Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 63 trang )

BỘ CƠNG THƢƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠNG NGHIỆP NAM ĐỊNH

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: KẾ TỐN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3
NGÀNH/ NGHỀ: KẾ TỐN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

Ban hành kèm theo Quyết định số: 609 /QĐ- CĐCNNĐ ngày 01 tháng 8 năm 2018

của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định

Nam Định, năm 2018


BỘ CƠNG THƢƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠNG NGHIỆP NAM ĐỊNH

GIÁO TRÌNH
KẾ TỐN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3
NGÀNH/ NGHỀ: KẾ TỐN DOANH NGHIỆP

(Lưu hành nội bộ)
Chủ biên: LÊ THỊ MINH PHƢƠNG

Nam Định, năm 2018


LỜI GIỚI THIỆU
Để đáp ứng kịp thời tài liệu học tập, nghiên cứ các nghiệp vụ kế tốn tài chính
trong doanh nghiệp của học sinh, sinh viên Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Nam Định,


cập nhật đƣợc những thông tin mới nhất về Chế độ quản lý kinh tế - tài chính của kế
tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành
phẩm và xác định kết quả tiêu thụ. Chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán mà Nhà
nƣớc đã ban hành trong thời gian qua, tập thể tác giả đã biên soạn tập giáo trình “Kế
tốn tài chính doanh nghiệp 3”.Giáo trình đã đề cập đến những nội dung liên quan đề
lý thuyết kế tốn tài chính trong doanh nghiệp gắn với chế độ tài chính – kế tốn hiện
hành
Nội dung giáo trình gồm 2 phần lý thuyết và thực hành.
Phần lý thuyết gồm 2 bài , cụ thể nhƣ sau:
Bài 1: Kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Bài 2: Kế tốn thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
Bố cục của từng chƣơng đƣợc trình bày theo 3 nội dung chính: Mục tiêu; nội
dung; bài tập;
Phần thực hành là các bài tập nhỏ giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng có liên
quan đến các phƣơng pháp kế toán.
Với kết cấu và nội dung nhƣ trên, bài giảng này đƣợc sử dụng làm tài liệu
nghiên cứu, học tập và tham khảo bổ ích cho học sinh, sinh viên chuyên ngành kế toán
và quản trị kinh doanh Trƣờng Cao đẳng Cơng nghiệp Nam Định
Trong q trình biên soạn, tập thể tác giả đã cố gắng tập hợp đầy đủ những nội
dung của môn học. Tuy nhiên, đây là một mơn học có phạm vi rộng và phức tạp nên
khơng thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của các
thầy các cơ!
Tập thể tác giả biên soạn

1


MỤC LỤC
Trang
Lời giới thiệu


1

Mục lục
Phần A – Lý thuyết

2

Bài 1. Kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

4

1.1. Khái niệm, đặc điểm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, nhiệm vụ kế toán

4

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm

4

1.1.2. Nhiệm vụ kế tốn

7

1.2. Ngun tắc kế tốn chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm

7

1.2.1. Nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất


7

1.2.2. Ngun tắc kế tốn giá thành sản phẩm

7

1.3. Kế tốn chi phí NVL trực tiếp

8

1.4. Kế tốn chi phí nhân cơng trực tiếp

9

1.5. Kế tốn chi phí sản xuất chung

10

1.6. Kế tốn tổng hợp chi phí sản xuất

14

1.7. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

18

1.7.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

18


1.7.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lƣợng sản phẩm hồn thành

18

4

tƣơng đƣơng
1.8. Tính giá thành sản phẩm
1.9. Thực hành

18

Bài 2. Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ

27

2.1. Khái niệm và nhiệm vụ kế toán

27

2.1.1. Khái niệm kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ

27

2.1.2. Nhiệm vụ kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ

28

2.2. Nguyên tắc Kế toán


28

2.2.1. Nguyên tắc kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm

28

2.2.2. Nguyên tắc kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm.

29

2.3. Kế tốn thành phẩm

30

2.3.1. Các phƣơng pháp tính giá xuất kho thành phẩm

30

2.3.2. Kế toán thành phẩm

30

2.4. Kế toán tiêu thụ thành phẩm

31

2.5. Kế tốn chi phí bán hàng

36


2.6. Kế tốn chi phí quản lý doanh nghiệp

39

19

2


2.7. Kế toán xác định kết quả

41

2.7.1. Kế toán xác định doanh thu thuần và thuế GTGT

41

2.7.2. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ

41

2.8. Thực hành

42

3


PHẦN A – LÝ THUYẾT
BÀI 1

KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Mục tiêu:
- Về kiến thức:
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Kế tốn chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm,
- Về kỹ năng:
+ Lập đƣợc chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ kế tốn chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm
+ Sử dụng đƣợc chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp;
+ Kiểm tra đánh giá đƣợc cơng tác kế tốn tài chính trong doanh nghiệp
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tích cực chủ động trong q trình học tập
+ Hồn thành đầy đủ các bài tập theo yêu cầu, tự nghiên cứu các vấn đề giảng
viên giao cho ở nhà, sinh viên thực hành trên lớp và phải có báo cáo cho từng phân hệ
của các phần thực hành, các trao đổi cần thực hiện bằng cách gặp trực tiếp hoặc qua
điện thoại và địa chỉ Email.
+ Tuân thủ những phẩm chất yêu cầu của nghề kế toán là trung thực, chính xác
và khoa học.
1.1. Khái niệm, đặc điểm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, nhiệm vụ kế toán
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm
1.1.1.1. Khái niệm
* Chi phí sản xuất: Là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ các hao phí về lao động
sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản
xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).
Quá trình sản xuất là sự kết hợp của ba yếu tố: Đối tƣợng lao động, tƣ liệu lao
động, phƣơng thức lao động. Vì thế sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra
giá trị sản phẩm là tất yếu khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của ngƣời
sản xuất.
Cần chú ý phân biệt giữa chi phí và chi tiêu. Chi phí là biểu hiện bằng tiền của
tồn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động

