1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 ................................................................................................... 9
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ PHÁP LUẬT
VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ............................................................................. 9
ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU .......................... 9
1.1. Tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu ........................... 9
1.1.1. Khái niệm chung về đơn vị sự nghiệp có thu ................................. 9
1.1.2. Lý luận chung về quyền tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
có thu.................................................................................................... 17
1.2. Pháp luật về tự chủ tài chính áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp có
thu ............................................................................................................ 26
1.2.1. Sự cần thiết khách quan của việc điều chỉnh bằng pháp luật vấn đề
tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu ............................... 26
1.2.2. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về tự chủ tài chính trong
các đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt nam ................................................ 30
1.2.3. Nội dung pháp luật về quyền tự chủ tài chính áp dụng đối với các
đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam ...................................................... 41
CHƢƠNG 2 ................................................................................................. 50
THỰC TRẠNG VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TRONG CÁC ĐƠN VỊ ............................................ 50
SỰ NGHIỆP CÓ THU Ở VIỆT NAM.......................................................... 50
2.1. Thực trạng pháp luật về tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu
ở Việt Nam trong thời gian qua ................................................................ 50
2.2. Những định hƣớng hoàn thiện pháp luật tự chủ tài chính đối với các
đơn vị sự nghiệp có thu ............................................................................ 67
2.3. Những giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật về tự chủ tài chính trong
các đơn vị sự nghiệp có thu ...................................................................... 77
KẾT LUẬN .................................................................................................. 85
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đơn vị sự nghiệp là những tổ chức đƣợc thành lập để thực hiện các hoạt
động sự nghiệp. Những hoạt động này nhằm duy trì và bảo đảm sự hoạt động
bình thƣờng của xã hội, mang tính chất phục vụ là chủ yếu, khơng vì mục tiêu
2
lợi nhuận. Các tổ chức này đƣợc thành lập nhằm thực hiện các hoạt động sự
nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau nhƣ y tế, giáo dục - đào tạo, nghiên cứu
khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể dục thể thao… Thực tế ở Việt nam cho thấy,
các đơn vị sự nghiệp đƣợc thành lập bởi các chủ thể khác nhau nhƣ Nhà nƣớc,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội…
Ở Việt Nam, đơn vị sự nghiệp có nhiều loại. Đó là, các đơn vị sự nghiệp
tự bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động thƣờng xun, đơn vị sự nghiệp tự bảo
đảm một phần chi phí hoạt động thƣờng xuyên và đơn vị sự nghiệp không có
thu hoặc có số thu khơng đáng kể.
Những đơn vị sự nghiệp do Nhà nƣớc quyết định thành lập và trong q
trình hoạt động sự nghiệp đƣợc phép thu phí để bù đắp một phần hay tồn bộ
chi phí hoạt động thƣờng xuyên đƣợc gọi là đơn vị sự nghiệp có thu cơng lập.
Trong thời gian qua, các đơn vị này đã có nhiều đóng góp cho sự ổn định và
phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Nhà nƣớc đã ban hành nhiều quy định
pháp luật điều chỉnh hoạt động của các đơn vị, từng bƣớc tạo điều kiện thuận
lợi cho các đơn vị nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động. Sự ra đời của
Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài
chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP
ngày 25/4/2006 về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,
tổ chức, bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập là sự
cụ thể hóa nội dung cải cách tài chính cơng, một trong bốn nội dung của
chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nƣớc giai đoạn 2001-2010 (ban
hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTG ngày 17/01/2001 của Thủ
tƣớng Chính phủ).
Các văn bản pháp luật hiện hành đã đáp ứng đƣợc phần nào mục tiêu đổi
mới phƣơng thức quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu, tạo mơi
trƣờng pháp lý thuận lợi cho các đơn vị chủ động tổ chức công việc, sắp xếp lại
bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính, hồn thành nhiệm vụ đƣợc
3
giao, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lƣợng cao
cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bƣớc nâng cao thu nhập cho ngƣời lao
động; thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội;
huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự
nghiệp, từng bƣớc xóa bỏ bao cấp từ Ngân sách Nhà nƣớc.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, các văn bản quy phạm
pháp luật về quyền tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu đã bộc lộ
những bất cập nhƣ cịn tản mạn, khơng đồng bộ, chắp vá, thiếu tính thống nhất.
Chẳng hạn, Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về
chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu cơng lập và Thơng tƣ số
25/2002/TT-BTC ngày 21/02/2002 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện
Nghị định số 10/2002/NĐ-CP chỉ đề cập đến quyền tự chủ tài chính đối với
các đơn vị sự nghiệp bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động thƣờng xun. Đối
với các đơn vị sự nghiệp có nguồn thu thấp, chƣa có văn bản quy pháp luật
nào điều chỉnh. Ngồi Nghị định số 10/2002/NĐ-CP quy định về chế độ tài
chính của các đơn vị sự nghiệp có thu cơng lập, cịn có các Nghị định khác
quy định chế độ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong
các lĩnh vực khác nhƣ Nghị định số 115/NĐ-CP/2005 ngày 05/09/2005 của
Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa
học và công nghệ cơng lập, Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/08/1999
của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao… Trong đó, các quy định
thiếu sự thống nhất gây khó khăn trong q trình áp dụng.
