Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Giáo trình lắp ráp phân đoạnh cong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 19 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP NAM ĐỊNH
----------

BÀI GIẢNG
MÔ ĐUN: LẮP RÁP PHÂN ĐOẠN CONG
NGHỀ: CHẾ TẠO VỎ TÀU THỦY
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số:
năm

/ QĐcủa

Nam Định, năm 2018
1

ngày

tháng


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Mô đun Lắp ráp phân đoạn cong là mô đun chuyên ngành của nghề chế tạo vỏ
tàu thủy. Mô đun cung cấp cho người học cách xác định vị trí của các phân đoạn cong
trong kết cấu tổng thể của thân tàu, từ đó đưa ra phương án thi cơng lắp ráp phân đoạn
cong đó. Giúp người học tự xây dựng được một quy trình lắp ráp phân đoạn cong hồn


thiện từ việc lựa chọn bệ khuôn, lấy dấu và lắp đặt chi tiết kết cấu của phân đoạn lên
trên bệ khuôn để tạo thành một phân đoạn hoàn chỉnh đạt được các u cầu về hình
dạng và kích thước theo u cầu đặt ra của bản vẽ.
Trong lần biên soạn đầu tiên này, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng bài giảng
vẫn còn nhiều vấn đề chưa đề cập hết hoặc cịn thiếu sót. Vì vậy, chúng tơi rất mong
được sự góp ý xây dựng và phê bình chân thành của bạn đọc.
Nam Định, ngày
tháng năm 2018
Tham gia biên soạn
Chủ biên: Vũ Văn Ngưu

2


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................................. 2
MỤC LỤC ............................................................................................................................. 3
BÀI GIẢNG MÔ ĐUN .......................................................................................................... 4
Bài 1: Lắp ráp phân đoạn đáy đơn .......................................................................................... 5
1.1. Kết cấu phân đoạn đáy đơn.......................................................................................... 5
1.2. Lấy dấu chuẩn trên bệ khuôn ....................................................................................... 5
1.3. Rải tôn đáy lên bệ khn ............................................................................................. 6
1.4. Lấy dấu vị trí lắp đặt kết cấu đáy ................................................................................. 6
1.5. Lắp kết cấu lên tơn đáy ................................................................................................ 7
1.6. Hàn hồn thiện ............................................................................................................ 8
1.7. Kiểm tra, chỉnh sửa, lấy dấu đường kiểm tra và mã hoá ............................................... 9
Bài 2: Lắp ráp phân đoạn mạn.............................................................................................. 10
2.1. Kết cấu phân đoạn mạn ............................................................................................. 10
2.2. Lấy dấu chuẩn trên bệ khuôn ..................................................................................... 10
2.3. Rải tôn mạn lên bệ khn .......................................................................................... 11

2.4. Lấy dấu vị trí lắp đặt kết cấu mạn .............................................................................. 11
2.5. Lắp kết cấu lên tôn mạn............................................................................................. 12
2.6. Hàn hoàn thiện .......................................................................................................... 13
2.7. Kiểm tra, chỉnh sửa, lấy dấu đường kiểm tra và mã hoá ............................................. 13
Bài 3: Lắp ráp phân đoạn boong........................................................................................... 15
3.1. Kết cấu phân đoạn boong .......................................................................................... 15
3.2. Lấy dấu chuẩn trên bệ khuôn ..................................................................................... 15
3.3. Rải tôn boong lên bệ khuôn ....................................................................................... 16
3.4. Lấy dấu vị trí lắp đặt kết cấu boong ........................................................................... 16
3.5. Lắp kết cấu lên tôn boong .......................................................................................... 17
3.6. Hàn hoàn thiện .......................................................................................................... 18
3.7. Kiểm tra, chỉnh sửa, lấy dấu đường kiểm tra và mã hoá ............................................. 18

