BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BAN ĐIỀU HÀNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ
NIÊN KHĨA: 2010 – 2014
ĐỀ TÀI:
TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 – NHỮNG VẤN ĐỀ
LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
SINH VIÊN THỰC HIỆN : LƯU THANH THẢO
MSSV
: 1055010241
LỚP
: CLC35
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
: Th.S VŨ THỊ THÚY
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Luận văn về đề tài “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật
hình sự 1999 – Những vấn đề lí luận và thực tiễn” là kết quả nghiên cứu của bản
thân và được sự hướng dẫn khoa học của Th.S Vũ Thị Thúy.
Các thông tin, dữ liệu nêu trong luận văn là trung thực; việc sử dụng các thông
tin, dữ liệu, quan điểm của tác giả khác trong luận văn này được trích dẫn nguồn
đầy đủ và được liệt kê cụ thể trong phần Danh mục tài liệu tham khảo.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2014
Tác giả luận văn
Lưu Thanh Thảo
MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM
CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN .......................................................................................................................1
1.1 Khái niệm chung về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ...............................................1
1.2 Quy định của một số đạo luật hình sự ở Việt Nam về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản qua các thời kì lịch sử.....................................................................................................3
1.2.1 Quy định của Bộ luật Quốc triều hình luật về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản .....................................................................................................................................................4
1.2.2 Quy định của Bộ luật Hoàng Việt luật lệ về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản .....................................................................................................................................................5
1.2.3 Quy định của Bộ luật Hình luật Canh cải về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản .....................................................................................................................................................5
1.2.4 Quy định của Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp
lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của cơng dân.............................................................6
1.2.5 Quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản .....................................................................................................................................................8
1.2.6 Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản .....................................................................................................................................................8
1.3 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự
1999.....................................................................................................................................................10
1.3.1 Các dấu hiệu pháp lí ..............................................................................................................12
1.3.2 Hình phạt ................................................................................................................................20
1.4 Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với một số tội phạm khác trong Bộ
luật hình sự ........................................................................................................................................21
1.4.1 Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ......21
1.4.2 Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội tham ô tài sản ..........................24
1.4.3 Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản ...........................................................................................................................27
1.5 Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với các vi phạm hợp đồng kinh tế,
hợp đồng dân sự ................................................................................................................................28
1.6 Quy định về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong pháp luật hình sự
một số nƣớc ........................................................................................................................................32
1.6.1 Quy định về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật hình sự nước
Cộng hịa nhân dân Trung Hoa .......................................................................................................32
1.6.2 Quy định về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật hình sự Liên
Bang Nga .........................................................................................................................................33
1.6.3 Quy định về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật hình sự Cộng
hịa Pháp .........................................................................................................................................35
1.6.4 Nhận xét và đánh giá ..............................................................................................................36
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI
SẢN – MỘT SỐ VƢỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ..................................................39
2.1 Thực tiễn xét xử tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ...................................................39
2.2 Một số vƣớng mắc phát sinh trong thực tiễn xét xử tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản. ................................................................................................................................................41
2.2.1 Vướng mắc trong việc xác định tội danh................................................................................41
2.2.2 Vướng mắc trong việc xác định khung hình phạt ...................................................................57
2.2.3 Vướng mắc trong việc lượng hình ..........................................................................................58
2.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản ..............................................................................................................................60
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp tiết của đề tài
Trong những năm gần đây, cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, đặc biệt là
sự phát triển kinh tế cùng với việc gia nhập WTO đã mang đến cho Việt Nam
không ít thành tựu đáng tự hào, nhưng vẫn cịn đó những biểu hiện tiêu cực cần
được nhanh chóng khắc phục. Trong đó có tình hình tội phạm ngày càng diễn biến
phức tạp với sự gia tăng về số lượng cũng như mức độ nguy hiểm.
Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra khá phổ biến trong bối
cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay. Tuy nhiên, thực tiễn xử lí hành vi này lại vấp
phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến tình trạng “hình sự hóa” các quan hệ
dân sự, kinh tế và “phi hình sự hóa” , bỏ lọt tội phạm trong cơng tác đấu tranh
phòng chống tội phạm. Một phần nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do pháp luật
chưa quy định rõ ràng dẫn đến đội ngũ cán bộ thi hành pháp luật chưa có được nhận
thức thống nhất đối với quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, do
đó mới có những sai sót trong việc xác định tội danh và hình phạt, gây ảnh hưởng
đến chất lượng xét xử và công tác đấu tranh phịng chống tội phạm.
