Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Luận văn quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên ở tỉnh đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.65 KB, 127 trang )

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO
TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN ................................................................... 9
1.1. Đào tạo nghề và đào tạo nghề cho TN ............................................. 9
1.2. QLNN và QLNN đối với công tác đào tạo nghề cho TN................ 27
1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề cho TN.................37
1.4. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong việc thực hiện hoạt động
QLNN về đào tạo nghề cho TN ....................................................................... 42
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO THANH NIÊN Ở TỈNH ĐẮK NÔNG ..................................... 45
2.1. Khái quát chung về tỉnh Đắk Nông ................................................. 45
2.2. Công tác đào tạo nghề ở tỉnh Đắk Nông ......................................... 58
2.3. Nhu cầu đào tạo nghề của TN tỉnh Đắk Nông ................................ 58
2.4. Thực trạng QLNN đối với công tác đào tạo nghề cho TN ở tỉnh Đắk
Nông và những vấn đề đặt ra. ......................................................................... 60
Chương 3: MỘT SỐ DỰ BÁO VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO THANH NIÊN TỈNH ĐẮK NÔNG ......................................... 80
3.1. Dự báo về công tác đào tạo nghề cho TN ....................................... 80
3.2. Quan điểm, mục tiêu về phát triển dạy nghề và dự báo nhu cầu dạy
nghề tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 .................... 81


3.3. Nguyên tắc, giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về đào tạo nghề cho
TN ở tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới ......................................................... 89
KẾT LUẬN .......................................................................................... 100


Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC KÝ TỰ, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH:

Công nghiệp hóa

DTTS:

Dân tộc thiểu số

GD-ĐT:

Giáo dục và Đào tạo

GVDN:

Giáo viên Dạy nghề

GDVL:

Giải quyết việc làm

HĐH:

Hiện đại hoá


HĐND:

Hội đồng nhân dân

HS - SV:

Học sinh - Sinh viên

KH - CN:

Khoa học - Công nghệ

KT - XH:

Kinh tế - xã hội

LĐ:
LĐ-TB &XH:

Lao động
Lao động - Thương binh và Xã hội

PTTH :

Phổ thông trung học

QLNN:

Quản lý Nhà nước


QPAN:

Quốc phòng an ninh

TDTT:

Thể dục thể thao

TN:

Thanh niên

UBND:

Uỷ ban nhân dân

VHVN:

Văn hóa văn nghệ


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Hệ thống mạng lưới dạy nghề trên địa bàn tỉnh

Cấp quản lý
TT

Tên cơ sở dạy nghề


Loại hình

Trung
Địa
Tư Cơng
ương phương thục lập

I

Trường Cao đẳng nghề:

1

Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp
Việt Bắc - TKV - Phân hiệu Đắk Nông

x

x

2

Trường cao đẳng nghề số 8

x

x

II


Trường trung cấp nghề:

1

Trường Trung cấp nghề Đắk Nông

x

2

Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật
Phương Nam

x

x
x

III Trung tâm dạy nghề:
1

Trung tâm Dạy nghề Đắk Nông

x

x

2

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo

dục thường xuyên huyện Đắk R'lấp

x

x

3

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo
dục thường xuyên huyện Đắk Song

x

x

4

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo
dục thường xuyên huyện Đắk Mil

x

x


Cấp quản lý

Loại hình

TT


Tên cơ sở dạy nghề

5

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo
dục thường xuyên huyện Đắk Glong

x

x

6

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo
dục thường xuyên huyện Krông Nô

x

x

7

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo
dục thường xuyên huyện Cư Jút

x

x


8

Trung tâm Dạy nghề Tư thục Gia Nghĩa

x

x

9

Trung tâm Dạy nghề Tư thục Đại Lợi

x

x

10 Trung tâm Dạy nghề Nhân Ái

x

x

11 Trung tâm Dạy nghề Trường Phước

x

x

Tư Công
Trung

Địa
ương phương thục lập

12

Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân
tỉnh Đắk Nông

x

x

13

Trung tâm Giới thiệu việc làm phụ nữ
tỉnh Đắk Nông

x

x

14

Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Đắk
Nông

x

x


15

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư
tỉnh Đắk Nông

x

x

16

Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát
triển công nghiệp

x

x

17 Hợp tác xã 18/4 Đắk Nông

x

x

(Nguồn: Sở LĐ-TB&XH Đắk Nông)


