước khi Hiệp định EVFTA
có hiệu lực ............................................................................................... 24
2.1.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam khi Hiệp định EVFTA
chuẩn bị và chính thức có hiệu lực ......................................................... 29
2.2. Nhận xét về thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường
EU................................................................................................................ 39
2.2.1. Thuận lợi ....................................................................................... 40
2.2.2. Khó khăn ....................................................................................... 41
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................... 43
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT
KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU THỜI GIAN TỚI 44
3.1 Cơ hội và thách thức khi xuất khẩu gạo................................................ 44
3.1.1. Cơ hội ............................................................................................ 44
3.1.2. Thách thức ..................................................................................... 45
3.2 Kiến nghị giải pháp và định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới . 46
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................... 48
KẾT LUẬN .................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50


iv

DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa


CAGR

Tốc độ tăng trưởng hàng năm kép
(Compounded Annual Growth rate)

EC

Ủy ban các cộng đồng châu Âu (Europe
Commission)

EU

Liên minh châu Âu (European Union)

EVFTA

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt
Nam và Liên minh Châu Âu (EU –
Vietnam Free Trade Agreement)

EVIPA

Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam –
EU (EU-Vietnam Investment Protection
Agreement)

FTA

Hiệp định Thương mại Tự do (Free

Trade Agreement)

TPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (Trans-Pacific Partnership
Agreement)

TRQ

Hạn ngạch thuế quan (Tariff-Rate
Quota)

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới (World
Trade Organization)


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng biểu

Trang

Bảng 1.1: Một số loại gạo chủ yếu của Việt Nam

10


Bảng 1.2: Thị trường gạo châu Âu: 4 quốc gia nhập khẩu gạo nhiều
nhất châu Âu giai đoạn 2016-2018

18

Bảng 2.1: Số liệu thống kê sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của
Việt Nam sang một số thị trường EU năm 2015

26

Bảng 2.2: Số liệu thống kê sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang
các thị trường EU 5 tháng đầu năm 2017

27

Bảng 2.3: Số liệu thống kê sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang
các thị trường EU năm 2017

28

Bảng 2.4: Các mặt hàng gạo được hưởng ưu đãi về HNTQ

30

Bảng 2.5: Xuất khẩu gạo sang các nước châu Âu 8 tháng đầu năm
2020

33

Bảng 2.6: Sản lượng, trị giá và đơn giá xuất khẩu gạo 9 tháng đầu

năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019

37

Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị
trường chiếm thị phần nhỏ tại EU

37

Biểu đồ 1.1: Biểu đồ thể hiện 4 quốc gia có sản lượng nhập khẩu gạo
nhiều nhất châu Âu giai đoạn 2016-2018 (triệu tấn)

19

Biểu đồ 1.2: Thị trường gạo châu Âu: Thị phần tiêu thụ gạo của các
nước trong EU, năm 2018 (%)

20

Biểu đồ 2.1: Top 10 thị trường Việt Nam xuất khẩu với giá cao nhất 9
tháng 2020 (USD/tấn)

36


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình cơng nghiệp hóa hiện và hiện đại hóa, việc mở cửa giao

thương là vấn đề tất yếu cho mỗi quốc gia. Việt Nam với nguồn nhân lực dồi dào,
tài nguyên phong phú, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất và canh tác
các sản phẩn nông nghiệp. Việt Nam đang trong thời kỳ mở cửa kinh tế nên tận
dụng hết các lợi thế so sánh của mình.
Sau khi gia nhập các Tổ chức kinh tế lớn, vấn đề giao thương từng bước
trở nên thuận lợi, các chính sách ngoại thương theo hướng mở cửa, giảm và tiến
tới xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Các hàng rào bảo hộ tinh vi
hơn, các yêu cầu chất lượng khắt khe hơn, mức độ cạnh tranh lớn hơn sẽ được
các nước dựng lên. Trong đó, lương thực là ngành rất quan trọng trong việc cung
cấp nguồn lương thực cho thị trường trong nước và thị trường nước ngồi. Bởi
lẽ Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn nhân công dồi dào xuất phát
truyền thống từ một nền nông nghiệp lâu đời. Sản phẩm ngày càng đạt tiêu chuẩn
chất lượng, khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Ngành lương thực có vai trị
rất quan trọng trong việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu của cả nước, một phần
trong đó phải nói đến các mặt hàng gạo. Lúa gạo là mặt hàng thuộc an ninh lương
thực quốc gia, trong quá khứ người dân luôn phải đối diện với sự thiếu ăn, thì
hiện nay Việt Nam đã có được bình qn lương thực trên 525 kg/đầu người, nằm
trong số ba quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới1 cũng như việc được cơng
nhận là có chất lượng gạo ngon nhất thế giới.
Việc xuất khẩu gạo trước giờ luôn tăng cả về sản lượng và chất lượng,
nhưng gạo Việt Nam vẫn còn đang vướng mắc trước ngưỡng cửa của Liên Minh
châu Âu (EU). Việc EU đưa ra các quy định đối với việc xuất khẩu gạo của các
nước gây khơng ít trở ngại cho Việt Nam trong việc thâm nhập vào thị trường
khó tính này. Các mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang EU luôn phải chịu các
1

