Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Đề án kinh doanh quốc tế: Tác động của hiệp định evfta đối với XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.11 KB, 33 trang )

BÁO CÁO HỌC PHẦN
ĐỀ ÁN KINH DOANH QUỐC TẾ

CHỦ ĐỀ:
TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA ĐỐI VỚI
XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG EU

Đà Nẵng, Ngày 15 tháng 07 năm 2020


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH.........................................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................4
1.1. Lý do chọn đề tài:

4

1.2. Kết cấu nghiên cứu: 4
1.2.1.

Tên đề tài:............................................................................................4

1.2.2.

Kết cấu nghiên cứu:............................................................................4

1.3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu:

4


1.3.1.

Phạm vi nghiên cứu:............................................................................5

1.3.2.

Phương pháp nghiên cứu:...................................................................5

PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................6
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HIỆP ĐỊNH EVFTA
1.1. Đối tác

6

6

1.2. Hiệp định EVFTA 6
1.3. Những mốc thời gian kí kết hiệp định EVFTA 6
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA LIÊN
QUAN ĐẾN MẶT HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU SANG
THỊ TRƯỜNG EU 7
2.1. Thương mại hàng hóa

8

2.2. Sở hữu trí tuệ8
2.3. Minh bạch hóa

9


2.4. Các nội dung khác của Hiệp định EVFTA

9

CHƯƠNG 3. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG EU

9

3.1. Trước khi có EVFTA

9

3.1.1.

Diễn biến chung..................................................................................9

3.1.2.

Cơ cấu...............................................................................................11

3.1.3.

Thuận lợi...........................................................................................13

3.1.4.

Khó khăn...........................................................................................14
1



3.2. Sau khi EVFTA có hiệu lực

16

3.2.1.

Kim ngạch.........................................................................................16

3.2.2.

Cơ cấu...............................................................................................17

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHI HIỆP ĐỊNH EVFTA CÓ HIỆU
LỰC

17

4.1. Cơ hội và thách thức

17

4.1.1.

Cơ hội................................................................................................17

4.1.2.

Hạn chế và thách thức.......................................................................18


4.2. Đề xuất một số giải pháp

20

4.2.1.

Các giải pháp về phía Nhà nước.......................................................20

4.2.2.

Các giải pháp cho doanh nghiệp.......................................................21

PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................24

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

Ý nghĩa

EU

EUROPEAN UNION

LIÊN MINH CHÂU ÂU


EVFTA

EU - VIET NAM FREE

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ

TRADE AGREEMENT

DO EU - VIỆT NAM

WORLD TRADE

TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ

ORGANIZATION

GIỚI

ASSOCIATION OF

HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG

SOUTHEAST ASIAN

NAM Á

WTO

ASEAN


NATIONS
TBT

AGREEMENT ON

HIỆP ĐỊNH VỀ HÀNG RÀO KỸ

TECHNICAL

THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI

BARRIERS TO TRADE
SPS

AGREEMENT ON

HIỆP ĐỊNH VỀ VIỆC ÁP DỤNG

SANITARY AND

CÁC BIỆN PHÁP KIỂM DỊCH

PHYTOSANITARY

ĐỘNG THỰC VẬT

MEASURES
WTO
GSP


WORLD TRADE

TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ

ORGANIZATION

GIỚI

GOOD STORAGE

TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH TỐT

PRACTICES

BẢO QUẢN

3


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Bảng 1: Bảng xếp hạng những đối tác thương mại lớn của EU trong nông sản.......11
Bảng 2: Top 20 hàng nông sản nhập khẩu vào EU từ Việt Nam..............................12
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1: Diễn biến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU)
...................................................................................................................................11

4



LỜI MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do chọn đề tài:
Với tình hình thế giới hiện nay, việc hợp tác, đầu tư cùng nhau phát triển là