SXKD mà doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ kinh doanh. Nhƣ vậy, chỉ đƣợc tính
là chi phí của kỳ hạch tốn những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối
4


lƣợng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch
toán. Ngƣợc lại, chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tƣ, tài sản, tiền vốn của
doanh nghiệp bất kể nó đƣợc dùng vào mục đích gì. Tổng số chi tiêu trong kỳ của
doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho q trình cung cấp (chi mua sắm vật tƣ, hàng
hố…), chi tiêu cho quá trình SXKD (chi cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, công tác
quản lý…) và chi cho quá trính tiêu thụ (chi vận chuyển bốc dỡ, quảng cáo…).
Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhƣng có quan hệ mật thiết với
nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, khơng có chi tiêu thì khơng có chi phí.
Tổng số chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị TS hao phí hoặc
tiêu dùng hết cho q trình SXKD tính vào kỳ này. Chi phí và chi tiêu khơng những
khác nhau về lƣợng mà cịn khác nhau về thời gian, có những khoản chi tiêu kỳ này
nhƣng chƣa đƣợc tính vào chi phí (chi mua NVL về nhập kho nhƣng chƣa sử dụng) và
có những khoản đƣợc tính vào chi phí kỳ này nhƣng thực tế chƣa chi tiêu (chi phí trích
trƣớc). Sở dĩ có sự khác biệt giữa chi tiêu và chi phí trong các doanh nghiệp là do đặc
điểm, tính chất vận động và phƣơng phức chuyển dịch giá trị của từng loại tài sản vào
quá trình sản xuất và u cầu kỹ thuật hạch tốn chúng.
* Giá thành sản phẩm: Là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ các khoản hao phí
về lao động sống và lao động vật hố có liên quan đến khối lƣợng cơng việc, sản
phẩm, lao vụ đã hồn thành.
Q trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm 2 mặt hao phí sản xuất
và kết quả sản xuất.
Tổng giá thành
sản phẩn hồn
thành


Chi phí sản
=

xuất dở

Chi phí sản xuất phát sinh
+

dang đầu kỳ

trong kỳ đã trừ các khoản

Chi phí sản
- xuất dở dang

thu hồi ghi giảm chi phí

trong kỳ

Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng
nhau hoặc các ngành sản xuất khơng có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành bằng tổng
chi phí phát sinh trong kỳ. Những chi phí đƣa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh
đƣợc giá trị thật của các tƣ liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất.
1.1.1.2. Đặc điểm của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
* Đặc điểm của chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất ln vận động, thay đổi khơng ngừng, mang tính đa dạng và
phức tạp của ngành nghề sản xuất, quy trình sản xuất.
Chi phí sản xuất của các doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá
trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng để phục vụ cho yêu cầu quản lý
chi phí sản xuất phải được tập hợp theo từng thời kì: Tháng, quý, năm...

5


Nghiên cứu bản chất chi phí, giúp doanh nghiệp phân biệt được chi phí với chi
tiêu, chi phí với vốn.
Chi phí ln có tính chất cá biệt, bao gồm tất cả các chi phí mà DN bỏ ra để
tiến hành hoạt động của mình, bất kể đó là chi phí cần thiết hay khơng cần thiết. Tuy
nhiên, trong q trình hoạt động của mình các nhà quản lý cịn phải quan tâm đến tính
xã hội của chi phí, tức là chi phí cá biệt của DN phải đảm bảo ở mức độ trung bình
của xã hội và được xã hội chấp nhận, có như vậy các nhà quản lý mới có thể đưa ra
được những quyết định hợp lý trong từng thời kì cụ thể để đảm bảo sự tồn tại và phát
triển của DN.
Mặt khác chi phí của DN ln mang tính hai mặt, một mặt chi phí có tính khách
quan, nó thể hiện sự chuyển dịch các hao phí mà DN đã bỏ ra vào giá trị sử dụng
được tạo ra, đây là sự chuyển dịch khách quan không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan
của con người. Mặt khác, hao phí về các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh
của DN có thể lại mang tính chủ quan nó phụ thuộc vào phương pháp tính, trình độ
quản lý cụ thể của từng DN
* Đặc điểm của giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lƣợng hoạt động
sản xuất, kết quả sử dụng lao động, vật tƣ tiền vốn trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Giá thành sản phẩm có hai chức năng là chức năng thƣớc đo bù đắp chi phí và
chức năng lập giá. Tồn bộ các chi phí SX mà DN chi ra để sản xuất sản phẩm sẽ đƣợc
bù đắp bởi số tiền thu về tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, căn cứ vào giá thành sản phẩm
DN mới có thể xác định đƣợc giá bán hợp lý để đảm bảo DN có thể trang trải chi phí
đầu vào và có lãi.
* Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất


Chi phí phát sinh trong kỳ

dở dang đầu kỳ
A

D
B

Tổng giá thành sản phẩm

C Chi phí sản xuất
dở dang cuối kỳ

Sơ đồ 5.1. Mối quan hệ giữa CPSX và GTSP
Qua sơ đồ ta thấy: AC = AB + BD – CD
+ Giống:
- Đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp
đã bỏ ra trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm.
+ Khác:
6


- Chi phí SX ln gắn với một thời kì nhất định, còn giá thành SP gắn liền với
một loại sản phẩm, cơng việc nhất định.
- Chi phí sản xuất chỉ bao gồm những chi phí phát sinh kì này, còn giá thành sản
phẩm chứa đựng cả một phần chi phí của kì trƣớc (chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang đầu kì)
1.1.2. Nhiệm vụ kế tốn
- Căn cứ đặc điểm SXKD của DN để xác định đối tƣợng tập hợp chi phí sản
xuất và đối tƣợng tính giá thành thích hợp