/>

2


mức thuế rất cao. Từ ngày 1/8/2020, việc Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam
– EU (EVFTA) có hiệu lực sẽ đưa thuế suất về 0% đối với một số các mặt hàng
gạo tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam gia tăng
kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế2. Tuy nhiên, Hiệp định có hiệu lực là
một lợi thế nhưng biết tận dụng lợi thế hay không nằm ở bản thân các doanh
nghiệp Việt có biết điều chỉnh phù hợp để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của Hiệp
định đưa ra hay không. Tác động của Hiệp định đối với việc xuất khẩu gạo và
nền kinh tế Việt Nam như thế nào? Do đó em, đã quyết định thực hiện đề tài: “
Hiệp định EVFTA và những tác động đối với xuất khẩu gạo Việt Nam.”
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a, Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam trước và sau khi ký kết Hiệp định
Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) diễn ra như thế nào?
- Hiệp định EVFTA chuẩn bị và sau khi có hiệu lực tác động như thế nào đến
tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam?
- Đề xuất giải pháp và định hướng cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam thời
gian tới như thế nào?
b, Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu sẽ đưa ra thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam tình hình
trước, chuẩn bị và sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, phân tích tác động của
Hiệp định EVFTA đối với việc xuất khẩu gạo của Việt Nam, từ đó đề ra các giải
pháp và định hướng cho gạo Việt Nam xuất khẩu trong thời gian tới.
c, Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về Hiệp định EVFTA và tác
động của Hiệp định đối với xuất khẩu gạo Việt Nam.

2

luc-cua-viet-nam-duoc-huong-loi-tuevfta-326217.html



3

- Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam trước, chuẩn bị
và sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
- Đề xuất các giải pháp cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệp định EVFTA và tác động đối với xuất khẩu gạo
của Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: Xoay quanh Việt Nam và các quốc gia EU
+ Thời gian: Trước khi ký kết Hiệp định (từ năm 2015-30/06/2019), chuẩn bị có
hiệu lực và sau khi Hiệp định có hiệu lực.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, sử dụng nguồn dữ liệu
thứ cấp thu thập thông tin, thông qua sách, các tài liệu báo mạng, các bài nghiên
cứu, luận án, luận văn tốt nghiệp, các nguồn trang web chính thống từ các tổ
chức, các cơ quan bộ ngành của Việt Nam như (Hiệp hội Lương thực Việt Nam,
Tổng cục Hải quan, Bộ Công Thương, vietnordic.com,…)
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Gạo là an ninh lương thực quốc gia, ngành sản xuất và xuất khẩu gạo có
vai trị hết sức quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội của nước ta, Hiệp định
EVFTA có hiệu lực mang lại nhiều triển vọng mới cho việc xuất khẩu gạo, do đó
xuất khẩu gạo được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Hiện có rất nhiều các
nghiên cứu về nội dung Hiệp định EVFTA, tác động của Hiệp định đến xuất khẩu
của Việt Nam. Các nghiên cứu đã cung cấp thông tin khá cụ thể về Hiệp định
cũng như việc tác động đến ngành xuất khẩu của Việt Nam.
ThS. Lê Thị Vân Anh – Trần Thị Thu Huyền (Khoa Kinh tế cơ sở, Trường
Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp), luận văn thạc sỹ: “Đề xuất giải pháp
thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam” được đăng trên Tạp Chí Cơng

Thương ngày 30/05/2020.


4

Luận án đã tập trung phân tích thực trạng về sản lượng lúa gạo giai đoạn
2015-2019, trình bày chi tiết sự tăng giảm về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang các thị trường trên thế giới . Trên cơ sở đó đề xuất một số
giải pháp nhằm xuất khẩu bền vững cho gạo Việt Nam cho Nhà nước cũng như
các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu lúa gạo.
TS. Đặng Thị Huyền Anh (Bộ môn Kinh tế - Học viện Ngân Hàng), luận
án “Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU: Thực trạng và giải
pháp” được đăng trên Tạp Chí Cơng Thương ngày 27-09-2017.
Luận án đã chỉ ra thực trạng chung trong việc xuất khẩu hàng hóa nơng
sản, đưa ra những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường EU. Dựa vào đó tác giả đã gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao
công nghệ, năng suất và chất lượng cho nông sản Việt Nam.
ThS. Nguyễn Thị Thu Trang (Khoa Kinh tế cơ sở, Trường Đại học Kinh
tế - Kỹ thuật công nghiệp), luận án: “Những tác động từ Hiệp định EVFTA đến
tăng trưởng kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2020”
Luận án đã chỉ ra những tác động của Hiệp định EVFTA đến tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Đồng thời đưa ra những kiến nghị và
giải pháp cho các lĩnh vực. Tuy nhiên, những con số tác giả đưa ra chỉ nằm ở
mức kỳ vọng thay đổi sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
TS. Nguyễn Thị Thanh Tâm (Khoa Kinh tế Chính trị, Học viện Chính trị
khu vực I), luận án: “Tác động của Hiệp định EVFTA đến kinh tế Việt Nam và
một số giải pháp đề xuất”
Luận án đã chỉ ra được tác động tích cực khi Hiệp định EVFTA có hiệu
lực đến nhiều mặt của nền kinh tế, cùng với đó nêu ra thách thức đặt ra khi phải
tuân thủ nghiêm ngặt các quy định khi thâm nhập vào thị trường EU. Tác giả đã

đề xuất các giải pháp để có thể tận dụng tối đi những lợi ích mà EVFTA có thể
mang lại.


