Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đánh giá tình hình phát triển và khảo sát năng suất chất lượng một số giống cỏ trồng trong nông hộ tại huyện EA KAR pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.48 KB, 9 trang )


TRƯƠNG TẤN KHANH – Đánh giá tình hình phát triển và khảo sát năng suất chất lượng

25

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ KHẢO SÁT NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG
MỘT SỐ GIỐNG CỎ TRỒNG TRONG NÔNG HỘ TẠI HUYỆN EA KAR
Trương Tấn Khanh
Đại học Tây Nguyên
Tác giả liên hệ: Trương Tấn Khanh. Email:
ABSTRACT
Current situation and quantity, quality of some cultivated forages in small hoelder farms at Eakar
districts
The paper was collected information from two study of forage adoption surveys in 2007 and 201, and an
experiment to evaluate the yield and quality of four forage species: Panicum maximum ’Simuang’; Pennisetum
Purpureum ‘Napier’, VA06, Brachiaria ruziziensis x B. decumbens x B. brizantha artificial hybrids. The
objectives study were to evaluate the forage adoption of small livestock keepers and to evaluate the yield and
chemical combines of 4 forage species that high adoption by farmers in the area. The results of study were: 1)
The forage production was sustainable development in Ea Kar, up to 2010, there were 3180 householders planted
forages for their cattle production, 2) The forage species that farmers in Ea Kar selected for their production
were: Panicum maximum ’Simuang’; Pennisetum Purpureum ‘Napier’, VA06, Brachiaria ruziziensis x B.
decumbens x B. brizantha artificial hybrids, Paspalum atratum and Stylosanthes guianensis CIAT 184, 3). The
yield of these forage species were high in intensive production of farmers in Ea Kar (from 56,99 to 64,71 tons of
DM per ha per year, 4) The crude protein content of Panicum maximum at cutting cycle 30 days was highest
(11.02%) compared to other grass species in the experiment.
Key wouds
:
forage adoption, yield, protein
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ea Kar là một huyện nằm ở phía Đông tỉnh Đắk Lắk, diện tích tự nhiên vào khoảng 103.747
ha, dân số 150.000 người, trong đó đồng bào dân tộc ít người chiếm khoảng 25%. Khoảng


70% dân số trong huyện kiếm sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi đại gia súc
là một trong những ngành sản xuất quan trọng của nông dân trong huyện, thu nhập từ chăn
nuôi bò chiếm khoảng 40% thu nhập của nông hộ chăn nuôi (Truong Tan Khanh, 2007).
Trước đây, chăn nuôi trâu, bò chủ yếu theo phương thức truyền thống, nguồn thức ăn cho gia
súc dựa hoàn toàn vào việc chăn thả trên đồng cỏ tự nhiên và một phần nhỏ từ phụ phẩm nông
nghiệp. Việc gia tăng dân số và phát triển nông lâm nghiệp đã làm thu hẹp một cách đáng kể
diện tích chăn thả, điều đó đã đưa người chăn nuôi rơi vào tình trạng khó khăn về thức ăn gia
súc. Từ năm 2000, Khoa chăn nuôi thú y, Trường Đại học Tây Nguyên nhận được các tài trợ
của các tổ chức Quốc tế ADB, IFAD và Viện chăn nuôi đã tiến hành các dự án nghiên cứu và
phát triển cỏ trồng trong chăn nuôi bò nông hộ tại huyện. Theo đánh giá của lãnh đạo và bà
con nông dân huyên Ea Kar thì các dự án nói trên đã góp phần thay đổi các hệ thống chăn
nuôi của huyện theo hướng thâm canh và góp phần nâng cao đời sống của những người chăn
nuôi nhỏ tại địa phương. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành đánh giá tình hình phát
triển và khảo sát năng suất, chất lượng một số giổng cỏ chủ yếu đang được trồng và sử dụng
phổ biến tại địa phương. Qua đó đánh giá được tính bền vững và hiệu quả của các dự án
chuyển giao công nghệ trồng cỏ tại địa phương; Đánh giá năng suất và chất lượng của một số
giống cỏ chủ yếu đang được nông dân chọn lựa và phát triển trong hệ thống canh tác của họ.