Mặt khác, các văn bản quy pháp luật quy định chế độ tài chính đối với
các đơn vị sự nghiệp có thu hiện nay có hiệu lực pháp lý thấp, chủ yếu là các
Nghị định do Chính phủ ban hành, Thơng tƣ do các Bộ quản lý ngành ban
hành. Cụ thể, văn bản quy pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong lĩnh
vực này là Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về
4
chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Nghị định số 115/NĐCP/2005 ngày 05/09/2005 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Nghị định số
43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính trong các đơn vị sự
nghiệp cơng lập… Ngồi ra, phải kể đến số lƣợng không nhỏ các Thông tƣ do
các Bộ ban hành nhằm hƣớng dẫn thực hiện các Nghị định nói trên nhƣ: Thông
tƣ số 25/2002/TT-BTC ngày 21/02/2002, Thông tƣ số 71/2006/TT-BTC ngày
09/8/2006 của Bộ Tài chính, Thơng tƣ liên tịch số 22/2003/TTLT-BTCBKHCN-BNV ngày 24/03/2003 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn chế độ quản lý
tài chính đối với các tổ chức khoa học và cơng nghệ hoạt động có thu… Thực
tế cho thấy, các văn bản quy phạm pháp luật trên chƣa thực sự phát huy vai
trị của mình trong việc chuyển đổi phƣơng thức quản lý tài chính của các đơn
vị sự nghiệp có thu.
Bên cạnh đó, một số quy định chƣa phù hợp với sự vận hành của nền kinh
tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Nhiều quy định về chế độ thu phí
trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo… đã trở nên lạc hậu, không tạo điều kiện
cho các đơn vị thực hiện quyền tự chủ tài chính (nội dung này sẽ đƣợc phân
tích trong Luận văn).
Những bất cập của hệ thống pháp luật về quyền và tự chủ tài chính đối với
các đơn vị sự nghiệp có thu ít nhiều đã gây cản trở cho cơng cuộc cải cách hành
chính Nhà nƣớc nói chung và cải cách tài chính cơng nói riêng. Xuất phát từ
vai trò của hoạt động sự nghiệp, từ nhu cầu khách quan đổi mới phƣơng thức
quản lý tài chính và thực trạng pháp luật về tự chủ tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp có thu, việc bổ sung, sửa đổi và từng bƣớc hoàn thiện pháp luật trong
lĩnh vực này là hết sức cần thiết. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài " Pháp luật
về tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam" để làm luận
văn tốt nghiệp của mình, hy vọng đƣợc đóng góp một số ý kiến nhỏ trong quá
5
trình hồn thiện pháp luật về tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu
cơng lập ở nƣớc ta.
2. Tình hình nghiên cứu
Tự chủ tài chính là một phạm trù khá mới. Việc giao quyền tự chủ tài
chính cho đơn vị sự nghiệp có thu mới đƣợc triển khai áp dụng ở nƣớc ta từ
năm 2002. Các cơng trình nghiên cứu xung quanh vấn đề này cịn khá khiêm
tốn, trong đó đáng chú ý là đề tài cấp Bộ năm 2004 "Hoàn thiện cơ chế
quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu trong lĩnh vực giáo dục, y
tế và văn hoá" của tiến sỹ Nguyễn Ngơ Thị Hồi Thu. Cơng trình nghiên
cứu này đã phân tích những thành cơng của việc giao quyền tự chủ tài chính
đối với một số đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo
dục đƣợc chọn thí điểm áp dụng. Đồng thời, đánh giá những hạn chế trong
các quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định tại Nghị định số
10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng
cho đơn vị sự nghiệp có thu cơng lập và Thơng tƣ số 25/2002/TT-BTC ngày
21/02/2002 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐCP.
Tiếp đó, PGS.TS Bạch Thị Minh Huyền đã chủ trì đề tài cấp Bộ năm
2005 "Cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu và giải pháp đổi
mới cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập". Cơng
trình nghiên cứu này đã mở rộng phạm vi nghiên cứu, khẳng định việc giao
quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu cơng lập của Nhà
nƣớc là chủ trƣơng hồn tồn đúng đắn, phù hợp với điều kiện nền kinh tế
thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay. Đồng thời, đƣa
ra những giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị này.
Ngoài ra, phải nhắc đến đề tài cấp cơ sở năm 2004 "Cơ chế tài chính
đối với các viện nghiên cứu hoạt động theo mơ hình sự nghiệp khoa học
có thu" của Th.S Nguyễn Văn Thuyết. Cơng trình này đi sâu phân tích các
6
quy định của Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ
về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu cơng lập hoạt động
trong lĩnh vực khoa học – kỹ thuật ở Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng
áp dụng các quy định về chế độ tài chính của các Viện nghiên cứu, cơng trình
đã đƣa ra các đề xuất sửa đổi các quy định hiện hành nhằm tạo điều kiện cho
các đơn vị này có thể thực hiện quyền tự chủ ở mức cao nhất.
