Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo điều 175 blhs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.96 KB, 24 trang )

TIỂU LUẬN
Mơn: Luật Hình sự 2
Đề bài: Hãy phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 BLHS? Phân
biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 BLHS? Hãy nêu một số khó
khăn, vướng mắc và hướng giải quyết trong thực tiễn định tội
danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.


MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...................................................................................3
I. DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN.....3
1. Khách thể của tội phạm..............................................................................3
2. Mặt khách quan của tội phạm.....................................................................4
3. Mặt chủ quan của tội phạm........................................................................7
4. Chủ thể của tội phạm..................................................................................7
II. PHÂN BIỆT GIỮA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ TỘI
LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN......................................8
1. Dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản...............8
2. Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản....................................................................................................10
IV. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ĐỊNH TỘI DANH VÀ HƯỚNG
GIẢI QUYẾT..................................................................................................12
1. Những khó khăn trong việc định tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản.. . .12
2. Hướng giải quyết trong thực tiễn định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản....................................................................................................13
C. KẾT LUẬN....................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................16


1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong lĩnh vực hình sự, số lượng vụ án về xâm phạm sở hữu có số lượng rất lớn
và ngày càng trở nên phức tạp do thủ đoạn của người phạm tội ngày càng tinh vi,
liều lĩnh. Cũng vì vậy mà nhiều tình huống xảy ra trong thực tế cũng đặt ra những
vấn đề lớn cho cơ quan chức năng về việc định tội danh cũng như quyết định hình
phạt bởi vì nhiều tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự có những nét
giống nhau. Với tinh thần không để lọt tội phạm, không để oan sai thì việc định
tội là vơ cùng quan trong, nhất là khi số lượng các vụ án xâm phạm sở hữu ngày
càng phức tạp và xuất hiện nhiều thủ đoạn tinh vi. Tuy nhiên, trong thực tế, việc
phân biệt và định tội danh đối với các hành vi có tính chất tương tự quả thực
khơng dễ dàng và cịn gặp nhiều vướng mắc. Chính vì vậy, em xin được trình bày
những hiểu biết của mình nhằm phân biệt hai tội xâm phạm sở hữu là tội Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản và tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, đưa ra những
vướng mắc, khó khăn gặp phải trong việc định tội danh và phương hướng giải
quyết tình trạng khó khăn trên.
Do kiến thức cịn nhiều thiếu sót nên trong q trình làm bài khơng thể tránh
khỏi những sai sót. Mong thầy ( cơ) giúp đỡ và phê bình để em tiến bộ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN.
1. Khách thể của tội phạm.
Đối với các tội phạm xâm phạm sở hữu, đều có một điểm tương đồng, đó là
khách thể của tội phạm đều là quyền sở hữu tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ

chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Tài sản1 là đối tượng tác động của các tội phạm xâm phạm sở hữu có những đặc
điểm riêng như sau:
- Tài sản là đối tượng tác động của các tội phạm xâm phạm sở hữu phải được thể
hiện dưới dạng những vật cụ thể, có giá trị và giá trị sử dụng, là sản phẩm do con
người lao động tạo ra.
- Tài sản là đối tượng tác động của các tội phạm xâm phạm sở hữu là thuộc quyền
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của chủ thể nhất định và phải có khả năng
chuyển dịch giữa các chủ thể với nhau.
- Đối tượng có thể là giấy tờ có giá vô danh 2 ( giấy tờ được phát hành theo hình
thức chứng chỉ khơng ghi tên người sở hữu nhưng thuộc quyền sở hữu của người
nắm giữ giấy tờ đó), như vậy, việc để thất lạc giấy tờ có giá vô danh cũng sẽ đồng
thời làm mất quyền sở hữu đối với giấy tờ có giá đó, vì vậy nó trở thành đối
tượng của các tội phạm xâm phạm sở hữu.
- Một số vật do tính chất và cơng dụng đặc thù mà trở thành những đối tượng tác
động của những tội phạm khác cũng được quy định trong Bộ luật Hình sự như ma
túy được quy định tại chương XX, tàu bay, tàu thủy được quy định tại chương
XXI, các cơng trình an ninh quốc gia được quy định tại mục 3 chương XXI…
2. Mặt khách quan của tội phạm.
Xem thêm Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Xem thêm Điều 2 Thông tư 34/2013/TT-NHNN quy định phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền
gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
1
2