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 33. Tháng 12/2011


26



VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ nông dân trồng cỏ và các giống cỏ hòa thảo đang được trồng
và sử dụng trong nông hộ tại Ea Kar: Brachiaria ruziziensis x B. decumbens x B. brizantha

artificial hybrids; Panicum maximum ’Simuang’; Pennisetum Purpureum ‘Napier’;
VARISME số 6; Paspalum atratum; Stylosanthes guianensis CIAT 184.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ năm 2007 (điều tra sự chấp nhận cỏ trồng trong nông hộ) đến
tháng 12 năm 2010 (tiến hành các thí nghiệm khảo sát năng suất và chất lượng một số giống
cỏ), trong khuôn khổ của dự án “Sự chấp nhận cỏ trồng” do IFAD tài trợ từ năm 2007 – 2010,
tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.
Nội dung nghiên cứu
Đánh giá tình hình phát triển các giống cỏ trồng trong nông hộ tại Ea Kar đến năm 2010
Khảo sát năng suất, chất lượng một số giổng đang được trồng phổ biến trong nông hộ
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung đánh giá tình hình phát triển cỏ trồng được thực hiện bằng phương pháp điều tra,
phỏng vấn nông hộ trồng cỏ bằng bảng câu hỏi, trong đợt điều tra toàn diện tất cả 255 thôn,
buôn trong huyện về sự chấp nhận cỏ trồng (forage adoption) năm 2007 và đợt điều tra cuối
dự án 2010. Đánh giá năng suất chất lượng cỏ trồng được thực hiện bằng phương pháp bố trí
thí nghiệm trên đồng ruộng của nông hộ. Bốn giống cỏ: cỏ sã, cỏ voi, VA06 và Mulato 2 được
bố trí theo phương pháp phân lô với một yếu tố biến động là giống, các yếu tố phân bón, chu
kỳ cắt… đồng đều như nhau. Thí nghiệm được tiến hành lặp lại 3 lần trên 3 nông hộ khác
nhau. Quy trình phân bón, chăm sóc và thu hoạch thực hiện trong thí nghiệm dựa trên kết quả
điều tra các nông hộ thâm canh cỏ trồng tại địa phương năm 2007.
Các chế độ chăm sóc, phân bón, tưới nước được áp dụng đồng đều như nhau ở tất cả các lô
(theo kết quả điều tra thâm canh cỏ trong nông hộ 2007) như sau:
Thiết lập đồng cỏ: Tất cả các giống đều được trồng bằng hom, bón lót 10 tấn phân chuồng, 60
kg P
2
O
5
/ha, 60kg K
2
O/ha, kích thước trồng cỏ sả: 40cm x 50 cm, cỏ VA06: trồng liên tục

hàng cách hàng 70 cm);
Đồng cỏ sản xuất: chu kỳ cắt 30 ngày trong mùa mưa và 45 ngày trong mùa khô, độ cao cắt
5cm (cỏ sả, Mulato 2) và 10 cm (cỏ voi, VA06), bón phân: 50kg N/ha sau mỗi lần cắt, mùa
khô cỏ được tưới nước theo chu kỳ 10 ngày/lần, tổng số lứa căt trong năm là 10 lứa.
Thành phần hóa học của các giống cỏ được phân tích tại phòng thí nghiệm Bộ môn Chăn nuôi
trường Đại học Tây Nguyên, mẫu đại diện (sub sample) được lấy sau mỗi lần cắt ở chu kỳ cắt
30 ngày trong mùa mưa.





TRƯƠNG TẤN KHANH – Đánh giá tình hình phát triển và khảo sát năng suất chất lượng