3


BÀI GIẢNG MƠ ĐUN
Tên mơ đun: Lắp ráp phân đoạn cong
Mã số mơ đun: MĐ28
I. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun
- Vị trí: Lắp ráp phân đoạn conglà mô đun thuộc khối kỹ năng nghề được bố trí
sau khi học xong MĐ27.
- Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc.
- Ý nghĩa và vai trị của mơ đun: Mơ đun giúp người học xác định được các
phân đoạn cong có trong tổng thể kết cấu của thân tàu. Sau đó đưa ra được phương án
thi công để lắp ráp được phân đoạn cong đó đạt u cầu kỹ thuật.
II. Mục tiêu mơn học:
- Về kiến thức:
+ Hiểu được kết cấu phân đoạn cong trên tàu thủy.
- Về kỹ năng:

+ Đưa ra được phương pháp lắp ráp các phân đoạn cong
+ Thực hiện được việc lắp ráp phân đoạn cong đảm bảo được các yêu cầu kỹ
thuật đặt ra trong kết cấu tổng thể thân tàu.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tuân thủ nội quy, có thái độ làm việc nghiêm túc trong học tập, rèn luyện
được kỹ năng đọc bản vẽ lắp.
III. Nội dung môn học

4


Bài 1: Lắp ráp phân đoạn đáy đơn
1. Mục tiêu:
- Trình bày được quy trình lắp ráp phân đoạn đáy đơn;
- Lắp ráp được phân đoạn đáy đơn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
2. Nội dung của bài:
1.1. Kết cấu phân đoạn đáy đơn
Đáy đơn trong khu vực mũi và khu vực lái tàu có biên dạng cong theo tuyến
hình tàu tại khu vực này. Kết cấu phân đoạn đáy đơn bao gồm:
+ Sống dọc đáy: bao gồm sống chính và sống phụ
+ Đà ngang đáy khỏe, do tính chất chịu lực của khu vực mũi và khu vực lái tàu
phức tạp nên đà ngang đáy khỏe đều là các đà ngang kín nước
+ Tơn đáy ngồi: là lớp tơn đáy ngoài cùng của kết cấu thân tàu, biên dạng
cong của tấm tôn đáy thể hiện cho độ cong của thân tàu

1. Sống chính

2

6


2. Đà dọc đáy

1

3

3. Đà ngang đặc
4. Nẹp đứng.
5. Tôn đáy
6. Mã nối
7. Lỗ giảm trọng
lượng

4
7
5

1.2. Lấy dấu chuẩn trên bệ khuôn
Trước hết chúng ta tiến hành lấy dấu trên bệ khuôn vạn năng. Căn cứ vào kích
thước của phân đoạn đáy cần chế tạo để chúng ta lựa chọn vị trí lấy dấu cho phù hợp,
chọn vị trí sườn chuẩn ban đầu sau đó dựa vào bảng trị số sườn thực (chiều cao) chúng
ta xác định và thay đổi chiều cao của các cột chống vạn năng ở tại các vị trí sườn lắp
ráp cho đúng với kích thước của từng vị trí điểm chuẩn. Điểm chuẩn được chọn ở đây
thường trùng với vị trí của các đường cắt dọc đáy, dọc hông.

5


1.3. Rải tôn đáy lên bệ khuôn

Việc rải tôn đáy lên trên bệ khuôn được tiến hành từ giữa ra hai bên mạn. Tấm
tôn đáy giữa được rải về hai phía của sống chính đáy, tiếp theo sẽ rải các tấm tơn tiếp
theo ra đến vị trí ngồi cùng của đáy tàu. Các tấm tôn được rải lên trên bệ khuôn vạn
năng đã được uốn theo độ cong của phân đoạn đáy đang được lắp đặt

1.4. Lấy dấu vị trí lắp đặt kết cấu đáy
Sau khi rải xong tấm tôn đáy chúng ta tiến hành vạch dấu vị trí các kết cấu lắp
đặt trên tấm tơn đáy. Vị trí lấy dấu bao gồm:
+ Lấy dấu vị trí lắp đặt sống chính đáy, đường vạch dấu nằm chính giữa tấm tơn
đáy giữa
+ Lấy dấu vị trí lắp đặt sống phụ, từ đường vạch dấu sống phụ ta kẻ đường
thẳng song song với nó và cách đường vạch dấu sống chính đáy khoảng cách là 1250
theo đúng khoảng cách trên bản vẽ kết cấu thân tàu
+ Lấy dấu lắp đặt các vị trí đà ngang đáy, khoảng cách vạch dấu bằng với vị trí
khoảng sườn thực của tàu