3


2.1. Phải có sự chuyển dịch bất hợp pháp tài sản từ chủ thể quản lý sang người
phạm tội.

Điều đáng chú ý ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bắt buộc phải có sự dịch
chuyển tài sản bất hợp pháp từ chủ thể đang quản lý tài sản sang cho người phạm
tội. Vì nếu chưa có sự chuyển dịch bất hợp pháp đó, tài sản vẫn cịn thuộc quyền
quản lý của chủ sở hữu thì tính chất chiếm đoạt của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
hoàn toàn không xuất hiện. Điều xuất hiện duy nhất ở đây là người phạm tội mới
thực hiện hành vi lừa đảo và chưa hề đạt được mục đích của mình là chiếm đoạt
tài sản. Trong Bộ luật hình sự năm 2015, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy
định như sau: “ Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người
khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000
đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp…”. Có thể thấy được rằng, tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản là tội có cấu thành vật chất, trong quy định của pháp luật
có yêu cầu phải xảy ra hậu quả thì mới cấu thành tội phạm và mới có thể xử lý. Vì
vậy, điều đầu tiên cần lưu ý ở tội danh này là phải có sự chuyển dịch tài sản một
cách bất hợp pháp từ chủ thể sở hữu sang cho người phạm tội và điều thứ hai là
giá trị của tài sản bị chiếm đoạt là từ 2.000.000 đồng- dưới 50.000.000 đồng
và nếu dưới
2.000.000 đồng thì phải thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1- điều 174 Bộ
luật hình sự năm 2015. Bên cạnh đó, mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản bao gồm: Hành vi chiếm đoạt trái phép tài sản, hành vi sử dụng trái phép
tài sản, hành vi làm hủy hoại, hư hỏng, mất mát tài sản. Tuy nhiên, trong Bộ luật
hình sự năm 2015, ở một số tội danh khác như tội cướp tài sản ( điều 168), tội bắt
cóc nhằm chiếm đoạt tài sản ( điều 169), tội cưỡng đoạt tài sản ( điều 170) thì
khơng u cầu phải xảy ra hậu quả, là những tội có cấu thành hình thức, chỉ cần
thỏa mãn hành vi khách quan được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 là
tội phạm hồn thành.
2.2. Người phạm tội phải có hành vi “ dùng thủ đoạn gian dối”.
4


Có thể hiểu rộng ra rằng, người phạm tội đã dùng thủ đoạn gian dối để chiếm

đoạt tài sản của người khác như đưa ra thông tin không đúng sự thật khiến chủ sở
hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản do nhầm tưởng mà tự nguyện chuyển giao
quyền sở hữu hoặc quyền quản lý tài sản cho người phạm tội. Theo đó, thủ đoạn
gian dối để chiếm đoạt tài sản được thể hiện như sau:
- Một là, người phạm tội đã có hành vi gian dối như bằng lời nói, hành động hoặc
những thủ đoạn khác nhằm cung cấp nhưng thông tin sai lệch về sự việc như nói
dối, khơng đúng sự thật, nói khơng thành có,...
- Hai là, chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản đã nhầm tưởng, tin vào các
thông tin không đúng sự thật nên đã tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu hoặc
quyền quản lý tài sản cho người phạm tội.
Như vậy, điểm khác biệt của sự chiếm đoạt tài sản trong tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản so với các tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản chính là ở
hành vi dùng thủ đoạn gian dối. Hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm làm cho
chủ thể sở hữu tài sản tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội, không cần phải
dùng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực đối với chủ thể sở hữu tài sản. Trong
nhiều trường hợp, mặc dù mức độ nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của người
bị hại không cao hơn so với mức độ nguy hiểm của tội cướp tài sản hay bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng khi so sánh về mức độ tinh vi và chuyên nghiệp
thì rõ ràng, hành vi dùng thủ đoạn gian dối sẽ hiệu quả và an tồn hơn, ít nguy cơ
hơn khi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản vì hành vi gian dối đó giúp cho
người phạm tội có được lịng tin của chủ sở hữu tài sản mà tự nguyện giao tài sản
ra.
2.3. Hành vi gian dối phải xảy ra trước khi có sự chuyển dịch tài sản.
Trong hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần phải lưu ý về
thứ tự thực hiện hành vi và yêu cầu đặt ra là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
phải diễn ra trước, sự chuyển dịch trái phép tài sản từ chủ thể sở hữu sang người
phạm tội diễn ra sau và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi sử dụng thủ đoạn
5