Với mong muốn đóng góp một phần công sức cho công tác nghiên cứu, xây
dựng một nhận thức đúng đắn, thống nhất về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản, góp phần nâng cao chất lượng cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong tình hình mới, tác giả chọn đề tài “Tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật hình sự 1999 – Những vấn đề lí
luận và thực tiễn” cho khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay đã có một số bài viết về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
được đăng trên các tạp chí như: “Một số vướng mắc, bất cập trong quá trình áp
dụng Điều 140 Bộ luật Hình sự” của Phạm Thành Đồng đăng trên tạp chí Kiểm sát
12/2004, số 12; “Một số vấn đề cần hoàn thiện đối với tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản” của Nguyễn Văn Trượng đăng trên tạp chí Tịa án nhân dân
2/2008, số 3 hay “Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản trong các trường hợp có liên quan” của Trần Cơng Phàn
đăng trên tạp chí Kiểm sát 10/2006, số 20,… Ở góc độ luận văn cử nhân, có luận
văn năm 2000 của Trịnh Thị Thanh Tuyền với đề tài “Tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản - Lí luận và thực tiễn”, luận văn năm 2010 của Phan Thị Huyền
Trang với đề tài “Đấu tranh phịng chống tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. Bên cạnh đó cịn có luận văn thạc sĩ năm
2012 của Hồ Ngọc Hải với đề tài “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đối
tượng chiếm đoạt là tài sản có đăng kí quyền sở hữu trong luật hình sự Việt Nam”.
Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên vẫn còn những hạn chế nhất định
mà trong luận văn này tác giả sẽ cố gắng giải quyết. Thứ nhất, các bài nghiên cứu
đăng trên các tạp chí tuy được nghiên cứu kĩ và có những ý kiến rất hay nhưng đáng
tiếc chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, phân tích những khía cạnh riêng lẻ, chưa có sự
tồn diện về các vấn đề của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Thứ hai, tuy
các luận văn trên đã có những thành cơng nhất định khi:
- Phân tích và làm rõ được các dấu hiệu pháp lí của tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản;
- Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với một số tội khác
trong Bộ luật hình sự như: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội tham ô tài
sản và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
- Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với các trường hợp vi
phạm hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự;
- Nêu được những vướng mắc trong quá trình thực thi quy định của pháp
luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản;
- Nêu được nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
áp dụng pháp luật.
Nhưng vẫn còn những vấn đề chưa được hoàn thiện:
- Các luận văn này chỉ mới nêu ra điểm khác nhau giữa tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội tham ô tài
sản và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà chưa có sự
phân tích hết các dấu hiệu pháp lí khách thể, mặt khách quan, mặt chủ
quan và chủ thể để thấy được cả những điểm giống nhau và khác nhau
giữa các tội phạm trên;
- Chưa đề cập đến quy định của pháp luật nước ngồi về hành vi lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản;
- Các luận văn đã đề cập đến nguyên nhân dẫn đến những vướng mắc trong
việc thi hành quy định của pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản trên nhiều phương diện, từ quy định của pháp luật đến nguyên nhân
từ phía đội ngũ những người tiến hành tố tụng, từ phía chủ nợ và con
nợ,… nhưng chưa đào sâu vào nguyên nhân từ các quy định của pháp luật.
Do đó, khi đề xuất giải pháp cũng chưa thật sự chú trọng đến việc hồn
thiện các quy định của pháp luật.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc những cơng trình nghiên cứu của
các tác giả đi trước, đặc biệt nhấn mạnh khía cạnh lí luận và thực tiễn của vấn đề,
luận văn này sẽ có các mục đích nghiên cứu sau:
- Phân tích quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung
năm 2009 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản;
- Khảo sát thực tiễn quá trình điều tra, tuy tố, xét xử tội phạm lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản để thấy được những bất cập khi áp dụng quy
định của pháp luật về tội phạm này;
- Đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả thi
hành pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn về đề tài Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật
hình sự năm 1999 - Những vấn đề lí luận và thực tiễn có phạm vi nghiên cứu như
sau:
- Về khơng gian, vì điều kiện nghiên cứu hạn chế, luận văn không thể nghiên
cứu thực tiễn trên phạm vi toàn quốc mà chỉ nghiên cứu ở một số tỉnh, thành
nhất định như Bạc Liêu, Cà Mau, Lào Cai, Lâm Đồng, Long An, Thành phố
Hồ Chí Minh, Tiền Giang.
- Về thời gian, luận văn chủ yếu sử dụng số liệu thống kê từ năm 2005 đến
năm 2010, các vụ án được nghiên cứu trong luận văn là các vụ án xảy ra
trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay.
- Về nội dung, luận văn sẽ xem xét, giải quyết các vấn đề sau:
Khái quát sự hình thành và phát triển của luật hình sự Việt Nam quy
định về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; trong đó tập
trung nghiên cứu, phân tích quy định về hành vi này trong Bộ luật
hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật trong quá trình điều tra, truy tố,
xét xử để thấy được những khó khăn, vướng mắc khi giải quyết tội
phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Đề cập đến một số tồn tại trong quy định của pháp luật về tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, từ đó đề xuất những kiến nghị
nhằm hồn thiện quy định của pháp luật hình sự về tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản.
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lí luận là phương pháp luận chủ nghĩa duy
vật biện chứng Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường
lối của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và
phịng chống tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng.