- Tổ chức kết tốn tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tƣợng đã xác định và
phƣơng pháp tập hợp chi phí phù hợp.
- Thực hiện tính giá thành sản phẩm kịp thời, chính xác đúng đối tƣợng tính giá
thành đã xác định và phƣơng pháp tính giá thành thích hợp.
- Định kì phân tích tình hình thực hiện định mức chi phí sản xuất, kế hoạch giá
thành sản phẩm để các nhà quản trị doanh nghiệp có cơ sở ra quyết định sản xuất kinh
doanh cho phù hợp.
1.2. Nguyên tắc kế toán
1.2.1 Nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất :
- Kế tốn chi phí NVL trực tiếp đƣợc sử dụng để sản xuất sản phẩm, thực hiện
dịch vụ trong kỳ sản xuất, kinh doanh. Chi phí NVL phải tính theo giá thực tế khi xuất
sử dụng.
- Trong kỳ kế toán thực hiện việc ghi chép chí phí NVL trực tiếp vào bên Nợ
TK 621, chi phí nhân cơng trực tiếp vào bên Nợ TK 622, chi phí sản xuất chung vào
bên Nợ TK 627 theo từng đối tƣợng sử dụng.
- Cuối kỳ kế toán tiến hành tính tốn, phân bổ kết chuyển vào TK 154 (nếu
hạch toán theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên), và TK 631 (nếu hạch toán theo
phƣơng pháp kiểm kê định kỳ).
1.2.2 Ngun tắc kế tốn tính giá thành sản phẩm:
- TK 154 phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ, chi phí sản
xuất kinh doanh của khối lƣợng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành khong kỳ, chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của các hoạt động sản xuất kinh doanh chính,
phụ và th ngồi gia cơng chế biến ở các đơn vị sản xuất.
- TK 154 phải đƣợc chi tiết
- TK TK 154 gồm những chi phí sau : chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân cơng
trực tiếp, chi phí sản xuất chung

7



- Cuối kỳ phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí chế
biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức cơng suất bình thƣờng.
1.3. Kế tốn chi phí NVL trực tiếp
1.3.1. Tài khoản sử dụng
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động
sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch tốn.
Bên Có:
- Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh
doanh trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" hoặc TK 631 “Giá
thành sản xuất” và chi tiết cho các đối tƣợng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vƣợt trên mức bình thƣờng vào
TK 632 - Giá vốn hàng bán.
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng khơng hết đƣợc nhập lại kho.
1.3.2. Phương pháp kế tốn một số giao dịch kinh tế chủ yến
1) Khi xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm,
hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
2) Trƣờng hợp mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng ngay (không qua nhập kho)
cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ và thuế GTGT đầu vào
đƣợc khấu trừ, ghi:
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ
Có các TK 331, 141, 111, 112,...
3) Trƣờng hợp số nguyên liệu, vật liệu xuất ra không sử dụng hết vào hoạt động
sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ cuối kỳ nhập lại kho, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 621 - Chi phí ngun liệu, vật liệu trực tiếp.
4) Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vƣợt trên mức bình thƣờng hoặc

hao hụt đƣợc tính ngay vào giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
5) Đối với chi phí nguyên vật liệu sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh
doanh
8


- Khi phát sinh chi phí nguyên vật liệu sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác
kinh doanh, căn cứ hoá đơn và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (chi tiết từng hợp đồng)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ
Có các TK 111, 112, 331…
- Định kỳ, kế tốn lập Bảng phân bổ chi phí chung (có sự xác nhận của các bên)
và xuất hoá đơn GTGT để phân bổ chi phí nguyên vật liệu sử dụng chung cho hợp
đồng hợp tác kinh doanh cho các bên, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (chi tiết cho từng đối tác)
Có TK 621 - Chi phí ngun liệu, vật liệu trực tiếp
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
Trƣờng hợp khi phân bổ chi phí khơng phải xuất hóa đơn GTGT, kế tốn ghi
giảm thuế GTGT đầu vào bằng cách ghi Có TK 133 - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ.
6) Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào Bảng phân bổ vật liệu tính cho từng đối
tƣợng sử dụng nguyên liệu, vật liệu (phân xƣởng sản xuất sản phẩm, loại sản phẩm,
cơng trình, hạng mục cơng trình của hoạt động xây lắp, loại dịch vụ,...) theo
phƣơng pháp trực tiếp hoặc phân bổ, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất (phƣơng pháp kiểm kê định kỳ)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (phần vƣợt trên mức bình thƣờng)
Có TK 621 - Chi phí ngun liệu, vật liệu trực tiếp.
1.4. Kế tốn chi phí nhân cơng trực tiếp

1.4.1. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 621: Chi phí nhân cơng trực tiếp
Bên Nợ: Chi phí nhân cơng trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm,
thực hiện dịch vụ bao gồm: Tiền lƣơng, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền
lƣơng, tiền cơng theo quy định phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Kết chuyển chi phí nhân cơng trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất,
kinh doanh dở dang" hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”;
- Kết chuyển chi phí nhân cơng trực tiếp vƣợt trên mức bình thƣờng vào TK 632.
Tài khoản 622 khơng có số dư cuối kỳ.
1.4.2. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yến
1) Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lƣơng, ghi nhận số tiền lƣơng, tiền công và các
khoản khác phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, ghi:
9


Nợ TK 622 - Chi phí nhân cơng trực tiếp
Có TK 334 - Phải trả ngƣời lao động.
2) Tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn, bảo hiểm thất
nghiệp, các khoản hỗ trợ (nhƣ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hƣu trí tự nguyện...) của
công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ (phần tính vào chi phí doanh
nghiệp phải chịu) trên số tiền lƣơng, tiền công phải trả theo chế độ quy định, ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân cơng trực tiếp.
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386).
3) Khi trích trƣớc tiền lƣơng nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân cơng trực tiếp
Có TK 335 - Chi phí phải trả.
4) Khi cơng nhân sản xuất thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về
tiền lƣơng nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả

Có TK 334 - Phải trả ngƣời lao động.
5) Đối với chi phí nhân công sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Khi phát sinh chi phí nhân cơng sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh
doanh, căn cứ hoá đơn và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân cơng trực tiếp (chi tiết cho từng hợp đồng)
Có các TK 111, 112, 334…
- Định kỳ, kế tốn lập Bảng phân bổ chi phí chung (có sự xác nhận của các bên)
và xuất hoá đơn GTGT để phân bổ chi phí nhân cơng sử dụng chung cho hợp đồng
hợp tác kinh doanh cho các bên, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (chi tiết cho từng đối tác)
Có TK 622 - Chi phí nhân cơng trực tiếp
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
Trƣờng hợp khi phân bổ chi phí khơng phải xuất hóa đơn GTGT, kế toán ghi
giảm thuế GTGT đầu vào bằng cách ghi Có TK 133 - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ.
6) Cuối kỳ kế tốn, tính phân bổ và kết chuyển chi phí nhân cơng trực tiếp vào
bên Nợ TK 154 hoặc bên Nợ TK 631 theo đối tƣợng tập hợp chi phí, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, hoặc
Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất (phƣơng pháp kiểm kê định kỳ)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (phần vƣợt trên mức bình thƣờng)
Có TK 622 - Chi phí nhân cơng trực tiếp.
1.5. Kế tốn chi phí sản xuất chung
10


1.5.1. Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng: 627 - Chi phí sản xuất chung
Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung;
- Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ đƣợc ghi nhận vào giá vốn

hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn cơng suất bình
thƣờng;
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ tài khoản 154 “Chi phí sản
xuất, kinh doanh dở dang" hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”.
Tài khoản 627 khơng có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung, có 6 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng
- Tài khoản 6272 - Chi phí vật liệu
- Tài khoản 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất
- Tài khoản 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ
- Tài khoản 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngồi
- Tài khoản 6278 - Chi phí bằng tiền khác
1.5.2. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yến
1) Khi tính tiền lƣơng, tiền cơng, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên của
phân xƣởng; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xƣởng, bộ phận, tổ, đội sản
xuất, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271)
Có TK 334 - Phải trả ngƣời lao động.
2) Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn, bảo hiểm thất
nghiệp, các khoản hỗ trợ ngƣời lao động (nhƣ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hƣu trí tự
nguyện) đƣợc tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lƣơng phải trả cho nhân viên
phân xƣởng, bộ phận sản xuất, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271)
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386).
3) Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu xuất dùng cho phân xƣởng (trƣờng hợp
doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên):
- Khi xuất vật liệu dùng chung cho phân xƣởng, nhƣ sửa chữa, bảo dƣỡng
TSCĐ dùng cho quản lý điều hành hoạt động của phân xƣởng, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6272)
11



Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
- Khi xuất cơng cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị nhỏ sử dụng cho phân
xƣởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6273)
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.
- Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị lớn sử dụng cho phân
xƣởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, phải phân bổ dần, ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trƣớc
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.
- Khi phân bổ giá trị cơng cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất chung, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6273)
Có TK 242 - Chi phí trả trƣớc.
4) Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xƣởng sản xuất,... thuộc phân xƣởng,
bộ phận, tổ, đội sản xuất, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6274)
Có TK 214 - Hao mịn TSCĐ.
5) Chi phí điện, nƣớc, điện thoại,... thuộc phân xƣởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,
ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6278)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ (nếu đƣợc khấu trừ thuế GTGT)
Có các TK 111, 112, 331,...
6) Trƣờng hợp sử dụng phƣơng pháp trích trƣớc hoặc phân bổ dần số đã chi về
chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thuộc phân xƣởng, tính vào chi phí sản xuất chung:
- Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh, ghi:
Nợ TK 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ (nếu có)
Có các TK 331, 111, 112,...
- Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hồn thành, ghi:

Nợ các TK 242, 352
Có TK 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ.
- Khi trích trƣớc hoặc phân bổ dần số đã chi về chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6273)
Có các TK 352, 242.
7) Trƣờng hợp doanh nghiệp có TSCĐ cho thuê hoạt động, khi phát sinh chi phí
liên quan đến TSCĐ cho thuê hoạt động:
12


- Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt
động, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331,...
- Định kỳ, tính, trích khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động vào chi phí SXKD,
ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 214 - Hao mịn TSCĐ (hao mòn TSCĐ cho thuê hoạt động).
8) Ở doanh nghiệp xây lắp, khi xác định số dự phòng phải trả về bảo hành cơng
trình xây lắp, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 352 - Dự phịng phải trả.
- Khi phát sinh chi phí sửa chữa, bảo hành cơng trình xây lắp, ghi:
Nợ các TK 621, 622, 623, 627
Có các TK 111, 112, 152, 214, 334,...
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sửa chữa, bảo hành cơng trình xây lắp, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có các TK 621, 622, 623, 627.
- Khi sửa chữa, bảo hành cơng trình xây lắp hồn thành, ghi:

Nợ TK 352 - Dự phịng phải trả
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
9) Cuối kỳ kế toán, xác định lãi tiền vay phải trả, đã trả đƣợc vốn hoá cho tài
sản sản xuất dở dang, khi trả lãi tiền vay, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (tài sản đang sản xuất dở dang)
Có các TK 111, 112
Có TK 242 - Chi phí trả trƣớc (nếu trả trƣớc lãi vay).
Có TK 335 - Chi phí phải trả (lãi tiền vay phải trả)
Có TK 343 - Trái phiếu phát hành (chi phí phát hành trái phiếu và số
chênh lệch giữa số lãi trái phiếu phải trả tính theo
lãi suất thực tế cao hơn số lãi phải trả tính theo lãi
suất danh nghĩa đƣợc ghi tăng gốc trái phiếu).
10) Nếu phát sinh các khoản giảm chi phí sản xuất chung, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 138,...
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
13