5

Tác giả Nguyễn Đặng Kim Chi (Bộ môn Kinh tế - Trường Đại học Cơng
Đồn), luận án: “Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho ngành Lúa gạo Việt
Nam”
Bài nghiên cứu đã phân tích những cơ hội, thách thức cùng chính sách
quyết liệt của Chính phủ hỗ trợ cho ngành lúa gạo. Đề xuất một số giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu cho ngành lúa gạo Việt Nam
Bộ Kế hoạc và Đầu tư, bài viết: “Cơ hội và thách thức cho Việt Nam khi
hiệp định EVFTA có hiệu lực”.
Bài viết đã đưa ra kỳ vọng mà Hiệp định EVFTA mang lại cho Việt Nam,
cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong xuất nhập khẩu sao cho đáp ứng
được các nhu cầu của đối tác đến từ các nước thành viên EU.
6. Đóng góp của đề tài
- Làm rõ vai trò và các vấn đề của Hiệp định EVFTA.
- So sánh kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các quốc hia EU
trước, chuẩn bị sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực
- Đưa ra các giải pháp và định hướng để nhắm đến đích là đáp ứng các
yêu cầu xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU.
7. Cấu trúc bài nghiên cứu
- Bài nghiên cứu được chia ra làm 3 phần chính: Mở đầu, nội dung và kết
luận. Nội dung được chia thành 3 chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam
sang thị trường EU
- Chương 2: Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU trước và sau khi
Hiệp định EVFTA có hiệu lực

- Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam sang
thị trường EU thời gian tới


6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG EU
1.1 Khái quát Hiệp định EVFTA
Theo WTO Center: “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU
(EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU.
EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hai FTA
có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới
nay.3
Tháng 10 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch Châu
Âu (EU) đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt
Nam và EU (EVFTA) sau khi hai Bên hồn tất các cơng việc kỹ thuật.
Thực hiện chỉ đạo của hai Nhà Lãnh đạo, Việt Nam và EU đã chính thức
tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA vào ngày 26 tháng 6 năm 2012.
Sau gần 3 năm đàm phán, với 14 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ ở cấp
Bộ trưởng, cấp Trưởng đoàn và các nhóm kỹ thuật, Việt Nam và EU đã đạt được
thỏa thuận nguyên tắc về toàn bộ các nội dung cơ bản của Hiệp định.
EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích
cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO).4
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU –
Vietnam Free Trade Agreement), gọi tắt là Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu
lực từ ngày 1/8/2020. EVFTA sẽ thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt
Nam sang châu Âu, từ đó mở ra những triển vọng to lớn cho nền kinh tế Việt

Nam.

3
4

/> />

7

Ngày 1/12/2015 EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày
1/2/2016 văn bản hiệp định đã được công bố. Ngày 26/6/2018, một bước đi mới
của EVFTA được thống nhất. Theo đó, EVFTA được tách làm hai Hiệp định,
một là Hiệp định Thương mại (EVFTA), và một là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư
(EVIPA); đồng thời chính thức kết thúc q trình rà sốt pháp lý đối với Hiệp
định EVFTA. 8/2018, q trình rà sốt pháp lý đối với EVIPA cũng được hoàn
tất.
Hai Hiệp định được ký kết ngày 30/6/2019. EVFTA và EVIPA được phê
chuẩn bởi Nghị viện châu Âu vào ngày 12/2/2020, và được Quốc hội Việt Nam
phê chuẩn vào ngày 8/6/2020. Ngày 30/3/2020, Hội đồng châu Âu cũng đã thơng
qua EVFTA. Đối với EVFTA, do đã hồn tất thủ tục phê chuẩn, Hiệp định này
đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Đối với EVIPA, về phía EU, Hiệp
định sẽ cịn phải được sự phê chuẩn tiếp bởi Nghị viện của tất cả 27 nước thành
viên EU (sau khi Vương quốc Anh hoàn tất Brexit) mới có hiệu lực. 5”
Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ
kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định
chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa
thương mại, các biện pháp vệ sinh an tồn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật
trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam
kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp
nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền

vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý - thể chế.6 Một số nội
dung của Hiệp định:
➢ Gần như dỡ bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan: EU sẽ xóa bỏ tới 99,2%
số dịng thuế cho hang hóa Việt Nam sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Số dịng thuế cịn lại (0,8%) bao gồm một số sản phẩm nông-lâm-thủy sản như

