Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Phân tích việc thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty pepsico trong hoạt động kinh doanh trên thế giới nói chung và ở thị trường việt nam nói riêng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.99 KB, 14 trang )

Phân tích việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty PepsiCo
trong hoạt động kinh doanh trên thế giới nói chung và ở thị trường Việt Nam nói riêng

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
“Phi thương bất phú” là câu nói quen thuộc xưa nay của ơng cha ta, để làm
giàu thì phải biết kinh doanh nhưng kinh doanh như thế nào là tốt, kinh doanh như
thế nào để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, kinh doanh như thế nào để đạt hiệu
quả cao đó là một vấn đề hết sức khó khăn cho nhiều nhà kinh doanh. Có nhiều
nhà kinh doanh vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả, họ sản xuất sản phẩm kém chất
lượng để giảm chi phí và mong muốn đạt lợi nhuận cao, việc làm này dẫn đến việc
chỉ trích của xã hội và cuối cùng là dẫn đến sự thất bại của một doanh nghiệp.
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật thì đời sống của người
dân ngày một nâng cao, nhu cầu của xã hội cũng ngày một đi lên, đòi hỏi các
doanh nghiệp phải không ngừng phát triển, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm
của mình để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhu cầu của xã hội. Bên cạnh
đó vấn đề đạo đức trong kinh doanh cũng được mọi người ngày một quan tâm, từ
phong cách phục vụ, giá cả, chất lượng sản phẩm đến các hoạt động hướng đến
cộng đồng luôn được người tiêu dùng đánh giá cao. Nó thể hiện vai trị, trách
nhiệm của một doanh nghiệp đối với xã hội, nó thể hiện đạo đức, trách nhiệm xã
hội của một doanh nghiệp, góp phần xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp đó.
Để tìm hiểu thêm đạo đức kinh doanh của một doanh nghiệp trong việc thực hiện
trách nhiệm của mình trong xã hội, tơi xin trình bày đề tài:
“Phân tích việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty PepsiCo trong
hoạt động kinh doanh trên thế giới nói chung và ở thị trường Việt Nam nói
riêng”.
2. Mục tiêu
Qua việc phân tích những chỉ trích từ cộng đồng đối với sản phẩm PepsiCo
và việc thực hiện Trách nhiệm xã hội của công ty PepsiCo trong việc sản xuất và
cung ứng sản phẩm phục vụ nhu cầu xã hội chúng ta sẽ thấy được tầm quan trong
của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty và từ đó đề ra những giải pháp


1


Phân tích việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty PepsiCo
trong hoạt động kinh doanh trên thế giới nói chung và ở thị trường Việt Nam nói riêng

nhằm hoàn thiện hơn trong việc xây dựng đạo đức của công ty, cũng như là việc
thực hiện trách nhiệm của công ty đối với xã hội.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, thông qua những bài báo
kinh tế, những nhận định của người tiêu dùng về sản phẩm của công ty và vận
dụng những kiến thức đã học để thực hiện đề tài.
4. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
của Doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích việc thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty PepsiCo.
Chương 3: Kết luận

2


Phân tích việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty PepsiCo
trong hoạt động kinh doanh trên thế giới nói chung và ở thị trường Việt Nam nói riêng

CHƯƠNG 1.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

1.1


Vấn đề đạo đức trong hoạt động kinh doanh

1.1.1. Đạo đức kinh doanh
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc,
chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho
phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ
con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả
bản thân mình.
Đạo đức kinh doanh là những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng
dẫn hành vi trong quan hệ kinh doanh, được các bên hữu quan (nhà đầu tư, khách
hàng, nhà quản lý, người lao động, cơ quan pháp luật, cộng đồng dân cư, đối tác,
đối thủ…) sử dụng để phán xét một hành động cụ thể 1.
1.1.2. Vai trò của đạo đức trong kinh doanh
Lợi nhuận là một trong những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của một doanh
nghiệp và là cơ sở đánh giá khả năng duy trì hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, nếu người quản lý doanh nghiệp hiểu sai bản chất của lợi
nhuận và coi đấy là mục tiêu chính và duy nhất của hoạt động kinh doanh mà bất
chấp tất cả thì vấn đề lợi nhuận sẽ đối nghịch với vấn đề đạo đức trong kinh
doanh.
Vai trò của đạo đức trong kinh doanh thể hiện ở các khía cạnh sau:
(1) Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế
quốc dân
Các thể chế xã hội, đặc biệt là các thể chế thúc đẩy tính trung thực, là yếu tố
vô cùng quan trọng để phát triển sự phồn vinh về kinh tế của một xã hội. Các nước
phát triển ngày càng trở nên giàu có hơn vì có một hệ thống các thể chế, bao gồm
đạo đức kinh doanh, để khuyến khích năng suất. Trong khi đó, tại các nước đang
phát triển, cơ hội phát triển kinh tế và xã hội bị hạn chế bởi độc quyền, tham
nhũng, hạn chế tiến bộ cá nhân cũng như phúc lợi xã hội. Các quốc gia có các thể
1