Bên cạnh đó, tác giả Hồng Minh Hảo thực hiện thành công đề tài cấp
cơ sở năm 2004 "Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn tài
chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu". Tác giả đi sâu phân tích thực
trạng sử dụng các nguồn tài chính trong hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
có thu theo quy định của Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của
Chính phủ. Đồng thời, có các kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả sử dụng các
nguồn tài chính trong hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung.
Nhìn chung, các cơng trình khoa học đó chỉ mới phân tích, đánh giá
dƣới góc độ kinh tế - tài chính để rút ra kết luận chủ trƣơng giao quyền tự
chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu là hồn tồn đúng đắn; nêu
những bất cập trong cơ chế tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có
thu và giải pháp đổi mới cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
cơng lập. Các cơng trình đó chƣa đề cập tới thực trạng pháp luật về tự chủ tài
chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu cũng nhƣ những thuận lợi, khó khăn
trong áp dụng và giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.
Trong lĩnh vực pháp lý, Tiến sỹ luật học Nguyễn Thị Thƣơng Huyền
đã đề cập tới một số vƣớng mắc trong áp dụng pháp luật về quyền tự chủ tài
chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu và hƣớng nghiên cứu hồn thiện trong
bài viết đăng trên tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số 12/2004 "Những vấn đề
pháp lý đặt ra khi áp dụng cơ chế tự chủ về tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp có thu và hướng nghiên cứu hoàn thiện". Tuy nhiên, vấn đề chỉ
đƣợc bàn đến một cách khái quát trong khuôn khổ một bài báo.
7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nhƣ tên đã trình bày, đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm nhiều loại. Song,
đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chế độ pháp lý về tự chủ tài chính đối với đơn
vị sự nghiệp có thu cơng lập, tức là các đơn vị sự nghiệp đƣợc các cơ quan
Nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định thành lập và trong quá trình hoạt động sự
nghiệp đƣợc phép thu phí để bù đắp một phần hoặc tồn bộ chi phí hoạt động
thƣờng xun. Đề tài không đề cập tới các quy định về quản lý tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp có thu ngồi cơng lập cũng nhƣ các đơn vị sự nghiệp
cơng lập nhƣng khơng có thu.
Trong quản lý tài chính, đơn vị sự nghiệp có thu chịu sự điều chỉnh
của nhiều ngành luật khác nhau, nhiều nhóm chế định pháp luật khác nhau,
đề tài chỉ nghiên cứu chế độ pháp lý có liên quan trực tiếp tới việc thực
hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu nhƣ nội dung chủ
yếu của chế độ pháp lý về tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu;
thực trạng chế độ pháp lý về tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có
thu; phƣơng hƣớng và giải pháp hồn thiện chế độ pháp lý trong lĩnh vực
này.
Đề tài cũng chỉ tập trung nghiên cứu chế độ pháp lý về tự chủ tài
chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và
chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu
mơ hình tự chủ tài chính của một số nƣớc trên thế giới.
4. Mục đích nghiên cứu
Với những nội dung đƣợc đề cập trong Luận văn, trƣớc hết tập trung làm rõ
những khái niệm: tự chủ tài chính, pháp luật tự chủ tài chính và phân tích thực
tiễn áp dụng pháp luật về tự chủ tài chính ở Việt Nam trong thời gian qua. Trên
cơ sở đó, mong muốn đƣợc đóng góp một phần nhỏ bé vào q trình hồn thiện
các quy định pháp luật về quyền tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu
ở Việt Nam trong giai đoạn 2005-2010.
8
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở vận dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu khoa học, đặc biệt là các phƣơng pháp: duy vật lịch sử, phân tích tổng hợp, đối chiếu - so sánh, điều tra, thu thập số liệu, mơ tả và khái qt
hóa đối tƣợng nghiên cứu.
6. Kết cấu của Luận văn
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỰ CHỦ
TÀI CHÍNH ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU
1.1. Tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu
1.2. Pháp luật về tự chủ tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có thu
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỰ CHỦ TÀI
CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CĨ THU Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng pháp luật về tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu ở
Việt Nam trong thời gian qua
2.2. Những định hƣớng hồn thiện pháp luật về tự chủ tài chính trong các đơn
vị sự nghiệp có thu
2.3. Những giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật về tự chủ tài chính trong các
đơn vị sự nghiệp có thu
KẾT LUẬN
9
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỰ CHỦ
TÀI CHÍNH VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU
1.1. Tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu
1.1.1. Khái niệm chung về đơn vị sự nghiệp có thu
1.1.1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp có thu
Những năm qua, cùng với quá trình đổi mới kinh tế và thực hiện chƣơng
trình cải cách hành chính, Nhà nƣớc ta đã có nhiều giải pháp nhằm lành mạnh
hố nền tài chính quốc gia, nâng cao chất lƣợng quản lý, sử dụng tiết kiệm và
có hiệu quả nguồn lực của đất nƣớc, thực thi các biện pháp bảo đảm xã hội.
