BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN LÊ UN THỤC
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT – PHÁP
SẢN XUẤT THỨC ĂN GIA SÚC (PROCONCO)
THEO MÔ HÌNH JUST IN TIME
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN LÊ UN THỤC
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT – PHÁP
SẢN XUẤT THỨC ĂN GIA SÚC (PROCONCO)
THEO MÔ HÌNH JUST IN TIME
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh (Hướng Ứng dụng)
Mã số: 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH THANH TÚ
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp hồn thiện hoạt động quản trị hàng tồn
kho tại Cơng ty Cổ phần Việt – Pháp sản xuất thức ăn gia súc (PROCONCO) theo
mơ hình Just in time” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi và được thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của TS.Huỳnh Thanh Tú. Các số liệu trong luận văn này
được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn khơng sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày
hay cơng bố ở bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác trước đây.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017
Tác giả luận văn
Trần Lê Uyên Thục
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 2
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
6. Tổng quan tình hình.............................................................................................. 4
7. Kết cấu đề tài ......................................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO THEO MƠ
HÌNH JUST IN TIME (HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH VỪA ĐÚNG LÚC) ............ 5
1.1 Quản trị hàng tồn kho......................................................................................... 5
1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho.................................................................................... 5
1.1.2 Phân loại hàng tồn kho ..................................................................................... 5
1.1.3 Lợi ích và chi phí cho lưu trữ hàng tồn kho .................................................... 6
1.1.3.1 Lợi ích từ việc lưu trữ hàng tồn kho................................................................ 6
1.1.3.2 Chi phí lưu trữ hàng tồn kho ........................................................................... 6
1.1.4 Mục đích của quản trị hàng tồn kho ................................................................ 8
1.2 Cơ sở lý luận của mơ hình “Just in time” ......................................................... 9
1.2.1 Khái niệm mơ hình “Just in time” ................................................................... 9
1.2.2 Các yếu tố chính của hệ thống “Just in time” ............................................... 11
1.2.2.1. Mức độ sản xuất đều và cố định................................................................... 11
1.2.2.2. Tồn kho thấp ................................................................................................ 11
1.2.2.3. Kích thước lơ hàng nhỏ ................................................................................ 12
1.2.2.4. Lắp đặt với chi phí thấp và nhanh .............................................................. 12
1.2.2.5. Bố trí mặt bằng hợp lý ................................................................................ 13
1.2.2.6. Sửa chữa và bảo trì định kỳ ......................................................................... 13
1.2.2.7. Sử dụng công nhân đa năng ......................................................................... 13
1.2.2.8. Đảm bảo mức chất lượng cao ...................................................................... 14
1.2.2.9. Tinh thần hợp tác của các thành viên trong hệ thống ................................. 14
1.2.2.10 Sử dụng những người bán hàng đáng tin cậy ............................................. 14
1.2.2.11. Sử dụng hệ thống “kéo” ............................................................................ 15
1.2.2.12. Giải quyết sự cố trong quá trình sản xuất và liên tục cải tiến ................... 16
1.2.2.13 Đề xuất thang đo nghiên cứu ...................................................................... 18
1.2.3 Các ưu điểm và hạn chế của hệ thống “Just in time” ................................. 20
1.2.3.1 Ưu điểm ........................................................................................................ 20
1.2.3.2 Hạn chế ......................................................................................................... 22
1.2.3.3 So sánh JIT với phương pháp sản xuất truyền thống cổ điển ................... 23
1.2.4 Điều kiện áp dụng Just in time ..................................................................... 24
1.2.5 Tổng hợp những nguyên nhân gây ra sự chậm trễ của JIT ...................... 25
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNG
TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT – PHÁP SẢN XUẤT THỨC ĂN
GIA SÚC (PROCONCO) THEO CÁC U CẦU CỦA MƠ HÌNH “JUST IN
TIME” ...................................................................................................................... 26
2.1 Giới thiệu Công ty Cổ phần Việt – Pháp sản xuất thức ăn gia súc
(PROCONCO) ......................................................................................................... 26
2.1.1 Tổng quan về PROCONCO ............................................................................ 26
2.1.2 Sơ đồ tổ chức của PROCONCO ..................................................................... 27
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014-2016 .................................... 28
2.1.4 Các dòng sản phẩm của PROCONCO ........................................................... 28
2.1.5 Đối thủ cạnh tranh chính ............................................................................... 31
2.2 Thực trạng hoạt động quản lý hàng tồn kho tại tại Công ty Cổ phần Việt –
Pháp sản xuất thức ăn gia súc (PROCONCO) theo các yêu cầu của mơ hình
“Just in time” ........................................................................................................... 32
2.2.1 Giới thiệu phương pháp nghiên cứu .............................................................. 32
2.2.1.1 Thu thập dữ liệu ............................................................................................ 33
2.2.1.2 Xử lý dữ liệu .................................................................................................. 34
2.2.2 Các yếu tố của nhóm Cơng nghệ quản lý ...................................................... 36
2.2.2.1 Mức độ sản xuất đều, cố định ....................................................................... 36
2.2.2.2 Hàng tồn kho thấp ......................................................................................... 37
2.2.2.3 Kích thước lơ hàng nhỏ ................................................................................. 38
2.2.2.4 Sản xuất nhanh, chi phí thấp ......................................................................... 39
2.2.2.5 Bố trí mặt bằng hợp lý .................................................................................. 41
2.2.3 Các yếu tố của nhóm Hệ thống quản lý ......................................................... 42
2.2.3.1 Sửa chữa và bảo dưỡng định kì .................................................................... 42
2.2.3.2 Chất lượng đảm bảo ...................................................................................... 43
2.2.3.3 Người bán hàng đáng tin cậy ........................................................................ 44
2.2.3.4 Sử dụng hệ thống kéo .................................................................................... 45
2.2.4 Các yếu tố của nhóm Người quản lý .............................................................. 47
2.2.4.1 Cơng nhân đa năng ....................................................................................... 47
2.2.4.2 Có tinh thần hợp tác cao ............................................................................... 48
2.2.4.3 Giải quyết vấn đề nhanh chóng và cải tiến liên tục ...................................... 49
2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần
Việt – Pháp sản xuất thức ăn gia súc (PROCONCO) theo các u cầu của mơ
hình “Just in time” .................................................................................................. 50
2.3.1 Nhóm thành phần Cơng nghệ quản lý ........................................................... 50
2.3.1.1 Mức độ sản xuất đều, cố định ....................................................................... 50
2.3.1.2 Hàng tồn kho thấp ......................................................................................... 51
2.3.1.3 Kích thước lơ hàng nhỏ ................................................................................ 51
2.3.1.4 Sản xuất nhanh, chi phí thấp ......................................................................... 52
2.3.1.5 Bố trí mặt bằng hợp lý .................................................................................. 52
2.3.2 Nhóm thành phần Hệ thống quản lý ............................................................. 52
2.3.2.1 Sửa chữa và bảo dưỡng định kì .................................................................... 52
2.3.2.2 Chất lượng đảm bảo ...................................................................................... 53
2.3.2.3 Người bán hàng đáng tin cậy ........................................................................ 53
2.3.2.4 Sử dụng hệ thống kéo .................................................................................... 54
2.3.3 Nhóm thành phần Người quản lý .................................................................. 54
2.3.3.1 Công nhân đa năng ....................................................................................... 54
2.3.3.2 Có tinh thần hợp tác cao ............................................................................... 55
2.3.3.3 Giải quyết vấn đề nhanh chóng và cải tiến liên tục ...................................... 55
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ HÀNG
TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT – PHÁP SẢN XUẤT THỨC ĂN
GIA SÚC (PROCONCO) THEO CÁC YÊU CẦU CỦA MƠ HÌNH “JUST IN
TIME” ...................................................................................................................... 57
3.1 Mục tiêu, định hướng phát triển của hoạt động quản trị hàng tồn kho tại
Công ty cổ phần Việt – Pháp sản xuất thức ăn gia súc (PROCONCO) theo các
yêu cầu của mô hình “Just in time” ....................................................................... 57
3.2 Giải pháp hồn thiện hoạt động quản trị hàng tồn kho tại Công ty cổ phần
Việt – Pháp sản xuất thức ăn gia súc (PROCONCO) theo các u cầu của mơ
hình “Just in time” .................................................................................................. 57
