Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Thiết kế áo sơ mi, jacket

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 76 trang )

BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠNG NGHIỆP NAM ĐỊNH

GIÁO TRÌNH
THIẾT KẾ ÁO SƠ MI, JACKET
NGÀNH: MAY THỜI TRANG
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

Ban hành kèm theo Quyết định số: ......../QĐ- ....... ngày ........ tháng....... năm ........
của.......................................

NAM ĐỊNH, năm 2018


LỜI NÓI ĐẦU
Trang phục là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Trang phục giúp
chúng ta hòa hợp với môi trường tự nhiên. Trang phục tô điểm cho người mặc, làm
cho cuộc sống tươi đẹp hơn. Vì ý nghĩa đó ngành cơng nghiệp may mặc đã và đang
phát triển rất mạnh mẽ cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học cơng nghệ đã góp
phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành may trong giai đoạn hiện nay.
Giáo trình “Thiết kế sơ mi, jacket” là tài liệu được biên soạn để giảng dạy sinh
viên bậc Cao đẳng - Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định. Tài liệu này cũng là
cuốn tài liệu giúp người học tham khảo, tự nghiên cứu thiết kế trang phục nói chung và
quần áo nói riêng. Giáo trình đề cập đến những vấn đề cơ bản liên quan đến thiết kế
mẫu quần, áo và váy nói chung và thiết kế áo nói riêng như: Cơ sở thiết kế, thiết kế
một số sản phẩm áo cụ thể. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phối
hợp các phương pháp truyền thụ cho người học những kiến thức cơ bản, kết hợp với
việc giao nhiệm vụ tự nghiên cứu tự học cho sinh viên để qua đó người học biết vận
dụng sáng tạo vào việc thiết kế các mẫu trang phục, góp phần nâng cao khả năng thiết
kế và làm phong phú thêm các sản phẩm thời trang trong nước, thúc đẩy tốc độ phát
triển nghề may hội nhập cùng với sự phát triển của khu vực và trên thế giới.


Giáo trình được biên soạn trên cơ sở chương trình chi tiết của mô đun Thiết kế sơ mi,
jacket bao gồm các bài:
Bài 1: Nguyên lý thiết kế trang phục
Bài 2: Áo sơ mi nữ cơ bản
Bài 3: Áo sơ mi nữ thời trang
Bài 4: Áo sơ mi nam cơ bản
Bài 5: Áo sơ mi nam thời trang
Bài 6: Áo Jacket hai lớp gấu buông
Bài 7: Áo Jacket hai lớp gấu bo
Giáo trình “Thiết kế sơ mi, jacket” lần đầu được biên soạn có tham khảo các tài
liệu trong và ngồi nước, kết hợp với kinh nghiệm, cùng với sự giúp đỡ của các bạn
đồng nghiệp nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót và những hạn chế. Rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng từ phía bạn đọc để tài liệu này ngày càng
hoàn thiện hơn.
Nam Định, tháng năm 2018
Chủ biên
Phan Thị Thu Hoài

1


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Lời mở đầu
Mục lục

1

2

Bài 1. Nguyên lý thiết kế trang phục
1.1. Đặc điểm hình dáng cơ thể người

6
6

1.2. Vị trí và phương pháp đo thơng số
1.3. Hệ thống cỡ số cơ thể người
1.4. Lượng cử động trong quần áo

11
15
16

1.5. Kích thước, hình dáng và kết cấu của trang phục
Bài 2. Áo sơ mi nữ cơ bản

20
26

2.1. Đặc điểm hình dáng cấu trúc
2.2. Số đo
2.3. Tính tốn dựng hình các chi tiết của áo sơ mi nữ cơ bản
2.4. Cắt các chi tiết
Bài 3. Áo sơ mi nữ thời trang
3.1. Đặc điểm hình dáng cấu trúc

26

26
26
31
32
32

3.2. Số đo
3.3. Tính tốn dựng hình các chi tiết của áo sơ mi nữ thời trang

32
32

3.4. Cắt các chi tiết
Bài 4. Áo sơ mi nam cơ bản
4.1. Đặc điểm hình dáng cấu trúc
4.2. Số đo
4.3. Tính tốn dựng hình các chi tiết của áo sơ mi nam cơ bản
4.4. Cắt các chi tiết
Bài 5. Áo sơ mi nam thời trang

36
39
39
39
39
44
46

5.1. Đặc điểm hình dáng cấu trúc
5.2. Số đo

5.3. Tính tốn dựng hình các chi tiết của sơ mi nam thời trang
5.4. Cắt các chi tiết
Bài 6. Áo Jacket hai lớp gấu buông
6.1. Đặc điểm hình dáng cấu trúc
6.2. Số đo
6.3. Tính tốn dựng hình các chi tiết của áo Jacket hai lớp gấu
bng

46
46
47
51
54
54
55
55

2


6.4. Cắt các chi tiết

61

Bài 7 Áo Jacket hai lớp gấu bo

63

7.1. Đặc điểm hình dáng cấu trúc


63

7.2. Số đo
7.3. Tính tốn dựng hình các chi tiết của áo Jacket hai lớp gấu bo

64
64

7.4. Cắt các chi tiết

73

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Da
Des
Dt
Rv
Rl
Rnn
Xv
Vc
Vb
Vng
Dng
Hng
Vbt
Cđng

Cđn
Cđb
Cđm
Dvctt
Dvcts
Vntt
Vnts
Hns

Dài áo
Dài eo sau
Dài tay
Rộng vai
Rộng lưng
Rộng ngang ngực
Xi vai
Vịng cổ
Vịng bụng
Vịng ngực
Dang ngực
Hạ ngực
Vịng bắp tay
Cử động ngực
Cử động nách
Cử động bụng
Cử động mông
Dài vòng cổ thân trước
Dài vòng cổ thân sau
Vòng nách thân trước
Vòng nách thân sau