Trong q trình thực hiện đề tài khóa luận, tác giả đã nghiên cứu, tiếp thu có
chọn lọc các cơng trình nghiên cứu đã công bố của các tác giả đi trước và sử dụng
các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khảo sát, thống kê,… để hoàn thành
bài viết. Cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để làm rõ các đặc điểm
pháp lí của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong chương 1 và
nghiên cứu các vụ án trong chương 2.
- Phương pháp so sánh được sử dụng trong phần phân biệt tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội tham ô tài
sản và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; phần phân biệt
tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với các trường hợp vi phạm hợp
đồng kinh tế, hợp đồng dân sự; phần nghiên cứu pháp luật nước ngồi về
hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
- Phương pháp khảo sát, thống kê được sử dụng trong phần thực tiễn xét xử
tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ở chương 2.
- …
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn đã phân tích, làm rõ bản chất của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản, giúp phân biệt tội phạm này với các tội phạm khác có dấu hiệu gần giống
như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội tham ô tài sản, tội lạm dụng chức vụ, quyền
hạn chiếm đoạt tài sản; phân biệt tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
với các vi phạm trong hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự; chỉ ra nguyên nhân dẫn
đến bất cập và những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản. Đóng góp mới của luận văn là đã giới thiệu về hành vi lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong pháp luật hình sự một số nước như Cộng hịa
nhân dân Trung Hoa, Liên Bang Nga, Cộng hòa Pháp; đề xuất định hướng sửa đổi,
bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 liên quan đến
tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên
cứu, học tập và giảng dạy; những đề xuất nêu trong luận văn có thể được tham khảo
trong cơng tác lập pháp để hồn thiện pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản, qua đó nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Lời nói đầu, phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn này gồm 2 chương:
- Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản.
- Chương 2: Thực tiễn xét xử tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản –
Một số vướng mắc và kiến nghị hồn thiện.
“Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật hình sự 1999 –
Những vấn đề lí luận và thực tiễn” là một đề tài lớn, đòi hỏi người viết phải có một
kiến thức sâu rộng và nghiên cứu trong một thời gian dài. Trong khuôn khổ một bài
luận văn tốt nghiệp cử nhân và vốn kiến thức cịn hạn chế, tác giả khơng có tham
vọng giải quyết thật thấu đáo tất cả các vấn đề mà chỉ mong có thể góp một phần
cơng sức vào q trình nghiên cứu, hồn thiện pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản.
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN
NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
1.1 Khái niệm chung về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Quyền sở hữu là một trong những quyền cơ bản và quan trọng nhất của con
người. Nó xác lập và bảo vệ quyền của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng
và định đoạt đối tượng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Khi quyền sở hữu của
con người đối với tài sản do mình làm ra được nhà nước và pháp luật bảo vệ thì họ
mới hăng hái tham gia lao động sản xuất, kinh doanh; từ đó thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, dẫn đến tiến bộ xã hội. Vì quyền sở hữu có vai trị rất quan trọng, có thể
thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội nên được quan tâm,
bảo vệ ở nhiều cấp độ, từ các điều ước quốc tế cho đến pháp luật quốc gia.
Ở cấp độ quốc tế, năm 1948, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua
Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền đánh dấu một bước quan trọng trong tiến trình
phát triển của xã hội loài người. Đây là lần đầu tiên các quyền cơ bản của con
người, trong đó có quyền sở hữu, được cộng đồng quốc tế công nhận và được đảm
bảo bằng một văn kiện pháp lí chính thức. Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền 1948
là nền tảng pháp lí cho việc xây dựng các cơng ước quốc tế về quyền con người sau
này. Điều 17 của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền đã khẳng định: “Mọi người
đều có quyền sở hữu tài sản cá nhân cũng như tập thể. Khơng ai có thể bị tước đoạt
tài sản của mình một cách độc đốn”1. Điều 1, Nghị định thư số 1 của Công ước
châu Âu về nhân quyền 1950 cũng quy định: “Quyền sở hữu tức là mọi người có
quyền bình an hưởng các tài sản của mình”2. Tương tự như vây, Tun ngơn nhân
quyền ASEAN 2012 cũng khẳng định: “Mọi người đều có quyền sở hữu, sử dụng,
cho tặng và vứt bỏ những tài sản thuộc sở hữu hợp pháp riêng hoặc chung với
những người khác. Khơng ai bị tước đoạt những tài sản đó một cách trái phép”3.
1
Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948, Điều 17.
Công ước châu Âu về nhân quyền năm 1950, Nghị định thư số 1, Điều 1.
3
Tuyên ngôn nhân quyền ASEAN năm 2012, Điều 17.
2
1
Ở bình diện quốc gia, như đã nói, quyền sở hữu là một trong những quyền cơ
bản, quan trọng nhất của cơng dân nên pháp luật của bất kì quốc gia nào cũng đều
có những quy định để bảo vệ quyền sở hữu. Ví dụ, bản Tun ngơn nhân quyền và
dân quyền nổi tiếng thế giới năm 1789 của Pháp đã nói: “Sở hữu là quyền khơng thể
xâm phạm và thiêng liêng của con người…”4. Tại Việt Nam, quyền sở hữu trước
tiên được bảo vệ bằng Hiến pháp, Điều 32 trong Chương 2 – Quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân của Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Mọi
người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh
hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức
kinh tế khác. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”5.
