Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY. CẦN PHẢI CÓ NHỮNG BIỆN PHÁP GÌ ĐỂ VIỆT NAM CÓ THỂ TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TỪ CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.25 KB, 40 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI

ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY. CẦN PHẢI CĨ NHỮNG BIỆN
PHÁP GÌ ĐỂ VIỆT NAM CÓ THỂ TĂNG CƯỜNG THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TỪ CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN?


Chương 1 : NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

1.1 Khái niệm về môi trường đầu tư quốc tế:
Các nhà đầu tư trên thế giới cũng như trong nước đều đứng trước việc ra quyết định là
nên đầu tư ở đâu cho đồng vốn của họ sinh lợi, cho dù đó là vốn ODA, FDI hoặc là các nguồn
vốn nước ngồi mang tính thương mại khác. Kinh nghiệm thu hút các nguồn tài chính nước
ngồi lẫn trong nước chỉ ra rằng: quyết định của các nhà đầu tư lại phụ thuộc rất nhiều vào môi
trường đầu tư. Điều đó có nghĩa là đối với nước ngồi, họ sẽ đặt lên bàn hội nghị những thông tin
về môi trường đầu tư giữa các nước khác nhau, sau đó lựa chọn một mơi trường đầu tư của một
nước có tính cạnh tranh nhất. Đối với trong nước, mơi trường đầu tư quyết định sức đầu tư của
các nhà kinh doanh. Vì vậy, các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam, nơi thường xuyên
nói quá nhiều về “giải pháp” thì giải pháp của mọi giải pháp trong việc thu hút nguồn tài chính
vẫn là nỗ lực tạo ra một môi trường đầu tư cạnh tranh nhằm tạo ra một nền kinh tế cạnh tranh
trong việc thu hút các nguồn lực quyết định tăng trưởng và xố đói giảm nghèo.
Theo World Bank 2004, môi trường đầu tư là tập hợp những yếu tố đặc thù địa phương
bao gồm hai thành phần chính là chính sách của chính phủ và các nhân tố khác liên quan đến qui
mô thị trường và ưu thế địa lý.
Nói một cách chi tiết hơn, mơi trường đầu tư là tổng hồ các yếu tố về pháp luật, kinh
tế, chính trị, văn hóa xã hội và các yếu tố cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, các lợi thế của
một quốc gia ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trong và
ngoài nước.
1.2. Các bộ phận cấu thành môi trường đầu tư quốc tế:


Mọi hoạt động đầu tư đều có cùng một mục đích là để thu lợi nhuận, vì thế mơi trường
đầu tư hấp dẫn phải là một mơi trường có hiệu quả đầu tư cao, mức độ rủi ro thấp. Điều này lại
chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: chính sách, cơ chế ưu đãi đầu tư của nước chủ nhà, điều
kiện phát triển về cơ sở hạ tầng kinh tế, mức độ hồn thiện về thể chế hành chính - pháp lý, khả
năng ổn định về mặt chính trị - xã hội, độ mở của nền kinh tế, sự phát triển của hệ thống thị
trường ... Các nhân tố trên có mối quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau, vì vậy, để nâng cao chất


lượng và hiệu quả của môi trường đầu tư, nhất thiết phải quan tâm xử lý đồng bộ các nhân tố ảnh
hưởng trên.
Như vậy, nhìn nhận một cách phân tách vấn đề trong mối quan hệ tổng hòa giữa các yếu
tố, có thể thấy rằng nhân tố chính sách và hành vi chính phủ là thành phần quan trọng nhất bao
trùm và điều chỉnh các khía cạnh khác. Thơng qua chính sách và hành vi của chính phủ sẽ tác
động rất lớn đến khả năng làm thay đổi chi phí, rủi ro và rào cản cạnh tranh của các nhà đầu tư.
Thành phần khác như yếu tố địa lý, văn hóa, qui mơ thị trường tác động được coi như là những
biến ngoại sinh mà chính phủ chỉ có khả năng tác động giới hạn. Một nước đông dân hơn có khả
năng thu hút đầu tư nhiều hơn từ phía cầu thị trường, hoặc một nước nhiều tài nguyên sẽ hấp dẫn
tốt hơn các nhà đầu tư từ các nước đã phát triển. Tuy nhiên, cho dù yếu tố địa lý có ưu thế đến
đâu đi chăng nữa thì cũng phải thừa nhận một điều rằng vai trị của chính phủ cực kỳ quan trọng
trong việc tạo ra một môi trường đầu tư tốt (Easterly và Levine 2003). Có thể lấy ví dụ là,
Singapore và Hồng Kơng là những nước qui mô thị trường trong nước nhỏ bé nhưng họ có khả
năng rất lớn trong việc thu hút các nguồn tài chính quốc tế; Nhật Bản là một nước ít tài nguyên
ngay từ điểm xuất phát nhưng đến nay lại trở thành một nước có khả năng đầu tư ra các nước
khác trên thế giới.
Đồng thời, năng lực quản lý của chính phủ sẽ tác động lên mơi trường cạnh tranh của các
nhà đầu tư thông qua bốn nội dung: Ổn định vĩ mơ và an tồn, luật lệ và cách đánh thuế ( Mơi
trường chính trị - xã hội, mơi trường hành chính, mơi trường thương mại - kinh tế, mơi
trường pháp lý), tài chính và cơ sở hạ tầng (Mơi trường tài chính và mơi trường cơ sở hạ tầng),
và sau cùng là thị trường lao động ( Mơi trường lao động). Nếu chính phủ có năng lực phối hợp
tốt bốn nội dung này sẽ có khẳ năng kiểm soát những hành vi trục lợi, tạo ra một một độ tin cậy