3.2.1 Giải pháp hồn thiện về Nhóm Cơng nghệ quản lý ...................................... 57
3.2.1.1 Mức sản xuất đều, cố định ............................................................................ 57
3.2.1.2 Giải pháp hoàn thiện về Hàng tồn kho thấp ................................................. 58
3.2.1.3 Giải pháp hồn thiện về Kích thước lơ hàng nhỏ ......................................... 59
3.2.1.4 Giải pháp hồn thiện về Sản xuất nhanh, chi phí thấp ................................. 61
3.2.1.5 Giải pháp hồn thiện về Bố trí mặt bằng kho hợp lý .................................... 62
3.2.2 Giải pháp hồn thiện về Nhóm Hệ thống quản lý ......................................... 62
3.2.2.1 Giải pháp hoàn thiện về Sửa chữa và bảo dưỡng định kì ............................. 62
3.2.2.2 Giải pháp hoàn thiện về Chất lượng đảm bảo .............................................. 64
3.2.2.3 Giải pháp hoàn thiện về Người bán hàng đáng tin cậy ................................ 65
3.2.2.4 Giải pháp hoàn thiện về Sử dụng hệ thống kéo ............................................ 66
3.2.3 Giải pháp hồn thiện về nhóm Người quản lý .............................................. 68
3.2.3.1 Giải pháp hoàn thiện về Cơng nhân đa năng ............................................... 68
3.2.3.2 Giải pháp hồn thiện về Tinh thần hợp tác cao ............................................ 68
3.2.3.3 Giải pháp hoàn thiện về Giải quyết vấn đề nhanh chóng và cải tiến liên tục .
................................................................................................................................... 69
3.3 Kiến nghị ............................................................................................................ 71
3.3.1 Đối với Nhà nước ............................................................................................ 71
3.3.2 Đối với Cấp Chủ quản – Công ty TNHH Masan Nutri – Science ................ 71
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN & PTNT
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CPI (Consumer Price
Chỉ số giá tiêu dùng
Index)
JIT
Just in time
KPI (Key Performance
Chỉ số đánh giá thực hiện công việc
Indicator)
NCC
Nhà cung cấp
NVL
Nguyên vật liệu
PROCONCO/Proconco
Công ty Cổ phần Việt – Pháp sản xuất thức ăn
gia súc
TPP (Trans-Pacific
Partnership Agreement)
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Thang đo các yếu tố cơ bản của mơ hình JIT ............................................ 18
Bảng 1.2 So sánh JIT với phương pháp cổ điển ....................................................... 22
Bảng 2.1 Doanh thu Proconco giai đoạn 2014 – 2016.............................................. 28
Bảng 2.2 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha - Các yếu tố cơ bản của JIT........... 35
Bảng 2.3 Thực trạng yếu tố Mức độ sản xuất đồng đều, cố định ............................. 36
Bảng 2.4 Thực trạng yếu tố Hàng tồn kho thấp ........................................................ 37
Bảng 2.5 Bảng báo cáo tồn kho hàng tái chế tại Proconco Biên Hòa ....................... 37
Bảng 2.6 Thực trạng yếu tố Kích thước lơ hàng nhỏ ................................................ 39
Bảng 2.7 Thực trạng yếu tố Sản xuất nhanh, chi phí thấp ........................................ 39
Bảng 2.8 Bảng báo cáo năng suất và chi phí sản xuất thực tế ................................. 40
Bảng 2.9 Thực trạng yếu tố Bố trí mặt bằng hợp lý ................................................. 41
Bảng 2.10 Bảng báo cáo thời gian xe tải quay đầu ................................................... 42
Bảng 2.11 Thực trạng yếu tố Sửa chữa và bảo dưỡng định kì .................................. 43
Bảng 2.12 Thực trạng yếu tố Chất lượng đảm bảo ................................................... 44
Bảng 2.13 Thực trạng yếu tố Người bán hàng đáng tin cậy ..................................... 45
Bảng 2.14 Thực trạng yếu tố Sử dụng hệ thống kéo ................................................. 45
Bảng 2.15 So sánh thực tế bán và dự báo theo vùng năm 2016 ............................... 46
Bảng 2.16 So sánh thực tế bán và dự báo theo chủng loại năm 2016....................... 47
Bảng 2.17 Thực trạng yếu tố Công nhân đa năng ..................................................... 47
Bảng 2.18 Thực trạng yếu tố Có tinh thần hợp tác cao ............................................. 48
