Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Những bất cập trong thu hút đầu tư nước ngoài tại việt nam trong quá trình gia nhập wto

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.17 KB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
*******************
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
Đề tài: NHỮNG BẤT CẬP TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH
GIA NHẬP WTO
Giáo viên hướng dẫn : GS. TS Nguyễn Thường Lạng
Học viên : Lê Hoàng Hà
Lớp : CH 14 A
Trang 1
Hà nội, 02/2006
Trang 2
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................3
CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI.......................................4
1. Đầu tư nước ngoài và một số đặc điểm........................................4
2. Lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài..........................................5
3. Vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam.................7
4. Đầu tư gián tiếp của nước ngoài...................................................9
5. Kinh nghiệm một số nước trong khu vực..................................10
trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.
CHƯƠNG 2: NHŨNG BẤT CẬP TRONG VIỆC THU HÚT..........................13
VÀ SỬ DỤNGVỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Ở VIỆT NAM
1. Khái quát về chính sách đầu tư nước ngoài..............................13
2. Những bất cập trong việc thu hút và sử dụng.........................13
vốn đầu tư nước ngoài ở Việt nam
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ...............23


ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
1. Các biện pháp vĩ mô.....................................................................23
2. Các biện pháp cụ thể, đồng bộ...................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................26
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, những mối quan hệ kinh tế ngày
càng mở rộng, việc hội nhập kinh tế khu vực và thế giới để phát triển là nhu cầu tất
yếu khách quan của mỗi quốc gia. Việt nam đã va đang tích cực, chủ động chuẩn bị
các điều kiện để tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, trong đó có Tổ chức
thương mại thế giới (WTO).
Do Việt nam là một quốc gia có tới hơn 80 triệu dân, có tiềm năng của một
thị trường lớn nên nhiều nước quan tâm đến gói đàm phán gia nhập của nước này.
Đầu năm 1995, Việt nam nộp đơn xin gia nhập WTO và trở thành quan sát viên của
tổ chức này. Việc gia nhập WTO là một trong những chủ trương, chính sách lớn của
Đảng và Nhà nước ta nhằm phát huy cao đoọ nội lực, tranh thủ nguồn lực bên ngoài
để phát triển, góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hiện nay, Việt nam đang tích cực tiến hành đàm phán song phương và đa
phương với các nước để sớm gia nhập WTO trong một tương lai cận kề. Vì vậy,
việc chuẩn bị các điều kiện tiếp theo để xúc tiến quá trình đàm phán và thực hiện
các điều ước quốc tế về thương mại khi gia nhập WTO là những vấn đề cấp bách và
hết sức cần thiết.
Tư cách thành viên WTO là bằng chứng của một môi trường kinh doanh
thuận lợi, và nhờ dó sẽ thu hút đầu tư nước ngoài mà chủ yếu là đầu tư trực tiếp
(FDI) vào khu vực xuất khẩu và khu vực sản xuất cho thị trường nội địa. Nếu được
điều tiết đúng đắn, FDI có thể góp phần to lớn vào việc phát triển bền vững của một
quốc gia. Để phát triển kinh tế đòi hỏi phải có vốn. Thực tế cho thấy hầu như tất cả
các nước đều thiêus vốn đầu tư. Khắc phục tình trạng thiếu vốn, các nước sử dụng
biện pháp thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.
Trong phạm vi yêu cầu của bài tập, bài viết xin trình bày một số bất cập trong
chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt nam trong quá trình gia nhập WTO.

CHƯƠNG 1
SƠ LƯỢC VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1. Đầu tư nước ngoài và một số đặc điểm.
1.1. Lợi ích và mục tiêu của đầu tư nước ngoài.
Hoạt động cơ bản của hợp tác đầu tư nước ngoài là nhận các nguồn vốn,
ngày nay thường được quy về các loại tư bản tài chính, tư bản tri thức, tư bản mạo
hiểm, tư bản xã hội (hai yếu tố quan trọng nhất là hợp tác và lòng tin) cùng các loại
tư bản khác trong các dạng tài sản hữu hình và tài sản vô hình từ nước ngoài hoặc
đưa vốn ra nước ngoài để sản xuất kinh doanh, dịch vụ...
Đầu tư có 2 hình thức là đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp. Xét về mọi mặt
thì đầu tư trực tiếp có vai trò quan trọng đặc biệt, trước hết đó là những đóng góp to
lớn và việc phát triển kinh tế, cung cấp cho nước chủ nhà vốn, công nghệ và kỹ
năng quản lý hiện đại.
Mục đích chính của các doanh nghiệp - nhà đầu tư thương là làm ra lợi nhuận
càng nhiều càng tốt. Để hoàn thành mục đích này, họ luôn luôn tìm kiếm cơ hội mở
rộng thị trường cho hàng hóa của mình và làm giảm giá thành.
1.2. Vốn và chuyển giao công nghệ trong đầu tư nước ngoài.
Nước chủ nhà cũng có nhiều lợi ích từ dòng vốn của nước ngoài vào. Một lợi
ích quan trọng là đầu tư nước ngoài làm tăng việc làm và mức lương tại nước chủ
nhà.
Một nguồn lợi đáng kể khác là chuyển giao kỹ thuật, nhất là trong trường
hợp doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với một doanh nghiệp Việt nam sản xuất
các mặt hàng phát triển từ nước tiên tiến. Doanh nghiệp nước ngoài thông thường
đào tạo các nhà quản lý và kỹ thuật cho địa phương. Ngoài ra cũng có sự chuyển
giao kỹ thuật gián tiếp thông quan học hỏi bằng quan sát, qua giao tiếp, qua công
việc cùng làm. Bằng cách theo dõi kỹ thuật quản lý của doanh nghiệp nước ngoài,
doanh nghiệp trong nước có thể cải tiến tổ chức sản xuất và kiểm soát từ bên trong.
Chuyển giao công nghệ kỹ thuật thành công ở các nước áp dụng chiến lược đẩy
mạnh xuất khẩu, chủ động hội nhập trong hoạt động hợp tác quan hệ quốc tế, tăng
cường liên doanh liên kết, khuyến khích phát triển các sản phẩm hàng hóa dịch vụ