về sự ổn định của chính sách chính phủ, tranh thủ được sự ủng hộ tồn xã hội, và xây dựng
những thể chế hiệu quả can thiệp thất bại thị trường. Kiểm soát hành vi trục lợi khơng những có
tác dụng làm giảm chi phí cơ hội đầu tư và làm giảm rủi ro trong đầu tư mà cịn có tác động tích
cực đến việc nâng cao tính cạnh tranh trong mơi trường đầu tư.
1.3. Tác động của môi trường đầu tư quốc tế đến khả năng thu hút vốn đầu tư
1.3.1. Chính sách và hành vi của chính phủ
1. 3.1.1. Mơi trường chính trị xã hội:


Kinh tế và chính trị là hai nhóm yếu tố có liên quan mật thiết với nhau. Chính trị ổn định
là điều kiện cho kinh tế phát triển và ngược lại, kinh tế phát triển là yếu tố quan trọng góp phần
làm cho chính trị ổn định. Chính trị ảnh hưởng đến các việc đầu tư trước hết là thông qua kinh
tế.
Dịng vốn quốc tế có xu hướng di chuyển ra khỏi các nước có tình hình chính trị bất ổn,
nơi thường xảy ra các cuộc biểu tình của nhân dân và thường xuyên xảy ra những cuộc đảo chính
bất ngờ. Những quốc gia có nguy cơ khủng bố cao cũng bị các nhà đầu tư dần dần rút vốn ra để
tập trung đầu tư vào những nước có tình hình chính trị - xã hội và an ninh quốc gia được đảm
bảo.
Lấy một điển hình đó chính là tình hình chính trị bất ổn của Thái đã làm giảm tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế kéo theo đó là sự sụt giảm các dự án đầu tư vào đất nước này. 1Điển hình
là ngành cơng nghiệp du lịch, chiếm tới gần 7% GDP và cũng là ngành sử dụng nhiều nhân công
ở Thái Lan, bị thiệt hại mạnh. Năm 2009, ngành du lịch Thái Lan thất thu hơn 200 tỷ Baht do bất
ổn chính trị và tình hình trong năm 2010 vẫn không mấy khả quan hơn. Để khắc phục tình trạng
này, ngành du lịch Thái Lan đang nỗ lực thúc đẩy du lịch nội địa để bù đắp sự sụt giảm du khách
quốc tế. Các doanh nhân nước ngoài đang làm ăn tại Thái Lan lo ngại bất ổn chính trị tại Thái
Lan sẽ bùng phát trở lại và có khả năng kéo dài, làm ảnh hưởng đến kế hoạch làm ăn. Và nếu các
cuộc biểu tình dẫn tới đối đầu với quân đội và cảnh sát và xung đột leo thang thì sẽ dẫn tới
những hậu quả khó lường. Đây cũng chính là nhân tố khiến các nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư
từ Thái Lan sang các nước có tình hình chính trị - xã hội ổn định hơn, như Việt Nam.
Ngược lại, với nền chính trị ổn định, Singapore đã thu hút được các nhà đầu tư nước

ngòai và cũng lập kỷ lục mới khi lượng FDI đổ vào khoảng 37 tỷ USD.
Một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hút đầu tư nước ngồi là thể chế chính trị
của các quốc gia. Khi các chính phủ thay thế nhau thì có thể dẫn tới sự thay đổi đáng kể về chính
sách kinh tế. Một chính phủ đương nhiệm cũng có thể từ bỏ đường lối và chính sách cũ. Quốc
gia theo thể chế đa Đảng hay một Đảng duy nhất có tác động rất lớn đến hoạt động của các nhà
đầu tư nước ngồi tại quốc gia đó. Thể chế chính trị quyết định đường lối phát triển của một