11) Đối với chi phí sản xuất chung sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh
doanh
- Khi phát sinh chi phí sản xuất chung sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác
kinh doanh, căn cứ hoá đơn và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (chi tiết cho từng hợp đồng)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ
Có các TK 111, 112, 331…
- Định kỳ, kế toán lập Bảng phân bổ chi phí chung (có sự xác nhận của các bên)
và xuất hố đơn GTGT để phân bổ chi phí sản xuất chung sử dụng chung cho hợp
đồng hợp tác kinh doanh cho các bên, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (chi tiết cho từng đối tác)
Có các TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
Trƣờng hợp khi phân bổ chi phí khơng phải xuất hóa đơn GTGT, kế tốn ghi
giảm thuế GTGT đầu vào bằng cách ghi Có TK 133 – Thuế GTGT đƣợc khấu trừ.
12) Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung để kết
chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung vào các tài khoản có liên quan cho từng
sản phẩm, nhóm sản phẩm, dịch vụ theo tiêu thức phù hợp:
- Đối với doanh nghiệp áp dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên, cuối kỳ
kết chuyển chi phí sản xuất chung, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (chi phí SXC cố định khơng phân bổ)
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
- Đối với doanh nghiệp áp dụng phƣơng pháp kiểm kê định kỳ, cuối kỳ kết
chuyển chi phí sản xuất chung, ghi.
Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (chi phí SXC cố định khơng phân bổ)
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
1.6. Kế tốn tổng hợp chi phí sản xuất
Trường hợp DN hạch tốn hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
1.6.1. Tài khoản sử dụng: TK 154: “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Bên Nợ: Tổng hợp các chi phí sản xuất trong kỳ (621,622,627)
Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất
Tổng giá thành sản xuất thực tế
Dƣ Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang chƣa hoàn thành
14


1.6.2. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yến
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí NVL trực tiếp, nhân cơng trực tiếp, sản xuất chung
Nợ TK 154
Có TK 621

Có TK 622
Có TK 627
- Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa đƣợc bắt ngƣời gây ra thiệt hại phải
bồi thƣờng (138, 334) phần cịn lại tính vào chi phí của doanh nghiệp (811)
Nợ TK 1388
Nợ TK 334
Nợ TK 811
Có TK 154: trị giá sản phẩm hổng khơng sửa chữa đƣợc
- Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành nhập kho, gửi bán trong kì
Nợ TK 155, 157
Có TK 154
Trƣờng hợp sản phẩm sản xuất xong bán thẳng, kế tốn ghi:
Nợ TK 632
Có TK 154
Ví dụ 1:

Tại cơng ty TNHH Hồng Gia Phát, kế tốn hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê
khai thƣờng xuyên, sản xuất kinh doanh hàng chịu thuế GTGT, tính thuế theo phƣơng
pháp kháu trừ, có các số liệu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ
đƣợc kế toán ghi nhận trong các tài liệu sau :
Tài liệu 1 : Số dƣ đầu kỳ của một số tài khoản :
_ Tài khoản 152 :

127.800.000 đồng

. Tài khoản 1521 (5.250 kg)

105.000.000 đồng

. Tài khoản 1522 (2.280 kg)


22.800.000 đồng

_ Tài khoản 154 :
. Vật liệu chính :

2.050.000.000 đồng

. Vật liệu phụ :

1.700.000 đồng

Tài liệu 2 : Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ :
1. Xuất kho 5.100 kg nguyên vật liệu chính trực tiếp sản xuất sản phẩm
2. Tiền lƣơng phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là 60.000.000
đồng, cho bộ phận phục vụ sản xuất 4.000.000 đồng, và bộ phận quản lý phân xƣởng
16.000.000 đồng.
15


3. Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí cơng
đồn theo tỷ lệ quy định.
4. Xuất kho 1.200 kg vật liệu phụ dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm và 40 kg
dùng ở bộ phận quản ý quản lý phân xƣởng
5. Khấu hao máy móc thiết bị trực tiếp sản xuất sản phẩm là 7.200.000 đồng,
các phƣơng tiện quản lý tại phân xƣởng là 2.200.000 đồng
6. Các chi phí khác phát sinh tại phân xƣởng chƣa thanh toán cho ngƣời bán
bao gồm 10% thuế GTGT là 13.200.000 đồng
7. Chi phí điện, nƣớc phát sinh tại phân xƣởng sản xuất thanh toán bằng tiền
mặt theo hoá đơn là 8.000.000 đồng, thuế GTGT 10%

8. Phân xƣởng sản xuất đƣợc 5.000 sản phẩm nhập kho thành phẩm. Cuối kỳ
còn 800 sản phẩm dở dang, doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, vật liệu phụ bỏ dần vào q trình sản xuất, mức độ hồn
thành là 60%, doanh nghiệp xuất kho theo phƣơng pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.
Phế liệu thu hồi nhập kho là 2.105.000 đồng. Nguyên vật liệu chính để tại phân xƣởng
là 200 kg
Yêu cầu : Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Ví dụ 2:

Tại cơng ty TNHH Hồng Gia Lợi, kế toán thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu
trừ, giá xuất kho tính theo phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc, kế toan hàng tồn kho
theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên, thuế xuất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%.
Tính hình sản xuất kinh doanh liên quan trong kỳ đƣợc kế toán ghi nhận trong các tài
liệu sau :
Tài liệu 1 : Số dƣ đầu kỳ của một số tài khoản
_ Tào khoản 152

450.000.000 đồng

. Tài khoản 1521 ( 4.000 ) kg

400.000.000 đồng

. Tài khoản 1522 ( 1.000 ) kg 50.000.000 đồng
_ Tài khoản 154 :

75.000.000 đồng

. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 59.700.000 đồng
. Chi phí vật liệu chính : 50.000.000 đồng

. Chi phi vật liệu phụ : 9.700.000 đồng
. Chi phí sản xuất chung : 3.000.000 đồng
_ Các tài khoản có số dƣ hợp lý
Tài liệu 2 : Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ :

16


1. Mua một tài sản cố định sử dụng bộ phận sản xuất sản phẩm, có giá mua ghi
trên hố đơn 290.000.000 đồng, thuê GTGT 10%, chƣa thanh toán cho khác hàng.
Biết rằng tài sản cố định này có tỉ lệ khấu hao là 20%. Chi phí vận chuyển lắp đặt,
chạy thử đƣợc kế toán ghi nhận nhƣ sau :
_ Xuất 10 kg vật liệu chính để sản xuất thử
_ Xuất kho 20 kg vật liệu phụ để sản xuất thử
_ Các chi phí phát sinh liên quan đến tài sản cố định này đƣợc thanh toán bằng
tiền tạm ứng là 5.000.000 đồng.
_ Các chi phí dịch vụ mua ngồi chƣa thanh toán là 3.000.000 đồng.
2. Nhập kho 1.000 kg vật liệu chính, giá mua chƣa thuế 100.000 đồng/kg, thuế
GTGT 10%, chƣa trả cho tiền ngƣời bán. Chi phí vận chuyển bốc dỡ trả hộ cho ngƣời
bán bằng tiền mặt là 2.000.000 đồng, thuế GTGT 5%
3. Mua 20 kg vật liệu phụ, giá mua chƣa thuế 50.000 đồng/kg, thuế GTGT
10%, trả bằng tiền mặt, đƣa vào sản xuất sản phẩm.
4. Xuất kho 4.000 kg vật liệu chính và 200 kg vật liệu phụ sản xuất sản phẩm.
5. Mua nhiên liệu đƣa vào chạy máy sản xuất sản phẩm trị giá 6.500.000 đồng,
thuế GTGT 10%, chƣa thanh toán cho khách hàng.
6. Tiền lƣơng phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là
120.000.000 đồng, bộ phận phục vụ sản xuất là 10.000.000 đồng, và bộ phận quản lý
phân xƣởng sản xuất là 30.000.000 đồng.
7. Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, và kinh phí cơng
đồn theo tỷ lệ quy định.

8. Hợp đồng chi phí sửa chữa nhỏ th ngồi phát sinh tại phân xƣởng thanh
toán bằng tiền mặt là 1.600.000 đồng, thuế GTGT 10%.
9. Mức trích khấu hao tài sản cố định kỳ trƣớc của máy móc thiết bị dùng cho
sản xuất 18.800.000 đồng, các tai sản cố định khác phục vụ cho phân xƣởng sản xuất
là 3.000.000 đồng.
10. Phân xƣởng sản xuất sản phẩm báo hỏng một công cụ dụng cụ thuộc loại
phân bổ 6 kỳ, trị giá ban đầu là 6.000.000 đồng, phế liệu bán thu bằng tiền mặt là
500.000 đồng.
11. Tiền điện nƣớc phải trả cho nhà cung cấp chƣa có thuế GTGT cho bộ phận
sản xuất sản phẩm 12.000.000 đồng, cho bộ phận quản lý phân xƣởng sản xuất là
2.000.000 đồng, thuế GTGT 10%
12. Kết quả sản xuất trong kỳ tại phân xƣởng, nhập kho 10.000 sản phẩm hoàn
thành, sản phẩm dở dang cuối kỳ là 2.000 sản phẩm, mức độ hoàn thành là là 75%.
17


Biết rằng doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phƣơng pháp ƣớc
lƣợng hoàn thành tƣơng đƣơng, vật liệu phụ bỏ dần vào quá trình sản xuất.
Yêu cầu : Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1.7. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
(hoặc nguyên vật liệu chính)
Theo phƣơng pháp này chỉ tính cho sản phẩm dở dang cuối kì phần chi phí
ngun vật liệu trực tiếp hoặc ngun vật liệu chính, cịn các chi phí khác tính cho cả
thành phẩm chịu.
Cơng thức tính
Chi phí
SP dở
dang
cuối kì


Chi phí NVL của sản
phẩm dở dang đầu kì

+

Chi phí NVL phát sinh
trong kì

=

Khối lƣợng
x sản phẩm dở
dang cuối kì

Khối lƣợng sản phẩm + Khối lƣợng sản phẩm
hồn thành
dơ dang cuối kì
Phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí ngun vật liệu có ƣu

điểm là tính tốn đơn giản, khối lƣợng cơng việc tính ít. Tuy nhiên phƣơng pháp này
có nhƣợc điểm là kết quả khơng chính xác cao vì chỉ tính có một khoản chi phí (Chi
phí ngun vật liệu trực tiếp). Do vậy, đây là phƣơng pháp chỉ thích hợp với các doanh
nghiệp có chi phí ngun vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản
xuất, khối lƣợng sản phẩm dở dang ít và khơng biến động nhiều giữa cuối kì và đầu kì.
1.8. Tính giá thành sản phẩm
1.8.1. Với doanh nghiệp sản xuất giản đơn
- Là những doanh nghiệp sản xuất một số ít mặt hàng với số lƣợng lớn, chu kỳ
sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang khơng có hoặc ít.
Ví dụ:

Doanh nghiệp khai thác than, quặng, hải sản... doanh nghiệp sản xuất động lực
(điện, nƣớc, hơi nƣớc, khí nén, khí đốt,...).
- Tính giá thành thƣờng đƣợc tiến hành vào cuối tháng theo phƣơng pháp trực
tiếp, phƣơng pháp liên hợp.
1.8.2. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng
Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, tồn bộ chi phí sản xuất phát
sinh đều đƣợc tập hợp theo từng đơn đặt hàng của khách hàng không kể số lƣợng sản
phẩm của đơn đặt hàng nhiều hay ít, quy trình sản xuất giản đơn hay phức tạp.
Việc tính giá thành ở doanh nghiệp chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành
nên kỳ tính giá thành thƣờng khơng nhất trí với kỳ báo cáo. Với đơn đặt hàng đến kỳ
18


báo cáo chƣa hồn thành thì tồn bộ chi phí tập hợp đƣợc theo đơn đặt hàng đó đều coi
là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau.
Với đơn đặt hàng đã hồn thành thì tổng chi phí đã tập hợp đƣợc theo đơn đặt
hàng đó chính là tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sẽ tính bằng cách lấy
tổng giá thành sản phẩm chia cho số lƣợng sản phẩm theo từng đơn đặt hàng.
Ví dụ 3:

Cơng ty TNHH An Thái tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ, giá xuất
kho tính theo phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc, hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng
pháp kê khia thƣờng xuyên. Tình hình sản xuất kinh doanh trong kỳ đƣợc kế toán ghi
nhận trong các tài liệu sau :
Tài liệu 1 : Số dƣ đầu kỳ của một số tài khoản :
_ Tài khoản 152 :

59.500.000 đồng

. Tài khoản 1521 (5.200 kg) :


52.000.000 đồng

. Tài khoản 1522 (1.500 kg) :

7.500.000 đồng

_ Tài khoản 154 :

6.792.000 đồng

. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 5.962.000 đồng
. Chi phí vật liệu chính : 5.000.000 đồng
. Chi phí vật liệu phụ : 962.000 đồng
. Chi phí nhân cơng trực tếp : 180.000 đồng
. Chi phí sản xuất chung : 650.000 đồng
_ Các tài khoản có số dƣ hợp lý
Tài liệu 2 : Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ :
1. Nhập kho 1.000 kg vật liệu chính, giá mua 11.000 đồng/kg, gồm 10% thuế
GTGT, chƣa trả cho tiên ngƣời bán. Chi phí vận chuyển bốc dỡ trả hộ cho ngƣời bán
bằng tiền mặt là 250.000 đồng, gồm thuế GTGT 5%
2. Nhập kho 100 kg vật liệu phụ, giá mua chƣa thuế 5.000 đồng/kg, thuế GTGT
10%, trả bằng tền mặt.
3. Nhƣợng bán một TSCĐ hữu hình thuoc vốn chủ sở hữu dùng ở phân xƣởng
sản xuất có thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm và thuê lại theo hình thức thuê hoạt
động trong 2 năm, nguyên giá 186.000.000 đồng, giá bán chƣa thuế GTGT là
92.000.000 đồng,thuế GTGT 10% đã thu hết bằng chuyển khoản, biết rằng giá cao hơn
giá trị hợp lý của TSCĐ này là 80.000.000 đồng và giá thuê lại cũng cao hơn giá thuê
trên thị trƣờng. Doanh nghiệp đã chi tiền mặt ký cƣợc 10.000.000 đồng và trả tƣớc 5
kỳ tiền thuê theo yêu cầu của bên cho thuê lại, doanh nghiệp đã nhận hoá đơn là


19


13.500.000 đồng, thuế GTGT 10%, biết rằng chi phí thuê đƣợc phân bổ bắt đầu từ kỳ
này.
4. Xuất kho 4.000 kg vật liệu chính và 200 kg vật liệu phụ cho sản xuất sản
phẩm.
5. Tiền lƣơng phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là 40.000.000
đồng, bộ phận phục vụ sản xuất là 2.000.000 đồng, bộ phận quản lý phân xƣởng sản
xuất là 18.000.000 đồng. Doanh nghiệp trích trƣớc tiền lƣơng nghỉ phép theo kế hoạch
là 1.000.000 đồng.
6. Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí cơng
đồn theo tỷ lệ quy định. Giả sử cơng ty trích 16% BHXH, 3% BHYT, 1% BHTN,
2% KPCĐ tính vào chi phí và trừ vào lƣơng của ngƣời lao động là 6% BHXH,1.5
BHYT, 1% BHTN.
7. Mức trích khấu hao tài sản cố định kỳ trƣớc của máy móc thiết bị dùng cho
sản xuất sản phẩm là 5.000.000 đồng, các tài sản cố định khác phục vụ cho phân
xƣởng sản xuất là 2.400.000 đồng.
8. Vật liệu chính thừa nhập lại kho 100 kg, vật liệu phụ thừa nhập kho là 20kg.
Phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất nhập kho là 598.000 đồng.
9. Tiền điện nƣớc phải trả cho nhà cung cấp chƣa thuế GTGT phân bổ cho bộ
phận sản xuất sản phẩm là 12.000.000 đồng, cho bộ phận quản lý phân xƣởng sản xuất
là 3.000.000 đồng, thuế GTGT 10%.
10. Cuối kỳ phân xƣởng nhập kho 2.300 sản phẩm hoàn thành và 200 sản phẩm
dở dang, mức độ hoàn thanh là 75%. Biết rằng doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở
dang cuối kỳ theo phƣơng pháp ƣớc lƣợng hoàn thành tƣơng đƣơng, vật liệu phụ bỏ
dần vào quá trình sản xuất.
Yêu cầu : Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính giá thành sản phẩm.
Lập bảng tính giá thành sản phẩm.

Ví dụ 4:
Công ty TNHH Anh Bằng kê khai và nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu
trừ, kế toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên, xuất kho theo
phƣơng pháp nhập trƣớc, xuất trƣớc, có các số liệu liên quan trong kỳ đƣợc kế toán ghi
nhận trong các tài liệu sau :
Tài liệu 1 : Số dƣ đầu kỳ của một số tài khoản :
_ Tài khoản 154 :

13.000.000 đồng

_ Tài khoản 155 :

75.000.000 đồng

Tài liệu 2 : Trong kỳ có các nghiệp vụ phát sinh liên quan nhƣ sau :
20


1. Xuất kho vật liệu chính là 180.000.000 đồng, xuất kho vật liệu phụ
47.000.000 đồng dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm, xuất kho nhiên liệu sử dụng cho bô
phận sản xuất 20.000.000 đồng
2. Mua một lô vật liệu phụ trị giá 16.500.000 đồng, gồm 10% thuế GTGT,
thanh toán bằng chuyển khoản. Vật liệu phụ mua về giao cho phân xƣởng sử dụng để
trực tiếp sản xuất sản phẩm.
3. Tiền lƣơng phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là 40.000.000
đồng, cho nhân viên quản lý phân xƣởng là 20.000.000 đồng.
4. Xuất kho công cụ dụng cụ tại phân xƣởng thuộc loại phân bổ 1 lần có trị giá
xuất kho ban đầu là 4.000.000 đồng
5. Trích khấu hao tài sản cố định sử dụng tại phân xƣởng theo số lƣợng sản
phẩm, mức khâu hao cho mỗi đƣơn vị sản phẩm là 10.000 đồng