Bảng 2.2. Kết quả đào tạo nghề, giai đoạn 2011 - 2015
Đơn vị tính: Người
TT


Hệ đào tạo

1

Năm
2011

2012

2013

2014

2015

Liên kết đào tạo Cao đẳng nghề

26

38

30

18

0

2


Trung cấp nghề

195

150

143

194

331

3

Sơ cấp nghề và dạy nghề thường
3.295 3.880 5.657 4.776 5.401
xuyên dưới 3 tháng
(Nguồn: Sở LĐ-TB&XH Đắk Nông)

Bảng 2.3. Lực lượng lao động trong độ tuổi
Đơn vị tính: Người
Năm

Chỉ số
2010

2011

2012


2013

2014

2015

Dân số

515.067

521.677

538.034

555.102 565.529 572.300

Lực lượng
lao
động
trong độ tuổi

355.602

358.496

370.597

376.969 383.767 388.080



Bảng 2.4. Công tác tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề của tổ chức Đoàn
giai đoạn 2010 - 2015

Nội dung

Năm
2011

2012

2013

2014

2015

Số ĐVTN được dạy nghề

770

2.103

2.314

1.987

2.451

Số ĐVTN được tư vấn GTVL


250

2.730

6.307

5.234

5.960

Số ĐVTN được GQVL

582

892

530

1.108

1.025

(Nguồn: Báo cáo Tỉnh đồn Đắk Nơng giai đoạn 2010 - 2015)

Bảng 2.5. Kết quả tập huấn kỹ thuật cho Thanh niên nơng dân
Đơn vị tính: Lượt người
Năm

Ngành nghề
2010

1. Trồng trọt
2. Chăn nuôi
3. Thú y
4. Bảo vệ thực vật
5. Thuỷ sản
6. Lâm nghiệp
7. Khuyến nông
8. Dự án PTNTMN đào tạo theo
các chuyên đề

2013

2015

6.214
3.434
130
2.730
828
1.450
102

8.820
4.327
90
15.441
740
1.724
209


13.458
5.374
160
9.996
1.380
2.488
500

6.580

6.700

6.621

(Nguồn: Sở NN&PTNT Đắk Nông)


Bảng 2.6. Cán bộ, viên chức đào tạo nghề tỉnh Đắk Nông
Chỉ tiêu

Số lượng
511

Tỷ lệ %

432

100%

+ Đại học, trên đại học


216

42.3%

+ Cao đẳng

26

5.1%

+ THCN

55

10.8%

+ Trình độ khác

135

41.8%

+ Dưới 5 năm

104

24.3%

+ 5 - 10 năm


144

32.3%

+ 10 - 20 năm

128

29.7%

+ Trên 20 năm

56

13.7%

1. Tổng số CBCNVC
2. Cán bộ giảng dạy (CBGD)
3. CBGD chia theo trình độ chun mơn

4. CBGD chia theo thâm niên giảng dạy

(Nguồn: Sở LĐ-TB&XH Đắk Nông)


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nguồn lực con người là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của
mỗi quốc gia. Con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển.

Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi lợi thế của sự phát triển đang chuyển dần
từ yếu tố tài nguyên thiên nhiên dồi dào, giá nhân công rẻ sang nguồn nhân lực
ổn định và có chất lượng. Nước ta là nước có nền kinh tế phát triển còn hạn
chế, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khơng nhiều, vì vậy Đảng ta xác định
phải coi “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ
thể phát triển” với mục tiêu “Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và
bồi dưỡng nhân tài” [20, tr.55].
Để tiến hành thành công sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội bằng việc
đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố cần thiết phải có những con
người xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Một năm bắt đầu
bằng mùa xn, một đời bắt đầu bằng tuổi trẻ và tuổi trẻ là mùa xuân của xã
hội”. Thanh niên Việt Nam nói chung là biểu hiện cho bộ mặt của xã hội luôn
đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong bất cứ hồn cảnh
nào TN ln là lớp người đầy khát vọng được học tập, đào tạo về nghề nghiệp,
để lập thân, lập nghiệp và cống hiến cho lý tưởng. Bởi lẽ nhu cầu khách quan
của tuổi trẻ là được học tập, đào tạo nghề nghiệp từ đó để lập nghiệp, sáng tạo
và cống hiến cho lý tưởng. Chỉ khi TN được trang bị một trình độ tri thức khoa
học nhất định, có một nghề nghiệp ổn định thì mới phát huy sự sáng tạo của họ.
Việc phát triển nghề nghiệp trên nền tảng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và
dạy nghề cho TN được coi là bước đột phá quan trọng để họ có thể lập thân,
lập nghiệp vững vàng, đảm bảo cho sự phát triển xã hội ổn định. TN những

1


người chủ tương lai của xã hội sẽ nắm bắt thời cơ để lập thân, lập nghiệp tạo
dựng cơ ngơi của chính mình và góp phần làm giàu cho đất nước.
Vì vậy, đào tạo nghề ln được coi là vấn đề then chốt nhằm tạo ra đội
ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ chun mơn, có kỹ năng phù hợp với yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội. Và chưa bao giờ vấn đề đào tạo nghề lại được

Đảng và Nhà nước quan tâm như hiện nay. Bởi vì khơng thể có một nơng thơn
mới, một nước có nền công nghiệp hiện đại khi hàng triệu lao động khơng có
tay nghề vững vàng.
QLNN đối với cơng tác đào tạo nghề cho TN là một dạng quản lý xã hội
mang tính quyền lực Nhà nước. Là q trình tác động của hệ thống các cơ quan
Nhà nước đối với cơng tác đào tạo nghề bằng chính sách, pháp luật, cơ chế vận
hành và tổ chức bộ máy, bằng kiểm tra, giám sát. Nhà nước huy động mọi tổ
chức, mọi nguồn lực xã hội tham gia thực hiện các nhiệm vụ về cơng tác đào
tạo nghề cho TN. Do đó nâng cao hiệu quả QLNN đối với công tác đào tạo
nghề cho TN là một khâu then chốt quyết định sự phát triển KT-XH.
Tuy nhiên thực tế, QLNN đối với cơng tác đào tạo nghề cho TN cả nước
nói chung và ở tỉnh Đắk Nơng nói riêng chưa được chú trọng và còn nhiều hạn
chế. Một thực tế đang tồn tại hiện nay đó là TN vẫn quay lưng lại với chuyện
học nghề. Nguyên nhân vì sao? Thực tế ở tỉnh Đắk Nơng cơ sở vật chất cịn
yếu kém. Thực hiện chính sách đào tạo nghề cịn chưa phù hợp với từng đối
tượng. Cơ chế vận hành và tổ chức bộ máy QLNN về công tác đào tạo nghề
chưa đồng bộ, nhất qn. Chưa có cơ chế chính sách điều tiết, phân luồng và
liên thông trong hệ thống giáo dục theo hướng khuyến khích học sinh học nghề.
Việc kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện thường xuyên liên tục và hiệu quả
chưa cao. Sự vào cuộc của các cấp, các ngành và sự huy động nguồn lực xã hội
tham gia thực hiện các nhiệm vụ về đào tạo nghề cho TN chưa mạnh. Công tác
tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của xã hội, gia đình và người học về vị trí vai