quốc gia, thay đổi đường lối chính trị có thể làm thay đổi các chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu
tư.
Là một trong những yếu tố quan trọng của chính trị có ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh quốc tế của các doanh nghiệp nước ngồi, tính hiệu quả của sự giúp đỡ từ phía các cơ
quan thuộc bộ máy nhà nước cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của các
công ty kinh doanh đầu tư nước ngồi. Đó là cách làm việc hiệu quả của hải quan, các thông tin
đầy đủ về thị trường và các nhân tố khác thuận lợi cho hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp.
Thực tế bộ máy nhà nước là yếu tố quan trọng có tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp. Các
nhà kinh doanh thường xem xét bộ máy nhà nước của quốc gia đầu tư rồi mới cho hoạt động
kinh doanh. Đó là yếu tố quan trọng và thực tế các chính sách hoạt động và làm việc của bộ máy
nhà nước có quyết định đến hoạt động đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh
quốc tế.
Một lần nữa, Thái Lan là một ví dụ điển hình cho vấn đề này. 2 Các cuộc đảo chính diễn
ra thường xuyên và kéo dài làm cho các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại khi đầu tư vào Thái Lan
bởi rủi ro mất vốn là rất lớn. Bên cạnh đó, chế độ đa đảng ở Thái cũng gây cản trở cho các nhà
đầu tư. Việc tranh giành quyền lực giữa các Đảng phái này là nguyên nhân chính gây ra các cuộc
đảo chính, thay đổi đường lối thể chế cầm quyền khơng có lợi cho đầu tư.
1.3.1.2. Môi trường pháp lý và hành chính:
Mơi trường pháp lý ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư thơng qua tính đầy đủ và sự đồng
bộ của hệ thống pháp luật. Hệ thống pháp luật khác nhau tác động khác nhau đối với các hoạt
động kinh doanh, sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật trong một quốc gia sẽ tạo ra nhiều kẽ
hở mà doanh nghiệp có thể tận dụng.Và dĩ nhiên điều này sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư

nước ngồi nhưng có ảnh hưởng khơng tốt đến thu nhập và quyền kiểm sốt của chính quyền
nước tiếp nhận đầu tư.
Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh
và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh
doanh trên lãnh thổ đó. Những luật mới thường đưa ra những trở ngại và thách thức mới. Những
nhà kinh doanh quốc tế luôn phải ở vào tư thế sẵn sàng đối phó với những thử thách mới, cơ hội

2

Thông tin lấy về từ />

mới khi có luật mới ban hành cùng với những thay đổi thường xuyên và nhanh chóng trong các
tiêu chuẩn về kinh tế - xã hội, và các tiêu chuẩn về pháp luật. Một thị trường đã bị đóng có thể
đột nhiên được mở cửa v.v… do sự thay đổi của luật pháp.
Các doanh nghiệp nước ngồi ln ưu tiên cho các quốc gia có mơi trường pháp lý minh
bạch, công khai. 3Sự thiếu minh bạch cũng đồng nghĩa với tỉ lệ tham nhũng của quốc gia cao làm
cho các nhà đầu tư lo ngại khi tiến hành kinh doanh. Chi phí kinh doanh sẽ lớn hơn làm giảm lợi
nhuận cũng như hiệu quả kinh doanh.
Khả năng thực thi pháp luật và khả năng của pháp luật bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu
tư của quốc gia được đầu tư càng mạnh thì vốn đầu tư thu hút dược càng nhiều, tạo ra sự an tâm
cho nhà đầu tư. Một môi trường pháp lý chặt chẽ kết hợp với các thủ tục hành chính hải quan
đơn giản, là yếu tố quan trọng nhất giúp cho nguồn vốn đầu tư nước ngồi của quốc gia ngày
càng tăng
Việc tạo lập mơi trường hành chính hiệu quả cũng là yếu tố mà các nhà đầu tư rất quan
tâm và tìm hiểu trước khi quyết định đầu tư vào một quốc gia khác. Xây dựng các thể chế công
hiệu quả nhằm khắc phục các thất bại thị trường cũng góp phần cải thiện môi trường đầu tư.
Phân cấp trong thu hút đầu tư và tăng cường năng lực điều hành của chính phủ địa phương, xây
dựng một chính phủ điện tử là ba cách tiếp cận để tạo ra các thể chế hiệu quả. Chính phủ trung
ương có thể thiết kế các chính sách tốt đẹp nhưng chính phủ địa phương sẽ lại là chủ thể thực
hiện những chính sách này. Chính phủ địa phương lại bao gồm nhiều thể chế khác nhau và

những khuyết điểm của từng thể chế có thể làm nản lòng các nhà đầu tư. Năng lực của các thể
chế địa phương bị giới hạn trong quá trình triển khai chính sách. Giới hạn này bao gồm cán bộ
tác nghiệp yếu kém, thể chế thiếu thông tin, thể chế không được dân chúng và các nhà đầu tư ủng
hộ do những hành vi thao túng trục lợi và việc cung cấp dịch vụ cơng kém hiệu quả. Chính phủ
trung ương có thể tạo ra những phân cấp cho chính phủ địa phương trong quá trình thu hút vốn
đầu tư. Sự phân cấp này tạo ra lợi ích là chính phủ địa phương dễ dàng tiếp cận nhanh chóng với
các nhà đầu tư. Nhưng cũng chính sự phân cấp này lại tạo ra một chi phí lớn đó là khả năng kiểm
sốt cân đối lợi ích quốc gia sẽ bị yếu đi khi mà các địa phương khuyến khích các nguồn đầu tư
theo kiểu “tâm lý bầy đàn”. Có nghĩa là từng địa phương có nhiều dự án đầu tư hơn do phân cấp,
3