gian dối

6


và tài sản có được do chuyển dịch trái phép. Trong luật hình sự, mối quan hệ nhân
quả sẽ chỉ ra được mối liên hệ giữa hành vi của người phạm tội và hậu quả từ
hành vi đó gây ra, có ý nghĩa trong việc định tội danh và quyết định hình phạt.
Trong một trường hợp, khi tiến hành thực hiện dùng thủ đoạn gian dối nhằm
chiếm đoạt một tài sản cụ thể là tiền nhưng kết quả không giống như người phạm
tội mong muốn, mà cái mà họ có được từ hành vi dùng thủ đoạn gian dối đối với
chủ thể sở hữu là một thứ có giá trị thấp hơn 2.000.000 đồng và không thuộc các
trường hợp tại khoản 1- điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, thậm chí là thứ
người phạm tội có được là khơng có giá trị thì khơng cấu thành tội phạm và theo
nguyên tắc, họ không phải là tội phạm. Trong thực tế, để cấu thành tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản thì hành vi dùng thủ đoạn gian dối phải có trước và nếu hành vì
dùng thủ đoạn gian dối xảy ra sau khi chiếm đoạt được tài sản thì sẽ cấu thành
một tội danh khác.
2.4. Hành vi dùng thủ đoạn gian dối phải có tính chất quyết định.
Tội phạm hiện nay ngày càng trẻ hóa và có nhiều thủ đoạn mới nhằm đạt được
những mục đích riêng khi thực hiện hành vi phạm tội. Để đạt được mục đích, cần
thực hiện rất nhiều hành vi, bao gồm cả thủ đoạn dùng hành vi gian dối và nhiều
hành vi gian dối khác như giả mạo công nhân viên chức, kết bạn, làm quen,…Tuy
nhiên, trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi dùng thủ đoạn gian dối phải là
hành vi có tính chất quyết định. Hành vi có tính chất quyết định có thể hiểu là nếu
khơng diễn ra hành vi đó thì sẽ khơng đạt được mục đích và khơng thể thiếu hành
vi đó trong q trình chiếm đoạt tài sản. Ví dụ: A và B là bạn bè mới quen qua
mạng. Lấy cớ rằng phải đi có việc mà khơng có xe nên A nhờ B chở đi. Khi đi
trên đoạn đường vắng vẻ, A xin B cho đi thử xe, sau đó A phóng xe đi mất và
khơng liên lạc được. Có thể thấy rằng, trong một chuỗi các hành vi A đã thực

hiện, chỉ có hành vi dùng thủ đoạn gian dối là xin B cho đi thử xe là hành vi có
tính chất quyết định, nếu khơng có điều đó thì A sẽ khơng có được chiếc xe như
dự định. Còn những hành vi trước đó như làm quen, giả vờ có việc, nhờ B đưa
đi… cũng là một loạt hành vi gian dối nhưng xét về vai trị, những hành vi đó chỉ
7