2


trò của đào tạo nghề còn yếu. Việc đào tạo nghề của hệ thống các trung tâm
dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Hầu hết mới chỉ dừng lại đào tạo
ngắn hạn từ 3 - 6 tháng nên khơng thể có được nguồn nhân lực chất lượng cao.
Nhiều cơng ty, xí nghiệp khơng muốn nhận người đã qua đào tạo vì sẽ phải trả

với mức lương cao hơn mà chỉ nhận lao động phổ thông vào làm việc và tổ
chức đào tạo nghề theo yêu cầu công việc của công ty. Mặt khác, ngay cả nhiều
người dù được đào tạo tại trường, trung tâm của tỉnh nhưng cũng khó cạnh
tranh được với các đối tượng được đào tạo ngồi tỉnh. Bên cạnh đó, nhận thức
của đại đa số người dân đặc biệt là lớp trẻ thích học chữ để “làm quan” hơn là
học nghề để “làm thợ”. Học sinh sau khi tốt nghiệp PTTH đều có xu hướng là
phải vào đại học, song nếu không đạt được mục đích đó họ lại dễ dàng chấp
nhận một việc làm có thu nhập ở mức trung bình, thậm chí thấp mà khơng phải
học hành gì cả. Nói cách khác là họ khơng có ý thức học lấy một nghề thành
thạo hoặc nếu có cũng chỉ là theo các lớp học đào tạo ngắn hạn, lao động giản
đơn. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thiếu hụt đội ngũ lao động có trình độ
chun mơn kỹ thuật, cơng nhân lành nghề cung cấp cho thị trường lao động
hiện nay. Nhận thức không đúng đắn về nghề nghiệp và tâm lý coi trọng bằng
cấp, thích làm “thầy” hơn làm “thợ” của TN là một trong những nguyên nhân
dẫn đến số lượng người học nghề và chất lượng đào tạo nghề không được nâng
lên. Đắk Nông là một tỉnh miền núi - điểm xuất phát thấp, mạng lưới cơ sở dạy
nghề còn yếu, chi ngân sách cho đào tạo nghề còn hạn chế. Do đó, nhiệm vụ
đặt ra những người làm công tác QLNN công tác đào tạo nghề cho người lao
động nói chung và cho TN nói riêng càng khó khăn hơn.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý Nhà
nước về đào tạo nghề cho Thanh niên ở tỉnh Đắk Nông” làm đề tài Luận
văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu

3


Đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho TN nói riêng là một vấn đề
xã hội hiện nay. Đặc biệt là vấn đề QLNN về đào tạo nghề cho TN. Đây là nội
dung đã được đề cập trong một số cơng trình nghiên cứu ở cả cấp vĩ mơ và vi

mơ. Mỗi cơng trình đều có cách tiếp cận ở các góc độ, khía cạnh khác nhau
trong các giai đoạn lịch sử khác nhau.
- “QLNN về công tác TN trong giai đoạn hiện nay” của Thạc sỹ Đoàn
Văn Thái (nhà xuất bản TN - 2006): Đây là công trình tập trung nêu bật vấn đề
QLNN đối với cơng tác TN trên các khía cạnh lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Bên cạnh đó, cơng trình cung cấp những thơng tin cơ bản và nhận thức mới về
tình hình TN, lịch sử phát triển và bài học kinh nghiệm trong QLNN đối với
cơng tác TN,… Tuy nhiên, cơng trình nghiên cứu này chưa đi vào nghiên cứu
cụ thể về vấn đề nghề nghiệp, việc làm của TN. (Nguồn: Tác giả Thạc sỹ Đoàn
Văn Thái).
- “Hướng nghiệp và dạy nghề - cẩm nang lập nghiệp dành cho bạn trẻ”
của Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh (nhà xuất bản Kim Đồng - 2010):
Nội dung chính của cơng trình là cung cấp những thông tin phong phú, đa chiều
về nghề nghiệp việc làm để giúp cho TN có thể chọn nghề và học nghề, chưa
đề cập đến vấn đề QLNN về đào tạo nghề cho TN. (Nguồn: Trung ương Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh).
- “Đề án đào tạo nghề cho lao động Thanh niên nông thôn tỉnh Đắk
Nông đến năm 2020” của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông - 2011: Đề án tập
trung vào làm rõ thực trạng vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai
đoạn 2006 - 2010 và đưa ra những mục tiêu, giải pháp thực hiện đề án đến năm
2020. Như vậy, ở cơng trình này đã tập trung về vấn đề đào tạo nghề cho lao
động TN nơng thơn nói chung. (Nguồn: UBND tỉnh Đắk Nông).