5

/> />6


8

gạo, đường ,cá viên, cá ngừ, trứng tỏi, ngô,… được áp dụng hạn ngạch thuế quan
với mức thuế trong hạn ngạch là 0% , Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu
đối với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch xuất khẩu của EU
ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương
đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu.
Sau 10 năm, mức xóa bỏ này tương ứng là 98,3% số dịng thuế và 99,8% kim
ngạch xuất khẩu của EU. Việc giảm thuế không áp dụng với một số kim loại
quặng quý hiếm. Khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU ta áp dụng lộ trình
xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng TRQ theo cam kết WTO.;
7

➢ Cắt giảm hàng rào phi thuế quan: Việt Nam sẽ gắn kết chặt chẽ hơn
với các tiêu chuẩn quốc tế về xe cơ giới và dược phẩm. Do đó, các sản phẩm của
EU (đã tuân thủ các tiêu chuẩn này) sẽ không yêu cầu thêm các thủ tục thử
nghiệm và chứng nhận của Việt Nam. Việt Nam cũng sẽ đơn giản hóa và chuẩn
hóa các thủ tục hải quan;
➢ Cải thiện khả năng tiếp cận các thị trường dịch vụ của Việt Nam: FTA

sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty EU hoạt động trong các lĩnh vực
bưu chính, ngân hàng, bảo hiểm, mơi trường và các dịch vụ khác của Việt Nam;
➢ Thúc đẩy phát triển bền vững: FTA bao gồm các cam kết thực hiện
các tiêu chuẩn cốt lõi của Tổ chức Lao động Quốc tế (ví dụ, về quyền tự do gia
nhập các tổ chức cơng đồn độc lập - có khả năng thay đổi đáng kể do Việt Nam
hiện nay khơng có bất kỳ cơng đồn nào như vậy) và các cơng ước của Liên hợp
quốc (ví dụ: về chống biến đổi khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học);
➢ Tiếp cận đầu tư: Các lĩnh vực sản xuất của Việt Nam như thực phẩm,
săm lốp, vật liệu xây dựng sẽ mở cửa cho đầu tư của EU; bảo vệ đầu tư: IPA

7

/>

9

thành lập Tòa án đầu tư và Tòa phúc thẩm để giải quyết các tranh chấp giữa các
nhà đầu tư EU và các cơ quan chức năng của Việt Nam (và ngược lại).8
➢ Sở hữu trí tuệ: Cam kết về sở hữu trí tuệ của Hiệp định EVFTA gồm
cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và
chỉ dẫn địa lý, v.v... Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là
phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
➢ Mua sắm của Chính phủ: Cam kết trong lĩnh vực Mua sắm của Chính
phủ mà Việt Nam và EU thống nhất nhằm tăng cường tính minh bạch, hiệu quả
của mua sắm công, đảm bảo chi tiêu hiệu quả ngân sách Nhà nước. Theo đó,
Chương Mua sắm của Chính phủ trong Hiệp định EVFTA gồm 2 phần chính:
- Các quy định chung về quy tắc, thủ tục áp dụng trong quá trình lựa chọn
nhà thầu;
- Cam kết mở cửa thị trường mua sắm của Chính phủ của Việt Nam và
EU: bao gồm 2 Phụ lục là cam kết của Việt Nam mở cửa cho nhà thầu EU và 01

Phụ lục là cam kết của EU mở cửa cho nhà thầu Việt Nam.
➢ Hiệp định IPA: Hai bên cam kết sẽ dành đối xử quốc gia và đối xử tối
huệ quốc với đầu tư của nhà đầu tư của Bên kia, với một số ngoại lệ, cũng như
sự đối xử cơng bằng, thỏa đáng, bảo hộ an tồn và đầy đủ, cho phép tự do chuyển
vốn và lợi nhuận từ đầu tư ra nước ngồi, cam kết khơng trưng thu, quốc hữu hóa
tài sản của nhà đầu tư mà khơng có bồi thường thỏa đáng, cam kết bồi thường
thiệt hại phù hợp cho nhà đầu tư của bên kia tương tự như nhà đầu tư trong nước
hoặc của bên thứ ba trong trường hợp bị thiệt hại do chiến tranh, bạo loạn, v.v...9

8

/>9
/>

10

1.2 Tổng quan về gạo của Việt Nam
1.2.1. Vài nét về gạo
Gạo là phần cịn lại của hạt thóc thuộc các giống lúa (Oryza sativa.L) sau
khi đã tách bỏ vỏ trấu, tách một phần hay tồn bộ cám và phơi. Thường có màu
trắng, nâu hoặc đỏ thẫm10
+ Mốt số loại gạo
Bảng 1.1: Một số loại gạo chủ yếu của Việt Nam
Loại gạo

Thành phần hình dáng

Gạo nếp

+ Gạo nếp chứa hàm lượng

amylopectin cao và không chứa
amyloza hoặc chứa không đáng kể.
Amylopectin là thành phần chính
cấu tạo và nhận biết gạo nếp.
Thường thì gạo nếp khơng dùng để
nấu cơm mà chỉ dùng để làm xôi nếp,
làm bánh chưng, bánh giầy và các
loại bánh khác.
+ Gạo nếp có kích thước lớn hơn gạo
thường, hạt to và tròn hơn. Thời gian
sinh trường và thu hoạch lâu hơn các
loại gạo khác.