Bảng 2.19 Thực trạng yếu tố Giải quyết vấn đề nhanh chóng và cải tiến liên tục ... 49
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Q trình hình thành và phát triển mơ hình JIT ........................................... 9
Hình 1.2: Những thành phần chính của JIT .............................................................. 17
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của PROCONCO ............................................................... 27
Hình 2.2: Các sản phẩm của PROCONCO ............................................................... 28
Hình 2.3: Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 33
Hình 3.1 Mơ hình xác định chiến lược sản xuất đẩy hay kéo ................................... 67
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiếp nối xu thế tăng trưởng của năm 2015, Chính phủ Việt Nam dự kiến đặt mục
tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 6,7% và tốc độ tăng CPI đạt dưới 5%.
Có nghĩa là nền kinh tế được Chính phủ đánh giá sẽ còn tiếp tục tăng trưởng cao
hơn nữa và tiếp tục giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Thông qua việc hội nhập Cộng đồng
ASEAN từ năm 2016 sẽ góp thêm cơ hội cho Việt Nam hội nhập TPP ở đẳng cấp
cao hơn, hay nói rõ hơn là sẽ có cả cơ hội và thách thức đan xen. Nhưng ngược lại,
thách thức cũng có thể trở thành cơ hội mới để nâng sức cạnh tranh kinh tế nếu Nhà
nước và Doanh nghiệp đều nỗ lực. Các Doanh nghiệp nội địa thuần Việt nếu có thể
cố gắng vươn lên trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách kinh tế và chính trị thì việc tận
dụng được cơ hội mới của TPP nhiều hay ít phụ thuộc vào chính chúng ta.
Tuy nhiên, bên cạnh nền kinh tế đang tương đối ổn định và xu hướng tăng trưởng
khá bền vững thì các nhân tố tạo nên năng lực cạnh tranh của nền kinh tế như thể
chế, giáo dục và đào tạo bậc cao, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, tính sẵn
sàng về mặt cơng nghệ, phát triển thị trường tài chính, hiệu quả thị trường hàng hóa
thì nước ta lại thua kém các nước trong khu vực và các nước thành viên của TPP;
trong khi đó năng lực cạnh tranh mới là yếu tố quyết định đến thành bại của quá
trình hội nhập.
Cơ sở để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này theo Michael Porter chính là phải
tạo được lợi thế cạnh tranh bằng khác biệt hóa và dẫn đầu về giá. Dù trải qua những
thời kì khác nhau thì thứ tự ưu tiên về cạnh tranh ln là giá cả hợp lý, chất lượng
và giao hàng đúng lúc. Do đó, nếu doanh nghiệp biết cách áp dụng các hệ thống
quản lý một cách hợp lý với những điều kiện thực tế của doanh nghiệp thì sẽ đạt
được thành cơng.
Nói riêng về doanh nghiệp chun sản xuất thức ăn gia súc, với đặc thù là sản
phẩm cơng nghiệp địi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao, đời sống sản phẩm ngắn, thì
tính kịp thời, chính xác ln phải được đặt lên hàng đầu. Như vậy, các công ty bắt
2
buộc phải tăng chất lượng sản phẩm trong khi phải giảm giá thành mà phải tăng tốc
độ đáp ứng được các đơn đặt hàng của khách hàng. Để đáp ứng được các nhu cầu
này các nhà máy phải tìm ra các phương pháp quản lý mới. Và giải pháp hữu hiệu,
nổi tiếng, cũng như đã được ứng dụng rộng khắp trên thế giới nhằm đảm bảo tính
kịp thời mà tơi muốn nhắc đến trong nghiên cứu này chính là mơ hình Just in time –
hệ thống điều hành vừa đúng lúc. Đây là lý do chính mà tơi chọn đề tài “Giải pháp
hoàn thiện hoạt động quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Việt – Pháp sản
xuất thức ăn gia súc (PROCONCO) theo mơ hình Just in time” với mong muốn
đóng góp một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao vị thế, tính cạnh tranh trên thị
trường trong nước và quốc tế của công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với những lý do trên, mục đích của đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản
trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Việt – Pháp sản xuất thức ăn gia súc
(PROCONCO) theo mơ hình Just in time” là nhằm:
-
Khái quát cơ sở lý luận về hệ thống sản xuất tức thời (mơ hình JIT).
-
Phân tích thực trạng hoạt động quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần
Việt – Pháp sản xuất thức ăn gia súc (PROCONCO).
-
Giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện hoạt động quản trị hàng tồn kho tại
công ty trên cơ sở áp dụng mơ hình JIT.