4


- Các bài viết trên internet, báo, tạp chí…về cơng tác TN, về nghề nghiệp,
việc làm của TN, về vấn đề đào tạo nghề cho TN…ở một số tỉnh, thành trong
cả nước,…
Nhìn chung, những cơng trình trên đều có nghiên cứu về vấn đề TN, về

vấn đề nghề nghiệp, việc làm và những giải pháp về đào tạo nghề cho TN.
Trong đó nâng cao hiệu quả QLNN về đào tạo nghề cho TN là một trong các
giải pháp được đề cập đến nhưng với tính chất chung chung, khái quát. Chưa
có một cơng trình cụ thể nào nghiên cứu vấn đề QLNN về đào tạo nghề cho TN
nói chung và ở tỉnh Đắk Nơng nói riêng. Chính vì vậy, luận văn kế thừa các kết
quả nghiên cứu này và triển khai đề tài từ góc độ của khoa học quản lý để tìm
hiểu, đánh giá những vấn đề đặt ra trong công tác QLNN về đào tạo nghề cho
TN ở tỉnh Đắk Nơng, trên cơ sở đó để có thể đề xuất những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả QLNN về đào tạo nghề cho TN ở tỉnh Đắk Nông.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nêu khái quát về tình hình TN và vấn
đề nghề nghiệp, việc làm của TN cũng như vấn đề QLNN về đào tạo nghề cho
TN trong giai đoạn hiện nay, luận văn làm rõ những vấn đề đang đặt ra trong
QLNN về đào tạo nghề cho TN từ thực tế ở tỉnh Đắk Nơng. Từ đó luận văn đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về đào tạo nghề cho TN
trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Tìm hiểu những khái niệm cơ bản như: Thanh niên, Quản lý Nhà nước,
Quản lý Nhà nước về công tác TN, đào tạo, đào tạo nghề, QLNN về công tác
đào tạo nghề…
+ Đánh giá thực trạng vấn đề QLNN đối với công tác đào tạo nghề cho
TN ở tỉnh Đắk Nông.

5


+ Phân tích một số vấn đề tồn tại trong QLNN về đào tạo nghề cho TN,
từ đó phát hiện những vấn đề đặt ra trong QLNN về đào tạo nghề cho TN ở tỉnh
Đắk nông.
+ Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về đào

tạo nghề cho TN ở tỉnh Đắk Nông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: QLNN về đào tạo nghề cho TN.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: 2010 - 2015.
Về không gian: tỉnh Đắk Nông.
5. Vấn đề nghiên cứu
- Tại sao phải QLNN về đào tạo nghề cho TN ở tỉnh Đắk Nông?
- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả QLNN về đào tạo nghề cho TN ở
tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn hiện nay?
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài, luận văn có sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Với tổng số phiếu điều tra là 950
phiếu. Trong đó 350 phiếu dành cho học sinh đang học ở 04 trường THPT trên
địa bàn của 02 huyện (Krông Nô 200 phiếu, Đắk G’long 150 phiếu) và 600
phiếu dành cho Thanh niên chưa có việc làm trên địa bàn của 04 huyện, thị xã
(Đắk R’lấp 150 phiếu, Đắk Mil 150 phiếu, Cư Jút 150 phiếu và 01 thị xã Gia
Nghĩa 150 phiếu).