Gạo tẻ

+ Gạo tẻ là loại gạo thông dụng và
được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
So với gạo nếp thì gạo tẻ chứa hàm
lượng dinh dưỡng cao hơn. Các chất

10

/>

11

có trong gạo tẻ gồm tinh bột, Protein,
Vitamin, B1, Canxi…. Là thực phẩm
bổ sung lượng dinh dưỡng chính cho
cơ thể.

+ Gạo tẻ được trồng phổ biến ở
những khu vực có kiểu khí hậu nhiệt
đới gió mùa như Châu Á, Châu Phi
hay cả Châu Mỹ.
Gạo lứt

+ Là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu,
chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Đây
là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc
biệt là các nguyên tố và nguyên tố vi
lượng. Các chất có trong gạo lứt gồm
tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ
cùng các vitamin như B1, B2, B3.
Các

axit

như

vitamin

B5,

paraaminobenzoic (PABA), folic
(vitamin M), phytic; các nguyên tố
vi lượng như canxi, sắt, magiê,
selen, glutathion (GSH), kali và
natri.
+ Gạo lức có nhiều loại phân biệt
theo màu sắc như gao lức đỏ, gạo lức

đen. Ngoài là thực phẩm gạo lức còn
được dùng làm thực phẩm chức năng
dành cho người bị bệnh tim và ung
thư.


12

Gạo trắng

+ Gạo trắng có hàm lượng dinh
dưỡng thấp hơn các loại gạo khác vì
trong quá trình xay để tách vỏ trấu và
xát để loại bỏ lớp cám làm mất đi rất
nhiều thành phần dinh dưỡng. Ngoài
ra tỉ lệ dinh dưỡng trong gạo trắng
còn phụ thuộc khi trồng ở khu vực
và vị trí địa lý nào.
Nguồn: evfta.moit.gov.vn

1.2.2. Vai trị của gạo đối với nền kinh tế
❖ Đối với nền kinh tế thế giới
Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào sự gia tăng năng suất (tức là đầu ra
trên một đơn vị đầu vào khan hiếm) và cải thiện hiệu quả (giảm chi phí trên một
đơn vị đầu ra) trong tồn bộ nền kinh tế. Do đó, tăng trưởng của một nền kinh tế
nói chung phụ thuộc vào sự tăng trưởng của các thành phần riêng lẻ của nó. Vì
lúa gạo là một thành phần chính của tất cả các nền kinh tế ở Châu Á, điều đó có
nghĩa là việc tăng năng suất của lúa gạo sẽ đóng góp vào việc tăng khả năng cạnh
tranh trong sản xuất lúa gạo và phát triển kinh tế nói chung. Lúa chiếm khoảng
30% diện tích đất canh tác ở Châu Á (hơn 137 triệu ha). Khoảng 94% lượng nước

ngọt rút ở Nam Á và 81% ở Đơng Á và Thái Bình Dương được sử dụng cho nông
nghiệp, chủ yếu là trồng lúa.
Khoảng 3 tỷ người trên thế giới phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng từ gạo,
những người nghèo với thu nhập thấp chi tiêu tới 20-40% thu nhập cho tiêu thụ
gạo. Khu vực các nước Đông Nam Á sản xuất và tiêu thụ trên 90% tổng lượng
gạo tiêu thụ toàn cầu.11 Các nước tiêu thụ gạo nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ
và Indonesia,… Hiện nay, nhu cầu của người dân trên thế giới ngày càng cao,
việc không chỉ dừng lại ở các loại gạo để ăn mà còn đòi hỏi những loại gạo cao

11

“Rice in human nutrition” by Food and Agriculture Organization of the United Nations


13

sản. Chính vì vậy, gạo khơng chỉ đóng vai trị quan trọng trong khẩu phần ăn
hang ngày mà còn quan trọng đối với nền kinh tế của các nước đặc biệt là các
nước châu Á.
❖ Đối với nền kinh tế Việt Nam
Với một đất nước hơn 70% dân số sống bằng nghề nơng, Việt Nam có ưu
thế đảm bảo an ninh lương thực hơn phần lớn các nước đang phát triển ở châu Á
và có vai trị ngày càng tăng trong hỗ trợ an ninh lương thực cho các quốc gia
khác.12
Sau hơn 10 năm kể từ năm 2009, sản lượng lúa gạo của Việt Nam tăng từ
38.9 triệu tấn năm 200913 lên 43,8 triệu tấn năm 201914, tăng 11.18% Thì hiện
nay năng suất lúa của Việt Nam cao nhất Đông Nam Á, đạt 5,6 tấn/ha, gần gấp
đôi so với Thái Lan và gấp 1,5 lần so với Ấn Độ và có sản lượng xuất khẩu lớn.
Do thực hiện các chương trình lương thực, Việt Nam đã từ nước chủ yếu nhập
khẩu thành nước xuất khẩu các mặt hàng gạo chủ yếu. Gạo nằm trong số 7 mặt

hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm. 15
1.3 Lý luận chung về xuất khẩu
1.3.1. Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu là vận chuyển các hàng hóa và dịch vụ ra khỏi thẩm quyền của
một quốc gia. Người bán hàng hóa, dịch vụ đó được gọi là một nhà xuất khẩu và
có trụ sở tại các nước xuất khẩu trong khi người mua ở nước ngồi có trụ sở được
gọi là nhà nhập khẩu. Trong thương mại Quốc tế, “xuất khẩu” được đề cập đến
là việc bán hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước đến thị trường khác. (Joshi,
Rakesh Mohan, 2005. Internation Marketing. Trang 503-520)