Dưới Hiến pháp, quyền sở hữu được bảo vệ bằng các quy định cụ thể của các ngành
luật hành chính, dân sự, hình sự. Trong đó, chỉ những hành vi xâm phạm quyền sở
hữu nào có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội mới được pháp luật hình sự bảo
vệ. Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 bảo vệ quyền sở hữu
bằng cách xây dựng những quy định nhằm xử lí các hành vi xâm phạm quyền sở
hữu, trong đó có quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Điều 140
Bộ luật này quy định: Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài
sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên hoặc dưới bốn triệu đồng
nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm
đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà cịn vi
phạm thì bị xử phạt về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người
khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn
để chiếm đoạt tài sản đó;
4
5
Tun ngơn nhân quyền và dân quyền Pháp năm 1789, Điều 17.
Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 32.
2
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người
khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích
bất hợp pháp dẫn đến khơng có khả năng trả lại tài sản6.
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện ngôn ngữ học, các từ ngữ trong
khái niệm “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” được hiểu như sau:
- “Lạm dụng” là dùng, sử dụng quá mức hoặc quá giới hạn đã được quy
định7;
- “Tín nhiệm” là tin cậy ở một nhiệm vụ cụ thể nào đó8;
- “Chiếm đoạt” là chiếm của người làm của mình, bằng cách dựa vào vũ
lực, quyền thế9;
- “Tài sản” là của cải vật chất hoặc tinh thần có giá trị đối với chủ sở hữu10.
Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu một cách khái qt lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản là việc dựa vào sự tin cậy của người khác để thực hiện một
hành vi nào đó vượt quá phạm vi cho phép của người đó để chiếm lấy của cải của
họ làm của mình.
1.2 Quy định của một số đạo luật hình sự ở Việt Nam về hành vi lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản qua các thời kì lịch sử
Trải qua lịch sử tồn tại và phát triển hàng nghìn năm, các nhà nước Việt Nam
từ thời quân chủ chuyên chế đến nền cộng hịa xã hội chủ nghĩa hiện nay ln nhận
thức được vai trò của luật pháp và quan tâm đầu tư cho việc ban hành pháp luật. Rất
tiếc vì nhiều lí do, có nhiều bộ luật đến nay đã bị thất lạc, ví dụ như Bộ luật Hình
thư thời nhà Lý và Quốc triều hình luật thời Trần,… cho nên chúng ta khơng có cơ
hội nghiên cứu. Trong luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu về hành vi lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản trong các văn bản pháp luật tiêu biểu sau đây:
6
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Điều 140.
Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt phổ thơng, NXB TP Hồ Chí Minh, 2002, trang 480.
8
Viện ngơn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt phổ thông, NXB TP Hồ Chí Minh, 2002, trang 915.
9
Viện ngơn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt phổ thơng, NXB TP Hồ Chí Minh, 2002, trang 143.
10
Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt phổ thơng, NXB TP Hồ Chí Minh, 2002, trang 811.
7
3
- Quốc triều hình luật cịn gọi là Bộ luật Hồng Đức thời Lê;
- Hồng Việt Luật lệ hay cịn gọi là Bộ luật Gia Long thời nhà Nguyễn;
- Hình luật Canh cải thời Pháp thuộc ở Nam kì;
- Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh
trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của cơng dân;
- Bộ luật hình sự năm 1985;
- Bộ luật hình sự năm 1999 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật hình sự năm 1999.
1.2.1 Quy định của Bộ luật Quốc triều hình luật về hành vi lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản
Quốc triều hình luật hay cịn gọi là Bộ luật Hồng Đức là một trong những bộ
luật quan trọng nhất của Việt Nam thời kì phong kiến, là một bộ luật có trình độ kĩ
thuật lập pháp cao, nội dung phong phú. Quốc triều hình luật được đánh giá cao hơn
hẳn so với pháp luật của các triều đại trước và có ý nghĩa quan trọng đối với việc
biên soạn pháp luật của các triều đại sau. Tuy nhiên, trong Bộ Quốc triều hình luật,
tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản vẫn chưa được quy định cụ thể mà chỉ có
một số quy định về hành vi vay mượn, gửi giữ tài sản. Điều 588 Quốc triều hình
luật quy định “mắc nợ q hạn khơng trả thì xử trượng, tùy nặng nhẹ, nếu con nợ
nhất quyết khơng trả thì xử biếm 2 tư, đền gấp đơi. Q nhiên mà khơng địi nợ thì
mất nợ”11. Hay Điều 579 Chương Tạp lục quy định “những người nhận của ai gửi
súc vật và của cải mà đem dùng hay tiêu đi thì xử phạt 80 trượng và đền tiền theo
như số tổn thất, nói láo là chết hay mất thì bị biếm 1 tư, và đền tiền gấp đơi. Nếu
làm mất thì phạt 80 trượng và đền súc vật làm mất theo giá tiền”12. Theo tác giả Lê
Thị Sơn và tập thể tác giả của tác phẩm “Quốc triều hình luật - Lịch sử hình thành,
nội dung và giá trị”, quy định tại Điều 579 Quốc triều hình luật tương tự với quy
11
Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Văn Tài, Lê triều Hình luật (Luật Hồng Đức), NXB Văn hóa, 1998, trang
309.