6


+ Phương pháp phỏng vấn: Trong cuộc điều tra này, tác giả đã trực tiếp
phỏng vấn 97 TN để tìm hiểu về vấn đề việc làm, đời sống, thu nhập, trình độ,
nhu cầu đào tạo nghề của TN.
Việc điều tra bằng phương pháp này cũng như bằng phương pháp sử
dụng bảng hỏi của tác giả được tiến hành kết hợp với cuộc điều tra của tổ nghiên

cứu đề tài Khoa học cấp tỉnh do cơ quan Tỉnh đoàn làm chủ trì mà tác giả cũng
là thành viên trong tổ nghiên cứu với đề tài là: “Nghiên cứu, xác định nội dung,
phương thức tổ chức và các giải pháp xã hội hố nguồn lực cho phong trào
thanh niên tình nguyện tỉnh Đắk Nơng”.
+ Phương pháp phân tích tài liệu: Đó là các tài liệu liên quan đến TN,
liên quan đến vấn đề QLNN về đào tạo nghề cho TN, các văn bản, báo cáo của
tỉnh Đắk Nơng liên quan đến tình hình TN, liên quan đến đào đạo nghề cho TN,
liên quan đến vấn đề QLNN… trên cơ sở đó để có cái nhìn khái qt nhất về
vấn đề nghiên cứu. Nguyên tắc được thực hiện trong phương pháp này là phân
tích, so sánh các thơng tin, số liệu thu được từ tài liệu với thực tế để từ đó rút
ra kết luận về thực trạng vấn để QLNN về đào tạo nghề cho TN.
+ Phương pháp thống kê: Trên cơ sở thống kê số liệu qua các năm để
phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề và vấn đề QLNN về công
tác đào tạo nghề cho TN.
+ Phương pháp so sánh:
So sánh về số liệu, về vấn đề đào tạo nghề và QLNN về đào tạo nghề
giữa các năm với nhau, giữa các nước với nhau để có các giải pháp phù hợp với
tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
+ Phương pháp tổng hợp:
Là tổng hợp tất cả các phương pháp để từ đó có cái nhìn chính xác nhất,
khách quan nhất thực trạng vấn đề QLNN về đào tạo nghề và đề xuất được các
giải pháp phù hợp nhất.

7


7. Ý nghĩa của Luận văn
- Ý nghĩa lý luận:
Thực hiện đề tài này, tác giả muốn làm rõ vị trí, vai trị và ý nghĩa của
vấn đề đào tạo nghề cho TN. Từ đó khẳng định tầm quan trọng của vấn đề

QLNN về đào tạo nghề cho TN trong giai đoạn hiện nay ở tỉnh Đắk Nông.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các nhà
quản lý nói chung và những người làm công tác QLNN về đào tạo nghề cho
TN nói riêng. Đề tài cịn là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn
đề này.
8. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho
Thanh niên.
Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho Thanh
niên ở tỉnh Đắk Nông.
Chương 3: Một số dự báo về công tác đào tạo nghề và giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho Thanh niên tỉnh Đắk Nông.

8


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN
1.1. Đào tạo nghề và đào tạo nghề cho Thanh niên
1.1.1. Khái niệm Thanh niên
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực thúc đẩy sự phát triển
xã hội hiện tại và là người chủ tương lai của Đất nước. Khái niệm Thanh niên
được sử dụng thường xuyên rộng rãi hàng ngày cũng như trong các lĩnh vực
khoa học xã hội nhân văn. Thanh niên là một khái niệm có thể được hiểu và
định nghĩa theo nhiều cách. Tùy thuộc vào nội dung tiếp cận, góc độ nhìn nhận
hoặc cấp độ đánh giá mà người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về Thanh