12

/>13
/>14
/>15
cap-nhat/thang-du-xuat-khau-chin-thang-len-ky-luc-17-ti-usd-13170.html


14

Xuất khẩu là hình thức bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ
sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là các
hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa (hữu hình lẫn vơ hình) trong nước. Khi sản
xuất phát triển và trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia có lợi, hoạt động này mở
rộng phạm vi ra ngồi biên giới của quốc gia hoặc thị trường nội địa.
1.3.2. Các hình thức xuất khẩu nơng sản
➢ Xuất khẩu trực tiếp
Là hình thức xuất khẩu nơng sản, trong đó người bán và người mua quan
hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín) để bàn bạc thỏa
thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác.

➢ Xuất khẩu gián tiếp
Là hình thức mua bán nông sản trên phạm vi quốc tế được thực hiện nhờ
sự giúp đỡ của nhân tố trung gian thứ ba và nhân tố này sẽ được hưởng một khoản
tiền nhất định từ hoạt động mua bán trên. Nhân tố trung gian phổ biến trong các
giao dịch quốc tế là đại lý và mơi giới.
➢ Hình thức tái xuất khẩu
Là hình thức thực hiện xuất khẩu trở lại sang các nước mua khác những
nông sản đã mua mà chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Mục đích của thực hiện
giao dịch tái xuất khẩu là mua nông sản ở nước này rồi bán với giá cao hơn ở
nước khác và thu về số tiền lớn hơn số vốn đã bỏ ra ban đầu.16
1.3.3. Vai trò của xuất khẩu nông sản
Đối với Việt Nam, xuất khẩu nông sản là nguồn thu lớn và có vai trị rất
quan trọng như:
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển theo
hướng sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực và lợi thế của quốc gia.
- Tác động tích cực và có hiệu quả đến việc nâng cao đời sống của nhân
dân trên cơ sở tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

16

/>

15

- Góp phần giữ ổn định nền kinh tế của đất nước.
- Góp phần mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường
địa vị kinh tế của quốc gia trên thị trường thế giới.17
❖ Vai trò của xuất khẩu gạo
Gạo là sản phẩm qaun trọng trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của
con người nên nhu cầu về tiêu thụ và sử dụng gạo là không thể thiếu. Sản xuất

lúa gạo là một phần tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế chung của một đất
nước. Nhưng để có thể sản xuất gạo phục vụ cho nhân dân không phải do ý muốn
chủ quan của các nhà lãnh đạo các cấp mà phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố,
điều kiền tự nhiên, nhất là về thời tiết, khí hâu và đất đai. Việt Nam có mặt thuận
lợi về điều kiện tự nhiên và khí hậu, cịn trên thế giới, do sự phân bố về đất đai
và điều kiện tự nhiên không đồng đều nên việc sản xuất lúa gạo không cho phép
ở mức sản lượng cao và đi kèm đó là chất lượng gạo kém. Mặt khác, trình độ
phát triển kinh tế khơng đều, những nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản
xuất lúa gạo thường là những nước có nền cơng nghiệp kém phát triển, việc có
được nguồn ngoại tệ để đầu tư vào các nguồn máy móc cơng nghệ cao phục vụ
việc tăng gia sản xuất lúa gạo thì xuất khẩu là việc cần thiết. Thể hiện ở việc:
- Sự nghiệp phát triển kinh tế phụ thuộc nhiều vào nguồn ngoại tệ mà xuất
khẩu gạo là giải pháp tốt cho việc tạo ra nguồn ngoại tệ phát triển kinh tế đất
nước.
- Xuất khẩu gạo một mặt cải thiện cán cân thương mại, mặt khác là điều
kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại.
- Xuất khẩu gạo tạo điều kiện thu về nguồn ngoại tê, từ đó đẩy mạnh đầu
tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ việc sản xuất trong nước, nâng cao năng
suất và chất lượng lúa gạo.