Nguyễn Mạnh Quân, 2007, trang 18

3


Phân tích việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty PepsiCo
trong hoạt động kinh doanh trên thế giới nói chung và ở thị trường Việt Nam nói riêng

chế dựa vào niềm tin, chữ tín sẽ phát triển mơi trường năng suất cao vì có một hệ
thống đạo đức giúp giảm thiểu các chi phí giao dịch, làm cạnh tranh trở nên hiệu
quả hơn. Trong hệ thống dựa vào thị trường có niềm tin lớn như: Nhật Bản, Anh
Quốc, Canada, Hoa Kỳ, Thuỵ Điển… các doanh nghiệp có thể thành cơng và phát
triển nhờ có một tinh thần hợp tác và niềm tin.
(2) Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của doanh nhân
Các doanh nhân phải luôn luôn tự xem xét và điều chỉnh những hoạt động
của mình sao cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức kinh doanh đã được thừa
nhận. Khi ở vị trí điều hành doanh nghiệp, sự điều chỉnh này càng có ý nghĩa quan
trọng. Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ do chất lượng của bản thân sản
phẩm - dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu do phong cách kinh doanh của doanh
nghiệp. Phong cách lãnh đạo, quản lý sẽ ảnh hưởng lớn tới thành công hay thất bại
của doanh nghiệp. Điều chỉnh cách lãnh đạo, quản lý phù hợp hơn với doanh
nghiệp, với các nguyên tắc đạo đức góp phần giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu
quả hơn.
(3) Đạo đức kinh doanh góp phần nâng cao hình ảnh doanh nghiệp
Một doanh nghiệp quan tâm tới đạo đức kinh doanh sẽ có được sự trung
thành của nhân viên, sự tin tưởng, hài lòng của khách hàng và các nhà đầu tư. Và
phần thưởng cho trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các quyết định
kinh doanh bao gồm hiệu quả trong hoạt động ngày càng tăng cao, sự tận tâm của
các nhân viên, chất lượng sản phẩm được cải thiện và có sự ủng hộ tích cực của

cộng đồng. Hình ảnh doanh nghiệp được nâng cao hơn, tạo dựng được sự tín
nhiệm lâu dài đối với mọi người. Điều này không phải doanh nghiệp nào cũng làm
được và cũng khơng phải có tiền là tạo dựng được.
(4) Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân
viên
Doanh nghiệp càng quan tâm tới nhân viên thì nhân viên càng tận tâm với
doanh nghiệp. Hơn nữa, bất cứ ai cũng muốn làm việc cho những doanh nghiệp có
hoạt động kinh doanh minh bạch, trong sáng. Họ tin tưởng hơn vào sự phát triển
bền vững của công ty. Khi làm việc trong một doanh nghiệp hướng tới cộng đồng,
4


Phân tích việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty PepsiCo
trong hoạt động kinh doanh trên thế giới nói chung và ở thị trường Việt Nam nói riêng