3. Đối tượng nghiên cứu
-
Đối tượng nghiên cứu: cơ sở lý luận về hệ thống sản xuất tức thời (mơ hình
JIT).
-
Đối tượng khảo sát: Công ty Cổ phần Việt – Pháp sản xuất thức ăn gia súc
(PROCONCO).
4. Phạm vi nghiên cứu
-
Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần Việt – Pháp sản xuất thức ăn gia súc
(PROCONCO) – Nhà máy Proconco Biên Hòa - Đường số 9, KCN Biên Hòa
1, TP. Biên Hòa, Đồng Nai.
3
-
Phạm vi thời gian:
o Thời gian nghiên cứu: 12/2016 – 03/2017
o Thời gian khảo sát: từ 1 – 2 tuần trong tháng 04/2017
o Thời gian ứng dụng: dự kiến áp dụng từ khi nghiên cứu hoàn tất đến hết năm
2021.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính sử dụng trong đề tài là phương pháp phân tích –
tổng hợp, phân tích định tính và định lượng, cụ thể:
-
Chương 1: Sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp dữ liệu ban đầu nhằm
làm rõ hơn về nội dung và các khía cạnh của lý thuyết mơ hình Just in time.
-
Chương 2:
Phương pháp nghiên cứu định tính: sử dụng những số liệu thứ cấp bằng
các báo cáo của công ty để lọc ra thông tin, số liệu về công tác quản lý sản
xuất, theo dõi hàng tồn kho của công ty.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: bằng việc xây dựng bảng câu hỏi
điều tra và khảo sát khách hàng, số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS
(kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, mơ tả
thống kê thang đo: đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn) từ các cấp quản
lý, nhân viên thương mại, nhân viên sản xuất trực tiếp, nhân viên kho, bán
hàng… nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý hàng tồn kho tại công
ty.
-
Chương 3: Tổng hợp từ kết quả của phân tích định tính và phân tích định
lượng, đồng thời kết hợp với các phương pháp phân tích – tổng hợp, phương
pháp hệ thống để rút ra những ưu nhược điểm của hệ thống quản lý hàng tồn
kho hiện tại, từ đó đưa ra những đề xuất khả dụng dựa trên lý thuyết mơ hình
Just in time nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hàng tồn kho tại Công
ty Cổ phần Việt – Pháp sản xuất thức ăn gia súc (PROCONCO).
4
6. Tổng quan tình hình
Một số đề tài nghiên cứu tương tự với đề tài của luận văn này:
-
Nguyễn Mộng Hà, 2004. Một số giải pháp hoàn thiện sản xuất ắc quy tại
Công ty Pin Ắc quy miền Nam theo hệ thống Just in time. Luận văn thạc sĩ.
Đại học Kinh tế TP. HCM.
-
Lê Trung Hiếu, 2011. Mơ hình Just in time (JIT) tại tập đoàn Toyota và đề
xuất ứng dụng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học
Ngoại thương.
-
Sukarma, Lukman, 2007. Applying the just-in-time production system in
developing countries: lessons learnt from Japan and the West, Master of
Total Quality Management (Hons.) thesis, Department of Mechanical
Engineering, University of Wollongong, />
-
Li, Jinglin, 2015.
Just-in-Time Management in Healthcare Operations,
Honors College Capstone Experience/Thesis Projects. Paper 530,
/>7. Kết cấu đề tài
Luận văn có kết cấu gồm các phần và chương sau:
-
Chương 1: Cơ sở lý luận của mơ hình Just in time: khái niệm, mục tiêu, các
yếu tố cơ bản, ưu nhược điểm của hệ thống.
-
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động quản lý hàng tồn kho tại Công ty
Cổ phần Việt – Pháp sản xuất thức ăn gia súc (PROCONCO) theo các yêu
cầu của hệ thống Just in time.
-
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị hàng tồn kho tại Công ty
Cổ phần Việt – Pháp sản xuất thức ăn gia súc (PROCONCO).
-
Kết luận
-
Tài liệu tham khảo
-
Phụ lục
5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO THEO
MƠ HÌNH JUST IN TIME (HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH VỪA ĐÚNG LÚC)
1.1 Quản trị hàng tồn kho
Hàng tồn kho là một trong những loại tài sản có giá trị lớn của hầu hết các cơng
ty, xí nghiệp. Do vậy những nhà quản trị hoạt động sản xuất và điều hành đều cho
rằng việc kiểm sốt, phân phối, tính tốn số lượng hàng tồn kho của đơn vị ln là
vấn đề rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của
doanh nghiệp.
Bản thân vấn đề tồn kho ln có hai mặt trái ngược nhau, với quan điểm của
người sản xuất người ta luôn tìm cách giảm phí tổn bằng cách giảm lượng tồn kho,
cịn với quan điểm của người tiêu thụ thì sẽ ln mong muốn có nhiều hàng dự trữ
để khơng có sự thiếu hụt. Vì vậy các doanh nghiệp phải tìm cách xác định một mức
độ cân bằng giữa mức độ đầu tư cho hàng tồn kho phục vụ sản xuất và thỏa mãn các
nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời đúng lúc với chi phí tối thiểu nhất.
1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho
Hàng tồn kho là những mặt hàng sản phẩm được doanh nghiệp giữ để bán ra sau
cùng. Nói cách khác, hàng tồn kho là những mặt hàng dự trữ mà một công ty sản
xuất ra để bán và những thành phần tạo nên sản phẩm. Do đó, hàng tồn kho chính là
sự liên kết giữa việc sản xuất và bán sản phẩm đồng thời là một bộ phận của tài sản
ngắn hạn, chiếm tỉ trọng lớn, có vai trị quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
1.1.2 Phân loại hàng tồn kho
Hàng tồn kho tồn tại trong các cơng ty sản xuất có thể được phân ra thành ba
loại:
-
Nguyên liệu thô: là những nguyên liệu được bán đi hoặc giữ lại để sản xuất
trong tương lai, được gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường
về.