điều không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế vững mạnh
của các quốc gia.
Thực tế cho thấy, vai trò của các Hiệp định thương mại tự do ngày càng lớn, khi là
một cơng cụ chính sách mà thơng qua đó, thực hiện triệt để mục tiêu mở cửa thị
trường quốc tế với hàng loạt các cam kết về cắt giảm thuế quan và phi thuế quan,
cũng như các cam kết về hợp tác bền vững, tạo điều kiện cho thương mại các
quốc gia phát triển được hết tiềm năng trong môi trường và điều kiện kinh
doanh thuận lợi nhất.
Là một quốc gia đang phát triển và tiến tới hòa nhập vào xu hướng mở cửa
thị trường, hội nhập một cách sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã chủ
động tham gia vào quá trình này, được thể hiện bằng việc ký kết và thực thi các

Hiệp định thương mại tự do FTA song phương và đa phương.
EVFTA là Hiệp định Việt Nam đánh dấu bước thiết lập chặt chẽ mối quan hệ
thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu. Thành công trong việc
đàm phán EVFTA sẽ là bước đệm để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh phát triển quan
hệ thương mại hợp tác với các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế
giới. Khi EVFTA được thực thi, có nhiều cơ hội mở ra đối với các ngành xuất khẩu
của Việt Nam. Bên cạnh các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

hiện nay như da giày, dệt may,… Nông nghiệp cũng là một ngành kinh tế có
nhiều thuận lợi để phát triển. . Việt Nam là nước có nhiều lợi thế trong sản xuất
nơng sản nhiệt đới. Vì vậy, cơ hội để xuất khẩu nông sản này sang các châu lục khác nói
chung và EU nói riêng là rất lớn.Việc cắt giảm thuế quan ngay lập tức đối với


nhiều nông sản cũng như cắt giảm theo lộ trình và áp dụng hạn ngạch các
mặt hàng nhạy cảm như gạo là một cơ hội thúc đẩy xuất khẩu, đưa nông
sản Việt Nam đến tay người tiêu dùng EU.
Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội cũng tồn tại các thách thức mà EVFTA
mang lại đối với Việt Nam như các biện pháp phi thuế quan, rào cản kỹ
thuật, an tồn thực phẩm…Vì vậy, nông dân, doanh nghiệp, đặc biệt là đối
với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam,
5


các cơ quan ban ngành và Nhà nước cần có những đánh giá, nhận định
toàn diện và sâu sắc về các vấn đề mà Nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt
khi EVFTA có hiệu lực vào năm 2020 nhằm đưa ra những giải pháp, kiến
nghị đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng nhằm tận dụng các cơ hội tích cực và hạn
chế các tác động tiêu cực mang lại.
Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra mức độ tác động Hiệp định thương mại tự do
Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt
Nam và nghiên cứu đánh giá các cơ hội, thách thức để nâng cao hiệu quả của việc
tận dụng các ưu đãi từ hiệp định này.

Trong tình hình cấp thiết đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài:
“TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT
NAM SANG EU” để thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình .
Trong quá trình nghiên cứu và hồn thành vẫn cịn nhiều thiếu sót, em rất mong
nhận được sự góp ý của quý thầy cơ để bài nghiên cứu này được hồn chỉnh hơn.

Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra mức độ tác động Hiệp định thương mại
tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) đến hoạt động xuất khẩu nông sản
của Việt Nam và nghiên cứu đánh giá các cơ hội, thách thức để nâng cao hiệu quả

của việc tận dụng các ưu đãi từ hiệp định này.
Trên cơ sở lý thuyết về thương mại quốc tế cũng như các thông tin về hiệp
định trên các trang kinh tế chính thức của chính phủ, nếu được đưa vào thực thi thì
EVFTA sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị
trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như
những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh. Việt Nam là nước có
nhiều lợi thế trong sản xuất nơng sản nhiệt đới. Vì vậy, cơ hội để xuất khẩu
nông sản này sang các châu lục khác nói chung và EU nói riêng là rất lớn.

6


Việc nghiên cứu và tìm hiểu những vấn đề liên quan đến EVFTA có ý nghĩa to
lớn, song cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ khi sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường
EU.