12
Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Văn Tài, Lê triều Hình luật (Luật Hồng Đức), NXB Văn hóa, 1998, trang
303.
4
định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 140 Bộ luật hình sự hiện
nay13.
Như vậy, Quốc triều hình luật đã phần nào đề cập đến tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên những quy định này vẫn chưa toàn diện, chưa làm nổi
bật được các bản chất của loại tội phạm này.
1.2.2 Quy định của Bộ luật Hoàng Việt luật lệ về hành vi lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản
Hồng Việt luật lệ hay còn được biết đến với tên Bộ luật Gia Long là bộ luật
chính thức của Việt Nam thời đầu nhà Nguyễn. Trong Hoàng Việt luật lệ, các quy
phạm pháp luật hình sự bảo vệ chế độ sở hữu tập trung tại Chương Đạo tặc, bao
gồm hai mươi tám điều luật. Cũng giống như Quốc triều hình luật, Hồng Việt luật
lệ khơng có quy định cụ thể nào về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,
thậm chí những điều luật mang dáng dấp của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản như Điều 588 và Điều 579 của Quốc triều hình luật cũng khơng có. Các quy
định ở Chương Đạo tặc chủ yếu quy định về tội trộm cắp, ngồi ra cịn có các tội
cướp tài sản, cướp giật tài sản, cưỡng đoạt tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản14.
Như vậy, riêng phần quy định về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản, có thể nói Hồng Việt luật lệ có một bước lùi so với Quốc triều hình luật.
1.2.3 Quy định của Bộ luật Hình luật Canh cải về hành vi lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản
Trong thời kì Pháp thuộc, nước ta bị thực dân Pháp chia thành ba miền Bắc kì,
Trung kì và Nam kì với ba chế độ chính trị và ba hệ thống pháp luật khác nhau. Ban
đầu, Bộ luật Gia Long vẫn được áp dụng. Tuy nhiên, đến năm 1921, Tồn quyền
Đơng Dương đã cho áp dụng Luật hình An Nam tại Bắc Kì. Đối với Trung Kì, năm
1933, vua Bảo Đại cho ban hành và áp dụng Hồng Việt hình luật thay cho Bộ luật
Gia Long. Tại Nam kì, năm 1890, tổng thống Pháp ra Sắc lệnh cho áp dụng Bộ luật
13
Lê Thị Sơn, Quốc triều Hình luật – Lịch sử hình thành, nội dung và giá trị, NXB Khoa học xã hội, 2004,
trang 252.
14
Nguyễn Văn Thành, Vũ Trinh, Trần Hưu, Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long), trang 18, 19, 20.
5
hình sự của nước Pháp vào Nam kì. Trên cơ sở đó, Sắc lệnh ngày 31/12/1912 của
Tồn quyền Đơng Dương đã quy định về việc ban hành và áp dụng Bộ Hình luật
Canh cải vốn được sửa đổi từ Bộ luật hình sự Pháp thay cho Bộ luật Gia Long15.
Bộ luật Hình luật Canh cải khơng có quy định về tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản mà chỉ có quy định về tội bội tín. Điều 436 Hình luật Canh cải
quy định về tội bội tín như sau: “Người nào gây thiệt hại cho sở hữu chủ, người
chấp hữu hoặc người cầm giữ bằng cách biển thủ hay tiêu tán tiền bạc, đồ vật hay
các văn thư có quy định nghĩa vụ, điều ước hay sự giải trách, đã được trao cho
người ấy với danh nghĩa thuê mướn, kí thác, ủy quyền, cầm cố, cho mượn để dùng
hay làm một việc có trả cơng hay khơng và với điều kiện phải hồn lại, xuất trình
hay sử dụng vào một cơng việc nhất định thì bị phạt giam từ ba tháng đến ba năm
và bị phạt vạ…”16.
Từ quy định trên, ta có thể hiểu đặc điểm cơ bản của tội bội tín là người phạm
tội có được tài sản thông qua một hợp đồng, không thực hiện đúng cam kết trong
hợp đồng, gây thiệt hại cho chủ sở hữu bằng cách biển thủ hoặc tiêu tán tài sản. Quy
định về tội bội tín trong Hình luật Canh cải đã phần nào thể hiện tinh thần của tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật hình sự 1999.