niên.
Tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đặc điểm
truyền thống, tuổi thọ bình qn v.v.. mà mỗi quốc gia có quy định độ tuổi TN
khác nhau. Nhưng hầu hết các nước trên thế giới đều thống nhất tuổi TN bắt
đầu từ 15 hoặc 16. Cịn TN kết thúc ở tuổi nào thì có sự khác biệt. Có nước quy
định là 25 tuổi, có nước quy định là 30 tuổi và cũng có nước cho đó là tuổi 40.
Nhưng xu hướng chung là nâng dần giới hạn kết thúc của tuổi TN.
Theo Từ điển Tiếng Việt: “TN là người còn trẻ, đang ở độ tuổi trưởng
thành” [10]. Khái niệm này mới hiểu TN ở 2 khía cạnh là TN là người có độ
tuổi còn trẻ và đang trưởng thành, chưa xác định được TN trong độ tuổi bao
nhiêu, có vai trị như thế nào trong sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước.
Theo Liên hợp quốc định nghĩa TN là nhóm người từ 15 đến 24 tuổi chủ
yếu dựa trên cơ sở phân biệt các đặc điểm về tâm sinh lý và hoàn cảnh xã hội
so với các nhóm lứa tuổi khác.
Theo Luật Thanh niên năm 2005 thì “Thanh niên là cơng dân Việt Nam
từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi” [18].

9


Theo Điều lệ Đồn thì Đồn là một tổ chức chính trị xã hội của TN, bao
gồm những TN ưu tú trong độ tuổi 15 đến 30. Hết tuổi đoàn viên theo quy định,
người đồn viên đó vẫn có thể tự nguyện tiếp tục sinh hoạt trong tổ chức Đoàn
hoặc tham gia vào Hội liên hiệp TN và các hoạt động khác của Đoàn và phong
trào TN đến 35 tuổi.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ln quan tâm đến lớp trẻ, luôn
đánh giá cao tiềm năng to lớn, vai trị, vị trí trọng yếu của TN trong sự nghiệp
cách mạng. Vì vậy, Người đã dành nhiều thời gian, dồn tâm lực để gieo mầm
cách mạng vào lớp người trẻ tuổi Việt Nam, không ngừng đào tạo và bồi dưỡng
hết thế hệ TN này đến thế hệ TN khác. Trong tồn bộ tiến trình của cách mạng

Việt Nam, Hồ Chủ tịch luôn coi TN là động lực chủ yếu của cách mạng. Người
đã tổng kết: “Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc: Dân tộc bị
nô lệ thì TN cũng bị nơ lệ. Dân tộc được giải phóng, TN mới được tự do. Vì vậy
TN phải hăng hái tham gia cuộc đấu tranh của dân tộc”... Dưới sự lãnh đạo
sáng suốt của Đảng Cộng sản, chắc chắn TN sẽ hồn thành thắng lợi nhiệm vụ
của mình. Gắn TN với vận mệnh của dân tộc, Hồ Chủ tịch, trong nhiều bài nói
và viết của mình đã luận giải một cách giản dị, thuyết phục rằng: “TN là người
chủ tương lai của nước nhà”. “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một
phần lớn là do các TN. TN muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay
hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn
bị cho cái tương lai đó”. Đây là tư tưởng bao trùm của Người đối với TN và
cũng là lời dặn của Người đối với Đảng, với dân trước lúc đi xa: “Bồi dưỡng
thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”.
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trị của thanh niên:
Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi
hành động của mình, từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn xác định TN là một
lực lượng xã hội hùng hậu, là đội quân xung kích cách mạng trong sự nghiệp