1.2.

Kết cấu nghiên cứu:

1.2.1.

Tên đề tài:

Tác động của hiệp định EVFTA đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam
sang thị trường EU.
1.2.2.

Kết cấu nghiên cứu:


Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, bố cục của bài gồm:
Chương 1: Giới thiệu chung về hiệp định EVFTA
Chương 2: Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA liên quan đến mặt
hàng nông sản việt nam khi xuất khẩu sang thị trường EU
Chương 3: Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt nam sang thị trường EU
Chương 4: Đề xuất, kiến nghị khi hiệp định EVFTA có hiệu lực
1.3.

Phạm vi và phương pháp nghiên cứu:

1.3.1.

Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài được nghiên cứu với các nội dung, số liệu sử dụng tập trung ở báo kinh
tế và các trang thông tin điện tử Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Liên minh
EU EVFTA.
1.3.2.

Phương pháp nghiên cứu:

Chương 1: Sử dụng phương pháp tổng hợp các thông tin để làm sáng tỏ những
điều cần biết về Hiệp định EVFTA để đi sâu vào nghiên cứu tác động.
Chương 2: Sử dụng phương pháp quy phạm và phương pháp tổng hợp để làm
rõ nội dung của hiệp định liên quan đến mặt hàng nông sản khi xuất khẩu sang EU.
Chương 3: Sử dụng phương pháp phân tích các diễn biến về tình hình xuất
khẩu nông sản để làm sáng tỏ những tác động của hiệp định khi có hiệu lực.

7



Chương 4: Sử dụng phương pháp phân tích và đưa ra các đề xuất khi hiệp định
EVFTA có hiệu lưc. Đồng thời, phương pháp tổng hợp cũng được sử dụng để làm
rõ các vấn đề.

8


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.
1.1.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HIỆP ĐỊNH EVFTA

Đối tác
Thị trường EU bao gồm 27 quốc gia, dân số 450 triệu người, GDP hằng năm

đạt khoảng 16.000 tỷ USD cho thấy sự rộng lớn và sức hấp dẫn với Việt Nam trong
việc thúc đẩy tăng tốc xuất khẩu qua thị trường này. 
Năm 2018, EU là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam, và là thị trường
xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau Hoa Kỳ. Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu
xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, ít mang tính cạnh
tranh đối đầu trực tiếp.
1.2.

Hiệp định EVFTA
Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) là một

thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU.

Hiệp định EVFTA là điều kiện để nước ta tiếp cận thị trường hàng đầu thế giới
xét cả về quy mô của thị trường và trình độ cơng nghệ, tiềm năng tài chính. Đây là
khu vực thị trường có tiêu chuẩn rất cao, khi tiếp cận thị trường này, các doanh
nghiệp và nền kinh tế của chúng ta có thể đạt những chuẩn mực cao nhất của thế
giới trong thương mại đầu tư. Việc mở cánh cửa ra thị trường EU cũng giúp cho
Việt Nam có được một cơ cấu xuất nhập khẩu, đầu tư, kinh tế tự chủ hơn, bớt lệ
thuộc vào các thị trường truyền thống ở xung quanh.
Về mặt chiến lược, việc đàm phán và thực thi các hiệp định này cũng gửi đi
một thơng điệp tích cực về quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy sự hội nhập
sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh tình hình kinh tế địa chính trị đang
có nhiều diễn biến phức tạp và khó đốn định như dịch bệnh viêm đường hơ hấp
cấp Covid-19.
1.3.

Những mốc thời gian kí kết hiệp định EVFTA
Tháng 10 năm 2010: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đã đồng

ý khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.