17

/>

16

1.4. Đặc điểm và thói quen tiêu dùng của thị trường gạo EU
Mặc dù không phải là cây lương thực chính tại châu Âu, cây lúa được
trồng ở khoảng 27 quốc gia Châu Âu với diện tích khoảng 450.000 ha đất. Khu
vực này sản xuất khoảng 70% tổng lượng gạo tiêu thụ và sản lượng trung bình

hàng năm là 3,1 triệu tấn. Mức tiêu thụ bình quân đầu người hàng năm là 3,5-5
kg ở các nước không trồng lúa và 6-18 kg ở Nam Âu. EU tự túc về gạo khoảng
70% trong đó Ý và Tây Ban Nha là những nước trồng lúa chính, chiếm 80% tổng
sản lượng của EU. Các khu vực trồng lúa khác là Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Pháp,
Nga, Romania, Bulgaria và Hungary. Khu vực này phụ thuộc vào nhập khẩu gạo
Indica hạt dài đặc sản, chẳng hạn như basmati và jasmine từ Ấn Độ và Pakistan.
Châu Âu nhập khẩu khoảng 0,67 triệu tấn trong niên vụ 2015-2016, cũng trong
giai đoạn này thì Anh là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của EU với 154.204
tấn, tiếp đến là Pháp, Hà Lan, Đức, Ba Lan và cuối cùng là Ý.18
Ý là nước sản xuất lúa hàng đầu của châu Âu chiếm 50%19 tổng sản lượng
với tổng diện tích trồng lúa là khoảng 220.000 ha.20 Cây này được trồng chủ yếu
ở lưu vực Po (Piedmont, Lombardy, Venetia và Romagna). Các vùng khác
(Tuscany, Latium, Sardinia, v.v.) chỉ cung cấp phần bổ sung. Nhà sản xuất gạo
thứ hai (chiếm khoảng 30%) của châu Âu là Tây Ban Nha với 117.000 ha. Hai
khu vực sản xuất lúa gạo chính là Andalusia và Estremadura, nơi sản lượng thay
đổi đáng kể từ năm này sang năm khác do nguồn nước thất thường. Gạo cũng
được sản xuất ở Valencia, đồng bằng châu thổ Ebro và vùng Navarre được cung
cấp nước ổn định hơn. Diện tích sản xuất lúa của Hy Lạp trước đây rất phân tán
nhưng hiện nay được trồng chủ yếu ở phía Bắc, tập trung xung quanh
Thessaloniki và Serres (80.000 ha).21 Bồ Đào Nha là quốc gia sản xuất lúa gạo

18

/>
19

/>20Imports%20Pick%20up%20as%20Production%20Declines_Madrid_Portugal_11-13-2017.pdf
20
/>21
is-the-history- of-rice-in-greece/



17

đứng thứ 4 của EU chiếm 6% tổng sản lượng, khoảng 26.000 ha năm 201722, tập
trung ở ba vùng - Coimbra, đồng bằng Tagus phía đơng bắc Lisbon, và các thung
lũng Sado và Guadiana.  Pháp, toàn bộ sản lượng (15.000 ha) tập trung ở vùng
Camargue nằm ở châu thổ sông Rhone (Số liệu năm 2017).23 Trường hợp của
các nước trồng lúa nhỏ khác của EU là Bulgaria, Romania và Hungary cũng vậy.
Tất cả các khu vực trồng lúa này đều nằm ở giới hạn phía bắc của vùng
trồng lúa tự nhiên và phải chịu những hạn chế giống nhau: mùa vụ văn hóa ngắn
(tháng 5 đến tháng 9), nhiệt độ thấp ở các cực của chu kỳ, nắng thất thường và
thu hoạch thường xuyên bị cản trở bởi mưa. Do đó, các giống cụ thể đã được lai
tạo, sử dụng chủ yếu nhóm di truyền japonica ơn đới. Đây là giống có chu kỳ
ngắn (100 - 120 ngày), chịu rét rất tốt ở tất cả các giai đoạn, chống chịu sâu bệnh
hại chính. Về điều kiện phù sa, lúa chủ yếu được trồng trên đất có kết cấu mịn,
thốt nước kém với các loại đất cứng không thấm nước và đất sét không thực sự
phù hợp với các loại cây trồng khác. Một số loại đất có cát trên bề mặt nhưng
bên dưới là đất cứng.
Hai hạn chế lớn khác là
➢ Thiếu nước và sự gia tăng liên quan đến áp lực cỏ dại và độ mặn của
đất, đặc biệt là ở các vùng ven biển


Các quy định ngày càng khắt khe hơn của EU về việc sử dụng thuốc

trừ sâu, do đó làm giảm đáng kể số lượng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật.
Japonica là gạo truyền thống của EU, chiếm khoảng 75% tổng sản
24


lượng , ban đầu có hạt trịn đến dài vừa, dễ dính khi nấu chín . Các giống đặc
sản địa phương được đánh giá cao tại thị trường địa phương, đặc biệt khi chúng
được gắn với Tên gọi Nguồn gốc được Bảo hộ nhấn mạnh nguồn gốc địa phương
của chúng và đặc điểm kỹ thuật thân thiện với môi trường của các hoạt động

22

/>20Imports%20Pick%20up%20as%20Production%20Declines_Madrid_Portugal_11-13-2017.pdf
23
/>24
/>