27

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Các giống cỏ trồng trong nông hộ tại Ea Kar
Các nghiên cứu khảo sát tập đoàn 90 giống cây thức ăn nhiệt đới từ 1995 – 1999 của dự án
FSP
i
đã chọn lựa được 20 giống thích nghi với điều kiện tự nhiên tại Đắk Lắk (Le Hoa Binh,
Truong Tan Khanh, 1998). Năm 2000, chúng tôi đã tiến hành giới thiệu các giống nói trên để
phát triển trong sản xuất của nông hộ tại huyện Ea Kar và tiến hành đánh giá giống cỏ thông
qua sự chọn lựa của người sản xuất. Kết quả của quá trình chọn lựa nói trên là đến năm 2010
có 6 giống được nông dân chọn để trồng phục vụ chăn nuôi. Các giống đó bao gồm: Panicum
maximum ’Simuang’ (cỏ sã); Pennisetum Purpureum ‘Napier’ (cỏ voi), Brachiaria ruziziensis
x B. decumbens x B. brizantha artificial hybrids (Mulato 2), Paspalum atratum (cỏ lá),
VARISME số 6 (VA06) và Stylosanthes guianensis CIAT 184 (stylo 184). Trong đó có ba
giống được nông dân lựa chọn cao nhất là cỏ sả, cỏ voi và cỏ VA06, đây là những giống có

tiềm năng năng suất cao, thích hợp với điều kiện thâm canh cao (Trương Tan Khanh, Nguyen
Ngoc Anh, Werner Stur, 2011).
Bảng 1. Các giống cỏ được trồng và sử dụng trong nông hộ
Các giống cỏ được chấp nhận:
Năm giới
thiệu
Tỷ lệ nông dân
trồng năm 2010
(%)
Phương thức trồng
Panicum maximum ’Simuang’; 2000 100 Thâm canh – thu cắt
Pennisetum Purpureum
‘Napier’;
2000 100 Thâm canh – thu cắt
VA06 2007 46 Thâm canh – thu cắt
Paspalum atratum 2000 22 Thâm canh – thu cắt
Mulato 2 2005 17 Thâm canh – thu cắt
Stylosanthes guianensis
CIAT184
2000 8.66 Thâm canh – thu cắt
Cỏ Mulato 2 là giống có tiềm năng phát triển trong các vùng đất đai kém màu mỡ, hạn hán
nhưng đáp ứng rất tốt với việc thâm canh và cho năng suất khá cao, vì vậy mặc dù mới giới
thiệu năm 2007, nhưng Mulato 2 đang được nhiều nông dân ở các vùng có đất không màu mỡ
chấp nhận cao. Cỏ Paspalum là giống cỏ có tiềm năng năng suất không cao (10 – 15 tấn
VCK/ha), tuy nhiên đây là giống có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện đất chua và úng
nhẹ (W.W. Stur, P. M. Horne và cộng sự, 2003) nên cũng được nông dân ở các vùng có điều
kiện tự nhiên như trên chấp nhận khá cao. Cỏ họ đậu stylo184 là giống cỏ đậu có thể sinh
trưởng trên nhiều loại đất khác nhau, kể cả đất chua phèn nhẹ, có hàm lượng protein cao, tuy
nhiên cỏ có năng suất thấp hơn các giống hòa thảo, khó thu cắt… nên vẫn chưa nhiều nông
dân trồng và sử dụng. Gần đây nhiều nông dân nuôi bò vỗ béo bắt đầu có xu thế trồng cỏ stylo

và sử dụng nó như một thức ăn cung cấp protein quan trọng và rẻ tiền trong khẩu phần nuôi
bò sinh trưởng hay vỗ béo.




VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 33. Tháng 12/2011


28

Số lượng nông hộ trồng và sử dụng cỏ trồng trong chăn nuôi đến 2010
Bảng 2. Số lượng nông hộ trồng cỏ của huyện Ea Kar năm 2010
Chỉ tiêu Đơn vị 2007* 2010
Tổng số nông hộ trong huyện hộ 31690 31800
Số hộ chăn nuôi bò hộ 10614 10044
Tỷ lệ số hộ nuôi bò % 33 32
Số hộ trồng cỏ hộ 2407 3180
Tỷ lệ nông hộ trồng cỏ % 23 31
Diện tích cỏ trung bình m
2
/hộ 840 1309
Max – min m
2
/hộ 100 – 10000 200 - 20000
*Nguồn: Truong Tan Khanh và cộng sự, 2008. Kết quả điều tra sự chấp nhận cỏ trồng 2007
Từ 20 nông hộ trồng để đánh giá các giống cỏ thích nghi trong các hệ thống nông nghiệp của
nông hộ năm 2000, đến năm 2010 đã có 3180 hộ trồng cỏ để chăn nuôi gia súc (Bảng 2). Cỏ
trồng đã trở thành một loại cây nông nghiệp quan trọng trong hệ thống canh tác của nông hộ