9


Tháng 6 năm 2012: Bộ trưởng Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương
mại EU đã chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.
Tháng 12 năm 2015: Kết thúc đàm phán và bắt đầu rà soát pháp lý để chuẩn bị
cho việc ký kết Hiệp định. 
Tháng 6 năm 2017: Hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật
Tháng 9 năm 2017: EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo
hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra
khỏi Hiệp định EVFTA thành một hiệp định riêng do phát sinh một số vấn đề mới

liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do của EU hay
từng nước thành viên. Theo đề xuất này, EVFTA sẽ được tách thành hai hiệp định
riêng biệt, bao gồm: Hiệp định Thương mại tự do bao gồm toàn bộ nội dung
EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA).
Tháng 6 năm 2018: Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng
EVFTA thành hai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU
(EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA); chính thức kết thúc tồn bộ q trình
rà sốt pháp lý Hiệp định EVFTA; và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp
định IPA.
Tháng 8 năm 2018: Hồn tất rà sốt pháp lý Hiệp định IPA.
Ngày 17 tháng 10 năm 2018: Ủy ban châu Âu đã chính thức thơng qua
EVFTA và IPA.  
Ngày 25 tháng 6 năm 2019: Hội đồng châu Âu đã phê duyệt cho phép ký Hiệp
định.  
Ngày 30 tháng 6 năm 2019: Việt Nam và EU chính thức ký kết EVFTA và
IPA.
Ngày 21 tháng 1  năm 2020: Ủy ban Thương mại Quốc tế Liên minh châu Âu
thông qua khuyến nghị phê chuẩn EVFTA.
Ngày 30 tháng 3 năm 2020: Hội đồng châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA

10


CHƯƠNG 2.

MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA

LIÊN QUAN ĐẾN MẶT HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU
SANG THỊ TRƯỜNG EU
Theo Bộ Công Thương, Hiệp định EVFTA gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư

và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng
hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải
quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS),
các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy
định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh
tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại
và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý - thể chế.
Các nội dung quan trọng đề cập liên quan đến xuất khẩu nơng sản bao gồm:
2.1.

Thương mại hàng hóa
Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa

bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu
lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7%
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn
lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong
hạn ngạch là 0%.
Đối với các nhóm hàng quan trọng, cam kết của EU như sau:
- Gạo: EU dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch đáng kể đối với gạo xay
xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm. Gạo nhập khẩu theo hạn ngạch này được miễn
thuế hoàn toàn. Riêng gạo tấm, thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ theo lộ trình. Đối
với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7 năm.
- Mật ong: EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và khơng áp
dụng hạn ngạch thuế quan.
- Toàn bộ các sản phẩm rau củ quả: về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay
khi Hiệp định có hiệu lực.
2.2.


Quy tắc xuất xứ
11


Con đường để hàng Việt đến với thị trường châu Âu, tận dung hiệu quả cơ hội
từ ưu đãi thuế quan trong EVFTA không hề đơn giản bởi Hiệp định này quy định và
yêu cầu rất nghiêm ngặt về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
Cụ thể, Hiệp định EVFTA quy định 3 phương pháp để xác định xuất xứ của
một hàng hóa, bao gồm hàng hóa có xuất xứ thuần túy; hàng hóa được gia cơng
hoặc chế biến đáng kể và quy tắc cụ thể đối với từng mặt hàng (PSR). Đồng thời,
quy tắc cộng gộp cho phép Việt Nam và các nước thuộc EU được coi nguyên liệu
của một hoặc nhiều nước thành viên khác như là nguyên liệu của nước mình khi sử
dụng ngun liệu đó để sản xuất ra một hàng hóa có xuất xứ EVFTA.
Ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực và đi vào thực thi, hàng hóa của Việt
Nam xuất khẩu sang thị trường EU sẽ được cấp C/O mẫu EUR.1 theo quy định tại
Thông tư số 11/2020/TT-BCT và hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định EVFTA.
Việc cấp C/O mẫu EUR.1 cho hàng hóa xuất khẩu đi EU theo EVFTA được thực
hiện bởi các cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi do Bộ Cơng thương ủy quyền.
2.3.

Sở hữu trí tuệ
Cam kết về sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế,

cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý, … Về cơ bản, các cam kết về sở
hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Về chỉ dẫn địa lý, khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ
dẫn địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của
Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm,
tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định
thương hiệu của mình tại thị trường EU.