Trong đó, đã có những quy định khẳng định địa vị pháp lý của các đơn vị sự
nghiệp. Đặc biệt, là các quy định pháp luật về quyền tự chủ áp dụng đối với
các đơn vị sự nghiệp có thu.
Đơn vị sự nghiệp là những tổ chức đƣợc thành lập để thực hiện các hoạt
động sự nghiệp. Những hoạt động này nhằm duy trì và bảo đảm sự hoạt động
bình thƣờng của xã hội, mang tính chất phục vụ là chủ yếu, khơng vì mục tiêu
lợi nhuận.
Trong q trình hoạt động, một số đơn vị sự nghiệp đƣợc phép thu phí
để bù đắp một phần hay tồn bộ chi phí hoạt động, đƣợc gọi là đơn vị sự
nghiệp có thu. Đơn vị sự nghiệp có thu có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, đơn vị sự nghiệp có thu là một tổ chức hoạt động theo nguyên
tắc phục vụ xã hội.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, các sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự
nghiệp tạo ra đều có thể trở thành hàng hóa cung ứng cho mọi thành phần trong
10
xã hội. Việc cung ứng các hàng hóa này cho thị trƣờng chủ yếu khơng vì mục
đích lợi nhuận nhƣ hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhà
nƣớc tổ chức, duy trì và tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung cấp các
sản phẩm dịch vụ cho thị trƣờng trƣớc hết nhằm thực hiện vai trò của Nhà nƣớc
trong việc phân phối lại thu nhập. Mặt khác, nhằm thực hiện các chính sách
phúc lợi công cộng của Nhà nƣớc khi can thiệp vào thị trƣờng. Nhờ đó, sẽ hỗ
trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế hoạt động bình thƣờng. Đồng thời, nâng
cao dân trí, bồi dƣỡng nhân tài, bảo đảm nguồn nhân lực, thúc đẩy hoạt động
kinh tế phát triển, bảo đảm và khơng ngừng nâng cao đời sống, sức khỏe, văn
hóa, tinh thần của nhân dân.
Thứ hai, những sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp có thu là sản
phẩm mang lại lợi ích chung, có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với q
trình tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần.
Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra chủ yếu là những giá trị
về tri thức, văn hóa, phát minh, sức khỏe, đạo đức, các giá trị về xã hội... Đây là
những sản phẩm vơ hình và có thể đƣợc sử dụng cho nhiều đối tƣợng trên phạm
vi rộng. Nhìn chung, đại bộ phận các sản phẩm của đơn vị sự nghiệp là sản phẩm
có tính phục vụ, khơng chỉ bó hẹp trong một ngành hoặc một lĩnh vực nhất định.
Mặt khác, các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu chủ yếu tạo ra
các hàng hóa cơng cộng ở dạng vật chất và phi vật chất. Các sản phẩm này
phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình tái sản xuất xã hội. Cũng nhƣ các
hàng hóa khác, sản phẩm của các hoạt động sự nghiệp có giá trị và giá trị sử
dụng. Tuy nhiên, các sản phẩm này có điểm khác biệt là nó có giá trị xã hội
cao. Do đó, các sản phẩm, dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp có thu đƣợc nhiều
ngƣời cùng sử dụng và tái sử dụng đƣợc trên phạm vi rộng.
Hàng hóa cơng cộng có hai đặc điểm là khơng loại trừ và khơng tranh
giành [30. tr 862]. Nói cách khác, đó là những hàng hóa mà khơng ai có thể
loại trừ những ngƣời tiêu dùng khác ra khỏi việc sử dụng nó. Đồng thời, việc
11
sử dụng hàng hố của ngƣời này khơng loại trừ việc sử dụng hàng hố đó của
ngƣời khác.
Việc sử dụng những hàng hóa cơng cộng do hoạt động sự nghiệp tạo ra
làm cho quá trình sản xuất của cải vật chất đƣợc thuận lợi và ngày càng đạt
hiệu quả cao. Chẳng hạn, hoạt động sự nghiệp giáo dục, y tế, thể dục thể thao
đem lại tri thức và bảo đảm sức khỏe cho lực lƣợng lao động, tạo điều kiện
cho lao động có chất lƣợng ngày càng tốt hơn. Hay, hoạt động sự nghiệp khoa
học, văn học, văn hóa thơng tin mang lại hiểu biết cho con ngƣời về tự nhiên,
xã hội tạo ra những công việc mới phục vụ sản xuất và đời sống... Vì vậy,
hoạt động sự nghiệp ln gắn bó hữu cơ và tác động tích cực đến quá trình tái
sản xuất xã hội.
Thứ ba, hoạt động sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp có thu ln gắn
liền với các chƣơng trình phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nƣớc và bị chi
phối đáng kể bởi các chƣơng trình này.