/>

nhưng có thể tổng hợp các dự án đầu tư này đã làm mất cân đối giữa cung và cầu trong tiêu thụ
sản phẩm cũng như nguồn lực ở phạm vi quốc gia. Như vậy một thể chế hiệu quả cấp địa phương
yêu cầu vừa phải triển khai tốt các chính sách khuyến khích đầu tư của chính phủ trung ương và
đồng thời phù hợp với các điều kiện đặc thù của địa phương.
1.3.1.3 Môi trường thương mại - kinh tế:
Chính sách kinh tế: sự tin cậy về sự ổn định chính sách của chính phủ rất cần thiết cho
những định hướng đầu tư của các nhà đầu tư. Điều này bởi lẽ khi nhà đầu tư ra quyết định sẽ
không chỉ dựa vào những luật lệ và qui định hiện tại của chính phủ nước mình đầu tư, họ cịn dự
báo tính ổn định và nhất qn những luật lệ và qui định này trong tương lai như thế nào. Sự
khơng chắc chắn về hành vi và chính sách của chính phủ sẽ khiến cho các nhà đầu tư nước ngồi
trở nên nghi ngờ vì bất kỳ một dự án nào cũng được mong đợi duy trì một cách ổn định và hiệu
quả trong suốt vòng đời dự án. Do đó nếu khơng có một sự đảm bảo sự nhất quán và ổn định của
chính phủ trong các quyết định chính sách thì cho dù một nước giảm lãi suất thấp hơn các quốc
gia khác nhưng nếu có những bất định về chính sách thì cũng khơng thể huy động được dịng tài
chính nước ngồi.
Một khía cạnh khác cần được xem xét, đó là tùy động cơ của chủ đầu tư nước ngồi mà
có thể có các yếu tố sau của mơi trường kinh tế ảnh hưởng đến dịng vốn FDI:

Các chủ đầu tư có động cơ tìm kiếm thị trường sẽ quan tâm đến các yếu tố như dung
lượng thị trường và thu nhập bình quân đầu người; tốc độ tăng trưởng của thị trường; khả năng
tiếp cận thị trường khu vực và thế giới; các sở thích đặc biệt của người tiêu dùng ở nước nhận
đầu tư và cơ cấu thị trường.
Bên cạnh thị trường trong nước, các chủ đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm nhiều
hơn đến khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới của hàng hóa sản xuất ra tại nước nhận
đầu tư.
Các chủ đầu tư tìm kiếm nguồn nguyên liệu và tài sản sẽ quan tâm đến tài nguyên thiên
nhiên; lao động chưa qua đào tạo với giá rẻ; lao động có tay nghề; cơng nghệ, phát minh, sáng
chế và các tài sản do doanh nghiệp sáng tạo ra (thương hiệu, ...); cơ sở hạ tầng phần cứng (cảng,
đường bộ, hệ thống cung cấp năng lượng, mạng lưới viễn thông).


Khơng phải lúc nào các chủ đầu tư nước ngồi cũng đem công nghệ cùng với vốn đi đầu
tư ở các nước khác. Bản thân họ cũng kỳ vọng tìm được những công nghệ nghệ, phát minh, sáng
chế và các tài sản mới do doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư sáng tạo ra và sở hữu độc quyền.
Điều này đặc biệt đúng với các dòng vốn FDI chảy giữa các nước công nghiệp phát triển với
nhau.
Các chủ đầu tư tìm kiếm hiệu quả sẽ chú trọng đến chi phí mua sắm các nguồn tài nguyên
và tài sản được đề cập ở phần trên, có cân đối với năng suất lao động; các chi phí đầu vào khác
như chi phí vận chuyển và thông tin liên lạc đi/ đến hoặc trong nước nhận đầu tư; chi phí mua
bán thành phẩm; tham gia các hiệp định hội nhập khu vực tạo thuận lợi cho việc thành lập mạng
lưới các doanh nghiệp tồn khu vực.
Chẳng hạn, Bộ Kinh tế Cơng nghiệp Nhật Bản (METI) cho rằng các nhà đầu tư Nhật Bản
đánh giá về khả năng thu hút đầu tư của một nước dựa trên 3 tiêu chí:
➢ Giá nhân cơng lao động thấp hơn so với các nước khác có cùng điều kiện kinh tế - xã
hội.
➢ Tình hình xuất khẩu sản phẩm sang nước thứ ba có mức tăng trưởng cao hay khơng.
Tiêu chí này đánh giá khả năng chiếm lĩnh thị trường thế giới của sản phẩm quốc gia.
➢ Cơ hội tăng trưởng của thị trường nội địa càng cao càng chứng tỏ sức hút của thị

trường đối với người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
1.3.1.4. Môi trường tài chính
Trong xu hướng hội nhập tồn cầu hóa ngày nay, mở cửa nền kinh thế để thu hút vốn
đầu tư là chìa khóa dẫn đến thành cơng của các quốc gia, không phân biệt là giàu hay nghèo. Tuy
nhiên, số lượng vốn thu hút nhiều hay ít cịn tùy thuộc vào mức độ mở cửa của nền kinh tế, đặc
biệt là thị trường tài chính rộng hay hẹp và các chỉ tiêu đánh giá nền tài chính quốc gia: cán cân
thương mại quốc tế, cán cân thanh toán quốc tế, nợ quốc gia, tỉ lệ lạm phát…
Chẳng hạn như yếu tố tỉ lệ lạm phát: ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư của các
doanh nghiệp. Quốc gia có tỉ lệ lạm phát cao, khơng ổn định kéo theo sự mất giá của đồng tiền
và tỷ giá hối đối khơng ổn định làm cho khả năng chuyển đổi của đồng tiền kém thì tỉ lệ đầu tư
nước ngồi khơng cao và ngược lại. Các doanh nghiệp ít khi chọn mơi trường có tỉ lệ lạm phát
cao vì khi đó, giá của hàng hóa nguyên vật liệu tăng, chi phí kinh doanh tăng làm giảm lợi


