Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tiểu luận lý luận và thực tiễn tâm lý học tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.02 KB, 12 trang )

lOMoARcPSD|11137419

Tâm lý học tội phạm. Hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội lý
luận và thực tiễn


lOMoARcPSD|11137419

Đề: Hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội: lý luận và thực tiễn.
I.

MỞ ĐẦU

Trong khoa học pháp luật hình sự, hành vi phạm tội được nghiên cứu như một khái
niệm cơ bản của tội phạm và là hành động có ý chí, nhưng dưới góc độ tâm lý học
người ta xem tội phạm là đối tượng nghiên cứu về một vấn đề khác đó là cấu trúc
tâm lý. Điều quan trọng nhất mà các nhà tâm lý học quan tâm khi nghiên cứu về
người phạm tội là những yếu tố tác động tới hành vi phạm tội như điều kiện, động
cơ thúc đẩy, diễn biến tâm lý, hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội. Trong đó, hậu
quả tâm lý của hành vi phạm tội là diễn biến tâm lý cuối cùng của tội phạm sau khi
thực hiện hành vi phạm tội, là kết quả tâm lý cuối cùng được hình thành sau quá
trình tác động với các yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan, nhu cầu, mục đích và ý
đồ phạm tội…Nhìn chung, việc người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội trong đa
số các trường hợp đều nhằm đạt tới kết quả cuối cùng đã dự định từ trước và sau khi
người phạm tội thực hiện hành vi của mình, kết quả cuối cùng sẽ không thể đúng
như dự định ban đầu. Kết quả mà thực tế đem lại sẽ ở nhiều mức độ khác nhau so
với dự kiến của người phạm tội tính tốn ban đầu và điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi
nhất định diễn ra trong tâm lý của họ. Cụ thể có thể diễn ra theo hai chiều hướng
khác nhau, có thể là thái độ ăn năn, hối hận nhưng cũng có thể là thỏa mãn với kết
quả đã đạt được sau khi thực hiện hành vi phạm tội. Dưới đây sẽ là một số những
phân tích về hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội về lý luận và thực tiễn. Do q


trình tìm hiểu khơng dài, dung lượng bài viết có hạn nên hy vọng thầy cơ sẽ xem xét
và đóng góp cho bài làm. Em xin chân thành cảm ơn.
II.
NỘI DUNG
1. Lý luận về hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội.
1.1. Diễn biến hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội.
- Hành vi phạm tội là một dạng hành vi và cũng có đầy đủ các yếu tố cấu thành
của một hành vi bình thường, nhưng điểm khác biệt ở đây là xu hướng chống đối
xã hội và phương thức thực hiện múc định của người thực hiện hành vi phạm tội.
Xu hướng chống đối xã hội của hành vi phạm tội được biểu hiện rõ khi chúng ta
tập trung phân tích rõ q trình hình thành động cơ, đề ra mục đích, quyết định
thực hiện hành vi cũng như sự lựa chọn phương thức nhằm đạt mục đích đã đề
ra, thậm chí có sự thay đổi ý định phạm tội trong quá trình thực hiện hành vi
phạm tội. Như vậy, mỗi người phạm tội, mỗi vụ án phạm tội khác nhau sẽ xuất


lOMoARcPSD|11137419

phát từ những động cơ khác nhau, yếu tố tác động khác nhau, phương thức thực
hiện khác nhau..do đó, hậu quả mà hành vi phạm tội đó để lại cũng sẽ đương
nhiên khác nhau. So sánh với dự định ban đầu của người phạm tội, kết quả cuối
cùng sau khi họ thực hiện hành vi phạm tội của mình có thể sẽ tốt hơn nhưng
cũng có thể sẽ xấu đi. Tâm lý của người phạm tội cũng sẽ có sự thay đổi tùy vào
kết quả cuối cùng đó, nhưng nhìn chung người phạm tội sẽ phát triển tâm lý theo
hai hướng, có thể là thỏa mãn nhưng cũng có thể là căng thẳng, sợ hãi, thậm chí
có trường hợp người phạm tội tự ý không thực hiện hành vi phạm tội đến cùng.
- Trước hết, sau khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội sẽ có thời gian
hình dung, nhìn lại hết tồn bộ q trình đó, điều này có thể sẽ khiến cho người
phạm tội mang trong mình cảm xúc nặng nề, ghê rợn, cùng với đó sẽ là sự ăn
năn, hối hận. Thậm chí ở một số người phạm tội chỉ mới nhận thấy có sự phát