giúp chị A tiếp cận

8


9

gần hơn với tài sản và khơng có ý nghĩa quyết định. Có thể nói rằng: Trong tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi dùng thủ đoạn gian dối phải là hành vi có tính
chất quyết định.
3. Mặt chủ quan của tội phạm.
Có thể thấy rằng, thơng qua mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
hành vi dùng thủ đoạn gian dối là hành vi có trước và có tính chất quyết định đối
với hậu quả. Người đã thực hiên hành vi này phải có sự chuẩn bị trước về kế
hoạch và thủ đoạn của mình, vì vậy, tội phạm diễn ra với lỗi cố ý trực tiếp.
4. Chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng
lực trách nhiệm hình sự ( bao gồm cả công dân Việt Nam và người nước ngồi).
Người được coi là có năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) là người thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội khi đã đủ độ tuổi theo điều 12, Bộ luật Hình sự năm
2015, có khả năng nhận biết mức độ nguy hiểm của hành vi của mình đối với xã
hội và có khả năng điều khiển hành vi đó.
Người được coi là khơng có năng lực TNHS là người thực hiện hành vi nguy

hiểm cho xã hội khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Để xác định một
người có mất năng lực TNHS hay khơng thì cần xác định được hai yếu tố:
- Dấu hiệu y học: Người được xem là mất năng lực TNHS là người thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm
rối loạn hoạt động tâm thần.
- Dấu hiệu tâm lý:
+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mất nhận thức về mức độ nguy
hiểm của hành vi minh thực hiện và mất khả năng điều khiển hành vi đó.


+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng vẫn cịn nhận
thức về mức độ nguy hiểm của hành vi nhưng đã mất khả năng điều khiển hành vi
đó.
Để đưa ra kết luận về một người cịn hay khơng cịn năng lực TNHS, cần phải
xem xét đủ cả hai dấu hiệu y học và dấu hiệu tâm lý. Người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng khơng có năng lực TNHS thì khơng phải là
tội phạm và khơng phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, chủ thể của tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi
trở lên.
II. PHÂN BIỆT GIỮA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ TỘI LẠM
DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN.
1. Dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
1.1. Khách thể của tội phạm.
Là tội pham xâm phạm quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp, cá nhân.
1.2. Mặt khách quan của tội phạm.
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản. Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi có được tài sản
do người quản lý tài sản giao cho bằng hình thức hợp đồng 3 sau đó là lạm dụng

lịng tin chiếm đoạt tài sản đó. Hành vi lạm dụng được biểu hiện dưới các dạng
sau đây:
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác
bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó.
Nghĩa là người phạm tội có được tài sản một các hợp pháp, nhưng sau khi nhận
được thì dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt một phần hoặc tồn bộ số tài sản đó.
- Vay, mượn, th tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác
bằng hình thức hợp đồng rồi tìm các bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó. Nghĩa là
10


3

Xem Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015.

11


12

người phạm tội nhận được tài sản từ một hợp đồng và sau đó trong q trình thực
hiện hợp đồng hoặc đến thời hạn phải trả lại tài sản người phạm tội đã bỏ trốn
nhằm chiếm đoạt tài sản đó. Tuy nhiên, có một hành vi tương tự nhưng khơng cấu
thành tội này, đó là trường hợp một người trong quá trình thực hiện hợp đồng, do
làm ăn thua lỗ mà khơng có khả năng trả nợ, bị các chủ nợ uy hiếp gây nguy hiểm
đến tính mạng, sau đó đã bỏ trốn và báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền để
can thiệp thì khơng cấu thành tội này.
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản thơng qua một
hình thức hợp đồng nào đó, đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả
năng nhưng cố tình khơng trả. Đây là trường hợp người phạm tội có được tài sản

bằng một hình thức hợp pháp, tuy nhiên, khi kết thúc thời hạn hợp đồng, mặc dù
có điều kiện để trả nhưng tiến hành viện cớ, hoặc lấy lý do khơng chính đáng để
trì hỗn hoặc khơng trả lại tài sản.
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác
bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp
dẫn đến khơng có khả năng trả lại tài sản.
1.3. Mặt chủ quan của tội phạm.
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và nhận thức được mức độ nghiêm
trọng đối với hậu quả từ hành vi đó.
1.4. Chủ thể của tội phạm.
Là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự. Ngồi ra, đối
với chủ thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, để là người có khả
năng lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của chủ thể sở hữu hoặc người quản
lý tài sản thì người đó phải có mối quan hệ với người bị hại và đạt được sự tin
tưởng nhất định từ phía của người bị hại.


2. Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản.
Phương
diện

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt

sản

tài sản


so

sánh
Khái

Là việc người phạm tội Là việc người phạm tội chiếm đoạt tài

niệm

chiếm đoạt tài sản của sản của người khác bằng thủ đoạn lạm
người khác bằng thủ đoạn dụng tín nhiệm của chủ sở hữu hoặc
gian dối.

Hành vi

người quản lý tài sản.

Người phạm tội dùng các Vay, mượn, thuê tài sản của người
thủ đoạn gian dối: Đưa ra khác bằng các hình thức hợp đồng
những thơng tin

khơng một cách hợp pháp. Sau khi có được

đúng sự thật làm cho chủ tài sản người phạm tội đã không thực
sở hữu hoặc người quản lý hiện nghĩa vụ tài sản theo hợp đồng
tài sản nhầm tưởng, tự mà chiếm đoạt tài sản đó bằng một
nguyện giao tài sản cho trong các thủ đoạn sau: Gian dối, bỏ
người phạm tội.


trốn, sử dụng tài sản vào các mục đích
bất hợp pháp như đánh bạc, cầm đồ,
cho vay nặng lãi,… dẫn đến khơng có
khả năng

trả lại tài sản.
Thủ đoạn Hành vi dùng thủ đoạn Có thể có hoặc khơng xuất hiện thủ
gian dối là hành vi có tính đoạn gian dối.
chất quyết định, phải xảy ra
trước khi chuyển dịch tài
sản.

13


Sự

Là sự chuyển dịch bất hợp

Người phạm tội có được tài sản từ

chuyển

pháp do có hành vi dùng người quản lý hay chủ sở hữu thông

dịch tài

thủ đoạn gian dối.

qua một hợp đồng, thỏa thuận hợp


sản

14


pháp, sau đó mới sử dụng thủ đoạn
gian dối.
Thời

Là khi người phạm tội nhận Kể từ khi người phạm tội thực hiện

điểm tội

được tài sản.

đầy đủ hành vi với mục đích chiếm

phạm

đoạt tài sản mà mình có được do hợp

hồn

đồng trước đó hoặc khơng trả lại tài

thành

sản lẽ ra


Chủ thể

phải trả.
Người từ đủ 16 tuổi trở lên, Người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng

của tội

có năng lực trách nhiệm lực trách nhiệm hình sự.

phạm

hình sự.

Có được sự tin tưởng, tín nhiệm nhất
định từ phía chủ sở hữu hoặc người
quản lý tài sản.

Gía trị tài Tài sản chiếm đoạt từ Tài sản chiếm đoạt từ 4.000.000 đồng
sản bị

2.000.000 đồng-

chiếm

dưới 50.000.000 đồng.

– dưới 50.000.000 đồng

đoạt
* Có thể nhận ra rằng, để phân biệt giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm

dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mặc dù khơng q khó nhưng cũng rất dễ xảy
ra nhầm lẫn. Tuy nhiên, có thể nhận biết hai tội danh thông qua một số dấu hiệu
như:
- Hành vi: trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì hành vi dùng thủ đoạn gian dối
phải xảy ra trước khi có được tài sản, hành vi gian dối phải có tính quyết định.
Cịn đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì thủ đoạn gian dối có thể
có và cũng có thể khơng có.
- Ngồi ra, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản địi hỏi phải có sự chuyển dịch tài sản
một cách bất hợp pháp giữa chủ sở hữu và chủ thể quản lý tài sản đối với người
phạm tội. Cịn ở tội Lạm dụng tín nhiệm thì việc chuyển dịch tài sản là hồn tồn
hợp pháp thơng qua hợp đồng hoặc thỏa thuận dân sự, hành vi chiếm đoạt xảy ra
15


sau khi người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp. Thông qua những yếu