Hạ nách sau

4


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: Thiết kế áo sơ mi, Jacket
Mã mơ đun: C615010711
Vị trí, tính chất của mơ đun
- Vị trí: Thiết kế áo sơ mi, Jacketlà mơ đun chính khóa bắt buộc trong chương
trình đào tạo ngành May thời trang, thuộc nhóm các mơn học/mơ đun chun ngành,
được bố trí giảng dạy song song cùng các mơn học/mơ đun khác trong chương trình
đào tạo ngành May thời trang trình độ cao đẳng.
- Tính chất: Thiết kế áo sơ mi, Jacketlà mô đun chuyên ngành, lý thuyết kết hợp
với thực hành tại phòng thực hành thiết kế. Giúp cho sinh viên hiểu được đặc điểm,
cấu trúc, phương pháp thiết kế một số kiểu áo sơ mi, jacket cơ bản từ đó vận dụng để
thiết kế và cắt các kiểu áo sơ mi, jacket thời trang phù hợp với từng đối tượng
Mục tiêu mô đun:
- Về kiến thức:
+ Xác định đúng vị trí đo và biết được phương pháp đo các kích thước cơ thể
người để thiết kế áo sơ mi, jacket nam nữ
+ Hiểu và trình bày được công thức, phương pháp thiết kế các chi tiết của áo
sơ mi, Jacket nam, nữ.
- Về kỹ năng:
+ Đo được các kích thước cơ thể người để thiết kế áo sơ mi, jacket nam nữ
+ Tính tốn, dựng hình thiết kế và cắt các chi tiết mẫu của các kiểu áo sơ mi,
Jacket nam, nữ đúng số đo và yêu cầu kỹ thuật.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Sử dụng hiệu quả nguyên phụ liệu, thiết bị, đảm bảo an tồn lao động và vệ
sinh cơng nghiệp.

+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác và tác phong công nghiệp
Nội dung mô đun:

5


Bài 1: NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ TRANG PHỤC
Mục tiêu
- Nhận biết được đặc điểm hình dáng cơ thể người
- Xác định đúng vị trí đo và biết được phương pháp đo các kích thước cơ thể
người để thiết kế quần, áo
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác và tác phong cơng nghiệp
Nội dung
1.1. Đặc điểm hình dáng cơ thể người
1.1.1. Đặc điểm hình dáng bên ngồi của cơ thể
Hình dạng bên ngoài của cơ thể liên quan rất nhiều tới phương pháp thiết kế và
tạo dáng quần áo. Hình dạng và kích thước cơ thể người phụ thuộc vào hình dáng và
kích thước của hệ xương, phụ thuộc vào cấu tạo và liên kết của hệ cơ và hệ xương, độ
lớn và sự phân bố các cơ bắp cùng với các mơ mỡ bao bọc bên ngồi khung xương tạo
nên hình dáng cơ thể. Nhìn chung cơ thể người có một thân hình với phần lớn là bề
mặt cong.
Nếu quan sát theo chiều dọc, cơ thể được phân ra hai phần chính là: Phần thân và
phần chân, ranh giới giữa hai phần là đường ngang eo. Nếu quan sát chính diện thì
hình dạng cơ thể người đối xứng với nhau qua trục dọc chia đôi cơ thể.
Xét về thiết kế người ta chia cơ thể thành các phần (đầu, cổ, vai, ngực, bụng,
lưng, mơng, tay và chân). Hình dạng của từng phần như sau:
a. Đầu
Thường có dạng hình quả trứng trên to đưới nhỏ. Hình dạng và kích thước của
đầu phụ thuộc rất nhiều vào kích thước của hộp sọ. Khi thiết kế kế quần áo người ta
quan tâm nhiều đến các kích thước của đầu như chu vi vòng đầu, rộng đầu, dài đầu,

rộng mặt và dài mặt.
b. Cổ
Phần cổ được tính từ dưới hộp sọ tới đốt sống cổ thứ 7. Cổ có dạng hình trụ
nghiêng về phía trước, đường kính lớn nhất của cổ nằm sát chân cổ.
c. Vai
Được xác định từ chân cổ tới mỏm cùng của xương bả vai. Hình dạng của vai có
độ dốc từ chân cổ tới vị trí giữa của đường vai, phần cịn lại ra tới mỏm cùng vai thì
gần như bằng phẳng. Khi quan sát từ ttrên xuống đường vai lệch về phía trước, ở cơ
thể nam có độ lệch về phía trước lớn hơn cơ thể nữ.
d. Ngực
Hình dạng của ngực phụ thuộc vào xương lồng ngực, giới tính và lứa tuổi. Đối
với cơ thể nữ phía trên cơ ngực có bầu ngực thường được chia thành 4 loại: Dạng hình

6


chén, dạng bán cầu, dạng hình chóp và dạng chảy xệ. Trẻ em có ngực trịn hơn người
lớn.
e. Bụng
Phía ttrên phần bụng là xương sườn, phía dưới là xương chậu. Hình dáng và kích
thước bụng phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi. bụng nữ thường cong tròn và hơi lồi lên
ở phía dưới cịn nam giới thì dẹt hơn và lồi lên ở phía trên. Bụng trẻ en thì trịn, lồi và
đẩy về phía trước. Ở độ tuổi trung niên thì kích thước bụng tăng lên và phình to ra.
f. Lưng
Lưng nằm ở phía sau cơ thể và được xác định từ đốt sống cổ thứ 7 tới ngang vị trí
thắt lưng. Hình dáng lưng phụ thuộc vào tư thế và hình dạng của cột sống, ở phần trên
lưng có kích thước rộng hơn phần dưới. Khi nhìn nghiêng thì lưng lồi ra ở phần bả vai
còn phần giữa lưng thì lõm xuống.
g. Mơng
Phần mơng nằm ở phía sau cơ thể, từ thắt lưng đến hết phần xương cùng. Hình

dáng kích thước mơng phụ thuộc vào hình dáng kích thước xương chậu và sự phát
triển của các cơ phần mông. Thường thì mơng của nữ lớn và thấp hơn so với nam giới.
h. Tay
Tay được xác định từ mỏm cùng của xương bả vai đến đầu của ngón tay giữa. Tư thế
của tay thường đưa về phía trước, cánh tay và khuỷu tay tạo thành một góc tù.
i. Chân
Phần chân được xác định từ phía dưới xương chậu xuống hết bàn chân.
1.1.2. Đặc điểm hình dáng bên ngồi cơ thể theo lứa tuổi
Hình dáng bên ngồi cơ thể người rất khác nhau theo lứa tuổi. khi nghiên cứu
thiết kế quần áo người ta thường chia theo các giai đoạn sau:
a. Sơ sinh:
Thường được tính từ khi sinh cho tới khoảng hai tuổi rưỡi. Trong giai đoạn này
cơ thể trẻ phát triển mạnh về chiều cao, thân hình trịn trĩnh, bụ bẫm, đầu to, thân dài,
chân ngắn, bụng tròn lưng thẳng
b. Thiếu nhi
Trẻ có độ tuổi từ hai tuổi rưỡi đến khoảng 10 đến 11 tuổi. Trẻ có độ tuổi từ hai
tuổi rưỡi đến khoảng 7 tuổi cơ thể trẻ phát triển chậm hơn so với giai đoạn trước. Đầu
vẫn to, thân dài chân ngắn. Từ 7 tuổi đến khoảng 10 tuổi bắt đầu xuất hiện những dấu
hiệu của tuổi dậy thì. Trong giai đoạn này thì cơ thể phát triển nhiều về chiều cao, ít
phát triển chiều ngang, bụng nhỏ lại, vai nở ra.
c. Thiếu niên