1.2.4 Quy định của Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ
nghĩa và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân
Sau thắng lợi của Cách mạng tháng tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ra đời. Rất nhanh chóng, ngày 10/10/1945, Sắc lệnh số 47 được Chủ tịch
Hồ Chí Minh kí ban hành. Điều thứ nhất Sắc lệnh quy định: “Cho đến khi ban hành
những bộ luật pháp duy nhất cho toàn cõi nước Việt Nam, các luật lệ hiện hành ở
Bắc, Trung và Nam bộ vẫn tạm thời giữ nguyên như cũ, nếu những luật lệ ấy không
trái với những điều thay đổi ấn định trong sắc lệnh này”17. Theo đó, Bộ "Luật Hình
15
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, NXB
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2013, trang 487, 488.
16
Trịnh Thị Thanh Tuyền, “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – Lí luận và thực tiễn”, Luận văn cử
nhân, 2000, trang 3.
17
Sắc lệnh số 47 về việc giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành
những bộ luật pháp duy nhất cho toàn quốc, Điều thứ nhất.
6
An Nam" ban bố tại Bắc bộ sẽ thi hành trong toàn cõi Bắc bộ kể cả Hà Nội và Hải
Phịng. Bộ "Hồng Việt Hình Luật" ban bố tại Trung bộ sẽ thi hành trong toàn cõi
Trung bộ kể cả Đà Nẵng. Bộ hình luật pháp tu chỉnh tức Hình luật Canh cải vẫn thi
hành ở Nam bộ18.
Sau đó, hàng loạt sắc lệnh, nghị định, thông tư được ban hành nhằm điều
chỉnh nhiều vấn đề. Sau khi Hiến pháp năm 1959 ra đời, nhà nước ta ban hành các
pháp lệnh về trừng trị một số tội như Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng
ngày 20/10/1967, Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa
ngày 21/10/1970, Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân
ngày 21/10/1970,… Trong Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ
nghĩa, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa được quy định
như sau:“Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành động nhận tài sản xã hội
chủ nghĩa để giữ, vận chuyển, gia công, sửa chữa, để làm một việc gì khác mà lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt, bớt xén hoặc đánh tráo tài sản đó…”19.
Bên cạnh việc bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, nhà nước ta cũng thông qua
Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân, Điều 11 Pháp lệnh
này cũng quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản riêng của công dân
như sau: “Kẻ nào nhận tài sản riêng của công dân để giữ, vận chuyển, gia công,
sửa chữa hoặc để làm một cơng việc gì khác mà lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt, bớt
xén hoặc đánh tráo tài sản đó thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm…”20.
Như vậy, trong quá trình lập pháp từ thời phong kiến đến thời kì này, đây là
lần đầu tiên thuật ngữ “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xuất hiện và thể hiện
được các đặc điểm cơ bản trong cấu thành của loại tội phạm này.
18
Sắc lệnh số 47 về việc giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành
những bộ luật pháp duy nhất cho toàn quốc, Điều thứ 8, Điều thứ 9, Điều thứ 10.
19
Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa năm 1970, Điều 11.
20
Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân năm 1970, Điều 11.
7
1.2.5 Quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 về hành vi lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản
Sau thắng lợi mùa xuân năm 1975, Việt Nam hoàn toàn giải phóng. Để đáp
ứng yêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, Bộ luật hình sự đã được Quốc
hội thông qua ngày 27/6/1985 và trở thành nguồn duy nhất của pháp luật hình sự
Việt Nam. Bộ luật hình sự 1985 vẫn chia tài sản thành tài sản xã hội chủ nghĩa và
tài sản cơng dân. Do đó, quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng
có hai điều là Điều 135 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã
hội chủ nghĩa và Điều 158 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
cơng dân. Cụ thể, quy định tại Điều 135 và Điều 158 như sau:
“Người nào lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị
phạt cải tạo khơng giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến
năm năm…”21.
“Người nào lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị phạt
cải tạo khơng giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba
năm…”22.
Như vậy, tuy Bộ luật hình sự năm 1985 có quy định về tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản nhưng khơng có mơ tả cụ thể về hành vi phạm tội giống như các
văn bản pháp luật trước đây hoặc Bộ luật hình sự năm 1999 sau này.
1.2.6 Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về hành vi lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản
Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, xây
dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do những quy định
trong Bộ luật hình sự 1985 khơng cịn phù hợp với tình hình mới của đất nước nên
ngày 21/12/1999, Quốc hội đã thơng qua Bộ luật hình sự năm 1999. Bộ luật hình sự
năm 1999 có rất nhiều điểm mới, trong đó có việc nhập hai chương các tội xâm
phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa và các tội xâm phạm sở hữu cơng dân thành một
21
22
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985, Điều 135.
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985, Điều 158.