18

trồng trọt. Tuy nhiên, nhu cầu đối với loại hạt dài, gạo đặc sản lạ như gạo Basmati
và gạo Jasmine, và gạo hữu cơ đang tăng nhanh với mức tăng tiêu thụ gạo ở châu
Âu, 6% mỗi năm.
Thị trường gạo châu Âu có thể được chia thành hai loại gạo chính, gạo
Japonica và gạo Indica . Gạo Japonica là loại gạo truyền thống của châu Âu,
chiếm khoảng 75% sản lượng gạo của châu Âu, châu Âu tự cung tự cấp và do đó
thậm chí cịn là nước xuất khẩu rịng. Mặt khác, gạo Indica được biết đến là loại
gạo truyền thống của châu Á, chiếm khoảng 25% sản lượng gạo của châu Âu.25
Phần lớn nhập khẩu gạo của châu Âu chủ yếu ở Tây Âu, với Pháp và Đức
là những nhà nhập khẩu lớn nhất.26 Pháp và Hà Lan là những nước nhập khẩu
gạo lớn nhất từ các nước đang phát triển. Hà Lan có một hệ thống giao thơng
đường biển mạnh mẽ, tạo thành một điểm nhập cảnh quan trọng cho gạo vào
châu Âu từ các nước đang phát triển. Các giống lúa quan trọng được châu Âu
nhập khẩu là gạo Indica hạt dài và các giống thơm (basmati, jasmine, v.v.). Ấn
Độ, Pakistan, Thái Lan và Campuchia là một số nước xuất khẩu gạo lớn ở châu
Âu.27

Bảng 1.2: Thị trường gạo châu Âu: 4 quốc gia nhập khẩu gạo nhiều
nhất châu Âu giai đoạn 2016-2018
Đơn vị: Triệu tấn

25
26
27

Năm

Pháp

Đức

Hà Lan

Ý

2016

0.57

0.47

0.27

0.22

2017


0.57

0.44

0.32

0.24

2018

0.56

0.43

0.31

0.22

/> /> />

19

0.6
0.5
0.4
0.3
0.2
0.1
0
2016

2017
2018

Pháp
0.57
0.57
0.56

Đức
0.47
0.44
0.43
2016

2017

Hà Lan
0.27
0.32
0.31

Ý
0.22
0.24
0.22

2018

Biểu đồ 1.1: Biểu đồ thể hiện 4 quốc gia có sản lượng
nhập khẩu gạo nhiều nhất châu Âu giai đoạn 20162018 (triệu tấn)

Nguồn: UN COMTRADE, Mordor Intelligence
Ý- Quốc gia tiêu thụ gạo lớn nhất
Tiêu thụ gạo ở Ý đạt 937.893,7 nghìn USD vào năm 2018, đạt tốc độ
CAGR là 4,8%, trong giai đoạn dự báo. Risotto là một trong những món ăn Ý
tiêu biểu và được ăn rộng rãi nhất, và nhu cầu của món ăn này đã tăng lên nhanh
chóng ở người tiêu dùng Ý.28 Người tiêu dùng Ý cho rằng gạo và ngũ cốc tốt cho
sức khỏe hơn mì ống. Do ý thức về sức khỏe ngày càng tăng của người tiêu dùng
Ý, họ đang cắt giảm và hạn chế lượng mì ống trong chế độ ăn uống của mình,
đồng thời chuyển sang tiêu thụ các loại ngũ cốc lành mạnh hơn, bao gồm cả gạo.
Do sở thích của người tiêu dùng thay đổi và lối sống thay đổi, các công ty địa
phương trong nước luôn tham gia vào việc đổi mới liên tục thích ứng với nhu cầu
của người tiêu dùng hiện đại. Ví dụ, cơng ty Ý, Riso Bello đã thêm món risottos
ăn liền mới vào dịng sản phẩm của mình.

28

/>

20

5.8
10.3
43.4

15.2
8.8
16.5

Ý


Đức

Bỉ

Hà Lan

Tây Ban Nha

Các nước khác

Biểu đồ 1.2: Thị trường gạo châu Âu: Thị phần
tiêu thụ gạo của các nước trong EU, năm 2018
(%)
Nguồn: UNCOMTRADE, Mordor Intelligence
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường
EU
1.5.1. Yếu tố trong nước
Việt Nam có điều kiện tự nhiên hồn tồn thích hợp cho sản xuất lúa. Ví
dụ như Đồng bằng sơng Cửu Long có nhiệt độ trung bình cả năm trong khoảng
27,50C, do lượng phù sa thượng nguồn của song Đồng Nai, Cửu Long và nước
biển bồi đắp nên tạo nhiều song rạch và phì nhiêu, do đó lúa gạo được tạo điều
kiện thuận lợi khi nuôi trồng ở đây.
Nguồn cung lao động dồi dào, chi phí lao động thấp: Việt Nam có dân số
trên 90 triệu người, 49% trong độ tuổi lao động, 70% dân số sống ở nơng thơn.
Bên cạnh đó, tiền lương cho lao động trong khu vực nông nghiệp tương đối thấp.
Lợi thế này giúp giảm chi phí nhân cơng trong sản xuất. Chỉnh phủ đã liên tục
sửa đổi và ban hành các chính sách để bổ sung hồn thiện phù hợp với thực tế
phát triển của Ngành như Nghị định 41/2010/NĐ-CP 29ngày 12/4/2010 về chính
29


/>

×