hướng tới lợi ích của xã hội, bản thân mỗi nhân viên cũng thấy cơng việc của mình
có giá trị hơn. Họ làm việc tận tâm hơn và sẽ trung thành với doanh nghiệp hơn.
(5) Đạo đức kinh doanh làm tăng sự tin tưởng, thỏa mãn của đối tác và
khách hàng
Tôn trọng luân lý xã hội và thực hiện đạo đức trong kinh doanh chính là
cách tăng niềm tin của doanh nghiệp đối với khách hàng và đối tác làm ăn. Đối với
những doanh nghiệp ln gắn lợi ích của mình với lợi ích của khách hàng và xã
hội, thì sự tin tưởng và thỏa mãn của khách hàng cũng sẽ ngày càng tăng lên. Mối
quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng là mối quan hệ tôn trọng, hiểu biết lẫn
nhau. Một khách hàng vừa lòng, sẽ quay lại với doanh nghiệp và kéo tới cho
doanh nghiệp những khách hàng khác. Ngược lại, một khách hàng khơng vừa lịng
sẽ khơng bao giờ trở lại và cũng kéo đi những khách hàng khác.
1.2 Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social
responsibility - CRS)
1.2.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR - Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đối
với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và
xã hội nói chung. CSR được coi là 1 yếu tố quan trọng như những yếu tố truyền
thống khác như chi phí, chất lượng và giao hàng trong kinh doanh. Trách nhiệm xã
hội là một phần trong chiến lược phát triển kinh doanh bền vững. Trách nhiệm xã
hội góp phần xây dựng hình ảnh và bảo vệ danh tiếng cho doanh nghiệp. Trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp được thể hiện dưới hình thức như: Giữ gìn và phát
triển bản sắc văn hóa cơng ty; Bảo vệ quyền lợi cho người lao động; Chống tham
nhũng; Bảo vệ môi trường; Tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động;
Thu hẹp khoảng cách nhân viên và lãnh đạo; Vì lợi ích cộng đồng…
1.2.2 Bốn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
(1) Trách nhiệm kinh tế: làm cái mà kinh tế thị trường địi hỏi, doanh
nghiệp có trách nhiệm làm ăn có lãi để tồn tại mới có ích cho xã hội lâu dài.
- Với chủ đầu tư: bảo tồn và phát triển nguồn vốn của doanh nghiệp;
5


Phân tích việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty PepsiCo
trong hoạt động kinh doanh trên thế giới nói chung và ở thị trường Việt Nam nói riêng

- Với người lao động: có việc làm ổn định, được trả thù lao xứng đáng;
- Với người tiêu dùng: được cung cấp hàng hóa, dịch vụ đúng chất lượng đã
cam kết, quảng cáo;
- Với các đối tượng có liên quan khác: bảo đảm cơng bằng và lợi ích.
(2) Trách nhiệm pháp lý: làm cái mà các bên hữu quan đòi hỏi, tuân thủ
pháp luật và các quy định khác một cách trung thực, nhằm:
- Điều tiết, giữ môi trường kinh doanh lành mạnh, chống độc quyền;
- Bảo vệ người tiêu dùng;
- Bảo vệ môi trường (môi trường tự nhiên và mơi trường văn hóa);

- Bình đẳng và an tồn: dùng người phù hợp năng lực, không phân biệt đối
xử, sa thải tùy tiện, bảo đảm điều kiện làm việc;
- Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái, bảo vệ người tố
giác.
(3) Trách nhiệm đạo đức: làm cái mà các bên hữu quan dự kiến.
Doanh nghiệp đáp ứng những điều xã hội mong đợi (không bị luật pháp
ràng buộc phải thực hiện). Thể hiện quan điểm về giá trị được tơn trọng trong sứ
mệnh, tầm nhìn, chiến lược của doanh nghiệp. Tạo nên hình ảnh, giá trị của cơng
ty, từ đó làm tăng niệm tin và sự trung thành của khách hàng, gián tiếp giúp gia
tăng lợi nhuận.
(4) Trách nhiệm nhân đạo: làm cái mà các bên hữu quan mong muốn.
Doanh nghiệp tự giác đóng góp cho cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc
sống và các hoạt động từ thiện; đóng góp cho giáo dục, giảm gánh nặng cho Chính
phủ; đào tạo, phát triển nhân cách người lao động…

CHƯƠNG 2.
6


Phân tích việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty PepsiCo
trong hoạt động kinh doanh trên thế giới nói chung và ở thị trường Việt Nam nói riêng

VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA CÔNG TY PEPSICO

2.1. Khái qt lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty PepsiCo
PepsiCo là nhà sản xuất nước giải khát và thực phẩm hàng đầu thế giới có
doanh thu thuần hơn 65 tỷ Đô la Mỹ và một dãy các sản phẩm bao gồm 22 nhãn
hàng, trong đó mỗi nhãn hàng mang về doanh thu hằng năm hơn 1 tỷ USD. Những
mảng kinh doanh chính của PepsiCo là Quaker, Tropicana, Gatorade, Frito-Lay và