7


Tính từ thời điểm dậy thì (khoảng 1516 tuổi đối với nữ và 1718 tuổi đối với nam).
Lúc này chiều cao cơ thể phát triển mạnh đặc biệt là phát triển chiều dài chân. Tỷ lệ cơ
thể gần như người lớn.
d. Thanh niên
Tính cho tới khi cơ thể hết tuổi trưởng thành (khoảng 35 tuổi). Giai đoạn này tốc

độ phát triển chiều cao giảm, chủ yếu phát triển về cơ. Đến khoảng 2528 tuổi thì
chiều cao cơ thể hầu như khơng tăng. Hình dáng cơ thể khá ổn định.
e. Trung niên
Tính cho đến khoảng 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam. Lúc này cơ thể
không phát triển nữa, bắt đầu có dấu hiệu của tuổi già, một số thì xuất hiện lớp mơ
dưới da nên bụng to và phình ra phía trước.
f. Tuổi già
Tính từ tuổi tiếp theo cho tới khi chết. Cơ thể bắt đầu có sự thối hóa: lưng cong,
khả năng hoạt động của khớp giảm đi rõ dệt, da nhăn và kém đàn hồi, hoạt động tâm
sinh lý kém nhanh nhạy.
1.1.3. Đặc điểm hình dáng bên ngồi cơ thể theo giới tính
a. Đặc điểm quan sát
Tầm vóc cơ thể nữ giới thường thấp hơn so với nam giới. Cơ bắp thon dài, các
đường cong trên cơ thể nữ rõ dệt và mềm mại hơn so với cơ thể nam. Lớp mô mỡ cơ
thể nữ phát triển hơn và tập trung ở ngực, hông, mông và đùi.
b. Đặc điểm về kích thước và tỷ lệ kích thước cơ thể
Cơ thể nữ chân dài hơn nam giới, ngực và hông rộng hơn, vai xuôi và hẹp hơn, cổ
nữ tròn hơn so với cổ nam.
1.1.4. Phân loại hình dáng cơ thể người
Mục đích phân loại hình dáng cơ thể để nhận biết chính xác cơ thể từ đó có đưa
ra phương pháp thiết kế quần áo phù hợp với từng cơ thể. Thông thường người ta phân
loại cơ thể như sau:
a. Theo tỷ lệ kích thước dài cơ thể
Người ta chia hình dáng cơ thể thành 3 dạng: dài, trung bình và ngắn
b. Theo tư thế của cơ thể
Khi phân loại theo tư thế người ta căn cứ theo hình dạng của cột sống. Người ta
cũng chia tư thế cơ thể thành ba loại: cơ thể cân đối, cơ thể gù, cơ thể ưỡn. Đặc điểm
của ba tư thế trên như sau
- Cơ thể cân đối:
Là cơ thể khi đứng thẳng, hai tay bng xi thì đường giữa vai trùng với giữa

đỉnh tay
- Cơ thể gù:

8


Là cơ thể có ngực phẳng, lưng dài, rộng và cong, xương bả vai thường nhô cao,
cơ bắp kém phát triển, vai và tay đưa về phía trước một chút, điểm đầu ngực bị di
chuyển xuống dưới. So với người bình thường, người gù có chiều dài phần lưng lớn
hơn và ngược lại chiều dài phía trước lại nhỏ hơn
- Cơ thể ưỡn:
Là cơ thể có ngực và vai rộng, lưng phẳng hoặc hơi cong một chút về phía sau, bả
vai không nhô lên, eo lõm vào, mông cong. Điểm đầu ngực được nâng lên phía trên.
So với người bình thường người ưỡn có chiều dài phần lưng nhỏ hơn nhưng ngược lại
chiều dài phía trước lại lớn hơn.

a

b

c

c. Theo mức độ béo gầy (chiều dày của cơ thể)
Người ta chia mức độ béo gầy của cơ thể thành ba dạng: Trung bình, béo và gầy.
Có hai cách để phân loại mức độ béo gầy:
- Theo tương quan giữa chiều cao đứng và cân nặng
P = 0,9(Cđ-100)
Trong đó:
P: là trọng lượng cơ thể (đơn vị là kg)
Cđ: là chiều cao đứng (đơn vị là cm)

Theo công thức này nếu P< 0,9(Cđ-100)  Cơ thể gầy và ngược lại.

9


- Theo tương quan giữa chu vi vòng ngực và vòng bụng
+ Nếu Vng – Vb = 14 cm  Cơ thể trung bình
+ Nếu Vng – Vb > 14 cm  Cơ thể gầy
+ Nếu Vng – Vb < 14 cm  Cơ thể béo
d. phân loại theo hình dáng các phần trên cơ thể
- Vai:
Căn cứ vào độ dốc của đường vai cơ thể người ta chia cơ thể thành ba dạng vai:
Vai trung bình, vai xi và vai ngang. (Hình 1.2). Để nhận biết được độ dốc của vai,
người ta thường dùng giá trị độ lệch chiều cao của điểm cao cổ trước và mỏm cùng vai
Người vai trung bình có số đo Xv (4,2 4,8 cm đối với nữ) và (5,2 5,8 cm đối
với nam)
Nếu người có giá trị xi vai lớn hơn giá trị trung bình thì đó là người vai xi và
ngược lại là người vai ngang

a

b

c

Căn cứ độ vươn về phía trước của đường vai, người ta chia thành 3 dáng vai: vai
bình thường, vai cánh cung, vai ngửa.
Người vai cánh cung thường có hai đầu vai khum về phía trước nhiều hơn, phía
dau bả vai độ cong lớn, phía trước ngực phẳng, số đo rộng lưng lớn hơn và số đo rộng
ngực nhỏ hơn người bình thường.