6


30

0

1.5. Lắp kết cấu lên tôn đáy
Lắp đặt kết cấu lên tôn đáy được thực hiện như sau
+ Lắp đặt sống chính đáy lên trên đường vạch dấu, tiến hành căn chỉnh độ
vng góc của của sống chính đáy so với bề mặt tơn đáy sau đó tiến hành hàn đính
sống chính đáy vào tấm tơn đáy. Hàn đính được thực hiện theo nguyên tắc sau: vị trí
đặt mối hàn đính cách mép sống chính khoảng cách là 100 mm, chiều dài mối hàn đính
là 30 mm, khoảng cách các mối hàn đính là 300 mm và được đặt so le về hai phía theo

chiều dài của sống chính đáy

+ Tiếp theo ta lắp sống phụ lên trên đường lấy dấu có sẵn trên tơn đáy. Cách căn chỉnh
và tiến hành hàn đính sống phụ lên trên tơn đáy theo quy trình giống như việc hàn
sống chính đáy

7


0
30
0

30

0

30

+ Lắp đặt đà ngang đáy trên vị trí các đường sườn được vạch dấu trên tôn đáy, tiến
hành lắp từ vị trí giữa gần sống chính đáy ra hai bên mạn. Cách căn chỉnh và hàn đính
đà ngang đáy được tiến hành giống như sống chính đáy

1.6. Hàn hồn thiện
Sau khi lắp đặt xong toàn bộ kết cấu lên trên tơn đáy chúng ta tiến hành hàn
hồn thiện phân đoạn đáy.
Quy trình hàn hồn thiện phân đoạn đáy được tiến hành theo bảng quy trình hàn
đã được phê duyệt để giảm tối đa biến dạng phân đoạn do hàn gây ra . Ta co thể hàn
theo hai phương pháp: phương pháp hàng va phương pháp vành khuyên như hình sau
8



1.7. Kiểm tra, chỉnh sửa, lấy dấu đường kiểm tra và mã hố
Phân đoạn sau khi đã hàn hồn chỉnh chúng ta tiến hành kiểm tra lại kích thước
của phân đoạn, kiểm tra biên dạng của phân đoạn xem có bị biến dạng hay không. Tất
ca các chi tiết, cụm chi tiết, phân đoạn đã trải qua quá trình hàn thì ít hoặc nhiều cũng
phải tiến hành nắn phẳng vì dù cơng nghệ có hồn hảo chăng nữa độ cứng vững của
tấm trong mặt phẳng vng góc với mặt phẳng tấm nhỏ nên thường rất dễ bị biến
dạng. Công tác nắn phẳng có thể tiến hành bằng phương pháp nóng hoặc phương pháp
nguội trên các thiết bị cầm tay thủ công hoặc các thiết bị chuyên dụng.
Sau khi kiểm tra và nắn sửa phân đoạn chúng ta tiến hành lấy dấu đường kiểm
tra trên phân đoạn để phục vụ cho việc đấu lắp phân đoạn sau này. Các đường kiểm tra
thường được đặt tại các vị trí mà chúng ta chọn làm chuẩn ban đầu ví dụ như đường
sống dọc đáy, đường sườn.
Cuối cùng trong quá trình chế tạo phân đoạn là việc mã hóa phân đoạn theo
đúng ký hiệu đã phân chia trong tổng thể cả con tàu. Việc mã hóa phải thể hiện được
đầy đủ các thơng tin như: vị trí đặt phân đoạn theo chiều dọc và chiều ngang thân tàu,
vị trí bên mạn phải hoặc mạn trái của thân tàu....

9


Bài 2: Lắp ráp phân đoạn mạn
1. Mục tiêu:
- Trình bày được quy trình lắp ráp phân đoạn mạn;
- Lắp ráp được phân đoạn mạn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
2. Nội dung của bài:
2.1. Kết cấu phân đoạn mạn
Kết cấu của phân đoạn mạn bao gồm:
+ Tôn mạn là các tấm tơn vỏ bên phía mạn tàu

+ Các sống dọc mạn là các dầm chịu lực bố trí theo chiều cao chạy dọc hai bên
mạn tàu
+ Sườn công son là các sườn chịu lực chính trên từng phân đoạn bên mạn tàu
+ Sườn khỏe là các sườn chịu lực được bố trí rải đều trong khu vực phân đoạn
mạn để kết hợp với sườn công son là các dầm chịu lực chủ yếu của phân đoạn
+ Sườn thường là các sườn bố trí theo vị trí của sườn thực để tạo nên một kết
cấu khung giàn mạn đủ độ cứng vững trước các tác dụng của trọng lượng hàng hóa, áp
lực nước bên ngồi và các ngoại lực tác dụng lên khung giàn mạn tàu.