Pepsi-Cola. Cung cấp hàng trăm sản phẩm nước giải khát và thực phẩm mang tới
sự vui thích cho người tiêu dùng trên khắp thế giới.
Các công thức Pepsi được phát triển bởi dược sĩ Caleb Bradham trong
những năm 1890. Ban đầu được bán dưới cái tên “thức uống của Brad”, sản phẩm
của Bradham đã được đổi tên thành Pepsi-Cola vào năm 1898, do thành phần được
sử dụng là pepsin và các hạt cơla.
Năm 1902, Ơng quyết định tạo ra Cơng ty Pepsi-Cola để mọi người ở khắp
mọi nơi có thể thưởng thức đồ uống. Năm 1903, bằng sáng chế của ơng đã được
cơng nhận chính thức và vào khoảng 1910, Pepsi-Cola đã có thương hiệu ở 24 tiểu
bang và bán được hơn 100.000 gallon nước ngọt mỗi năm.
Tại Việt Nam, cơng ty PepsiCo chính thức gia nhập thị trường Việt Nam
vào năm 1994, khi liên doanh với công ty Nước giải khát Quốc tế IBC cùng với sự
ra đời của hai sản phẩm đầu tiên là Pepsi và 7 Up. Đến năm 1999, thì vốn chủ sở
hữu của cơng ty PepsiCo tại Việt Nam chiếm 100% cổ phần. Năm 2003, Công ty
được đổi tên thành Công ty Nước Giải khát Quốc tế PepsiCo Việt Nam. Nhiều sản
phẩm nước giải khát không ga tiếp tục ra đời như: Sting, Twister, Lipton Ice Tea,
Aquafina.
Năm 2006, công ty mở rộng sản xuất và kinh doanh thêm về thực phẩm với
sản phẩm snack Poca được người tiêu dùng, và giới trẻ ưa chuộng.
Năm 2007, phát triển thêm ngành hàng sữa đậu nành.
Năm 2008 - 2009, sau khi khánh thành thêm nhà máy thực phẩm ở Bình
Dương (sau này đã tách riêng thành Cơng ty Thực phẩm Pepsico Việt Nam), công
7


Phân tích việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty PepsiCo
trong hoạt động kinh doanh trên thế giới nói chung và ở thị trường Việt Nam nói riêng

ty mở rộng thêm vùng nguyên liệu tại Lâm Đồng. Nhiều sản phẩm thuộc mảng
nước giải khát mới cũng được ra đời như: 7Up Revive, Trà xanh Lipton; Twister

dứa.
Năm 2010, đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với PepsiCo Việt Nam
thông qua việc PepsiCo tuyên bố tiếp tục đầu tư vào Việt Nam 250 triệu USD cho
ba năm tiếp theo. Tháng 2/2010, nhà máy mới tại Cần Thơ chính thức đi vào hoạt
động.
Năm 2012, sáp nhập nhà máy San Miguel tại Đồng Nai và nhà máy
PepsiCo có quy mơ lớn nhất khu vực Đông Nam Á đã được khánh thành tại Bắc
Ninh vào tháng 10 năm 2012.
Tháng 4/2013, liên minh nước giải khát chiến lược Suntory PepsiCo Việt
Nam đã được thành lập giữa Suntory Holdings Limited và PepsiCo, Inc, trong đó
Suntory chiếm 51% và PepsiCo chiếm 49% với sự ra mắt của các sản phẩm mới
trà Olong Tea Plus và Moutain Dew.
2.2. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của cơng ty PepsiCo
2.2.1. Những chỉ trích từ cộng đồng trong việc sản xuất và tiêu dùng
sản phẩm PepsiCo
Trước đây PepsiCo phải đối mặt với những lời chỉ trích nặng nề đối với sản
phẩm của mình, phần lớn là các chỉ trích về sản phẩm khơng lành mạnh và có bao
bì tạo nên số lượng lớn chất thải.
Tại Ấn Độ, sản phẩm PepsiCo được Trung tâm Khoa học và Môi trường
(CSE) cho rằng các loại nước mà PepsiCo và các công ty nước giải khát khác ở
Ấn Độ đã sử dụng chứa độc tố: Những độc tố này bao gồm thuốc trừ sâu có thể
gây nên ung thư và gây nên sự tan vỡ tổng thể của hệ thống miễn dịch. Mặc dù
trong thời gian này ở Ấn Độ chưa có một quy định cụ thể nào về mức độ gây hại
của thức uống có nồng độ thuốc trừ sâu cao hơn quy định, nhưng nó cũng làm cho
người dân hoang mang và gây ảnh hưởng đến việc bán sản phẩm của cơng ty.
Ngồi ra người dân Ấn Độ cịn phản ánh sản phẩm của công ty PepsiCo gây ô
nhiễm môi trường, việc sản xuất sản phẩm của nhà máy PepsiCo gây mất độ màu