giác ra hành vi phạm tội của mình đã bắt đầu có trạng thái tâm lý căng thẳng, tuy
nhiên tùy vào việc lần đầu gây ra hành vi phạm tội hay đã thực hiện nhiều hành
vi phạm tội từ trước mà mức độ căng thẳng, lo lắng ở mỗi người là khác nhau.
Đây là trạng thái tâm lý đặc trưng có tính chất quy luật trong diễn biến tâm lý của
người phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên những trạng thái
tâm lý đó của người phạm tội thường khơng ổn định mà ln có sự vận động,
thay đổi. Nghĩa là người phạm tội không duy trì mãi một mức độ căng thẳng và
ngồi trạng thái lo âu, sợ hãi, người phạm tội còn phát sinh ra nhiều trạng thái
khác, sự vận động này cũng khác nhau ở mỗi người. Trong tình trạng tâm trí rơi
vào tình cảnh bế tắc, người phạm tội thường có những hành vi khơng phù hợp
với hồn cảnh, giảm khả năng tự điều chỉnh, hay nghi ngờ, không nhanh nhạy và
luôn ở trong tình trạng ủ rũ, thậm chí rơi vào trầm cảm. Rất nhiều trường hợp
người phạm tội vì muốn chấm dứt tình trạng lo sợ, căng thẳng này nên đã tự ra
đầu thú trước cơ quan điều tra. Và cũng có nhiều trường hợp người phạm tội cố
ý đưa bản thân rơi vào những trạng thái tiêu cực, quên đi hiện thực bằng cách sử
dụng ma túy, các chất kích thích khác.
- Bên cạnh trạng thái lo sợ, cũng có khơng ít các trường hợp người phạm tội sau
khi thực hiện hành vi phạm tội theo đúng kế hoạch lại thỏa mãn với những gì
mình đã làm, điều đó luôn ở trong tâm lý của người phạm tội, tăng thêm ý thức
đi ngược lại với lợi ích của xã hội. Người phạm tội nếu ở trong trường hợp thỏa
mãn như vậy sẽ ln có một đầu óc tỉnh táo sau khi thực hiện hành vi phạm tội,
thận trọng xóa đi các dấu vết của hành vi cũ, đồng thời cịn cố tìm ra mưu kế để
thốt ra khỏi sự nghi ngờ của cơ quan điều tra, thậm chí có ý định cho những


lOMoARcPSD|11137419

hành vi phạm tội mới. Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý mà các nhà tâm lý học
trong quá trình nghiên cứu đã rút ra được đó là những hành vi phạm tội mới
thường sẽ được thực hiện một cách tàn nhẫn, nguy hiểm hơn nhưng lại thiếu tính

tốn hơn so với hành vi phạm tội cũ.
- Cũng có trường hợp người phạm tội tự nguyện không thực hiện hành vi phạm tội
đến cùng, tức là đã kịp thời dừng lại trước khi đạt đến kết quả đã dự định từ trước.
Động cơ thúc đẩy người phạm tội không tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội đến
cùng có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như sợ bị pháp luật trừng trị, cảm
thông với nỗi đau, mất mát của người khác, hoặc đa phần là do sợ hãi và căng
thẳng.
1.2. Những nhân tố cơ bản có ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của người phạm tội
sau khi thực hiện hành vi phạm tội.
- Tính chất của hành vi phạm tội: quá trình thực hiện hành vi phạm tội bao gồm
các công đoạn cần được vạch định sẵn từ phương pháp, cách thức, sử dụng hung
khí để thực hiện hành vi phạm tội..mọi công đoạn đều cần sử dụng nhiều sức lực
và trí tuệ. Và ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội còn phải
đối diện với các trạng thái tâm lý căng thẳng, lo lắng, thậm chí đối với những
trường hợp phạm tội lần đầu sẽ còn cảm nhận được trạng thái ló lắng này nhiều
lần hơn so với các trường hợp đã từng thực hiện hành vi phạm tội.
Đối với trường hợp nhóm người phạm tội, tính chất cấu kết chặt chẽ giữa những
người cùng thực hiện hành vi phạm tội cũng ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của
người phạm tội. Trong trường hợp này, sẽ xảy ra hai khả năng, hoặc là trạng thái
tâm lý căng thẳng hơn nếu họ cho rằng bí mật sẽ bị lộ từ những người cùng thực
hiện tội phạm, hoặc là trạng thái tâm lý yên tâm khi họ cho rằng nếu mình bị bắt
thì những người cũng thực hiện hành vi phạm tội như mình cũng sẽ bị bắt cùng.
- Sự nhận thức của người phạm tội về hậu quả và những cảm xúc trước hậu quả
đó: hậu quả của hành vi phạm tội là những thiệt hại vật chất, tinh thần và các biến
đổi khác gây nguy hiểm cho xã hội luôn là yếu tố quan trọng tác động đến trạng
thái tâm lý của người phạm tội. Trên thực tế, nếu người phạm tội nhận thức được
thiệt hại do hành vi phạm tội của mình gây ra cho xã hội, mà những thiệt hại đó
lại rất nghiêm trọng hoặc nằm ngồi ý muốn chủ quan của họ thì chính hậu quả
của tội phạm sẽ ám ảnh rất nhiều trong đầu óc của người phạm tội và gây cho họ
những cảm xúc tiêu cực về trách nhiệm hình sự mà họ phải gánh chịu. Trạng thái