1. Tôn mạn
2. Sườn
3. Xà dọc mạn
4. Sườn khỏe
5. Nẹp dọc mạn
6. Tôn boong

2.2. Lấy dấu chuẩn trên bệ khuôn
Trước hết chúng ta tiến hành lấy dấu trên bệ khuôn vạn năng. Căn cứ vào kích
thước của phân đoạn mạn cần chế tạo để chúng ta lựa chọn vị trí lấy dấu cho phù hợp,
chọn vị trí sườn chuẩn ban đầu sau đó dựa vào bảng trị số sườn thực (nửa chiểu rộng)
chúng ta xác định và thay đổi chiều cao của các cột chống vạn năng ở tại các vị trí
sườn lắp ráp cho đúng với kích thước của từng vị trí điểm chuẩn. Điểm chuẩn được
chọn ở đây thường trùng với vị trí của các đường sống dọc mạn, vị trí các đường sườn.
10


2.3. Rải tôn mạn lên bệ khuôn
Việc rải tôn mạn lên trên bệ khuôn được tiến hành từ trên mép boong xuống
dưới. Tấm tơn mạn đầu tiên là vị trí tiếp giáp với phân đoạn boong, tiếp theo sẽ rải các
tấm tơn tiếp theo xuống đến vị trí cuối cùng tiếp giáp với phân đoạn đáy. Các tấm tôn

được rải lên trên bệ khuôn vạn năng đã được uốn theo độ cong của phân đoạn mạn
đang được lắp đặt

2.4. Lấy dấu vị trí lắp đặt kết cấu mạn
Sau khi rải xong tấm tôn mạn chúng ta tiến hành vạch dấu vị trí các kết cấu lắp
đặt trên tấm tơn mạn. Vị trí lấy dấu bao gồm:
+ Lấy dấu vị trí lắp đặt sống dọc mạn, đường vạch dấu nằm ở đúng vị trí có
chiều cao cách mặt chuẩn theo bản vẽ kết cấu
11


+ Lấy dấu lắp đặt các vị trí sườn cơng sôn, sườn khỏe và sườn thường. Khoảng
cách vạch dấu vị trí các sườn bằng với vị trí khoảng sườn thực của tàu

30
0

2.5. Lắp kết cấu lên tôn mạn
Lắp đặt kết cấu lên tôn mạn được thực hiện như sau
+ Lắp đặt các sống dọc mạn lên trên đường vạch dấu, tiến hành căn chỉnh độ
vng góc của của sống dọc mạn so với bề mặt tơn mạn sau đó tiến hành hàn đính
sống dọc mạn vào tấm tơn mạn. Hàn đính được thực hiện theo nguyên tắc sau: vị trí
đặt mối hàn đính cách mép sống dọc mạn khoảng cách là 100 mm, chiều dài mối hàn
đính là 30 mm, khoảng cách các mối hàn đính là 300 mm và được đặt so le về hai phía
theo chiều dài của sống dọc mạn

12


+ Lắp đặt sườn khỏe và sườn thường lên trên tấm tơn mạn theo vị trí các đường

sườn được vạch dấu trên tơn mạn. Cách căn chỉnh và hàn đính kết cấu khung sườn
được tiến hành giống như sống dọc mạn
+ Lắp đặt các mã gia cường

2.6. Hàn hoàn thiện
Sau khi lắp đặt xong toàn bộ kết cấu lên trên tơn mạn chúng ta tiến hành hàn
hồn thiện phân đoạn mạn.
Quy trình hàn hồn thiện phân đoạn mạn được tiến hành theo bảng quy trình
hàn đã được phê duyệt để giảm tối đa biến dạng phân đoạn do hàn gây ra . Ta có thể
hàn theo hai phương pháp: phương pháp hàng va phương pháp vành khuyên như hình
sau