8
chương duy nhất. Do đó, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng khơng cịn
chia thành hai loại là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều
135) và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân (Điều 158) như trước mà
chỉ cịn quy định chung về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 140
như sau:
“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của
người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc
dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa
được xố án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người
khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để
chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người
khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất
hợp pháp dẫn đến khơng có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai
trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
9
...”23
Gần đây nhất, năm 2009, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật hình sự năm 1999. Quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản trong Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 khơng có thay
đổi nhiều, chỉ tăng mức giá trị thiệt hại của tài sản lên bốn triệu đồng tại Khoản 1 so
với một triệu đồng của Bộ luật hình sự 1999 và thay đổi điểm d Khoản 2 từ “trên
năm mươi triệu đồng” thành “năm mươi triệu đồng”24. Sự thay đổi này là phù hợp
vì trong tình hình đồng tiền ngày càng mất giá, nếu chỉ quy định một triệu đồng đã
cấu thành tội phạm thì sẽ dẫn đến trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự tràn lan,
khơng phản ánh được tính chất nguy hiểm của tội phạm. Theo quy định của Bộ luật
hình sự 1999, giá trị tài sản bị thiệt hại quy định tại Khoản 1 là “từ một triệu đồng
đến dưới năm mươi triệu đồng”, tại điểm d Khoản 2 là “từ trên năm mươi triệu
đồng đến dưới hai trăm triệu đồng” như vậy vơ tình đã tạo ra một lỗ hổng. Trong
trường hợp người phạm tội gây thiệt hại đúng năm mươi triệu đồng thì sẽ truy cứu
trách nhiệm theo khoản nào, Khoản 1 hay Khoản 2? Do đó, Bộ luật hình sự 1999
sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã sửa điểm d Khoản 2 thành “từ năm mươi triệu đồng
đến dưới hai trăm triệu đồng” là hồn tồn hợp lí.
Vì Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 1999 đã có hiệu lực
nên để tiện cho việc nghiên cứu, từ nay về sau, trong luận văn, cụm từ “Bộ luật hình
sự 1999” sẽ được hiểu là Bộ luật hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm
2009.
1.3 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140
Bộ luật hình sự 1999
Điều 140 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản như sau:
“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của
người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc
23
24
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Điều 140.
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Điều 140.
10
dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa
được xóa án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a)
Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của
người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ
trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b)
Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của
người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục
đích bất hợp pháp dẫn đến khơng có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm:
a)
Có tổ chức;
b)
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ
chức;
c)
Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d)
Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai
trăm triệu đồng;
e)
Tái phạm nguy hiểm;
f)
Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm
đến mười lăm năm:
a)
Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm
trăm triệu đồng;
b)
Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai
năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a)
Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b)
Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
11
5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm
triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, bị cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài
sản hoặc một trong hai hình phạt này.”25
Vậy, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi chiếm đoạt
một phần hoặc toàn bộ tài sản sau khi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc
nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn
gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích
bất hợp pháp dẫn đến khơng có khả năng trả lại tài sản26.
1.3.1 Các dấu hiệu pháp lí
Cũng như các tội phạm khác, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng
được cấu thành từ bốn yếu tố: khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan và chủ thể.
Chỉ khi nào có đầy đủ các yếu tố bắt buộc này thì hành vi vi phạm mới được coi là
hành vi phạm tội.
1.3.1.1 Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị
tội phạm xâm hại đến27. Khách thể trực tiếp của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản là quan hệ sở hữu. Đối tượng tác động của tội phạm chỉ là một bộ phận của
khách thể, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại cho khách thể28. Đối
tượng tác động của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là tài sản đã được giao
một cách hợp pháp, ngay thẳng cho người phạm tội thông qua các hình thức hợp
đồng.
25
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Điều 140.
Đinh Thế Hưng, Trần Văn Biên, Bình luận Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã được sửa đổi, bổ sung 2009, NXB Lao động, 2011, 279.
27
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 1, NXB Công an nhân dân, 2012,
trang 86.
28
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, tập 1, NXB Cơng an nhân dân, 2012,
trang 94.
26
12
1.3.1.2 Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, diễn
ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan29. Mặt khách quan của tội phạm bao gồm
hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi và hậu quả; những dấu hiệu khác như công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời
gian, địa điểm xảy ra hành vi phạm tội…
Hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan là xử sự của con người biểu hiện ra bên ngoài thế giới
khách quan dưới dạng hành động hoặc không hành động, gây thiệt hại hoặc đe dọa
gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ30. Hành vi khách quan
của tội phạm có ba đặc điểm sau: có tính nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình
sự và phải có sự kiểm sốt của ý thức và điều khiển của ý chí31. Hành vi khách quan
của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản biểu hiện dưới hình thức hành động
phạm tội, là hành vi chiếm đoạt tài sản. “Chiếm đoạt tài sản của người khác được
hiểu là hành vi chuyển dịch trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của
mình. Trên thực tế, hành vi này làm cho chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lí tài
sản khơng thể thực hiện được các quyền năng (gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt) đối với tài sản của họ hoặc được giao quản lí, đồng thời những quyền này lại
thuộc về người phạm tội và người này có thể thực hiện được các quyền này một
cách trái pháp luật”32. Như vậy, hành vi chiếm đoạt tài sản có các đặc điểm sau
đây: chiếm đoạt tài sản là làm cho chủ tài sản mất khả năng thực tế thực hiện quyền
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản của mình và tạo cho người chiếm đoạt
khả năng thực hiện các quyền đó; tài sản bị chiếm đoạt phải là tài sản thuộc quyền
sở hữu hợp pháp của người bị chiếm đoạt; hành vi chiếm đoạt trong trường hợp này
được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Hành vi chiếm đoạt trong tội lạm dụng tín
29
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, tập 1, NXB Công an nhân dân, 2012,
trang 99.