có hiệu quả kinh tế cao, được đánh giá như là điểm khởi đầu để chuyển đổi chăn nuôi theo
định hướng thị trường (Truong Tan Khanh, Werner, Nguyen Van Ha, 2008). So với năm
2007, số nông hộ trồng cỏ trong huyện tăng lên cả về số hộ và diện tích cỏ trong một nông hộ
(số hộ tăng từ 2407 lên 3180 hộ, diện tích tăng 840 m
2
/hộ lên 1309 m
2
/hộ). Điều này khẳng
định được tính bền vững của cỏ trồng trong hệ thống nông nghiệp của địa phương.
Cỏ trồng được nông hộ sử dụng với các mục đích khác nhau (Bảng 3). Phần lớn nông hộ
(66,48%) trồng cỏ chủ yếu để bổ sung thêm thức ăn xanh cho bò vào ban đêm sau khi chăn
thả, hoặc những ngày không chăn thả được, lúc bò cái mới đẻ… một số lượng không nhỏ
nông hộ (8,60%) thâm canh cỏ trồng để vỗ béo bò thịt và 24,91% hộ trồng để nuôi thâm canh
bò sinh sản (Bảng 4). Tỷ lệ cỏ trồng trong khẩu phần thức ăn xanh của các phương thức nuôi
cũng rất khác nhau: nuôi nhốt trung bình 85% (từ 70 – 100%) thức ăn xanh là cỏ trồng, nuôi
bán chăn thả khoảng 60% và trong phương thức chăn thả là 15%.
Bảng 3. Tỷ lệ trồng và sử dụng cỏ trồng trong các phương thức nuôi khác nhau
Phương thức nuôi Nuôi nhốt Bán chăn thả Chăn thả
Mục tiêu chăn nuôi
Chuyên
vỗ béo
Sinh sản thâm canh hoặc
kết hợp sinh sản và vỗ béo
Nuôi sinh sản và sinh
trưởng quảng canh
Số hộ chăn nuôi (hộ) 274 825 8945
Số hộ trồng cỏ (hộ) 274 792 2114
Tỷ lệ nông hộ trồng cỏ
trong hệ thống(%)
100 96 23,63

Tỷ lệ so với tổng số hộ
trồng cỏ (%) 8,62 24,91 66,48
Tỷ lệ cỏ trồng trong khẩu
phần thức ăn xanh (%)
85
(70-100%)

60
( 50-70%)
15
(5-30%)

TRƯƠNG TẤN KHANH – Đánh giá tình hình phát triển và khảo sát năng suất chất lượng

29

Cơ cấu diện tích các giống cỏ trồng trong nông hộ tại Ea kar
Hầu hết nông hộ không trồng chỉ một giống cỏ, mà trồng từ 2 giống trở lên, trung bình cơ cấu
diện tích của các giống cỏ trồng trong nông hộ thể hiện trên Bảng 4. Cỏ sả được trồng với
diện tích cao nhất là 50% sau đó là cỏ voi và cỏ VA06 (33% và 16%), cỏ stylo, cỏ Mulato 2
chỉ chiếm 2%.
Bảng 4. Cơ cấu các giống cỏ trồng trong nông hộ theo diện tích (m
2
/NH)
Giống Diện tích (m
2)
Tỷ lệ (%)
P. maximum 651 50
Penisetum purourium Napier 430 33
VA06 203 16