Người vai ngửa thường có hai đầu đưa về phía sau nhiều hơn, lưng gần như
phẳng, số đo rộng lưng nhỏ hơn và số đo rộng ngực lớn hơn người bình thường.
- Ngực:
Khi quan sát lồng ngực ở mặt chính diện, có thể chia hình dáng của lồng ngực
làm 3 loại: trịn, trung bình và dẹt. ba loại ngực này thường tương ứng với ba loại cơ
thể là béo, trung bình và gầy. khi quan sát ở mặt chiếu cạnh phần bầu ngực của cơ thể
nữ giới được chia thành 3 dạng: hình bán cầu (cơ thể trung bình), hình ơ van (cơ thể
béo) và hình chóp (cơ thể gầy).

10


- Hơng:
Khi nhìn chính diện ở vị trí nhơ cao nhất của hông người ta chia thành: hông cao,
hông trung bình, hơng thấp.
Nếu vị trí điểm nhơ cao nhất của hơng nằm giữa rốn và háng  hơng trung bình
Nếu vị trí điểm nhơ cao nhất của hơng nằm ngang rốn  hơng cao
Nếu vị trí điểm nhơ cao nhất của hông nằm ngang háng  hông thấp
- Chân:
Căn cứ theo hướng đùi và cẳng chân, người ta chia thành: chân thẳng, chân vịng
kiềng, chân kho
1.2. Vị trí và phương pháp đo thông số
Phương pháp đo cơ thể là cách xác định kích thước của cơ thể người. Việc chọn
phương pháp đo phải đảm bảo có được kết quả đo chính xác, phù hợp với phương
pháp thiết kế.
1.2.1. Trạng thái và tư thế người được đo
Để đảm bảo có được kết quả đo chính xác thì đối tượng được đo phải bỏ quần áo
khốc ngồi, chỉ mặc những loại quần áo vừa sát cơ thể và phải bỏ tất cả các vật dụng
trong túi áo, túi quần ra trước khi đo.
Đối tượng được đo phải đứng ở tư thế chuẩn. Tư thế chuẩn là tư thế đứng thẳng,

cơ thể người cân đối qua mặt phẳng giữa cơ thể, nếu đặt một thước thẳng phía sau thì
cơ thể có 4 điểm chạm thước là: xương chẩm, bả vai, mơng và gót chân.
1.2.2. Dụng cụ đo
Dụng cụ đo sử dụng phổ biến là thước dây
bằng vải hoặc vải bọc nhựa kết hợp với thước
thẳng có độ dài khoảng 2 m. Ngồi ra người ta còn
sử dụng thêm các dụng cụ khác như thước vuông,
dây buộc (dùng để xác định bề mặt và vị trí cần đo
cho chính xác). Các loại thước sử dụng phải có
vạch chuẩn kích thước bằng nhau và được vạch
đến mm.
1.2.3. Phương pháp đo
Khi tiến hành đo phải đảm bảo một số quy định sau:
- Phòng đo phải đủ ánh sáng để dễ đọc số đo trên dụng cụ đo
- Các kích thước nên đo theo trình tự từ trên xuống dưới để tránh nhầm lẫn hay
thiếu sót số đo
Hình vẽ và bảng các kích thước cơ thể sử dụng để thiết kế quần áo thể hiện
phương pháp đo các kích thước cơ thể.

11


12


Bảng các kích thước cơ thể sử dụng thiết kế quần áo
Stt

Tên kích thước




1

Chiều cao đứng



2

Chiều cao thân

CT

3

Chiều cao eo

Ce

4
5

Chiều cao ngấn
mông
Chiều cao gối

Phương pháp đo

hiệu


Cm
Cg

Đo bằng thước đo chiều cao từ đỉnh đầu đến hết gót
chân
Đo bằng thước đo chiều cao từ điểm đốt sống cổ
thứ 7 đến mặt đất
Đo bằng thước dây từ ngang eo đến ngang mặt đất
Đo bằng thước dây từ ngấn mơng đến hết gót chân
Đo bằng thước dây từ gối đến ngang mặt đất
- Dùng dây buộc ngang gầm nách
- Đặt thước dây đo từ đốt sống cổ thứ 7 theo sống
lưng tới dây buộc ngang nách

6

Hạ nách sau

Hns

7

Chiều dài lưng

Dl

Đo bằng thước dây từ đốt sống cổ thứ 7 theo sống
lưng tới dây buộc ngang eo


8

Xuôi vai

Xv

Đo bằng thước dây từ đầu vai sát chân cổ đến
đường ngang vai

9

Dài eo sau

Des

- Buộc gá sợi dây để xác định vị trí ngang eo (sợi
dây trong mặt phẳng nằm ngang)
- Đo bằng thước dây từ đầu vai sát chân cổ đến dây
buộc ngang eo

10

Dài eo trước

Det

Đo bằng thước dây từ đầu vai sát chân cổ qua điểm
đầu ngực xuống dây buộc ngang eo.

11


Hạ ngực

Hng

Đo bằng thước dây từ đầu vai sát chân cổ xuống
điểm đầu ngực

12

Dài khuỷu tay

Dkt

13

Dài tay

Dt

Đo bằng thước dây từ mỏm cùng vai đến ngang
khuỷu tay
- Đo từ góc cổ vai qua mỏm cùng vai đến hết mắt
cá ngoài của tay (đối với áo dài tay raglan)
- Đo từ mỏm vai theo khuỷu tay qua mắt cá tay
3 4 cm (áo sơ mi), 2 cm (áo veston)

14
15


Chiều dài chân
đo bên ngoài
Chiều dài chân
đo bên ngồi

Dcn
Dct

Đo bằng thước dây từ ngang eo phía ngoài cơ thể
tới mặt đất
Đo bằng thước dây từ ngấn bẹn tới mặt đất

13


16

Dang ngực

Dng

- Đặt thước đo khoẳng cách giữa hai tâm ngực

17

Rộng ngực

Rng

- Đặt thước đo từ nếp nách trước bên trái sang nếp

nách trước bên phải (giới hạn giữa)
- Đặt thước đo từ nếp gấp nách sau bên trái sang

18

Rộng lưng

Rl

bên phải sao cho thước dây êm, sát và nằm trong
mặt phẳng nằm ngang

19

Rộng vai

Rv

Đo từ mỏm vai trái sang mỏm vai phải trong mặt
phẳng nằm ngang

20

Vòng đầu

Vđa

Đo chu vi lớn nhất của vòng đầu
Đo chu vi vòng cổ đi qua điểm đốt sơng cổ thứ 7
qua hai điểm góc cổ vai tới vị trí hõm phía trước

của cổ

21

Vịng cổ

Vc

22

Vịng ngực
ngang nách

Vng1

23

Vịng ngực

Đo chu vi vịng ngực tại vị trí nở nhất thước dây đi
Vng2 qua hai điểm đầu ngực nằm trong mặt phẳng nằm
ngang