của người phạm tội sẽ trở nên căng thẳng hơn khi họ nhận thấy hành vi vi phạm


lOMoARcPSD|11137419

của mình bị phát giác. Ngược lại, nếu người phạm tội không nhận thức được thiệt
hại do hành vi của mình gây ra thì trạng thái tâm lý sẽ ít căng thẳng hơn hoặc
thậm chí là thỏa mãn.
- Sự đánh giá về việc ngụy trang, che dấu hành vi phạm tội của người phạm tội và
về trách nhiệm hình sự mà họ phải gánh chịu: Sau khi thực hiện hành vi phạm tội
thì người phạm tội thường phân tích, suy nghĩ lại hành vi, thậm chí cịn quay lại
hiện trường nơi mình đã thực hiện hành vi phạm tội để nhằm cố ý ngụy trang,
che đậy hành vi phạm tội của mình để xác định xem liệu cịn chỗ nào sơ hở, dễ
bị cơ quan điều tra phát hiện hay khơng. Nếu phát hiện ra bí mật của hành vi
phạm tội có nguy cơ bại lộ thì người phạm tội sẽ rơi vào trạng thái tâm lý căng
thằng và tập trung tư duy cao độ để tìm cách che dấu hồn hảo hành vi phạm tội
của mình. Trong trường hợp này sự đánh giá về trách nhiệm hình sự mà người
phạm tội phải gánh chịu cũng có ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tâm lý của họ.
- Tác động của dư luận xã hội và hoạt động điều tra của các cơ quan pháp luật: nếu
như người phạm tội đã gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội và bị dư luận
xã hội lên án gây gắt, đồng thời hệ thống cơ quan pháp luật tiến hành hoạt động
điều tra tích cực bằng mọi cách để nhanh chóng tìm ra nghi phạm thì sẽ khiến
cho tội phạm cảm thấy căng thẳng, lo sợ bị phát hiện, và phải đối mặt với hậu
quả pháp lý bất lợi. Tuy nhiên, nếu hành vi phạm tội của tội phạm không bị lên
án gay gắt từ dư luận xã hội và hoạt động điều tra của cơ quan nhà nước cũng
không quá rõ ràng, gấp gáp thì trạng thái tâm lý của người phạm tội sẽ ít căng
thẳng hơn, thậm chí sẽ cảm thấy yên tâm hơn.
1.3. Một số diễn biến tâm lý người phạm tội nhằm giải tỏa sự căng thẳng sau khi
thực hiện hành vi phạm tội.
- Sau khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội luôn rơi vào tình trạng tâm

lý căng thẳng. Chính trạng thái tâm lý này đã ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và
thể chất của người phạm tội. Do vậy, theo quy luật tâm lý, người phạm tội ln
muốn thốt khỏi trạng thái tâm lý căng thẳng bằng mọi cách. Để giải thoát trạng
thái tâm lý này, người phạm tội thường sử dụng các giải pháp sau:
Thứ nhất, người phạm tội thay đổi nhịp sống khác với thường ngày như họ
thường có biểu hiện tích cực khơng bình thường mang tính bề ngoài như tham
gia các hoạt động xã hội một cách tích cực, có những biểu hiện khác thường..hay
dùng bia, rượu, ma túy, các chất kích thích khác để đưa mình ra khỏi trạng thái
tâm lý căng thẳng; Phương pháp này xuất hiện phổ biến ở người phạm tội.