30
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, tập 1, NXB Công an nhân dân, 2012,
trang 105.
31
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, tập 1, NXB Công an nhân dân, 2012,
trang 104.
32
Nguyễn Ngọc Điệp, 3450 thuật ngữ pháp lí phổ thơng, NXB Giao thông vận tải, 2009, trang 33.
13
nhiệm chiếm đoạt tài sản được thực hiện thông qua việc vay, mượn, thuê tài sản
hoặc có được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn
gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục
đích bất hợp pháp dẫn đến khơng có khả năng trả lại tài sản. Như vậy, hành vi
khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đặc điểm là ý định
chiếm đoạt tài sản chỉ hình thành sau khi người phạm tội nhận được tài sản một
cách hợp pháp, ngay thẳng từ chủ sở hữu hoặc người quản lí hợp pháp thơng qua
các giao dịch dân sự, kinh tế như vay, mượn, thuê tài sản hoặc các hình thức hợp
đồng khác như cầm cố, đặt cọc, kí cược, vận chuyển, gia cơng,…33
Sau khi nhận được tài sản, người phạm tội thực hiện chiếm đoạt một phần
hoặc toàn bộ tài sản đã nhận bằng một trong các thủ đoạn sau:
- Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản bằng cách giả tạo tài sản bị
mất, đánh tráo tài sản, rút bớt tài sản,… Ví dụ: A vay của B 100.000.000
đồng với lãi suất 3%/tháng, khi vay A có viết giấy biên nhận cho B, nhưng
sau đó A tìm cách mượn lại giấy biên nhận và sửa lại thành 10.000.000
đồng. Hết hạn, A chỉ trả cho B 10.000.000 đồng, B không đồng ý, B kiện
A ra Toà án. Khi Toà án thụ lý vụ kiện, A khai chỉ mượn B 10.000.000
đồng và xuất trình giấy biên nhận, còn B khai cho A mượn 100.000.000
đồng và yêu cầu Toà án cho giám định tờ giấy biên nhận, kết quả giám
định đã kết luận tờ giấy biên nhận đã bị tẩy xoá, sửa chữa từ 100.000.000
đồng thành 10.000.000 đồng, nên Toà án đã chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ
quan điều tra khởi tố A về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Như
vậy, trong trường hợp này, A đã sử dụng thủ đoạn gian dối là sửa chữa
giấy biên nhận để chiếm đoạt tài sản của B.
- Bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản: theo Từ điển tiếng Việt, “trốn tránh” là trốn
để khỏi phải gặp, phải làm hoặc phải chịu điều không hay, khơng thích
nào đó34. Nhưng như thế nào là bỏ trốn? Cho đến nay vẫn chưa có bất kì
33
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm –
quyển 1), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2013, trang 199.
34
Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt phổ thông, NXB TP Hồ Chí Minh, 2002, trang 960.
14
văn bản chính thức nào hướng dẫn vấn đề nay. Thơng thường, để xác định
một người có phải là bỏ trốn hay không, ta cần dựa vào nhiều yếu tố,
người đó rời khỏi nơi cư trú lén lút hay cơng khai, tại sao phải rời khỏi nơi
cư trú, việc rời khỏi nơi cư trú có thời hạn hay vơ thời hạn,… Hơn nữa,
một người nếu chỉ bỏ trốn mà không có ý định chiếm đoạt tài sản đã được
giao thì cũng khơng cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Hành vi bỏ trốn trong cấu thành tội phạm quy định tại Điều 140 Bộ luật
hình sự 1999 phải gắn liền với mục đích chiếm đoạt tài sản.
- Sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến khơng có khả năng trả
lại tài sản đó. Cần phân biệt trường hợp sử dụng tài sản vào mục đích bất
hợp pháp với trường hợp sử dụng tài sản khơng đúng với mục đích đã thỏa
thuận. Sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp được hiểu là sử dụng tài
sản vào những việc trái pháp luật như đánh đề, đánh bạc, mua bán trái
phép chất ma túy, bn lậu,… Cịn trường hợp sử dụng tài sản trái với
thỏa thuận ban đầu nhưng không trái pháp luật, dù cũng dẫn đến hậu quả
là khơng có khả năng trả lại tài sản nhưng không phải là hành vi khách
quan của tội phạm được miêu tả trong Điều 140.
Hậu quả
“Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho
quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự”35. Hậu quả của tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên
hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp luật định36. Các trường hợp
đó là:
- Gây hậu quả nghiêm trọng: có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài
sản hoặc hậu quả phi vật chất như gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện
đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh,
35
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, tập 1, NXB Công an nhân dân, 2012,
trang 110.
36
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm –
quyển 1), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2013, trang 200.
15