Giống khác (Stylo, Mulato 2,…) 25 2
Tổng diện tích 1309 100
Theo nhận xét của người chăn nuôi cỏ sả có thể thâm canh để cho năng suất cao, ngon miệng
và chất lượng cao. Tuy nhiên cỏ sả có nhược điểm là cho năng suất rất thấp vào mùa ra hoa từ
tháng 10 đến tháng 11. Cỏ voi và cỏ VA06 có đặc tính tương tự về năng suất nhưng tỷ lệ lá
thấp, ưu điểm cỏ voi là có thể cho năng suất cao quanh năm nếu được tưới nước, bón phân
đầy đủ vì vậy có thể khắc phục được tình trạng năng suất thấp của cỏ sả vào tháng 10 và tháng
11.
Kết quả điều tra về diện tích cỏ cần thiết cho một đầu gia súc trong sản xuất nông hộ (Bảng 5)
cho thấy: bò nuôi vỗ béo cần diện tích cỏ trồng là 830 m
2
/con để đảm bảo cung cấp 85% thức
ăn xanh từ cỏ trồng trong khẩu phần hàng ngày, tương tự bò sinh sản cần khoảng 540 m
2
cỏ
thâm canh cho mỗi con để đảm bảo cung cấp 60% thức ăn xanh từ cỏ trồng.
Bảng 5. Trung bình diện tích cỏ trồng để nuôi một con gia súc (m
2
/con)
Chỉ tiêu Đơn vị Nuôi sinh sản thâm canh Nuôi vỗ béo
Diện tích cỏ trung bình m
2
1110,90 3114,00
Số gia súc trung bình Con 2,05 3,75
Trung bình diện tích cỏ trên một
con bò (m
2
/con)
m
2

/con 541,90 830,40
Một số chỉ tiêu thâm canh cỏ trồng trong nông hộ tại Ea Kar
Kết quả điều tra về các hình thức trồng cỏ (Bảng 6) cho thấy, mức độ thâm canh cỏ trồng
trong nông hộ rất khác nhau lệ thuộc vào điều kiện đất đai, kinh tế và mục tiêu sử dụng của
nông hộ, số nông hộ trồng “quảng canh” chiếm 34%, số nông hộ này trồng cỏ chủ yếu dựa
vào tự nhiên, không bón phân tưới nước vì vậy hiệu quả thường rất thấp.
Số đông nông hộ trồng có mức đầu tư ở mức “bán thâm canh”, những nông hộ này có đầu tư
cho cỏ trồng khá về phân chuồng, phân hóa học, tưới nước nhưng ở mức thấp và không
thường xuyên. Có 20% số nông hộ đầu tư cao cho cỏ trồng được xếp vào mức “thâm canh”,
những hộ này trồng cỏ theo quy trình được giới thiệu bởi các nhà kỹ thuật, thông thường đây

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 33. Tháng 12/2011


30

là những hộ nuôi bò vỗ béo hay sinh sản theo kiểu nuôi nhốt hay bán chăn thả, thu nhập của
họ từ chăn nuôi bò chiếm tỷ lệ cao trong thu nhập của gia đình.
Bảng 6. Một số hình thức trồng cỏ trong nông hộ
Mức độ thâm canh Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%)
Quảng canh 1090 34
Bán thâm canh 1440 45
Thâm canh 650 20
Tổng số 3180 100
Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về mức đầu tư của nông dân trồng cỏ theo phương thức thâm
canh được trình bày trên Bảng 7, ở mức này nông dân cho biết có thể đạt năng suất cao trong
cả mùa mưa và mùa khô, năng suất bền vững theo thời gian, thời gian sử dụng đồng cỏ kéo
dài 5 – 6 năm mà chưa cần trồng lại. Để khảo sát năng suất và chất lượng của cỏ trồng trong
điều kiện sản xuất thâm canh của nông hộ chúng tôi đã bố trí thí nghiệm khảo sát năng suất