Với thẩm quyền của mình, Chính phủ ln tổ chức, duy trì và bảo đảm
các hoạt động sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Chính phủ đã và đang tổ chức, thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia
nhƣ: Chƣơng trình xóa mù chữ, Chƣơng trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng,
Chƣơng trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, Chƣơng trình phịng chống
AIDS, Chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, Chƣơng trình phủ sóng phát thanh
truyền hình... Những chƣơng trình mục tiêu quốc gia này chỉ có Nhà nƣớc
mới có thể thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả. Thực tế hiện nay cho
thấy, nếu để tƣ nhân thực hiện thì mục tiêu lợi nhuận sẽ lấn chiếm mục tiêu xã
hội, dẫn đến hạn chế việc tiêu dùng sản phẩm hoạt động sự nghiệp. Từ đó,
kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Thực tế, hiện nay có nhiều loại đơn vị sự nghiệp hoạt động ở hầu hết các
lĩnh vực và đƣợc thành lập bởi nhiều loại chủ thể khác nhau. Những đơn vị sự
12
nghiệp có thu đƣợc các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định thành
lập đƣợc gọi là đơn vị sự nghiệp có thu cơng lập.
Đơn vị sự nghiệp có thu công lập đƣợc xác định bởi các dấu hiệu cơ bản
nhƣ sau:
Thứ nhất, đơn vị sự nghiệp có thu do các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm
quyền quyết định thành lập. Căn cứ vào vị trí và phạm vi hoạt động, các đơn
vị sự nghiệp có thu có thể do Thủ tƣớng Chính phủ hoặc Bộ trƣởng Bộ quản
lý ngành hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trực
tiếp ra quyết định thành lập.
Thứ hai, đơn vị sự nghiệp có thu đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ cơ sở vật chất,
bảo đảm kinh phí hoạt động thƣờng xun để thực hiện nhiệm vụ chính trị,
chun mơn đƣợc giao.
Thứ ba, trong quá trình hoạt động, các đơn vị sự nghiệp này có thể đƣợc
Nhà nƣớc cho phép thu một số khoản phí hoặc thu từ hoạt động sản xuất,
cung ứng dịch vụ để bù đắp một phần hoặc tồn bộ chi phí hoạt động, tăng
thu nhập cho cán bộ, viên chức và bổ sung, tái tạo chi phí hoạt động thƣờng
xuyên của đơn vị.
Thứ tư, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp này nhằm cung cấp dịch vụ
sự nghiệp công cho xã hội. Nghĩa là các đơn vị này thực hiện hoạt động sự
nghiệp đƣợc Nhà nƣớc ủy quyền, khơng nhằm mục đích sinh lợi.
Thứ năm, đơn vị sự nghiệp có thu có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và
tài khoản riêng.
1.1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu
Các đơn vị sự nghiệp có thu công lập đƣợc thành lập, hoạt động trên
nhiều lĩnh vực. Dựa vào các tiêu thức khác nhau, các đơn vị sự nghiệp
này đƣợc chia thành các loại sau đây:
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, bao gồm:
13
- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật,
phát thanh, truyền hình.
Các đơn vị này có thể gồm: Trung tâm chiếu phim quốc gia, Nhà văn
hoá, thƣ viện, bảo tồn, bảo tàng, đài phát thanh, đài truyền hình, trung tâm
báo chí xuất bản…
- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo,
bao gồm các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nhƣ
các trƣờng mầm non, tiểu học, trƣờng phổ thông, cơ sở, phổ thông trung học,
trƣờng trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trƣờng cao đẳng, đại học, học
viện, trung tâm đào tạo…
- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này gồm các viện nghiên cứu
khoa học, trung tâm ứng dụng, chuyển giao công nghệ…
- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao.
Trong lĩnh vực đặc thù này, các đơn vị sự nghiệp gồm có các trung tâm huấn
luyện thể dục thể thao, liên đoàn, đội , câu lạc bộ thể dục thể thao…
- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực y tế.
Lĩnh vực y tế là một trong các lĩnh vực hoạt động có liên quan đến mọi
ngƣời dân trong xã hội. Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực này có thể gồm các cơ sở khám, chữa bện nhƣ bệnh viện, phòng khám và
các trung tâm điều dƣỡng, phục hồi chức năng…
- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nhƣ các viện
thiết kế, quy hoạch đô thị, nông thôn, trung tâm bảo vệ rừng, cục bảo về thực
vật, trung tâm nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng, trung tâm dâu, tằm, tơ…
Ngồi các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong các lĩnh vực trên, cịn
có các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc các tổng cơng ty Nhà nƣớc.
Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, bao gồm:
14
- Đơn vị sự nghiệp có nguồn thu tự bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động
thƣờng xun. Đây là các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động.
Nhà nƣớc khơng phải cấp kinh phí bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên cho
đơn vị.
- Đơn vị sự nghiệp có nguồn thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động
thƣờng xuyên.