6
-
Bán thành phẩm: là những sản phẩm được phép dùng cho sản xuất nhưng
vẫn chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho
thành phẩm.
-
Thành phẩm: là sản phẩm hồn chỉnh hồn thành sau q trình sản xuất.
Ba loại hàng tồn kho nêu trên được duy trì sẽ khác nhau từ cơng ty này đến cơng
ty khác tùy thuộc vào tính chất khác nhau của từng doanh nghiệp.
Một số cơng ty cũng duy trì loại thứ tư của hàng tồn kho, được gọi là nguồn vật
tư, chẳng hạn như đồ dùng văn phòng, vật liệu làm sạch máy, dầu, nhiên liệu, bóng
đèn và những thứ tương tự. Những loại hàng này đều cần thiết cho quá trình sản
xuất.
1.1.3 Lợi ích và chi phí cho lưu trữ hàng tồn kho:
1.1.3.1 Lợi ích từ việc lưu trữ hàng tồn kho
Lưu trữ hàng tồn kho đem lại những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp.
Những lợi thế quan trọng nhưng khơng hạn chế có thể kể đến như:
-
Tránh các khoản lỗ trong kinh doanh: Bằng việc lưu trữ hàng tồn kho, một
cơng ty có thể tránh tình trạng kinh doanh thua lỗ khi khơng có sẵn nguồn
cung tại một thời điểm nào đó nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
-
Giảm chi phí đặt hàng: Các chi phí đặt hàng gồm chi phí liên quan đến đơn
đặt hàng cá nhân như đánh máy, phê duyệt, gửi thư… có thể được giảm rất
nhiều nếu công ty đặt những đơn hàng lớn hơn là vài đơn hàng nhỏ lẻ.
-
Đạt được hiệu quả sản xuất: Việc lưu trữ đủ số lượng hàng tồn kho cũng đảm
bảo cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả. Nói cách khác, nguồn cung ứng đủ
hàng tồn kho sẽ ngăn ngừa sự thiếu hụt nguyên liệu ở những thời điểm nhất
định mà có thể làm gián đoạn q trình sản xuất.
1.1.3.2 Chi phí lưu trữ hàng tồn kho
Tuy nhiên, việc lưu trữ hàng tồn kho không phải lúc nào cũng tốt. Có thể nói
rằng việc thu mua tràn lan chứa đựng nhiều rủi ro và việc gặp phải những rủi ro
7
khơng lường trước được sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp.Việc lưu trữ hàng tồn
kho q nhiều, khơng có kế hoạch, sẽ chiếm những khoản chi phí nhất định. Do
vậy, rất cần thiết cho việc một công ty lập kế hoạch cụ thể về lưu trữ hàng tồn kho.
Chi phí lưu trữ hàng tồn kho được phân ra làm ba loại:
-
Chi phí mua hàng: Là chi phí cần có để mua hoặc sản xuất ra từng món hàng
tồn kho. Chi phí này thường được biểu hiện bằng chi phí của một đơn vị
nhân với số lượng nhận được hoặc sản xuất ra. Nhiều khi giá món hàng được
hưởng giảm giá nếu ta mua cùng một lúc đạt đến số lượng nào đó. Thơng
thường chi phí mua hàng khơng ảnh hưởng đến việc lựa chọn các mơ hình
tồn kho, trừ mơ hình khấu trừ theo sản lượng.
-
Chi phí đặt hàng: Bao gồm những phí tổn trong việc tìm các nguồn cung
ứng, hình thức đặt hàng, thực hiện quy trình đặt hàng hỗ trợ cho các hoạt
động văn phòng…Khi đơn hàng được thực hiện phí tổn đặt hàng vẫn cịn tồn
tại, những lúc đó chúng được hiểu như phí tổn chuẩn bị thực hiện đơn hàng.
Phí tổn chuẩn bị thực hiện đơn hàng là những chi phí cho việc chuẩn bị máy
móc hay cơng nghệ để thực hiện đơn hàng. Do đó chúng ta cần xác định thời
điểm và số lượng cho mỗi lần đặt hàng thật chi tiết để cố gắng tìm những
biện pháp giảm bớt chi phí chuẩn bị cũng như phí tổn đặt hàng. Trong nhiều
tình huống chi phí chuẩn bị có mối quan hệ rất mật thiết đối với thời gian
chuẩn bị thực hiện đơn hàng. Nếu chúng ta giảm được thời gian này là một
giải pháp hữu hiệu để giảm lượng đầu tư cho tồn kho và cải tiến được năng
suất.
-
Chi phí tồn trữ: Trong q trình lưu kho các loại nguyên phụ liệu, sản phẩm
dở dang, thành phẩm để giữ cho chúng đảm bảo phẩm chất để cịn phục vụ
cho sản xuất và tiêu thụ thì bộ phận quản lý kho tàng cần áp dụng một số các
biện pháp để bảo quản và lưu trữ. Các hoạt động này cũng tiêu tốn của doanh
nghiệp một khoản chi phí đáng kể. Chi phí này thường được tính bằng số
phần trăm giá trị của món hàng. Ví dụ phí tồn trữ 15% /năm của món hàng
tức là mỗi 1000đ giá trị món hàng nếu để trong kho một năm thì phải trả
8
150đ tiền tồn trữ. Trong thực tế chi phí tồn trữ tiêu biểu thường vào khoảng
15% đến 30% mỗi năm.
Tỷ lệ từng loại chi phí tiền chỉ có ý nghĩa tương đối, chúng lệ thuộc vào từng loại
doanh nghiệp, địa điểm phân bố, tỷ lệ lãi hiện tại. Thông thường một tỷ lệ phí tổn
tồn trữ hàng năm xấp xỉ 40% giá trị hàng tồn kho.