lOMoARcPSD|11137419

Thứ hai, người phạm tội xa lánh địa bàn nơi gây án và địa bàn đang diễn ra hoạt
động điều tra của cơ quan điều tra, nhưng trong môi trường mới, cơng việc mới
và các quan hệ mới thì người phạm tội sẽ xuất hiện trạng thái tâm lý mới như vui
vẻ, phấn khởi, nhiệt tình. Và những trạng thái đó sẽ dần dần làm biến mất tâm
trạng lo lắng, sợ hãi trước đây của người phạm tội;
Thứ ba, người phạm tội cố tìm mọi cách để che giấu hành vi phạm tội của mình,
chống lại sự phát hiện của cơ quan điều tra. Đối với trường hợp người phạm tội
chuyên nghiệp, tái phạm hành vi phạm tội thì thường sẽ có dáng vẻ bình thản, bất
cần, và khơng mấy chuyển biến trước các tác động bên ngoài, đồng thời còn
chuẩn bị chặt chẽ bằng chứng ngoại phạm và cách trình báo với cơ quan chức
năng nếu rơi vào vịng nghi phạm; Cuối cùng, khơng ít các trường hợp người
phạm tội đã ra đầu thú trước cơ quan điều tra và tìm cách khắc phục lại hậu quả
do hành vi phạm tội mà mình đã gây ra.

2. Thực tiễn hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội.
1. VỤ ÁN: TRƯƠNG VIỆT HÙNG
Tóm tắt: Ơng Trương Việt Hùng lúc đó là Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp Việt Nam

năm 1964, chồng của bà Nguyễn Thị Cận. Bà Cận là một người phụ nữ đoan trang,
nhân hậu, trong một lần từ Hà Nội đến nghỉ mát tại khu điều dưỡng Bãi Cháy, tỉnh
Quảng Ninh đã đột ngột qua đời. Lúc đầu, với lời khai của ơng Hùng thì bà Cận sau
một đêm nghỉ tại Bãi Cháy đã mệt lả người, ông đã liên tục báo cho nhà nghỉ và y sĩ
trực đêm để tiến hành cấp cứu, xoa bóp và tiêm thuốc trợ sức. Tuy nhiên, sau hai lần
như vậy họ vẫn khơng thể cứu được bà Cận. Vì q tin tưởng vào lời khai của Trương
Việt Hùng, cơ quan điều tra đã vội vàng kết luận nguyên nhân dẫn đến cái chết của
bà Cận là do bệnh tim, nhưng sau đó vì có q nhiều điểm bất thường nên đã tiến
hành điều tra lại. Kết quả điều tra cuối cùng đã cho thấy, ơng Hùng có mối quan hệ
bất chính với một cô gái tên Tuyết Ng và bà Cận biết về mối quan hệ này đã lâu; sau
khi khám nghiệm lại tử thi thì cho thấy kết quả nguyên nhân dẫn đến cái chết của bà
Cận là do uống phải liều lượng lớn thuốc ngủ và thuốc độc thạch tín, bên cạnh đó
cịn nhiều chứng cứ khác như kì nghỉ mát của hai vợ chồng 15 ngày nhưng ông Hùng
mua vé ăn 5 ngày; chỗ nghỉ dưỡng của hai vợ chồng giường vẫn cịn phẳng phiu như
chỉ có bà Cận nằm ngủ… Sau cùng, ơng Hùng đã thừa nhận mình là người đã cố ý


lOMoARcPSD|11137419

pha thuốc ngủ và chất độc thạch tín cho bà Cận với ý định giết vợ mình để cưới cơ
tình nhân. Ngồi ra, đây khơng phải là lần đầu ơng có ý định giết bà Cận. Lần đầu
cách đó 4 năm ông Hùng đã sử dụng thuốc chuột bỏ vào thuốc Bắc cho bà Cận uống
nhưng sau đó đưa vào bệnh viện Bạch Mai cấp cứu đã thoát chết, lần đó khơng bị lộ
ý định giết người. Lần tiếp theo ông đã lập ra kế hoạch rõ ràng hơn. Mượn cớ mất
ngủ để xin y tế và bạn học dược 50 viên thuốc ngủ và 100 viên thuốc ngủ khác từ
người bạn ở nước ngoài, tán nhỏ thành bột và đợi thời cơ để ám hại vợ. Cuối cùng
ông đã ra tay sát hại vợ mình bằng những thủ đoạn tinh vi.
Ở vụ án này có một số điểm cần chú ý trong tâm lý của ông Hùng sau hai lần có ý
định giết vợ như sau: Thứ nhất, sau lần sát hại bất thành lần thứ nhất, ông Hùng vì
khơng bị phát hiện nên đã n tâm, thỏa mãn và có ý định lập ra kế hoạch lần thứ