Đây là đơn vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp, nhƣng chƣa tự trang trải
toàn bộ chi phí hoạt động thƣờng xuyên. Các đơn vị này chỉ bảo đảm một phần
chi phí hoạt động thƣờng xuyên. Phần còn lại đƣợc Nhà nƣớc cấp.
- Đơn vị sự nghiệp có nguồn thu thấp. Đây là các đơn vị sự nghiệp có số
thu bảo đảm từ 10% trở xuống/ tổng số chi bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên
và chi hoạt động dịch vụ. Các đơn vị này và các đơn vị sự nghiệp khơng có
nguồn thu, theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm tồn bộ chi phí
hoạt động thƣờng xuyên.
Căn cứ vào cấp quản lý, bao gồm:
- Đơn vị sự nghiệp có thu do Trung ƣơng quản lý.
Các đơn vị này đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ở Trung quyết
định thành lập, họat động ở các lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, Trung tâm chiếu
phim quốc gia, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam…
- Đơn vị sự nghiệp có thu do địa phƣơng quản lý, ví dụ các nhà văn hố
quận, thành phố, tỉnh…
1.1.1.3. Phân biệt đơn vị sự nghiệp có thu với một số tổ chức khác:
Trƣớc khi có Nghị định 10/CP/2002 của Chính phủ, các đơn vị sự
nghiệp có thu đƣợc quy định về địa vị pháp lý nhƣ các cơ quan quản lý hành
chính Nhà nƣớc. Để có những quy định pháp luật phù hợp, cần thiết phải xác
định rõ sự khác biệt giữa các đơn vị sự nghiệp nói chung và đơn vị sự nghiệp
có thu nói riêng với
một số tổ chức khác.
các cơ quan quản lý hành chính Nhà nƣớc cũng nhƣ với
15
Phân biệt đơn vị sự nghiệp có thu với cơ quan hành chính Nhà nước
Cơ quan quản lý hành chính Nhà nƣớc là một bộ phận cấu thành của bộ
máy Nhà nƣớc, có chức năng quản lý Nhà nƣớc. Các cơ quan này có chức
năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về các dịch vụ công, hoặc thực hiện cung
cấp các dịch vụ hành chính cơng (cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh thƣ nhân dân, giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở, quyền sử dụng đất...). Các cơ quan quản lý hành chính Nhà nƣớc có
nhiệm vụ phục vụ lợi ích cơng, khơng đòi hỏi ngƣời đƣợc phục vụ phải trả thù
lao. Do đó, Nhà nƣớc phải cấp tồn bộ kinh phí để duy trì hoạt động của các
cơ quan này.
Hiện nay, trong quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc, các cơ
quan quản lý hành chính Nhà nƣớc đƣợc phép thu một số loại phí, lệ phí và
đƣợc coi là nguồn bổ sung kinh phí hoạt động. Tuy nhiên, số thu đó cịn hết
sức hạn chế.
Kinh phí Nhà nƣớc cấp cho các cơ quan quản lý hành chính Nhà nƣớc
bao gồm kinh phí hoạt động và các khoản chi đầu tƣ phát triển (chủ yếu là chi
đầu tƣ xây dựng cơ bản). Các khoản kinh phí này thuộc về chi thƣờng xuyên
nên mang tính ổn định cao, thể hiện tính chất tiêu dùng. Do đó, nội dung chi,
cơ cấu chi, mức độ chi … đƣợc thực hiện theo các quy định chặt chẽ của Nhà
nƣớc.
Các đơn vị sự nghiệp có thu công lập là những đơn vị trực thuộc cơ quan
quản lý hành chính Nhà nƣớc, do cơ quan quản lý hành chính Nhà nƣớc có
thẩm quyền thành lập. Đơn vị sự nghiệp có thu cung cấp dịch vụ cơng về y tế,
giáo dục, văn hóa thơng tin, khoa học cơng nghệ, thể dục thể thao... và khơng
có chức năng quản lý hành chính Nhà nƣớc. Đơn vị sự nghiệp có thu chỉ cung
cấp dịch vụ cơng, chứ khơng cung cấp dịch vụ hành chính cơng.
Phân biệt đơn vị sự nghiệp có thu với doanh nghiệp
16
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch
ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích
thực hiện các hoạt động kinh doanh.[3, Điều 4, khoản 1]
Bên cạnh các doanh nghiệp kinh doanh, Nhà nƣớc thành lập các doanh
nghiệp thực hiện cung ứng các dịch vụ cơng ích. Mục đích hoạt động của các
doanh nghiệp này khơng hồn tồn vì mục tiêu lợi nhuận.