các giống cỏ trong điều kiện thâm canh nông hộ (sẽ trình bày trong phần sau).
Bảng 7. Một số chỉ tiêu thâm canh cỏ trồng của nông dân tại Ea Kar
Chỉ tiêu Quy trình
Vật liệu gieo trồng Hom và chồi: 5 - 8 tấn/ha
Hạt: chỉ gieo từ hạt đối với cỏ Stylo184: 3 – 8 kg/ha tùy theo cách gieo,
ương
Khoảng cách trồng
(bụi x hàng)
Cỏ sả, Mulato 2: 40cm x 50cm; 30cm x 50cm; cỏ voi trồng liên tục hàng
cách hàng 70cm
Chu kỳ cắt Trung bình 30 ngày (25 – 40 ngày)
Chiều cao cắt Trung bình 5cm (từ 3cm – 10cm)
Phân bón Phân chuồng: 5 – 10 tấn/ha/năm, phân lân: 200 – 300kg/ha/năm, Kali:
100 – 150kg/ha/năm, trung bình 120 kg urê/lứa cắt/ha (từ 100 – 150 kg)
Tưới nước Tưới đủ nước trong mùa khô
Phương thức sử
dụng
Thu cắt và cung cấp cho bò tại chuồng
Năng suất, chất lượng một số giống cỏ chủ yếu
Thí nghiệm chỉ tiến hành trên 4 giống cỏ trồng phổ biến trong nông hộ là cỏ sả, cỏ VA06, cỏ
voi và cỏ Mulato 2.
Năng suất xanh của cả 4 giống cỏ trong thí nghiệm đều rất cao khi được thâm canh (Bảng 8),
trong đó cỏ VA06 cao hơn cả (đạt 314 tấn/ha/năm) trong điều kiện bón 50 kgN/ha và tưới
nước trong mùa khô, tiếp đó là cỏ voi (332 tấn/ha/năm), cỏ sả (314 tấn/ha/năm) và thấp nhất
là cỏ Mulato 2 (172 tấn/ha/năm). Có lẽ đây là tiêu chí quan trọng nhất để nông dân tập trung
chọn lựa ba giống cỏ VA06, cỏ sả và cỏ voi để phát triển trong sản xuất trong điều kiện thâm
canh. Sự sai khác về năng suất của 4 giống cỏ này là có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Năng
suất cỏ trong thí nghiệm này của chúng tôi cao hơn so với các kết quả nghiên cứu tại Đồng

TRƯƠNG TẤN KHANH – Đánh giá tình hình phát triển và khảo sát năng suất chất lượng


31

bằng sông Cửu long: cỏ sả 281 tấn/ha/năm; cỏ voi 312 tấn/ha/năm (Nguyễn Thị Hồng Nhân
và cộng sự, 2006), cao hơn nhiều so với kết quả của Hoàng Đức Trường và cộng sự (2005)
nghiên cứu tại Bình Định (cỏ sả cho năng suất 116 tấn/năm, cỏ voi 150 – 182 tấn/ha/năm) và
cao hơn kết quả của Nguyễn thị Mùi và cộng sự (2007), thí nghiệm trồng cỏ trong điều kiện
có tưới nước trong mùa khô tại Ba Vì (năng suất cỏ voi có tưới nước là 263 tấn/ha/năm, cỏ sả
144 tấn/ha/năm). Năng suất của cỏ trong thí nghiệm này cao hơn có lẽ chủ yếu là do mức độ
thâm canh cỏ ở Ea Kar cao hơn và điều kiện đất đai khí hậu của các vùng khác nhau, trong khi
cỏ có thể thu hoạch quanh năm tại Tây Nguyên thì ở phía bắc mùa rét không thu hoạch
được…
Bảng 8. Năng suất xanh của cỏ trồng
(kg/m
2
/lứa) SE (tấn/ha/năm)
Cỏ sả 3,14
a
0,08 314,00
Cỏ Mulato 2 1,72
b
0,09 172,00
Cỏ VA06 3,96
c
0,11 396,00
Cỏ voi 3,32
d
0,08 332,00
p < 0,05
Ghi chú : a,b,c,d chỉ sự sai khác của các trị số trung bình trong cùng một cột với mức tin cậy 95%

Thành phần hóa học của cỏ trồng trong thí nghiệm
Bảng 9. Thành phần hóa học của một số giống cỏ
Giống
Tỷ lệ VCK
(%)
Protein thô
(%)
Lipid thô
(%)
Xơ thô
(%)
DSKNT
(%)
Kh TS
thô (%)
Cỏ sả 18,15 11,02
a
1,24 31,94 43,27