nhuận. Bên cạnh mặt tiêu cực lạm phát cao cũng có tác động tích cực làm tăng nhu cầu về bất
động sản, chứng khốn, vàng…- vì tâm lý bất ổn về giá trị đồng tiền của người tiêu dùng, kéo
theo sự phát triển tăng vọt của các thị trường này thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.
Ngoài ra, cón một số yếu tố khác đóng góp vào mơi trường tài chính ảnh hưởng đến khả
năng thu hút vốn đầu tư như:
➢ Các chính sách tài chính: chính sách thu chi tài chính, lãi suất, chuyển lợi nhuận về
nước…
➢ Vấn đề cân đối ngoại tệ để đảm bảo nhập khẩu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của
nhà đầu tư.
➢ Tỷ giá hối đoái và khả năng điều tiết của nhà nước.
➢ Khả năng tự do chuyển đổi của đồng tiền.
➢ Hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng.
➢ Sự hoạt động của các ngân hàng tài chính: thị trường chứng khốn, bất động sản
➢…
Nhìn chung, Nhà nước có chức năng quản lý và điều tiết mọi hoạt động thị trường tài
chính, nơi diễn ra các hoạt động tài chính liên quan đến vận động nguồn vốn trong xã hội. Nhà

nước tác động vào thị trường tài chính dựa trên 3 mặt : tạo mơi trường pháp lý và mơi trường
kinh tế của sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính đồng thời giám sát hoạt động của
thị trường tài chính . Mơi trường có tốt, ổn định thì nguồn vốn mới sống khỏe và phát triển tốt
được. Đầu tư của nhà nước, sự tăng giá của nhà nước vào kinh tế sẽ làm tăng đầu tư tư nhân.
Thông qua việc sử dụng tài chính, tín dụng và lưu thơng tiền tệ, có thể kích thích lịng tin,
tính lạc quan của nhà đầu tư. Trong đó, lạm phát là biện pháp hữu hiệu trong việc kích thích sự
tăng giá cả của thị trường. Để bù đắp thiếu hụt ngân sách, chủ trương phát hành tiền hoặc phát
hành trái phiếu, tăng khả năng vay mượn từ các ngân hàng thương mại, tăng lượng cung tiền
nhằm giảm rủi ro đầu tư đồng thời tăng cường khả năng dự đốn chi phí cơ hội cho việc đầu tư.
1.3.1.5. Mơi trường cơ sở hạ tầng:
Một đất nước có cơ sở hạ tầng tốt không những giúp đẩy mạnh khả năng phát triển kinh
tế của quốc gia mà còn làm tăng mức độ hấp dẫn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài.


Chẳng hạn, hệ thống giao thông thuận tiện giúp cho nhà đầu tư an tâm hơn khi tiến hành
đầu tư kinh doanh. với mạng lưới giao thông tiện lợi, các nhà đầu tư sẽ khơng bỏ ra những khoản
chi phí “thừa” để chi trả cho công việc vận chuyển tốn kém và những khoản phát sinh do trễ hẹn
hợp đồng do hệ thống yếu kém mang lại.
Bên cạnh đó, hệ thống thông tin liên lạc, mạng internet, mạng dcom... tốt sẽ tạo tâm lý an
tâm cho các nhà đầu tư, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, chỉ cần một sự
chậm trễ hoặc gián đoạn trong thơng tin có thể gây tổn thấ hàng tỉ đồng cho các doanh nghiệp
đầu tư, kinh doanh.
1.3.1.6. Môi trường lao động:
Một trong những yếu tố góp phần đáng kể tạo nên tính hấp dẫn cho mơi trường đầu tư là
nguồn lao động tiềm tàng mỗi quốc gia. Nguồn lao động có ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất
lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư tại một quốc gia.
Khi đánh giá về nguồn lao động người ta xem xét dưới hai góc độ: số lượng và chất
lượng nguồn lao động. Các yếu tố sử dụng để đánh giá nguồn lao động như:
➢ Số lượng người lao động.
➢ Chất lượng nguồn lao động.