2.7. Kiểm tra, chỉnh sửa, lấy dấu đường kiểm tra và mã hố
Phân đoạn sau khi đã hàn hồn chỉnh chúng ta tiến hành kiểm tra lại kích thước
của phân đoạn, kiểm tra biên dạng của phân đoạn xem có bị biến dạng hay không. Tất
ca các chi tiết, cụm chi tiết, phân đoạn đã trải qua q trình hàn thì ít hoặc nhiều cũng
phải tiến hành nắn phẳng vì dù cơng nghệ có hồn hảo chăng nữa độ cứng vững của
tấm trong mặt phẳng vng góc với mặt phẳng tấm nhỏ nên thường rất dễ bị biến
13


dạng. Cơng tác nắn phẳng có thể tiến hành bằng phương pháp nóng hoặc phương pháp
nguội trên các thiết bị cầm tay thủ công hoặc các thiết bị chuyên dụng.
Sau khi kiểm tra và nắn sửa phân đoạn chúng ta tiến hành lấy dấu đường kiểm
tra trên phân đoạn để phục vụ cho việc đấu lắp phân đoạn sau này. Các đường kiểm tra
thường được đặt tại các vị trí mà chúng ta chọn làm chuẩn ban đầu ví dụ như đường
sống dọc mạn, đường sườn.
Cuối cùng trong quá trình chế tạo phân đoạn là việc mã hóa phân đoạn theo
đúng ký hiệu đã phân chia trong tổng thể cả con tàu. Việc mã hóa phải thể hiện được
đầy đủ các thơng tin như: vị trí đặt phân đoạn theo chiều dọc và chiều ngang thân tàu,

vị trí bên mạn phải hoặc mạn trái của thân tàu....

14


Bài 3: Lắp ráp phân đoạn boong
1. Mục tiêu:
- Trình bày được quy trình lắp ráp phân đoạn boong;
- Lắp ráp được phân đoạn boong đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
2. Nội dung của bài:
3.1. Kết cấu phân đoạn boong
Khung giàn boong có dạng cong ít chỉ để đảm bảo độ thoát nước trên mặt
boong, độ cong boong bao gồm độ cong dọc boong và độ cong ngang boong. Kết cấu
phân đoạn boong bao gồm
+ Sống dọc boong là kết cấu chịu lực chính cho khung giàn boong trong tổng
thể kết cấu thân tàu
+ Thành quây miệng hầm hàng bao gồm thành dọc miệng hầm hàng trùng với
vị trí sống dọc boong, thành ngang miệng hầm hàng trùng với vị trí đường xà ngang
boong khỏe. Thành miệng hầm hàng có kết cấu chắc chắn dạng chữ L quây xung
quanh miệng hầm hàng
+ Xà ngang boong khỏe và xà ngang boong thường (bên cạnh đó cịn có các xà
ngang boong cụt tại vị trí miệng hầm hàng)

8

1.Tấm tôn boong
2.Sống dọc boong
3.Xà ngang boong
4.Thành ngang miệng hầm
hàng

5.Cột chống
6.Xà ngang boong khỏe
7.Xà ngang boong cụt
8. Thành dọc miệng hầm
hàng

3.2. Lấy dấu chuẩn trên bệ khuôn
Việc lấy dấu chuẩn trên bệ khuôn dựa vào độ cong dọc boong và độ cong ngang
boong tại vị trí phân đoạn boong cần chế tạo. Chúng ta chọn mặt chuẩn là vị trí mặt
đường nước nằm cao hơn đường nước trên cùng cộng thêm độ cong ngang boong của
tuyến hình tàu

15


3.3. Rải tôn boong lên bệ khuôn
Việc rải tôn boong lên trên bệ khuôn được tiến hành từ tấm tôn giữa boong ra
hai bên mạn. Tấm tôn boong đầu tiên đặt tại vị trí sống dọc giữa boong, tiếp theo sẽ rải
các tấm tơn tiếp theo xuống ra vị trí tiếp giáp với phân đoạn mạn. Các tấm tôn được rải
lên trên bệ khuôn vạn năng đã được uốn theo độ cong của phân đoạn mạn đang được
lắp đặt