2.4.

Các nội dung khác của Hiệp định EVFTA
Hiệp định EVFTA cũng bao gồm các Chương liên quan tới hợp tác và xây

dựng năng lực, pháp lý - thể chế, chính sách cạnh tranh và trợ cấp. Các nội dung
này phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên
tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa hai Bên.

12


CHƯƠNG 3.

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NƠNG SẢN CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG EU

3.1.

Trước khi có EVFTA

3.1.1.

Diễn biến chung

3.1.1.1. Kim ngạch
Trong bảng xếp hạng năm 2016 của EU về những đối tác thương mại nông sản
lớn nhất (Bảng 1), Việt Nam chỉ là một thị trường xuất khẩu nhỏ của EU với tỷ
trọng 1,1% nhưng lại là một trong những nguồn cung nông sản quan trọng đối với
khu vực EU, đứng thứ 12 với khả năng cung ứng 2,2% nhu cầu tiêu thụ của thị

trường EU, xếp trên Thái Lan, New Zealand, Malaysia, Canada,…
Bảng 1: Bảng xếp hạng những đối tác thương mại lớn của EU trong nông sản

Nguồn: Europa
Kể từ sau hiệp định khung EU - Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu nông sản
sang thị trường EU đến nay đã tăng gấp 6 lần: Từ 362 triệu USD năm 1999 lên 2,59
tỷ USD năm 2016 (Hình 1). Kim ngạch xuất khẩu nông sản đặc biệt tăng mạnh sau
thời điểm Việt Nam gia nhập WTO 2007, từ 584,47 triệu USD năm 2005 lên 1,28

13


tỷ USD năm 2007. Về tỷ trọng, xuất khẩu nông sản sang thị trường EU ln duy trì
tỷ trọng 13% - 19% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Hình 1: Diễn biến xuất khẩu nơng sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU)
Nguồn: Tổng cục Hải quan, GSO
Nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giảm đáng kể trong hai năm
2009 - 2010, từ 1.53 tỷ USD năm 2008 xuống còn 1.36 tỷ USD năm 2010. Sụt giảm
xuất khẩu sang EU trong giai đoạn này là do ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng
kinh tế thế giới 2008 – 2010. Từ năm 2011, xuất khẩu nông sản sang EU dù được
phục hồi nhưng tốc độ khá chậm và không ổn định: Từ 41,7% năm 2011 và 12,6%
năm 2012, đã giảm xuống mức -5,6% năm 2013 và -6,7% năm 2015. Đồng thời,
những rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng cao, xuất khẩu sang EU ngày càng
khó khăn, địi hỏi các doanh nghiệp nông sản tập trung đầu tư công nghệ mới và hết
sức nhạy bén trong nhận định thị trường cũng như tìm kiếm đối tác xuất khẩu mới
có thể khai thác được tiềm năng từ thị trường này.
Hoạt động xuất khẩu nơng sản của Việt Nam sang EU có mức độ tập trung lớn
về chủng loại sản phẩm. Bảng 2 cho thấy những sản phẩm xuất khẩu chủ đạo sang
châu Âu chiếm đến 88,3% kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị

trường này bao gồm: Cà phê, trà nguyên liệu (Unroasted coffee, tea in bulk & mate)
và hoa quả nhiệt đới, các loại hạt và gia vị (tropical fruit, fresh or dried, nuts and
spices).

14


Bảng 2: Top 20 hàng nông sản nhập khẩu vào EU từ Việt Nam

Nguồn: Europa
3.1.2.