➢ Trình độ người lao động.
➢ Mức lương và đạo đức nghề nghiệp của người lao động.
Một quốc gia có lượng cung lớn về nhân cơng với mức lương thấp thì có lợi thế trong
việc thu hút các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động với kỹ năng thấp nhưng lại gặp bất lợi
đối với việc thu hút những ngành sản xuất sản phẩm tinh vi, địi hỏi kỹ năng cao.
Một quốc gia có nguồn lao động với chất lượng cao nhưng giá cả nhân cơng q cao thì
chưa chắc đã hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Quốc gia được coi là có lợi thế cạnh tranh về nguồn
lao động nếu số lượng và chất lượng nguồn lao động tại quốc gia thoả mãn được nhu cầu của nhà
đầu tư và chi phí cho nhân cơng hợp lý.
Nói một cách khác là nhà đầu tư sẽ lựa chọn quốc gia có nguồn lao động phù hợp với nhu
cầu của họ và mức chi phí cho việc sử dụng lao động là thấp nhất. Chính vì vậy, các quốc gia


cần xem xét nhu cầu về nguồn lao động của nhóm các nhà đầu tư mà quốc gia mong muốn thu
hút có các chính sách và biện pháp nhằm phát triển nguồn lao động cho phù hợp.
1.3.1.7. Môi trường quốc tế:
Ngày nay, tiêu chí hợp tác của các quốc gia là bình đẳng, hai bên cùng có lợi, quốc gia có
càng nhiều mối quan hệ càng có lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Quan hệ giữa
hai nước (chủ nhà và nước đầu tư) càng thân thiện, càng kích thích các nhà đầu tư chuyển vốn
đầu tư sang nhau và ngược lại. Với mối quan hệ ngoại giao rộng rãi của chính phủ, thơng tin về
mơi trường đầu tư sẽ được nhiều doanh nghiệp nước ngoài biết đến, tăng khả năng thu hút vốn.
Trên thực tế, vấn đề đầu tư chuyển vốn giữa hai nước phụ thuộc phần lớn vào mối quan
hệ giữa hai nước ấy. Thơng thường, nước chủ nhà thường có độ tin cậy cao đối với những nước
đầu tư mà họ có quan hệ gắn bó, khăng khít, đã hiểu về nhau từ trước. Sự mạo hiểm trong vấn đề
đầu tư đôi khi có thể dẫ đến những rủi ro nhất định. Chính vì thế, giải pháp an tồn ln được đề
cao trong kinh doanh, nhất là đối với việc luân chuyển dòng vốn ra nước ngồi. Đã đầu tư thì
phải có lời, phải có lợi nhuận. Khơng nhà đầu tư nào, khơng một nước nào lại muốn đầu tư vào
một nơi mà họ chưa biết chắc, chưa tìm hiểu rõ.
Ngồi ra, việc gia nhập các khối kinh tế : WTO, ASEAN, AFTA, APEC… các quốc gia
dễ dàng thiết lập mối quan hệ thương mại với thế giới khi ngày càng nhiều sự ưu đãi dành cho

doanh nghiệp bởi nguyên tắc MFN và GSP.
Nguồn viện trợ ODA thông qua các hiệp định song phương và đa phương ngày càng tăng
là do các quốc gia tăng cường mở cửa nền kinh tế với thị trường bên ngoài, tận dụng triệt để các
mối quan hệ với các nước trên thế giới.
-----------------------------------Tóm lại, bản thân chính phủ mỗi quốc gia cần có những sự chuẩn bị và đầu tư chu đáo để
“nuôi dưỡng” và phát triển mơi trường đầu tư của quốc gia mình. Những nước có tiềm lực phát
triển kinh tế, hệ thống luật pháp chính sách về đầu tư quốc tế hồn chỉnh, tạo khn khổ pháp lý
đầy đủ, minh bạch, bình đẳng và thơng thống cho hoạt động đầu tư kinh doanh của các nhà đầu
tư Quốc tế sẽ là nơi nguồn vốn tập trung nhiều nhất. Đồng thời các nhà đầu tư cũng sẽ tránh xa
những nước có sự bảo hộ của nhà nước và môi trường đầu tư xấu. Theo Báo cáo tổng quan triển
vọng đầu tư thế giới WIPS (World Investment Prospects Survey) các nền kinh tế mới nổi nhờ có


tiềm lực tài chính tốt, tỷ lệ giới trẻ cao sẽ hỗ trợ tăng trưởng lâu dài nên càng thu hút giới đầu tư
quốc tế và các công ty xuyên quốc gia TNCs. Từ đó sẽ làm cho lượng vốn chuyển từ các nước đã
phát triển lâu dài và đang có xu hướng chững lại sang các nước có nền kinh tế mới nổi.
Điển hình như FDI của Hàn Quốc trong 7 tháng đầu năm 2009 tăng 32% so với cùng kỳ
năm trước. Hàn Quốc đang tiếp tục tạo dựng môi trường "ngoại thương thân thiện" thông qua
nhiều biện pháp khun khích đầu tư nước ngồi. Cụ thể, chính phủ miễn hồn tồn thuế th đất
cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vật liệu và phụ tùng máy móc. Trong số 5 địa
điểm thu hút FDI lớn nhất thế giới, thì các nền kinh tế mới nổi chiếm tới 4, đó là Trung Quốc,
Ấn Độ, Brazil và Nga. Từ năm 2007 đến nay, FDI vào Trung Quốc mỗi năm đạt khoảng 87 tỷ
USD và chiếm khoảng 6% tổng FDI toàn cầu. Trong cuộc khảo sát về triển vọng đầu tư do Hội
nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) công bố ngày 7/2009, có 240 cơng
ty đa quốc gia TNCs khẳng định Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu cho FDI đứng trên cả
Mỹ, Brazil và Nga.4
Bên cạnh những chính sách mà chính phủ có thể tác động lớn đến các khía cạnh để tạo
lập một mơi trường đầu tư thuận lợi, vẫn có những khía cạnh mà chính phủ chỉ có thể tác động
trong một giới hạn nhất định:



Chương 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
2.1. Tình hình đầu tư vốn tại Việt Nam hiện nay
2.1.1. Tình hình đầu tư nước ngồi năm 2012
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký
đầu tư vào Việt Nam 16,3 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm 2011.
Theo báo cáo tổng hợp từ các địa phương về tình hình thu hút đầu tư nước ngồi, tính t ừ
1/1/2012 đến 31/12/2012, cả nước đã có 1.287 dự án ĐTNN mới được cấp GCNĐT với tổng vốn
đăng ký 8,6 tỷ USD, bằng 71,2% so với năm 2011. Trong năm 2012 có 550 lượt dự án đăng ký
tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7,7 tỷ USD, tăng gấp 2,3 lần so với năm
2011. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng
ký đầu tư vào Việt Nam 16,3 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm 2011.

ĐTNN năm 2012 tăng 4,7% so với năm 2011


-

Theo lĩnh vực đầu tư: Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được
nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 549 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số
vốn cấp mới và tăng thêm là 11,7 tỷ USD, chiếm 71,6% tổng vốn đầu tư đăng ký trong
năm 2012. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 13 dự án đầu tư đăng ký
mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,9 tỷ USD, chiếm 12,1%. Đứng thứ 3 là
lĩnh vực bán buôn bán lẻ, sửa chữa, với 220 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới
và tăng thêm đạt 772,8 triệu USD, chiếm 4,7%.

-

Theo đối tác đầu tư:
Trong năm 2012, đã có 59 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong

đó, Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,59 tỷ USD,
chiếm 34,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Đài Loan đứng vị trí thứ 2 với tổng vốn đầu
tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,6 tỷ USD, chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư; Singapore
đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,9 tỷ USD, chiếm
11,9% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Hàn Quốc, Samoa, BritishVirginIslands, Hồng
Kơng.

-

Theo địa bàn đầu tư:
Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 2,79 tỷ USD vốn đăng ký
mới và tăng thêm chiếm 17,1% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Hà Tĩnh với 5 dự án, tổng
vốn đầu tư 2,14 tỷ USD. Hà Nội đứng thứ 3 với 1,3 tỷ USD vốn đăng ký. Tiếp theo là các
địa phương TP Hồ Chí Minh (1,3 tỷ USD), Hải Phòng, Bắc Ninh và Đồng Nai.

Tính lũy kế đến ngày 31/12/2012, Việt Nam có 14.522 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng
ký 210,5 tỷ USD, trong đó lĩnh vực cơng nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với
50,3% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản (23,6%), dịch vụ lưu
trú ăn uống (5%). Tính đến nay đã có 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam,
trong đó Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn đăng ký 28,6 tỷ USD, tiếp theo lần lượt là
Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu
hút FDI với 32,2 tỷ USD, tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương.


- Tình hình thực hiện và kết quả hoạt động của doanh nghiệp FDI năm 2012.
Vốn thực hiện của khu vực FDI tại Việt Nam năm 2012 ước đạt 10,46 tỷ USD, bằng 95,1%
mức thực hiện của năm 2011. Năm 2012, mặc dù nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn
nhưng vốn giải ngân của khu vực FDI vẫn đạt mức gần tương đương với cùng kỳ năm 2011.
Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu thô) trong năm 2012 đạt 72,2 tỷ USD, tăng 33,8%
so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 55,9% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Nhập khẩu của khu vực ĐTNN năm 2012 đạt 59,943 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm
2011 và chiếm 52,7% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung năm 2012, khu vực ĐTNN xuất siêu
11,9 tỷ USD.


THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NĂM 2012 THEO NGÀNH
Tính từ 01/01/2012 đến 31/12/2012

Vốn đăng
Số dự án ký

TT Ngành

cấp mới

cấp

mới (triệu

Số

lượt

dự

án

tăng vốn

USD)


Vốn

đăng Vốn đăng ký



tăng cấp mới và

thêm (triệu tăng

thêm

USD)

(triệu USD)

1

CN chế biến,chế tạo

549

4,925.49

387

6,776.37

11,701.87


2

KD bất động sản

13

1,484.12

8

495.76

1,979.88

220

708.14

31

64.67

772.81

Bán
3

buôn,bán


lẻ;sửa

chữa
Thông tin và truyền

4

thơng

99

399.51

22

17.39

416.91

5

Xây dựng

96

286.50

26

59.54


346.03

6

Vận tải kho bãi

32

220.01

8

7.11

227.12

7

Khai khống

7

161.93

1

5.61

167.55


8

Y tế và trợ giúp XH

139.69

1

0.54

140.22


6

9

Dvụ lưu trú và ăn uống

15

33.51

4

74.73

108.23


10

Giáo dục và đào tạo

11

32.80

5

72.39

105.19

Nông,lâm

nghiệp;thủy

11

sản

17

33.99

16

65.37


99.35

12

HĐ chun mơn, KHCN

180

74.29

29

24.53

98.83

SX,pp
13

điện,khí,nước,đ.hịa

15

93.20

4

4.02

97.22


14

Nghệ thuật và giải trí

9

15.60

2

45.05

60.65

15

Dịch vụ khác

8

2.93

5

17.62

20.55

1


1.00

5.30

Hành chính và dvụ hỗ
16

trợ

7

4.30

17

Cấp nước;xử lý chất thải

2

0.51

0.51

1

0.10

0.10


Tài
18

hiểm

Tổng số

chính,n.hàng,bảo

1,287

8,616.62

550

7,731.71

16,348.33


THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NĂM 2012 THEO HÌNH THỨC
Tính từ 01/01/2012 đến 31/12/2012