8



Phân tích việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty PepsiCo
trong hoạt động kinh doanh trên thế giới nói chung và ở thị trường Việt Nam nói riêng

mờ của đất, làm giảm nguồn nước ngầm và làm giảm chất lượng cây trồng của
người dân Ấn Độ.
Tại Mỹ, sản phẩm của công ty PepsiCo được cho là sản phẩm gây ảnh
hưởng không tốt đến sức khỏe như việc sử dụng sản phẩm đồ uống của công ty
PepsiCo sẽ làm tăng lượng calo gây béo phì cũng như khả năng sâu răng do axit
sơđa và gây nên xương mục lỗng.
Tại Việt Nam, cũng có nhiều chỉ trích tương tự đối với sản phẩm của công
ty PepsiCo như uống nước ngọt gây tiểu đường, làm xương yếu và làm trẻ em
không phát triển chiều cao, hoặc việc sản xuất sản phẩm Aquafina của công ty
PepsiCo cho rằng sản xuất bằng nước máy và không được thông qua dây chuyền
chế biến đảm bảo đúng chất lượng và sự an toàn cho người tiêu dùng. Ngoài ra
việc sử dụng chai nhựa của sản phẩm đồ uống của PepsiCo cịn gây ơ nhiễm mơi
trường, một phần do việc chế biến chai nhựa thải ra lượng lớn chất khí độc hại cho
mơi trường, một phần do ý thức người sử dụng chai nhựa không bỏ rác đúng nơi
quy định.
Từ những chỉ trích trên địi hỏi công ty PepsiCo phải thực hiện những thay
đổi và cam kết, trách nhiệm của mình đối với xã hội để phục vụ nhu cầu đời sống
xã hội và tiêu thụ sản phẩm của mình. Nếu khơng làm như vậy thì PepsiCo có
nguy cơ bị phá sản và phải đóng cửa.
2.2.2. Cam kết và hành động của PepsiCo
Thứ nhất, Cam kết tăng trưởng bền vững và tập trung vào việc tạo ra lợi
nhuận tài chính lành mạnh, phục vụ hoạt động cộng đồng .
Nội dung cam kết của PepsiCo cho mục tiêu này:
- Việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đối với các loại thực phẩm tiện
lợi và đồ uống.
- Pepsi đã xem xét kỹ lưỡng cho các sản phẩm khơng lành mạnh và bị chỉ

trích vì gây bệnh béo phì.
- Thực hiện nhiều thay đổi cho dịng sản phẩm của mình, kết hợp với
nguyên liệu lành mạnh hơn và giảm chất béo, đường, và các thành phần không
lành mạnh khác. Hành động vì lợi ích của người tiêu dùng, PepsiCo tham gia vào
9


Phân tích việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty PepsiCo
trong hoạt động kinh doanh trên thế giới nói chung và ở thị trường Việt Nam nói riêng

nghiên cứu phát triển sản phẩm cho sức khỏe và giảm các sản phẩm không cần
thiết.
Thứ hai, đặt mục tiêu giảm tác động môi trường không chỉ là trách nhiệm
xã hội, mà cịn vì lợi ích tốt nhất của các bên liên quan:
PepsiCo làm giảm tác động đối với môi trường thông qua các sáng kiến về
nguồn nước, năng lượng, và đóng gói khác nhau:
- Đối với việc phát triển các sản phẩm sử dụng là nước và thực hiện bán
nước đóng chai của cơng ty PepsiCo, PepsiCo đã tích cực triển khai các chương
trình giảm thiểu chất thải và bảo tồn tài nguyên góp phần trong việc tái chế và xử
lý nguồn nước.
- PepsiCo cũng đầu tư vào các nguồn năng lượng sạch, chẳng hạn như dự án
tuabin gió ở Ấn Độ, trong đó cung cấp hơn hai phần ba năng lượng sử dụng trong
một năm của nhà máy nước giải khát tại Mamandur.
- PepsiCo đã làm giảm lượng nhựa được sử dụng trong các thùng chứa đồ
uống của mình, góp phần giảm đáng kể lượng chất thải được gửi đến các bãi chơn
lấp.
- Tích cực tạo ra quan hệ đối tác với các tổ chức cộng đồng hướng tới việc
bảo vệ môi trường qua hành động nỗ lực gia tăng tái chế.
Thứ ba, nghiên cứu và phát triển sản phẩm theo hướng lành mạnh hóa,
giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng:

