31
31
Tuy nhiên để hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà nước, phải
từng bước tháo gỡ giải toả cơ chế cũ.
Nhà nước đã thực hiện những bước đi có tính quyết định chuyển mạnh
sang cơ chế thị trường: áp dụng phổ biến cơ chế giá thị trường, thương mại
hoá tư liệu sản xuất, xoá bỏ cơ chế phân phối theo kế hoạch với giá thấp phần
lớn vật tư sản xuất đi đôi với bán vật tư, hàng hoá cho nông dân theo giá thoả
thuận đã xoá bỏ bức tường giả tạo về hai thị trường, thúc đẩy tự do hoá lưu
thông, hình thành quan hệ mua bán bình thường, tự do kinh doanh theo giá cả
thị trường. Xoá bỏ phần lớn bao cấp qua bù giá, bù lỗ cho các doanh nghiệp
nhà nước, buộc các doanh nghiệp nhà nước phải chuyển sang cơ chế tự chủ về
tài chính phải đối mặt với thị trường, xoá bỏ cơ chế giao nộp sản phẩm, chỉ
còn một nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Qua đó cho thấy cơ chế thị trường
bước đầu đã được hình thành: giá cả thị trường hình thành theo quan hệ cung -
cầu với quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ đã trực tiếp tác động và
góp phần điều tiết quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, điều tiết các
nguồn lực và điều tiết tiêu dùng. Cơ chế thị trường đã góp phần quan trọng vào
việc huy động mọi nguồn lực của đất nước và phát huy tính chủ động sáng tạo
của các chru thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, tạo nên sự phát
triển năng động nền kinh tế đất nước.
Từ thực tiễn phát triển kinh tế, Đại hội VII của Đảng (1991) đã khẳng
định Thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn
lĩnh vực hoạt động, mặt hàng, quy mô, công nghệ và hình thức sản xuất kinh
doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong môi trường cạnh tranh và hợp tác.
Đối với doanh nghiệp Nhà nước khi chuyển sang cơ chế thị trường
không tránh khỏi sự chao đảo cho nền nhà nước đã dùng rất nhiều các biện
pháp như:
- Xác định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trung trong kinh doanh của
các doanh nghiệp Nhà nước. Nhà nước đã ban hành luật doanh nghiệp Nhà
nước, đồng thời tiến hành quản trị kin doanh trong các doanh nghiệp Nhà
nước.
- Giảm dần khoản ngân sách bù lỗ cho các doanh nghiệp Nhà nước.
32
32
- Tiến hành sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước trên toàn quốc theo
hướng phát triển không tràn lan, tập trung củng cố và phát triển doanh nghiệp
Nhà nước trong những khu vực, những khâu then chốt của nền kinh tế: từ
12296 doanh nghiệp Nhà nước năm 1991 đến tháng 7 - 1995 còn 5962 doanh
nghiệp Nhà nước, giải thể hoặc chuyển hình thức sở hữu trên 2000 doanh
nghiệp Nhà nước, sáp nhập gần 4000 doanh nghiệp Nhà nước thành doanh
nghiệp lớn hơn. Kinh tế quốc doanh trong 5 năm qua từ 1991 - 1995 đã có tốc
độ tăng trưởng gấp gần 1,5 lần tốc độ tăng trưởng bình quân nền kinh tế, vầ
gấp 2 lần so với tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh,
hiệu quả kinh doanh tăng lên, số doanh nghiệp Nhà nước bị làm ăn thua lỗ
giảm xuống.
Đối với khu vực kinh tế cá thể, tư nhân và kinh tế hợp tác được chú trọng
phát triển. Với phương châm khuyến khích mọi người đầu tư phát triển sản
xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng theo pháp luật, đồng thời ngăn chặn làm
ăn phi pháp, hạn chế tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, đã từng bước
hình thành khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách cho kinh tế cá thể, kinh tế
tư nhân và kinh tế hợp tác pháp triển có hiệu quả theo định hướng của Nhà
nước.
Đặc biệt trong điều kiện đất nước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, và hội nhập thế giới thì vai trò của các doanh nghiệp rất quan trọng, Nhà
nước tạo môi trường thuận lợi để cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các
doanh nghiệp trong nước. Nhà nước mở cửa cho các doanh nghiệp liên doanh
với các doanh nghiệp nước ngoài, góp vốn sản xuất, hội nhập vào thị trường
thế giới, cạnh tranh được trên thị trường khu vực và thế giới. Nhà nước khuyến
khích sản xuất hướng về xuất khẩu, cả đối với đầu tư trong nước và đầu tư
nước ngoài, đồng thời có chính sách bảo hộ sản xuất trong một cách hợp lý.
Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp ngày càng rút ngắn thời gian
chu chuyển sản xuất, quá trình tuần hoàn sản xuất ngày càng lặp lại nhiều với
chu kỳ sản xuất sau có số lượng lớn hơn và chất lượng lớn hơn lần tuần hoàn
đầu tiên, nhất là phải thu về tỷ suất giá trị thặng dư cao mới có thể duy trì sản
xuất và đó cũng là tiền đề để cho trang bị kỹ thuật không bị hao mòn, tiền
lương được cải thiện, tạo việc làm ổn định cho công nhân. Sự phát triển lớn
33
33
mạnh của các doanh nghiệp góp phần khắc phục tình trạng trì trệ, suy thoái
nền kinh tế.
Thế kỷ 21 đang đến gần nền kinh tế đất nước đang chuyển mình đi lên
con đường phát triển ổn định và hiện đại. Sự phát triển của các doanh nghiệp
hiện nay là tiền đề để phát triển mạnh trong tương lai, hội nhập cùng sự phát
triển chung của thế giới khẳng định vị trí của mình trên thị trường quốc tế.
Muốn đạt được những mục tiêu đề ra đòi hỏi phải có sự định hướng trong
quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp trên con đường lên chủ nghĩa
xã hội.
34
34
C. Phần kết luận
Đất nước ta đang trên con đường phát triển đi lên và hội nhập với thế
giới. Để hoà nhập cùng sự phát triển chung của thế giới không chỉ phát triển
trên lĩnh vực chính trị mà quan trọng là phát triển nền kinh tế. Với đa số dân
số Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, cho nên vai trò của các
doanh nghiệp rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Nhưng trong
thực tế hiện nay quy mô còn rất nhỏ bé, hoạt động sản xuất kinh doanh chưa
có hiệu quả cao, đặc biệt là vốn đầu tư còn nhỏ bé, vốn và trang bị kỹ thuật
nhiều khi bị nhàn rỗi không được đưa vào dây chuyền sản xuất, lưu thông
hàng hoá chậm chạp, chưa nắm bắt được thị trường, hàng sản xuất ra nhiều
khi bị ứ đọng không bán được hoặc phải bán ra với giá cả bằng hoặc nhỏ hơn
chi phí sản xuất dẫn đến việc tuần hoàn sản xuất không được liên tục. Nhiều
doanh nghiệp phải tuyên bố giải thể hoặc tạm ngừng sản xuất, hoặc sáp nhập
vào doanh nghiệp lớn, nền kinh tế đất nước ngày càng có nguy cơ bị giảm sút.
Đứng trước tình hình ấy Đảng và Nhà nước đã đề ra chính sách đổi mới nền
kinh tế, chuyển nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước theo định hướng XHCN. Đây là bước ngoặt căn bản đối với nền
kinh tế đất nước nói chung và đối với các doanh nghiệp nói riêng, mở ra một
thị trường mới cho các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường, thúc
đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau và với các doanh nghiệp nước
ngoài. Các doanh nghiệp vận dụng cơ chế mới và vận dụng lý thuyết vào thực
tiễn đã dần dần hoà nhập vào nền kinh tế mới. Vốn đầu tư ngày càng thu hút
được nhiều từ trong nước và nước ngoài, hạn chế vốn ứ đọng và đặc biệt là
thiết bị máy móc không để nhàn rỗi mà luôn được đưa vào hoạt động sản xuất,
sau mỗi một chu kỳ sản xuất sản lượng ngày càng nhiều và chất lượng ngày
càng nâng cao, thời gian chu chuyển rút ngắn lại... thành tựu mà doanh nghiệp
đạt được một phần là do sự quản lý trong tổ chức doanh nghiệp và khả năng
tiếp cận thị trường tốt của các doanh nghiệp nhưng cũng phải kể đến vai trò rất
quan trọng cuả nhà nước trong quản lý kinh tế. Nhà nước định hướng các
doanh nghiệp phát triển sản xuất, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh trên thị trường trong nước và khả năng tiếp cận
thị trường quốc tế, nhà nước tác động đến việc ổn định giá cả trên thị trường
để cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đồng thời nhà nước thông qua pháp
35
35
luật tạo môi trường thoải mái cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào
trong nước.
Ngày nay các thành phần kinh tế của chúng ta đạt hiệu quả kinh tế cao,
lý thuyêt tuần hoàn và chu chuyển của tư bản của Mác - Lênin ngày càng có
vai trò quan trọng trong hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp trong nền kinh
tế vận hành theo cơ chế thị trường. Cùng với sự vận dụng của khoa học lý
thuyết vào thực tiễn và sự quản lý chặt chẽ của nhà nước đối với doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang cầm lái và chèo thuyền đưa con thuyền kinh
tế Việt Nam phát triển và hội nhập vào sự phát triển nền kinh tế chung của thế
giới.