10


xây dựng và bảo vệ tổ quốc và là lớp người kế thừa trung thành, xuất sắc sự
nghiệp cách mạng. Bác dạy: “Kiến thiết cần có nhân tài”. Hiện nay công cuộc
đổi mới đất nước đang bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, con
người là nguồn lực chủ yếu và quyết định cho sự nghiệp cách mạng thành công.
Đất nước đang và sẽ cần nhiều những nhà khoa học giỏi, những nhà doanh
nghiệp, những nhà tư tưởng và chính khách tầm cỡ. Để đáp ứng yêu cầu thực
tế này, chúng ta phải tin cậy, tin tưởng và dựa vào sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ,
đào tạo đội ngũ cán bộ, trí thức trẻ, những danh nhân trẻ của Đất nước. Nghị
quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

khoá VII về công tác TN trong thời kỳ mới đã khẳng định: “Thanh niên là
lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi
mới có thành cơng hay khơng, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng
trong cộng đồng thế giới hay khơng, cách mạng Việt Nam có vững bước theo
con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng TN,
vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ TN; công tác TN là vấn đề sống còn của
dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.
Đúng như Bác Hồ đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích
trăm năm thì phải trồng người”, vì vậy vấn đề TN phải đặt ở vị trí trung tâm
trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người” [6].
Để nhìn nhận đánh giá TN một cách tương đối tồn diện, có thể bao hàm
được các nội dung, ý nghĩa nêu trên, trong phạm vi đề tài này TN được hiểu là
một nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù có độ tuổi từ 15, 16 tuổi đến dưới 30 tuổi,
gắn với mọi giai cấp, mọi tầng lớp xã hội và có mặt trên mọi lĩnh vực hoạt động
của đời sống xã hội.
Từ sự phân tích trên có thể khái quát: Thanh niên là một nhóm xã hội
nhân khẩu đặc thù với độ tuổi từ đủ 16 đến 30 tuổi được gắn với mọi tầng lớp
giai cấp xã hội. Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ về thể chất và tinh thần, trí

11


tuệ và nhân cách, hình thành thế giới quan và lý tưởng đạo đức lối sống của
một công dân.
1.1.2. Khái niệm đào tạo và đào tạo nghề cho Thanh niên
1.1.2.1. Nghề
Nghề là một khái niệm rộng và phức tạp, đặt vào từng hồn cảnh hay xét
theo mỗi góc độ cụ thể, khái niệm này có phạm vi rộng, hẹp khác nhau:
- Nghề là một hình thức phân cơng lao động, nó địi hỏi kiến thức lý
thuyết tổng hợp và kỹ năng thực hành để hồn thành những cơng việc nhất định.

- “Nghề là công việc chuyên làm theo sự phân công lao động của xã hội”
[13, tr.767].
- Nghề là một tập hợp các chun mơn gần nhau, cịn chun mơn là một
lĩnh vực hoạt động mà trong đó con người sử dụng sức mạnh thể chất và tinh
thần của mình để làm ra những sản phẩm có ích cho xã hội phù hợp với sự phân
cơng lao động.
Dưới góc độ đào tạo có thể phân chia thành hai loại nghề: Nghề đào tạo
và nghề xã hội.
- Nghề đào tạo là nghề mà muốn nắm vững nó con người phải có trình
độ văn hóa nhất định, được đào tạo hệ thống, bằng nhiều hình thức và được
chứng nhận bằng các văn bằng, chứng chỉ. Các nghề đào tạo được phân biệt
với nhau qua các yêu cầu về nội dung chương trình, mức độ chuyên môn và
thời gian cần thiết để đào tạo.
- Nghề xã hội là nghề được hình thành tự phát theo nhu cầu và chỉ cần
đào tạo ngắn hạn, hướng dẫn qua thậm chí là bắt chước làm theo hoặc truyền
nghề là có thể làm được.
Trong thực tế, có những nghề ra đời và phát triển lâu dài thành nghề
truyền thống như nghề mài, gốm sứ,…cũng có nghề bị mai một và thay vào đó
là sự tiến bộ về khoa học - kỹ thuật như nghề sửa chữa ôtô, tivi, điện tử… và

12



×