Các doanh nghiệp có sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cơng ích
ngồi các quyền và nghĩa vụ quy định chung cho các doanh nghiệp, đƣợc
hạch toán và bù đắp chi phí theo giá thực hiện thầu hoặc thu phí sử dụng dịch
vụ theo quy định tại cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền. Đƣợc bảo đảm thời
hạn sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thích hợp để thu hồi vốn đầu tƣ và
có lãi hợp lý. Sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đủ số lƣợng, đúng chất
lƣợng, thời hạn đã cam kết theo giá hoặc phí do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm
quyền quy định. Bảo đảm các điều kiện công bằng và thuận lợi nhƣ nhau cho
mọi đối tƣợng khách hàng. Chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và khách hàng
về số lƣợng, chất lƣợng, điều kiện cung ứng và giá, phí sản phẩm, dịch vụ
cung ứng. [3, Điều 10]
Nhà nƣớc đầu tƣ vào sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích
thơng qua hình thức giao kế hoạch, đặt hàng hoặc đấu thầu. Tổ chức, cá nhân
thuộc mọi thành phần kinh tế đƣợc bình đẳng tham gia sản xuất, cung ứng sản
phẩm, dịch vụ cơng ích, trừ trƣờng hợp đặc biệt do Chính phủ quy định.[4,
Điều 69]
Nhƣ vậy, đơn vị sự nghiệp có thu chỉ thực hiện cung ứng dịch vụ công,
chứ không cung cấp dịch vụ cơng ích, phi lợi nhuận, có tính chất kinh tế nhƣ
cung cấp điện, nƣớc, vệ sinh môi trƣờng, kết cấu hạ tầng... Dịch vụ này do
doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu của Nhà nƣớc để phục vụ nhân dân.
Phân biệt đơn vị sự nghiệp có thu với các đơn vị dự toán khác
17
Đảng Cộng sản Việt Nam; các tổ chức chính trị - xã hội nhƣ Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội nơng dân Việt Nam... Tuy rằng, quy chế pháp lý về quản lý tài chính
của những đơn vị này đƣợc áp dụng nhƣ các đơn vị sự nghiệp, cơ quan quản lý
hành chính Nhà nƣớc. Nhƣng, đây là các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, khơng phải là các tổ chức đƣợc
Nhà nƣớc quyết định thành lập.
1.1.2. Lý luận chung về quyền tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu
1.1.2.1. Khái niệm tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu
Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu là một phạm trù khá
mới mẻ cả về phƣơng diện lý luận và thực tiễn.
Tự chủ là tự quản lý, điều hành mọi cơng việc của mình, không bị ai chi
phối [40, tr 990].
Tự chủ đƣợc đề cập ở nhiều lĩnh vực hoạt động của các chủ thể trong xã
hội. Có thể là tự chủ của các doanh nghiệp về tổ chức, bộ máy, nhân sự, tài
chính… Trong đó, vấn đề tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có
thu cơng lập ở Việt Nam đƣợc bàn đến trong thời gian gần đây. [30, tr 867]
Tài chính là một phạm trù kinh tế, ra đời, tồn tại và phát triển trên cơ sở
của nền kinh tế tiền tệ. Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm tài
chính. Nhƣng, nhìn chung đều quan niệm tài chính thể hiện ra là sự vận động
của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản ánh tổng hợp các
mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính, thơng qua
việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác
nhau của các chủ thể trong xã hội. [36, tr 13].
Quan niệm về tài chính đƣợc xác định trƣớc hết từ những biểu hiện bên
ngồi của nó. Đó là các hiện tƣợng thu, chi bằng tiền; là sự vận động của các
nguồn tài chính thể hiện ở việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ
18
thể trong xã hội. Chính vì vậy, ngƣời dân thƣờng quan niệm tài chính là “tiền
bạc và sự thu chi nói chung”, hay đó là “việc quản lý thu chi tiền bạc trong
một tổ chức xã hội hay một nƣớc” [36, tr 14]
Mọi hiện tƣợng thu chi bằng tiền của các chủ thể trong xã hội dù là Nhà
nƣớc, doanh nghiệp, các tổ chức khác hay dân cƣ đều có đặc điểm chung là sự
vận động của vốn tiền tệ. Trên thực tế, tài chính thể hiện sự vận động tƣơng
đối của tiền tệ với hai chức năng cơ bản là phƣơng tiện thanh toán và phƣơng
tiện cất trữ. Đặc trƣng riêng có của tài chính là ln gắn với việc tạo lập và sử
dụng các quỹ tiền tệ nhất định trong quá trình phân phối của cải xã hội. Sự
phân phối của tài chính diễn ra ngay tại điểm tiếp giáp của lĩnh vực phân phối
và trao đổi (hoặc phân phối và tiêu dùng) của quá trình tái sản xuất xã hội. Đó
là khi việc thanh tốn tiền mua, bán hàng hoá, dịch vụ đƣợc thực hiện, tạo
thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định.
Mặt khác, tài chính cịn đƣợc xác định bởi nội dung kinh tế bên trong
của nó. Đằng sau các q trình thu chi bằng tiền ở các chủ thể, đã phản ánh
các quan hệ kinh tế rất đa dạng trong quá trình phân phối của cải xã hội dƣới
hình thức giá trị. Đó là sự thể hiện bản chất của tài chính.