6. Chi phí dịch vụ mua ngoài của phân xƣởng 19.800.000 đồng, gồm 10% thuế
GTGT thanh toán bằng tiền mặt
7. Nhập lại kho vật liệu phụ thừa cuối kỳ là 2.000.000 đồng
8. Báo cáo cuối kỳ của phân xƣởng sản xuất nhƣ sau :
- Cuối kỳ nhập lại kho 1.000 thành phâm
- Số lƣợng sản phẩm sản xuất dở dang cuối kỳ la 100, công ty đánh giá sản
phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, vật liệu phụ bỏ ngay từ đâu quá
trình sản xuất
Yêu cầu : Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tổng tính giá thành, giá thành
đƣơn vị sản phẩm.

21


BÀI ƠN TẬP BÀI 1
Bài 1
Một DN sản xuất có tổ chức một phân xƣởng sản xuất chính tiến hàng sản
xuất 2 loại sản phẩm A và B. DN tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ và hạch
toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp KKTX, chi phí sản xuất phát sinh trong tháng
6/N tập hợp đƣợc nhƣ sau:
(ĐVT: 1.000đ)
1. Mua nguyên vật liệu chính đƣa thẳng vào chế tạo sản phẩm A theo giá chƣa
thuế GTGT là 105.000, thuế suất thuế GTGT 10%, sản phẩm B theo giá chƣa thuế
GTGT là 60.000, thuế suất thuế GTGT 10%. Tiền hàng chƣa thanh toán cho ngƣời
bán.
2. Xuất kho vật liệu phụ dùng cho sản xuất sản phẩm là 35.000 và cho nhu
cầu chung ở phân xƣởng 500.
3. Tiền lƣơng phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A là 74.000, sản
phẩm B là 111.000 và lƣơng công nhân quản lý phân xƣởng: 15.000, quản lý doanh
nghiệp 10.000, bán hàng 20.000.

4. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỉ lệ quy định
5. Chi phí điện mua ngồi phục vụ cho sản xuất ở phân xƣởng theo giá đã có
thuế GTGT là 8.800, thuế suất thuế GTGT 10%, doanh nghiệp chƣa thanh toán.
6. Phân bổ giá trị CCDC đã xuất dùng từ kỳ trƣớc trị giá 3.000 cho sản xuất
sản phẩm (CCDC này thuộc loại phân bổ 2 lần trong 10 tháng).
7. Khấu hao TSCĐ ở phân xƣởng sản xuất 8.505.
8. Giá trị nguyên vật liệu chính xuất ra sử dụng sản xuất sản phẩm A sử dụng
không hết nhập lại kho 5.000.
9. Nhập kho 800 sản phẩm A và 600 sản phẩm B hồn thành.
Cho biết:
- Chi phí NVL phụ phân bổ cho 2 sản phẩm theo chi phí NVL chính.
- Chi phí sản xuất chung phân bổ cho 2 sản phẩm theo tiền lƣơng công nhân trực tiếp
sản xuất.
- Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ:
+ Sản phẩm A: Chi phí NVL chính: 7.900; NVL phụ: 3.325; Chi phí nhân cơng trực
tiếp SX: 11.880; Chi phí SXC: 2.993.
+ Sản phẩm B: Chi phí NVL chính: 3.000; NVL phụ: 2.469; Chi phí nhân cơng trực
tiếp SX: 9.750; Chi phí SXC: 2.250.
22


- Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ đƣợc đánh giá theo sản lƣợng sản phẩm hoàn thành
tƣơng đƣơng biết cuối kỳ sản lƣợng sản phẩm dở dang của sản phẩm A: 500 sản phẩm,
của sản phẩm B: 300 sản phẩm. Tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm A là 50%; của B là
30%.
- Nguyên vật liệu chính bỏ 1 lần vào trong quá trình sản xuất; NVL phụ, chi phí nhân
cơng và chi phí sản xuất chung đƣợc bỏ dần trong quá trình sản xuất.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Lập bảng tính giá thành cho 2 sản phẩm A, B theo từng khoản mục chi phí

Bài 2
Tại doanh nghiệp Khánh Phƣơng có một phân xƣởng sản xuất chính tiến hành sản
xuất hai loại sản phẩm M và N, doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu
trừ và hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp KKTX. Chi phí sản xuất phát sinh
trong tháng 3/N tập hợp đƣợc nhƣ sau:
(ĐVT:1.000 đồng)
1. Thu mua vật liệu chính của cơng ty K theo tổng giá thanh toán (giá bao gồm cả
thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT 10%) là 704.000 dùng trực tiếp để chế tạo sản phẩm
M 70% và sản phẩm N 30%.
2. Xuất kho vật liệu phụ để trực tiếp sản xuất cả hai loại sản phẩm là 14.400. Cho
nhu cầu khác của phân xƣởng 1.580.
3. Tiền điện mua ngoài phục vụ cho sản xuất ở phân xƣởng theo giá chƣa có thuế
GTGT là 50.000, thuế suất thuế GTGT 10%, doanh nghiệp chƣa thanh tốn.
4. Tiền lƣơng phải trả cho cơng nhân trực tiếp sản xuất theo đơn giá 50/SP M,
30/SP N.
5. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định
6. Khấu hao TSCĐ ở phân xƣởng 10.520
7. Chi phí sản xuất chung khác phát sinh:
- Lƣơng nhân viên phân xƣởng: 14.000
- Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định
- Chi bằng tiền mặt: 480
- Chi bằng tiền gửi ngân hàng: 3.000
8. Tính đến cuối tháng phân xƣởng chính đã hoàn thành nhập kho 5.000 sản
phẩm M và 7.000 sản phẩm N.
Cho biết:
- Vật liệu phụ phân bổ cho từng loại sản phẩm theo chi phí vật liệu chính
23



×