có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Vốn từ nước ngoài sẽ tiếp tục chảy vào với điều kiện tỷ suất sinh lợi nước chủ nhà
cao hơn tỷ suất sinh lợi của nước xuất phát đầu tư. Một phần của chi tiêu Chính phủ
có thể khuyến khích dòng vào của vốn nước ngoài là dùng nhân lực để phát triển
một hệ thống pháp luật công bằng và hiệu quả.
2. Lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là những khoản đầu tư do các tổ chức kinh
doanh và cá nhân từ nước ngoài đưa vốn vào một nước để sản xuất kinh doanh hoặc
góp vốn liên doanh với các tổ chức và cá nhân trong nước theo quy định của Luật
Đầu tư nước ngoài tại nước sở tại.
FDI thường cung cấp vốn, công nghệ, năng lực quản lý (qua đào tạo, chuyển
giao kinh nghiệm) và các nước đầu tư thường hội đủ những điều kiện sau:
+ Về khuôn khổ thể chế:
- Có nền kinh tế mở hướng về xuất khẩu
- Đồng tiền có thể chuyển đổi được
- Chu trình tư nhân hóa quy mô lớn
- Tham gia các khối thương mại trong khu vực họ định đầu tư
- Cơ sở hạ tầng vật chất tốt, dồi dào
+ Nước nhận đầu tư thường được hưởng các mối lợi sau:
- Chuyển giao vốn, công nghệ và năng lực quản lý
- Các nhà đầu tư nước ngoài gánh chịu rủi ro sản xuất kinh doanh
- Tăng năng suất và thu nhập quốc dân
- Cạnh tranh hơn, hiệu quả kinh tế hơn
- Tiếp cận với thị trường nước ngoài
- Khuyến khích năng lực kinh doanh trong nước
* Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế.
FDI ngày càng có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh
tế ở các nước đầu tư và các nước nhận đầu tư. Cụ thể là:
- Đối với các nước đầu tư, đầu tư ra nước ngoài giúp nâng cao hiệu quả sử
dụng những lợi thế sản xuất ở nơi tiếp nhận đầu tư, hạ giá thành sản phẩm và nâng

cao tỷ suất lơi nhuận của vốn đầu tư và xây dựng được thị trường cung cấp ngyên
liệu ổn định với giá phải chăng. Mặt khác, đầu tư ra nước ngoài giúp bành trướng
sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính trị. Thông qua việc xây dựng nhà máy
sản xuất và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài mà các nước đầu tư mở rộng được thị
trường tiêu thụ, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước.
- Đối với các nước nhận đầu tư, hiện nay có 2 dòng chảy của vốn đầu tư
nước ngoài. Đó là dòng chảy vào các nước phát triển và dòng chảy vào các nước
đang phát triển.
+ Đối với các nước kinh tế phát triển, FDI có tác dụng lớn trong việc giải
quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội như thất nghiệp, lạm phát... FDI còn tạo
điều kiện tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế để cải thiện tình hình bội
chi ngân sách, tạo ra môi trường cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương
mại, giúp người lao động và cán bộ quản lý học hỏi kinh nghiệm quản lý của các
nước khác.
+ Đối với các nước đang phát triển, FDI thúc đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh
tế thông qua việc tạo ra những doanh nghiệp mới, thu hút thêm lao động, giải quyết
một phần nạn thất nghiệp ở những nước này. FDI giúp các nước này khắc phục tình
trạng thiếu vốn kéo dài. Theo sau FDI là máy móc, thiết bị và công nghệ mới giúp
các nước đang phát triển tiếp cận với khoa học - kỹ thuật mới. FDI cũng giúp các
nước đang phát triển mở cửa thị trường hàng hóa và đi kèm với nó là những hoạt
động marketing được mở rộng không ngừng. FDI giúp tăng thu cho ngân sách Nhà
nước thông qua việc đánh thuế các công ty nước ngoài.
- Đối với Việt nam, FDI có vai trò rất quan trọng, thể hiện:
+ Giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế của đất nước.
+ Đem lại khả năng mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng những doanh nghiệp
và cơ sở sản xuất dịch vụ mới làm cho tổng sản phẩm xã hội của Việt nam tăng lên
và cho phép giải quyết được tình trạng thất nghiệp của người lao động.
+ Tiếp nhận thành tựu phát triển khoa học - kỹ thuật tiên tiến của thế giới,
nhờ đó rút ngắn khoảng cách của nước ta so với thế giới.
+ Nhờ có FDI, Việt nam sử dụng có hiệu quả những lợi thế của đất nước mà