Những điểm trên nhằm nhấn mạnh cho tầm quan trọng của việc quản lý hàng tồn
kho, để quyết định số lượng hàng tồn kho tối ưu nhất cho cơng ty, doanh nghiệp
theo chu kì.
1.1.4 Mục đích của quản trị hàng tồn kho:
Có 2 mục đích chính:
-
Làm đủ lượng hàng tồn kho sẵn có: mục đích chính là đảm bảo hàng tồn kho
sẵn có theo u cầu trong mọi thời điểm. Vì sự thiếu hụt và dư thừa hàng tồn
kho đều chứng tỏ cho sự tốn kém trong tổ chức điều hành. Trường hợp thiếu
hụt hàng tồn kho thì dây chuyền sản xuất sẽ bị gián đoạn. Hậu quả là việc
sản xuất giảm đi hoặc không thể sản xuất. Điều này khiến cho việc kinh
doanh giảm sút dẫn đến giảm doanh thu, giảm lợi nhuận và tệ hơn là thua lỗ.
Mặt khác, sự dư thừa hàng tồn kho cũng có nghĩa làm kéo dài thời gian sản
xuất và phân phối luồng hàng hóa. Điều này có nghĩa là khoản tiền đầu tư
vào hàng tồn kho nếu được đầu tư vào nơi khác trong kinh doanh, thì nó sẽ
thu lại được một khoản nhất định. Khơng chỉ vậy, nó cũng sẽ làm giảm các
chi phí thực hiện và làm tăng lợi nhuận.
-
Giảm thiểu chi phí và đầu tư cho hàng tồn kho: liên quan gần nhất đến mục
đích trên đó là làm giảm cả chi phí lẫn khối lượng đầu tư vào hàng tồn kho.
Điều này đạt được chủ yếu bằng cách đảm bảo khối lượng cần thiết hàng tồn
kho trong tổ chức ở mọi thời điểm.
Điều này có lợi cho tổ chức theo hai cách. Một là khoản tiền không bị chặn khi
hàng tồn kho chưa được sử dụng tới và có thể được sử dụng để đầu tư vào những
9
nơi khác để kiếm lời. Hai là nó sẽ làm giảm các chi phi thực hiện, đồng thời sẽ làm
tăng lợi nhuận.
Như vậy, các công ty bắt buộc phải tăng chất lượng sản phẩm trong khi phải
giảm giá thành mà phải tăng tốc độ đáp ứng được các đơn đặt hàng của khách hàng.
Để đáp ứng được các nhu cầu này các nhà máy phải tìm ra các phương pháp quản lý
mới. Và nghiên cứu này sẽ đề cập đến mơ hình quản lý được áp dụng rộng rãi gần
đây, đó là hệ thống điều hành vừa đúng lúc “Just in time”. “Just in time” nhấn mạnh
vào việc giảm thiểu lãng phí từ mọi hoạt động của cơng ty. Mơ hình này được xem
như là một trong những cách lựa chọn tốt nhất cho việc kế hoạch nguồn nguyên
liệu.
1.2 Cơ sở lý luận của mơ hình “Just in time”
1.2.1 Khái niệm mơ hình “Just in time”
Taiichi Ohno
hồn thiện
mơ hình JIT
Deming và
Juran phát
triển nó ở
Bắc Mỹ
Mơ hình
này đã lan
khắp thế
giới
Ford áp
dụng mơ
hình sơ
khai
Hình 1.1 Q trình hình thành và phát triển mơ hình JIT
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nhiều nguồn)
“Just in time” (JIT) được gói gọn trong đúng một câu: “Đúng sản phẩm với đúng
số lượng tại đúng nơi vào đúng thời điểm”. Trong sản xuất hay dịch vụ, mỗi cơng
đoạn của quy trình sản xuất ra một số lượng đúng bằng số lượng mà công đoạn tiếp
sau cần tới. Các quy trình khơng tạo ra giá trị gia tăng cần được loại bỏ. Điều này
cũng đúng với giai đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất, tức là hệ thống chỉ sản
xuất ra những cái mà khách hang muốn. Nói cách khác, JIT là hệ thống sản xuất
10
trong đó các luồng nguyên vật liệu, hàng hóa và sản phẩm truyền vận trong quá
trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chi tiết từng bước sao cho quy trình
tiếp theo có thể được thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt. Qua đó,
khơng có hạng mục nào rơi vào tình trạng để khơng, chờ xử lý, khơng có nhân cơng
hay thiết bị nào phải đợi đầu vào để vận hành. Đạt được mục đích này sẽ giúp cho
công ty đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và giúp cơng ty có thể có đủ khả
năng để cạnh tranh với các đối thủ khác về giá cả, chất lượng, độ tin cậy, sự linh
hoạt và thời gian.
Phương pháp JIT do ơng Taiichi Ohno (Phó Tổng giàm đốc sản xuất) cùng nhiều
đồng nghiệp triển khai ở hãng Toyota Motor. Toyota Motor đã kết hợp 2 phương
thức sản xuất tinh xảo và đại trà, loại bỏ các yếu điểm về giá thành và sự chặt chẽ
công nghiệp, cho ra đời một phương thức sản xuất mới với đội ngũ cơng nhân có
tay nghề cao được trang bị hệ thống máy móc linh hoạt, đa năng, có khả năng sản
xuất với nhiều mức công suất. Phương thức này được đánh giá là sử dụng ít nhân
lực hơn, ít diện tích hơn, tạo ra ít phế phẩm hơn, và sản xuất được nhiều loại sản
phẩm hơn hình thức sản xuất đại trà.