- Phát triển tạo ra dòng nước ngọt có hàm lượng calo và hàm lượng đường
thấp.
- Khuyến khích người tiêu dùng sử dụng điều độ việc tiêu thụ thực phẩm
thức ăn nhẹ. Thuê cán bộ y tế trước đây làm việc tại các tổ chức như Tổ chức Y tế
Thế giới để nghiên cứu thành phần lành mạnh hơn trong đồ ăn nhẹ. Một thành
công cho đến nay đã được sự giới thiệu của một chất làm ngọt tự nhiên trở thành
các thương hiệu mới. Rõ ràng nó khơng chỉ là món ăn vặt lành mạnh mà còn thể
hiện trách nhiệm xã hội,
Thứ tư, cam kết của PepsiCo với nhân viên:

10


Phân tích việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty PepsiCo
trong hoạt động kinh doanh trên thế giới nói chung và ở thị trường Việt Nam nói riêng

- Mục tiêu của PepsiCo: để khuyến khích một văn hóa doanh nghiệp đa
dạng cùng với sự tham gia của nhân viên tại nơi làm việc và cộng đồng.
- Nội dung cam kết:
+ Khuyến khích sự sáng tạo trong cơng việc.
+ Doanh nghiệp hiểu rằng nhân viên là một chìa khóa để thành cơng.
+ Duy trì sự tơn trọng lẫn nhau, tính tồn vẹn và an tồn tại nơi làm việc.
Bởi vì nó truyền cảm hứng cho một nền văn hóa hợp tác từ sự hài lòng của nhân
viên.
+ Cung cấp các khóa học quản lý tại cơ sở của Đại học Pepsi để đào tạo cho
nhân viên những kỹ năng lãnh đạo cần thiết nhằm đảm nhận vai trò quản lý trong
công ty.
Thứ năm, PepsiCo cũng thể hiện trách nhiệm xã hội và sự cống hiến để
phát triển bền vững thông qua một số nỗ lực tiếp cận cộng đồng (như PepsiCo
Foundation, dự án Pepsi Refresh, dự án Dream Machine…):

* PEPSICO FOUNDATION : Quỹ Pepsico
PepsiCo Foundation được thành lập vào năm 1962 và cung cấp các khoản
đóng góp từ thiện cho một loạt các phi lợi nhuận, với tôn chỉ “Thúc đẩy cộng đồng
lành mạnh, sôi động và tự túc trên tồn thế giới thơng qua quan hệ đối tác toàn
cầu để cải thiện chất lượng cuộc sống qua các cộng đồng trong lĩnh vực cần
thiết”.
Cách thức hoạt động:
- Cung cấp, hỗ trợ những người khó khăn thơng qua các khoản tài trợ và
cứu trợ nạn thiên tai.
- Khuyến khích nhân viên của mình để được tham gia, trong đó cơng ty sẽ
ghi nhận với những đóng góp của nhân viên đối với tổ chức phi lợi nhuận được coi
là đủ điều kiện. Bằng cách làm như vậy, PepsiCo tạo ra một môi trường đạo đức
và từ thiện cho người lao động.
- Hỗ trợ giáo dục sau trung học cho trẻ em của nhân viên thông qua các giải
thưởng EXCEL của mình, và nắm giữ tồn cầu Community Service ngày để

11


Phân tích việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty PepsiCo
trong hoạt động kinh doanh trên thế giới nói chung và ở thị trường Việt Nam nói riêng

khuyến khích nhân viên của PepsiCo trên tồn thế giới để thực hiện các hoạt động
phục vụ cộng đồng.
* DREAM MACHINE: GIẤC MƠ SX NHÀ MÁY TÁI CHẾ
- Ý tưởng hình thành:
+ Ngày 22/4/2010 (Ngày Trái Đất), PepsiCo công bố quan hệ đối tác nhiều
năm với quản lý chất thải Inc hỗ trợ các sáng kiến tái chế.
+ Sáng kiến nhà máy Dream nhận ra rằng nhiều lon nhựa và chai không cần
thiết bị bỏ đi mỗi năm, đặc biệt là người tiêu dùng bận rộn trên đường đi.