Cơ cấu

3.1.2.1. Cà phê:
Là nhóm hàng nơng sản có kim ngạch xuất khẩu sang châu Âu lớn nhất của
Việt Nam (51,4% đối với cà phê, trà nguyên liệu; và 1% đối với sản phẩm chiết
xuất từ cà phê và trà). Sản xuất Robusta là thế mạnh của Việt Nam. Đối với thị
trường EU, kim ngạch xuất khẩu cà phê sang châu Âu từ 346,34 triệu USD năm
2003 đã tăng gấp 4 lần và đạt 1,4 tỷ USD vào năm 2016, tốc độ tăng trưởng trung
bình giai đoạn 2003 - 2016 đạt 13,65%/năm.
Mặc dù vẫn là một nhà cung cấp lớn, tăng trưởng xuất khẩu cà phê sang EU có
xu hướng suy giảm từ năm 2013 đến nay. Nguyên nhân đến từ biến động giảm giá
cà phê thế giới năm 2013 và diễn biến thời tiết bất lợi từ hiện tượng El Nino, khiến
xuất khẩu cà phê suy giảm cả về khối lượng và kim ngạch. Ngoài ra, do có tới trên
15


90% diện tích và sản lượng cà phê thuộc về các chủ trang trại, chủ vườn, các hộ
nông dân làm ăn riêng lẻ. Với trên 500 ngàn hộ nông dân trồng cà phê, việc chuyển

giao kỹ thuật, cập nhật thông tin cho họ đều vơ cùng khó khăn.
3.1.2.2. Hồ tiêu:
Hiện nay, hồ tiêu Việt Nam đang có mặt tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
thế giới, chiếm thị phần lên tới 60% nguồn cung toàn cầu. Trên thị trường châu Âu,
Việt Nam và Indonesia là hai nguồn cung hồ tiêu lớn nhất. Kim ngạch nhập khẩu hồ
tiêu của EU từ Việt Nam khoảng 40 nghìn tấn mỗi năm, chiếm 23% tổng lượng hồ
tiêu xuất khẩu của Việt Nam và đáp ứng đến 53% nhu cầu hồ tiêu của thị trường
EU. Thị trường lớn nhất hiện nay là Đức với kim ngạch nhập khẩu tiêu từ Việt Nam
lên tới 65,9 triệu USD (2016).
Tuy nhiên, thời gian gần đây, EU đã cảnh báo về dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật có trong tiêu đen của Việt Nam vượt ngưỡng an tồn, đã có nhiều lơ hàng của
Việt Nam bị trả về. Một số nước trong khối EU đang dần chuyển sang nhập khẩu
tiêu từ Ấn Độ và Brazil.
3.1.2.3. Rau và hoa quả:
Về tình hình xuất khẩu rau quả Việt Nam sang EU, rau quả của Việt Nam mới
chiếm được một thị phần rất nhỏ (khoảng 1%) lượng nhập khẩu rau quả của EU.
Trong số các nước EU, thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam là Hà Lan
(5%), Anh (0,9%), Pháp (1,9%), Đức (2%), Italy (1,1%). Việc nhập khẩu rau quả
vào EU chủ yếu thông qua Hà Lan, đây được coi là cửa ngõ để vào được thị trường
EU. Trong nhóm hàng rau quả tươi xuất khẩu sang EU thì trái cây ln đạt kim
ngạch cao nhất với mặt hàng chủ lực gồm: dứa, thanh long, cơ dừa, chơm chơm và
xồi. Rau quả Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang EU ở dạng tươi và sơ chế, do cơng
nghệ sau thu hoạch cịn kém, kỹ thuật chưa được chuyển giao tới nông dân, việc thu
hái, bảo quản vẫn tiến hành thủ công.
Các nhận định từ Hiệp hội rau quả Việt Nam cũng cho biết, các nước EU nhập
khẩu khá nhiều các loại quả như chuối, cam, qt, xồi, dứa. Những nước nhập khẩu
hàng đầu EU là Đức, Anh, Pháp và Hà Lan chiếm hơn 70% giá trị nhập khẩu rau