12,53
Mualato 19,23 10,64
a
2,00 32,17 43,07

12,12
VA06 16,34 8,75
b
1,80 36,01 42,19

11,25

Cỏ voi 17,51 9,12
b
1,90 32,58 45,12

11,28
Cỏ lá* 18,34 7,25

1,23 35,45 44,15 11,92
Cỏ stylo 184* 21,50 18.53

2.4 30,75 38,8 9,52
p <0,05
Ghi chú : a,b, c,d chỉ sai số trị số trung bình trong mỗi cột với mức tin cậy 95%.
*Mẫu phân tích lấy từ cỏ trồng trong sản xuất nông hộ, trong mùa mưa
Kết quả phân tích thành phần hóa học của các giống cỏ trong thí nghiệm (Bảng 9) cho thấy tỷ
lệ protein thô trong cỏ sả, cỏ Mulato 2 đạt cao nhất là 11,02%, và 10,64% so với vật chất khô
(sai khác không có ý nghĩa thống kê, p>0,05), cỏ voi và VA06 có tỷ lệ tương đương (tương
ứng là 8,75% và 9,12% ) và thấp hơn đáng kể so với cỏ sả và Mulato 2 (p<0,05). Chúng tôi
cũng tiến hành phân tích thành phần hóa học của hai giống cỏ ngoài thí nghiệm, nhưng đang
được trồng trong một số nông hộ là cỏ lá và cỏ Stylo 184. Mẫu của hai giống này được lấy từ
các vườn cỏ của nông hộ vào mùa mưa. Kết quả cho thấy tỷ lệ protein thô trong cỏ Stylo 184

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 33. Tháng 12/2011


32

khá cao (18,34%) và tỷ lệ protein thô của cỏ lá là thấp nhất trong các giống hòa thảo chỉ đạt
7,25%.

Năng suất vật chất khô của các giống cỏ sả, Mulato 2, VA06 và cỏ voi tương ứng là 56,99;
33,08; 64,71; 58,13 tấn/ha/năm (Bảng 10).
Bảng 10. Năng suất VCK của cỏ với chu kì cắt 30 ngày
Giống cỏ NS VCK SE NS protein SE
(tấn/ha/năm) (tấn/ha/năm)
Cỏ sả 56,99
a
0,122 6,28
a
0,025
Cỏ Mulato 2 33,08
c
0,074 3,52
b
0,010
Cỏ VA06 64,71
b
0,148 5,66
c
0,022
Cỏ voi 58,13
a
0,132 5,30
c
0,021
Tiềm năng năng suất các giống cỏ sả, Mulato 2, VA06 còn có thể thâm canh cao hơn nữa để
thu năng suất cao, tiềm năng năng suất của cỏ voi có thể đạt tới 85 tấn VCK/ha/năm, cỏ sả 60
tấn VCK/ha/năm (Bruce Cook và cộng sự, 2005), tuy nhiên cỏ Mulato 2 trong thí nghiệm này
đã vượt quá năng suất của giống (28 tấn VCK/ha/năm) ghi trong Tropical factsheet (Bruce
Cook và cộng sự, 2005). Điều này cho chúng ta nhận xét mức đáp ứng của Mulato 2 với phân

bón sẽ kém hiệu quả nếu chúng ta tiếp tục tăng mức đầu tư. Tương tự phần phân tích năng
suất xanh, năng suất vật chất khô của các giống cỏ trong thí nghiệm cao hơn rất nhiều so với
các tác giả nói trên tiến hành nghiên cứu cỏ voi và cỏ sả tại các vùng khác nhau: Ba Vì, Đồng
bằng sông Cửu long và Bình Định (chỉ đạt từ 44 – 47 tấn/ha).
Năng suất protein của các giống cỏ có sự khác nhau đáng kể, cỏ sả mặc dầu cho năng suất
chất xanh khá thấp so với cỏ voi và đặc biệt là so với VA06, tuy nhiên năng suất protein cao
hơn đáng kể so với 2 giống này do tỷ lệ vật chất khô và tỷ lệ protein trong chất khô cao hơn.
Năng suất protein của cỏ sả đạt 6,28 tấn/ha/năm, cỏ voi 5,30 và cỏ VA06 là 5,66 tấn/ha/năm
(p<0,05). Đây cũng là lý do tại sao 100% nông dân nuôi vỗ béo bò trong huyện đều sử dụng
cỏ sả và đều cho biết bò nuôi dưỡng bằng cỏ sả cho tăng trọng tốt hơn cỏ voi.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Cỏ trồng đã và đang phát triển một cách bền vững trong nông hộ tại huyện Ea Kar, đến 2010
đã có 3180 hộ trồng (31% số hộ chăn nuôi) và sử dụng cỏ cho chăn nuôi. Cỏ trồng được đánh
giá là điểm khởi đầu cho sự thay đổi các hệ thống chăn nuôi bò thịt tại Ea Kar theo hướng
thâm canh, bền vững và hiệu quả.
Các giống cỏ được nông dân chọn lựa để phát triển trong sản xuất tại Ea Kar được sắp xếp
theo thứ tự ưu tiên như sau: cỏ sả, cỏ voi, cỏ VA06, Mulato 2, cỏ lá và cỏ stylo 184.
Cỏ VA06, cỏ sả, cỏ voi là những giống có khả năng cho năng suất rất cao trong điều kiện
thâm canh, bón phân (50 kg N/lứa cắt) và tưới nước trong mùa khô, năng suất các giống này
có thể đạt tương ứng là 64,71, 56,99 và 58,13 tấn VCK/ha/năm. Cỏ Mulato 2 cho năng suất
thấp hơn ba giống nêu trên nhưng lại có tỷ lệ protein thô khá cao và thích ứng được với các
vùng đất kém màu mỡ vì vậy đang được nông dân ở những vùng này quan tâm.