24

Vòng chân ngực

Vng3 Đo chu vi vịng ngực ngang vị trí chân ngực

25


Vịng bụng

Vb

Đo chu vi vịng quanh bụng, ngang eo tại vị trí nhỏ
nhất, thước nằm trong mặt phẳng nằm ngang

26

Vịng mơng

Vm

Đo chu vi vịng quanh mơng ở vị trí nở nhất

27

Vịng mơng với
Vmb
người bụng to

Đặt tấm bìa qua điểm nhơ cao nhất của bụng, đo
chu vi vịng quanh mơng bên ngồi tấm bìa

28

Vịng đùi




Đo chu vi ngang đùi tại vị trí ngấn mơng

29

Vịng gối

Vg

Đo chu vi ngang gối

30

Vịng gót chân

Vgc

Đo chu vi gót chân thước dây đi qua gót chân và
cổ chân

31

Vịng bắp tay

Vbt

Đo chu vi bắp tay qua chỗ nở nhất

32


Vòng cửa tay

Vct

Đo chu vi cửa tay tại vị trí chân các ngón tay
Đo bằng thước dây từ điểm đốt sống cổ thứ 7 qua
ngấn mơng (1÷2 cm) đối với áo sơ mi nam và trên
ngấn mơng (2÷3 cm) đối với áo sơ mi nữ. Ngồi ra
có thể đo dài hay ngắn hơn thơng số trên tùy theo
thời trang và sở thích của người mặc

33

Dài áo

Da

34

Hạ nách trước

Hnt

Đo chu vi vòng ngực tại vị trí sát nách

- Dùng dây buộc sát hai bên gầm nách, dây buộc
trong mặt phẳng nằm ngang

14



- Đặt thước dây do từ ngang đường chân cổ phía
sau sát cạnh cổ tới dây buộc ngang nách
Đặt thước dây đo vòng quanh hốc nách, khi đo
35

Vòng nách

Vn

thước đây phải sát, êm và nằm trong mặt phẳng
đứng
- Yêu cầu đối tượng đứng trong tư thế tự nhiên

36

Dài quần

Dq

- Đo từ điểm đầu ngang hông đến hết bàn chân hay
ngang bằng hoặc trên dưới mắt cá chân phụ thuộc
vào kiểu quần và mốt thời trang

37

Dài gối

Dg


Đặt thước dây đo từ điểm đầu ngang hông đến điểm
ngang gối (điểm giữa gối)
Để đối tượng ngồi trên mặt phẳng nằm ngang lưng

38

Hạ cửa quần

Hcq

thẳng chân và đùi vng góc với nhau
- Đặt thước dây đo từ điểm đầu xương hông xuống
mặt phẳng nằm ngang (ví dụ mặt ghế)

39

Dài vai con

Dvc

Đo bằng thước dây từ đầu vai sát chân cổ tới mỏm
cùng vai

1.3 Hệ thống cỡ số cơ thể người
1.3.1. Khái niệm
Hệ thống cỡ số cơ thể người là hệ thống phân loại kích thước cơ thể người
1.3.2. Các đặc trưng cơ bản của hệ thống cỡ số cơ thể người
a. Kích thước chủ đạo:
Là các dấu hiệu kích thước làm cơ sở để phân loại kích thước cơ thể người
b. Bậc nhảy:

Là khoảng cách của mỗi cỡ số hoặc là khoảng cách giữa hai cỡ số liên tiếp sao
cho nếu tất cả các cơ thể có kích thước trong cùng một nhóm sử dụng chung một sản
phẩm đều cảm thấy vừa vặn (mức độ dài ngắn, rộng, hẹp cảm thấy không rõ ràng).
c. Tần xuất gặp các cỡ số:
Đây là tỷ lệ % giữa số lượng người có kích thước nằm trong khoảng của mỗi cỡ
số so với toàn bộ dân cư.
d. Bảng thơng số kích thước cơ thể người:
Là tập hợp giá trị các kích thước cơ thể người tương ứng với các cỡ số để thiết kế
sản phẩm may.

15


1.3.3. Ký hiệu cỡ số
Trên thế giới có rất nhiều hệ thống cỡ số. trong mỗi hệ thống, các cỡ số được ký
hiệu có thể bằng chữ số hoặc chữ cái hoặc cả chữ số và chữ cái. Các ký hiệu cỡ số phải
ngắn gọn, rõ ràng, dễ đọc và dễ hiểu. Các ký hiệu thường được quy định cùng với tiêu
chuẩn cỡ số. thông thường ta hay gặp những ký hiệu sau:
a. Ký hiệu bằng chữ cái
XS, S, M, L, XL, XXL….Hoặc LL
Trong đó người ta lấy chữ cái đầu của một từ tiếng Anh để làm ký hiệu. Cỡ XS là
cỡ rất nhỏ, cỡ S là cỡ nhỏ, cỡ M là cỡ trung bình, cỡ L là cỡ lớn và cỡ XL hay LL là cỡ
rất lớn.
b. Ký hiệu bằng chữ số
- Ký hiệu cỡ số của áo sơ mi nam: …,36, 37, 38, 39, 40, 41…..
Con số này chỉ kích thước vịng cổ tính theo đơn vị là cm
- Ký hiệu cỡ số của quần âu: …., 26, 27, 28, 29,…..
Con số này chỉ kích thước vịng bụng tính theo đơn vị là inch
- Ký hiệu cỡ số của áo lót nữ: …., 70A, 75B, 75C, 80B,…..
Con số chỉ kích thước vịng chân ngực tính theo đơn vị là cm, chữ cái chỉ mức độ

béo gầy (A- gầy, B trung bình, C béo)
c. Ký hiệu cỡ số của Việt Nam (theo TCVN 7854-1991)
VD:

164
88 - 74

,

152
88 - 90

- Nam giới:

Chiều cao đứng (cm)
Vòng ngực 2 (cm) – Vòng bụng (cm)

- Nữ giới:

Chiều cao đứng (cm)
Vòng ngực 2 (cm) – Vịng mơng (cm)

d. Sử dụng hệ thống cỡ số trong sản xuất và tiêu dùng
- Trong sản xuất công nghiệp người ta thường ưu tiên sản xuất những cỡ số chiếm
tỷ lệ lớn trong dân chúng (những cỡ số có tần suất gặp lớn)
- Trong tiêu dùng, khi mua sắm quần áo người mua sẽ căn cứ vào ký hiệu cỡ số
để chọn kích cỡ quần áo cho phù hợp với cơ thể của mình
1.4. Lượng cử động trong quần áo
1.4.1. Khái niệm:
Lượng cử động trong quần áo là hiệu số giữa kích thước của quần áo với kích

thước tương ứng của cơ thể.