16



quả tồn EU. Trong đó chuối là loại quả được nhập khẩu nhiều nhất vào EU, cịn
với trái xồi, EU hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu.
3.1.2.4. Đối với mặt hàng Gạo:
Đến nay, mặt hàng gạo của Việt Nam đã thâm nhập được vào tồn bộ thị
trường EU. Trong đó, thị trường tiêu thụ lớn nhất là: Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan. Tuy
nhiên, xuất khẩu gạo sang EU chiếm tỷ trọng rất nhỏ (0,7%) trong tổng kim ngạch
xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU. Đồng thời, xuất khẩu gạo đang có xu
hướng giảm đáng kể trong những năm gần đây. Tăng trưởng xuất khẩu gạo đạt giá
trị âm liên tục trong giai đoạn 2014 - 2016 (-41,2% năm 2014, -20% năm 2015 và 4,02% năm 2016). Tính đến năm 2016, xuất khẩu gạo sang EU chỉ chiếm 1,7% kim
ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam, giảm 25,6% so với năm 2015. Tuy nhiên xuất
khẩu gạo suy giảm là bức tranh chung của thương mại gạo thế giới trong những
năm gần đây do cung vượt quá cầu.
3.1.3.

Thuận lợi

3.1.3.1. Điều kiện tự nhiên:
Việt Nam có điều kiện thuận lợi về khí hậu (nhiệt đới ở phía Nam và á nhiệt
đới ở phía Bắc). Với lợi thế này, hiện nay Việt Nam đang nằm trong nhóm nước
đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu cà phê, hồ tiêu và gạo. Sản lượng cà phê, hồ tiêu
và gạo hàng năm tương đối ổn định với năng suất cao.
3.1.3.2. Nguồn cung lao động dồi dào, chi phí lao động thấp:
Việt Nam có dân số trên 90 triệu người, 49% trong độ tuổi lao động, 70% dân
số sống ở nơng thơn. Bên cạnh đó, tiền lương cho lao động trong khu vực nông
nghiệp tương đối thấp. Lợi thế này giúp giảm chi phí nhân công trong sản xuất.
3.1.3.3. Cầu về nông sản nhiệt đới của thị trường EU khá cao:
Người dân EU có nhu cầu đa dạng, đề cao giá trị ẩm thực và rất ưa chuộng các
sản phẩm nông sản nhiệt đới. Tuy nhiên châu Âu nằm trong vùng ơn đới, khơng có
điều kiện sản xuất những mặt hàng nông sản nhiệt đới. Vì vậy trong thương mại

song phương, Việt Nam có lợi thế tuyệt đối về sản xuất và xuất khẩu nông sản nhiệt
đới sang EU.
3.1.3.4. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhanh chóng:
17


Các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế giữa Việt Nam và khối liên minh châu
Âu cũng như các nước trong khối ln được Chính phủ các bên quan tâm. Đặc biệt,
ngày 1/2/2015, Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) đã chính thức
kết thúc đàm phán và dự kiến có hiệu lực từ năm 2018. Trong thương mại hàng hóa,
EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của
Việt Nam thuộc 85,6% số dịng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3% kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU.
3.1.4.

Khó khăn

3.1.4.1. Quy mơ chế biến nơng sản chủ yếu vẫn nhỏ lẻ, lạc hậu, tự phát
Nông sản Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng hoa quả và rau củ, đa phần là
nhỏ lẻ, phân tán, không theo quy hoạch nên quản lý và đầu tư phát triển hạ tầng khó
khăn. Ngồi ra, vai trị vĩ mơ của các cơ quan chức năng trong hoạt động quy hoạch
sản xuất còn yếu. Thiếu các vùng quy hoạch cây trồng khiến nơng sản thường
xun rơi vào tình trạng được mùa rớt giá. Bản đồ vùng trồng rau quả manh mún
còn khiến việc áp dụng quy trình sản xuất Global GAP - một tiêu chuẩn nghiêm
ngặt từ thị trường EU, gặp trở ngại.
3.1.4.2. Đầu tư cho nông nghiệp chưa cao và thiếu hiệu quả
Tỷ trọng tổng vốn đầu tư vào khu vực nơng nghiệp có xu hướng giảm đáng kể
trong thời gian qua, từ 7,5% năm 2005, sau 10 năm, nay chỉ cịn 5,3%. Tổng vốn
đầu tư cho nơng nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 từ 6,4% giảm còn 5,4% tổng vốn đầu
tư toàn xã hội trong giai đoạn 2011 - 2016. Bên cạnh đó, cơ cấu đầu tư cũng chưa