Nền tảng của hệ thống sản xuất Toyota dựa trên khả năng duy trì liên tục dịng
sản phẩm trong các nhà máy nhằm thích ứng linh hoạt với các thay đổi của thị
trường, chính là khái niệm JIT sau này. Dư thừa tồn kho và lao động được hạn chế
tối đa, qua đó tăng năng suất và giảm chi phí.
Bên cạnh đó, mặc dù khả năng giảm thiểu chi phí là yêu cầu hàng đầu của hệ
thống, Toyota đã đưa ra 3 mục tiêu phụ nhằm đạt được mục tiêu chính yếu đó:
-
Kiểm sốt chất lượng: giúp cho hệ thống thích ứng hàng tháng hay thậm chí
hàng ngày với sự thay đổi của thị trường về số lượng và độ đa dạng.
-
Bảo đảm chất lượng: đảm bảo mỗi quy trình chỉ tạo ra các đơn vị sản phẩm
tốt cho các quy trình tiếp theo.
-
Tơn trọng con người: vì nguồn nhân lực phải chịu nhiều sức ép dưới nỗ lực
giảm thiểu chi phí.
11
Sau Nhật, JIT được 2 chuyên gia TQM (Total Quality Manufacturing) là Deming
và Juran phát triển ở Bắc Mỹ. Từ đó mơ hình JIT lan rộng trên khắp thế giới. JIT là
một triết lý sản xuất với mục tiêu triệt tiêu tất cả các nguồn gây hao phí, bao gồm cả
tồn kho không cần thiết và phế liệu sản xuất.
1.2.2 Các yếu tố chính của hệ thống “Just in time”
1.2.2.1. Mức độ sản xuất đều và cố định
Một hệ thống sản xuất JIT đòi hỏi một dòng sản phẩm đồng nhất khi đi qua một
hệ thống thì các hoạt động khác nhau sẽ thích ứng với nhau và để nguyên vât liệu và
sản phẩm có thể chuyển từ nhà cung cấp đến đầu ra cuối cùng. Mỗi thao tác phải
được phối hợp cẩn thận bởi các hệ thống này rất chặt chẽ. Do đó, lịch trình sản xuất
phải được cố định trong một khoảng thời gian để có thể thiết lập các lịch mua hàng
và sản xuất. Rõ ràng là ln có áp lực lớn để có được những dự báo tốt và phải xây
dựng được lịch trình thực tế bởi vì khơng có nhiều tồn kho để bù đắp những thiếu
hụt hàng trong hệ thống.
1.2.2.2. Tồn kho thấp
Một trong những dấu hiệu để nhận biết hệ thống JIT là lượng tồn kho thấp.
Lượng tồn kho bao gồm các chi tiết và nguyên vật liệu được mua, sản phẩm dở
dang và thành phẩm chưa tiêu thụ. Lượng tồn kho thấp có hai lợi ích quan trọng.
Lợi ích rõ ràng nhất của lượng tồn kho thấp là tiết kiệm được không gian và tiết
kiệm chi phí do khơng phải ứ đọng vốn trong các sản phẩm còn tồn đọng trong kho.
Lợi ích thứ hai thì khó thấy hơn nhưng lại là một khía cạnh then chốt của triết lý
JIT, đó là tồn kho luôn là nguồn lực dự trữ để khắc phục những mất cân đối trong
q trình sản xuất, có nhiều tồn kho sẽ làm cho những nhà quản lý ỷ lại, không cố
gắng khắc phục những sự cố trong sản xuất và dẫn đến chi phí tăng cao. Phương
pháp JIT làm giảm dần dần lượng tồn kho, từ đó người ta càng dễ tìm thấy và giải
quyết những khó khăn phát sinh.
12
1.2.2.3. Kích thước lơ hàng nhỏ
Đặc điểm của hệ thống JIT là kích thước lơ hàng nhỏ trong cả hai quá trình sản
xuất và phân phối từ nhà cung ứng. Kích thước lơ hàng nhỏ sẽ tạo ra một số lợi ích
cho hệ thống JIT hoạt động một cách có hiệu quả như sau:
- Với lơ hàng có kích thước nhỏ, lượng hàng tồn kho sản phẩm dở dang sẽ ít hơn
so với lơ hàng có kích thước lớn. Điều này sẽ giảm chi phí lưu kho và tiết kiệm diện
tích kho bãi.
- Lơ hàng có kích thước nhỏ ít bị cản trở hơn tại nơi làm việc.
- Dễ kiểm tra chất lượng lơ hàng và khi phát hiện có sai sót thì chi phí sửa lại lơ
hàng sẽ thấp hơn lơ hàng có kích thước lớn.
1.2.2.4. Lắp đặt với chi phí thấp và nhanh
Theo phương pháp này, người ta sử dụng các chương trình làm giảm thời gian và
chi phí lắp đặt để đạt kết quả mong muốn, những công nhân thường được huấn
luyện để làm những công việc lắp đặt cho riêng họ, công cụ và thiết bị cũng như
quá trình lắp đặt phải đơn giản và đạt được tiêu chuẩn hóa, thiết bị và đồ gá đa năng
có thể giúp giảm thời gian lắp đặt. Hơn nữa, người ta có thể sử dụng nhóm cơng
nghệ để giảm chi phí và thời gian lắp đặt nhờ tận dụng sự giống nhau trong những
thao tác có tính lặp lại. Quá trình xử lý một loạt các chi tiết tương tự nhau trên
những thiết bị giống nhau có thể làm giảm yêu cầu thay đổi việc lắp đặt, sự tinh
chỉnh trong trường hợp này là cần thiết.