3.4. Lấy dấu vị trí lắp đặt kết cấu boong
Sau khi rải xong tấm tôn boong chúng ta tiến hành vạch dấu vị trí các kết cấu
lắp đặt trên tấm tơn boong. Vị trí lấy dấu bao gồm:
+ Lấy dấu vị trí lắp đặt sống dọc boong, đường vạch dấu nằm ở đúng vị trí mặt
cắt dọc có bố trí kết cấu sống dọc boong theo bản vẽ kết cấu
+ Lấy dấu lắp đặt các vị trí xà ngang boong khỏe ở vị sườn cơng sơn và sườn
khỏe, lấy dấu vị trí xà ngang boong thường. Khoảng cách vạch dấu vị trí các sườn
bằng với vị trí khoảng sườn thực của tàu


16


30

0

3.5. Lắp kết cấu lên tôn boong
Lắp đặt kết cấu lên tôn boong được thực hiện như sau
+ Lắp đặt các sống dọc boong lên trên đường vạch dấu, tiến hành căn chỉnh độ
vng góc của của sống dọc boong so với bề mặt tơn boong sau đó tiến hành hàn đính
các sống dọc boong vào tấm tơn boong. Hàn đính được thực hiện theo nguyên tắc sau:
vị trí đặt mối hàn đính cách mép sống dọc boong khoảng cách là 100 mm, chiều dài
mối hàn đính là 30 mm, khoảng cách các mối hàn đính là 300 mm và được đặt so le về
hai phía theo chiều dài của sống dọc boong

+ Lắp đặt xà ngang boong khỏe và xà ngang boong thường lên trên tấm tôn
boong theo vị trí các đường sườn được vạch dấu trên tơn boong. Cách căn chỉnh và
hàn đính kết cấu xà ngang boong cũng được tiến hành giống như sống dọc boong
+ Lắp đặt các mã gia cường

17


3.6. Hàn hoàn thiện
Sau khi lắp đặt xong toàn bộ kết cấu lên trên tôn boong chúng ta tiến hành hàn
hồn thiện phân đoạn boong.
Quy trình hàn hồn thiện phân đoạn boong được tiến hành theo bảng quy trình
hàn đã được phê duyệt để giảm tối đa biến dạng phân đoạn do hàn gây ra . Ta có thể

hàn theo hai phương pháp: phương pháp hàng va phương pháp vành khuyên như hình
sau

3.7. Kiểm tra, chỉnh sửa, lấy dấu đường kiểm tra và mã hoá
Phân đoạn sau khi đã hàn hồn chỉnh chúng ta tiến hành kiểm tra lại kích thước
của phân đoạn, kiểm tra biên dạng của phân đoạn xem có bị biến dạng hay khơng. Tất
ca các chi tiết, cụm chi tiết, phân đoạn đã trải qua quá trình hàn thì ít hoặc nhiều cũng
phải tiến hành nắn phẳng vì dù cơng nghệ có hồn hảo chăng nữa độ cứng vững của
tấm trong mặt phẳng vng góc với mặt phẳng tấm nhỏ nên thường rất dễ bị biến
dạng. Cơng tác nắn phẳng có thể tiến hành bằng phương pháp nóng hoặc phương pháp
nguội trên các thiết bị cầm tay thủ công hoặc các thiết bị chuyên dụng.
Sau khi kiểm tra và nắn sửa phân đoạn chúng ta tiến hành lấy dấu đường kiểm
tra trên phân đoạn để phục vụ cho việc đấu lắp phân đoạn sau này. Các đường kiểm tra
thường được đặt tại các vị trí mà chúng ta chọn làm chuẩn ban đầu ví dụ như đường
sống dọc mạn, đường sườn.
Cuối cùng trong quá trình chế tạo phân đoạn là việc mã hóa phân đoạn theo
đúng ký hiệu đã phân chia trong tổng thể cả con tàu. Việc mã hóa phải thể hiện được
18


đầy đủ các thơng tin như: vị trí đặt phân đoạn theo chiều dọc và chiều ngang thân tàu,
vị trí bên mạn phải hoặc mạn trái của thân tàu....

19



×