hai. Lần thứ hai có ý định giết vợ, ơng Hùng đã có kế hoạch tỉ mỉ hơn nhưng đương
nhiên đã để lại rất nhiều sơ hở mà sau đó cơ quan điều tra đã nhận thấy và truy tố
hành vi phạm tội của ông. Điểm thứ hai, sau khi bà Cận chết, ông Hùng đã không
đưa bà Cận về quê nhà mà chơn tại Quảng Ninh, ngồi ra, ơng cịn biểu lộ rõ sự đau
khổ, thương tâm trong đám tang người vợ. Nhưng người ta lại thấy tâm trạng ấy ở
ông bỗng nhiên tan nhanh, bộ mặt ông lại tươi tỉnh, hàng ngày cười cười nói nói,
gặp ai ơng cũng rêu rao về căn bệnh tim quái ác đã cướp đi vợ ơng, thậm chí một số
nhân chứng cịn khai rằng thấy ơng ăn diện hơn mọi ngày. Có thể dễ dàng nhận thấy,
những hành vi của ông Hùng là thể hiện thái độ khơng bình thường, hơi q so với
mức được cho là bình thường. Ơng Hùng cố ý muốn tạo ra vẻ ngoài đau khổ, một
vỏ bọc hoàn hảo cho một người đàn ông vừa mất đi người vợ yêu quý của mình.
Điều này đã phần nào thể hiện được tâm lý không được ổn định của ông Hùng sau
khi thực hiện hành vi phạm tội, dù căng thẳng, dù thỏa mãn với kết quả mà mình đã
dự định từ trước nhưng ông Hùng vẫn phải cố tỏ ra bình thường, đúng với hồn cảnh
để khơng bị nghi ngờ, phát hiện. Ngoài ra, sau khi thể hiện tâm trạng đau khổ, ơng
Hùng nhanh chóng trở nên ăn diện hơn, cười nói, rêu rao về cái chết của người vợ,
chính những điểm này đã cho thấy tâm trạng thoải mái, thỏa mãn của ơng với kết
quả phạm tội mình đã thực hiện được, cảm thấy an tồn khi thốt khỏi sự nghi ngờ
của cơ quan điều tra. Điểm thứ ba, đó là cách mà ơng Hùng đã chuẩn bị cho việc
nếu nằm trong vòng nghi ngờ của cơ quan điều tra, tạo ra bằng chứng ngoại phạm
hoàn hảo cho hành vi vi phạm của mình. Đó là lúc ơng Hùng thể hiện hành vi cấp
thiết muốn cứu vợ của mình khi gọi dồn dập nhiều lần các y sĩ đến cứu chữa cho vợ
khi bà Cận khó thở, trở nên nguy kịch trong đêm. Khai với cơ quan điều tra bằng


lOMoARcPSD|11137419

một vở kịch đã dựng lên sẵn, bà vợ mệt mỏi và đã cứu chữa nhiều lần nhưng không
qua khỏi, ngồi ra với chức vụ và uy tín của mình, ông Hùng cũng dễ dàng biến lời
khai của mình thành lời khai hợp pháp, thoát khỏi sự nghi ngờ của người khác.