Nguồn tài chính là khả năng tài chính của các chủ thể có thể khai thác sử
dụng nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của mình. Nguồn tài chính của các chủ thể
có thể là nguồn tài chính thực tế, đƣợc tồn tại dƣới dạng tiền tệ vận động
trong quá trình kinh tế, hoặc có thể là nguồn tài chính tiềm năng, tồn tại dƣới
dạng tài ngun, bất động sản… Ngồi ra, đó có thể là nguồn tài chính vơ
hình nhƣ quyền sở hữu trí tuệ.
Có nhiều quan điểm về tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu.
Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu là việc trao cho các đơn
vị sự nghiệp quyền chủ động tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm và
có hiệu quả các nguồn tài chính, chủ động tổ chức thực hiện công việc, tuyển
19
dụng lao động, cải thiện thu nhập, bảo đảm quan hệ hợp lý giữa thu nhập và
chất lƣợng, hiệu quả cơng tác. [26]
Tiến sỹ Vũ Đình Ánh, Viện Khoa học Tài chính cho rằng: Bản chất tự
chủ của đơn vị sự nghiệp là quyền tự quyết định mọi vấn đề bên trong đơn vị,
mọi quan hệ của đơn vị với bên ngồi trong khn khổ pháp luật đã quy định,
phù hợp với tiến trình nâng cao dần tính tự chủ mà mức độ cao nhất là tự chủ
hoàn toàn. [27]
Nghĩa là cơ quan quản lý Nhà nƣớc chỉ giữ lại quyền quyết định thành
lập, quyết định giải thể đơn vị sự nghiệp và quyết định bổ nhiệm Thủ trƣởng
đơn vị sự nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị này, bảo
đảm số lƣợng và chất lƣợng các dịch vụ mà đơn vị sự nghiệp cung cấp cho xã
hội.
Theo chúng tơi, tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu là việc
Nhà nước trao cho đơn vị sự nghiệp có thu quyền chủ động trong khai thác,
quản lý, sử dụng các nguồn tài chính nhằm nâng cao chất lượng hoạt động sự
nghiệp và tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức và người lao động trong đơn
vị.
Giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu cũng đồng
nghĩa với việc giảm sự quản lý, sự can thiệp mang tính hành chính của các cơ
quan chủ quản và cơ quan tài chính đối với đơn vị, tạo điều kiện cho đơn vị
sự nghiệp có thu đƣợc chủ động trong thực hiện nhiệm vụ; tổ chức bộ máy,
biên chế; tài chính. Nhà nƣớc chỉ quản lý đơn vị sự nghiệp có thu ở tầm vĩ
mô. Các đơn vị tự quyết định và tự chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc, trƣớc
ngƣời sử dụng dịch vụ do đơn vị cung cấp về các hoạt động của mình.
Nhƣ vậy, thực hiện quyền tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có thu
khơng có nghĩa là các đơn vị này phải hoàn toàn tự thu, tự chi. Đồng thời, tự
chủ tài chính cũng khơng có nghĩa là tự do về tài chính. Pháp luật cho phép
các đơn vị sự nghiệp có thu đƣợc chủ động trong việc huy động, tạo lập
20
nguồn thu và sử dụng có hiệu quả đối với các nguồn thu, từ đó đẩy mạnh sự
phát triển của các hoạt động sự nghiệp, phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
1.1.2.2. Nội dung của quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp có thu
Trên thực tế, quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu
gắn liền với quyền tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy và biên chế. So với
quyền tự chủ trong các hoạt động khác, quyền tự chủ tài chính đối với các đơn
vị sự nghiệp có thu bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, các đơn vị sự nghiệp có thu đƣợc chủ động khai thác các
nguồn thu và quyết định các khoản thu, mức thu trên cơ sở quy định của pháp
luật.
Nhìn chung, nguồn tài chính cơ bản của đa số các đơn vị sự nghiệp có
thu là nguồn từ Ngân sách Nhà nƣớc. Thí dụ, các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt
động trong các lĩnh vực nhƣ: giáo dục, đào tạo; nghiên cứu khoa học; hoạt
động văn hóa, thơng tin; bảo vệ sức khỏe nhân dân; bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên... Ngoài nguồn tài chính do Ngân sách Nhà nƣớc cấp, do sự đặc thù của
hoạt động sự nghiệp trong các lĩnh vực, một bộ phận đơn vị sự nghiệp đƣợc
Nhà nƣớc cho phép khai thác mọi nguồn thu, bảo đảm cho các đơn vị có thể
tự chủ trong hoạt động chi tiêu.
Trong hoạt động thu, đơn vị sự nghiệp có thu đƣợc quyền chủ động đối
với các khoản thu thuộc nguồn thu sự nghiệp của đơn vị. Cụ thể:
Đối với nguồn thu từ phí, lệ phí, đơn vị sự nghiệp có thu đƣợc cơ quan Nhà
nƣớc có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo
mức thu và đối tƣợng thu do Nhà nƣớc quy định. Trƣờng hợp Nhà nƣớc quy
định khung mức thu, các đơn vị căn cứ vào nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động,
khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với
từng loại hoạt động sự nghiệp. Các đơn vị phải bảo đảm thu phí, lệ phí khơng