16


1.4.2. Phân loại lượng cử động:
Lượng cử động trong quần áo thường chia thành hai loại:
- Lượng cử động tự do: td
- Lượng cử động kiểu dáng: kd
- Mỗi loại cử động có chức năng khác nhau và giá trị lượng cử động của mỗi loại
trên các khu vực của quần áo khơng giống nhau nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
a. Lượng cử động tự do: (td)
* Lượng cử động tự do là độ chênh lệch kích thước bên trong của quần áo và kích
thước tương ứng của cơ thể con người.
Lượng cử động này có chức năng là đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thường
khi mặc quần áo (hoạt động thoải mái và tạo ra một lớp khơng khí cần thiết để điều
hịa q trình trao đổi chất và nhiệt trên bề mặt da).
Nguyên tắc cơ bản của việc xác định lượng cử động tự do là nghiên cứu sự biến
đổi kích thước của cơ thể con người ở các trạng thái hoạt động khác nhau so với kích
thước của cơ thể ở trạng thái tĩnh. Quan sát sự biến đổi kích thước của cơ thể ở trạng
thái thở ra và hít vào. Khi cơ thể hít vào, kích thước vịng ngực tăng lên. Hiệu số này
không cố định mà phụ thuộc vào từng người, từng lứa tuổi và sự phát triển thể chất của
từng người và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Đối với các vận động viên hiệu
số giữa kích thước vịng ngực ở trạng thái hít sâu so với trạng thái thở ra lớn hơn nhiều
so với những người không phải vận động viên. Hiệu số kích thước 1/2 vịng ngực khi
thở ra và hít vào của người hoạt động bình thường bằng 2cm, ở vận động viên là 3 đến
4 cm. Đối với việc xác định giá trị lượng cử động tự do cho kích thước của quần áo sẽ
khác nhau và bằng hiệu số kích thước của vịng ngực ở trạng thái hít sâu và trạng thái
thở bình thường.
Với sự thay đổi vị trí của cơ thể và các hoạt động khác nhau của tay và chân, lưng

trong thời gian hoạt động các kích thước của từng phần cơ thể sẽ tăng nhiều hơn so với
cơ thể ở trạng thái tĩnh.
Ví dụ:
- Khi giơ hai tay thẳng về phía sau kích thước rộng ngang ngực tăng 10% so với
kích thước rộng ngang ngực ở trạng thái tĩnh cùng trong tư thế đó, kích thước rộng
ngang lưng giảm.
- Khi kiễng chân giơ hai tay thẳng về phía trước rộng ngang lưng tăng 30% so với
cơ thể ở trạng thái tĩnh.
Nghiên cứu sự thay đổi kích thước của cơ thể ở trạng thái hoạt động khác nhau để
xác định giá trị lượng cử động tự do cho phù hợp với kích thước của quần áo khi dựng
hình thiết kế các chi tiết của chúng. Trên cơ sở đó lựa chọn lượng cử động cho phù

17


hợp với hình dáng, chức năng, chất liệu của từng loại sản phẩm.
Lượng cử động tối thiểu được xác định cho các kích thước vịng cổ, vịng ngực,
vịng bụng, vịng mơng, vịng bắp tay, vịng cổ tay, vịng đùi, vịng bắp chân, vịng cổ
chân.
Đối với các kích thước dài của quần áo không cần thiết phải cộng thêm lượng cử
động tự do, như vậy sẽ khơng làm cho hình dạng của quần áo bị sai lệch.
Lượng cử động tối thiểu đối với trạng thái hít thở bình thường và các hoạt động
khác của cơ thể trước hết được xác định đối với kích thước cơ bản trên cơ thể: Vịng
ngực tương ứng với kích thước rộng của áo.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cử động tự do:
- Lượng cử động gia giảm cho tự do phụ thuộc vào chức năng của quần áo:
Ví dụ: Quần áo bảo hộ lao động theo nghề chuyên môn từ sự biến đổi kích thước
lớn nhất của cơ thể ở trạng thái hoạt động khác nhau đặc biệt là các trạng thái hoạt
động khi làm việc để lấy giá trị lượng cử động tự do hợp lý.
Đối với quần áo mặc sinh hoạt hàng ngày, lượng cử động tự do trong quần áo

phải phù hợp không gây cản trở cho các hoạt động của con người. Lượng cử động tối
thiểu cho vòng ngực phải đảm bảo cho việc hô hấp và hoạt động cần phải thích hợp
với hiệu kích thước của số đo vịng ngực ở trạng thái hít sâu và trạng thái thở bình
thường.
- Lượng cử động tự do phụ thuộc vào giới tính:
Quần áo nữ lấy lượng cử động tự do ít hơn quần áo của nam giới.
- Lượng cử động tự do phụ thuộc vào lứa tuổi:
Đối với quần áo trẻ em do đặc điểm tâm sinh lý thích chạy nhảy và hoạt động
nhiều nên lượng cử động tự do lấy rất nhiều so với quần áo của người lớn.
- Lượng cử động tự do phụ thuộc vào tính chất của vải:
Đối với các loại vải được dệt từ các xơ khác nhau, thì độ co giãn, đàn hồi cũng
khác nhau. Đối với một số loại quần áo như quần áo lót, quần áo xuân thu máy từ vải
dệt kim, vải thun vì vải có độ co giãn đàn hồi lớn nên lượng cử động tự do lấy ít hơn
rất nhiều so với vải có độ co giãn đàn hồi thấp.
- Lượng cử động tự do phụ thuộc vào độ dầy của vải và phụ thuộc vào số lớp vải
cấu tạo nên sản phẩm:
Đối với các loại áo cấu tạo từ hai lớp (áo veston, áo véc nữ, áo gió …) giá trị
lượng cử động tự do trên 1/2 vòng ngực tối thiểu không được lấy nhỏ hơn 2,5 cm.
Đối với các loại áo măng tô, măng tô san và các loại áo 3 lớp giá trị lượng cử
động tự do ở áo hai lớp cộng thêm giá trị lượng cử động đối với độ dày của vải cụ thể
vải lần ngoài lấy lượng cử độngtối thiểu bằng 0,1 → 0,15 cm. Vải lót bằng 0,05 cm,

18


lần dựng bằng 0,1 cm. Nếu độ dày của vải ở áo hai lớp lấy bằng 0,25 → 0,3 cm khi đó
lượng cử động đối với độ dày của vải áo là 3 lớp sẽ là 0,3 x 3 = 0,9 cm
Như vậy đối với áo 3 lớp giá trị lượng cử động tự do tối thiểu được cộng vào khi
dựng hình thiết kế các chi tiết của áo 3 lớp để cho cơ thể hít thở được bình thường
khơng được lấy nhỏ hơn 2,5 + 1 = 3,5 cm trên kích thước 1/2 vịng ngực.