1.2.2.5. Bố trí mặt bằng hợp lý
Theo lý thuyết sản xuất cổ điển, mặt bằng của các phân xưởng thường được bố
trí theo nhu cầu xử lý gia công. Hệ thống JIT thường sử dụng bố trí mặt bằng dựa
trên nhu cầu sản phẩm. Thiết bị được sắp xếp để điều khiển những dòng sản phẩm
giống nhau, có nhu cầu lắp ráp hay xử lý giống nhau. Để tránh việc di chuyển một
khối lượng chi tiết lớn trong khu vực thì người ta đưa những lô nhỏ chi tiết từ trung
tâm làm việc này đến trung tâm làm việc kế tiếp, như vậy thời gian chờ đợi và
lượng sản phẩm dở dang sẽ được giảm đến mức tối thiểu. Mặt khác, chi phí vận
13
chuyển nguyên vật liệu sẽ giảm đáng kể và không gian cho đầu ra cũng giảm. Các
nhà máy có khuynh hướng nhỏ lại nhưng có hiệu quả hơn và máy móc thiết bị có
thể sắp xếp gần nhau hơn, từ đó tăng cường sự giao tiếp trong cơng nhân.
1.2.2.6. Sửa chữa và bảo trì định kỳ
Do hệ thống JIT có rất ít hàng tồn kho nên khi thiết bị hư hỏng có thể gây ra
nhiều rắc rối. Để giảm thiểu việc hỏng hóc, doanh nghiệp sử dụng các chương trình
bảo trì định kỳ, trong đó nhấn mạnh vào việc duy trì thiết bị trong điều kiện hoạt
động tốt nhất và vào việc thay thế những cụm chi tiết có dấu hiệu hỏng trước khi sự
cố xảy ra. Những công nhân thường có trách nhiệm bảo trì thiết bị máy móc của
mình.
Mặc dù có bảo trì định kỳ, đơi khi thiết bị cũng hư hỏng. Vì vậy, cần thiết phải
chuẩn bị cho điều này và phải có khả năng sửa chữa cũng như đưa thiết bị vào sản
xuất một các nhanh chóng. Muốn vậy, doanh nghiệp cần có những chi tiết dự phịng
và duy trì lực lượng sửa chữa nhỏ hoặc huấn luyện cơng nhân tự mình sửa chữa
những hư hỏng đột xuất có thể xảy ra.
1.2.2.7. Sử dụng cơng nhân đa năng
Trong hệ thống cổ điển, công nhân thường được đào tạo trong phạm vi hẹp mà
thôi. Hệ thống JIT dành vai trị nổi bật cho cơng nhân đa năng được huấn luyện để
điều khiển tất cả những công việc từ việc điều khiển quy trình sản xuất, vận hành
máy đến việc bảo trì, sửa chữa…Người ta mong muốn cơng nhân có thể điều chỉnh
và sửa chữa nhỏ cũng như thực hiện việc lắp đặt. Hãy nhớ rằng trong hệ thống JIT
người ta đẩy mạnh đơn giản hóa việc lắp đặt, làm thuận lợi cho người vận hành.
Trong hệ thống JIT, cơng nhân khơng chun mơn hóa mà được huấn luyện để thực
hiện nhiều thao tác, do vậy họ có thể giúp những công nhân không theo kịp tiến độ.
Người cơng nhân khơng những có trách nhiệm trong việc kiểm tra chất lượng cơng
việc của mình mà cịn quan sát kiểm tra chất lượng công việc của những công nhân
ở khâu trước họ. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là mất nhiều thời gian và
chi phí đào tạo những công nhân đa năng để đáp ứng yêu cầu của hệ thống.
14
1.2.2.8. Đảm bảo mức chất lượng cao
Những hệ thống JIT đòi hỏi các mức chất lượng cao. Những hệ thống này được
gài vào một dịng cơng việc liên tục, nên sự xuất hiện của những trục trặc do chất
lượng kém sẽ tạo sự phá vỡ trên dịng cơng việc này. Thực tế, do kích thước các lơ
hàng nhỏ, lượng hàng tồn kho để đề phòng mọi bất trắc thấp, nên khi sự cố xảy ra,
việc sản xuất phải ngừng lại cho đến khi sự cố được khắc phục. Vì vậy, phải tránh
bất cứ sự ngừng việc nào hoặc nhanh chóng giải quyết trục trặc khi chúng xuất hiện.
1.2.2.9. Tinh thần hợp tác của các thành viên trong hệ thống
Ngoài ra, hệ thống JIT đòi hỏi tinh thần hợp tác giữa các công nhân, quản lý và
người cung cấp. Nếu không đạt được điều này thì khó có thể có một hệ thống JIT
thật sự hiệu quả. Khi vận hành dưới hệ thống JIT vấn đề xem xét chủ yếu là phảo
đạt được và duy trì một tinh thần tơn trọng và hợp tác qua lại lẫn nhau. Điều này đòi
hỏi một sự đánh giá đúng về tầm quan trọng của hợp tác và sự nỗ lực chặt chẽ để
thấm nhuần và duy trì tinh thần đó.
1.2.2.10 Sử dụng những người bán hàng đáng tin cậy
Hầu hết hệ thống JIT mở rộng về phía người bán, người bán được yêu cầu giao
hàng hóa có chất lượng cao, các lơ hàng nhỏ và thời điểm giao hàng tương đối
chính xác.
Theo truyền thống, người mua đóng vai trị kiểm tra chất lượng và số lượng hàng
mang đến, và khi hàng hóa kém phẩm chất thì trả cho người bán để sản xuất lại.
Trong hệ thống JIT, hàng hóa kém phẩm chất sẽ đình trệ sự liên tục của dịng cơng
việc. Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa đưa đến được xem là khơng hiệu quả vì nó
khơng được tính vào giá trị sản phẩm. Do đó việc đảm bảo chất lượng được chuyển
sang người bán. Người mua sẽ làm việc với người bán để giúp họ đạt được chất
lượng hàng hóa mong muốn. Mục tiêu cơ bản của người mua là có thể cơng nhận
người bán như một nhà sản xuất hàng hóa chất lượng cao, do vậy khơng cần có sự
kiểm tra của người mua.