TRƯƠNG TẤN KHANH – Đánh giá tình hình phát triển và khảo sát năng suất chất lượng

33

Đề nghị

Công nhận kết quả nghiên cứu nói trên, phát triển cỏ trồng trong nông hộ nhỏ tại các vùng
khác nhau. Tiếp tục nghiên cứu chọn lựa các giống cỏ thich nghi và phù hợp với các vùng đất
kém màu mỡ, đất chua phèn tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Văn Quang, Lê Xuân Đông, 2007. Xác định cơ cấu thích hợp trong cơ cấu sản xuất
cây thức ăn xanh và phương pháp phát triển cây họ đậu cho chăn nuôi bò sữa tại các vùng sinh thái khác
nhau. Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi 2007.
Nguyễn Thị Hồng Nhân, Nguyễn Văn Hớn, Nguyễn Thiết, Nguyễn Thị Mùi (2006). Khảo sát khả năng thich
nghi, sinh trưởng và tính năng sản xuất cỏ Paspalum atratum tại Đồng bằng sông Cửu long. Báo cáo
khoa học Viện chăn nuôi, 2006.
Hoàng Đức Trường, Nguyễn Trung Thịn, Cao Cự Cường, Đoàn Trọng Tấn, Lê Hòa Bình, 2005. Nghiên cứu
chọn lọc và nhân giống cây thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Bình Định. Báo cáo khoa học Hội đồng Chăn
nuôi 2005.
Bruce Cook, Bruce Pengelly, Stuart Brown, John Donnelly, David Eagles, Arturo Franco, Jean Hanson
4
,
Brendan Mullen, Ian Partridge, Michael Peters, Rainer Schultze-Kraft. 2005. Tropical Forages: An
Interactive Selection Tool.

o/key/Forages/Media/Html/About_us.htm
Le Hoa Binh, Truong Tan Khanh, 1998. Forage species selection in Viet Nam. Proceeding of the third regional
meeting of the forage for smallholder project help at the Agency for livestock services of East
Kalimantan, Indonesia. 23 – 26 Mach, 2008. P.p. 138.
Truong Tan Khanh, 2008. Forage adoption report 2007. FAP project’s document 2008.
Trương Tan Khanh, Nguyen Ngoc Anh, Werner Stur (2011). Forage scalling up in Vietnam. Technical Advisory
for IFAD.
Truong Tan Khanh, Werner Stür, Nguyen Van Ha, 2008. Planted forages – Enabling improved smallholder cattle
production in Ea Kar, Daklak, Vietnam. Proceeding of the 13th Animal science congress of the Asian-
Australian Association of animal production Theme: Animal Agriculture and the role of small holder
farmers in a global economy”. Hanoi - Vietnam September 22-26, 2008.

W.W. Stur, P. M. Horne, J. B. Hacker and P. C. Kerridge, 2003. The Forage for small holder project.
www.fao.org/ag/AGP/AGPC/doc/ /V95_63.PDF.

Người phản biện: ThS. Nguyễn Văn Quang và ThS. Lê Xuân Đông



×