Cụ thể lượng cử động tự do tối thiểu của kích thước vịng ngực như sau:
tdVng (tính cho 1/2 Vng)
+ Áo nhẹ, áo váy  2,5 cm
+ Áo vest, jacket  3,5 cm
+ Măng tô  4 cm
* Vị trí xác định lượng cử động tự do.
Lượng cử động tự do trên 1/2 vòng ngực
được phân bổ theo kích thước rộng của ngang áo
và chia làm 3 phần: Thân sau, rộng khoanh nách
và rộng thân trước trên vị trí đường ngang ngực.
td Vb, td Vm  (50 -70)% td Vng)
- Người ta nghiên cứu các hoạt động của tay và lưng của con người ở các trạng
thái khác, công việc khác (hoạt động thể thao, công nhân và nghề nghiệp chuyên môn).
Phần lớn giá trị cử động được phâm bố trên thân sau và khoanh nách còn các loại quần
áo mặc hàng ngày lượng cử động tự do thay đổi dựa trên hướng phát triển của thời
trang.
Giá trị lượng cử động tự do của áo nam trên 1/2 vịng ngực phụ thuộc vào hình
dáng sản phẩm (mức độ mặc) và phụ thuộc vào loại sản phẩm thể hiện ở bảng sau.
Lượng cử động
Loại sản phẩm

Sát
(cm)

Vừa
(cm)

Rộng
(cm)


Thoải mái
(cm)

Áo đơn giản

23

45

67

8

Áo khốc ngồi 2 lớp

45

67

89

 10

Áo măng tơ và jacket

67

89

910


 11

 12

Áo ngủ
td Vng (%)
Đối tượng

Lưng

Nách

Ngực

Nam

25-30

40-55

2030

Nữ

25-30

50-60

1520


19


Đối với việc dựng hình thiết kế các chi tiết áo cần phải cộng thêm lượng cử động
tự do trên các khu vực sau:
+ Rộng sản phẩm trên đường ngang ngực, ngang eo, ngang mơng.
+ Kích thước hạ nách
+ Dài eo trước, dài eo sau
+ Rông ngang cổ trước, rộng ngang cổ sau, sâu cổ trước, sâu cổ sau ...
Đối với loại sản phẩm có cạp (váy, quần âu, lượng cử động tự do trên 1/2 vịng
mơng có liên quan đến vùng hơng của cơ thể. Loại váy mặc bó sát và vừa phải lấy từ
1-3cm. Đối với quần âu lượng cử động tự do trên 1/2 vịng mơng phụ thuộc vào hình
dáng, kích thước cơ thể: Người gầy lấy bằng 2÷3 cm, người trung bình bằng 3,5÷4,5
cm, người béo 5÷6 cm. Lượng cử động tự do trên 1/2 vịng eo đối với váy, quần âu lấy
bằng 0,5÷1 cm.
Khi dựng hình các chi tiết của quần phải cộng thêm lượng cử động tự do tại các
vị trí sau:
+ Rộng sản phẩm trên đường ngang eo, ngang đũng, ngang đùi, ngang gối,
ngang gấu
+ Kích thước hạ đũng
b. Lượng cử động cho kiểu dáng: (kd)
* Lượng cử động kiểu dáng là lượng chênh lệch kích thước bên trong của quần áo
với kích thước cơ thể con người và thêm một lượng tạo ra các kiểu dáng khác nhau
theo ý tưởng của nhà thiết kế.
Lượng gia giảm cho kiểu dáng tạo ra các đường viền của quần áo, tạo ra các hình
khối của quần áo.
Giá trị của lượng cử động trang trí phụ thuộc vào loại quần áo, mức độ mặc sát
phụ thuộc vào ý đồ của nhà sáng tác và thiết kế mẫu và phụ thuộc vào su hướng phát
triển của thời trang. Thành phần của lượng cử động này phân bố không đều và không

cố định trên các khu vực thiết kế cơ bản của quần áo.
1.5. Kích thước, hình dáng và kết cấu của trang phục
1.5.1. Bề mặt tựa của quần áo
- Kích thước và hình dáng của các chi tiết quần áo được xác định trên cơ sở của
kích thước và hình dáng cơ thể người nhưng giữa kích thước của quần áo với kích
thước của cơ thể khơng thể giống nhau tuyệt đối.
Khi quần áo được mặc lên cơ thể con người có những vị trí giữa quần áo và cơ
thể bám sát nhau nhưng cũng có chỗ giữa quần áo và cơ thể có một khoảng khơng
gian.
Những vị trí, bề mặt tiếp xúc giữa quần áo và cơ thể con người đó là bề mặt tựa
của quần áo

20


Bề mặt phía trên của cơ thể từ đường
eo trở lên cụ thể là đường vai con bả vai
thân sau, hai điểm đầu ngực gọi là bề mặt
tựa trên.
Bề mặt tựa dưới: Từ vị trí ngang eo
tới điểm cao nhất của mơng
Để có được khoảng khơng gian nằm
giữa quần áo với cơ thể. Khi thiết kế các
kích thước của quần áo bao giờ cũng lớn
hơn kích thước của cơ thể.

1.5.2. Mối liên hệ giữa số đo của cơ thể và kích thước, hình dáng của quần áo
a. Mối liên hệ giữa số đo của cơ thể và kích thước bên trong của quần áo
Kích thước bên trong của quần áo được xác định theo công thức sau:
Lqa = Lct + td +kd

Trong đó:
Lqa: Kích thước bên trong của quần áo
Lct: Kích thước cơ thể
td: Lượng cử động tự do
kd: Lượng cử động kiểu dáng
b. Mối liên hệ giữa kích thước bên trong và kích thước bên ngồi của quần áo
Lượng gia giảm cho độ dày của vật liệu được xác định bằng hiệu số chênh lệch
kích thước bên ngồi và kích thước bên trong của quần áo.
Lượng gia giảm này có thể được xác định cùng với lượng cử động tự do.
1.5.3 Kết cấu của quần áo:
1.5.3.1. Hình dáng ngồi
Hình dáng cơ bản của quần áo là hình dáng đường bao của quần áo khi nhìn trực
diện thường có 2 dạng:
- Dáng eo (mặc sát và vừa)
- Dáng thẳng (mặc rộng)
1.5.3.2. Các chi tiết cấu thành
- Các chi tiết bằng vải chính
Bao gồm các chi tiết chính phụ cấu thành phần chính sản phẩm, chúng mang tính
quyết định đến đặc điểm hình dáng cho sản phẩm như: Thân trước, thân sau, tay áo, cổ
áo, ve nẹp.