- Nội dung: Các máy Dream này sẽ cung cấp cho người tiêu dùng địa điểm
để tái chế. Thao tác này chỉ gồm một vài bước: người tiêu dùng đăng ký vào các
kiosk. Sau đó, anh ta hoặc cơ qt lon hoặc chai mã vạch và đặt nó trong máng
thích hợp. Các ki-ốt sẽ gửi lại người sử dụng biên lai có chứa nhiều điểm thưởng
có thể được dung để đổi ra vật phẩm hữu dụng khác như vé xem phim, phiếu giảm
giá, hoặc hàng hoá khác.
Các Máy Giấc mơ là một cách để đáp ứng các nhu cầu rõ ràng cho công
chúng truy cập nhiều hơn đến các thùng tái chế cũng như để thúc đẩy những nỗ
lực phát triển bền vững của PepsiCo.

12


Phân tích việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty PepsiCo
trong hoạt động kinh doanh trên thế giới nói chung và ở thị trường Việt Nam nói riêng

Chương 3. KẾT LUẬN
PepsiCo là câu chuyện thành công kinh doanh cổ điển, bắt đầu với phát
minh của một người đàn ông và trở thành một doanh nghiệp nhiều triệu đô la với
các hoạt động trên tất cả các nơi trên thế giới. Tuy nhiên, công ty không thể tránh
khỏi việc tham gia vào nhiều cuộc tranh cãi lớn. PepsiCo đang hướng tới một định
hướng các bên liên quan cân bằng hơn bằng cách xác định các bên liên quan có
liên quan đến công ty và cố gắng để hiểu và đáp ứng mối quan tâm và nhu cầu của
họ. Các nhà lãnh đạo hiện tại PepsiCo hiểu tầm quan trọng của các bên liên quan
và sự cần thiết phải phát triển đối thoại hiệu quả và thông tin liên lạc khác để giúp
PepsiCo quyết xung đột. Một số vấn đề như những mối quan tâm dinh dưỡng
trong nước giải khát và thức ăn nhẹ, tạo ra một tình thế khó xử nghiêm trọng trong
việc cân bằng những mối quan tâm của các nhóm và mong muốn của người tiêu
dùng cho thực phẩm tốt.
Trong khi một số thách thức quá khứ của cơng ty là có khả năng khơng thể

tránh khỏi, một số là do không hiểu biết về nhu cầu của các bên liên quan hoặc do
sai sót về đạo đức trên một bộ phận của công ty. Từ một thiếu nhạy cảm văn hóa
đến vấn đề sức khỏe suy thối mơi trường, PepsiCo đã phải đối mặt với chia sẻ
của các tình huống khó xử đạo đức. Tuy nhiên, nó cũng đã trở thành một nhà lãnh
đạo chính trong phong trào phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội Mặc dù nó
có một chặng đường dài để đi trước khi đồ ăn nhẹ của nó có thể được coi là khoẻ
mạnh hoặc quá trình sản xuất thực sự bền vững, PepsiCo đã chứng tỏ sự sẵn sàng
để đầu tư vào các giải pháp sáng tạo cho các các vấn đề. Nếu PepsiCo có thể tiếp
tục học hỏi từ những sai lầm của nó, nó có thể tiến bộ trong việc củng cố danh
tiếng như là một công ty trách nhiệm xã hội. Tương lai của PepsiCo phụ thuộc vào
việc tiếp tục phát triển một văn hóa doanh nghiệp có đạo đức được xây dựng trên
những giá trị đó giúp nhân viên liên quan đến các nhu cầu và mong muốn của tất
cả các bên liên quan.

13


Phân tích việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty PepsiCo
trong hoạt động kinh doanh trên thế giới nói chung và ở thị trường Việt Nam nói riêng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
 GS. TSKH Trần Ngọc Thêm, Bài giảng môn Đạo đức kinh doanh - Năm
2018
 PGS. TSKH Nguyễn Mạnh Qn, Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn
hóa công ty - Năm 2012

14




×