thực sự chú trọng vào đầu tư công nghệ cao, quy mô lớn cho hoạt động sản xuất
nông nghiệp.
3.1.4.3. Sự liên kết giữa nơng dân và doanh nghiệp cịn yếu
Tính liên kết sản xuất giữa nơng dân và doanh nghiệp cịn yếu, dễ đổ vỡ là một
trong những rào cản lớn khiến xuất khẩu nơng sản sang EU gặp khó khăn. Tính đến
nay, khoảng 70% ngun liệu nơng sản được thu mua từ nơng dân, cịn chỉ một tỷ lệ
nhỏ là từ doanh nghiệp tự đầu tư hoặc mua từ các trang trại của nhà nước. Tuy
nhiên, các vùng nguyên liệu nơng sản lại xa nhà máy chế biến, chi phí vận chuyển

18


lớn, nguyên liệu không đảm bảo các yêu cầu chất lượng nên không thể chế biến
xuất khẩu được.
3.1.4.4. Chất lượng nông sản thấp và không đồng đều
Từ đặc điểm sản xuất nhỏ và tự phát, lại thiếu tính liên kết với nhau và với
doanh nghiệp, dẫn đến chất lượng nông sản của Việt Nam cịn thấp. Người nơng
dân cũng chưa được hướng dẫn kỹ về các biện pháp xử lý trong trồng trọt và chăn
nuôi. Khu vực trồng rau quả rải rác, phân tán, khó xử lý kỹ thuật... thu hoạch chưa
đồng loạt, sản phẩm khơng đồng đều, gây khó khăn cho việc chế biến, xuất khẩu
sang thị trường vô cùng khó tính như EU. Ngồi ra, vẫn cịn hiện tượng sử dụng các
hóa chất độc hại, khơng rõ nguồn gốc trong chế biến, bảo quản rau quả tươi.
3.1.4.5. Phương tiện cất trữ và dịch vụ thương mại kém
Công nghệ sau thu hoạch của Việt Nam cịn kém, rất ít tiến bộ kỹ thuật về lĩnh
vực này được chuyển giao đến nông dân. Việc thu hái, sơ chế bảo quản vẫn tiến
hành thủ cơng là chính, cơng nghệ bảo quản và phương tiện vận chuyển còn thiếu,
dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch lên tới 25 - 30%. Về
vận chuyển, Việt Nam vẫn còn thiếu các thiết bị vận chuyển lạnh như tàu lạnh hoặc
container có thiết bị làm lạnh nên đã ảnh hưởng khơng ít tới khả năng xuất khẩu
khối lượng lớn đến thị trường EU - là thị trường xa về khoảng cách địa lý.

3.1.4.6. Thiếu kỹ năng thương mại và quảng cáo
Khâu tổ chức, sản xuất chế biến, tiếp thị sản phẩm của xuất khẩu nơng sản cịn
yếu, đặc biệt là đối với mặt hàng rau quả. Việt Nam có nhiều chủng loại rau quả rất
ngon, có thương hiệu, rất nổi tiếng trong nước, nhưng chưa được thị trường thế giới
biết đến. Nơng dân hồn tồn thiếu thơng tin thị trường, đặc biệt là các tiêu chuẩn
chất lượng. Chính vì vậy, việc điều tiết sản xuất gặp nhiều khó khăn và thiếu tính
định hướng.
3.2.

Sau khi EVFTA có hiệu lực
Dự đốn tình hình :
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tình

hình sản xuất và xuất nhập khẩu trên toàn cầu, việc Hiệp định EVFTA được đưa
vào thực thi dự báo sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp bù đắp sự suy giảm của nền kinh
19



×