21


- Các chi tiết bằng vải lót:
Vật liệu làm vải lót có chức năng tăng độ cứng vững, độ giữ nhiệt cho sản phẩm.
Các chi tiết này khơng mang tính quyết định đến hình dáng ngồi của sản phẩm nhưng
chúng kết hợp với các chi tiết làm bằng vải chính để vải chính Đảm bảo tính sử dụng,
hạ giá thành sản phẩm.
- Các chi tiết lần dựng:

Tăng tính ổn định hình dáng, cứng vững cho sản phẩm trong quá trình sử dụng và
tăng độ bền, ấm.
Ví dụ: Dựng áo veston là canh tóc, áo jacket là bơng trần.
- Các chi tiết trang trí:
Là các loại dây, duy băng, nhãn mác, cúc.
1.5.3.3. Các đường may trên quần áo
- Các đường kết cấu (vai, sườn, hông, đường dọc trên quần, áo, váy) tạo hình
khối cho quần áo.
- Các đường may trang trí: Nằm trân bề mặt các chi tiết hoặc giáp nối các chi tiết
khác nhau với chức năng trang trí cho sản phẩm.
Ví dụ: Đường trang trí túi ốp ngồi, các đường trần , diễu….
1.5.3.4. Vật liệu
- Chất liệu: Thành phần của sơ sợi cấu tạo nên vải
- Khổ vải: (đặc điểm biên vải)
- Độ dày của vải
- Độ co của vải (co dọc, co ngang do giặt là ...)
- Dạng bề mặt của vải (màu, hình vẽ, tuyết)
- Mật độ sợi
- Kiểu dệt
- Khối lượng
1.5.4. Các yếu tố tạo hình trong quần áo
1.5.4.1. Đường may
Đường may thường có các dạng cơ bản sau:
- Thẳng
- Cong lồi
- Cong lõm
- Đường kết hợp

Độ lớn của ly


Trục ly

22

Đường tạo ly

Cạnh ly


1.5.4.2. Ly, chiết
* Ly:- Khái niệm ly: Là nếp
gấp tạo ra trên bề mặt của quần áo
nhằm trang trí hoặc tạo hình khối
Hướng lật

- Phân loại ly:
+ Ly đơn
+ Ly kép
+ Ly chìm
+ Ly nổi
* Chiết:
- Khái niệm chiết: Là nếp gấp của vải nhưng được may tạo hình khối cho sản
phẩm
Độ lớn chiết
Đường trục
chiết
Góc chiết

Độ lớn chiết


Điểm đầu
chiết
Đường
cạnh chiết

Đường
cạnh chiết

Đường trục
chiết

Góc chiết

Điểm đi
chiết

Điểm đi
chiết

Phân loại hình dáng chiết
Thường phân thành ba loại là: chiết
tam giác, chiết hình thoi, chiết phối hợp
Cạnh chiết có 3 hình dáng và phụ
thuộc vào độ rộng của chiết. Độ rộng của
chiết trung bình thì cạnh chiết thẳng, độ
rộng của chiết nhỏ thì cạnh chiết lõm, độ
rộng của chiết lớn thì cạnh chiết lồi
- Nguyên tắc tạo ly, chiết
+ Đường trục chiết bao giờ cũng hướng về điểm nhô cao nhất trên bề mặt sản
phẩm.

+ Điểm đuôi chiết sẽ nằm cách điểm nhô cao nhất của bề mặt sản phẩm
thường từ 2- 4 cm phụ thuộc vào độ cong của bề mặt đó.

23


+ Độ lớn của ly, chiết phụ thuộc vào độ cong nhiều hay ít cần tạo ra trên bề
mặt thân sản phẩm.
+ Hình dạng của chiết phụ thuộc vào hình dạng cong của phần bề mặt trên cơ
thể và sản phẩm, đối với bề mặt cong lồi thiết kế cạnh chiết cong lõm, đối với bề mặt
cong lõm thiết kế cạnh chiết cong lồi.
+ Hình dạng của đường tạo chiết phụ thuộc vào hướng lật của chiết

1.5.4.3. Tính chất tạo hình của vải.
Vải có một số tính chất như: độ giãn, độ định hình, độ mềm, độ uốn, độ rủ…Mỗi
loại ngun liệu có tính chất riêng nên trên bề mặt vải sẽ tạo ra các hình theo nhiều
phương khác nhau. Nhờ sự khác nhau đó mà trong thiết kế người ta chọn hướng sợi
của các chi tiết để tạo nên hình cho bộ phận hay sản phẩm
1.5.4.4. Phương pháp gia công nhiệt ẩm.
Sử dụng các yếu tố kết hợp như: độ ẩm, áp lực, nhiệt độ để thay đổi vị trí tương
đối giữa các sợi trong vải sau đó cố định vị trí mới của chúng nhờ đó làm thay đổi hình
dạng bề mặt của vải.
1.5.5. Xác định kích thước khi thiết kế quần áo
Để thiết kế dựng hình được các chi tiết cấu thành sản phẩm người ta dựa trên số
đo kết hợp với hình dạng cơ thể để xây dựng nên cơng thức tính xác định kích thước,
hình dạng chi tiết. Thông thường công thức được xây dựng như sau:
a. Kích thước của các chi tiết được xác định trên cơ sở số đo tương ứng trên cơ thể
K = S + cđ
Trong đó:
- K: là giá trị kích thước chi tiết cần tìm

- S : là số đo cơ thể tương ứng với kích thước cần tìm
- Cđ là lượng cử động ứng với kích thước của chi tiết cần tìm
(Cđ = td +kd +đ)
b. Kích thước của chi tiết quần áo cần xác định dựa trên cơ sở số đo cơ thể không ảnh
hưởng trực tiếp đến kích thước của chi tiết cần tìm.
K = as’ + b.cđ +c
Trong đó:
- K là kích thước của chi tiết cần tìm

24


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×