Như vậy, có thể kết luận diễn biến tâm lý của ông Trương Việt Hùng phát triển từ
trạng thái căng thẳng sau lần sát hại hụt đầu tiên, sau đó bắt đầu trở nên tinh vi và
thỏa mãn với kết quả sau khi thực hiện hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, vì
tâm lý căng thẳng, ơng Hùng đã có những cách biểu hiện bên ngồi bất thường cùng
với một số bằng chứng buộc tội, cuối cùng cơ quan điều tra đã tìm ra được nguyên
nhân cái chết của bà Cận và buộc ông Hùng phải trả giá cho hành vi giết người của
mình.
2. Vụ án Phan Hữu Chánh – Giám đốc bệnh viện nhi Trung ương giết vợ.
Tóm tắt: Vụ án xảy ra năm 1960. Phan Hữu Chánh thời đó được coi là bác sĩ đầu
ngành về chuyên khoa Nhi, sau một thời gian thì được giao trọng trách giữ vị trí
Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương. Vợ của Chánh là chị Nguyễn Thị Nhật – y tá
của Bệnh viên Nhi. Chị Nhật được coi là hoa khơi của ngành y Hà Nội khi đó, nên
mối tình của hai người được xem là cặp trai tài, gái sắc. Sau một thời gian yêu đương,
hai người tổ chức đám cưới. Cuộc sống hôn nhân của hai người như một hình mẫu
cho giới trẻ Hà Nội thời ấy, đi xe đời mới, điều kiện dư giả, yêu thương nhau. Khi
chị Nhật có thai, bác sĩ Chánh rất tự hào, nhiều lần nói với đồng nghiệp sau khi vợ
sinh nở xong sẽ làm đầy tháng thật to. Vốn dư giả về kinh tế nên đến tháng thứ 6 chị
Nhật không phải đi làm nữa mà chỉ ở nhà, trong thời gian đó, bác sĩ Chánh vẫn đi
làm bình thường, nhiều ngày còn ngủ lại ở bệnh viện. Sau khi vợ đẻ xong thì bác sĩ
Chánh cứ ở nhà miết, chỉ có việc thật sự cần mới lên cơ quan giải quyết. Tuy nhiên,
sau khi chị Nhật sinh được 3 ngày trở về nhà thì bất ngờ mắc bệnh tiêu chảy. Chồng
là bác sĩ đầu ngành nên khơng khó để đốn bệnh và kê đơn thuốc nhưng lạ thay tình
trạng của y tá Nhật cứ ngày một xấu đi, uống bao nhiêu thuốc cũng khơng có dấu
hiệu thun giảm. Mọi người xung quanh đều lấy làm lạ là sau khi sinh sức khỏe của
chị Nhật được chăm sóc cẩn thận khơng thể có lý do khiến cho tiêu chảy được. Mặc
dù sau đó được khám chữa cẩn thận nhưng các bác sĩ cũng khơng đưa ra được kết
luận gì, bệnh tiêu chảy trầm trọng hơn. Y tá Nhật gầy dốc, khơng có sức ngồi dậy
cho con bú nữa, sau 20 ngày sinh con, chị Nhật đột ngột qua đời.
Đám tang diễn ra thương tâm. Bác sĩ Chánh vật vã, khóc lóc ơm lấy quan tài vợ.
Thậm chí, sau khi vợ mất, anh ngày nào cũng xuống nghĩa trang thắp hương. Tuy