16


tố cơ bản trên, chúng ta có thể nhận biết nhưng điều cơ bản về các tội danh này,
mặc dù các tội phạm xâm phạm sở hữu tương đối nhiều và có nhiều tình tiết phức
tạp nhưng thơng qua những vấn đề lý luận có tính ngun tắc của cấu thành tội
phạm, hồn tồn có thể phân biệt được sự khác nhau giữa các tội danh này.
IV. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ĐỊNH TỘI DANH VÀ HƯỚNG GIẢI
QUYẾT.
1. Những khó khăn trong việc định tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trong thực tiễn của cuộc sống, sự phát triển của kinh tế, thương mại, xã hội
cũng khiến cho tình hình tội phạm trở nên phức tạp hơn, do tội phạm ngày càng
có nhiều thủ đoạn tinh vi, mục đích đa dạng hơn, đặc biệt là tình hình tội phạm về
xâm phạm sở hữu. Từ đó gây ra những vướng mắc trong việc định tội danh vì cho

đến thời điểm hiện tại, tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu có nhiều chuyển
biến. Những vướng mắc có thể kể đến như sau:
- Một là, trong tình hình hiện tại, việc chủ thể của tội phạm này không chỉ dừng
lại ở cá nhân mà đã xuất hiện những pháp nhân thương mại 4 có hành vi tương tự
như Giám đốc Cơng ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Thiên Mã có hành vi lừa
đảo chiếm đoạt 700 tỷ đồng của các ngân hàng và khách hàng; vụ Công ty Cổ
phần thương mại đầu tư Phúc Gia Bảo lừa đảo chiếm đoạt 178 tỷ đồng…Tuy
nhiên, trong Bộ luật Hình sự, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ được quy định chủ
thể phạm tội là cá nhân, chưa có quy định cho pháp nhân thương mại phạm tội
này5, điều đó dẫn đến tình trạng khơng xử lý được những hành vi lừa đảo của
pháp nhân thương mai, là để lọt tội phạm.
- Hai là, những quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa thực sự cụ thể và
chưa có văn bản hướng dẫn. Thực tế, trong quy định của Bộ luật Hình sự năm
2015 chỉ quy định về người nào có hành vi “ dùng thủ đoạn gian dối” nhưng lại
khơng định nghĩa thủ đoạn gian dối là gì, vai trị của thủ đoạn đó đối với q
trình thực
4

Xem thêm Chương IV Bộ luật Dân sự năm 2015.
17


5

Xem thêm Chương XI Bộ luật Hình sự năm 2015.

18


hiện tội phạm, và chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn thi hành về

tội này, từ đó đã gây ra khó khăn cho việc định tội, dễ nhầm lẫn với các tội phạm
khác.
- Ba là, dù có thể định tội danh và xét xử người phạm tội nhưng những quy định
của pháp luật hiện tại về việc thu hồi lại tài sản do người phạm tội lừa đảo mà có
là chưa hiệu quả, dẫn đến tình trạng khó thi hành án và thi hành án khơng đạt hiệu
quả, từ đó khơng thu hồi lại được tài sản để trả lại cho người bị hại. Chỉ khi có
quyết định khởi tố bị can thì tài sản của họ mới bị kê biên 6, trong thời gian từ khi
khởi tố đến khi thi hành án, phải mất khoảng thời gian để điều tra, truy tố, xét xử
nên trong nhiều trường hợp, người phạm tội đã kịp tẩu tán tài sản do phạm tội mà
có.
2. Hướng giải quyết trong thực tiễn định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản..
Thứ nhất, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm làm rõ hơn dấu hiệu
định tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản để tránh nhầm lẫn với các tranh chấp
giao dịch dân sự hoặc nhầm lẫn giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với các các tội
phạm khác cùng sử dụng thủ đoạn gian dối để phạm tội trong Bộ luật Hình sự
năm 2015.
Thứ hai, cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự
một cách tồn diện, thống nhất phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự năm
2015. hiện hành. Bên cạnh đó địi hỏi các văn bản hướng dẫn cần giải thích cụ thể
các dấu hiệu định tội, định khung hình phạt, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để
đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hình sự nói chung và đối với tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản nói riêng được thống nhất. Đồng thời khi ban hành các văn bản hướng
dẫn áp dụng pháp luật cũng đòi hỏi các chủ thể ban hành phải dự tính được hết
những

19




×