nhiều năm qua không thể thực hiện do thiếu vốn như khai thác dầu mỏ, khoáng
sản,...
3. Vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam
3.1. Yêu cầu khách quan về nguồn vốn đầu tư.
Yêu cầu phát triển nội tại và thực tiến khách quan trong công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã và đang đòi hỏi Việt nam cần tới một nguồn
vốn đầu tư to lớn để hội nhập cùng dòng chảy kinh tế - xã hội trên thế giới. Cụ thể
là:
- Hợp tác quốc tế là xu thế tất yếu, là con đường hiệu quả nhất mà bất kỳ
quốc gia nào cũng phải làm khi có đủ điều kiện, và buộc phải thực hiện bởi sức ép
bên trong, bên ngoài nước và nước ta cũng không phải ngoại lệ.
- Tình hình cụ thể của Việt nam đòi hỏi phải nhanh chóng nâng cao thu nhập
quốc dân. Đòi hỏi đó buộc chúng ta phải có một nguồn vốn đầu tư rất lớn, nguồn
vốn này không thể hoàn toàn trông chờ vào nguồn tích lũy nội bộ trong một thời
gian ngắn của một đất nước nghèo.
- Chúng ta có thể tranh thủ nguồn vốn từ các nước tư bản phát triển, mà chủ
yếu là vốn của các nhà tư bản của các tập đoàn một quốc gia hay đa quốc gia, xuyên
quốc gia.
- Vốn tư nhân vào Việt nam không thể bằng con đường viện trợ có hoàn lại
hay bằng con đường cho vay. Hơn nữa, Chính phủ Việt nam hay bất kỳ một nước
mới phát triển nào cũng không có đủ khả năng để đi vay hay sử dụng các nguồn vốn
vay được trên mọi lĩnh vực. Do đó con đường chủ yếu để các nguồn tư bản nước
ngoài chảy vào Việt nam là nhập khẩu vốn thông qua phương thức thu hút và nhận
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
3.2. Một số vấn đề liên quan đến việc tổ chức thu hút vốn đầu tư trực tiếp của
nước ngoài.
Đứng trên giác độ một quốc gia, việc tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp của
nước ngoài liên quan đến các vấn đề sau:
- Xây dựng hệ quan điểm vè vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đối với phát
triển kinh tế.

- Tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn: Đây là vấn đề có tính then chốt. Môi
trường đàu tư là tổng thể các bộ phận mà ở đó chúng tác động qua lại lẫn nhau và
chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động đầu tư; buộc các nhà đầu tư phải tự điều chỉnh
các mục đích, hình thức và phạm vi hoạt động cho thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động kinh doanh và đưa đến hiệu quả cao trong kinh doanh.
3.3. Một số nét về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt nam.
Việt nam bắt đầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chậm hơn so
với nhiều nước trong khu vực từ một đến 2 thập kỷ. Sau khi đường lối đổi mới được
Đại hội Đảng lần thứ VI thông qua, và nhất là sau khi Việt nam công bố Luật Đầu
tư nước ngoài ở Việt nam (1987), hoạt động đầu tư nước ngoài bước đầu đã thu
được nhiều thành tựu. Qua hợp tác và đầu tư nước ngoài, chúng ta đã khai thác và
nâng cao năng lực sản xuất của nhiều cơ sở cũ, đồng thời toạ ra năng lực sản xuất
mới trong một số ngành công nghiệp dịch vụ. Vấn đề hiện đại hóa ở một số ngành
(như viễn thông, bưu điện, công nghệ thông tin) được cải thiện rõ rệt.
Thông qua đầu tư nước ngoài, đã tiếp nhận một số kỹ thuật, công nghệ mới,
phần lớn thiết bị đưa vào nước ta thuộc loại trung bình của thế giới, tiên tiến hơn cái
ta hiện có. Các đối tác Việt nam cũng tiếp nhận một số phương pháp quản lý tiến bộ
về tổ chức sản xuất kinh doanh và tiếp cận vơi tâm lý và phong cách của nhiều đối
tượng khác nhau.
Có thể nói, mặc dù kinh nghiệm của chúng ta còn hạn chế nhưng hoạt động
trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã mang lại hiệu quả nhiều mặt.
4. Đầu tư gián tiếp của nước ngoài

×