lOMoARcPSD|11137419

nhiên vì có nhiều tình tiết đáng ngờ nên Thiếu tướng Phịng lúc đó có tham gia lễ
tang của chị Nhật đã bí mật điều tra, xem xét lại vụ án. Sau điều tra đã phát hiện ra
hành vi bất thường đó là trước 2 tuần ngày chị Nhật qua đời, bác sĩ Chánh đã đến
Đại học Y Hà Nội xin 3 gram thạch tín, khơng rõ lý do. Nhưng dường như dự cảm
được việc công an điều tra, bác sĩ Chánh đã mời các bác sĩ có trình độ chuyên môn
cao làm việc trong ngành Y tại Hà Nội để tìm cách biến 3 gram thạch tín kia thành
hợp pháp. Bác sĩ Chánh đã viện cớ bảo sau khi xin 3 gram thạch tín đã làm rơi,
khơng tìm thấy, do ngại cơ quan công an nghi ngờ nên nhờ mọi người nghĩ cách hợp
pháp số thạch tín kia. Sau đó, bác sĩ Chánh đã nghĩ ra thủ đoạn vơ cùng tinh vi, đi
xin nhiều nơi số dung dịch liqueur fowler – dung dịch được bào chế từ thạch tín; kết
hợp với việc kê đơn cho các bệnh nhân ở các vùng núi xa xơi có thêm dung dịch này
sau đó thu lại với lý do bệnh nhân khơng cần dùng tới nữa. Để phục vụ cho công tác
điều tra, cơ quan công an đã phối hợp với nhiều bộ ngành khác để đưa bác sĩ Chánh
đi công tác vài ngày, thuận lợi cho việc lấy kết quả khám nghiệm tử thi từ chị Nhật.
Tuy nhiên, sau 5 ngày đi công tác trở về, ngay trong buổi chiều cùng ngày, bác sĩ
Chánh lập tức đạp xe xuống nghĩa trang để thăm mộ vợ, quan sát một hồi lâu mới
yên tâm ra về. Nhưng cuối cùng, sau tất cả kết quả thu được từ kết quả điều tra, cơ
quan công an đã tiến hành bắt giữ và kết tội bác sĩ Chánh. Trước vành móng nựa,
bác sĩ Chánh khai, nguyên nhân từ cuộc sống gia đình đổ vỡ, anh nảy sinh ý định sẽ
đầu độc từ khi y tá Nhật đang mang thai ở tháng thứ 6, thứ 7, tuy nhiên bác sĩ Chánh
nghĩ rằng, nếu ra tay lúc này sẽ giết ln cả con mình nên đã khơng thực hiện. Chính
vì lý do này mà khoảng thời gian sau đó, bác sĩ Chánh cố gắng nhẫn nhịn để cho
cuộc sống khơng xảy ra xung đột, vẫn cố tỏ ra bình thường. Đến hôm y tá Thu vào
viện sinh nở, tâm trạng của bác sĩ Chính vơ cùng rối bời, đã có lúc, ơng muốn ném
3gram thạch tín đi nhưng khi nhớ về cảnh phải nằm cả đêm ngoài trời mưa, vị Giám
đốc bệnh viện này lại càng quyết tâm hơn. Khi hai mẹ con y tá Thu được đưa từ bệnh

viện về nhà, bác sĩ Chính đã nhẫn tâm thực hiện hành vi của mình.
Trong vụ án này, hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội diễn ra rất rõ ràng ở Bác sĩ
Phan Hữu Chánh. Trước hết là tâm lý căng thẳng, lo lắng sau khi có ý định thực
hiện hành vi phạm tội của mình, điều này đã được chính Bác sĩ Chánh thừa nhận,
hơm y tá Thu vào viện sinh nở, tâm trạng của bác sĩ Chính vơ cùng rối bời. Đó là
khi người phạm tội đứng trước nhận thức rằng hành vi của mình là hành vi sai trái,
hậu quả mà mình gây ra sẽ khiến mình phải nhận lại trách nhiệm pháp lý tương xứng,
lúc này, tâm lý của bác sĩ Chánh sẽ trở nên lo lắng, bồn chồn, rối bời, thậm chí sẽ


lOMoARcPSD|11137419

dừng hành vi phạm tội trước khi thực hiện. Tuy nhiên vì động cơ rõ ràng lấn át nên
cuối cùng bác sĩ Chánh vấn thực hiện trọn hành vi phạm tội của mình. Thứ hai, sau
khi thực hiện hành vi giết hại vợ mình, bác sĩ Chánh đã thể hiện nhiều hành vi tích
cực khơng bình thường, ví dụ như hành vi vật vã, khóc lóc ơm lấy quan tài vợ. Thậm
chí, sau khi vợ mất, anh ngày nào cũng xuống nghĩa trang thắp hương. Mặc dù ngày
thường anh cũng thể hiện một vẻ ngồi ln u thương, quan tâm vợ nhưng đến khi
vợ mất, một cách đột ngột, anh lại khơng thắc mắc mà chỉ thể hiện vẻ ngồi đau
thương, thể hiện tình thương của mình đối với vợ bằng cách xuống nghĩa trang thắp
hương hàng ngày. Tuy nhiên, với hành vi ngày nào cũng xuống nghĩa trang thắp
hương cho vợ của bác sĩ Chánh có thể được hiểu theo các hướng như do tâm lý luôn
trong trạng thái căng thẳng, lo âu sợ hành vi của mình bị phát hiện nên anh mới liên
trông coi mộ không muốn để ai lại gần. Đó là lý do vì sao khi cơ quan điều tra muốn
tìm bằng chứng xác thực lại phải dùng biện pháp khiến cho bác sĩ Chánh không tới
mộ trong một vài ngày. Nhưng ngay sau khi trở về, ngay trong buổi chiều cùng ngày,
bác sĩ Chánh lập tức đạp xe xuống nghĩa trang để thăm mộ vợ, quan sát một hồi lâu
mới yên tâm ra về. Rõ ràng, hành vi thăm mộ vợ của bác sĩ Chánh vốn chỉ là vẻ
ngồi bất thường để nhằm trơng giữ, lo sợ có người phát hiện ra hành vi giết người
của mình. Thứ ba, sau khi thực hiện hành vi giết vợ mình, bác sĩ Chánh đã rơi vào