Vốn đăng
TT Hình thức đầu tư

Số dự án ký
cấp mới

cấp


mới (triệu
USD)

Số

lượt

dự

án

tăng vốn

Vốn

đăng Vốn đăng ký



tăng cấp mới và

thêm (triệu tăng

thêm

USD)

(triệu USD)


1

100% vốn nước ngoài

1,084

5,956.29

491

7,323.17

13,279.47

3

Liên doanh

200

2,658.75

52

279.21

2,937.96

4


Cổ phần

3

1.58

6

129.12

130.70

1

0.20

0.20

550

7,731.71

16,348.33

Hợp đồng hợp tác kinh
5

doanh

Tổng số


-

1,287

8,616.62

Cục Đầu tư nước ngồi
2.1.2. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi 6 tháng năm 2013
Dựa trên báo cáo của các địa phương và số liệu thu thập được tới thời điểm hiện tại, Cục Đầu tư
nước ngồi báo cáo sơ bộ tình hình


-

Tình hình hoạt động:
Vốn thực hiện:
Trong 6 tháng năm 2013, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được

5,7 tỷ USD, tăng 5,6% với cùng kỳ năm 2012.

Tình hình xuất, nhập khẩu:
- Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu thô) trong 6 tháng đầu năm 2013 dự kiến đạt
41,139 tỷ USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 66,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 37,37 tỷ USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ 2012 và chiếm 60,22%
tổng kim ngạch xuất khẩu.
- Nhập khẩu của khu vực ĐTNN 6 tháng năm 2013 đạt 35,726 tỷ USD, tăng 27,8% so với
cùng kỳ năm 2012 và chiếm 56,3% tổng kim ngạch nhập khẩu.
- Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2013, khu vực ĐTNN xuất siêu 5,413 tỷ USD, trong
khi cả nước nhập siêu 1,403 tỷ USD.


-

Tình hình cấp GCNĐT:
Theo các báo cáo nhận được, tính đến ngày 20 tháng 6 năm 2013 cả nước có 554 dự án

mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 5,812 tỷ USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm
2012 và 217 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,66 tỷ USD,
tăng 35,7% so với cùng kỳ năm 2012.
Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2013 tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 10,473
tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2012.

Theo lĩnh vực đầu tư:
Trong 6 tháng đầu năm 2013 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực,
trong đó lĩnh vực cơng nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của
nhà đầu tư nước ngoài với 259 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là
9,308 tỷ USD, chiếm 88,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ
hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 419,67 triệu USD, chiếm gần 4% tổng


vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa với 79 dự án đầu tư mới, tổng vốn
đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 178,27 triệu USD.

Theo đối tác đầu tư:
Trong 6 tháng đầu năm 2013 đã có 45 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt
Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,992 tỷ USD, chiếm
38,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký
cấp mới và tăng thêm là 3,41 tỷ USD, chiếm 32,6% tổng vốn đầu tư; Liên bang Nga đứng vị trí thứ
3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,015 tỷ USD, chiếm 9,7% tổng vốn đầu tư;


Theo địa bàn đầu tư:
Trong 6 tháng đầu năm 2013, khơng kể dầu khí ngồi khơi, các nhà đầu tư nước ngoài đã
đầu tư vào 46 tỉnh thành phố. Trong đó, với sự điều chỉnh tăng 2,8 tỷ USD vốn đầu tư của dự án
lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 2,815 tỷ
USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 26,9% tổng vốn đầu tư. Thái Nguyên đứng thứ 2 với
tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,158 tỷ USD, chiếm 20,6% vốn đăng ký. Bắc Ninh
đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 1,322 tỷ USD.
Một số dự án lớn được cấp phép trong 6 tháng đầu năm 2013 là:
- Dự án Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) của nhà đầu tư Nhật Bản điều
chỉnh tăng vốn đầu tư 2,8 tỷ USD;
- Dự án Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên của nhà đầu tư
Singapore với tổng vốn đầu tư 2 tỷ USD để sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện tử;
- Dự án Công ty TNHH Bus Industrial Center của nhà đầu tư Liên bang Nga với tổng vốn
đầu tư 1 tỷ USD để xây dựng nhà máy lắp ráp và sản xuất phụ tùng xe ôtô buýt và các dịch vụ hỗ
trợ khác tại Bình Định;
- Dự án Công ty TNHH Samsung Electronics Việt nam tại Bắc Ninh điều chỉnh tăng vốn
1 tỷ USD;



×