tình trạng căng thẳng, lo sợ nhưng cũng dần trở nên n tâm sau nhiều ngày khơng
nhận thấy động thái gì từ phía cơ quan điều tra. Nhưng sau một thời gian, vì phát
hiện ra có người phát hiện ra bác sĩ Chánh trước khi vợ chết 2 tuần đã đi xin 3 gram
thạch tín từ Bệnh viện Y Hà Nội nên anh đã rơi vào trạng thái căng thẳng, tập trung
hết tất cả trí tuệ để tìm cách hợp pháp hóa 3 gram thạch tín kia mà khơng bị nghi
ngờ. Sau đó, bác sĩ Chánh đã mời các bác sĩ có trình độ chun mơn cao làm việc
trong ngành Y tại Hà Nội, cuối cùng đã quyết định thực hiện hành vi vô cùng tinh
vi nhằm che dấu sự nghi ngờ của cơ quan điều tra đó là đi xin nhiều nơi số dung dịch
liqueur fowler – dung dịch được bào chế từ thạch tín; kết hợp với việc kê đơn cho
các bệnh nhân ở các vùng núi xa xôi có thêm dung dịch này sau đó thu lại với lý do
bệnh nhân không cần dùng tới nữa. Bác sĩ Chánh đã biết cách tạo ra bằng chứng từ
các bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa, khiến cho công tác điều tra của cơ quan cơng an
gặp nhiều khó khăn hơn, nhằm giải tỏa tâm lý căng thẳng của anh ngay lúc đó.
Nhưng cuối cùng, sau tất cả những hành vi che đậy của bác sĩ Chánh thì cơ quan
điều tra vẫn tìm ra sự thật và buộc anh phải chịu hậu quả pháp lý tương xứng với
hành vi vi phạm của mình.


lOMoARcPSD|11137419

Như vậy, có thể tóm tắt q trình diễn biến tâm lý của bác sĩ Chánh sau khi thực
hiện hành vi giết vợ của mình, từ việc có sự do dự, bối rối khi nhận thấy trước được
hậu quả sau khi mình thực hiện hành vi phạm tội, sau đó là sự thỏa mãn, yên tâm
tạm thời khi hoàn thành được mục đích ban đầu của mình. Nhưng lại tiếp tục rơi vào
tâm lý căng thẳng, lo sợ khi nhận thấy cơ quan điều tra có thể phát hiện ra hành vi
vi phạm của mình. Do đó đã tập trung sử dụng trí tuệ để che đậy hành vi phạm tội
của mình, khơng nhận lỗi khi cơ quan điều tra xét hỏi cho đến khi có đầy đủ các
bằng chứng xác thực. Quá trình tâm lý diễn ra phức tạp do tâm lý của người phạm
tội còn bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngồi và khơng phải là một tâm lý cố định.
III.


KẾT LUẬN.

Tâm lý của người phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội của mình là một trong
những quá trình diễn biến tâm lý cuối cùng của người phạm tội. Quá trình diễn biến
tâm lý này diễn ra phức tạp và ở mỗi người phạm tội là khác nhau nhưng dưới góc
độ nghiên cứu tâm lý học tội phạm thì vẫn có những đặc điểm chung của hậu tâm lý
sau khi phạm tội. Đó cũng chính là những căn cứ, cơ sở để giúp cho các nhà nghiên
cứu, cơ quan điều tra tìm ra và phát hiện, xử lý hành vi phạm tội một cách nhanh
chóng và chính xác.


lOMoARcPSD|11137419

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1.
2.
3.
4.
5.

Giáo trình “Tâm lý học pháp lý”, Nguyễn Hồi Loan, NXB ĐHQG Hà Nội.
“Học thuyết về tội phạm - Những vấn đề cơ bản”, />“Vụ án Giám độc BV Nhi đầu độc vợ chấn động Hà Nội”, />“Bác Hồ với quyết định “Thà chặt một cành sâu để cho cây xanh tốt”,
/>


×